Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/09/2020

Đăng rồi gỡ hai quần đảo : Mỹ muốn gởi thông điệp gì ?

Trương Nhân Tuấn - Bùi Thư

"Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng"

Trương Nhân Tuấn, 21/09/2020

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 đăng bài báo kỹ niệm 25 ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết vẫn còn nhưng bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Có người phê bình rằng "Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng" (sic !).

dao1

Bản đồ Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Việc đăng lên để một tuần rồi lấy xuống không hề là một sự lầm lẫn (kiểu lỗi do thằng đánh máy) của tòa Đại sứ Mỹ. Đây là một hành vi tuy kém phần tế nhị ngoại giao nhưng nó là một thủ đoạn chính trị có tính toán.

Nhiều người cho rằng tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là một phần trong tranh chấp ở Biển Đông. Điều này không đúng lắm. Thực tế cho thấy mọi tranh chấp ở Biển Đông đều có nguồn gốc từ tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (và một số bãi cạn khác thuộc về thềm lục địa Phi, Mã Lai, Indonesia...). Tức là chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là "chìa khóa" giải quyết hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông.

Quan sát bản đồ "bụng chửa" của Việt Nam (công bố từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước) ta thấy tầm quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào thời điểm đó, Việt Nam chủ trương hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có đầy đủ hiệu lực vùng biển và thềm lục địa theo khoản 1 và 2 điều 121 UNCLOS. Tức là các đảo Hoàng Sa và Trường Sa có lãnh hải, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý và thềm lục địa (200 hải lý và có thể mở rộng thêm 100 hải lý) giống như qui định của UNCLOS đối với đất liền. Hệ quả điều này phần lớn vùng biển và thềm lục địa phía Tây của Phi và Mã Lai (và Brunei) đều có chồng lấn với Việt Nam. Do việc này mà các quốc gia Phi và Mã Lai đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền một số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam, với mục đích làm giảm thiểu sự mất mát đến từ việc phân định biển với Việt Nam.

Phi đã chiếm đóng các đảo Thị Tứ, Song Tử Đông và một số các đảo khác vào các thập niên 50, 60 thế kỷ trước. Tương tự "bản đồ bụng chửa" của Việt Nam và "bản đồ đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Phi đưa ra yêu sách vùng biển Kalayan, bao gồm hầu hết các đảo thuộc Trường Sa, với lý do địa lý các đảo này "gần Phi".

Mã Lai chiếm một số đảo đá như đá Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa… Mã Lai đã xây dựng đá Hoa Lau trở thành một "đảo nhân tạo", trên đó có cả phi trường.

Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, ngoài việc áp dụng UNCLOS giống như Việt Nam, các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa là "đảo", có đầy đủ hiệu lực biển và thềm lục địa như đất liền. Trung Quốc còn có yêu sách "vùng nước quần đảo", như qui định của UNCLOS về "quốc gia quần đảo", theo đó vùng biển nằm trong các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xem là "nội hải". Ngoài ra Trung Quốc còn có yêu sách gọi là "quyền lịch sử", bao gồm vùng biển được giới hạn trong phạm vi bản đồ "9 đoạn".

Yêu sách "vùng nước quần đảo" của Trung Quốc sinh ra do sự "ngộ nhận", hoặc "diễn giải sai" nội dung UNCLOS. Theo giải thích của Tòa CPA qua phán quyết 14/7/2016, nhân vụ xử Phi đơn phương kiện Trung Quốc, "vùng nước quần đảo" chỉ áp dụng cho quốc gia quần đảo mà thôi.

Còn về yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong vùng biển giới hạn bởi tấm bản đồ "lưỡi bò" thì không phù hợp với Công pháp quốc tế. Luật quốc tế không nhìn nhận "quyền lịch sử - droit historique", ngay cả khi quyền này áp dụng trên đất liền.

