Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/09/2020

Vụ Đồng Tâm : Viện Kiểm sát ngăn chặn ảnh hưởng bất lợi lan truyền

Nhiều nguồn tin

Đồng Tâm : Theo ý Đảng – Tòa dứt khoát "Trảm" Dân

Chiều 10/9, vụ án Đồng Tâm đã kết thúc ngày xét xử thứ tư với thông báo của hội đồng xét xử rằng bản án sẽ được tuyên vào lúc 03h chiều ngày thứ hai, 14/09/2020.

vu1

Ảnh 1 : Các Luật sư bảo vệ cho các bị cáo làng Đồng Tâm

Hàng loạt các yêu cầu của các Luật sư bào chữa miễn phí cho các bị cáo làng Đồng Tâm đã bị đại diện Viện Kiểm sát bác bỏ theo kiểu "không cần thiết".

Tòa cuối cùng đã kết thúc phần tranh luận đối đáp giữa luật sư hai bên và đại diện Viện Kiểm sát, "trong khi các kiểm sát viên chưa đối đáp với luật sư và ông chủ tọa cũng không thèm hỏi lại ý kiến của các kiểm sát viên", theo biên bản phiên tòa được Luật sư Ngô Anh Tuấn ghi lại và công khai trên Facebook.

Có thể thấy rằng các luật sư hầu như đã thực hành kiêm nghề phóng viên bằng cách thông tin trên Facebook hầu hết mọi diễn biến, khiến cho dư luận hầu như được cập nhật kịp thời và đầy đủ, nhất là việc ghi lại biên bản phiên tòa của Luật sư Ngô Anh Tuấn phần nào vô hiệu hóa lối xét xử công khai nhưng lại cấm nhân dân tham dự.

Đến chiều hôm nay (10/9), khi buổi xử kết thúc, thì các Luật sư đã bị hành hung theo kiểu côn đồ bởi đám Công an và an ninh ngay khi vừa rời khỏi Tòa.

Ban đầu khi luật sư Ngô Anh Tuấn đem USB ra chỗ để máy tính thì bị một nhóm công an (cả thường phục và sắc phục) ngăn lại, hạch sách : "USB này của ai ?". Sau đó, bắt đầu màn gây khó khăn và đe dọa cướp đồ.

Lúc ấy, các luật sư đều đã về, chỉ còn lại luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng và Ngô Tuấn. Thấy tình hình căng thẳng, ông Mạnh và ông Miếng ra can, thì cũng bị đám công an gây sự và bẻ tay lôi ra ngoài. Đi được vài bước, mấy kẻ mặc thường phục thẳng cánh xô các luật sư từ trên cầu thang xuống ; rất may họ kịp có phản xạ chống tay để không ai bị ngã, bị thương.

Sau đó, đám côn đồ ngành bắt đầu đi xe máy, kè kè bám đuôi nhóm luật sư suốt chặng đường từ tòa án về khách sạn, buộc họ phải rút cả về văn phòng luật sư Ngô Tuấn "cố thủ", đề phòng rủi ro.

Có lẽ đám công an, côn đồ này cay cú với những hành động của các luật sư trong phiên tòa, đặc biệt là họ muốn đe dọa không cho các luật sư công bố thông tin, thể hiện qua việc giằng co chiếc USB của Luật sư Ngô Anh Tuấn.

Mọi thủ tục và tranh luận đã bị cắt đứt vào ngày thứ tư xét xử, trong dự kiến ban đầu của Hội đồng xét xử ghi rõ sẽ tiến hành trong 10 ngày.

Trong khi chờ đợi bản án sẽ tuyên, đến đây có thể tổng hợp khái quát 5 luận điểm chính mà các Luật sư đã đưa ra tranh luận nhưng chỉ được Kiểm sát viên đối đáp nửa vời và tòa hầu như bác bỏ toàn bộ, bao gồm những ý sau :

Một (1) là – Yêu cầu triệu tập hàng loạt nhân chứng và người liên quan đã bị bác bỏ hoàn toàn. Luật sư Lê Văn Hòa gửi kiến nghị một danh sách dài các nhân chứng và người liên quan cần được xét hỏi nhằm làm sáng tỏ sự thật đã không hề có ai được triệu tập.

Tại phiên tòa Luật sư Lê Văn Luân đã đề nghị được hỏi đại diện Công an thành phố Hà Nội đang có mặt tham dự phiên tòa về Kế hoạch số 419A của Công an Thành phố Hà nội, được hồ sơ vụ án đề cập, nhưng vị chủ tọa phiên tòa bác yêu cầu và nói : Công an Hà Nội không tham gia tố tụng vì không liên quan, nên đề nghị luật sư không hỏi.

Hai (2) là – Các luật sư đòi hỏi tính hợp pháp của cuộc tấn công giữa đêm khuya theo một bản kế hoạch ghi số 419A đã được UBND Thành phố Hà nội và Bộ Công an phê chuẩn cũng không được Tòa làm sáng tỏ.

"Bản kế hoạch này là điểm khởi đầu cho vụ việc đầy bi kịch tại Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020, nhưng nó không xuất hiện trong hồ sơ vụ án" - Luật sư Lê Văn Luân cho biết.

