Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/09/2020

Vụ Đồng Tâm : nhớ lại tội ác kinh hoàng ngày 09/01/2020

Nhiều tác giả

V án Đng Tâm và hai… ông Trng, hai… đng !

Trân Văn, VOA, 07/09/2020

Hôm 7 tháng 9, h thng tư pháp ti Vit Nam tiến hành xét x theo trình t sơ thm v án "giết người" và "chng người thi hành công v" xy ra ti xã Đng Tâm, huyn M Đc, thành ph Hà Ni. V án mà trước nay, dân chúng Vit Nam vn gi là "v án Đng Tâm" (1)

toiac1

Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV

Sut tám tháng va qua, "v án Đng Tâm" đã tr thành mt trong nhng đ tài nóng nht Vit Nam. Thiên h đã m x t nguyên nhân, din biến đến cách thc tiến hành t tng hết sc k quái ca h thng tư pháp (2), cho dù Vit Nam có… Lut T tng hình s và Liên đoàn Lut sư tng phi kiến ngh điu chnh cho bt k(3) !

Tuy nhiên, bài này không bàn đến nhng yếu t va đ cp, mà ch nêu thc mc, qua "v án Đng Tâm" : Ti sao li có đến hai ông Trng và hai đng, c trong qun tr, điu hành quc gia ln x lý nhng vn đ liên quan đến đng viên ? L nào ông Trng và đng có th thn nhiên phân thân như thế ?

***

Hôm 6 tháng 9, tp chí Lut khoa đăng "Đến cui đi, chng tôi vn tin vào Đng" ca May khiến rt nhiu người đc ngm ngùi, thương cm (4). Chng ai bt ông Trng và đng phi tin tâm s ca v con c Lê Đình Kình nhưng chuyn c Kình có "Huy hiu 55 năm tui đng" thì chng ai ba ra được.

Xét v giá tr, chc chn "Huy hiu 55 năm tui đng" ca c Kình hơn hn "Huy hiu 50 năm tui đng" mà đng tng t chc trao tng mt cách long trng cho ông Lê Thanh Hi (5), bt chp phn ng ca công chúng v thm nn Th Thiêm. Hay "Huy hiu 40 năm tui đng" mà đng cũng tng long trng trao tng ông Nguyn Bc Son (6), bt k iu ra, tiếng vào" v thương v Mobifone mua 95% c phn ca AVG.

So cách đng đi x vi c Kình và ông Hi, ông Son cũng như nhiu ông khác cùng loi vi hai ông này, câu đu tiên cn hi là vì sao tui đng dày hơn li b khinh mit, ngược đãi tàn t hơn ? Phi chăng vì c Kình theo sát dân ý, thu phc được nhân tâm và ông Hi, ông Son cũng như nhiu ông khác thì không ?

Có mt ông Trng và mt đng liên tc kêu gi dân chúng tin yêu, tín nhim mình và mt ông Trng, mt đng khác, xem vic đng viên nào đó được dân chúng tin yêu, tín nhim là k thù cho li ích toàn din, tuyt đi ca mình, thành ra phi tiêu dit, bt k đo lý, bt chp "pháp quyn xã hội chủ nghĩa".

Tht ra, c Lê Đình Kình ch là ví d mi nht. Trước c đã có vô s ví d và câu chuyn v ông Trn Đ là mt ví d ni tiếng, minh ha cho hai ông Tng Bí thư, hai… đng, nếu có đng viên nào đó nói và làm nhng điu hp lý được dân chúng tán thưởng nhưng nguy hi cho li ích toàn din, tuyt đi ca riêng đng.

Nếu đã tng có mt Trn Đ (y viên Ban chấp hành trung ương đng, Phó Ch tch quc hi, Trung tướng quân đi) ch vì khuyến cáo đng nên t b cơ chế lãnh đo toàn din, tuyt đi, khôi phc vai trò, v trí vn có ca quc hi, chính ph mà b đày đa, cô lp, đến lúc chết, đng vn chưa tha, cm đng đi, đng chí, k c nhng công thn như ông Võ Nguyên Giáp bày t s thương tiếc (6) thì chuyn c Kình phi chết thm, gia đình phi tan nát như đã thy là hoàn toàn phù hp vi tư duy và cách hành x ca đng.