(Khái niệm về "quyền lịch sử" phát sinh khi có các vụ kiện tụng vì tranh chấp các nguồn nước và đồng cỏ giữa các bộ tộc và quốc gia Châu Phi. Nguyên nhân phát sinh do các đế quốc Anh, Pháp… đã phân định biên giới (hầu hết các quốc gia Châu Phi) "trong phòng giấy" và "trên bản đồ", với đường biên giới xác định bằng đường thẳng kinh tuyến và vĩ tuyến, hay đường thẳng nối các điểm cố định. Việc phân định bất kỳ khiến nhiều bộ tộc phải chia làm hai, mỗi bên thuộc về một quốc gia khác nhau. Hoặc trường hợp nhiều bộ tộc lâu đời đã uống nước ở nguồn nước đó và chăn nuôi trên đồng cỏ quen thuộc đó. Sau khi phân định biên giới nguồn nước và đồng cỏ đó thuộc về một quốc gia khác. Hệ quả dĩ nhiên đường biên giới không được các bên tôn trọng và tranh chấp đổ máu diễn ra. Trước tòa một bên nại "quyền lịch sử" để tiếp tục tiếp cận các nguồn nước và đồng cỏ. Tòa bác lập luận này, cho rằng "quyền lịch sử" không bắt nguồn từ "tập quán" của các quốc gia cũng không hề là "một lý thuyết luật học". Dầu vậy Tòa chấp nhận việc thay đổi đường biên giới "qui ước" dựa trên tính "effectivité", nếu một bên có bằng chứng cụ thể. Trong một số trường hợp Tòa nhìn nhận quyền "uti possidetis". Theo đó trước khi "giải thực" phe nào kiểm soát được ở đâu thì sau khi "giải thực" vùng đất đó sẽ thuộc về bên đó. (Vùng Khmer Krom của Việt Nam thuộc diện này).

Tranh chấp ở Biển Đông sẽ tan biến đi (hoặc giảm bớt 90%) nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác định là hai "quần thạch", các đảo thuộc hai nhóm này là "đá", theo điều 121 khoản 3 UNCLOS.

Điều 121 khoản 3 UNCLOS nói rằng những đảo nào không thích hợp cho con người sinh sống hay không có một nền kinh tế tự tại thì đảo đó không có vùng kinh tế độc quyền cũng như thềm lục địa (200 hải lý tính từ đường cơ bản).

Ta thấy ngay rằng các đảo hoang ngày xưa, không phù hợp cho đời sống con người, như vì khí hậu khắc nghiệt, hoặc không có nước ngọt, không có đất trồng trọt… Thì nay với dụng cụ tối tân người ta có thể sưởi ấm, lọc nước mặn thành nước ngọt, trồng cây lương thực không cần đất một cách dễ dàng.

Các đảo hoang (hay đảo đá) này, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã phù hợp với tất cả các qui định của UNCLOS về "đảo".

Sự "mù mờ", hay "kẻ hở" trong định nghĩa về "đảo" của UNCLOS khiến quốc gia nào có lãnh thổ là "đảo" cũng đưa ra yêu sách "tối đa". Bất kể đảo lớn nhỏ bao nhiêu, con người có thể sinh sống trên đảo hay không, đảo có nền kinh tế tự tại hay không... tất cả đều có yêu sách lãnh hải, vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa như là lãnh thổ trên lục địa.

Lãnh thổ các quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật... đều có các đảo cực kỳ nhỏ bé, diện tích tương tự các đảo Trường Sa, các quốc gia này vẫn xem các đảo đó là "đảo", như định nghĩa của điều 121 khoản 1 và 2.

Phán quyết CPA 14/7/2016 đã "giải thích" điều 121 UNCLOS rằng không có đảo nào thuộc Trường Sa được xem là "đảo" như định nghĩa ở điều 121 khoản 1 và 2. Kể cả đảo Ba Bình là đảo lớn nhứt.

Trở lại "cuộc chiến công hàm" đang diễn ra ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia Châu u nhập cuộc. Lập trường của các quốc gia Anh, Pháp, Đức... thể hiện rõ rệt qua các văn bản đã công bố hôm 16 tháng chín 2020. Các quốc gia này không ủng hộ phía nào trong tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông. Điều mà các quốc gia này "bảo vệ", thứ nhứt "quyền tự do không lưu và hải hành" trên Biển Đông và thứ hai UNCLOS phải được áp dụng một cách "thống nhứt và phổ cập" cho tất cả các quốc gia.

Nội dung công hàm không hề đề cập đến phán quyết PCA mà chỉ đặt nền tảng trên UNCLOS.

Hiển nhiên các quốc gia này tránh nói đến phán quyết PCA 14/7/2016, phần giải thích về hiệu lực các đảo Trường Sa. Bởi vì nếu công nhận phán quyết thì lợi ích quốc gia của họ có thể bị tổn hại.

