Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/09/2020

Vai trò của Việt Nam trong Diễn đàn ARF 2020

Nhiều tác giả

Diễn Đàn ARF kết thúc : Không có giải pháp nào cho Biển Đông

Tú Anh, RFI, 13/09/2020

Hội nghị ngoại trưởng ARF, Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN kết thúc hôm thứ Bảy 12/09/2020. Hồ sơ Biển Đông vẫn bế tắc trong bối cảnh xung khắc Mỹ-Trung tiếp tục leo thang.

arf1

Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì một cuộc họp trực tuyến với các đồng nhiệm ASEAN ngày 09/09/2020.  Reuters - Stringer

Ngoại trưởng các quốc gia của ARF, trong đó có đại diện của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc một loạt hội thảo qua phương tiện điện tử truyền hình, dưới quyền chủ trì của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo sau hội nghị, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết các nước tham dự đã có nhiều cuộc thảo luận về hồ sơ Biển Đông, nơi mà cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc mỗi ngàỳ mỗi leo thang.

Ngoại trưởng Việt Nam tuyên bố là ASEAN không muốn xung khắc Mỹ-Trung biến thành mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Theo bản tin của hãng thông tấn Nhật Bản NHK, diễn đàn ARF lần này không đem lại một giải pháp nào cho Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền trên 80% diện tích.

Vào đầu hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, 10 nước thành viên Hiệp Hội Đông Nam Á đã soạn một bản tuyên bố chung yêu cầu Washington và Bắc Kinh "kềm chế" trong vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng.

Thế nhưng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục lên án nhau đe dọa hòa bình. Cả hai đều không tham dự hội nghị ARF hôm thứ Bảy, được thay thế bằng đại diện cấp dưới.

Không những không tham gia thảo luận, diễn văn của ngoại trưởng Trung Quốc còn được thu trước ngày hội nghị, NHK cho biết thêm.

Trước câu hỏi của báo chí Việt Nam là Trung Quốc có tỏ dấu hiệu tích cực nào hay không ? ông Vũ Hồ, vụ trưởng vụ ASEAN thuộc bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng "rất khó mà đánh giá thiện chí của Trung Quốc cũng như một nước nào khác qua hình thức họp trực tuyến".

Tú Anh

Nguồn : RFI, 13/09/2020

********************

Tại Diễn Đàn ARF, Việt Nam tố cáo các vụ vi phạm quyền của các nước ven biển

Trọng Nghĩa, RFI, 12/09/2020

Ngày 12/09/2020, hội nghị ngoại trưởng các nước thuộc Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum-ARF) lần thứ 27 khai mạc theo hình thức trực tuyến do dịch Covid-19. Hồ sơ Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của đại diện 27 thành viên. Với tư cách nước chủ trì hội nghị, Việt Nam bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" trước các vụ "vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển".

arf2

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì một cuộc họp ASEAN + 3 ngày 09/09/2020.  AFP – Nhac Nguyen

Phát biểu khai mạc Diễn Đàn ARF, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải "duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông". Ông còn tuyên bố rằng Việt Nam "chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến, vụ việc phức tạp, các hành động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển".

Tuy không nêu đích danh, nhưng ngoại trưởng Việt Nam muốn nói đến những hành vi của Trung Quốc trong thời gian qua tại Biển Đông, liên tục sách nhiễu các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí cũng như đánh cá của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia…

Ngoại trưởng Việt Nam cũng nhấn mạnh yêu cầu "thượng tôn pháp luật, tự kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982".

Quan điểm trên đây đã được Diễn Đàn ARF ghi nhận. Theo bộ Ngoại Giao Việt Nam thì "trước những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982" ở Biển Đông, Diễn Đàn ARF đã yêu cầu các bên tự kiềm chế, tránh làm phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa khu vực này.

Diễn Đàn ARF cũng ủng hộ việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở "phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982", và tái khẳng định rằng "UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương".

