Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/10/2020

Nói thêm về bằng cấp của Bí thư Đắk Lắk

Nhiều tác giả

Cường và Nh, ch cn đng thy n là… n !

Trân Văn, VOA, 05/10/2020

Ông Lương Công Nh, cu Bí thư Đng y kiêm cu Hiu trưởng Đi hc Hàng hi (ta lc thành ph Hi Phòng), va bo vi công chúng rng, khon tin tiết kim, khong 80 t đng Vit Nam và 1.720.000 M kim mà v chng ông và hai đa con gi ngân hàng là tin do h hàng bên v nh gi giúp, đng tên giùm (1) !

Tuyển sinh 2016: Thí sinh đã không còn vào đại học bằng mọi giá - Thi sinh  da khong con vao dai hoc bang moi gia - daubao.com

Ông Lương Công Nhớ, cựu hiệu trưởng Đại Học Hàng Hải Việt Nam. (Hình : Giáo Dục & Thời Đại)

Thiên h có bao nhiêu người tin ông Nh thành tht ? Chc là chng có bao nhiêu, tuy nhiên điu đó không quan trng ! Điu quan trng là đng tin ông Nh nên ông Nh không h hn gì. Thm chí ông Nh còn tuyên b, khi tài sn này ca gia đình ông đã được… B Công an làm k !

Tuy ông Nh thuc din phi kê khai tài sn nhưng chng ai rõ B Công an làm k v ngun gc tài sn ca ông Nh và gia đình hayB Công an làm k v chuyn v chng ông và hai con nm trong s 27 nn nhân ca v án "tham ô tài sn" xy ra ti Chi nhánh Hi phòng ca Ocean Bank (Ngân hàng Đi Dương) ?

Hi đu tháng trước, Tòa án Hi Phòng va đưa bn viên chc tng là tr ct Chi nhánh Hi Phòng ca Ocean Bank ra xét x sơ thm, sau đó, pht mt t hình, pht hai tù chung thân, người còn li b pht 20 năm tù vì t 2012 đến 2017, c bn đã chia nhau 414 t do 27 khách hàng gi vào nơi này (2).

Dường nhưB Công an chlàm k chuyn ông Nh và v con b chiếm đot toàn b s tin đã gi vào Chi nhánh Hi Phòng ca Ocean (hơn 80 t đng và hơn 1,7 triu M kim) ch không điu tra v ngun gc khi tài sn này, đng cũng không thèm bn tâm nên chng my người đ ý. L ra ông Nh đã có th thnh thơi "làm người t tế", nếu như

Ông Bùi Văn Cường, y viên Ban Chp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) Đảng cộng sản Việt Nam, cu Ch tch Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), hin là Bí thư Đk Lk, không b xem như mt trong nhng k ch mưu ép Đi hc Tôn Đc Thng phi np cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 30% li nhun, đng thi hn chế s t ch ca đi hc này

Ông Phm Đình Quý, mt trong nhng Ging viên ca Đi hc Tôn Đc Thng và ông Hoàng Mnh Tun (nhng người tng t cáo ông Cường đo văn, gian di hc thut) không b Công an Đk Lk mi làm vic (3) bng cách t chc vây bt, áp gii v Buôn Ma Thut. Sau đó b khi t vi cáo buc vu khng (4).

Gia lúc công chúng bán tin, bán nghi, Đi hc Hàng hi rút lun văn ca ông Cường ra khi trang web. Ông Nh - mt trong hai người hướng dn ông Cường làm lun văn Tiến sĩ viết bài bênh vc lun văn ca ông Cường(5) nhưng sau đó t ý đc b bài bào cha cho người mà chính ông hướng dn.

T ông Cường, thiên h phi ngoái nhìn ông Nh và người ta lp tc liên tưởng đến v án "tham ô tài sn" xy ra Chi nhánh Hi Phòng ca Ocean Bank mà Tòa án Hi Phòng mi xét x sơ thm tháng trước. Bây gi, thiên h đã biết ông Nh hoc rt giàu, hoc rt đượch hàng bên v tín nhim !

Tr li báo gii, lúc thì ông Nh bo rng, thông tin v chng và hai đa con ca ông có ti hơn 80 t đng và 1,7 triu M kim gi ngân hàng… không có gì mi,lúc thì ông bo rng, nhng thông tin này có th được ly ra t tòa án.C như ông bin gii thì h thng chính tr, h thng công quyn đã biết t lâu, ch có dân đến gi mi biết đ bàn !

