Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/09/2020

Diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không có "dái" của Philippines

Nhiều tác giả

Nguyn Phú Trng đ cp bin pháp ‘pháp lý’ cho Bin Đông trong thông đip gi Liên Hiệp Quốc

VOA, 25/09/2020

Hôm 25/9, trong thông đip gi đến Liên Hiệp Quốc, Tổng bí thư Ch tch nước Vit Nam Nguyn Phú Trng khng đnh vic áp dng các bin pháp hòa bình đ gii quyết tranh chp trên Bin Đông, bao gm các "tiến trình ngoi giao và pháp lý". Ngoài ra, ông Trng cũng kêu gi xóa b cm vn đơn phương đi vi Cuba.

nptonu01

Tổng bí thư Ch tch nước Vit Nam Nguyn Phú Trng khng đnh vic áp dng các bin pháp hòa bình đ gii quyết tranh chp trên Bin Đông, bao gm các "tiến trình ngoi giao và pháp lý", trong thông đip gi đến Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2020.

Phát biu trong video được thu sn dài hơn 10 phút sau phn gii thiu ca Đi s Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc Đng Đình Quý, ông Nguyn Phú Trng nói :

"Chúng tôi khng đnh cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vc duy trì, thúc đy hòa bình, n đnh, an ninh, an toàn và t do hàng hi Bin Đông trên cơ s lut pháp quc tế, đc bit là Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin (UNCLOS) năm 1982 ; tuân th các nguyên tc kim chế, tránh các hành đng đơn phương làm phc tp tình hình, gii quyết tranh chp và khác bit bng các bin pháp hòa bình, bao gm các tiến trình ngoi giao và pháp lý.

Gii quan sát cho rng đây là ln đu tiên nhà lãnh đo cao nht ca Vit Nam lên tiếng ti din đàn ln nht thế gii, khng đnh lp trường ca Hà Ni v vn đ tranh chp Bin Đông, đ cp đến gii gii pháp pháp lý, ch không đơn thun ch bám theo bin pháp ngoi giao mà Vit Nam theo đui by lâu nay.

Nhn đnh v phát biu ca ông Trng, Tiến sĩ lut Hoàng Vit Thành ph H Chí Minh nói vi VOA :

"Ch tch nước Vit Nam đã nêu ra c hai bin pháp : ngoi giao và pháp lý. Điu này phù hp vi các tin đn gn đây khi báo chí quc tế d đoán kh năng Vit Nam s s dng bin pháp pháp lý trong trường hp Trung Quc tiếp tc có nhng hành vi hung hăng vi phm vùng bin ca Vit Nam trên Bin Đông.

"Phát biu này th hin quyết tâm ca người đng đu gii lãnh đo Đng, và Nhà nước, và trong đó bin pháp ngoi giao vn được đt hàng đu và sau đó là bin pháp pháp lý. Như vy, bin pháp ngoi giao vn là cơ bn".

Trong bài phát biu, ông Trng nói : "Trong vai trò là y viên không thường trc Hi đng Bo an Liên Hiệp Quốc nhim k 2020 - 2021, Vit Nam s tiếp tc n lc thúc đy đi thoi, gim căng thng, đi đu, tìm gii pháp công bng, hp lý đ gii quyết các vn đ hòa bình, an ninh khu vc và quc tế".

Ngoài ra, ông Trng cũng lên tiếng v các "hành đng đơn phương và áp đt" dù không nêu tên c th mt quc gia nào. Ông kêu gi đ cao và thúc đy nhng chun mc hành x ca c các nước ln và nh trong quan h quc tế đương đi. Đc bit, ông kêu gi xóa b cm vn Cuba.

Nguồn : VOA, 25/09/2020

********************

Nguyễn Phú Trọng đăng đàn ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Trương Nhân Tuấn, 26/09/2020

Hôm qua ông Trọng "đăng đàn" ở Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, qua hình thức "video conference", "gởi thông điệp" tới "cộng đồng nhân loại".

nptonu02

Cứ tưởng "cờ đến tay" ông Trọng sẽ "phất đẹp", vì nó rất cần thiết để đánh bóng lại hình ảnh "tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" vốn đã bị "lu căm" do vụ Đồng Tâm.

Nhưng than ôi ! Ông Trọng không thoát khỏi cái "áo giáp" cứng nhắc của "nghĩa vụ quốc tế", thực chất là cái "mu rùa" ý thức hệ cộng sản. Rõ ràng ông Trọng đã "nô lệ" vào ý thức hệ qua việc đề cao "nghĩa vụ quốc tế" và bỏ quên lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhứt là bỏ quên vấn đề lãnh thổ và hải phận Biển Đông đang bị đe dọa trước tham vọng của đế quốc Trung Quốc.