Ý chí của các quốc gia Anh, Đức và Pháp là muốn bộ Luật quốc tế về biển (UNCLOS) trở thành "erga omnes", một thứ luật lệ áp dụng "thống nhứt và phổ cập", tức "đồng đẳng" cho tất cả các quốc gia tranh chấp trong khu vực.

Điều này không hẳn sẽ "cứu" được Việt Nam và các quốc gia (như Phi, Mã Lai...) thoát khỏi các yêu sách của Trung Quốc.

Bởi vì việc "phân định biển" không được UNCLOS "luật hóa - codification". Chỉ có việc phân định "ranh giới lãnh hải" được luật hóa mà thôi. Do đó các quốc gia phân định biển và thềm lục địa (ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý) theo cách "tùy thích", miễn sao hai bên được "thỏa mãn".

Vì vậy không ai có thể cấm cản việc phân định ranh giới biển giữa hai quốc gia, thí dụ Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Phi... mà hiệu lực các đảo Hoàng Sa và Trường Sa không đặt trên tiêu chuẩn nào.

Ngay cả khi phán quyết của tòa PCA 14/7/2016 đã giải thích rằng tất cả các "đảo" thuộc Trường Sa đều là "đá", ngay cả đảo Ba Bình lớn nhứt Trường Sa. Thì không có gì cấm cản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu hai bên này có "ý kiến khác" với nội dung phán quyết nói trên.

Vụ phân định biển vùng đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt phản ảnh sự "tùy tiện" ở việc giải thích hiệu lực biển của các đảo. Các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ của Việt Nam hội đủ các điều kiện là "đảo" của UNCLOS : có đất đai trồng trọt, có dân cư sinh sống ổn định, có nền kinh tế tự tại… Nhưng Việt Nam chấp nhận các đảo này có hiệu lực còn kém hơn là "đá". Mỗi hòn đá trên biển, chỉ cần nhô lên một chút xíu 1cm² là đủ để có lãnh hải 12 hải lý. Đảo Cồn Cỏ có hiệu lực 3 hải lý và đảo Bạch Long Vĩ có hiệu lực 25%.

Do đó chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là quan trọng "nền tảng", là "chìa khóa" để giải quyết 90% tranh chấp ở Biển Đông.

Nếu Việt Nam khẳng định được Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và việc này được quốc tế (kể cả Trung Quốc) nhìn nhận. Thì mọi yêu sách của Trung Quốc đương nhiên bị "hóa giải". Việt Nam tuyên bố các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quần thạch", tức là "đá", thì hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết.

Nhưng thực tế, về pháp lý cũng như tương quan sức mạnh, Việt Nam đang ở vào thế "yếu".

Nhiều lần tôi khuyến cáo Việt Nam cần vận động các quốc gia (thông qua thủ thuật "action popularis" của Công pháp quốc tế) sao cho Phán quyết của Tòa PCA 14/7/2016 trở thành "luật". Phi đơn phương kiện Trung Quốc theo thủ thục qui định ở Mục VII UNCLOS nhằm "giải thích và cách áp dụng Luật Biển". Do đó phán quyết cũng là Luật, áp dụng cho tất cả các bên tranh chấp (erga omnes).

Vận động của Việt Nam chỉ thành công "chừng mực". Các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc... chỉ ủng hộ việc áp dụng UNCLOS và không hoàn toàn ủng hộ phán quyết của PCA, ngoài việc phản bác danh nghĩa "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông. Đơn giản vì quyền này không được công pháp quốc tế nhìn nhận.

Xét lại toàn diện, và từ nền tảng, Việt Nam vẫn "cô đơn" trong "cuộc chiến công hàm". Đến nay Việt Nam vẫn không thể phản biện được Trung Quốc những lập luận mà Trung Quốc đã nêu ra trong công hàm 17/4/2020. Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã bị "estoppel" sau khi đã nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Theo tôi, muốn tránh được điều này Việt Nam phải chứng minh rằng, bất kỳ ở thời điểm nào trong lịch sử, ở bất kỳ hoàn cảnh chiến tranh phân chia đất nước ra sao… vẫn luôn có một Việt Nam quản lý liên tục và hữu hiệu Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực tế và lịch sử cho thấy, trong suốt thời gian từ 1958 đến 1975 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì ở phía nam vĩ tuyến 17° đã hiện hữu một Việt Nam khác luôn kiểm soát liên tục và quản lý hành chánh, khai thác kinh tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là Việt Nam Cộng Hòa.