***

Nếu b ra ít phút, lc li trên Internet, t s thy, dường như ông Nh giàu thit ch không phi có nhiu tin nhh hàng bên v… tín nhim ! Cui năm 2015, sau khi mt sinh viên Khoa K thut cu đường Khóa 56 ca Đi hc Hàng hi, ung mng vì thang máy - ca m nhưng bên trong không có cabin nên nn nhân rơi thng xung đáy mt cao c chín tng (6), trên blog Đi hc Hàng hi Vit Nam đã có cáo buc đó là h qu ca vic ông Nh tham ô trong xây dng (7).

Trên blog va k còn mt đơn đã tng được gi đến nhiu nơi năm 2015, t cáo ông Nh trong 20 năm qua không h đng lp nhưng vn được phong tng danh hiu "Nhà giáo Nhân dân". B tin mua bng Tiến sĩ… t xa ca Nga. Trc tiếp tuyn dng nhân viên, ging viên và nhn hàng trăm triu đng cám ơn/người. tương t, liên tc thành lp các trung tâm, đơn v, b nhim li, b nhim mi đ nhn tin cám ơn. Liên tc xin đu tư đ xây dng mi hoc mua sm trang b, thiết b đ hưởng li qu (8).

Đơn t cáo mi dn, du đã cách nay năm năm, li nc danh, song theo thi gian, thc tế cung cp không ít ví d minh ha, cho thy rt đáng đ xem xét. Năm 2017, gia đình ông Nh tr thành nn nhân trong v "tham ô tài sn" xy ra Chi nhánh Hi Phòng ca Ocean Bank (mt hơn 80 t đng và 1,7 triu M kim). Năm 2019, Thanh tra B Giao thông - Vn ti, xác đnh : T 2015 2017, ông Nh và Hiu phó "bán thu" trong D án Xây dng Nhà Tp luyn và Thi đu đa năng Khu Liên hp th thao ca Đi hc Hàng hi Vit Nam, khiến công qu tht thoát hơn 400 triu (9)

***

Bt k dư lun thế nào và đáng ng ra sao, trước khi ngh hưu, tr v vi đi thường "làm người t tế", ông Nh đã th đc đ th t danh ti li, đc bit là t khi ông hướng dn ông Bùi Văn Cường làm lun văn tiến sĩ (2015 2018). Ông Cường tr thành Bí thư Đng, Đoàn ca Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ch tch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam t 2016 đến 2019. Năm 2017, Chương trình "Vinh quang Vit Nam - Du n 30 năm đi mi" do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam t chc đã chn ông Nh là mt trong 18 cá nhân đ vinh danh (10).

Có mt đim thú v là khi k tên nhng cá nhâncó thành tích xut sc, tiêu biuđượcChương trình "Vinh quang Vit Nam - Du n 30 năm đi mi" vinh danh, chng cơ quan truyn thông chính thc nào k đến ông Nh (11), tr t Lao Đng. T báo thuc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam viết riêng mt bài ca ngi người đang dn dt Ch tch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tr thành Tiến sĩ - là Người thuyn trưởng ca ngành đào to hàng hi Vit Nam(12) !

Chuyn tung hng ca cp Cường Nh đã đ d kin đ xem như mt ví d minh ha cho vic hình thành và kiu hot đng ca cácnhóm li ích, nơi các cá nhân nhiu cp, nhiu lĩnh vc câu kết, h tr nhau lũng đon t h thng chính tr, h thng công quyn đến h thng truyn thông chính thc nhm thu đot, chia chác c danh ln li ?

Nếu có th làm rõ ti sao h thng tư pháp làm ngơ cho Đk Lk biến người t cáo ông Cường thành b can, B Thông tin Truyn thông đình bn và pht tp chí đã đăng t cáo này dù chưa có nơi nào thm đnh t cáo là đúng hay sai có l ví d s rt n tượng ! Tuy nhiên đây ch là gi đnh thiếu cơ s vì vi đng chng cácnhóm li ích ch là tuyên ngôn, cònn đnh chính tr là phi xem tt c nhng du hiu bt n đu n !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/10/2020

Chú thích :

(1) https://danviet.vn/nguyen-hieu-truong-dh-hang-hai-viet-nam-ly-giai-so-tien-tram-ty-dong-ma-gia-dinh-gui-ngan-hang-20201002170033456.htm

(2) https://tuoitre.vn/tuyen-tu-hinh-cuu-giam-doc-chi-nhanh-ngan-hang-oceanbank-hai-phong-2020090412141691.htm

