Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/10/2020

Tại sao cả guồng máy nhà nước tham gia bịt miệng người tố cáo gian lận ?

Nhiều tác giả

Công an Đắk Lắk vi phạm tố tụng hình sự khi khởi tố vụ ‘tiến sĩ chân vịt’

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về nơi xảy ra hành vi phạm tội chứ không phải nơi cư trú của bị hại !

daklak1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Bí thư tỉnh Đắk Lắk  Bùi Văn Cường (thứ hai bên trái) hướng dẫn thăm hỏi đại diện Hội nông dân tỉnh Đắk Lắk ngày 28/09/2020 

Chiều tối 2/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng Bộ Công an – thông tin về việc bắt giữ 2 người, trong đó có ông Phạm Đình Quý – giảng viên Trường đại học Tôn Đức Thắng, để điều tra về tội vu khống.

Tướng Tô Ân Xô cho biết theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đắk Lắk đã tiến hành xác minh theo đúng quy định pháp luật.

"Quá trình xác minh cho thấy có dấu hiệu tội phạm nên ngày 19/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đắk Lắk ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam (thời hạn 2 tháng) đối với ông Hoàng Minh Tuấn, sinh năm 1980, về tội vu khống, theo quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)" – ông Xô nói.

Các quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê chuẩn.

Sau khi mở rộng công tác điều tra, ngày 25/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Phạm Đình Quý – giảng viên Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Ngày 1/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can (thời hạn 2 tháng) đối với ông Phạm Đình Quý để điều tra tội vu khống, theo quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; lệnh tạm giam đối với ông Quý để phục vụ công tác điều tra.

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó :

"1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt".

Như vậy trong trường hợp 2 ông tiến sĩ cùng tố cáo một ông tiến sĩ khác về dấu hiệu ‘gian lận học thuật’; và sau đó cơ quan công an ở địa phương nơi mà ông tiến sĩ bị tố cáo ấy đang là Bí thư Tỉnh ủy, thì về nguyên tắc pháp luật hình sự, cho thấy ở đây "tội phạm không xảy ra ở tỉnh Đắk Lắk", nên việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can không hề phạm tội tại tỉnh Đắk Lắk, là một hành vi vi phạm pháp luật tố tụng cố tình và đầy khó hiểu.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 04/10/2020

**********************

Ông tiến sĩ Bùi Văn Cường chịu thiệt hại gì khi bị "vu khống" ?

Nguyễn Nam, VNTB, 04/10/2020

Báo chí ở Việt Nam không thấy đưa tin ông tiến sĩ Bùi Văn Cường đã phải chịu những thiệt hại vật chất, tinh thần ra sao khi bị vu khống là đã "gian lận học thuật".

cuong1

Tiến sĩ Bùi Văn Cường chịu thiệt hại gì khi bị "vu khống" ?

Theo nhận định của cơ quan điều tra của tỉnh Đắc Lắc, thì ông Bùi Văn Cường, người đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắc Lắc đã bị hai ông Phạm Đình Quý, Hoàng Minh Tuấn vu khống, với nội dung : luận án tiến sĩ của Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Nghiên cứu sinh Cường đã sao chép từ các công bố khác nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo.

Ngoài ra, luận án của ông Cường cho biết, vào thời điểm 12 giờ 45 phút ngày 15/7/2017, ông Cường cùng thành viên nhóm nghiên cứu đã ghi lại lệnh điều động trên tàu do hoa tiêu đưa ra tại Hải Phòng. Tuy nhiên, cũng trong ngày 15/7/2017, ông Cường với tư cách là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ trì Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ và khánh thành Giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa…

Hai ông Quý (có hộ khẩu ở tỉnh Bình Định) và Tuấn (có hộ khẩu tại tỉnh Đắc Lắc) đều có học vị tiến sỹ.

Thầy giáo Chu Mộng Long, trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), đặt vấn đề bằng câu chuyện kể mà ông là người trong cuộc (*) :

"Tôi từng bị đồng nghiệp và báo chí vu khống. Tôi kiên nhẫn chờ kết luận thanh tra sau ba tháng mới chính thức đệ đơn ra công an (đính kèm kết luận thanh tra và bằng chứng) đề nghị khởi tố hình sự theo luật hình sự. Công an lại mất ba tháng điều tra. Và tôi lại kiên nhẫn chờ đợi.

Sau khi điều tra xong, điều tra viên gọi tôi đến gặp và hỏi :

– Thầy có chứng minh được thiệt hại về vật chất và tinh thần không ?

Tôi nói một cách trung thực nhất :

– Vật chất thì tôi vẫn đi làm và ăn lương bình thường. Có ảnh hưởng thu nhập nhưng không đáng kể. Còn tinh thần thì khi bị bôi nhọ, vu khống, ắt khủng hoảng, bức xúc và rối loạn mọi thứ, từ gia đình đến các quan hệ xã hội khác.

Điều tra viên cười thân thiện :

– Vậy thì rất khó có đủ căn cứ để khởi tố hình sự lắm thầy ạ. Theo em cách tốt nhất là giải quyết nội bộ ôn hòa đi.

Tôi đồng ý và không nói gì thêm. Ừ thì giải quyết nội bộ bằng án kỷ luật đồng nghiệp đó. Tất nhiên, đối với báo chí thì phải bị xử phạt, nhưng họ đã phạt kiểu gì, tôi không biết.

Khi đồng nghiệp khác (đúng ra là thầy của tôi) bị sinh viên và phụ huynh vu khống "gạ tình đổi lấy biên bản", đích thân tôi thanh tra và kết luận rõ ràng. Sau khi họp báo công khai Kết luận thanh tra, tôi đề nghị đồng nghiệp của tôi với tư cách là người bị hại chuyển hồ sơ ra công an đề nghị khởi tố hình sự tội vu khống, cả người vu khống lẫn báo chí.

Nhưng sau nhiều năm, sự vụ chìm xuồng. Đồng nghiệp của tôi thì uất ức cho đến bây giờ.

Trong vụ Bí thư tỉnh uỷ bị cho là nạn nhân của sự vu khống, tôi không rõ thông tin từ nhiều phía, nên không đứng về phía nào. Nếu đúng có sự vu khống thì phải xét xử nghiêm minh.

Nhưng điều dư luận cần là sự minh bạch :

1) Công khai luận án tiến sĩ bị cho là đạo văn để dư luận soi xét,

2) Cần một Hội đồng giám định khách quan chứ không phải trả lời của cơ sở đào tạo,

3) Minh bạch sự tố tụng, từ lệnh khởi tố, bắt giam và điều tra xét xử.

Làm được 3 điều ấy thì mới trấn an được dư luận và người bị xét xử tâm phục khẩu phục.

Tôi chỉ băn khoăn là vụ này rất khó xử :

1) Nạn nhân là Bí thư tỉnh uỷ phải chứng minh được thiệt hại vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể về lương, thu nhập bị ảnh hưởng, tinh thần bị khủng hoảng, uy tín bị suy giảm. Tất nhiên tinh thần cũng phải lượng hoá được như bị kỷ luật, bị mất chức.

