Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/09/2020

Phản ứng của dư luận trong và ngoài nước về bản án Đồng Tâm

Nhiều tác giả

Hậu vụ án Đồng Tâm

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 17/09/2020

Vụ án Đồng Tâm đã kết thúc phiên sơ thẩm vào ngày 14 tháng Chín năm 2020, bằng hai án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức cùng một án chung thân đối với ông Lê Đình Doanh. Ngoài ba người này, nhiều án tù cao, bị áp lên 26 người còn lại.

trudi11

Những người thân trong gia đình cụ Lê Đình Kình bị kết những bản án nặng nề

Dư luận trong nước, ngay sau đó lên án mãnh liệt với khái niệm "tru di tam tộc" dành cho đại gia đình ông Lê Đình Kình - người đảng viên gần 60 năm tuổi đảng và chưa hề bị bất kỳ kỷ luật nào về mặt đảng cũng như chưa một lần phạm pháp - bị bắn chết vào rạng sáng ngày 9 tháng Giêng năm 2020. 

Khái niệm "tru di tam tộc" của thời phong kiến, nhằm chỉ ra ba họ phải bị tuyệt diệt, gồm : họ cha (tức là họ của cha ông Lê Đình Kình), họ mẹ (tức là họ của mẹ ông Lê Đình Kình) và họ vợ (tức là họ Dư - bà Dư Thị Thành - vợ ông Kình).

"Tru di tam tộc" là luật hẳn hòi, nhằm để tránh sự nổi dậy của những người bị triều đình kết án. Người bị kết án "tru di tam tộc" phải lâm vào trọng tội "khi quân phạm thượng" hoặc không còn "trung quân ái quốc".

Do đó, cái chết của ông Lê Đình Kình cùng việc kết án hai con trai và cháu nội cần nhìn dưới góc độ pháp luật của thời đại độc đảng toàn trị ngày nay.

Dù một số người lầm lẫn khái niệm "tru di tam tộc" nhưng thảm họa của đại gia đình ông Kình không thể làm lu mờ nhân ảnh người cộng sản Việt Nam phản chiếu qua nhiều góc độ ; từ phía nạn nhân, từ phía luật sư, từ phía kết án và từ phía dư luận trong và ngoài nước.

Nhiều người cho rằng, vụ án Đồng Tâm là vụ án phức tạp và mang tính điển hình về xung đột đất đai giữa người dân và Đảng cộng sản Việt Nam suốt 45 năm qua, tính từ 1975.

Thất bại

Thất bại về pháp trị

Vụ án Đồng Tâm đã bộc lộ toàn bộ tính phi hệ thống của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng nền tư pháp gục ngã hoàn toàn dưới bàn tay công an trị.

Bằng cách vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục tố tụng, phía kết án đã đẩy nền pháp trị của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở về "thời sơ khai" của nhà nước VIệt Nam Dân chủ Cộng Hòa, dưới hình thức thanh trừng kẻ phản đảng kết hợp với trả thù tàn khốc. Người dân có thể hiểu được "thời sơ khai" này, bởi lúc bấy giờ miền Bắc đang ở giai đoạn chiến tranh với xã hội hoàn toàn bịt kín như "Đêm Giữa Ban Ngày" [*] trong một xã hội độc đảng. Nhưng ngày nay thì không.

Bằng cách kết án không cần thực nghiệm hiện trường, không cần suy đoán vô tội và nhiều "không cần" khác, phía kết án đã phản bội Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam và kết liễu Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thất bại về tuyên truyền

Những khuất tất xoay quanh 3 cái xác của phía gọi là "thi hành công vụ" vẫn tiếp tục được "đào xới" cùng với những hoài nghi quanh các vết đạn trên thân thể ông Kình làm nhức nhối lương tri con người.

Dư luận vẫn loay hoay và hí hoáy tìm hiểu uẩn khúc phía sau vụ án, qua những thông tin và hình ảnh rò rỉ trên các trang mạng xã hội.

Dư luận vẫn không thôi xót xa về hai án tử hình bị cho là "giết người" cùng danh hiệu gần 60 năm tuổi đảng của ông Lê Đình Kình đầy chua chát và đủ ê chề.

Nhân tâm ly tán mãnh liệt hơn qua vụ án Đồng Tâm, làm cho khái niệm "đoàn kết toàn dân" trở nên thảm hại hơn bao giờ hết.