Vấn đề là Đảng cộng sản Việt Nam không thể kế thừa danh nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa, nếu các tập lịch sử xuất phát từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn luôn khẳng định rằng Việt Nam Cộng Hòa là một tập đoàn "ngụy", "tay sai đế quốc Mỹ".

Điều này, tôi nói đi nói lại nhiều lần, nếu không sớm thực hiện một cuộc "hòa giải quốc gia" để "kế thừa" danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa thì Hoàng Sa và Trường Sa sớm hay muộn cũng sẽ mất vào tay Trung Quốc.

Việt Nam không phản biện được lập luận của Trung Quốc. Dư luận quốc tế nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Hệ quả Việt Nam sẽ phải phân định biển với Trung Quốc mà hiệu lực Hoàng Sa và Trường Sa lại do Trung Quốc quyết định.

Do đó việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội "nhá đèn" về tấm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa là một thông điệp mạnh mẽ đến Việt Nam. Mỹ vẫn "để cửa" nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, như đã từng làm các việc này trong các cuộc đàm phán hậu chiến tranh Thế chiến thứ II.

Sắp tới nguyên tắc "một Trung quốc" của Mỹ có thể sẽ chấp dứt và Đài loan có thể được Mỹ nhìn nhận là "quốc gia độc lập". Không có điều gì có thể ngăn cản Mỹ nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, hay thuộc Đài Loan, hay thuộc về Trung Quốc.

Sau Thế chiến thứ II, Mỹ đứng đầu phe "Đồng minh" thắng trận. Mỹ đã hưởng nhiều "chiến lợi phẩm" lấy được từ Nhật và Đức, như về lãnh thổ là các đảo trên Thái Bình Dương. Mỹ có nhiều quyết định liên quan đến nền độc lập của các quốc gia như Đại Hàn và các quốc gia thuộc địa khác ở Châu Á và Châu Phi. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quốc gia nào, lý ra cũng do Mỹ quyết định, qua hội nghị San Francisco 1951.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 21/09/2020

**********************

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý ?

Bùi Thư, BBC, 18/09/2020

Sự kiện Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi sau đó thay bản đồ mới gây ra nhiều tranh luận.

my1

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/9 đã lên tiếng liên quan đến "sự kiện bản đồ" mới đây của Đại sứ quán Mỹ.

Trước đó, trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ ngày 9/9 đã đăng bài viết nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ. Đáng chú ý, bài viết có kèm hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên, vào ngày 15/9, sau khi báo chí và dư luận xôn xao, Đại sứ quán Mỹ đã thay bản đồ mới với hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa "biến mất".

Sự cố hay ẩn ý ?

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên luật, nhà nghiên cứu Biển Đông - chia sẻ với BBC News tiếng Việt : "Khó nhận định đây là ý định rõ ràng của phía Mỹ hay là sự cố nên chúng ta cũng chưa biết rõ được. Tôi nghiêng về khả năng sự cố nhiều hơn vì nếu họ có ý định thì đã không vội vã thay đổi như thế".

"Chắc là sau khi đưa bản đồ này, thấy dư luận chú ý thì họ tìm cách thay bản đồ đó đi", ông nói.

Tuy nhiên, ông Hoàng Việt cũng đưa thêm giả thuyết: "Có thể phía Mỹ đưa ra một chủ ý nào đó nhưng sau đó, phía Việt Nam cảm thấy điều này không có lợi cho họ trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Làm như vậy khác nào dẫn đến việc Trung Quốc nghĩ Việt Nam đi theo Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vì vậy, có thể Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ thay bản đồ đó đi".

my2

Bản đồ có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Đại sứ quán Mỹ đăng tải ngày 9/9

Sự kiện Mỹ đăng tải bài viết kèm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo vốn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác, đã tạo ra một không khí sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người Việt phấn khởi khẳng định đây là động thái cho thấy Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Khang Vũ, người tự giới thiệu đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành an ninh Đông Á và vũ khí hạt nhân tại Đại học Boston, viết trên Twitter cá nhân: "Đại sứ quán Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ bằng tấm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa. Đây có phải là một tín hiệu cho thấy Mỹ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này?"