Diễn Đàn ARF là một cơ chế đối thoại an ninh hiếm hoi tập hợp hầu hết các tác nhân quan trọng trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và đặc biệt là Bắc Triều Tiên.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 12/09/2020

********************

Tại Diễn Đàn ARF, Việt Nam tố cáo các vụ vi phạm quyền của các nước ven biển

Trọng Nghĩa, RFI, 12/09/2020

Ngày 12/09/2020, hội nghị ngoại trưởng các nước thuộc Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 khai mạc theo hình thức trực tuyến do dịch Covid-19. Hồ sơ Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của đại diện 27 thành viên. Với tư cách nước chủ trì hội nghị, Việt Nam bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" trước các vụ "vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển".

arf1

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì một cuộc họp ASEAN + 3 ngày 09/09/2020.  AFP – Nhac Nguyen

Phát biểu khai mạc Diễn Đàn ARF, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải "duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông". Ông còn tuyên bố rằng Việt Nam "chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến, vụ việc phức tạp, các hành động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển".

Tuy không nêu đích danh, nhưng ngoại trưởng Việt Nam muốn nói đến những hành vi của Trung Quốc trong thời gian qua tại Biển Đông, liên tục sách nhiễu các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí cũng như đánh cá của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia…

Ngoại trưởng Việt Nam cũng nhấn mạnh yêu cầu "thượng tôn pháp luật, tự kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982".

Quan điểm trên đây đã được Diễn Đàn ARF ghi nhận. Theo bộ Ngoại Giao Việt Nam thì "trước những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982" ở Biển Đông, Diễn Đàn ARF đã yêu cầu các bên tự kiềm chế, tránh làm phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa khu vực này.

Diễn Đàn ARF cũng ủng hộ việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở "phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982", và tái khẳng định rằng "UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương".

Diễn Đàn ARF là một cơ chế đối thoại an ninh hiếm hoi tập hợp hầu hết các tác nhân quan trọng trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và đặc biệt là Bắc Triều Tiên.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 12/09/2020

*********************

Những điều Việt Nam cần làm cho diễn đàn khu vực ASEAN lần này

Đặng Hoài Phong, RFA, 11/09/2020

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), chính thức ra đời ngày 25-7-1994 tại Bangkok, Thái Lan với 18 nước thành viên sáng lập tham gia (trên cơ sở sáng kiến do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ASEAN (ASEAN - ISIS) đề xuất). Mục tiêu ban đầu của ARF là duy trì đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực chính trị - an ninh, xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo quy định của ASEAN, các hội nghị trong khuôn khổ ARF gồm : Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ARF, Hội nghị cấp Thứ trưởng ngoại giao và các Hội nghị Nhóm (cấp vụ) về các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, cứu trợ thiên tai, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị. Vì thế, sự ra đời của ARF đã trở thành Diễn đàn chính trị - an ninh lớn nhất khu vực. ARF đã xác định phát triển tiệm tiến theo 3 giai đoạn : xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và xem xét phương cách giải quyết xung đột. Diễn đàn này hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc đồng thuận và phương thức của ASEAN.

arf2

Phó thủ tưởng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Hà Nội hôm 9/9/2020 - Reuters

ARF lần này với sự tham gia của 27 nước (trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia…) để bàn về các vấn đề an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dự kiến diễn ra vào ngày 12/9 dưới sự chủ trì của Việt Nam - nước chủ tịch ASEAN năm nay.

ARF năm nay dự kiến sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến, theo đó, ngoại trưởng của 27 quốc gia sẽ tìm hiểu cách thức ASEAN thúc đẩy vai trò trung tâm đối với chủ đề và các ưu tiên trong năm Việt Nam đảm đương chức Chủ tịch ASEAN.

Hiện nay, ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, bao gồm vấn đề Biển Đông, tình trạng khủng hoảng trong lưu vực sông Mekong và sự bùng phát đại dịch Covid-19. Do đó, nếu các quốc gia thành viên không ưu tiên lợi ích khu vực, ASEAN có thể bị các cường quốc lớn hơn thao túng để thúc đẩy lợi ích của họ trong khu vực.

Việt Nam cần cố gắng làm được những điều sau đây, vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng :

Tạo sự đoàn kết để tập trung vào lợi ích khu vực

Trước tiên, Việt Nam cần giúp các quốc gia thành viên ASEAN nhận thức được rằng mỗi nước cần ưu tiên các lợi ích của khu vực Đông Nam Á. Bởi vì nếu mỗi quốc gia đều chạy theo lợi ích riêng, các quốc gia riêng lẻ sẽ có xu hướng nghiêng về cường quốc này hay cường quốc khác. Hành vi này đi ngược lại nguyên tắc độc lập của ASEAN. Nếu không có đoàn kết nội khối, ASEAN có thể bị các cường quốc lớn hơn thao túng và chia rẽ nhằm thúc đẩy lợi ích của họ trong khu vực.