2) Ngược lại, nếu không chứng minh được thiệt hại thì, vụ án phải bị đẩy xuống giải quyết hành chính bằng xử phạt người vu khống, giống như tờ báo đăng bài đã bị xử phạt.

Khó vì, điều 1), nếu nạn nhân bị thiệt hại ở hình thức kỷ luật, giáng chức vì có đạo văn thì tội vu khống là không tồn tại. Mà không thể vì lý do khác, vì nếu bị kỷ luật hay bị giáng chức vì lý do khác thì càng không liên quan đến người bị cho là vu khống.

Vậy thì chỉ có thể xử theo điều 2). Nhưng trường hợp này thì mọi thứ cũng đều phải minh bạch. Một tòa án văn minh thì mọi sự phải được phơi bày trước ánh sáng Công lý.

Trước ánh sáng của Công lý, dân và quan là bình đẳng. Mọi thiên vị chỉ có thể gây mất lòng tin và rối loạn an ninh".

Có lẽ không cần bình luận thêm điều gì nữa trong bối cảnh chính trường đang là chiến trường cho kỳ Đại hội Đảng lần thứ 13 sẽ diễn ra trong vài tháng tới đây…

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 04/10/2020

Ghi chú :

(*)https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/4029282293752650

***********************

‘V ông Cường’ ngày càng n ln

Trân Văn, VOA, 02/10/2020

V ông Phm Đình Quý và ông Hoàng Mnh Tun hai người t cáo ông Bùi Văn Cường, y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư tnh Đk Lk "đo văn, gian di hc thut" - b Công an tnh Đk Lk… "mi làm vic" bng cách t chc vây bt, áp gii đến Buôn Ma Thut (1) vn còn rt nóng.

cuong2

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường - Ảnh minh họa

Tun này, Công an Đc Lk chính thc loan báo quyết đnh bt ông Quý và ông Tun (hai người mà tun trước ch b "mi làm vic") theo qui đnh v "bt người b gi trong trường hp khn cp" ca B Lut T tng hình s. Quyết đnh áp dng qui đnh "bt người b gi trong trường hp khn cp" này làm nhiu người chưng hng (2).

Tuy nhiên các din biến trên mng xã hi tun trước và tun này đi vi scandal… mi hai người t cáo Bí thư Đk Lk… làm vic, ri chuyn sang "bt người b gi trong trường hp khn cp" cho thy, đi tượng b công chúng ch trích đã thay đi, Công an Đk Lk gi phi nhường v trí… ng mũi chu sàocho ông… Bùi Văn Cường !

***

Đến gi, du chưa có bt k cá nhân hay cơ quan hu trách nào xác đnh, t cáo ca ông Quý, ông Tun là đúng hay sai, ông Cường có "đo văn, gian di v hc thut" hay không nhưng c hai đã chính thc tr thành b can trong mt v án "vu khng". Tp chí Môi trường và Xã hi, nơi đăng t cáo ca ông Quý đã b đình bn hai tháng, pht 50 triu đng vì thông tin sai s tht gây nh hưởng rt nghiêm trng trong bài viết : "Bí thư Tnh y Đk Lk b t ‘đo lun án, gian di hc thut ?" s đc bit 16/2020 (3).

Đã có nhng du hiu khá rõ ràng cho thy ông Cường đang t chc chng đ và phn công trên quy mô ln. Ngoài s tham gia ca Công an Đk Lk (mi ri khi t hai người t cáo v hành vi vu khng), Cc Báo chí thuc B Thông tin Truyn thông (x pht Tp chí Môi trường và Xã hi như va k), còn có c s tham gia ca nhiu cá nhân, cơ quan khác như Đi hc Hàng Hi (nơi nhn ông Cường làm Nghiên cu sinh và cp hc v Tiến sĩ v An toàn hàng hi cho ông Cường).

Trương Châu Hu Danh mt Facebooker phát giác :Lun văn ca ông Cường v đ tài "Nghiên cu tác đng ca t hp chân vt bánh lái đến điu khin hướng đi tàu thy trên tuyến lung Hi Phòng" đã được rút ra khi trang web ca Đi hc Hàng Hi(nơi ông Cường nghiên cu và đt được hc v Tiến sĩ v An toàn hàng hi)". Danh cho biết :Tôi đã lp vi bng đi vi lun văn gc ca ông Cường, nếu lun văn b th tiêu hoc b chnh sa, không ging vi lun văn gc, tôi s t cáo(4) ! Tương t, bài mà ông Lương Công Nh, Bí thư Đng y Đi hc Hàng hi, viết đ bênh vc cho ông Cường cũng đã được rút khi trang web ca Vin Đào to sau đi hc ca trường này (5).

Lam Hng Nguyn mt Facebooker làm vic trong h thng truyn thông ca ngành công an va tuyên b :Ph biến pháp lut cho dân : Khen thưởng. Ph biến cho cán b : Nhc nh, ĐÒI rút bài. Không rút ! Cán b còn cn, tôi còn ph biến (6)… Nếu biết tun trước, Lam tng phân tích chuyn Công an Đk Lkmi ông Quý, ông Tun… làm vic và kết lun :Nhìn chung, v vic mang quá nhiu yếu t xem thường, đp lên lut pháp. Nó khiến dư lun phn n, hoang mang, nim tin vào lut pháp và cơ quan thi hành lut lung lay nghiêm trng. Nếu đây là ch trương, nó vi hiến. Do đó, dư lun cn và ch đi s lên tiếng t lãnh đo cao nht ca đng và nhà nước, quc hi và chính ph. Tuy nhiên, đáng lo là sau mt tun n ào, hoang mang, nhng tiếng nói mà xã hi và nhân dân cn nghe vn chưa lên tiếng. S im lng đáng s, nhường ch cho câu hi cũng đy lo s : Đt nước này còn lut pháp na hay không (7) ? - t s hiu ti sao Lam Hng Nguyn li tuyên b như vy !

Quyết đnh x pht Tp chí Môi trường và Xã hi mà Cc Báo chí thuc B Thông tin và truyền thông va ban hành là lý do khiến Lam Hng Nguyn đưa ra mt nhn đnh khác :Nếu anh tiến sĩ chân vt trên núi chy lung Hi Phòng này mà v nm B Thông tin và truyền thông như li đn đoán, chc nh còn st máu hơn c ngài Trương Minh Tun. D đoán s không ít nhà báo b tước th. Có khi tên mình không nm ngoài danh sách b "rút phép thông công" mt cách khn trương.