Không khí hồ hởi thể hiện rõ trên các diễn đàn mạng xã hội của người Việt, trong đó đa phần cho rằng Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người bình luận : "Sự kiện chưa từng có", "Mỹ là đối tác tốt chưa từng có".

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng

Trái với sự vui mừng trước đó, sau khi Đại sứ quán Mỹ thay bản đồ mới không có Hoàng Sa và Trường Sa, một không khí giận dữ bao trùm các mạng xã hội.

Tính đến sáng 18/9, bài viết của Đại sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15/9 gồm nhiều từ cảm thán như "tuyệt vời", "hoan hô chính phủ Mỹ", thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng.

"Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng", một người tên Huyen Nguyen bình luận trên bài viết này.

my3

Nhiều bình luận bức xúc dưới bài viết trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội về vụ việc.

Trang Facebook của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, một nhóm hoạt động về chủ quyền biển đảo tại Việt Nam, đã đăng bài viết với nhan đề "Sự tráo trở của nước Mỹ".

"Sau 6 ngày đã đánh bay mất '2 củ khoai' nhà chúng tôi… Chợt nhớ ra Mỹ mang danh họ nhà Lươn từ lâu... Ai còn mong chờ Mỹ giúp Việt Nam thì hãy tìm cho ra '2 củ khoai' rồi hãy chờ", tác giả viết.

"Hai củ khoai" trong đoạn trích trên được hiểu là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

my4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Trên Facebook của mình, Facebooker Mai Quốc Ấn lên tiếng : "Tôi yêu cầu Đại sứ quán Mỹ lập tức thay đổi bản đồ minh họa có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!".

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc bằng email tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào hôm 16/9 nhưng chưa nhận được bình luận chính thức về vấn đề này.

Phía chính phủ Việt Nam dù không đề cập trực diện động thái của Mỹ nhưng đã tận dụng dịp này để đưa ra thông điệp quen thuộc.

Tại cuộc họp báo  thường kỳ chiều 17/9 ở Hà Nội, khi được hỏi về sự việc Mỹ thay thế bản đồ nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói : "Việt Nam nhất quán lập trường quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

"Lập trường nhất quán và xuyên suốt nêu trên của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả tại Liên Hiệp Quốc và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Hằng khẳng định.

Lập trường của Mỹ như thế nào ?

Trái ngược với các phản ánh giận dữ, phê phán nhằm vào Mỹ, nhiều người cho rằng không ủng hộ chủ quyền của các bên tranh chấp tại Biển Đông là chính sách ngoại giao nhất quán của Washington và điều đó sẽ không thay đổi.

Nhà báo Đỗ Hùng viết trên Facebook cá nhân : "Lưu ý là Mỹ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông là phản đối trò bắt nạt, phản đối các yêu sách của Trung Quốc vốn đã bị Tòa án Trọng tài thường trực bác bỏ hồi năm 2016. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về các tranh chấp cụ thể đối với các thực thể tại Biển Đông, trong trường hợp này là Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là không công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào".

Theo nhà báo Đỗ Hùng, "lợi ích của Việt Nam thì Việt Nam cứ đòi, cứ đấu tranh bảo vệ chứ không nên kỳ vọng Mỹ sẽ bảo vệ, đòi hỏi giùm".

"Vấn đề của Việt Nam là xử lý các phản ứng của Mỹ theo hướng có lợi nhất cho mình, chứ không phải kỳ vọng Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam theo cách đó", ông viết thêm.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam cũng chia sẻ quan điểm trên Facebook cá nhân : "Chính sách của Mỹ hàng chục năm nay là không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Không chỉ Mỹ, mà tất cả các cường quốc khác cũng vậy. Chính sách đó sẽ không thay đổi dù Tổng thống Mỹ là ai. Mỹ và các đồng minh bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và điều này cũng sẽ không thay đổi".

"Chúng ta nên ủng hộ nhà nước bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông bằng kiến thức, sự hiểu biết thay vì ngộ nhận, đem gán cho Mỹ hay cho các quốc gia khác những điều không đúng với chính sách, quan điểm của họ (làm như thế về bản chất là lừa dối nhau). Càng không nên chia sẻ các tin giả, các thuyết âm mưu gây chia rẽ dân tộc", ông kết luận.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng có lẽ người ta chú ý tới việc này vì Mỹ là một cường quốc mà Mỹ và Trung Quốc đang có những vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

Ông nhận xét : "Nói cho cùng thì thế giới này, Mỹ vẫn là một siêu cường lớn nhất nên những gì Mỹ nói, Mỹ làm đều ảnh hưởng không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới".