Tuy nhiên Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ đứng về phía gia đình của 3 Cảnh sát cơ động tử vong, lại công bố trong phiên tòa rằng văn bản này thuộc loại Tối Mật.

"Nếu cuộc tấn công này là hợp pháp thì những kẻ gây nên cái chết cho 3 sĩ quan an ninh là tội đồ. Ngược lại, cuộc tấn công này là bất hợp pháp thì việc chống kẻ xâm nhập gia cư đang đêm bất hợp pháp là hành động tự vệ chính đáng". Nhà văn Lưu Trọng Văn đưa ra nhận định cũng trùng với quan điểm của các Luật sư Đồng Tâm và rất nhiều người công khai ý kiến trên Facebook.

vu2

Ảnh 2 : Thẩm phán Trương Việt Toàn, Chủ tọa phiên tòa

Nhà báo Nguyễn Thông nói : "Hà cớ gì lúc đêm hôm khuya khoắt đưa binh hùng tướng mạnh bao vây thôn làng, xông vào tận "nhà dân, vi phạm hiến pháp, bắt người, bắn người, giết người mà không cần bất kỳ bản án buộc tội nào. Làm công vụ giết người trong đêm, chỉ có quân thảo khấu man rợ mới vậy, chứ thảo khấu bình thường nó cũng không dám".

Cáo trạng cho rằng Kế hoạch giữa đêm của Công an vào thôn Hoành với mục đích để đảm bảo an ninh trật tự cho việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn, tuy nhiên đây chỉ là một lời ngụy biện trâng tráo vì tường rào Miếu Môn đã được xây xong cuối năm 2019, nơi xây cách thôn Hoành tới 2km.

Ba (3) là – Bởi lẽ "Giết người" là một cáo buộc nghiêm trọng, dẫn tới hình phạt tử hình, nên các luật sư đưa ra yêu cầu thực nghiệm điều tra nguyên nhân cái chết của 3 Cảnh sát cơ động. Nghi vấn đặt ra là vì sao các thi thể bị hóa thành than, tuy nhiên vị đại diện Viện Kiểm sát nói không cần thiết và tòa bác bỏ yêu cầu này của các Luật sư.

"Do giếng kín, nên xăng đổ xuống "nhiều chậu" chỉ có thể bốc hơi lên trên và cháy phía trên miệng giếng, chứ không thể cháy trong giếng. Nó giống như một trò chơi dân gian. Người ngậm dầu vào miệng và phun vào ngọn lửa trần tạo ra ngọn lửa nhưng miệng người phun không hề bị bỏng. Vì trong miệng anh ta không có ô xy".

"Vì thế, với kịch bản đổ xăng được đưa ra trong cáo trạng, thì sẽ có một cột lửa lớn phụt trên miệng giếng, 03 Công an rơi trong giếng chỉ chết ngạt chứ không thể bị than hóa. Vì không đủ oxy để cháy".

Trong khi đó, kết luận điều tra của công an Thành phố Hà Nội viết rằng ông Lê Đình Chức Chức "cầm can xăng đổ ra chậu", và "dùng chậu đổ xăng 3-5 lần xuống hố, cứ 3-5 phút thì đổ một lần…".

Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra lý giải.

vu3

Ảnh 3 : căn phòng ngủ nơi ông Lê Đình Kình bị bắn chết với chi chít vết đạn khắp nơi

Trong kết luận điều tra cho biết cái chết của 3 người này là do "ngạt khí và than hóa toàn thân do nhiệt ở mức độ rất nặng" và không có nêu bệnh nền.

Luật sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng nguyên nhân các chết chỉ dựa vào lời khai của các bị cáo là chưa đủ cơ sở kết luận.

"Ngạt khí do đâu, từ đâu ? Giám định pháp y chưa làm rõ nội dung này. Xăng cháy, khí CO2 từ 2 bình xịt, trang thiết bị các chiến sĩ mang theo, quả pháo sáng… đều là những nguyên nhân gây nên cái chết cho các bị hại" - Luật sư Mạnh đưa ra lý giải.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 viên công an được cho là bị thiêu đã lên tiếng phản đối việc thực nghiệm hiện trường vụ án.

Luật sư Bách được dẫn lời rằng "Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên ? Thậm chí dùng vật thay thế hoặc con vật khác, chúng ta cũng không có quyền". Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách thì trong trường hợp này không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân.

Trong khi đó Luật sư Nguyễn Hà Luân, người bào chữa cho những người bị cáo buộc trong vụ án sau đó đã phản bác quan điểm của luật sư Bách. Theo luật sư Nguyễn Hà Luân thì "Thực nghiệm hiện trường có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và không nhất thiết phải về tại chính địa điểm đó và cũng không nhất thiết phải có mặt của tất cả mọi người.

Ông Luân đồng ý việc không gợi lại nỗi đau cho người nhà nạn nhân nhưng nếu chứng minh được hành vi phạm tội một cách rõ ràng thì sẽ giảm đi sự ngờ hoặc. Lúc này, càng giảm được chừng nào hay chừng ấy.

Bốn (4) là – Nhiều bị cáo khai đã bị ép cung nhục hình, cụ thể bằng câu hỏi của Luật sư Nguyễn Đăng Mạnh cho thấy 19/29 bị cáo xác nhận đã bị ép cung nhục hình.