Lam bình : Trong bàn xí t, nếu đoán biết nước bài đi phương xu, rác, người ta có th chơi tt tay đ áp đo, khiến đi th hoang mang lo lng không dám tiếp tc theo bài, tránh đi th "hi dương" phn công (t li). Đương nhiên là liu, nhưng đã kê ty thì phi chc chn nước bài mình sáng, chc thng. Nếu không gp thng khùng hơn, chơi liu thì mình đnh d chung heo có khi li b nó xeo ct nhà. Ván bài này không như thế : Kê ty ch vì cho rng bài đi phương yếu, trong khi tht s nước bài ca mình cũng đang ti mù mù. Cy thế mnh, kê ty ln đ ăn tin l thì xem ra không phi dân chơi bn lĩnh. Con bc đánh ln chng ai cu thng tin nước. Bài bc ch ăn nhau lúc gà gáy kia mà. T vy gi là cy, là t láo. Gà mi lên chung mà xem b báo chí hết vui ri(8).

***

Bên cnh nhng người bày t s bt bình v scandalmi làm vic ribt người b gi trong trường hp khn cpvì t cáo ông Cường, có mt vài Facebooker đang công kích h không tiếc li. S Facebooker này không đông, song ging điu rt cn phi đ ý. Chng hn Mai Duong nhn rng :Tm này, hai anh võ sư vai u tht bp hn nhiên đã khai hết vi cơ quan công an ri, ai ch đo, ai chi tin, quy trình như thế nào trong vic tn công trit h ông Bí thư Đc Lc trước mùa đi hi. A7 d đoán, vic bt b chưa chc đã dng hai anh này, cn phi lưu ý rng thi đim này, khi điu tra thành công người ta sn sàng bt t thng lái xe đến ông h đc y viên BCT tương lai, my tay cò con loanh quanh cái Đi hc Tôn Đc Thng hay thm chí là B trưởng mt b tào lao thì đã là cái gì cho đi.

Mai Duong và vài thân hu khuyên nhng người ch trích ông Cường :Nên son sn các status khóc thương, gi ý cho các anh trước mt là anh thy đc cao, vng trng và sau na rt có th là s quýnh quáng ca mt anh Trung ương y viên, người mà người ta đang cười tm tm kháo nhau rng : Ti sao "thng y li dùng bài t đo văn đ đánh người khác, trong khi bn thân nó đến gi và mãi mãi v sau cũng không th nào gt ra hết cái tiếng gian ln trong hc hành thi c"

Bin bch cho ông Cường, mit th, răn đe nhng người bt bình v hành đng càn r ca công an, mun làm sáng t tư cách ca ông Cường, nhng Mai Duong, Rang Dong Nguyen, vô tình xác nhn, đi hi đng dp la chn, sp đt nhân s lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam tt c các cp không nhm ti vic tìm người đ tài, đc như đng vn tuyên truyn. Đó là thi đim cácđng chí tn dng tt c các chiêu, trò bn thu, đê tin đ trit h ln nhau, giành phn thng v cho mình (9). K thng không phi là người sch hơn, tài hơn, t tế hơn mà là k lưu manh hơn, tàn đc hơn. Toàn đng biết điu đó nên không có bt k cá nhân hu trách nào bn tâm ông Cường có "đo văn, gian di hc thut" hay không ? Các đng chí ca ông Cường ch bn tâm, ông và băng nhóm ca ông mnh ti mc nào không, có "đp chết, ăn tht" được đ i th hay không ? Thế thôi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/10/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/cong-an-tinh-dak-lak-tra-loi-vu-lam-viec-voi-giang-vien-dh-ton-duc-thang-20200928165311595.htm

(2) https://plo.vn/phap-luat/phap-ly-vu-bat-giu-tien-si-pham-dinh-quy-941224.html

(3) https://tuoitre.vn/thu-giay-phep-2-thang-xu-phat-tap-chi-thong-tin-sai-ve-bi-thu-tinh-uy-dak-lak-20200930111557477.htm

(4) https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/3034897539943966

(5) https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/3033736156726771

(6) https://www.facebook.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/10214477430209588

(7) https://www.facebook.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/10214468439224819

(8) https://www.facebook.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/10214477553772677

(9) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=952741768566689&id=100014926243869

***********************

Vụ bắt Phạm Đình Quý : Dư luận lo ngại 'sai luật' còn công an nói ông Quý 'đã khai nhận'

Bùi Thư, BBC, 02/10/2020

Một số luật sư, nhà báo đã bày tỏ quan ngại trước khả năng Công an Đắk Lắk đã hành xử 'tùy tiện' khi bắt giữ Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng về tội vu khống.

cuong3

Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng bị Công an Đắk Lắk bắt giữ vì tội vu khống.

Trả lời BBC News tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thế Giới Luật Pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tạm giam chỉ áp dụng đối với bị cáo về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

"Tội vu khống là tội ít nghiêm trọng, Tiến sĩ Quý có nơi cư trú làm việc rõ ràng, cơ quan điều tra cũng đã khám xét chỗ ở và thu giữ đồ vật, máy tính... thì không có lý do gì để tạm giam Tiến sĩ Quý nếu thực sự hành vi của Tiến sĩ Quý đủ căn cứ để khởi tố", Luật sư Sơn nhận định.

Còn luật sư Hoàng Cao Sang viện dẫn trên Facebook cá nhân một số quy định về việc bảo vệ người tố cáo và cho rằng "ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị".

Điều kiện cấu thành tội danh vu khống ?

Xoay quanh việc ông Phạm Đình Quý bị 'bắt khẩn cấp' vì hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự, nhiều câu hỏi đặt ra về hành vi của ông Quý khi làm đơn tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk có đủ để cấu thành tội danh hay không.

Giải đáp điều này, luật sư Phùng Thanh Sơn trích dẫn rằng điều kiện để cấu thành tội vu khống phải có yếu tố sau :

- Về mặt khách quan thì phải có sự bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật ; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền ;

- Mục đích tội phạm : nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự.

Vì không có trong tay đơn tố cáo của Tiến sĩ Quý và cũng không có luận án tiến sĩ của ông Cường nên luật sư Sơn không thể đưa ra nhận định việc công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án này đúng hay sai.

Tuy nhiên, ông Sơn bình luận : "Trong sự vụ này, nếu có việc ông Cường làm luận án tiến sĩ và có vấn đề trong việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo thì không thể nói là bịa đặt. Có chăng thì đó là sự khác biệt về nhận thức trong việc nhận định sự việc".

Luật sư Sơn cũng phân tích thêm : "Quan trọng là các sự kiện, tình tiết mà Tiến sĩ Quý nêu ra trong đơn có đúng không, chứ không phải là quan niệm, cách nhìn và góc nhìn của Tiến sĩ Quý về các sự kiện, tình tiết. Áp dụng pháp luật mà không cho phép người dân đưa ra góc nhìn khác, suy nghĩ, cảm nhận khác về sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó là đi ngược lại sự vận động và phát triển của xã hội. Mà nói ngắn gọn đó là sự phản động !".

Công an tỉnh Đắk Lắk lên tiếng

Trong khi đó, ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra thông cáo dài, nói về vụ bắt và khởi tố hai ông Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý.

Theo phía công an, "Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý đều đã khai nhận hành vi bàn bạc, thống nhất, có tổ chức thực hiện tội phạm, cố ý loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".