"Nếu không có Mỹ, khó có quốc gia nào ngăn ngừa được tham vọng và hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Chính vì vậy, những thái độ, phát biểu của Mỹ đặc biệt quan trọng không chỉ với Việt Nam, mà với các quốc gia ASEAN có liên quan đến vấn đề Biển Đông", ông phân tích.

my5

Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Thạc sĩ Hoàng Việt cũng lưu ý tranh chấp hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa chỉ là một phần của tranh chấp trên Biển Đông và là câu chuyện rất phức tạp.

"Nếu muốn giải quyết sẽ phải đưa ra những cơ chế trước Tòa án Quốc tế. Mỹ, Úc hay Anh thì không thể thay thế Tòa án Quốc tế để phán quyết rằng đây thuộc chủ quyền của quốc gia này hay quốc gia khác", ông giải thích.

Theo ông Hoàng Việt, Mỹ cần đưa ra tiếng nói thận trọng, không thể thích Việt Nam thì khẳng định đó là của Việt Nam.

"Tranh chấp Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia là đồng minh với Mỹ, trong khi Việt Nam chỉ là quan hệ đối tác với Mỹ. Nếu công nhận là của Việt Nam thì những quốc gia như Philippines, Malaysia sẽ như thế nào?", ông Việt nêu vấn đề.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 18/09/2020

*************************

Vit Nam lên tiếng v Đi s quán M thay nh bn đ không có Hoàng Sa – Trường Sa

VOA, 18/09/2020

Đi din B Ngoi giao Vit Nam hôm 17/9 lên tiếng khng đnh lp trường v ch quyđi vi Hoàng Sa và Trường Sa sau khi báo chí yêu cu bình lun v viĐi s quán Hoa K thay đi hình nh bđ Vit Nam mà không có hai quđo này trên trang mng xã hi Facebook ca s quán.

my6

Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng (Twitter MoFAVietNam Spokesperson).

"Vit Nam nht quán lp trường quđo Trường Sa và Hoàng Sa là mt b phn không th tách ri ca lãnh th Vit Nam. Vit Nam cóđđ bng chng lch s và cơ s pháp lýđ khng đnh ch quyn vi quđo Trường Sa và quđo Hoàng Sa phù hp vi lut pháp quc tế", báo Tui Tr dn li bà Lê Th Thu Hng, phát ngôn viên ca B Ngoi giao Vit Nam nói.

Tuy nhiên, ni dung tr li này cho đến ti 18/9 vn không được B Ngoi giao Vit Nam đăng lên trang tin chính thc bên cnh các ni dung kháđã đăng trong cùng ngày hp báo.

Theo bà Hng, "lp trường nht quán và xuyên sut" ca Vit Nam đãđược bày t nhiu ln và dưới nhiu hình thc khác nhau vàđược nhiu quc gia tôn trng, ng h.

my7

nh bđ Vit Nam đãđược thay đi trên trang Facebook cĐi s quán Hoa K ti Hà Ni.

Trướđó, hôm 9/9, trong bài viết v nhìn li quan hđi tác Hoa K - Vit Nam trong 25 năm qua nhân Hi ngh B trưởng Ngoi giao ASEAN ln th 33 (AMM 53) trên trang Facebook, Đi s quán Hoa K ti Hà Nđăng kènh bđ Vit Nam vi hai quđo Hoàng Sa  Trường Sa. Hành đng này nhđược sng h nng nhit vi rt nhi"like" và bình lung h t công lun Vit Nam.

Tuy nhiên, sau khi báo chí đưa tin v s kin này, Đi s quán Mđã thay đi hình nh này trên trang Facebook, thay bng nh tương t nhưng ct cn cnh hơn, làm mt hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa trên bđ. Lp tc, bài viết nhn hàng trăm bình lun phđi và ch trích t các cư dân mng Vit Nam.