Cùng với đó, người ta ngỡ ngàng trước những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba như : "thằng già", "kẻ phản bội", "cu Kình" v.v... xuất hiện cùng với những mạ lị, chửi bới thật nghiệt ngã, ẩn nấp dưới tên gọi "quyền tự do ngôn luận". Cảnh tượng bát nháo chữ nghĩa lại thêm một dấu hiệu thất bại tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tất cả các quốc gia theo đuổi Chủ nghĩa Cộng Sản đều có bộ máy tuyên truyền khổng lồ và tinh vi nhưng "bộ phận dân vận" đều nằm trong đó. Duy chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam, có riêng hệ thống Dân Vận từ trung ương đến địa phương với bà Trương Thị Mai đứng đầu. Bộ máy đồ sộ của Ban Dân Vận trải dài như thế, dư luận không hiểu hàng ngàn con người đó đang nghĩ gì và có định làm gì với "hậu" vụ án Đồng Tâm ( ?), dù ngày ngày họ vẫn đến cơ quan và đều đều lãnh lương hàng tháng (!).

Dường như Hội Nông Dân, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Thanh Niên, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh v.v... tất thảy đều cấm khẩu trước thảm án làng Đồng Tâm, ngoại trừ vai trò tuyên truyền đang cố gắng chống chọi với dư luận trong những ngày qua (!).

Cùng ý thức hệ với nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, "nhân dân" luôn trở thành "nhân vật chủ chốt" để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kêu gọi "một lòng theo đảng" trong tất cả xung đột đối nội và đối ngoại, khi cần giải quyết.

Và tại ngay tâm điểm "lòng dân" đó, hình ảnh rũ rượi lập lòe cùng tiếng khóc ai oán cất lên từ những người dân làng Đồng Tâm nhận án treo, trước mộ phần đầy cỏ xanh của ông Lê Đình Kình chập chờn trong đêm tối, bỗng trở nên ám ảnh dư luận dữ dội và chúng hoàn toàn đối nghịch với tư thế an nhiên cùng giọng nói bình thản của tất cả các ông (bà) có chân trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang nhóm họp để bàn chuyện quốc gia đại sự, trong những ngày này (!)

Thành công

Nói về thất bại, tất phải nói đến thành công (của Đảng cộng sản Việt Nam) qua vụ án Đồng Tâm.

Dù thất bại nặng nề với nền pháp trị sơ khai và bộ máy tuyên truyền thô vụng, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam có thành công không thể chối cãi được. Đó là phía sau các bản án oan khiên và phi pháp, "tính Đảng" vẫn không hề sứt mẻ với nguyên tắc hàng đầu : "Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách". Điều đó cho thấy, toàn thể Bộ Chính Trị vẫn "đồng tâm" bằng thái độ "im lặng là vàng" trước người đảng viên gần 60 năm tuổi đảng - Lê Đình Kình - cho đến cuối đời, vẫn đặt trọn niềm tin vào đảng !

Kết

Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân - như người cộng sản Việt Nam vẫn nói và luôn nói. Chính nó từ dân nuôi nấng, bảo bọc - cũng người cộng sản Việt Nam vẫn nói và luôn nói như thế. Để hôm nay người Việt Nam trong và ngoài nước đang chứng kiến một quốc gia xác xơ về nhân cách với lòng thù hận ngút ngàn và sự chia rẽ xã hội trầm trọng ! 

Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam - Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định trước Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vào ngày 14 tháng Chín năm 2020, tức ngay hôm hai con trai và cháu nội ông Lê Đình Kình nhận bản án nghiệt ngã !

"Nữ thần nhân quyền" hay "nam thần nhân quyền", nếu có, chắc đang chết đứng và cứng họng ... !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 17/09/2020 (nguyenngocgia's blog)

[*] Tác phẩm của nhà văn Vũ Thư Hiên

************************

Án Đồng Tâm đang làm "tươi mới" lịch sử

Tuấn Khanh, RFA, 16/09/2020

trudi12

Ngày Hà Nội tuyên án 29 người dân Đồng Tâm cũng là dịp muôn vàn những cảm giác lẫn lộn ập về trong tâm cảm của người Việt Nam.

Đúng, sai, sự dối trá hay độc ác vẫn được bàn bạc không ngớt trên các trang mạng, nhưng quan trọng nhất, nhiều điều bỗng chợt sống lại trong trí nhớ của những người già, lời bàn khiến những người trẻ tò mò giở lại trang sách cũ... Lịch sử đây đó, đã ghi rõ, rành rành. Mọi thứ đột nhiên tươi mới hơn bao giờ hết từ nỗi đau của người dân Đồng Tâm. Tươi mới về cái ác có thật, và cả một chiều dài kiên định của nó.