Thông cáo nói : "Lời khai nhận của Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn phù hợp với các tài liệu chứng cứ Cơ quan điều tra đã thu thập được".

"Đây là hoạt động có dấu hiệu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thông qua bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp. Quá trình giải quyết vụ án đã được các cơ quan tố tụng tiến hành công tâm, khách quan, trên quan điểm "thượng tôn pháp luật"".

Công an tỉnh nói tiếp họ "đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý nghiêm những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật".

Thông cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk khẳng định : "Quá trình xử lý vụ việc các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk bảo đảm phương châm "thượng tôn pháp luật", thực hiện đầy đủ quy trình tố tụng, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của cơ quan ngành dọc ở Trung ương".

Bộ Công an trả lời

Chiều tối 2/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, đã trả lời về vụ việc.

Ông cho hay Bộ Công an đã nhận được báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk.

"Quá trình xác minh cho thấy có dấu hiệu tội phạm nên ngày 19-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đắk Lắk ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam (thời hạn 2 tháng) đối với ông Hoàng Minh Tuấn, sinh năm 1980, về tội vu khống, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)" - ông Xô nói.

"Quá trình điều tra ban đầu, Hoàng Minh Tuấn, Phạm Đình Quý bước đầu khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý hai bị can này theo đúng quy định của pháp luật", Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin.

cuong4

Về đơn tố cáo của ông Quý, nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên viết trên Facebook : "Việc tố cáo Bí thư Cường đạo luận văn chưa thấy có cơ quan nào khẳng định tố cáo không có cơ sở, hoặc tố cáo sai sự thật, bởi lẽ đây là công trình khoa học, cần phải có cơ quan chuyên môn vào cuộc và kết luận".

"Đặc biệt, theo tài liệu tố cáo Bí thư Cường sử dụng 07 tài liệu khoa học khác copy vào luận án của mình, những tài liệu này là của những nghiên cứu sinh đã bảo vệ những năm trước đó. Muốn biết có đạo hay không, phải có Hội đồng Khoa học nghiên cứu và kết luận mới đủ cơ sở khẳng định việc tố cáo sai sự thật", nhà náo Hoài Nam nhận định.

Đồng thời, ông Nam cũng chỉ ra cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắc chỉ là một cơ quan chuyên về tố tụng, không phải là cơ quan chuyên môn về khoa học có thẩm quyền khẳng định luận án của Bí thư Cường có đạo hay không.

Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng biên tập báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi ai là người đã yêu cầu khởi tố vụ án dẫn đến việc ông Quý bị bắt. Theo đó, nhà báo Đức Hiển bình luận :

"Theo Điều 155 Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2015, Việc khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bị hại. Với trả lời của Công an Đắc Lắk, có thể hiểu người bị hại ở đây là cá nhân".

"Vì thông báo trên của Công an không nói rõ ai là người bị hại, cũng không nói rõ số và ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án nên tôi không biết người bị hại là ai. Chỉ chắc chắn một điều : Nếu nội dung thông báo của Công an Đắk Lắc là chính xác thì vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của một người nào đó, dẫn đến việc bắt Tiến sĩ Quý".

Tuy nhiên, ông Hiển cũng dẫn luật rằng yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Khi nào bắt người khẩn cấp ?

Theo Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự, một trong ba trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra được phép giữ người trong trường hợp khẩn cấp là : "nếu xét thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ".

Tuy nhiên, luật sư Phùng Thanh Sơn cũng chỉ ra rằng : "Khi nào cần thiết khi nào không cần thiết thì luật không quy định rõ nên rất dễ dẫn đến việc giữ người tuỳ tiện".

Luật sư Sơn nói thêm : "Khi thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tức phải đọc lệnh, giải thích lệnh, lập biên bản. Nếu giữ người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt, giữ và người khác chứng kiến.

Nếu khi bắt Tiến sĩ Quý mà không đọc lệnh, không giải thích lệnh, không lập biên bản, không có sự chứng kiến của chính quyền phường nơi Tiến sĩ Quý bị giữ, không có sự chứng kiến của người khác là trái luật", Luật sư giải thích.

Nói với BBC hôm 29/9, ông Phạm Đình Phú, anh trai của Tiến sĩ Phạm Đình Quý kể lại : "Khoảng 18g ngày 23/9, em trai tôi cùng em dâu ăn tối tại đường D1 thì bị một nhóm 8 người mặc thường phục vây bắt. Em dâu tôi còn bị buộc ký vào cam kết không được tiết lộ về cuộc vây bắt này".

Theo ông Phú, đây là vụ bắt cóc chứ không phải được mời để phối hợp điều tra vì "cuộc vây bắt này không được thông báo hay mời làm việc theo quyết định tạm giam như luật pháp Việt Nam quy định".

Hôm 30/9, ông Phạm Đình Trang xác nhận với BBC rằng ông vừa nhận thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk về việc bắt giữ con trai ông là tiến sĩ Phạm Đình Quý đêm 23/9.

cuong5

Ông Phạm Đình Trang nói gia đình chỉ nhận được thông báo sau gần 8 ngày đêm con trai ông là Tiến sĩ Phạm Đình Quý bị bắt.

Theo quy định của Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, cơ quan điều tra phải phải thông báo cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc biết.

"Tuy nhiên, nếu việc thông báo đó gây cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi việc cản trở không còn nữa thì phải thông báo ngay. Còn khi nào được xem là cản trở thì luật cũng không quy định tiêu chí xác định rõ ràng nên cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền vịn vào lý do này để biện minh cho việc vi phạm tố tụng của mình", Luật sư Sơn phân tích.

Trên Facebook cá nhân, ông Chau Doan cũng bình luận về việc Tiến sĩ Phạm Đình Quý cùng học trò Hoàng Minh Tuấn bị bắt khẩn cấp bởi tố cáo Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, đạo luận án tiến sĩ. Ông nói :

"Tôi không hề biết tới họ trước đây nhưng sự việc ngang trái này khiến tôi cảm thấy bất an bởi mức độ lạm quyền trầm trọng của công an Đắk Lắk. Một xã hội muốn tiến tới công bằng, văn minh, thượng tôn pháp luật thì quyền lực không thể được dùng một cách tuỳ tiện như vậy được. Điều đáng buồn hơn nữa là báo chí cũng vào hùa để biện minh cho việc bắt bớ này là hợp lý, họ nói rằng đây là việc bắt giữ khẩn cấp với người bị tạm giữ chứ không phải bắt khẩn cấp. Với tôi thì có uốn éo câu chữ thế nào, bản chất cũng vậy thôi".

Trên Facebook, một số người như luật sư Nguyễn Duy Bình lo ngại rằng sự việc này sẽ dẫn đến 'tiền lệ nguy hiểm'.

Luật sư Hoàng Cao Sang cũng lên tiếng trên Facebook cá nhân của mình về quyền của người tố giác. Luật sư Sang trích dẫn, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Theo đó, ông Sang cho rằng ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị.