Ông Lê Đình Công khai trong giai đoạn điều tra đã bị đánh liên tục 10 ngày bằng dùi cui cao su bởi điều tra viên tên Phạm Việt Anh – theo lời khai ông Lê Đình Công nói trước tòa.

Bà Bùi Thị Nối cũng khai tại tòa rằng : lúc bà đang bị thương nhưng khi lấy cung vẫn bị đánh vào chân rất đau đớn tại đồn Công an Miếu Môn để ép cung.

vu4

Ảnh 4 : Luật sư Ngô Anh Tuấn thực nghiệm điều tra, dưới hố kỹ thuật, phát hiện một sợi dây điện còn nguyên vỏ không cháy, trong khi kết luận điều tra xác định tử thi 3 Cảnh sát cơ động bị than hóa toàn thân do nhiệt. Đây là mâu thuẫn không thể bỏ qua.

Đặc biệt là ông Lê Đình Chức có vết thương rất lớn ở đầu nhưng ông Chức đưa ra lời khai rất kỳ lạ rằng ông không đi bệnh viện và ông cũng không biết vết thương của mình từ đâu ra.

Trong khi hình ảnh ông Chức trước Tòa có 1 vết sẹo to bằng 3 ngón tay, dường như đã bị đục đi 1 miếng hộp sọ. Cáo trạng cũng viết là ông này bị bắn vào đầu.

Lý do nào khiến ông Chức không dám khai đúng sự thật, là một nghi vấn rất lớn.

Trước tòa, ông Bùi Viết Hiểu cũng phản cung và tố cáo rằng điều tra viên soạn sẵn lời khai ép ông phải nói để quay video, tuy nhiên tòa không có ý định xem xét tố cáo này.

Ép cung nhục hình là một tội hình sự và từng xảy ra rất nhiều ở Việt nam trong thời gian gần đây.

Trong phiên tòa xử 29 người dân Đồng tâm, Viện Kiểm sát và Tòa đồng quan điểm ngắn gọn rằng "không có cơ sở" để phủ nhận các tố cáo bị ép cung, dùng nhục hình của các bị cáo và yêu cầu xem xét sự việc của các Luật sư.

Năm (5) là – Yêu cầu khởi tố vụ án Giết người từ cái chết của ông Lê Đình Kình cũng bị tòa bác bỏ, trong khi đó Viện Kiểm sát lập luận rằng "Trời tối nên ông Bùi Viết Hiểu không thể nhìn thấy Kình bị bắn chết nên lời khai là không chính xác. Theo hồ sơ có trong vụ án thì Kình có sự chống đối nên việc bắn chết là đúng quy định của pháp luật". Đại diện Viện Kiểm sát đã xưng hô với ông Lê Đình Kình bằng cách nói trống không một chữ Kình, theo cách rất vô văn hóa, thiếu tôn trọng người một người cao tuổi đã mất.

Về vết thương trên người ông Hiểu, đại diện Viện Kiểm sát chỉ nói rằng : "Không rõ nguyên nhân".

Về cáo buộc ông Kình chống trả bằng cách cầm lựu đạn chỉ là tuyên bố tự thân của phía công an, không có cơ sở nào chứng minh, trong khi Bùi Viết Hiểu là nhân chứng duy nhất chứng kiến cái chết của ông Lê Đình Kình đã khẳng định trước tòa là ông Kình không có lựu đạn.

vu5

Ảnh 5 : bị cáo Lê Đình Chức trong phiên tòa

Cho đến ngày 10/9/2020 tức là sau hơn 8 tháng vụ việc ngày 9/1 xảy ra thì chỉ có duy nhất 1 tấm ảnh với 7 vật "giống lựu đạn" được VTV, TTXVN và các báo đài nhà nước đưa ra để làm bằng chứng cho cái gọi là "ông Kình cầm lựu đạn chống trả công an".

Trong phiên tòa xử 29 người dân ngày thứ ba hôm 9/9 thì các bị cáo bị hỏi đều khẳng định không hề đưa cho ông Lê Đình Kình một quả lựu đạn nào.

vu6

Ảnh 6 : bức ảnh duy nhất có đóng dấu mờ của TTXVN, được các báo đưa tin để tuyên bố trong các hồ sơ rằng ông Lê Đình Kình có cầm một quả lựu đạn trong tay trước khi bị bắn chết

"Tôi hỏi lại ông, theo thống kê của chúng tôi thì có ít nhất 11 quả lựu đạn được thu giữ tại hiện trường và 1 vỏ lựu đạn đã nổ (khả năng là quả thứ 12).

Ông cho Hội đồng xét xử biết rằng có chắc rằng ông chỉ nhờ mua 10 quả lựu đạn và trong nhà ông hoặc nhà ông Kình không có thêm bất kỳ quả lựu đạn nào ?" – Luật sư Ngô Anh Tuấn hỏi ông Lê Đình Công.

Ông Công đáp : "Tôi khẳng định lời khai của tôi là đúng. Tôi chỉ nhờ mua 10 quả lựu đạn, ngoài ra không có thêm bất kỳ quả nào trong nhà tôi và nhà ông Kình".