Cải cách thể chế ASEAN

Việt Nam có nhiệm vụ thúc đẩy cải cách thể chế của ASEAN để khối có thêm ảnh hưởng và sự tôn trọng trên thế giới. Các chuẩn mực truyền thống xuất phát từ "Phương thức ASEAN" là nhằm hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu bên trong và bên ngoài. Chuẩn mực đã hơn 50 năm tuổi này cần được cải cách khẩn cấp và một cuộc xem xét trong nội bộ khối về Hiến chương ASEAN trên thực tế đã bị trì hoãn từ lâu.

Việt Nam cũng nên cân nhắc đề nghị ASEAN xem xét lại nguyên tắc "không can thiệp" và "ra quyết định dựa trên sự đồng thuận". Những nguyên tắc này hạn chế vai trò của ASEAN khi ứng phó với các đối thủ địa chính trị và kiểm soát động lực an ninh của khu vực.

Ví dụ, ARF - một trong những cơ chế hợp tác đa phương hàng đầu của ASEAN, vẫn thiếu năng lực để thực thi khuôn khổ "các quy tắc đối với hành vi được chấp nhận".

Về vấn đề Biển Đông, ASEAN nên tránh phụ thuộc vào việc ra quyết định "dựa trên sự đồng thuận", vốn cho phép thành viên sử dụng quyền phủ quyết của mình để làm suy yếu quyết định của đa số các quốc gia thành viên.

Thẳng thắn trao đổi các vấn đề nhạy cảm

Việt Nam nên khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN đánh giá lại các mục tiêu và nguyên tắc của khối, đồng thời có các hành động quyết đoán để đảm bảo khối có thể thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á một cách hiệu quả.

arf3

Tàu cá ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần Hoàng Sa hôm 29/5/2014 Reuters

Để làm được điều này, Việt Nam nên hỗ trợ các quốc gia thành viên thảo luận các vấn đề an ninh quan trọng, thay vì để mỗi nước "giấu giếm" và chờ thời gian khắc phục vấn đề - một thực trạng tồn tại lâu nay trong ASEAN.

Đối với các vấn đề nhạy cảm như biên giới quốc gia, Việt Nam nên khuyến khích ASEAN ngăn chặn các sự hiểu lầm và làm giảm mức độ căng thẳng. Hiện tại, ASEAN vẫn còn quá thiếu phản ứng về các tranh chấp biên giới, cũng như thiếu các chính sách thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Việt Nam cần cố gắng khôi phục các cơ chế quản lý xung đột của ASEAN, chẳng hạn như Hội đồng Cấp cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), để giải quyết căng thẳng biên giới giữa các quốc gia thành viên trong khuôn khổ ASEAN.

Cân bằng quan hệ Mỹ - Trung

Gần đây, Mỹ-Trung liên tục đụng độ trong một loạt vấn đề - từ thương mại, an ninh quốc gia, đại dịch Covid-19 đến tranh chấp biển đảo khu vực. Do vậy, quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc này sẽ phủ bóng lên ARF lần này. Chính vì vậy, Việt Nam cần đảm bảo ASEAN có khả năng nắm bắt các diễn biến địa chính trị. Có những xu hướng cho thấy sự thay đổi trật tự quốc tế hiện nay.

Trật tự quốc tế, được xây dựng dựa trên việc thực thi quyền lực của Mỹ kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, bao gồm một tập hợp các thể chế, quy tắc và chuẩn mực chung hiện đang bị lung lay một phần do sự phát triển của chính người tạo ra nó. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố muốn thúc đẩy "một kiểu quan hệ quốc tế theo trật tự mới". Bối cảnh này đặt ra những câu hỏi quan trọng cho ASEAN.