(3) https://tuoitre.vn/cong-an-tinh-dak-lak-tra-loi-vu-lam-viec-voi-giang-vien-dh-ton-duc-thang-20200928165311595.htm

(4) https://plo.vn/phap-luat/phap-ly-vu-bat-giu-tien-si-pham-dinh-quy-941224.html

(5) https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/3046915642075489

(6) http://giadinh.net.vn/xa-hoi/gia-dinh-nam-sinh-thiet-mang-vi-va-vao-thang-may-buc-xuc-doi-cong-bang-20160406000758025.htm

(7) http://vimaru-edu-vn.blogspot.com/2015/12/he-qua-cua-viec-tham-o-xay-dung-cua-ong-luong-cong-nho-khien-01-nam-sinh-vien-tu-vong-do-thang-may-chat-luong-kem.html

(8) http://vimaru-edu-vn.blogspot.com/2015/12/don-keu-cuu-cua-tap-giang-vien-truong-dai-hoc-hang-hai.html#more

(9) https://vietnamfinance.vn/hieu-pho-dai-hoc-hang-hai-duoc-bo-nhiem-lam-giam-doc-so-gddt-hai-phong-du-lien-quan-sai-pham-ban-thau-20180504224230206.htm

(10) http://vienmoitruong.vimaru.edu.vn/tin-tuc/ngndgsts-luong-cong-nho-hieu-truong-nha-truong-duoc-vinh-danh-trong-chuong-trinh-vinh-quang

(11) http://dangcongsan.vn/thoi-su/vinh-quang-viet-nam--dau-an-30-nam-doi-moi-438603.html

(12) https://laodong.vn/phong-su/nguoi-thuyen-truong-cua-nganh-dao-tao-hang-hai-viet-nam-511881.ldo

********************

Vụ bắt Tiến sĩ Phạm Đình Quý : Dân "chia tay" Đảng

Một số luật sư, nhà báo đã bày tỏ quan ngại trước khả năng Công an Đắk Lắk đã hành xử ‘tùy tiện’ khi bắt giữ Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng về tội vu khống.

quy1

Tiến sĩ Võ sư Phạm Đình Quý (bên phải) và ông bí thư tỉnh ủy Đắc lắc Bùi Văn Cường người được cho là có đơn yêu cầu Công an tỉnh Đắc lắc xử Võ sư Quý và cũng là người chỉ đạo việc bắt bớ lạm quyền sai luật đối với võ sư Phạm Đình Quý

Trả lời BBC News tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thế Giới Luật Pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tạm giam chỉ áp dụng đối với bị cáo về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

"Tội vu khống là tội ít nghiêm trọng, Tiến sĩ Quý có nơi cư trú làm việc rõ ràng, cơ quan điều tra cũng đã khám xét chỗ ở và thu giữ đồ vật, máy tính… thì không có lý do gì để tạm giam Tiến sĩ Quý nếu thực sự hành vi của Tiến sĩ Quý đủ căn cứ để khởi tố", luật sư Sơn nhận định.

Còn luật sư Hoàng Cao Sang viện dẫn trên Facebook Công an nhân một số quy định về việc bảo vệ người tố cáo và cho rằng "ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị".

Sau khi nhận thông báo từ công an Đắk Lắk về việc con trai bị bắt khẩn cấp, ông Phạm Đình Trang nói với VOA vào chiều 30/9 rằng phía nhà chức trách "lạm quyền" và "làm sai luật" :

"Con tôi khiếu nại ông Bùi Văn Cường đạo văn luận án tiến sĩ trước Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Nếu sai, theo luật Việt Nam, ông Bùi Văn Cường làm đơn kiện lại con tôi ra tòa, hoặc chờ Ủy ban Kiểm tra Trung ương mời hai bên về giải quyết. Bên nào sai, bên ấy chịu trách nhiệm trước nhà nước. Con tôi khiếu kiện là vấn đề dân sự. Cho công an đi bắt con tôi thì tôi xác định việc này là sai nguyên tắc, dùng áp chế, cường quyền là không đúng với luật pháp".

Hiện nay, anh trai của tiến sĩ Quý là ông Phạm Đình Phú cùng một số luật sư đã đến Đắk Lắk để gặp công an tỉnh, nhưng ở thời điểm cuối buổi chiều 30/9, gia đình chưa nhận được thêm thông tin, ông Phạm Đình Trang, bố tiến sĩ Quý cho biết.

Theo ông Trang, công an Đắk Lắk đã lần lữa, câu giờ trong nhiều ngày, khi các luật sư đề nghị được gặp để làm việc về vụ bắt giữ ông Quý.