Vi li tư duy và cách hành x y, có mt ông Trng và mt đng cam kết"t chnh đn", "chng tham nhũng, lãng phí không chp nhn ngoi l, không có vùng cm", song hành vi mt ông Trng và mt đng khác liên tc bày t s "đau xót" khi x lý "tham quan, ô li" và luôn ming phân bua "không th không làm" như mt cách trn an nhng đng chí còn li (7).

Tuy nhiên ngay c "đau xót" thì ông Trng th hai và đng th hai cũng không cùng hướng vi nhân tâm, dân ý. Chưa có ông Trng nào và đng nào chia s s "đau xót" v "v án Đng Tâm", v vic mt đng viên là "lão thành cách mng" như c Kình thm t ging như nhiu triu người Vit đã bày t sut thi gian va qua. Tương t, c ngm mà xem đã có ông Trng nào và đng nào bày t s "đau xót" trước đ loi thm nn, thm cnh đã và đang din ra hàng ngày trên khp Vit Nam.

Lòng nhân ái và khoan dung ca c hai ông Trng, hai đng ch dành cho nhng đng đng ging mình ch không phi nhng đng chí hành x theo nhân tâm, dân ý như c Kình. C Kình chết oan nhưng không chết ung ! 29 b cáo va được áp gii đến Tòa án thành ph Hà Ni đ h thng tư pháp xã hội chủ nghĩa ti Vit Nam xét x, du b cáo buc oan cũng không ung. Nhng v án như "v án Đng Tâm" s xé toc mi th màn giúp phơi bày bn cht thc ca h thng chính tr, h thng công quyn hin ti.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/09/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/xet-xu-vu-an-giet-nguoi-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-tai-dong-tam-20200907080036202.htm

(2) https://baotiengdan.com/2020/09/04/kien-nghi-cua-nhom-luat-su-dong-tam/

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/lien-doan-luat-su-kien-nghi-lien-quan-vu-giet-nguoi-o-dong-tam-652058.html

(4) https://nld.com.vn/chinh-tri/ong-le-thanh-hai-nhan-huy-hieu-50-nam-tuoi-dang-20180515132441123.htm

(5) https://infonet.vietnamnet.vn/thoi-su/bo-truong-nguyen-bac-son-nhan-huy-hieu-40-nam-tuoi-dang/91078.html

(6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trn_Đ

(7) http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/ky-luat-can-bo-that-dau-xot-nhung-khong-the-khong-lam-539104.html

********************

Suy đoán vô tội trong vụ án Đồng Tâm

Thể hiện qua các bài báo ‘có giấy phép’ tại Việt Nam, thì có lẽ những bị can trong vụ án Đồng Tâm đều là những người dứt khoát phải có tội.

toiac00

Những kiểu rút tít tựa sau đây được ghi nhận là dày đặc trên báo chí Việt Nam thời điểm hiện nay : "Vụ án Đồng Tâm : Những đối tượng nào đã nhiều lần đổ xăng thiêu chết 3 cảnh sát ?" - "Vụ án Đồng Tâm : Ông Lê Đình Kình đã chống đối thế nào khi cảnh sát tiến vào nhà ?" - "Sắp đưa vụ án đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm ra xét xử"…

Dường như nguyên tắc "suy đoán vô tội" được quy định tại Điều 13 của Bộ luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 đã không được báo chí quan tâm.

Liệu những vấn đề sau đây sẽ lại hiện diện trong phiên tòa hình sự sơ thẩm của vụ án Đồng Tâm - đó là quyền đặt câu hỏi của bị cáo và người tham gia tố tụng khác.

Để mở rộng quyền của bị cáo trong thủ tục xét hỏi, Điều 309, Điều 310 và Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định quyền trực tiếp xét hỏi của bị cáo. Theo đó, bị cáo có quyền hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, và cả người làm chứng - nếu được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Điều đó có nghĩa những nghi vấn của cộng đồng mạng xã hội về sự thật các chết của 3 chiến sĩ công an, phải được minh định rõ ràng giữa đôi bên bằng quyền trực tiếp xét hỏi của bị cáo.