Gương mặt ngơ ngác của những người nông dân Đồng Tâm ngồi trước phiên tòa được truyền thông nhà nước độc quyền loan đi, cho thấy như khi nhận án tử hình hay chung thân, có người cũng đã không hiểu nổi vì sao họ trở thành kẻ sai phạm. Đất đai đã sống cùng với họ, mồ hôi nước mắt đã cùng cha mẹ, anh em của họ. Rồi một ngày, những người lạ mặt cầm súng đến tuyên bố rằng phải giao nộp đất. Mọi thứ được giải thích lằng nhằng về luật của kẻ mạnh, nhưng toàn cảnh, nó là miền viễn tây Hoa Kỳ thời cướp đất tìm vàng, là bọn thực dân Bồ Đào Nha cầm súng tiến vào đô hộ Châu Mỹ, là người Pháp tiến vào chiếm tài nguyên ở Châu Phi, và cũng chính là Việt Nam với đồng Nọc Nạn, Bạc Liêu mà căm hờn và nước mắt đã ghi đủ.

Nhưng ở Đồng Tâm, cái ác là một đỉnh điểm, khi sự lật lọng, dối trá, vu cáo và áp bức đã chói lòa trong triều đại của kẻ cầm quyền. Rất nhiều người Việt Nam đã nghĩ rằng cái ác là ngẫu nhiên, là một sai lầm được nhận thức đủ bằng chiếc khăn tay và nước mắt của người đứng đầu Đảng cộng sản tại Việt Nam sau đợt cải cách ruộng đất kinh hoàng 1953-1956. Ông Hồ Chí Minh đã khóc và xin lỗi những người còn sống. Nhưng sự thật thì những gì thuộc về người đã chết không bao giờ được trả lại, và những người còn sống cũng không bao giờ tìm thấy công bằng. Bà Nguyễn Thị Năm sẽ không bao giờ được làm một ngôi mộ xứng tầm lịch sử cho người dân đến viếng, vì sợ sự nhơ nhuốc của chính quyền còn giữ lại trong tiếng thì thầm. Nhà thơ Hữu Loan muốn sống yên với người vợ, là con một "địa chủ" thoát chết, đã phải lên núi ẩn cư, nhưng mỗi viên đá ông xây nhà đều có ánh mắt dõi theo của nhân viên mật vụ.

Đất đai là thứ trong lịch sử người Cộng sản dễ dàng bôi mặt giết nhau nói riêng, giết cả đồng bào nói chung. Tài liệu mật của ông Chu Đình Xương, Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ ghi lại vào tháng 2/1983, cho thấy vì để cướp đất trong cuộc đại Cải cách miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hàng ngàn cán bộ trung thành và sắt máu nhất đã được tập trung bí mật huấn luyện là phải thẳng tay, thậm chí với đồng chí của mình. Trong hồ sơ huấn luyện, Trung Ương còn hà hơi tiếp sức bằng khẳng định "Tất cả những chi bộ ở nông thôn đều là chi bộ của địch". Trong số hơn 170.000 bị kết tội của cuộc Cải cách ruộng đất, thì có không ít các đảng viên, và đồng chí cũng đã bị xử bắn, hay tự sát… Ghê sợ nhất, là bất chấp thực tế, tất cả các thôn làng đều phải tìm ra cho đủ 5% số địa chủ theo chỉ tiêu từ Trung Ương giao.

Tài liệu của ông Nguyễn Tạo, Vụ trưởng Vụ chấp pháp của Bộ Công an, ghi rằng trải qua cuộc Cải cách, có đến ba vạn đảng viên bị bắn bỏ, ba vạn đảng viên bị đẩy đến chỗ phải tự sát, cuộc cải cách hà khắc đã khiến từ ba đến bốn vạn người dân chết đói…

Cán bộ đảng viên Xô viết Nghệ Tĩnh hình thành theo lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh bị tàn sát gần hết, do bị kết tội là do bọn phản động ngụy tạo nên. Ở Hà Tĩnh, vì chậm cải cách nên có đến 200 trong số 210 bí thư chi bộ của Hà Tĩnh bị bắn ; chỉ có 10 người may mắn sống sót là nhờ họ ở vùng núi nên thoát được.