Nói về thực trạng gia đình phải đương đầu với nhà chức trách Đắk Lắk, ông Trang chia sẻ tâm tư :

"Gia đình chúng tôi rất lo lắng. Một Ủy viên Trung ương Đảng có quyền hạn rất lớn. Ông Bùi Văn Cường chỉ đạo cho công an bắt con tôi chứ không phải ‘mời’. Tôi cũng biết là đụng với ông Cường, Bí thư Đảng ủy tỉnh, Ủy viên của Trung ương, thì tôi biết chuyện này sẽ khó khăn cho con cái tôi rồi".

Mặc dù vậy, bố của tiến sĩ Quý vẫn bày tỏ rằng ông tin vào pháp luật công minh, cũng như hy vọng là các luật sư, công luận và báo chí sẽ giúp con ông không bị đối xử bất công.

Điều kiện cấu thành tội danh vu khống ?

Xoay quanh việc ông Phạm Đình Quý bị ‘bắt khẩn cấp’ vì hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự, nhiều câu hỏi đặt ra về hành vi của ông Quý khi làm đơn tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk có đủ để cấu thành tội danh hay không.

Giải đáp điều này, luật sư Phùng Thanh Sơn trích dẫn rằng điều kiện để cấu thành tội vu khống phải có yếu tố sau :

– Về mặt khách quan thì phải có sự bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật ; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền ;

– Mục đích tội phạm : nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự.

Vì không có trong tay đơn tố cáo của Tiến sĩ Quý và cũng không có luận án tiến sĩ của ông Cường nên luật sư Sơn không thể đưa ra nhận định việc công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án này đúng hay sai.

Tuy nhiên, ông Sơn bình luận : "Trong sự vụ này, nếu có việc ông Cường làm luận án tiến sĩ và có vấn đề trong việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo thì không thể nói là bịa đặt".

quy2

Bài báo đăng trên Tạp chí Môi trường và Xã hội với tựa đề : "Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố ‘đạo’ luận án, gian dối học thuật ?". Trong đó có ghi : luận án Tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường có 3 chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình xuất bản trước đó. Ngoài ra, Luận án còn có tình trạng trích dẫn tài liệu ngụy tạo như : Ghi trích dẫn tài liệu số 48, 49, 57 (tài liệu nước ngoài), nhưng thực tế hình vẽ và cách diễn giải thì lại lấy từ tài liệu tiếng Việt của Nguyễn Hữu Quyền với nội dung giống từng câu, từng chữ, từng hình vẽ với Nguyễn Hữu Quyền… Và nhiều nội dung khác mô tả rất chi tiết

Có chăng thì đó là sự khác biệt về nhận thức trong việc nhận định sự việc".

Luật sư Sơn cũng phân tích thêm : "Quan trọng là các sự kiện, tình tiết mà Tiến sĩ Quý nêu ra trong đơn có đúng không, chứ không phải là quan niệm, cách nhìn và góc nhìn của Tiến sĩ Quý về các sự kiện, tình tiết. Áp dụng pháp luật mà không cho phép người dân đưa ra góc nhìn khác, suy nghĩ, cảm nhận khác về sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó là đi ngược lại sự vận động và phát triển của xã hội. Mà nói ngắn gọn đó là sự phản động !".

Công an tỉnh Đắk Lắk lên tiếng

Trong khi đó, ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra thông cáo dài, nói về vụ bắt và khởi tố hai ông Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý.

Theo phía công an, "Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý đều đã khai nhận hành vi bàn bạc, thống nhất, có tổ chức thực hiện tội phạm, cố ý loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".

Thông cáo nói : "Lời khai nhận của Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn phù hợp với các tài liệu chứng cứ Cơ quan điều tra đã thu thập được".

"Đây là hoạt động có dấu hiệu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thông qua bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp. Quá trình giải quyết vụ án đã được các cơ quan tố tụng tiến hành công tâm, khách quan, trên quan điểm thượng tôn pháp luật".

Công an tỉnh nói tiếp họ "đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý nghiêm những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật".

Thông cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk khẳng định : "Quá trình xử lý vụ việc các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk bảo đảm phương châm "thượng tôn pháp luật", thực hiện đầy đủ quy trình tố tụng, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của cơ quan ngành dọc ở Trung ương".