Trước đó, Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú Thành phố Hồ Chí Minh) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.

Ngày 19/9, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự nhưng nhiều ngày sau đó họ mới công bố thông tin khởi tố này.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 02/10/2020

**********************

Vụ tiến sĩ tố tiến sĩ, hậu trường vẫn còn chưa rõ

Hoài Nguyễn, VNTB, 02/10/2020

Theo thông báo ghi ngày 27/9, ông Phạm Đình Quý đã bị công an tỉnh này bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

daklak2

Ngày 30/9, ông Phạm Đình Trang (ngụ phường Tân An, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), cho biết vừa nhận Thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk về sự việc liên quan đến con trai ông là Phạm Đình Quý, học vị tiến sĩ. "Tôi nhận được giấy từ bưu điện vào 11 giờ trưa hôm nay" – ông Trang xác nhận.

Theo thông báo ghi ngày 27/9, ông Phạm Đình Quý đã bị công an tỉnh này bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Theo cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Quý đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự. Hiện ông Quý đang bị tạm giữ tại công an tỉnh này.

Luật sư Phạm Văn Thọ – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, thắc mắc :

"Tôi đặt giả thiết, nếu như Công an Đắk Lắk truy tố ông Phạm Đình Quý theo khoản 01 của Điều 156 Bộ luật hình sự, thì phải căn cứ Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tức là phải có Đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, thì Công an Đắk Lắk mới được khởi tố.

Điều 155 quy định : Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 156 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại.

Vậy ai là bị hại trong vụ án này ? Nếu bị hại là ông Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk – tên Cường, thì ông này đã gửi Đơn yêu cầu khởi tố đến cơ quan điều tra chưa ?

Thế nhưng, theo nhận định của tôi, thì nhiều khả năng Công an Đắk Lắk sẽ không truy tố ông Quý theo khoản 1, vì "quá nhân văn", mà sẽ truy tố cả hai ông Quý và Tuấn theo khoản 2 Điều 156, bởi các lẽ sau : Theo thông tin trước đó, ngày 21/9, Công an Đắk Lắk đã bắt võ sư – tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn (sinh năm 1980, là học trò Tiến sĩ Quý) khi người này đang trên đường từ nơi cư trú ở huyện Cư Kuin di chuyển xuống Khánh Hòa để điều tra, vì cho rằng cả hai ông Quý và Tuấn có hành vi vu khống một lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

Như vậy, Công an Đắk Lắk truy tố theo khoản 2 Điều 156, thì sẽ không lệ thuộc vào điều kiện phải có Đơn yêu cầu khởi tố của bị hại. Điều đặc biệt chú ý, rất có thể là họ sẽ áp dụng được các tình tiết định khung tăng nặng, như các điểm : "a) Có tổ chức ; c) Đối với 02 người trở lên ; và e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội…".

Thật quá kinh khủng ! Tôi tin các luật sư của ông Phạm Đình Quý chắc đã dự liệu điều này !".

Đồng nghiệp chung Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh với luật sư Phạm Văn Thọ là luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch nhận định, ông Phạm Đình Quý bị Công an tỉnh Đắk Lắk áp dụng 3 biện pháp ngăn chặn. Đó là "Giữ người trong trường hợp khẩn cấp"; "Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" và "Tạm giữ" quy định tại điều 110, 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Đây là vụ việc mang tính chất của tội phạm hình sự, không phải là tạm giữ hành chính.

Điều kiện để áp dụng biện pháp "Giữ người trong trường hợp khẩn cấp" khi thuộc một trong những trường hợp : Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn ; có dấu vết của tội phạm ở người, hoặc tại chỗ ở, hoặc nơi làm việc, hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Theo nội dung vụ việc và loại tội phạm ông Quý bị cáo buộc là tội vu khống (theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015), ông Quý có thể bị xác định có hành vi vi phạm khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 156. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt dưới 3 năm tù. Do đó, cơ quan công an có thể căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để ra lệnh giữ người. Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp không được quá 12 giờ.

Khi áp dụng biện pháp "Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người (trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp), cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ cùng lý do, căn cứ. Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định ; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ và phải lập biên bản về việc giữ; giao lệnh, quyết định cho người bị giữ.

Với biện pháp "tạm giữ", biện pháp này có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị giữ, hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ 2 nhưng không quá 3 ngày.

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp ông Quý bị khởi tố bị can thì có thể bị tạm giam nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hoặc có thể được cho tại ngoại bằng các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cứ trú.

Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cấm mời làm việc/tạm giữ ban đêm, chỉ cấm bắt vào ban đêm. Theo quy định, sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã. Trừ trường hợp việc thông báo gây cản trở điều tra.

Tất cả cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu trong quá trình bắt giữ người trái với quy định của pháp luật thì người bị tạm giữ, người bị bắt và gia đình người thân có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên về hành vi này.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 02/10/2020

*******************

Ông Trump sao ngon bằng ông Chân vịt

Ông Chân vịt lệnh cho công an bắt người khẩn cấp, một tờ báo bị đình chỉ hai tháng và bị phạt 50 triệu đồng. 

daklak3

Tờ New York Times hôm 27/9/2020 đưa tin ông Trump né thuế. Một bài điều tra dài trên 6.000 từ trình bày những khía cạnh mà không mấy ai biết được trong chuyện làm ăn của vị Tổng thống cường quốc số một.

Ngay lập tức, tin tức về vụ việc được hàng loạt báo chí các quốc gia khác đăng tải lại, kể cả báo chí Mỹ. Báo chí Việt Nam cũng rất nhanh chóng cho dịch lại từ nhiều nguồn khác nhau.

Ông Trump đã bị soi giấy tờ khai thuế từ hai chục năm qua cho tới nay. Tờ New York Times tiết lộ ông Trump nộp rất ít thuế thu nhập trong hai năm 2016 và 2017. Chưa hết, họ còn phanh phui ra nào là công ty nào của ông làm ăn thua lỗ, lỗ bao nhiêu, hay thậm chí là công ty nào nghi ngờ bị dính vào cáo buộc xung đột lợi ích với chức vụ tổng thống của ông.

Ngay hôm đó, ông Trump đã có liền buổi họp báo với báo chí Mỹ và tuyên bố các phát hiện của tờ New York Times là tin giả. Báo chí lại có dịp phê phán tiếp với phản ứng này của ông Trump.

Điều đáng nói là vụ việc lại diễn ra trong lúc cuộc đua vào Nhà Trắng ở Mỹ đã vào giai đoạn cuối chỉ chỉ còn chưa tới 40 ngày nữa sẽ diễn ra bầu cử và cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống sẽ diễn ra chỉ 2 ngày sau đó.