Theo đó, bị cáo có quyền đặt câu hỏi trực tiếp với người tham gia tố tụng khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo, mà không phải truyền đạt câu hỏi của mình cho chủ tọa phiên tòa như trước đây. Dĩ nhiên, quyền đặt câu hỏi của bị cáo vẫn bị phụ thuộc vào việc đề nghị của bị cáo có được chủ tọa phiên tòa đồng ý hay không.

Người viết cho rằng đây là một vụ án thu hút dư luận cả trong và ngoài nước thì chỉ nên giới hạn là chủ tọa phiên tòa cắt những câu hỏi của bị cáo không liên quan đến vụ án hoặc câu hỏi trùng lặp, vòng vo.

Một vấn đề khác liên quan "suy đoán vô tội", đó là Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bỏ quy định bị cáo, người bào chữa…"trình bày ý kiến về luận tội", thay vào đó, họ được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của kiểm sát viên… Như vậy, việc đưa ra ý kiến của bị cáo và người bào chữa không còn bị bó hẹp như trước đây, đồng thời thông qua việc đối đáp, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.

Dĩ nhiên vấn đề lớn nhất là liệu chủ tọa phiên xét xử vụ án Đồng Tâm có tuân thủ theo những luật định như kể trên hay không ? hoặc có tuân thủ thì mức độ như thế nào ?

Bên cạnh đó, Điều 322 của Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm của kiểm sát viên khi đối đáp phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình và phải đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Không thể chấp nhận mẫu câu quen thuộc lâu nay : "bảo lưu ý kiến và không tranh luận gì thêm". Dĩ nhiên ở vấn đề này cần đến vị chủ tọa phiên tòa ‘siêng năng’ trong việc thực thi quyền của mình, là quyền yêu cầu kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận. Bởi đây mới tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh tụng.

Dự kiến phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án Đồng Tâm sẽ kéo dài trong 10 ngày liên tiếp. Thời gian đó, nếu trên báo chí Việt Nam, lại bắt gặp chuyện khi đưa tin về diễn biến vụ án mà chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật, song báo chí thay vì ‘biên tập’ một số từ có thể sử dụng khi đưa tin như "có thể bị truy tố", "đối diện với các cáo buộc về hành vi của mình", "có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự"… - thì tiếp tục quen dùng mẫu câu "bị can sẽ bị tội…", "bị cáo sẽ đối diện tử hình về tội giết người"… ; có lẽ cái kết cuối cùng của bản án tuyên trong phiên hình sự sơ thẩm là điều ai cũng hình dung ra…

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 07/09/2020

********************

Hiệp sĩ và Phiên tòa ngày 7 tháng 9

Nguyệt Quỳnh, VNTB, 07/09/2020

Để mô tả nghành tư pháp nước ta hiện nay, xin được dẫn bằng nỗi lo sợ sâu thẳm trong lòng người dân VN qua câu nói của cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng trước tòa :

"Xin hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người !"

toiac3

Thật vậy, không ai muốn trải nghiệm những gì ông Thăng trải nghiệm. Nhưng đó là sự thật của xã hội này - cả bạn và tôi đều thấu hiểu điều đó. Cho dù ngày hôm nay bạn đang là một viên chức trong bộ máy nhà nước, một tướng lĩnh trong sạch được trân trọng như tướng về hưu Lê Mã Lương, một sinh viên đại học, một người dân đẩy xe bán trái cây, thì ngày mai bạn vẫn dễ dàng rơi vào vòng lao lý để chịu chung một số phận như ông Đinh La Thăng.

Tôi không muốn bi quan, nhưng chắc phải còn lâu lắm dân ta mới được sống trong một đất nước văn minh thượng tôn luật pháp, nếu chúng ta cứ tiếp tục chạy theo những điều phù phiếm mà không nghĩ gì cho mình và cho nhau. 