Ông Trọng đã bỏ qua một dịp may hãn hữu để tố cáo trước dư luận quốc tế các hành vi côn đồ, ỷ lớn hiếp bé của Trung Quốc trong các việc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông.

Nếu so sánh diễn văn của ông Trọng với một vị đồng liêu ASEAN, như tổng thống Phi ông Duterte. Nội dung diễn văn của Duterte thể hiện "tầm cỡ" của vị lãnh đạo quốc gia, người đứng đầu đất nước. Duterte khẳng định lợi ích của quốc gia Phi trên Biển Đông, lên án Trung Quốc tăng cường quân sự hóa biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế đồng thời thách thức các tham vọng phi pháp của Trung Quốc.

Còn diễn văn ông Trọng ? Ngoài những lời "sáo rỗng", ông Trọng "kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống của người dân ở các quốc gia, trong đó có các biện pháp đang áp đặt đối với Cuba".

Hiển nhiên ông Trọng đứng về phía "các quốc gia đang bị cấm vận đơn phương", đặc biệt là Cuba.

Quốc gia nào đơn phương "cấm vận" quốc gia nào ?

Hiển nhiên là Mỹ hiện là quốc gia đang có các biện pháp (đơn phương) trừng phạt Cuba, Iran, Trung Quốc, Nga, Bắc Triều tiên, Miến Điện... cũng như nhiều quốc gia khác có các hành vi vi phạm nhân quyền.

Không hẹn mà gặp, các quốc gia bị Mỹ cấm vận trừng phạt là những quốc gia thuộc về "trục ác" (Bắc Triều Tiên, Iran), các quốc gia cộng sản cũ (Cuba, Nga...), quân phiệt (Miến Điện), đặc biệt Trung Quốc, quốc gia đã và đang phạm "tội ác diệt chủng" qua các chính sách "hán hóa" các dân tộc Tân Cương, Tây Tạng...

Ông Trọng rõ ràng chống Mỹ.

Lý ra Việt Nam phải đứng trong danh sách các quốc gia bị cấm vận do chế độ độc tài công an trị sắt máu không tôn trọng các cam kết về nhân quyền. Không bị đưa vào tầm nhắm là điều may mắn cho dân tộc Việt Nam. Nếu không dân Việt Nam có thể phải "ăn cỏ" vào lúc đói như dân Triều Tiên.

So với Tổng thống Duterte của Phi, ông Trọng lập lòe như con đom đóm trước ánh trăng.

Dưới ánh sáng "ma trơi" chỉ đường chập chờn (như trí tuệ của ông Trọng), Việt Nam làm gì để thoát nguy cơ suy thoái do Covid 19 ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/09/2020

************************

Ông Duterte 'bỏ bom' tại Liên Hiệp Quốc

Tô Hoàng, Tuổi Trẻ Online, 24/09/2020

Dù không công kích trực diện vào Trung Quốc, việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố 'kiên quyết bác bỏ những nỗ lực nhằm làm suy yếu' phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 được cho là 'mạnh mẽ hiếm thấy'.

nptonu3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu qua video khi dự kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rạng sáng 23/9 - Ảnh : AP

Ngày 22/9, trong một bài phát biểu đầy bất ngờ ở lần đầu tiên dự hội nghị thường niên của Liên Hiệp Quốc - nơi thường quy tụ nguyên thủ của các nước đến phát biểu, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố "kiên quyết bác bỏ những nỗ lực nhằm làm suy yếu" phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 và khẳng định phán quyết "nằm ngoài sự thỏa hiệp và nằm ngoài tầm của các chính phủ để làm suy yếu hoặc chối bỏ nó".

Dù không công kích trực diện vào Trung Quốc, nhưng trái ngược với những phát biểu và hành động trước đây của mình khi thường tránh đề cập hoặc làm nhẹ đi phán quyết của Tòa trọng tài để tranh thủ những lợi ích kinh tế và chính trị từ Trung Quốc, phát biểu lần này của ông Duterte mạnh mẽ hiếm thấy.

Liệu đây có phải là dấu hiệu của "làn gió đổi chiều" trong chính sách Biển Đông của Philippines ? Hay là phát biểu "bất ngờ nhưng có tính toán" của một vị tổng thống nổi tiếng là dân túy và thực dụng?

Không phải ngẫu nhiên mà ông Duterte chọn cho mình sự xuất hiện lần đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc theo cái cách như vậy. Lựa chọn việc đề cập đến một phán quyết của Tòa trọng tài tại diễn đàn lớn nhất hằng năm của Liên Hiệp Quốc không chỉ là cách tốt nhất để tiếp tục "nuôi" phán quyết này trong cộng đồng quốc tế, mà còn thể hiện một nước Philippines ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế, làm loãng đi những chỉ trích của dư luận trong và ngoài nước đối với cuộc chiến chống ma túy và khủng bố đầy tranh cãi của ông Duterte.