Bộ Công an trả lời

quy3

Kết quả kiểm tra chống sao chép bằng phần mềm TURNITIN của Đại học hàng hải Việt nam ghi tỷ lệ sao chép là 12% nhưng lộ ra mâu thuẫn rằng sao chép từ nguồn Internet là 6% và nguồn luận văn khác là 9%, lẽ ra 6% cộng với 9% phải bằng 15%

Chiều tối 2/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an, đã trả lời về vụ việc.

Ông cho hay Bộ Công an đã nhận được báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk.

"Quá trình xác minh cho thấy có dấu hiệu tội phạm nên ngày 19-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đắk Lắk ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam (thời hạn 2 tháng) đối với ông Hoàng Minh Tuấn, sinh năm 1980, về tội vu khống, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)" – ông Xô nói.

"Quá trình điều tra ban đầu, Hoàng Minh Tuấn, Phạm Đình Quý bước đầu khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý hai bị can này theo đúng quy định của pháp luật", Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin.

Về đơn tố cáo của ông Quý, nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên viết trên Facebook : "Việc tố cáo Bí thư Cường đạo luận văn chưa thấy có cơ quan nào khẳng định tố cáo không có cơ sở, hoặc tố cáo sai sự thật, bởi lẽ đây là công trình khoa học, cần phải có cơ quan chuyên môn vào cuộc và kết luận".

"Đặc biệt, theo tài liệu tố cáo Bí thư Cường sử dụng 07 tài liệu khoa học khác copy vào luận án của mình, những tài liệu này là của những nghiên cứu sinh đã bảo vệ những năm trước đó. Muốn biết có đạo hay không, phải có Hội đồng Khoa học nghiên cứu và kết luận mới đủ cơ sở khẳng định việc tố cáo sai sự thật", nhà náo Hoài Nam nhận định.

Đồng thời, ông Nam cũng chỉ ra cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắc chỉ là một cơ quan chuyên về tố tụng, không phải là cơ quan chuyên môn về khoa học có thẩm quyền khẳng định luận án của Bí thư Cường có đạo hay không.

Trên Facebook Công an nhân, ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Tổng biên tập báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi ai là người đã yêu cầu khởi tố vụ án dẫn đến việc ông Quý bị bắt. Theo đó, nhà báo Đức Hiển bình luận :

"Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Việc khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bị hại. Với trả lời của Công an Đắc Lắk, có thể hiểu người bị hại ở đây là Công an nhân".

"Vì thông báo trên của Công an không nói rõ ai là người bị hại, cũng không nói rõ số và ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án nên tôi không biết người bị hại là ai.

Chỉ chắc chắn một điều : Nếu nội dung thông báo của Công an Đắk Lắc là chính xác thì vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của một người nào đó, dẫn đến việc bắt Tiến sĩ Quý".

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hiển cũng dẫn luật rằng yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Khi nào bắt người khẩn cấp ?

quy4

Thiếu tướng Tô Ân Xô, người từng phát ngôn rằng ông Lê Đình Kình là "Cường hào địa chủ" đã bị dân mạng soi thấy sợi dây nịt mà ông đeo là của nhãn hiệu HERMES với giá 5000 USD một chiếc, tức hơn 100 triệu đồng

Theo Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự, một trong ba trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra được phép giữ người trong trường hợp khẩn cấp là : "nếu xét thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ".

Tuy nhiên, luật sư Phùng Thanh Sơn cũng chỉ ra rằng : "Khi nào cần thiết khi nào không cần thiết thì luật không quy định rõ nên rất dễ dẫn đến việc giữ người tuỳ tiện".

Luật sư Sơn nói thêm : "Khi thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tức phải đọc lệnh, giải thích lệnh, lập biên bản. Nếu giữ người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt, giữ và người khác chứng kiến.

Nếu khi bắt Tiến sĩ Quý mà không đọc lệnh, không giải thích lệnh, không lập biên bản, không có sự chứng kiến của chính quyền phường nơi Tiến sĩ Quý bị giữ, không có sự chứng kiến của người khác là trái luật", Luật sư giải thích.

Nói với BBC hôm 29/9, ông Phạm Đình Phú, anh trai của Tiến sĩ Phạm Đình Quý kể lại : "Khoảng 18g ngày 23/9, em trai tôi cùng em dâu ăn tối tại đường D1 thì bị một nhóm 8 người mặc thường phục vây bắt. Em dâu tôi còn bị buộc ký vào cam kết không được tiết lộ về cuộc vây bắt này".