Tuổi thọ của các nước cộng sản trên thế giới trung bình chỉ có 70 năm, nhưng tháng ba năm nay, đảng đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng. Nghĩa là thể chế này còn sống, và… tiếp tục sống thọ ! Chỉ khác có một điều : "Bất chấp cờ và hoa, bất chấp những mỹ từ ca ngợi thành quả của lãnh đạo, cái dấu ấn ghi đậm 90 mùa xuân của đảng trong lòng dân lại là tiếng súng nổ chát chúa vào một đêm giáp tết ở thôn Hoành". 

Chín mươi mùa xuân của đảng ở mảnh đất kiên cường Đồng Tâm được đánh dấu bằng tang trắng, bằng nước mắt tiếc thương cụ Kình, một nông dân, một đảng viên kỳ cựu tám mươi tư tuổi đời, năm mươi tám tuổi đảng. Mùa xuân năm nay không đến với thôn Hoành, và những gì xảy ra ở đó cùng thái độ kiêu mạn và những kịch bản bất nhất từ Bộ Công an đã lấy đi nốt chút niềm tin còn sót lại nơi những người cộng sản cũ. Nhiều đảng viên kỳ cựu đã bày tỏ nỗi thất vọng, bất nhẫn, cay đắng. Ts Hà Sĩ Phu lên án gay gắt cách hành xử của lãnh đạo cộng sản với đôi câu đối : 

Đem đại binh chống một ông già, lo sợ quá bởi Lòng không đại nghĩa !

Dựng tiểu tiết như bầy con nít, mưu mô thừa vì Chí chẳng công minh !

Nhưng chóp bu lãnh đạo không công minh, không đại nghĩa đã đành ; điều đáng buồn là dân ta có công minh và có vì đại nghĩa không ? Khi viết những dòng này tôi nghĩ đến những người còn tin yêu vào đảng. Không lý gì khi bạn yêu thương một thể chế và tin cậy vào nó mà bạn lại không nói thật, không đóng góp hoặc hy sinh một thứ gì của mình để hoàn thiện nó. Bởi vì không những ta, mà thế hệ con cháu chúng ta vẫn tiếp tục sống với nó, khi mà mình đã theo những đám mây trên trời bay đi mất. 

Tám tháng đã trôi qua kể từ biến cố đêm giáp tết ở thôn Hoành. Nay Tòa án nhân dân Hà Nội lại thông báo rằng ngày 7 tháng 9, tòa sẽ đem 29 nông dân ở đây ra xét xử với các tội danh nghiêm trọng "giết người" và"chống người thi hành công vụ". Để dọn đường cho phiên tòa này, gần hai tháng trước, Bộ công an cũng đã cho bắt giam thêm 4 nông dân khác ở Dương Nội. Thêm vào đó là cả một hệ thống báo chí, truyền thông nhà nước cùng nhau đưa tin dựa theo văn bản được đưa ra từ Bộ công an - gián tiếp ghép tội cho họ.

Thế là hết ! Số phận 29 người dân làng Đồng Tâm dường như đã được định đoạt !

Họ toàn là nông dân. Sự cô thế, số phận bé mọn của họ và bản chất của vụ án gợi cho người ta nhớ đến hình ảnh sơ khai của những phiên tòa cách đây gần thế kỷ. Những phiên tòa được đặt ngay ở đình làng hay giữa cánh đồng. Ở đó, hai vợ chồng người nông dân vô tội bị trói giật hai cánh tay ra đàng sau, đầu cúi gập xuống. Trước mặt họ là một đám đông nông dân vô tội khác ! Khi một người bước lên nắm tóc cụ bà lật ngửa ra và bắt đầu xỉa xói. Đám đông phía dưới hò hét, gào thét, lên đồng… 

Những phiên tòa này đã giết chết nhiều đảng viên, trung nông, nhân sĩ yêu nước, địa chủ kháng chiến, … nhưng điều đáng nói là cái vô nhân, hoang dã của nó đã để lại những hệ luỵ đớn đau không bút nào tả xiết cho toàn nông thôn miền Bắc. Đó là giai đoạn mà chế độ cộng sản non trẻ, bước những bước chập chững trên quê hương nghèo khó, nơi vừa thoát khỏi bàn tay thực dân. 