Trung Quốc đang tiếp tục trỗi dậy. Các ưu tiên chiến lược của Bắc Kinh trong thế kỷ XXI là : trở thành một cường quốc toàn cầu, thiết lập một trật tự thế giới mới mà Bắc Kinh là người lãnh đạo. Thống nhất Đài Loan ; Mở rộng vùng kiểm soát và ảnh hưởng tại biển Đông và biển Hoa Đông.

arf4

Hình minh hoạ. Cố vấn Anh ninh quốc gia Mỹ Robert C. O'Brien và các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bắt tay tại Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Bangkok, Thái Lan hôm 4/11/2019 Reuters

Cùng với phần còn lại của ASEAN, một mặt, Hà Nội cần tiếp tục tương tác với Bắc Kinh theo hướng xây dựng. Trung Quốc không chỉ là trung tâm trong chương trình nghị sự an ninh hiện nay của khu vực, mà còn đảm bảo tính sống còn của bất kỳ khuôn khổ an ninh nào ra đời trong tương lai. ASEAN phải nhận thức được thực tế này. Nhưng mặt khác, ASEAN phải thể hiện rõ ràng quan điểm, không được gửi cho Trung Quốc các thông điệp mơ hồ, chung chung về sự ủng hộ của khối đối với luật pháp quốc tế. ASEAN nên chính thức hóa lập trường chung của mình, như trong trường hợp phán quyết của tòa trọng tài ở La Hay vào tháng 7/2016.

Trong bối cảnh an ninh khu vực đang có dấu hiệu bất ổn hơn, Việt Nam nên để Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực để kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc. ASEAN nên xem xét lại chính sách nêu trong Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Mỹ - Tuyên bố Sunnylands, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng tự do hải hành và an ninh trên biển, cùng những nội dung khác.

Ngoài ra, Việt Nam nên tăng cường sự tham gia của ASEAN bằng cách thúc đẩy các thể chế đa phương. ASEAN phải cố gắng đạt được điều gì đó giống với phong cách "chủ nghĩa đa phương hiệu quả" của Liên minh Châu Âu - một trật tự dựa trên quy tắc tự do nhấn mạnh chủ quyền chung, cùng giải quyết vấn đề và phối hợp hành động để đạt được hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Với việc Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm nay, ASEAN cần được đảm bảo chắc chắn rằng Đông Nam Á không trở thành "sân sau" của bất kỳ ai và sẽ không có cường quốc bên ngoài nào được phép áp đặt bất kỳ chính sách hoặc sáng kiến nào có hại cho lợi ích chung của khu vực, cho dù đó là Mỹ hay là Trung Quốc.

Đặng Hoài Phong

Nguồn : RFA, 11/09/2020

*********************

Washington khi đng Quan h Đi tác Mekong- Hoa Kỳ

VOA, 11/09/2020

Hôm 11/9, Th trưởng Ngoi giao Hoa K Stephen Biegun và Ngoi trưởng Vit Nam Phm Bình Minh đng ch ta Hi ngh B trưởng Đi tác Mekong-Hoa K (MUSP) ln đu tiên, vi mc tiêu nâng tm Sáng kiến H ngun Mekong (LMI), đ ng phó vi các tác đng t thượng ngun do Trung Quc gây ra.

arf5

Th trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ Stephen Biegun và các đi tác h ngun sông Mekong phát biu trc tuyến ti hi ngh cp b trưởng đu tiên hôm 11/09/2020. Photo Twitter ASEAN 2020 Vietnam.

Theo thông cáo ca B Ngoi giao Hoa K Hi ngh MUSP khng đnh cam kết ca Washington đi vi tương lai ca LMI "như mt phn ca tm nhìn chung cho mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và ci m".

"Chúng tôi cùng nhau hp tác đ tìm ra các gii pháp cho nhng thách thc đang ni lên thông qua Quan h đi tác Mekong-Hoa Kỳ", Phái đoàn Hoa K ti ASEAN cho biết trên Facebook hôm 11/9.

Quan h Đi tác MUSP bao gm 6 thành viên là Hoa K, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Vit Nam.

Hi ngh cp b trưởng đu tiên ca MUSP xem xét nhng tiến b đt được trong khuôn kh LMI và tho lun v các hướng đi trong tương lai cho quan h Mekong-Hoa K.

arf6

Ngoi trưởng Vit Nam Phm Bình Minh phát biu hôm 11/09/2020. Photo Twitter ASEAN Vietnam 2020

Theo thông báo ca B Ngoi giao Thái Lan, Quan h Đi tác MUSP được nâng tm t s hp tác kéo dài mt thp k trong khuôn kh LMI, do Hoa K khi xướng vào năm 2009, vi mc tiêu chính là thúc đy phát trin công bng, bn vng và bao trùm tiu vùng sông Mekong.