Theo ông Phú, đây là vụ bắt cóc chứ không phải được mời để phối hợp điều tra vì "cuộc vây bắt này không được thông báo hay mời làm việc theo quyết định tạm giam như luật pháp Việt Nam quy định".

quy5

Ông Bùi Văn Cường (bìa trái) tháp tùng ông Trần Quốc Vượng (giữa) – hai người cùng mặc áo Tây Nguyên. Blogger Bùi Thanh Hiếu cho biết thêm rằng ông Bùi Văn Cường là người cất nhắc Trần Quốc Bình (con ông Trần Quốc Vượng) lên như diều trong thời kỳ ông Cường làm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cường như tay chân thân tín tâm phúc của Trần Quốc Vượng. Còn Trần Quốc Vượng là tay chân thủ túc của Nguyễn Phú Trọng thì chẳng còn ai hoài nghi.

Theo quy định của Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, cơ quan điều tra phải phải thông báo cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc biết.

"Tuy nhiên, nếu việc thông báo đó gây cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi việc cản trở không còn nữa thì phải thông báo ngay. Còn khi nào được xem là cản trở thì luật cũng không quy định tiêu chí xác định rõ ràng nên cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền vịn vào lý do này để biện minh cho việc vi phạm tố tụng của mình", Luật sư Sơn phân tích.

Trên Facebook Công an nhân, ông Chau Doan cũng bình luận về việc Tiến sĩ Phạm Đình Quý cùng học trò Hoàng Minh Tuấn bị bắt khẩn cấp bởi tố cáo Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, đạo luận án tiến sĩ. Ông nói :

"Tôi không hề biết tới họ trước đây nhưng sự việc ngang trái này khiến tôi cảm thấy bất an bởi mức độ lạm quyền trầm trọng của công an Đắk Lắk. Một xã hội muốn tiến tới công bằng, văn minh, thượng tôn pháp luật thì quyền lực không thể được dùng một cách tuỳ tiện như vậy được. Điều đáng buồn hơn nữa là báo chí cũng vào hùa để biện minh cho việc bắt bớ này là hợp lý, họ nói rằng đây là việc bắt giữ khẩn cấp với người bị tạm giữ chứ không phải bắt khẩn cấp. Với tôi thì có uốn éo câu chữ thế nào, bản chất cũng vậy thôi".

Trên Facebook, một số người như luật sư Nguyễn Duy Bình lo ngại rằng sự việc này sẽ dẫn đến ‘tiền lệ nguy hiểm’.

Luật sư Hoàng Cao Sang cũng lên tiếng trên Facebook Công an nhân của mình về quyền của người tố giác. Luật sư Sang trích dẫn, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Theo đó, ông Sang cho rằng ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị.

Trước đó, Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú Thành phố Hồ Chí Minh) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.

Ngày 19/9, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự nhưng nhiều ngày sau đó họ mới công bố thông tin khởi tố này.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/10/2020

******************

Ông Bùi Văn Cường có ‘tự tay’ làm luận án tiến sĩ ?

Nguyễn An, VNTB, 05/10/2020

Người tố cáo vụ đạo văn bị bắt giữ khẩn cấp và khởi tố, đang khiến dư luận hoài nghi về một đòn trấn áp nhằm ngăn ngừa răn đe các ý định tố cáo đạo văn khác làm lộ ra nhiều tiến sĩ dỏm.

Sau vụ bắt giữ này, lắm kẻ thở phào nhẹ nhõm !

quy6

Hoài nghi bản luận án tiến sĩ có tên đề tài "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng" là công trình của một tập thể, song chỉ đứng tên mỗi ông Bùi Văn Cường.

Ngờ vực trên xuất phát từ chuyện thời gian nào để ông Bùi Văn Cường tập trung vào nghiên cứu công trình khoa học chuyên sâu cho bảo vệ học vị tiến sĩ ?

Ngày 12/4/2016, ông Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 14/4/2016, ông Bùi Văn Cường được Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với số phiếu 100%, tại đại hội XII Công đoàn Việt Nam vào tháng 9 năm 2018, ông được đại hội bầu (bằng phiếu kín) tái cử Ban Chấp hành với số phiếu 99,98% và được Ban Chấp hành bầu tái cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch và chức danh Chủ tịch với số phiếu 100%.

Chiều 19/7/2019, tại trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Đắk Lắk, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định điều động, chỉ định của Bộ Chính trị đối với Bùi Văn Cường – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ nay giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Đắk Lắk.

Theo lời kể của phó giáo sư Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), Đại học Bách khoa Hà Nội, thì : "Bảo vệ tiến sĩ ở ta quy trình phải nói là ngặt nghèo nhất thế giới".