Hơn nữa, nội dung của bài phát biểu cũng nằm trong "mạch xu thế chung" trên thế giới trước tình hình mới ở Biển Đông thời gian gần đây, nhất là trong bối cảnh vừa mới tuần trước các nước Anh, Pháp và Đức đã cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh các yêu sách về "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý theo luật pháp quốc tế và khẳng định sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa trọng tài.

Việc bày tỏ sự ủng hộ đối với một phán quyết của Tòa trọng tài thuộc Liên Hiệp Quốc tại một diễn đàn của chính tổ chức này, mà trong đó không có từ ngữ nào công kích trực diện Trung Quốc, cho thấy có sự tính toán của ông Duterte. Rõ ràng khó có lý do để Trung Quốc có thể phản đối bài phát biểu này của ông Duterte hoặc để ảnh hưởng đến những hợp tác mà Philippines hiện đang có với Trung Quốc.

Còn đối với công luận trong nước, bài phát biểu cũng giúp ông Duterte ghi điểm ngay cả với những người vốn chỉ trích mạnh mẽ chính sách Biển Đông của ông, thể hiện hình ảnh của một vị tổng thống "biết lắng nghe" mà ông Duterte đang xây dựng, nhất là trong lúc dư luận Philippines còn bất bình sau vụ việc tàu cá của Philippines bị đâm chìm ở Biển Đông năm 2019.

Đi ngược lại với ý kiến của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr là tránh đề cập đến phán quyết trong phát biểu lần này, ông Duterte đã lựa chọn lần xuất hiện đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc kể từ khi lên làm tổng thống 4 năm trước đây đầy bất ngờ như vậy.

Như cách báo chí Philippines ví von, ông Duterte đã "bỏ bom" hội nghị Liên Hiệp Quốc với bài phát biểu này. Nhưng đây lại là sự "bỏ bom" có tính toán của tổng thống Philippines.

Tô Hoàng

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 24/09/2020

*******************

Tổng thống Philippines đưa phán quyết Biển Đông năm 2016 ra Liên Hiệp Quốc

Bảo Anh, Tuổi Trẻ Online, 23/09/2020

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết Biển Đông năm 2016. Trang tin Rappler chạy dòng tít: 'Ông Duterte làm nên lịch sử khi nêu phán quyết của tòa quốc tế tại Liên Hiệp Quốc'.

nptonu4

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại kỳ họp lần thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc qua video - Ảnh : ABS-CBN News

"Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã làm nên lịch sử ngày 23/9 (theo giờ Philippines) khi sử dụng một phiên họp của Liên Hiệp Quốc để nêu lên chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc về vấn đề Biển Đông" - trang tin Rappler của Philippines viết vào rạng sáng nay 23/9.

Cụ thể, tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa khai mạc (năm nay diễn ra trực tuyến do tác động của đại dịch Covid-19), Tổng thống Duterte đã tái khẳng định chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc trong phán quyết Biển Đông.

Năm 2016, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã ra phán quyết trong vụ kiện Biển Đông do Philippines đệ trình.

Phán quyết của tòa đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, gồm cả "đường 9 đoạn" (đường lưỡi bò) do nước này tự vẽ ra để đòi chủ quyền và rằng cái gọi là chủ quyền lịch sử là không có cơ sở pháp lý.

"Phán quyết này giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và vượt ra ngoài tầm của các chính phủ để có thể làm phai nhạt hay bỏ đi” - Tổng thống Duterte nói trong bài phát biểu đã được quay lại trước và phát vào đầu ngày 23/9 khi dự kỳ họp của Liên Hiệp Quốc.

Nhà lãnh đạo Philippines nói thêm : "Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết này".

Ông Duterte nhấn mạnh các cam kết của Philippines ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS năm 1982 và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực ở Hà Lan. Ông nói rằng Philippines vẫn cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

Thời gian qua, các hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc cùng với hoạt động quân sự hóa của nước này ở Biển Đông đã gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong và ngoài khu vực.

Giữa tháng 9, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức đã cùng gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc trước đó. Công hàm chung nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS năm 1982.

Ông Duterte cũng cảm ơn các nước đã ủng hộ phán quyết năm 2016. "Chúng tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều nước ủng hộ phán quyết. Nó đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự hỗn loạn" - ông nói.

Theo trang The Inquirer, đây là lần đầu tiên ông Duterte có bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc kể từ lúc lên làm tổng thống Philippines. 

Bảo Anh

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 23/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Trương Nhân Tuấn, Tô Hoàng, Bảo Anh
Read 484 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)