Vậy thì một ông Lê Đình Kình, dù có hơn 50 tuổi đảng, có là gì so với lịch sử ghi lại ? Hai người con của ông Lê Đình Kình, cũng có sá gì với kế hoạch tuyệt mật 419A ?

Bút mực ghi không xuể.

Máu đã đổ từ đó, đất nước điêu linh từ đó, trải dài từ chiến dịch Xét lại chống đảng, Nhân văn giai phẩm… cho đến năm 1975, từ việc dựng các trại cải tạo, đánh tư sản X1, X2, X3… rồi đến hôm nay : án Đồng Tâm lại một lần nữa, nhắc lại rằng cái ác như truyền đời, vẫn đeo đuổi người Việt với một lời nguyền.

trudi13

Ông Chu Đình Xương (đeo kính, đứng sau lưng ông Hồ Chí Minh), nguyên là Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ, người phụ trách bảo vệ riêng cho ông Hồ Chí Minh. Vốn là một người phản ứng dữ dội với đường lối cách mạng man rợ của Mao Trạch Đông, ông đã gửi thư cho Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1983 để trình bày về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông tại Việt Nam. Ông Chu Đình Xương là thân phụ của giáo sư Chu Hảo (*).

Nhưng cái ác mà chúng ta thấy hôm nay, đã được làm mới, đã hoàn thiện hơn, khi có cả những phiên tòa với chương hồi sử dụng cả nghệ thuật điện ảnh và văn học để trình diễn, có cả những diễn viên ưu tú được tính trước tinh vi cho nỗi buồn và cho những điều không cần thiết.

Cái ác hôm qua, có thể được thực hiện với những kẻ đi chân không, không đủ cả học vấn tiểu học. Cái ác ấy chỉ có thể đơn giản mang theo chiếc khăn tay bên mình, vào giờ phút ngừng giết chóc. Nhưng cái ác hôm nay thì mặc những bộ đồ vest đẹp, mang những đôi giày da đắt tiền, thậm chí thắt lưng có thể lên đến cả ngàn đô la.

Cái ác hôm nay có thể dùng tiền thuế của những người nông dân, để bắn chết người chỉ muốn giữ vẹn những cánh đồng.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 17/09/2020 (tuankhanh's blog)

* Tư liệu lịch sử, do giáo sư Ngô Vĩnh Long (Hoa Kỳ) cung cấp.

**********************

Hậu "phiên tòa" xét xử vụ Đồng Tâm và những dư chấn lâu dài

Song Chi, RFA, 15/09/2020

Cái gọi là phiên tòa xét xử "vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức" đã kết thúc vào ngày 14/9/2020, sau 4 ngày xét xử, tranh luận (7-10/9) vô cùng chóng vánh, với các mức án như sau : 2 ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức-con trai cụ Lê Đình Kình bị tử hình, Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Kình bị chung thân, ông Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù, Bùi Thị Nối 6 năm tù, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Lê Đình Quân, Bùi Văn Tiến mỗi người 5 năm tù v.v…

Ngoại trừ một số người được đổi sang tội danh nhẹ hơn nên chỉ bị tù treo và được thả tại tòa, thì những mức án nặng nề, kể cả tử hình, dành cho những người bị quy tội cầm đầu, tổ chức các hành động "giết người, chống người thi hành công vụ" vẫn được tuyên án, bất chấp dư luận.

Từ trước, trong và sau phiên tòa, đã có quá nhiều ý kiến, bài viết của các nhà báo độc lập, bloggers, nhà quan sát thời sự trong ngoài nước, các luật sư tham gia phiên tòa, sự lên tiếng tố cáo của thân nhân những người bị xét xử về những điểm vô lý, được dàn dựng một cách lộ liễu trong bản cáo trạng của tòa, hàng loạt những vi phạm về thủ tục tố tụng, về nhân quyền, trình tự diễn tiến tại phiên tòa…nhằm mục đích diễn cho xong vở tuồng xét xử này, thiết nghĩ không cần phải nhắc lại nữa.