Khi luật sư Tuấn hỏi tiếp ông Bùi Viết Hiểu về giờ phút ở với ông Lê Đình Kình thì bị Chủ tọa thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời, yêu cầu luật sư không hỏi các nội dung liên quan tới ông Kình vì "hành vi của ông Kình không được xem xét trong vụ án này".

Luật sư Tuấn không đồng ý vì "trong Cáo trạng đã cáo buộc ông Kình phạm tội giết người, tôi không chỉ là luật sư bào chữa cho các bị cáo mà tôi còn là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình".

Theo biên bản ghi nội dung phiên xử mà luật sư Tuấn công bố cho thấy, Chủ tọa nhắc nhở luật sư rằng bà Thành không được công nhận tư cách tham gia tố tụng nên luật sư không có tư cách đại diện cho bà tại phiên tòa này.

Luật sư Tuấn nhắc lại lời của chủ tọa trong phần khai mạc phiên tòa là có thể triệu tập bà Thành nếu cần, lúc này là lúc cần, đề nghị Hội đồng xét xử thực hiện việc đó…

Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đề nghị luật sư về chỗ vì hỏi vượt quá giới hạn xét xử (sẽ mời luật sư quay lại hỏi sau).

Thu Thủy

Nguồn : Thoibao.de, 14/09/2020

*********************

Việt Nam : Tòa sơ thẩm tuyên 2 án tử hình trong vụ Đồng Tâm

Anh Vũ, RFI, 14/09/2020

Hôm 14/09/2020, Tòa án nhân dân Hà Nội, trong phiên xử sơ thẩm, đã tuyên 2 án tử hình và nhiều năm tù đối với các bị cáo trong vụ án chống người thi hành công vụ tại tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội xảy ra rạng sáng ngày 09/01/2020.

vu7

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm nghe phán quyết của Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 14/09/2020  via Reuters - Doan Tan/VNA

Hai án tử hình được tuyên cho anh em cùng cha khác mẹ, ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, con của ông Lê Đình Kình, 84 tuổi. Ông Kình đã bị công an bắn chết ngay tại nhà riêng hôm 09/01/2020. Hai bị cáo bị kết tội "giết người" và "chủ mưu, cầm đầu vụ giết người".

Cùng tội danh trên, Lê Đình Doanh (cháu nội ông Lê Đình Kình) bị tuyên án chung thân. Bị cáo cao tuổi nhất, ông Bùi Viết Hiểu, 77 tuổi lĩnh 16 năm tù. Ngoài ra các bị cáo Nguyễn Quốc Tiến bị 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 23 bị cáo còn lại bị tuyên các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội "chống người thi hành công vụ".

Phiên tòa sơ thẩm vụ án tại Đồng Tâm mở ra hôm 07/09 vừa qua, dự kiến kéo dài trong 10 ngày, nhưng sau 4 ngày, tòa quyết định rút ngắn thời gian và tuyên án hôm nay. Theo cáo trạng ban đầu có đến 25 bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội "giết người", 4 người về tội "chống người thi hành công vụ". Tuy nhiên, sau khi tranh luận tại tòa, Viện Kiểm sát đã chấp nhận thay đổi tội danh truy tố từ "giết người" sang "chống người thi hành công vụ" đối với 19 bị cáo.

Đây là vụ án gây rúng động dư luận tại Việt Nam liên quan đến việc tranh chấp thu hồi, giải tỏa đất đai giữa chính quyền và người dân. Đỉnh điểm là việc rạng sáng ngày 09/01/2020, chính quyền đã điều hàng nghìn cảnh sát cơ động đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để trấn áp những người dân làng được cho là chống đối các quyết định thu hồi đất đai tại địa phương. Cuộc đụng độ với dân thôn Hoành đã nổ ra khiến bốn người thiệt mạng, trong đó có ông Lê Đình Kình và ba công an. 29 dân làng bị bắt và đưa ra xét xử.

Trong thời gian phiên xử diễn ra, báo chí chính thống tại Việt Nam chủ yếu đưa tin theo hướng các bị cáo thừa nhận cáo trạng, nhận tội và ăn năn, hối hận. Các nội dung chưa sáng tỏ gây tranh cãi tại tòa chỉ được một số luật sư bảo vệ các bị cáo thông tin lại qua mạng xã hội. Trong đó, đặc biệt các chi tiết về hoàn cảnh dẫn đến cái chết của 3 sĩ quan cảnh sát cũng như của ông Lê Đình Kình hoàn toàn không được tòa quan tâm làm rõ.

Anh Vũ

********************

V Đng Tâm : Tòa tuyên 2 án t hình, gia đình ông Kình ‘phn đi, s kháng cáo’

VOA, 14/09/2020

Tòa án nhân dân thành ph Hà Ni vào chiu 14/9 tuyên hai ông Lê Đình Công, 56 tui, và Lê Đình Chc, 40 tui, phm ti "giết người" trong mt v đng đ vi công an hi đu năm nay vì tranh chp đt đai xã Đng Tâm, ngoi thành Hà Ni.

vu8

Ông Lê Đình Công trong phiên xét x sơ thm Hà Ni t 7-14/9/2020 v v án xã Đng Tâm

Hai ông Công và Chc phi nhn án t hình, theo tin ca Người Lao Đng và Giao Thông.