"Hi ngh cũng bàn các cách thc đ gim thiu tác đng ca đi dch Covid-19 và đm bo phc hi kinh tế. Cuc hp cũng s tp trung vào các lĩnh vc hp tác trong khuôn kh MUSP, bao gm kết ni kinh tế, qun lý nước bn vng, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, qun lý ngun nhân lc và an ninh phi truyn thng tiu vùng sông Mekong", B Ngoi giao Thái Lan cho biết.

Vào tháng 7, Th trưởng Biegun phát biu ti mt phiên điu trn ti Thượng vin rng khu vc sông Mekong có tm quan trng chiến lược đi vi Hoa K. "Chúng tôi đang làm vic vi các nước Mekong đ đm bo s phát trin bn vng và an ninh năng lượng, ngay c khi Cng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tc xây dng các con đp trên din rng và đe da an ninh lương thc ca các nước láng ging h lưu dc sông Mekong".

Ông Beigun nhn mnh rng khu vc h ngun Mekong là trng tâm trong Chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương ca Hoa K, và là mt phn thiết yếu trong hp tác ca Hoa K vi ASEAN.

Tháng 4 va qua, mt báo cáo qua chương trình Sáng kiến H vùng sông Mekong (LMI) ca B Ngoi giao Hoa K cho rng có s liên quan gia mc nước thp k lc ca sông Mekong trong mt na thế k qua vào năm ngoái, vi các hot đng ca đp thu đin.

Trích dn báo cáo này, Tr lý Ngoi trưởng M David Stilwell hôm 4/9 cáo buc Trung Quc "thao túng" dòng chy sông Mekong vì "li ích riêng" trong khi các nước h ngun "phi tr giá đt", gây nên "mt thách thc cp bách" trong khu vc. 

Ông Stilwell nói rng vic "thao túng dòng chy dc sông Mekong" ca Trung Quc xy ra trong 25 năm qua, trong đó "s gián đon dòng chy t nhiên nghiêm trng nht xy ra đng thi vi vic xây dng và vn hành các con đp ln".

Nguồn : VOA, 11/09/2020

************************

Việt Nam tuyên bố ASEAN ủng hộ vai trò của Mỹ ở Biển Đông

Thanh Phương, RFI, 10/09/2020

Trong cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng ASEAN với ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm nay, 10/09/2020, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố các nước Đông Nam Á muốn Mỹ đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc lại tố cáo Washington gây mất ổn định ở vùng biển đang tranh chấp này.

dna6

Ngoại trưởng các nước ASEAN họp trực tuyến với đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo, ngày 10/09/2020. Ảnh chụp màn hình VTV.  AP

Theo hãng tin Bloomberg News, trong cuộc họp nói trên, ông Phạm Bình Minh, đại diện cho Việt Nam, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN, tuyên bố : "Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Mỹ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông".

Không nêu tên Trung Quốc, ngoại trưởng Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn tiến gần đây ở Biển Đông, "bao gồm những sự cố nghiêm trọng, việc tiếp tục quân sự hóa vùng biển này và những hoạt động vi phạm quyền của các nước nhỏ, đi ngược lại với luật pháp quốc tế".

Còn theo bộ Ngoại Giao Mỹ, trong cuộc họp với các đồng nhiệm ASEAN, ngoại trưởng Mike Pompeo đã cùng với một số quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và một lần nữa khẳng định những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này là bất hợp pháp, chiếu theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Theo hãng tin AFP, cũng trong cuộc họp hôm nay, ông Pompeo đã kêu gọi các nước Đông Nam Á tẩy chay các công ty Trung Quốc đã tham gia vào việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Vào tháng Tám, Washington thông báo trừng phạt 24 công ty nhà nước của Trung Quốc đã giúp xây dựng những cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo đó.

Hôm qua, trong cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại tố cáo Hoa Kỳ can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và tăng cường sự hiện diện quân sự ở các khu vực đang tranh chấp. Ông cho rằng chính Washington đang gây căng thẳng ở Biển Đông và đã trở thành kẻ đi đầu trong việc quân sự hóa vùng biển này.

Tối qua, tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, cũng do Việt Nam chủ trì, đại diện các nước tham gia đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và kêu gọi không gây căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình. Tham dự hội nghị gồm ngoại trưởng của 10 nước ASEAN và của các nước gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ cùng với tổng Thư ký ASEAN.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 10/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Nghĩa, Đặng Hoài Phong, VOA tiếng Việt
Read 575 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)