Chưa có một hành động hối lỗi chân thành nào cho sinh mạng vô tội của hàng ngàn nông dân và gia đình họ. Chưa có một bài học nào được rút ra từ nỗi đau xé lòng trước sinh mạng của đồng bào ruột thịt. Tôi tự hỏi có phải vì thế mà nông dân ta tiếp tục sống trong cái hoang dã của luật pháp sau 90 năm ? 

George WelLuật sư, một nhà văn người Anh bảo rằng :"Lịch sử là cuộc đấu tranh giữa giáo dục và tai họa". Nước Đức đã tàn sát người Do Thái, đã gây thảm hoạ tàn khốc cho dân tộc mình và thế giới. Thế nhưng sự thành tâm của họ đã được trân trọng, và đã giúp bôi xóa những chương đẫm máu do chính họ gây ra. Người ta còn nhớ hình ảnh của Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt, khi ông quỳ sụp trước tượng đài tưởng niệm người Do Thái ở Warszawa. Khi được hỏi ông nghĩ gì mà hành động như vậy, ông bảo :

"Trực diện với vực thẳm của lịch sử Đức và dưới sức nặng của hang triệu người đã bị sát hại, tôi đã làm điều mà con người làm khi ngôn ngữ tê liệt".

Máu và nước mắt của người Do Thái đã giúp vực dậy dân tộc Đức, máu và nước mắt của người nông dân trong Cải cách Ruộng Đất sao có thể bốc hơi ? Người Đức đã đem chính những lỗi lầm của mình và chủ nghĩa phát xít ra làm bài học để xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh cường thịnh. Còn chúng ta, đến bao giờ ta mới trực diện với lỗi lầm, với nỗi đau của mình để góp phần cải cách xã hội ?

Nếu như năm 2017, báo chí đã đưa những tin tức tích cực về người dân làng Đồng Tâm - thì ngày nay, lạ lùng thay, không có một phóng viên nào đến đó để tường trình về nỗi sợ hãi của họ. Không ai về thôn Hoành để thấu hết nỗi tuyệt vọng của gia đình 29 nạn nhân sắp bị đem ra xét xử. Mãi đến tận hôm nay, chưa có ai trong họ nhận được giấy mời tham dự phiên tòa xử người thân của mình. Với áp lực từ công an, những phương tiện giao thông tự túc về tòa án cũng đã từ chối họ. Nhiều chuyến xe được đặt chỗ từ trước đã bị huỷ bỏ !

Luật sư Ngô Ngọc Trai bảo rằng : "Một thực tế đã là chân lý, là một nền pháp quyền không tự dưng mà có, một lề lối làm việc thượng tôn pháp luật không tự dưng được thực hiện bởi chính các cơ quan công quyền, mà đó là kết quả của những nỗ lực thúc đẩy giám sát dựng xây".

Xin mở ngoặc ở đây để nhắc về Luật sư Phạm Công Út. Luật sư Út từng bảo công việc của ông là công việc của một hiệp sĩ. Tuy ông đã không còn trong luật sư đoàn, nhưng tôi tin rằng ông mãn nguyện. Sau lưng ông đã có đến 30 luật sư tự nguyện tham gia bảo vệ cho những nông dân của thôn Hoành.

Tôi tin vào phương trình nguyên nhân và kết quả. Mỗi nguyên nhân sẽ luôn có một kết quả và mỗi kết quả đều có một nguyên nhân. Một nền pháp quyền không tự dưng mà có nếu chúng ta vắng mặt. Những nông dân áo vải chân đất ngày nào, nay đang được xét xử bởi một hội đồng chánh án dày dạn nghiệp vụ nhưng bản chất vụ án không có gì thay đổi. Hai tay họ vẫn bị trói giật ra đàng sau, những con người cùng khổ này đang phải ngửa mặt để đón nhận những án lệnh đã được viết sẵn. 