Cho đến thđim ti 18/9, Đi s quán Hoa K vn chưa lên tiếng bình lun chính thc gì v s thay đi này. Tuy nhiên, trang VnExpress phiên bn tiếng Anh dn li bà Rachael Chen, tu viên báo chí cĐi s quán Hoa K, nói trong mt tuyên b rng Hoa K không đưa ra lp trường v các tuyên b ch quyn lãnh thđi vi các thc thđt lin trên BiĐông.

"Hoa Kỳ hoan nghênh nhng du hiu tiến b gđây trong các cuc tho lun gia các quc gia Đông Nam Á có tuyên b ch quyn v n lc gii quyết hoà bình các tranh chp theo lut pháp quc tế, và hoan nghênh v s nht quán ca các lãnh đo ASEAN rng các tranh ch BiĐông cđược gii quyết phù hp vi lut pháp quc tế, bao gm UNCLOS", VnExpress dn li bà Chen nói.

Gia bi cnh căng thng v tranh chp ch quyđang gia tăng gđây gia Vit Nam, các quc gia láng ging và Trung Quc, bt k mđng thái nào t phía Hoa K hay các quc gia phương Tây liên quan đến khu vc BiĐông đu to ra mt hing lđi vi công lun và gii hu trách đa phương.

Vào trung tun tháng 7, tuyên b lp trường ca B Ngoi giao Hoa K v vđ BiĐông, trong đó nói rng các yêu sách ch quyn ca Trung Qu BiĐông là"phi pháp"đã nhđược sng h rng rãi t chính quyn, truyn thông cho đến người dân Vit Nam. B Ngoi giao Vit Nam vào thđiđó lên tiếng "hoan nghênh lp trường ca các nước" v vđ này.

**********************

Việt Nam lên tiếng về việc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội thay hình bản đồ từ có sang không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

RFA, 17/09/2020

Việt Nam vào ngày 17/9 lên tiếng về việc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội thay hình bản đồ trên fanpage Facebook của cơ quan ngoại giao này từ có sang không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

my8

Bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đăng trên trang FB của Đại sứ quán Mỹ hôm 9/9/2020 - US Embassy in Hanoi

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin, dẫn phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 17/9.

Lúc được báo giới hỏi phản hồi của Việt Nam về việc vào ngày 9/9 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho đăng trên fanpage Facebook của cơ quan này hình bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng rồi bị thay thế bằng hình ảnh bản đồ khác không có hai quần đảo này, bà Lê Thị Thu Hằng lặp lại phát ngôn lâu nay là ‘Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hiệp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ’.

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng lặp lại rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hôm 9/9, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho đăng trên fanpage Facebook của cơ quan ngoại giao này bài nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 và các hội nghị liên quan.

Bài viết có nội dung điểm lại quan hệ đối tác với Việt Nam trong thời gian 25 năm qua.

Một số cư dân mạng tại Việt Nam tỏ ra hân hoan với hình ảnh bản đồ kèm theo bài viết có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; thế nhưng sau đó hình ảnh bản đồ đó không còn hai quần đảo này nữa.

Nguồn : RFA, 17/09/2020

*************************

Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa

VOA, 14/09/2020

Đi s quán M Hà Ni va công b mt bđ Vit Nam trong đó bao gm Hoàng Sa và Trường Sa, hai quđo mà Trung Quc cùng có tuyên b ch quyn và nm trn trong đường lưỡi bò 9 đon do Bc Kinh đơn phương đt ra.

daisumy1

Bđ Vit Nam màĐi s quán M Hà Nđăng ti trên trang Facebook chính thc có hình nh các đo ca Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Trung Quc cũng có tuyên b ch quyn và gi là Tây Sa và Nam Sa. (Facebook US Embassy in Hanoi)

M chưa bao gi công khai ng h các tuyên b ch quyn ca Vit Nam đi vi các quđo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong mtđăng ti trên trang Facebook chính thc ca S quán M Hà Ni hôm 9/9 nhm k nim 25 năm quan hđi tác gia hai nước, mt bđ Vit Nam vi hai quđo nàđượđăng kèm theo các thông tin v s hp tác gia Hoa K và Vit Nam trong 1/4 thế k qua.