Tòa cũng tuyên các mc án t 15 tháng tù treo đến chung thân đi vi 27 người khác b quy là phm ti "chng người thi hành công v" hoc "giết người", vn theo Người Lao Đng và Giao Thông.

Ngoài hai án t hình, nhng người nhn các mc án tù cao nht gm : Lê Đình Doanh, chung thân ; Bùi Viết Hiu, 16 năm tù ; Nguyn Quc Tiến, 13 năm tù ; và Nguyn Văn Tuyn, 12 năm tù, hai báo Người Lao Đng và Giao Thông tường thut.

Các b cáo trong phiên tòa sơ thm kéo dài t ngày 7-14/9 là người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, Hà Ni. H b bt rng sáng 9/1 sau khi công an đt kích vào thôn vi lý do "bo đm an ninh, trt t" cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chp đt đai gia chính quyn vi người dân trong nhiu năm qua.

V đt kích dn đến hu qu là ông Lê Đình Kình, 84 tui, được xem là th lĩnh tinh thn ca người dân, b công an bn chết ; phía công an có 3 người thit mng.

Trong v này, nhà chc trách cáo buc rng ông Lê Đình Công "ch mưu, thường xuyên kích đng giết cán b công an", cũng như "trc tiếp ném lu đn, giết chết công an".

Ông Lê Đình Chc b cáo buc "ném bom xăng, lu đn v phía công an, dùng tuýp st gn dao bu chc, khiến 3 cnh sát ngã xung h" ri cùng ông Lê Đình Doanh xăng thiêu chết" 3 người đó.

Lê Đình Công và Lê Đình Chc là con trai ông Lê Đình Kình. Lê Đình Doanh là cháu ni ông Kình.

Nhà chc trách nhiu ln khng đnh người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, có ch tâm "tn công nhm tiêu dit lc lượng công an".

Trong khi đó, 29 người b bt và tr thành b cáo ti phiên tòa nói h ch "bo v đt đai" và "phòng v" trong tình hung chính bn thân và người nhà gp nguy him khi xy ra v đt kích.

vu9

Các b cáo ti phiên xét x v v án xut phát t tranh chp đt đai Đng Tâm, Hà Ni (nh ngày 10/9 ca VietnamNet)

Phn ng v các bn án ca tòa, bà Nguyn Th Duyên, v ca b cáo Lê Đình Uy, cháu dâu ông Lê Đình Kình, nói vi VOA vào chiu 14/9 :

"Gia đình chúng tôi không đng ý, không chp nhn các bn án ca tòa. Người thân ca chúng tôi không làm gì phm ti, không giết người. Công an không có bng chng là chú tôi, b tôi giết người. Gia đình chúng tôi cũng không chng kiến cnh 3 công an chết cháy. Chc chn chúng tôi s kháng cáo".

Lê Đình Uy, chng bà Duyên, nhn mc án 5 năm tù. Bà Duyên nhn mnh vi VOA rng bt c bn án nào ca tòa đi vi ai trong v án này cũng là "oan sai" và gia đình s u tranh".

Nói v vic ông Lê Đình Kình b bn chết trong v đt kích, bà Duyên cáo buc rng công an "đã giết" ông.

"C chết rt oan trái", bà Duyên nói vi VOA, "Gia đình và người dân Đng Tâm bt ng, không chp nhn cái chết tc tưởi ca c".

Bà Duyên cho biết thêm rng trong cùng ngày 14/9, bà Dư Th Thành, v ông Lê Đình Kình, đã gi đơn t cáo khn cp đến Chính ph, Quc hi và B Công an Vit Nam đ t cáo tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn ca B Công an, đã "xúc phm" ông Kình.

Cách đây ít ngày, trong mt phát biu trên báo chí, ông Tô Ân Xô gi ông Lê Đình Kình là a ch cường hào mi".

Trong đơn t cáo, bà Dư Th Thành viết rng cho đến khi "b công an giết", ông Lê Đình Kình chưa b khi t vi bt c ti danh nào và vn là mt đng viên cng sn, chưa h có tin án, tin s.

Bà Thành yêu cu nhà chc trách Vit Nam làm rõ khái nim a ch cường hào mi", đng thi cho rng ông Tô Ân Xô "vu khng trng trn cho người chết" và "phi chu trách nhim trước pháp lut bi nhng phát ngôn không có căn c đó".

*********************

Tòa Hà Nội tuyên 2 án tử hình và 1 án chung thân đối với người dân Đồng Tâm

RFA, 14/09/2020

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vào chiều ngày 14/9/2020 ra phán quyết 2 án tử hình đối với 2 ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, ngoài ra ông Lê Đình Doanh là con của ông Công cũng bị tuyên án tù chung thân trong phiên tòa bị nhiều luật sư chỉ trích là có nhiều sai sót về mặt tố tụng.

vu10

Hình minh hoạ. Phiên tòa xét xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội - TTXVN

Hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức cho biết sẽ kháng án.

Ba người khác cùng bị cáo buộc tội danh giết người là ông Bùi Viết Hiểu bị tuyên 16 năm tù, ông Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù và ông Nguyễn Văn Tuyển là 12 năm tù giam.

Những người này bị cáo buộc liên quan đến vụ việc đổ xăng nhiều lần vào hố thiêu sống 3 cán bộ công an trong số hơn 3 ngàn quân tấn công vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020 lấy lý do là để bảo vệ quân đội xây tường rào sân bay Miếu Môn và các mục tiêu quan trọng trong xã.