Hãy làm công việc của một hiệp sĩ, hãy cùng nhau chận đứng cái ác và không cho phép kẻ ác tiếp tục đem cái hoang dã của những tòa án ngoài cánh đồng vào dinh thự. Hiệp sĩ trong phiên tòa này cho dù chưa thay đổi được kết quả của vụ án, nhưng đó là Tiếng Lòng của nông dân thôn hoành, là Thực Trạng của xã hội, và chính là Số Mệnh của mỗi chúng ta.

Nguyệt Quỳnh

Nguồn : VNTB, 07/09/2020

******************

Việt Nam : Xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm

Anh Vũ, RFI, 07/09/2020

Hôm 07/09/2020, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức Hà Nội cách đây 8 tháng. 29 người phải ra tòa là những người dân địa phương bị cáo buộc tội "giết người" và "chống người thi hành công vụ".

toiac4

Công an canh gác trước trụ sở Tòa án nhân dân Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/01/2018. (Ảnh tư liệu)  Ảnh : Hoang Dinh Nam/AFP

Vụ án liên quan đến tranh chấp, khiếu nại đất đai căng thẳng xảy ra từ nhiều năm qua, với đỉnh điểm sáng sớm ngày 09/01/2020, khi chính quyền huy động hàng nghìn cảnh sát cơ động bao vây khu làng trong xã. Đụng độ đã dẫn đến 3 sĩ quan công an và ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, đảng viên và nguyên là lãnh đạo xã tử vong.

Trong 29 bị cáo, có 25 người bị truy tố vì tội giết người, 5 vì tội chống người thi hành công vụ. Đây là vụ án gây rúng động dư luận xã hội tại Việt Nam và sự quan tâm của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền.

Mặc dù Viện Kiểm Sát công bố cáo trạng dày 57 trang, nhưng còn rất nhiều tình tiết vụ án như hoàn cảnh dẫn đến cái chết của ông Kình và ba sĩ quan cảnh sát cũng như diễn biến cuộc tấn công vào thôn Hoành rạng sáng ngày 9 tháng Giêng chưa được điều tra rõ ràng, nhưng vẫn được kết luận vội vàng. Theo như một kiến nghị của nhóm luật sự bào chữa cho các bị cáo gửi tòa trước ngày mở phiên xử.

Tham gia bào chữa có 15 luật sư do gia đình các bị cáo mời và 18 luật sư còn lại do tòa án chỉ định bào chữa đối với những bị cáo bị truy tố về tội "giết người".

Anh Vũ

*********************

Việt Nam : 11 NGO kêu gọi LHQ lên tiếng để vụ Đồng Tâm được "xét xử công bằng"

Trọng Thành, RFI, 06/09/2020

Ngày 07/09/2020, một tòa án tại Hà Nội mở phiên xử "vụ án Đồng Tâm". Vụ tranh chấp đất đai kết thúc bằng sự can thiệp của lực lượng an ninh. Bốn người chết trong cuộc can thiệp, gồm một dân làng và ba công an. Trong số 29 bị cáo, là dân làng, nhiều người bị truy tố với khung hình phạt tối đa tử hình. 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước gửi thư ngỏ đến Liên Hiệp Quốc kêu gọi can thiệp để vụ án được "xét xử công bằng"

toiac5

Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, được coi là thủ lĩnh tinh thần của cuộc chiến bảo vệ đất của một bộ phận người dân Đồng Tâm, bị bắn chết tại nhà.

Theo truyền thông Hoa Kỳ, 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, ngày 04/09/2020, công bố một bức thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về việc xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Thư chung gửi đến bà Elisabeth Tichy-Fisslberger, chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ.

Những tổ chức ký tên vào thư chung nêu rõ : 29 dân làng Đồng Tâm chỉ vì cố gắng giữ đất chống lại việc chính quyền "cưỡng chiếm", mà bị bắt và sắp sửa bị đem ra xét xử vào ngày 7 tháng 9.