Mà tại sao phải cố diễn cho xong vở tuồng phiên tòa ? Là vì để che đậy cái sai và tội ác nghiêm trọng trước đó của Công an thành phố Hà Nội cùng một số đơn vị thuộc Bộ Công an khi đưa hàng ngàn quân trang bị vũ khí tận răng tấn công vào làng Hoành, giết chết đảng viên Lê Đình Kình, cướp đi toàn bộ bản đồ, hồ sơ giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đai khu vực cánh đồng Sênh, chưa kể có khả năng cái chết của 3 người công an là từ những nguyên khác do trận đụng độ này gây nên, chứ người dân Đồng Tâm nói chung và gia đình cụ Lê Đình Kình nói riêng chả liên quan gì đến những cái chết này. Bài viết "Tội ác Đồng Tâm" của Giáo sư-Viện sĩ Hoàng Xuân Phú (hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) là một trong những bài viết công phu, trung thực, đã chỉ ra toàn bộ sự vô lý về cái chết của 3 công an và vụ việc.

Bản chất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, một lần nữa, lại phơi bày rõ nét qua vụ Đồng Tâm : Đó là không muốn đối thoại với nhân dân mà luôn chọn con đường sử dụng bạo lực để đàn áp. Khi làm sai thì dùng một cái sai lớn hơn để lấp liếm, khi phạm một tội ác thì dùng một tội ác lớn hơn để lấp liếm. Đồng Tâm vì vậy từ một vụ tranh chấp dân sự ban đầu đã thành một vụ án hình sự rồi trở nên có yếu tố chính trị, khi dính líu đến sinh mạng chính trị của những người đứng phía sau.

Và một khi đã dính líu tới quan lộ, sinh mệnh chính trị của những nhân vật có cỡ, thì tính mạng của người dân hay sự thật chả có nghĩa lý gì. Nhà cầm quyền sẽ sử dụng mọi phương tiện có trong tay, từ báo chí truyền thông "định hướng dư luận", tòa án bỏ túi, đội ngũ công an điều tra viên, giám thị trại giam…đua nhau tra tấn, ép cung, khủng bố và cô lập tinh thần những người bị đưa ra xét xử để có được kết quả theo ý họ.

Nếu nhìn ngắn hạn thì có vẻ như, một lần nữa, nhà cầm quyền lại "thắng" dân khi phiên tòa đã diễn ra theo ý muốn ; trước mắt dập tắt được mọi sự phản kháng của người dân Đồng Tâm đồng thời gửi đi tín hiêu răn đe mọi hành vi tương tự trong tương lai, ngăn chặn mọi ý định lên tiếng chỉ trích, can thiệp của quốc tế, nếu có, khi chính những người bị đưa ra xét xử, dưới sự tra tấn tàn bạo và sức ép tinh thần về mọi mặt, đã cúi đầu nhận những tội mà họ không làm, từ đó nhà cầm quyền có cớ để nói rằng nếu họ không có tội sao họ lại nhận tội.

Nhưng về lâu về dài, hệ quả và tác động của phiên tòa về mặt chính trị, xã hội sẽ chứng minh đây không chỉ là một bước đi hết sức sai lầm mà còn là cái thua vô cùng to lớn của nhà cầm quyền. Bởi vì những căn nguyên gốc rễ của vấn đề là Luật đất đai, là một nền tư pháp què quặt trong một chế độ độc tài không được giải quyết, nên những vụ việc tương tự sẽ lại xảy ra. Thứ hai, bạo lực và bất công sẽ chỉ tạo nên căm hờn chất chứa trong lòng dân, cho đến một ngày sự tích tụ đủ lớn để bùng lên thành một cuộc cách mạng lật đổ chế độ.

Nhà cầm quyền dù biết rõ hơn ai hết nguồn cơn gây ra tất cả những vụ khiếu kiện, bạo loạn, dân oan…là từ Luật sở hữu đất đai nhưng họ sẽ không sửa vì đó là cái lợi quá lớn, họ cũng sẽ không cải cách tư pháp vì dù có muốn, họ cũng không làm được, giống như chống tham nhũng vậy, khi chính cái mô hình thể chế độc tài toản trị với vai trò của đàng cộng sản bao trùm cả tư pháp, hành pháp, luật pháp lẫn truyền thông báo chí và hoàn toàn không bị kiểm soát, chia sẻ quyền lực.

Từ phiên tòa chỉ có thể gọi bằng một từ man rợ này, những ai vẫn còn một lòng một dạ tin vào đảng, vào chế độ sẽ nhìn thấy cách mà chế độ đối xử với cụ Lê Đình Kình, một đảng viên hơn 58 năm tuổi đảng, người mà theo lời cụ bà Dư Thị Thành, vợ cụ "Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng". Và cả dân làng Đồng Tâm cũng một lòng một dạ tin vào đảng, dù năm 2017 xã Đồng Tâm đã từng xảy ra những vụ đụng độ với công an, người dân bị đàn áp, bắt bớ, bản thân cụ Kình thì bị công an lừa ra đồng, đánh gãy xương hông đùi, trở thành người tàn phế không đi lại được như bình thường.