23 người còn lại bị cáo buộc tội "chống người thi hành công vụ" bị tuyên các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam.

Theo luật sư Lê Văn Luân có 13 người lãnh án tù treo và được trả tự do ngay tại phiên tòa.

Bà Bùi Thị Nối bị tăng hình phạt, Viện kiểm sát đề nghị chỉ từ 4-5 năm tù giam, tòa phán quyết 6 năm tù giam.

Chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu ông Lê Đình Kình bày tỏ suy nghĩ sau khi nghe bản án cho biết, chị không quá bất ngờ trước bản án và sẽ tiếp tục gửi đơn tranh đấu cho những người dân Đồng Tâm.

"Thật ra em cũng không bất ngờ lắm vì chuẩn bị tinh thần trước biết chắc chắn rằng họ sẽ giữ nguyên bản án.

Các bước tiếp theo sẽ phải làm dần dần thôi chứ không thể nào thay đổi cục diện hay tâm trí của họ rồi. Chắc chắn họ sẽ ép người dân Đồng Tâm chịu cảnh ngục tù rất là lâu".

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho những người dân Đồng Tâm chiều ngày 14/9 nhận xét về các bản án như sau :

"Tôi không biết phải nhận xét như thế nào nhưng mà bây giờ hôm ở tòa tôi cũng đã nói nói rồi, trong vụ án này đã có 4 người chết rồi cần phải điều tra xem xét lại 4 cái chết đó.

Chưa có đủ căn cứ 3 người đó chết là do ông Công, ông Chức và những người khác.

Bây giờ nếu chúng ta thêm hai án tử hình và một án chung thân nữa thì tôi cho rằng đó là một bản án không tiếp tục thuyết phục !".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến từ Hà Nội cũng nói bản án này là :

"Tôi bảo cả Đảng cộng sản này nó điếc và nó mù hết rồi ! Bởi vì nó điếc và nó mù cho nên là nó chỉ áp đặt ý muốn của nó mà thôi, và như thế đó là một bọn hết sức tàn bạo, vô nhân đạo, phản dân".

Như chúng tôi đã thông tin, Tòa án Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 29 người dân với cáo buộc "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ từ ngày 7/9 đến ngày 10/9/2020.

Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn từ chối triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (đang bị tạm giam trong vụ án khác), đại diện Bộ Quốc phòng và Công an thành phố Hà Nội. Lý do theo ông này là "không liên quan đến vụ án".

Mặc dù sau đó, đại diện công an thành phố Hà Nội có mặt, một số nhân chứng như bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình không được triệu tập tới tòa.

Có 19 trong 29 bị cáo cho biết bị bức cung, nhục hình trong đó ông Lê Đình Công nói "bị đánh mười ngày như một".

Khi nói lời sau cùng, có gần 20 người dân có phát biểu gần giống nhau khi cùng xin được hưởng mức án khoan hồng, gửi lời cảm ơn giám thị trại tạm giam giáo dục giúp họ nhận ra lỗi lầm.

Ngay khi vụ việc ngày 9/1/2020 xảy ra, vợ ông Lê Đình Kình và một số nhân sĩ trí thức ở Hà Nội đã gửi đơn tố cáo vụ án giết người xảy ra ở Đồng Tâm đối với ông Lê Đình Kình nhưng không được xem xét do công an Hà Nội cho rằng "nội dung đơn không đúng sự thật".

***********************

Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối các bản án đối với dân Đồng Tâm

RFA, 14/09/2020

Ngay sau khi tin tức về những bản án tuyên đối với 29 người dân Đồng Tâm được đưa ra, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights watch - HRW) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra tuyên bố với nội dung phản đối.

vu11

Phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội tháng 9/2020 - TTXVN

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu cực Châu Á của HRW nêu rõ :

"Những bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng cộng sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân làng có thể truyền lan ra dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng nề nhất".

Ông Phil Robertson nêu rằng khi mà đại hội Đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn ít tháng nữa sẽ diễn ra, không hề có khả năng nào khác ngoài một phiên xử vội vàng được kiểm soát để tuyên án các bị cáo.

Quan tâm về những quan ngại tiến trình tố tụng bị vị phạm nghiêm trọng làm phương hại rõ ràng đến công tác xét xử công bằng không hề được đề cập công khai tại Việt Nam.

Theo HRW thì Việt Nam một lần nữa cho thế giới thấy họ đang cùng với Trung Quốc trở nên một trong những nhà nước sử dụng án tử hình, một dạng hình phạt độc ác không nên áp dụng cho bất cứ ai.

Tổ chức Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng cho rằng những bản án vô nhân được tuyên sau một phiên xử hoàn toàn không công bằng.