Các tổ chức ký tên vào thư chung kêu gọi bà chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính quyền Việt Nam "xét xử công minh", phiên tòa mở công khai cho thân nhân, cũng như các tổ chức phi chính phủ, truyền thông quốc tế và đại diện của Liên Hiệp Quốc. Bức thư ngỏ gửi Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh các bị cáo cần được đối xử công bằng theo đúng Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam tham gia.

Bức thư ngỏ lưu ý, theo điều 14 của Công ước ICCPR, "một phiên tòa công bằng đòi hỏi "thời gian và phương tiện thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa và việc trao đổi với luật sư mà chính người phải ra tòa tự chọn"", thế nhưng "những quy định về thủ tục này đã liên tục bị vi phạm trong suốt quá trình tố tụng khiến cho những cáo buộc chống lại họ trở nên tùy tiện". Thư ngỏ kêu gọi "cho phép các bị cáo được gặp luật sư, chấm dứt hăm dọa các bị cáo để họ có quyền kêu oan theo đúng pháp luật, cũng như không hăm dọa luật sư".

Trong số các tổ chức NGO ký tên vào thư ngỏ, có hai hiệp hội nhân quyền ACAT Pháp và ACAT Đức, chuyên cổ vũ cho việc thực thi Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do…

Vụ can thiệp bằng lực lượng an ninh tại xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, gây chấn động công luận Việt Nam. Trong đêm 08, rạng sáng 09/01/2020, khoảng 3.000 cảnh sát cơ động bộ Công An bao vây ngôi làng. Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, được coi là thủ lĩnh tinh thần của cuộc chiến bảo vệ đất của một bộ phận người dân Đồng Tâm, bị bắn chết tại nhà.

Cho đến nay, nhiều bí ẩn vẫn bao trùm vụ can thiệp. Theo nhiều nhà quan sát, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của ba sĩ quan công an chưa hề được chính quyền làm sáng tỏ. Ngay sau khi vụ can thiệp xảy ra, bộ Công An Việt Nam cũng đưa ra nhiều cách mô tả mâu thuẫn về các diễn biến. Trong dư luận, nhiều người lên tiếng chỉ trích chính quyền bưng bít thông tin về vụ án, bắt bớ những người đưa tin độc lập, định hướng hoàn toàn truyền thông chính thức theo hướng biến các bị cáo thành tội phạm, trước khi phiên tòa diễn ra.

Việc dùng vũ lực của chính quyền hoàn toàn không có cơ sở pháp lý

Một điểm được công luận đặc biệt chú ý là vụ can thiệp bằng vũ lực liên quan đến tranh chấp đất đai này diễn ra đúng vào lúc dân làng Đồng Tâm và Thanh tra chính phủ đang trong giai đoạn đối thoại, chưa hề có phán quyết mang tính cưỡng chế của tòa án.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong những người tham gia bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, trong một cuộc trả lời phỏng vấn RFI sau khi vụ việc xảy ra, nhận định : Chính quyền hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để dùng vũ lực tại Đồng Tâm.

Theo nhiều nhân chứng, ông Lê Đình Kình, người bị bắn chết trong vụ can thiệp, một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, ngay trước vụ can thiệp, đã từng tin tưởng hết mực vào ban lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều nhà quan sát tại Việt Nam dự báo, nếu chính quyền quyết định dùng phiên tòa ngày mai làm nơi để áp đặt các trừng phạt nặng nề đối với các bị cáo, thì hệ quả sẽ rất khó lường.

Đây cũng là quan điểm của ông Bùi Đức Lại, nguyên vụ trưởng, Ban Tổ Chức Trung Ương, đưa ra trong một bài viết trên mạng xã hội tại Việt Nam : "Nếu họ tiếp tục đánh giá và làm sai, quyết "giết người dọa xã hội" thì không chỉ mạng sống (của những người bị đưa ra xét xử) bị đe dọa, mà sẽ tác động rất xấu đến toàn xã hội, đánh dấu một "bước ngoặt" trong quan hệ giữa dân chúng và thế lực cầm quyền".

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Lynn Huỳnh, Nguyệt Quỳnh, Anh Vũ, Trọng Thành
Read 610 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)