Phó giáo sư Tạ Hải Tùng nêu ví dụ : "Cứ 6 tháng một lần lại phải seminar bảo vệ như bảo vệ tốt nghiệp. Trước khi kết thúc phải làm seminar cấp bộ môn để các thầy cô góp ý. Sửa luận án xong mới được nộp lên trường. Trung bình 4 năm mới xong, vậy là phải 8 – 9 buổi bảo vệ, cộng thêm 1 buổi bảo vệ đề cương".

Chưa hết, vẫn theo phó giáo sư Tạ Hải Tùng, quy trình bảo vệ còn phải qua 3 bước. Bước 1 bảo vệ tại hội đồng cơ sở, nghiên cứu sinh phải bảo vệ luận án trước 2 phản biện, 5 ủy viên. Bước 2 là phản biện kín, trường sẽ "bí mật" gửi luận án đến cho 2 nhà khoa học phản biện, và 50 phiếu xin ý kiến nhận xét luận án tóm tắt của nghiên cứu sinh. Hai chuyên gia phản biện kín đồng ý, bản tóm tắt luận án được nhận về đủ 15 ý kiến thì quy trình bảo vệ mới được chuyển đến bước 3, tức là bảo vệ ở hội đồng cấp trường. Cũng lại 2 giáo viên phản biện, 5 ủy viên, cũng góp ý rồi yêu cầu sửa chữa.

Do không phải gửi cho nhà khoa học nào họ cũng phản hồi, nên đơn vị đào tạo phải gửi bản tóm tắt đó tới nhiều hơn gấp 2 – 3 lần số lượng để đảm bảo thu về đủ 15 ý kiến nhận xét. Về nguyên tắc thì cơ sở đào tạo phải gửi bản tóm tắt nhận xét tới các nhà chuyên môn, nhưng nghiên cứu sinh muốn nhanh thì phải tự mình gửi đi, hoặc tự đến gặp người nhận xét để giục họ, nhờ họ gửi phản hồi.

"Yêu cầu này chúng tôi thấy rất hình thức. Bởi bản tóm tắt thì rất sơ lược, nên đọc xong thì các nhà khoa học cũng thường chỉ nhận xét một cách hình thức, cốt là giúp nghiên cứu sinh làm đúng thủ tục. Mặt khác, về nguyên tắc, những người được mời nhận xét phải là chuyên gia cùng ngành, nhưng Việt Nam mình cộng đồng khoa học thường mỏng, bé, nên chọn được toàn những người cùng ngành là khó vô cùng. Nên thành ra chỉ chọn một cách tương đối", phó giáo sư Trần Minh Tiến, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, nhận xét.

Trên thực tế thì nội dung giữa luận án và bản tóm tắt có sự khác nhau rất lớn. Thậm chí có thể có việc nghiên cứu sinh làm luận án một đằng, bản tóm tắt thể hiện một nẻo. Với công việc nghiên cứu, nếu nhận xét trên bản tóm tắt thì dễ thành võ đoán, nhận xét không phù hợp với thực chất chất lượng luận án, đặt người nhận xét vào thế dễ bị rủi ro. Về cơ bản, yêu cầu này chỉ đáp ứng mỗi mục tiêu là kiểm tra được việc nghiên cứu sinh làm đề tài không trùng lặp với các đề tài đã có trong một ngành, chứ không thể nào nhận xét chất lượng luận án qua một bản tóm tắt được.

"Nếu suôn sẻ, nghiên cứu sinh có thể có bằng sau 4, 5 năm nhưng phải bằng toàn bộ sức chiến đấu, sự kiên trì, mồ hôi, nước mắt và nhiều khi Công an máu nữa. Với một quá trình tôi luyện như vậy, thông thường một tiến sĩ sẽ có hiểu biết và tầm nhìn rộng hơn hẳn so với chính bản thân họ trước khi tiến hành nghiên cứu" – một tiến sĩ đề nghị không nêu tên, đã cho rằng trong vụ lùm xùm tố cáo ông tiến sĩ Bùi Văn Cường gian lận học thuật, nếu muốn làm sáng tỏ chỉ cần kiểm tra xem ông ấy có thật sự bỏ thời gian công sức cho đề tài luận án hay không ?.

Nếu câu trả lời là "có", thì cần xem tiếp là thời gian nào để ông cùng lúc sắm Công an hai vai "Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam", và "nghiên cứu sinh luận án tiến sĩ" ?

Nếu câu trả lời là "không", thì rất cần xem xét liệu ông ấy có phải là một thiên tài bẩm sinh trong ngành hàng hải ?