Tm bđ này dường như nht quán vi các tm bđ chính thng mà chính ph Vit Nam công b, trong đó luôn có hình nh ca hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tranh chp lãnh th trên hai quđo này gia Vit Nam và Trung Quc tr nên căng thng vào tháng 4 va qua khi Bc Kinh công b thành lp qun Tây Sa và Nam Sa, mà Vit Nam gi là Hoàng Sa và Trường Sa, đ qun lý hai quđo mà c hai quc gia Cng sn láng ging đu có tranh chp ch quyn. Vit Nam đã mnh m lên tiếng phđđng tháđược coi là giúp Trung Quđy mnh hp pháp hoá yêu sách đường lưỡi bò chíđon dùđã b toà trng tài quc tế La Haye, Hà Lan, ph nhn hi tháng 7/2016.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam nhiu ln khng đnh rng "Vit Nam cóđđ bng chng lch s và cơ s pháp lýđ khng đnh ch quyđi vi hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa".

Nhn thy tm bđ Vit Nam mà S quán Mđăng ti trên trang Facebook có hình nh mt sđo ca Hoàng Sa và Trường Sa, nhiu người dùng mng xã hi nàđã bày t cáơn tđng thái mà h cho là"sng h" ca Mđi vi Vit Nam.

Mt người dùng Facebook có tên Nam Trường viết bng tiếng Anh : "Chính ph M công nhn : quđo Hoàng Sa và Trường Sa thuc v Vit Nam. Cáơn rt nhiu. Đi tác tt nht tng có".

Mt người dùng mng Facebook khác ly tên Cơm Ngui bày t"cơn chính ph Hoa K có quan điđúng đn này, phù hp vi lch s và pháp lut quc tế" và nói thêm rng "uy tín ca CP [chính ph] Hoa K cũng được cng c bi nhng hành đng như thế này".

Nhđnh v vic S quán Mđăng ti bđ Vit Nam có Hoàng Sa và Trường Sa, Khang Vu, mng viên tiến sĩ chuyên ngành an ninh Đông Á cĐi hc Boston,đưa ra câu hi trên trang Twitter cá nhân rng liđây có phi là mt tín hiu ngm cho thy Hoa Kng h ch quyn ca Vit Nam đi vi các quđo này không ?

Derek Grossman, nhà nghiên cu v an ninh quc gia vàĐ Dương-Thái Bình Dương ca vin nghiên cu Rand Corporation ca M cho rng đúng như vy khidn lđăng ti cĐi s quán M vi bđ Vit Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên trang Twitter cá nhân.

M trong nhng năm gđây luôn phđi các hođng quân s hoá ca Trung Quc trên BiĐông và lđu tiên ra tuyên b mnh m nht v BiĐông hi gia tháng 7 va qua, trong đó bác b hu hết các yêu sách ch quyn ca Trung Quc trên vùng biđy tranh chp. Washington khng đnh Bc Kinh không có cơ s pháp lý nào cho yêu sách ường chính đon" mà Trung Quc tđt ra, trong đó bao gm hu hết BiĐông chng chéo lên các quđo và lãnh hi mà Vit Nam có tuyên b ch quyn.

Lp trường ca Chính ph M, theo nhà nghiên cu Greg Polling ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS)  Washington DC, là không đng v bên nào trong tranh chp lãnh th nhưng gđây Hoa Kđã th hin sng h kiên quyết hơđi vi phán quyết ca Toà trng tài quc tế năm 2016, trong đó quy đnh hu hết tài nguyê BiĐông thuc v các nước gn bin nht, gm Vit Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

B Ngoi giao và B Quc phòng M trong nhng tháng gđây cũng mnh m phđi vic Trung Quđâm chìm tàu cá Vit Nam trên BiĐông và cáo buc Trung Quc ngăn cn các hođng du khí ca Vit Nam và các quc gia trong khu vc.

Hin công ty ExxonMobil ca Mđang tham gia hp tác vi PetroVietnam trong dán khai thác du khí ln nht ca Vit Nam  m Cá Voi Xanh trên BiĐông, mt tr ct trong chiến lượĐ Dương-Thái Bình Dương t do và rng m ca M trong khu vc.

Tng lãnh s M Marie Damour  TPHCM hi tháng 7 nói : "Vit Nam đã mang đến cho M mđi táđnh, thnh vượng vàđc l khu vĐông Nam Áđóng góp cho hoà bình và an ninh quc tế, h tr lut phá khu vĐ Dương-Thái Bình Dương cũng như các quy tc ca h thng thương mi thế gii".

Nguồn : VOA, 14/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trương Nhân Tuấn, Bùi Thư,
Read 633 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)