Nhưng đảng lại tiếp tục phản bội, tiếp tục lừa họ. Ngay cả trong những ngày bị tạm giam và hỏi cung, ngay cả khi đã đứng trước phiên tòa, sự mau chóng nhận tội của những người bị đưa ra xét xử phải chăng ngoài việc bị tra tấn, còn là những lời hứa hẹn của đám điều tra viên, giám thị, rằng cứ nhận tội sẽ được hưởng khoan hồng, sẽ nhận được những bản án nhẹ tay hơn ?

Đối với chính nông dân, lực lượng nòng cốt làm nên cách mạng vô sản, đối với những người dân một lòng tin vào đảng, vào chế độ mà đảng cộng sản còn đối xử như vậy thì còn ai có thể thoát ?

Cũng từ phiên tòa Đồng Tâm, chỉ trừ những ai mũ ni che tai, không quan tâm đến chính trị xã hội, còn nếu đã quan tâm người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi : Khi từ tòa án cho tới báo chí truyền thông đều đứng về phía nhà cầm quyền, là công cụ trong tay đảng cầm quyền, thì người dân biết bấu víu vào đâu ? Ngày hôm qua là Thái Bình, Văn Giang, Tiên Lãng-Hải Phòng (vụ Đoàn Văn Vươn), vườn rau Lộc Hưng (Quận Tân Bình, TP HCM), Thủ Thiêm…ngày hôm nay là Đồng Tâm, Hà Nội… ngày mai sẽ là bất cứ ai.

Sự cần thiết phải có một thể chế tam quyền phân lập trong đó tư pháp, hành pháp, luật pháp độc lập với nhau, sự cần thiết phải có một nền báo chí độc lập, trung thực, và các tổ chức dân sự…để khi có chuyện gì, người dân còn có nơi để lên tiếng, có được sự hỗ trợ. Nói tóm lại, sự cần thiết phải thay đổi mô hình thể chế chính trị. Chính nhà cầm quyền đã tự lột mặt nạ mình và đẩy những người dân ít học, hiền lành, trung kiên nhất với đảng cũng phải nhận ra điều đó. Và một khi người dân đã nhìn ra, thì cũng là cái kết cục của chế độ.

Một chế độ sinh ra từ bạo lực và không chính danh-nhờ cướp chính quyền mà nên ; suốt bao nhiêu năm chỉ dùng bạo lực và sự dối trá để giữ quyền lực, chế độ đó đồng thời cũng đã tự chọn cho mình một sự kết thúc trong bạo lực bởi sự phẫn nộ của nhân dân. Không còn cách nào khác.

Song Chi

Nguồn : RFA, 15/09/2020 (songchi's blog)

**********************

*Vụ Đồng Tâm : Dư luận phản ứng mạnh mẽ trước bản án nặng nề

Thụy My, RFI, 15/09/2020

Sau khi tòa sơ thẩm Hà Nội tuyên án vụ "giết người, chống người thi hành công vụ" xảy ra hồi tháng Giêng ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm qua 14/09/2020, với hai bản án tử hình dành cho các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, dư luận đã có những phản ứng mạnh mẽ. Trên mạng đã xuất hiện ngay một kiến nghị phản đối bản án được cho là "bất công".

quocte5

Các bị cáo trong vụ Đồng Tâm tại phiên tòa ở Hà Nội, ngày 14/09/2020  via Reuters - Doan Tan/VNA

Kiến nghị ký tên nhóm "Công dân hành động" đã thu thập được trên 2.500 chữ ký, "cực lực phản đối bản án bất công" về sự kiện diễn ra vào rạng sáng 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Theo đó, hàng loạt vấn đề đã bị Hội đồng xét xử bỏ qua. 

Trước hết là tính chất pháp lý của thửa đất 59 hecta tranh chấp tại Đồng Sênh chưa được làm rõ là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng. Thứ hai, về tội danh "chống người thi hành công vụ", cơ sở pháp lý nào để lực lượng công an tiến vào Đồng Tâm trong đêm, cấp nào ra quyết định và ai thi hành ?