Tờ New York Times cũng tuyên bố thẳng họ sẽ không đưa ra thông tin ai là người đã tuồn thông tin nhưng họ có nhiệm vụ đưa thông tin cho công chúng biết vì lẽ họ tin rằng "công dân nên hiểu càng nhiều càng tốt về các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho họ về những ưu tiên, kinh nghiệm và tài chính. Mọi tổng thống kể từ giữa những năm 1970 đều công khai thông tin thuế của mình nhằm đảm bảo rằng một quan chức có quyền lực làm rung chuyển thị trường và thay đổi chính sách không tìm kiếm lợi ích tài chính từ hành động của mình".

Vậy thôi, chuyện đúng sai chưa ai biết vì chưa có minh bạch hồ sơ, phía ủng hộ Trump thì cho đó là tin giả, phía không ủng hộ thì cho đó là một vụ bê bối lớn.

Hãy thử tưởng tượng chuyện này xảy ra ở thiên đường xã hội chủ nghĩa thì sẽ có chuyện gì xảy ra?

Chỉ một ông quan cấp tỉnh mà đã có thể có quyền điều động công an bắt người tố cáo khẩn cấp mà không cần thông báo cho gia đình, cho đình chỉ một tờ báo trong hai tháng và phạt hành chính 50 triệu đồng chỉ vì dám tố cáo và đăng bài tố cáo ông ta đạo văn trong luận án tiến sĩ.

Vậy nếu động tới tổng thống thì sẽ còn động trời tới cỡ nào?

Trước hết, tờ New York Times sẽ ngay lập tức bị đóng cửa vô thời hạn vì dám vu khống nhằm bôi nhọ uy tín lãnh đạo cấp cao nhất, kèm theo đó sẽ là một mức phạt vài trăm triệu đô la Mỹ vì do đây là nơi để tin tức lọt ra ngoài.

Kèm theo đó là vài ba nghìn nhân viên mật vụ sẽ bao vây trụ sở của tờ New York Times, nội bất xuất, ngoại bất nhập để truy tìm bằng được chứng được sử dụng làm tư liệu bài viết để vu khống, bôi nhọ Tổng thống đương nhiệm. Tất cả nhân viên bị điều tra sẽ buộc phải ký một giấy cam kết không tiết lộ nội dung, hình ảnh của các buổi làm việc liên quan đến "án an ninh" tại toà soạn.

Tiếp theo sau đó là tất cả các hãng tin khác ở Mỹ dám đăng tải lại nội dung của tờ New York Times trên báo điện tử, báo in, trên ti vi hay trên radio sẽ bị đóng cửa luôn. Có khi phải đến phân nửa trong số hàng ngàn hãng tin lớn nhỏ ở Mỹ sẽ chịu chung số phận sau khi đã đăng bài xin lỗi tổng thống Trump.

Bài đăng về vụ tiền thuế sẽ buộc phải gỡ bỏ trên tất cả các trang mạng, những báo hay tạp chí giấy nào đã lỡ phát hành sẽ phải được thu hồi lại và tiêu huỷ. Facebook, Youtube sẽ được lệnh xoá tất cả các bài viết, phim ảnh có liên quan mà không cần thông báo vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Tổng thống sẽ không cần phải cho họp báo để tuyên bố về những thông tin đã được đưa ra vì đó chính là thông tin sai lệch có ý đồ gây tác động sai lệch đến kết quả bầu cử trong tháng 11 tới. Thay vào đó, đài truyền hình quốc gia sẽ có chương trình Đối diện để vạch mặt những kẻ được gọi là lợi dụng quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận để chống phá chính quyền nhân dân mà điển hình là nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc gia.

FBI sẽ vào cuộc, bắt khẩn cấp ngay mà không cần trát của toà 3 nhà báo và hai cấp trên trực tiếp của họ là Trưởng ban điều tra và phó tổng biên tập để làm rõ ai là người đã cung cấp nguồn tin cho các nhà báo tham gia viết bài với tội danh nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo với mục đích phá hoại chính quyền nhân dân đồng thời cho truy tố hình sự.

Các nhà báo chắc chắn sẽ bị đánh "mười ngày như một" cho tới khi nào phải khai ra nguồn tin mới thôi mà không được gặp luật sư, hay gia đình. Nơi giam giữ cũng sẽ được giữ kín để đảm bảo cuộc điều tra án an ninh không bị ảnh hưởng. FBI sẽ chỉ thông báo xác nhận việc bắt giữ theo đúng pháp luật sau một tuần lễ bắt giam và khởi tố bị can.

Máy tính, điện thoại sẽ bị thu giữ, mật khẩu emai cũng phải khai báo với cơ quan điều tra, kể cả tư gia của họ cũng sẽ bị lục soát. Tất cả các bài viết từ trước tới nay của các nhà báo này dưới nhiều bút danh khác nhau sẽ được in ra cùng với sách vở, tài liệu được tịch thu tại tư gia sẽ được sử dụng làm bằng chứng phạm tội.

Vì thời gian bầu cử con lại có 34 ngày nên việc điều tra sẽ được tiến hành khẩn cấp và phá án trong thời gian kỷ lục là 2 tuần lễ. Một phiên xử chóng vánh, cấm cửa tất cả báo chí, người nhà sẽ diễn ra trong vòng vài giờ.

Luật sư, bị cáo sẽ chỉ được nói vài lời sau khi liên tục bị thẩm phán tối cao cắt ngang vì đưa ra các thông tin hay những câu hỏi không cần thiết. Các nhà báo khi được nói lời cuối sẽ khóc và xin lỗi bác Trump vì đã phụ lòng của bác, đồng thời cảm ơn các quản giáo trong thời gian giam giữ đã liên tục chỉ ra những việc làm sai trái của họ.

Nhờ vào thái độ thành khẩn và xin giảm án, các bị cáo là những nhà báo sẽ nhận mức án từ 12 đến 20 năm tù.

Trong đợt bầu cử vào đầu tháng 11, Tổng thống có thể hãnh diện tuyên bố thành quả phá án nhanh chóng của lực lượng cảnh sát, FBI vốn là cánh tay phải của đảng cầm quyền nhằm dập tắt mọi âm mưu chống phá của thế lực thù địch nhằm hạ uy tín lãnh đạo cấp cao nhất của nhà nước.

Thế nhưng, Tổng thống Trump lại không thể có được quyền lực như vậy.

Vậy mới nói, ông Trump làm sao mà ngon bằng ông Chân vịt.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 02/10/2020

*********************

"Nói xấu đồng chí Bí thư, dứt khoát phải bị bỏ tù !"

Giờ là mùa nhân sự Đại hội Đảng các cấp, lệ thường, cũng là mùa mà người ta dùng mọi chiêu trò để triệt hạ nhau.

daklak4

Vụ việc hai vị tiến sĩ cùng có những nội dung tố cáo một vị tiến sĩ khác là gian lận học thuật trong luận văn tiến sĩ về "chân vịt hàng hải luồng lạch Hải Phòng", đang tạo sóng dư luận. Tạo sóng vì cả 3 người đều có học vị tiến sĩ, trong đó vị tiến sĩ vướng nghi án gọi là ‘đạo văn’, có phẩm hàm chính trị thuộc loại cao nhất tỉnh Đắk Lắk. Đề tài bảo vệ tiến sĩ của vị đang vướng lùm xùm gian lận này, được thực hiện khi vị đảng viên đó đang ở trên ghế quyền lực cao nhất của tổ chức Công đoàn cách mạng Việt Nam.