Ân Xá Quốc tế phản đối án tử hình trong bất cứ mọi trường hợp, không hề có ngoại trừ dù người bị tuyên án là ai, bản chất và tình huống phạm tội là gì đi chăng nữa…

*******************

Cộng đồng người Việt tại Nhật phản đối bản án đối với những người dân Đồng Tâm

RFA, 14/09/2020

Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản ra kháng thư phản đối bản án đối với 29 người dân Đồng Tâm mà tòa ở Hà Nội vừa tuyên hôm 14/9/2020.

vu12

Hình minh hoạ. Ông Lê Đình Công, người bị kết án tử hình về tội giết người tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 7/9/2020 - TTXVN

Tòa sơ thẩm ở Hà Nội hôm 14/9 đã tuyên hai án tử hình và 1 chung thân đối với ba người dân Đồng Tâm về tội giết người. Ngoài ra còn 3 người khác bị án tù từ 12 đến 16 năm với cùng tội danh. Những người còn lại bị án từ tù treo đến 6 năm tù giam với cáo buộc chống người thi hành công vụ.

Kháng thư nêu lại vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm và cho rằng ‘hành vi khủng bố, trấn áp một khu dân cư dân sự có trẻ em, phụ nữ, người già, người bệnh vào lúc đêm hôm như thế hoàn toàn trái ngược với mọi qui định pháp luật và phải bị khởi tố bởi một qui trình tố tụng đúng mức.’

Cũng theo Kháng thư thì phía gây nên vụ việc chủ động tiến hành một phiên tòa bắt đầu từ ngày 7/9 với nhiều cái gọi là ‘chứng cứ buộc tội’ do Công an dàn dựng, biên tập.

Một số người ra tòa với những vết thương trên mặt mũi dù được hóa trang, bôi xóa không thể che đậy một qui trình điều tra có ép cung đầy bạo lực và phi nhân.

Tại tòa xử án, các luật sư không thể thực hiện đầy đủ chức năng bào chữa của họ vì phiên xử dự kiến kéo dài 10 ngày đã bị cắt ngắn. Phiên tòa bị cho là tạo điều kiện tối đa cho bên buộc tội và người lại hạn chế đến mức tối thiểu năng lực của bên gỡ tội.

Thân nhân, gia đình của những người phải ra tòa không được tham dự mà lại còn bị sách nhiễu.

Kháng thư nêu ra 5 yêu cầu ; trong đó có việc hủy bỏ những bản án đã tuyên, trả tự do cho những người trong cuộc ; thành lập một ủy ban chuyên án để điều tra lại vụ việc nhằm giải quyết oan sai một cách khách quan, đúng với trình tự pháp lý…

*********************

Vợ góa cụ Lê Đình Kình làm đơn tố cáo khẩn cấp việc vu cáo chồng bà là ‘cường hào-ác bá’

RFA, 14/09/2020

vu13

Bà Dư Thị Thành, vợ góa cụ Lê Đình Kình trong ngày chôn cất / FB

Trong ngày 14/9, bà Dư Thị Thành, vợ góa của cụ Lê Đình Kình, người bị lực lượng chức năng bắn chết tại nhà vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua, công khai đơn tố cáo khẩn cấp.

Đơn được gửi đến ba vị lãnh đạo Việt Nam hiện nay gồm ông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân và ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Nội dung đơn tố cáo đích danh ông Tô Ân Xô, Thiếu tướng, phát ngôn nhân của Bộ Công an Việt Nam khi gọi ông Lê Đình Kình là ‘địa chủ, cường hào mới’.

Theo bà Dư Thị Thành thì khi người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam có cáo buộc như vừa nêu thì ông Lê Đình Kình chưa hề bị khởi tố với bất kỳ tội danh nào. Ngoài ra cho đến khi bị lực lượng chức năng bắn chết ông Kình cũng chưa hề có bất cứ tiền án, tiền sự nào.

Bà Dư thị Thành nêu rõ vào khi Đơn Tố cáo Tội Giết người mà bà gửi đến các cơ quan thẩm quyền vào ngày 3/3 vừa qua đến nay vẫn chưa được giải quyết thì ông Thiếu tướng Tô Ân Xô lại xúc phạm đến chồng bà.

Bà Dư Thị Thành yêu cầu ba vị lãnh đạo gồm Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và Bộ trưởng Công an Việt Nam hiện đương chức hãy xác minh, làm rõ thái độ của ông Tô Ân Xô là vu khống đối với người đã khuất. Do đó ông Tô Ân Xô phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn bị cho là không có căn cứ đó.

Ngoài ra bà Dư Thị Thành còn đề nghị Bộ Công an Việt Nam giải thích cho tất cả mọi người khái niệm ‘địa chủ, cường hào’ thời đại hiện nay bao gồm những yếu tố gì.

************************

Âm mưu chính trị hóa và "bẻ lái" vụ Đồng Tâm

Trần Anh Tú, Công an nhân dân, 14/09/2020

Lời giới thiệu : Không muốn đăng bài này nhưng phải đăng để "đầy đủ hồ sơ" !

Viet-studies, 14/09/2020

-------------------------

Chống diễn biến hòa bình

Những ngày qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9/1/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội và thu hút nhiều sự quan tâm chú ý từ cộng đồng...