Thứ ba, căn cứ vào đâu lực lượng cảnh sát đột nhập nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông trong khi ông Kình không phải là bị can trong bất cứ vụ án nào ? Bên cạnh đó, lý do nào dẫn tới cái chết của ba người cảnh sát, tại sao không cho thực nghiệm điều tra để làm rõ ?

Tại phiên tòa sơ thẩm, lời khai cũng như câu trả lời của các bị cáo bất nhất với kết quả giám định được ghi trong cáo trạng, một số khai rằng họ bị bức cung, nhục hình. Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra và tòa không trả hồ sơ để điều tra lại ?

Đặt ra năm câu hỏi trên, bản kiến nghị cho rằng việc điều tra, truy tố có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng. Những người ký tên "kêu gọi công lý cho bốn người đã thiệt mạng không rõ nguyên do trong sự cố 09/01/2020" và "cho 29 người dân Đồng Tâm bị tuyên án trong một bản án đầy dấu hiệu oan sai".

Trên mạng xã hội, đã có nhiều lời phản đối dữ dội sau khi hai án tử hình được tuyên đối với hai người con của ông Lê Đình Kình. Bên cạnh đó một số người cũng ghi nhận việc đa số bị cáo với tội danh "chống người thi hành công vụ"được giảm khá nhiều so với mức án đề nghị. Hầu hết từ mức 3 đến 5 năm tù giam trở thành án treo và được trả tự do ngay tại tòa, trừ bà Bùi Thị Nối bị tăng án, có lẽ vì phản kháng mạnh mẽ tại phiên tòa.

Về phản ứng của các tổ chức quốc tế, ngay sau khi bản án được tuyên hôm qua, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch đã ra tuyên bố phản đối. Thông cáo viết : "Các bản án nặng nề đối với những người giữ đất ở Đồng Tâm, trong đó có hai án tử, không gây ngạc nhiên. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất quyết muốn tỏ ra cứng rắn tối đa với dân làng Đồng Tâm, vì họ sợ rằng thách thức từ cộng đồng này sẽ lan ra những nơi khác, nếu không xử nặng".

Thụy My

Nguồn : RFI, 16/09/2020

*************************

Quc tế lên tiếng v bn án Đng Tâm

VOA, 16/09/2020

Các t chc nhân quyn quc tế và báo chí nước ngoài va lên tiếng ch trích chính quyn Hà Ni v bn án nng n đi vi các nông dân tranh đu vì quyn đt đai Đng Tâm, đng thi cnh báo nhng bt n t chính sách đt đai gây tranh cãi ca Vit Nam.

quocte1

Nông dân Đng Tâm ti phiên tòa Hà Ni kết thúc hôm 14/9/2020. VNA via Reuters

 

Ông Phil Robertson, Phó giám đc Châu Á ca T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW), cho biết phiên tòa kết thúc hôm 14/9 không mang tính đc lp.

Ông viết trên Twitter hôm 15/9 : "Các bn án nng n đi vi các b cáo Đng Tâm, bao gm c hai án t hình, không có gì ngc nhiên".

quocte2

M t v c ưỡ ng ch ế đ t đai Nam Đ nh năm 2012.

Ông viết thêm : "Nhà cm quyn ca Vit Nam đang dc mi n lc đ th hin b mt cng rn nht có th. Bi vì h lo s rng phn ng bt chp ca cng đng Đng Tâm có th lây lan".

Hãng tin Reuters dn li bà Ming Yu Hah, Phó Giám đc Đông Nam Á ca T chc Ân xá Quc tế gi đây là "mt phiên tòa bt công trng trn".

T trước đến nay Ân xá Quc tế cho rng "t hình là hình pht tàn nhn, vô nhân đo và hèn h tt cùng". T chc này phn đi hình pht t hình trong mi trường hp, không có ngoi l, bt k ai b buc ti.

Tòa sơ thm Hà Ni ngày 14/9 đã tuyên hai án t hình đi vi hai b cáo v ti "giết người" và các mc án t 15 tháng tù treo đến chung thân đi vi 27 người khác b quy là phm ti "chng người thi hành công v" hoc "giết người".

Bài báo trên trang The Diplomat hôm 15/9 ca tác gi Sebastian Strangio đ cp đến vic Ban Tuyên Giáo Trung Ương ra văn bn ch đo các báo trong nước v vic đưa tin v phiên tòa Đng Tâm trước phiên x, theo đó cơ quan truyên truyn ca Đng mô t 29 b cáo là "nhng k tn công đu tiên" và gi người nông dân quá c Lê Đình Kình là "mt đng viên thoái hóa". Trong mt tuyên b gn đây, người phát ngôn B Công an Tô Ân Xô đã bôi nh c Kình là "cường hào đa ch mi", trang này viết.