Rõ ràng dám đụng trực tiếp tới ông tiến sĩ quyền uy chính trị, là cái ‘dũng’ rất đáng khen ngợi của hai ông tiến sĩ còn lại trong vụ việc.

Một đảng viên đã ngoài 50 năm tuổi Đảng, chia sẻ với người viết rằng, hễ ai dám nói xấu đồng chí Bí thư, dứt khoát phải bị bỏ tù. Bởi Đảng làm công tác nhân sự rất kỳ công, qua rất nhiều bước, đã vậy luôn được tập huấn thường xuyên bằng những khóa bồi dưỡng chính trị về Tư tưởng Hồ Chí Minh, nên làm gì có chuyện một đảng viên trọng trách đứng đầu tổ chức Công đoàn cách mạng, và đứng đầu một tỉnh ở Tây nguyên lại dám phản bội lý tưởng Đảng, dám đi ngược lại di huấn của Hồ Chí Minh.

"Ở đây có lẽ là những lúng túng với ít nhiều tế nhị thời thế, nên đồng chí Bí thư ở Tây nguyên mới phải sử dụng lực lượng chuyên chính công an, để trấn áp những xuyên tạc được núp dưới màu áo tố cáo tiêu cực. Đảng ta là một Đảng của nhân dân. Đảng ta xây dựng cán bộ cũng nhằm để được phục vụ tận tụy cho dân. Đảng không phải là nơi để mà người ta dựa vào đó để kiếm tiền cho tư lợi cá nhân. Tôi từng đi nghe những báo cáo viên tuyên truyền ở Thành ủy ra rả như vậy trong những lần sinh hoạt chi bộ !" – vị đảng viên đã ngoài 50 năm tuổi Đảng kể trên, nói.

Một đảng viên trẻ hiện đang công tác trong ngành tàu biển thuộc Bộ Quốc phòng, lại nhìn theo một hướng khác, khi cho rằng rất có thể mọi chuyện là một kịch bản, mà những chốt thí là hai vị tiến sĩ cùng vị hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

"Dân hàng hải ai cũng hiểu đề tài chân vịt luồng tuyến đặc thù ở cảng Hải Phòng, nếu xét tầm là luận án tiến sĩ – có nghĩa phạm vi ứng dụng rộng không chỉ toàn quốc, mà còn đúng trên nhiều quốc gia, là điều ngớ ngẩn. Bởi điều này không hề có, và chẳng hãng đóng tàu hay giới hoa tiêu nào thèm quan tâm đến đề tài của ông đảng viên từng làm giảng viên Đại học Hàng hải Việt Nam ấy. Chẳng qua đây chỉ là luận án tiến sĩ son phấn đẹp bản lý lịch, cho tương lai nhìn xa mà ông này đã được cơ cấu từ thời gian đó…" – người đảng viên trẻ mới vài tuổi Đảng, nhận xét.

Theo người đảng viên trẻ, thì nếu thật sự là "dân trong nghề", đặc biệt là hiểu biết về khả năng sư phạm, ông đảng viên đang là quan chức lớn nhất của một tỉnh ở Tây nguyên kia, sẳn sàng kiếm thêm lá phiếu của cử tri đảng viên trí thức, qua việc trở về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam để tổ chức một hội thảo làm rõ về những tố cáo của hai vị tiến sĩ ‘ngoài ngành’.

Hoặc nếu bản lĩnh chính trị hơn, ông đảng viên nói trên sẽ bay vào Sài Gòn để đăng đàn trước sinh viên và thầy, cô giáo Trường Đại học Tôn Đức Thắng, để làm rõ về những tố cáo liên quan thời mà ông là quan chức tối cao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

"So sánh hơi khập khiễng vì khác đại lượng, thế nhưng ngay ở mùa dịch Covid, cả hai ngài Donald Trump và Joe Biden vẫn có thể đăng đàn tranh luận để tìm kiếm lá phiếu cử tri Hoa Kỳ. Vậy cớ gì những người cộng sản Việt Nam luôn vì dân phục vụ, lại ngần ngại cho các phiên giải trình về những tố cáo ?

Nghiên cứu học thuật do mình bỏ công, bỏ sức ra làm luận án tiến sĩ, thì lẽ nào lại thờ ơ trước tố cáo rằng đó là ‘ăn cắp’, là ‘đạo văn’ ? Tự ái chứ. Im lặng là nhục đó chứ. Và giờ dùng quyền lực để bỏ tù những người tố cáo, thì đó còn gì là đạo đức của một người làm cách mạng ?" – vị đảng viên trẻ, chẳng chút kiêng dè phê bình đồng chí của mình.

Nguyễn Huyền

Nguồn : VNTB, 02/10/2020

*****************

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp – Thu hồi giấy phép và xử phạt 1 tạp chí

Tuổi Trẻ Online – Công an Đắk Lắk thông báo giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú Thành phố Hồ Chí Minh) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.

daklak4

Chiều 30/9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online  cho biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã có thông báo về việc "bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" với ông Phạm Đình Quý – giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) – về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã khởi tố vụ án và làm việc với ông Quý và ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, trú Cư Kuin, Đắk Lắk). Ông Tuấn cũng là võ sư, là học trò của ông Quý.

Theo gia đình, thông báo về việc "bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" đối với tiến sĩ Phạm Đình Quý được Công an tỉnh gửi về qua bưu điện.

Công an tỉnh Đắk Lắk thông báo ông Quý bị bắt vì đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật hình sự.

Ông Quý đã được Công an tỉnh Đắk Lắk "mời làm việc" từ tối 23/9 và hiện đang bị tạm giữ tại đây (1).

***

Pháp Luật Online – Tạp chí này đã có hành vi vi phạm thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố "đạo" luận án, gian dối học thuật ?".

daklak5

Cục Báo chí (Bộ Thông tin và truyền thông) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí Môi trường và Xã hội (2).

Theo quyết định, tạp chí này đã có hành vi vi phạm thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết Bí thư Tĩnh ủy Đắk Lắk bị tố "đạo" luận án, gian dối học thuật ?  đăng trong Số đặc biệt 16-2020.

Quyết định được áp dụng theo quy định tại: Điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Tạp chí bị xử phạt số tiền 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chỉnh là ấn phẩm Tạp chí Môi truờng và Xã hội Số đặc biệt 16-2020; Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động báo in số 487/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp trong thời hạn hai tháng.

Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng buộc phải cải chính, xin lỗi theo quy định.

"Nếu quá thời hạn mà Tạp chí Môi trường và Xã hội không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật" – quyết định nêu rõ.