Lợi dụng vụ án này, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều hoạt động xuyên tạc, đánh lận bản chất vụ án, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Những luận điệu xuyên tạc

Ngay trong quá trình phiên tòa sơ thẩm diễn ra, không ít cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tới tấp tung ra nhiều luận điệu, yêu sách phi lý liên quan đến vụ án xảy ra tại Đồng Tâm. Trong số đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW (Human rights watch) là một trong những tổ chức đưa ra những thông tin phiến diện về tình hình vụ án, gây tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Theo thông tin được RFA đăng tải, Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của HRW cho rằng : "Có những mối quan ngại rất lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một phiên tòa công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố về vụ việc ở Đồng Tâm", "chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai", "Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa" v.v…

Cũng giống như HRW, nhiều tổ chức đội lốt "theo dõi nhân quyền", "đấu tranh vì nhân quyền" như Tổ chức phóng viên không biên giới - RSF (Reporters Sans Frontiers), Tổ chức Kito hữu hành động đòi bãi bỏ tra tấn - ACAT (Action de Chrétiens pour l'Abolition de la Torture), v.v… cũng liên tục chia sẻ những thông tin sai trái về vụ án Đồng Tâm, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, cũng như xét xử đối với các bị cáo. Không dừng lại ở việc đăng tải, chia sẻ những thông tin lệch lạc, tiêu cực, các đối tượng còn tiến hành xây dựng "thư ngỏ", "kiến nghị" hòng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ẩn giấu phía sau vỏ bọc đấu tranh vì quyền con người, vì sự công bằng của pháp luật là những mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách hết sức nham hiểm, xảo quyệt.

Bất chấp sự thú nhận về hành vi phạm tội của các bị cáo trước tòa, các đối tượng cơ hội chính trị vẫn liên tục "bẻ lái", đánh lạc hướng thông tin về vụ án. Đặc biệt, dưới sự cộng sức của các "mõ làng dân chủ" như BBC, RFA, RFI v.v…, những dòng thông tin xuyên tạc về vụ án đang được lan truyền khiến tình hình trở lên phức tạp.

Mưu đồ phía sau vỏ bọc "dân chủ", "nhân quyền"

Trước hết, thông qua việc xuyên tạc bản chất vụ án, các đối tượng đang cố tình "chính trị hóa" vụ án tại Đồng Tâm. Rõ ràng, hành vi giết người, chống người thi hành công vụ của các bị cáo trong vụ án đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự Việt Nam. Hệ quả mà hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra là sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khiến cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị ảnh hưởng tiêu cực.

Từ một vụ án hình sự, các đối tượng hướng lái, xuyên tạc, quy kết trở thành vấn đề chính trị. Núp danh "dân chủ", "nhân quyền", các đối tượng cố tình đánh lận bản chất vụ án, đưa ra luận điệu cho rằng các bị can trong vụ án là "nạn nhân" của chính quyền. Các đối tượng đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án là từ những sai lầm của chế độ.

Thậm chí, trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra, các đối tượng đã đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu vụ án tại Đồng Tâm là "án bỏ túi" ; cố tình xuyên tạc sự công bằng, khách quan của hệ thống tư pháp tại Việt Nam. Tất cả những điều này nhằm tạo ra một bức tranh phiến diện, đen tối về tình hình chính trị - xã hội tại Việt Nam ; bôi nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Thông qua hoạt động của các đối tượng "dân chủ", có thể thấy các đối tượng này đang cố "tẩy trắng" cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm, từ đó tạo tiền đề để "chuyển"các bị cáo trong vụ án này vào nhóm "tù nhân lương tâm" - một thủ đoạn thường xuyên được các "nhà dân chủ" thực hiện hòng tấn công, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mục đích mà các đối tượng hướng đến suy cho cùng vẫn là để tạo cớ nhằm tấn công chế độ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền ; khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách quan, thiếu chính xác về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng với việc "chính trị hóa" vụ án Đồng Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích động, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế ; tung ra các "kiến nghị", "tuyên bố", "thư ngỏ" gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao một số nước ; đưa ra yêu sách cho các "quan sát viên độc lập" vào Việt Nam theo dõi vụ án v.v… nhằm "quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm.

Nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy những phức tạp liên quan đến vụ án tại Đồng Tâm diễn ra từ lâu. Lợi dụng những mâu thuẫn trong vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi thường pháp luật của các đối tượng trong "Tổ đồng thuận", nhiều cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong nước và quốc tế đã ủng hộ về vật chất và tiến hành tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho "Tổ đồng thuận" với mục đích tạo điểm nóng về an ninh, trật tự trong xã hội Việt Nam.

Việc các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" bị bắt giữ, xử lý do có hành vi giết người, chống người thi hành công vụ cũng đồng nghĩa với việc điểm nóng về an ninh, trật tự tại Đồng Tâm được giải quyết. Chính vì vậy, các đối tượng đang cố tận dụng "viên đạn Đồng Tâm" để tấn công, chống phá chính quyền. "Quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm là một thủ đoạn đặc biệt thâm hiểm. Phía sau danh nghĩa bảo vệ quyền con người là mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, từ đó tác động, gây sức ép hòng chuyển hóa chế độ tại nước ta.

Với những hành vi phạm tội nghiêm trọng đã thực hiện, các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hình phạt tương xứng. Không một ai, không một lý do nào có thể bao biện cho hành vi phạm tội của các đối tượng.

Trần Anh Tú

Nguồn : Công an nhân dân, 14/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Anh Vũ, VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt, RFA tiếng Việt, Trần Anh Tú
Read 473 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)