Ông David Brown, mt cu quan chc ngoi giao Hoa Kỳ và là mt chuyên gia v Vit Nam, hôm 14/9 viết trên trang Asia Sentinel cho rng phn ng tàn nhn ca chính quyn đi vi các cuc đng đ Đng Tâm là "mt n lc đ làm sch" nhng vn đ xy ra vào tháng Giêng, mà theo ông lãnh đo cp cao nht ca Vit Nam đã ng tình trong vic che đy nhng sai lm ca công an khi cuc đng đ n ra khiến ba công an thit mng" và phiên tòa va qua "ch là mt phiên tòa trình din".

Cũng hôm 14/9, trang Công an Nhân dân ca B Công an Vit Nam viết rng các cá nhân, t chc trong và ngoài nước vi m mưu chính tr hóa và "b lái" v Đng Tâm", đã "li dng" v án này, "tiến hành nhiu hot đng xuyên tc, đánh ln bn cht v án, vu khng Vit Nam vi phm dân ch, nhân quyn".

Trong bài Vietnam’s Dong Tam Incident : the Curtain Falls (tm dch Vén b c màn v án Đng Tâm), ông David Brown viết : " Vit Nam ngày nay, nhng cuc biu tình phn đi bt công ca nông dân là mt câu chuyn quen thuc. Ông Lê Đình Kình dường như đã thuyết phc chính mình, các con trai ca ông, bn bè và nhng người hàng xóm rng công lý, ch không phi là văn bn ca pháp lut, luôn đng v phía h, dù vi hu qu bi thm".

Tác gi Sebastian Strangio viết trên trang The Diplomat rng : "Sau nhng du hiu khoan hng trước đó, nhà cm quyn Vit Nam đã s dng phiên tòa Đng Tâm đ gi đi mt thông đip cng rn".

Nhn đnh rng v án Đng Tâm cho thy nhng căng thng ngày càng gia tăng xung quanh vn đ đt đai Vit Nam, ông Strangio viết : "Bn án cho thy quyết tâm ca Đảng cộng sản Vit Nam trong vic dp tt bt k s khuy đng nào ca tình trng bt n nông dân".

quocte3

Người dân các tnh biu tình Hà Ni ngày 31/1/201

Giáo sư Carl Thayer thuc Đi hc New South Wales nhn đnh vi đài RFA rng cuc đt kích Đng Tâm vào tháng 1/2020 và kết qu phiên tòa hôm 14/9 là nh đim ca vn nn 40 năm" v chế đ phân phi đt đai ti Vit Nam.

Tác gi Strangio lý gii : "Phn ln vn nn này xut phát t s m nht ca li ích công và tư trong h thng hn hp "kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa" ca Vit Nam, nơi mà đt đai là s hu toàn dân, nhưng nhà nước được quyn thu hi hoc tch thu đ phc v cho "mc đích chung".

Ông David Brown viết : "Trong hc thuyết ca Đng và lut pháp Vit Nam, đt đai thuc s hu toàn dân và nhà nước nhân danh h qun lý. Nếu nông dân kiên trì khng đnh quyn ca h đi vi các mnh đt khi đng / nhà nước đã ra lnh s dng nó vào mc đích khác, ngay c khi h ch khăng khăng đòi được tr nhng gì xng đáng, h có nguy cơ b gn mác "bo lon và khng b", buc phi loi b, và trong nhng trường hp mun răn đe nêu gương, h b truy t".

quocte4

Đường vào Đng Tâm tháng 4/2017.

S gia tăng các tranh chp đt đai gn đây đt ra mt thách thc đc bit gai góc đi vi Đảng cộng sản Vit Nam, vn tng được nông dân ng h đáng k trong chng đường cách mng dài giành chính quyn, ông Strangio viết.

Ông Strangio nhn đnh : "Trong khi đang ch nhng ci cách đáng k v h thng qun lý đt đai phc tp ca Vit Nam, tình hình có th gây ra nhiu lo lng và tuyt vng hơn : đó chính là s phn kháng mnh m mà chính nghĩa cng sn tng khơi dy trước đây, s quay đu chng li Đng cm quyn".

Nguồn : VOA, 16/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Ngọc Già, Tuấn Khanh, Song Chi, Thụy My, VOA tiếng Việt
Read 463 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)