Nguồn : VNTB, 01/10/2020

Trích dẫn :

(1) Bắt khẩn cấp giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng về hành vi vu khống

(2) Thu hồi giấy phép 1 tạp chí thông tin sai về Bí thư Đắk Lắk

Nguồn : VNTB, 01/10/2020

********************

Người tố cáo bị bắt về tội vu khống – Một tiền lệ nguy hiểm

Đức Minh, VNTB, 01/10/2020

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, cũng là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

nq01

Ông Quý chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác, nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo.

Theo trang web Đại học Hàng Hải Việt Nam, đề tài luận văn tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường là "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt-bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng".

Phía cá nhân tố cáo là ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Theo ông Quý, luận án tiến sĩ của Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Ông Quý chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác, nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo.

Phía Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có kết luận là tỷ lệ sao chép là 12% ; nguồn internet là 6% ; nguồn xuất bản là 0% ; nguồn luận văn/đề tài là 9%. Kết luận, "đảm bảo tỷ lệ cho phép".

Như vậy với tổng cộng là 27%, nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đạt yêu cầu quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, là "tỷ lệ kiểm tra sao chép và tỷ lệ trích dẫn nhỏ hơn hoặc bằng 30%".

Kết luận với con số tổng cộng 27% kể trên là tính toán của phần mềm kiểm tra Turnitin, phiên bản tiếng Việt. Còn tố cáo của ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, là viện dẫn các luận văn với tên tuổi cụ thể. Xét theo Luật Tố cáo, thì tiến trình xử lý phải minh bạch theo trình tự với các điều luật cụ thể như sau :

"Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo

1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây :

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo ;

b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật ;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật ; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo ;

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật ;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau :

a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật ;

b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý".

Ở sự việc nêu trên, một khi chưa có "kết luận nội dung tố cáo", song lại áp dụng biện pháp xử lý hình sự để khởi tố vụ án về tội danh vu khống, và đã bắt giữ hình sự ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng là một hành vi vi phạm của cơ quan điều tra. Đây là một tiền lệ nguy hiểm. Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần làm rõ vụ việc này. Bởi nếu những người dám dũng cảm lên tiếng tố cáo các biểu hiện, dấu hiệu sai trái bị khởi tố hình sự, thì còn ai dám đứng ra tố cáo các sai trái mà pháp luật đã quy định !

Đức Minh

Nguồn : VNTB, 01/10/2020

********************

Sẽ có thêm nhiều người bị bắt vì dám tố cáo bí thư Bùi Văn Cường ?

Nguyễn Nam, VNTB, 01/10/2020

Tháng 8/2020, một nhà báo ở Sài Gòn nhắn tin cho bí thư Cường xác nhận về đơn tố cáo. Vài ngày sau có 3 công an tỉnh Đắk Lắk mang giấy giới thiệu đến làm việc yêu cầu nhà báo cung cấp nguồn tin tố cáo.

nq02

Hiện đã có rất nhiều đơn thư từ các giảng viên, cán bộ các khoa của nhà trường gửi đến cho ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Chính phủ… để tố cáo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Bùi Văn Cường làm chủ tịch, nay ông Cường làm Bí thư Đắk Lắk.

Rõ ràng bí thư Cường rất mạnh, đã chỉ đạo công an tỉnh vào cuộc nhanh như cắt để tìm ai tố cáo mình…

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Sơn – phó hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng – cho biết theo thông tin ban giám hiệu nhà trường có được, hiện đã có rất nhiều đơn thư từ các giảng viên, cán bộ các khoa của nhà trường gửi đến cho ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Chính phủ… để tố cáo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Bùi Văn Cường làm chủ tịch, nay ông Cường làm Bí thư Đắk Lắk.

Theo ông Sơn, lý do của các đơn thư tố cáo này bắt nguồn từ việc tháng 10/2017, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiểm tra tài chính nhà trường. Sau đó, cơ quan chủ quản này đã đưa ra nhiều yêu cầu đối với nhà trường, đặc biệt trong đó buộc nhà trường phải trích nộp đến 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế – mức cụ thể do Tổng liên đoàn quyết định.

Vì bắt phải nộp trái luật nên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã không chấp nhận, và dứt khoát không nộp ngân sách thực hiện nghĩa vụ với Tổng liên đoàn, và đã gửi công văn phản đối, viện dẫn quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, và chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn số 3995 năm 2008 khi chuyển trường này về Tổng liên đoàn.

"Nhà trường cho rằng việc buộc trường phải trích nộp cho Tổng liên đoàn 30% là khoản thu trái với thực tế quản lý và trái với quy định của pháp luật" – ông Sơn thông tin.

Sở dĩ đặt vấn đề là liệu "sẽ lại có nhiều người bị bắt vì dám tố cáo bí thư Bùi Văn Cường ?" trong thời gian tới – vì vụ được gọi là "bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp" mà công an tỉnh Đắk Lắk đã thực thi bất chấp pháp luật với hai công dân tố cáo công khai về dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong luận văn tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường – thời điểm thực hiện luận án tiến sĩ, ông Bùi Văn Cường là Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Công an tỉnh Đắk Lắk đã bất chấp các quy định về trình tự tố tụng hình sự trong vụ nêu trên, nên đây sẽ là tiền lệ để họ có thể tiếp tục "bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp" với bất kỳ ai lại tố cáo ông Bùi Văn Cường, người đang là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Trước đây Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định là bắt người trong trường hợp khẩn cấp, thì hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định là giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Bởi vì trong quá trình áp dụng theo quy định của Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì có thể "bắt trước, phê chuẩn sau", tuy nhiên theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát". Chính vì vậy Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự sửa đổi thành biện pháp "Giữ người trong trường hợp khẩn cấp" được quy định tại Điều 110 cho phù hợp.

Theo đó, quy định cụ thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo đủ 3 căn cứ được quy định tại Khoản 1 Điều 110, về cơ bản những căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp không có sự thay đổi nhiều so với quy định trước đây, nhưng cụ thể và chi tiết hơn.

Chỉ có sự khác biệt là trước đây tại điểm a – Khoản 1 – Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định "Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng", căn cứ này chỉ mang tính chất định tính, cho nên tại điểm a – khoản 1 – Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo "Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

Như vậy, trong trường hợp này khi muốn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập được đầy đủ các căn cứ để xác định người đó có các hành vi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, và điều quan trọng là tội đó phải là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với căn cứ thứ 2 thì mở rộng và bổ sung thêm đối tượng chính mắt thấy người đã thực hiện tội phạm là "Người cùng thực hiện tội phạm…", căn cứ thứ 3 ngoài những dấu vết của tội phạm phát hiện ở người hoặc chỗ ở thì bổ sung thêm những dấu vết của tội phạm tại "nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm" ngoài việc xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn, còn nhằm ngăn chặn việc "tiêu hủy chứng cứ" cũng được xem là căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 01/10/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoài Nguyễn, Nguyễn Nam, Trân Văn, Bùi Thư, Ánh Liên, Nguyễn Huyền, Đức Minh, VNTB
Read 753 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)