Dù là câu trả lời nào, thì công luận xem ra vẫn khó tin về việc nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đã ‘tự tay’ làm luận án tiến sĩ !

Nguyễn An

Nguồn : VNTB, 05/10/2020

*********************

Cầm chắc về tội danh vu khống rồi…

Lynn Huỳnh, VNTB, 05/10/2020

Trang web của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã bất ngờ "đưa lên trở lại" bản luận án bảo vệ học vị tiến sĩ, "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng" (*).

quy7

Gọi là "đưa lên trở lại", vì trước đó khi bắt đầu bùng lên dư luận từ tố cáo nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đã có hành vi đạo văn trong luận án tiến sĩ "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng", thì Viện sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã ‘tháo’ nội dung luận án này xuống. Chỉ đến khi tin tức về khởi tố vụ án, khởi tố bị can được công khai, thì luận án này được "đưa lên trở lại". Liệu nội dung có gì thay đổi hay không thì là điều khó đảm bảo, chỉ tin mỗi một điều là với bản luận án này, coi như cầm chắc những tố cáo về chuyện nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đã "đạo văn" sẽ không còn đúng nữa.

Nghĩa là rất có thể vật chứng đã bị cố tình thay đổi. Việc thay đổi này khá đồng bộ, khi các trang mạng chuyên đăng tải về những luận án tiến sĩ, thì lần này có trang chọn khóa hẳn phần nội dung đề mục luận văn của nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường ; có trang chọn ‘tháo’ bản cũ để ‘cập nhật’ bản mới – trong đó đáng chú ý là ở tập tin mang tên "MUCLUC1", có một trang đăng "Lời cam đoan" của nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường, nội dung như sau :

"Tên tôi là Bùi Văn Cường – Nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học hàng hải và tác giả luận án tiến sĩ : "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng", dưới sự hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học : Thầy Nhà giáo nhân dân Giáo sư Tiến sĩ Lương Công Nhớ và thầy Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Kỳ Quang, thực hiện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Bằng danh dự của bản thân, nghiên cứu sinh cam đoan rằng :

– Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh, không có phần nội dung nào được sao chép một cách bất hợp pháp, từ công trình nghiên cứu của tác giả hay nhóm tác giả khác ;

– Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đó ;

– Các thông tin, số liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo trong luận án đều được chỉ rõ về xuất xứ, nguồn gốc và đảm bảo tính trung thực./.

Hải Phòng, ngày 28 tháng 3 năm 2018

Nghiên cứu sinh

(Đã ký)

Bùi Văn Cường"

Trong tập tin "MUCLUC1", có đăng nội dung như sau : "Nghiên cứu sinh trân trọng cám ơn và cầu thị tiếp thu các ý kiến đóng góp và nhận xét từ các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, cán bộ công nhân viên trong và ngoài Nhà trường".

Từ các nội dung ở trên cho thấy giả dụ như có hai ông tiến sĩ nào đó chỉ ra được cụ thể những hành vi được cho là dấu hiệu của gian lận học thuật ở luận án tiến sĩ "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng", thì giờ đây tiến sĩ Bùi Văn Cường nhanh chóng có các phản hồi khoa học đúng như những điều đã cam kết lúc còn là nghiên cứu sinh.

Khi ấy xem ra mọi chuyện sẽ được giải quyết "tâm phục – khẩu phục", thay cho việc bắt bớ hình sự với lý do viện dẫn của tội vu khống.

Mà thực ra cũng chẳng cần phải "thanh minh – thanh nga" chi cả. Nếu muốn biểu hiện quyền lực chính trị, giờ đây ông Bí thư Tỉnh ủy Đắc Lắc chỉ cần gửi văn bản đề nghị Viện sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, bổ túc tất Công an các nội dung quen thuộc về quy trình trong luận án tiến sĩ ; đó là, trước khi hoàn tất luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải viết rất nhiều bài với nhiều tiêu đề nhỏ – khoảng 3.000 chữ, đề trình bày và thảo luận với hai thầy hướng dẫn.

Mỗi tiêu đề nhỏ nầy có khi phải viết lại 2 hay 3 lần, sau khi ghi nhận ý kiến của thầy hướng dẫn về ý, cũng như về cách hành văn của nghiên cứu sinh cho phù hợp. Có thể nói rằng các bài viết của tiêu đề nhỏ được chỉnh sửa từng chữ từng câu văn trước khi trở thành một phần được kết hợp thành luận án tiến sĩ.

Sau khi đúc kết thành luận án với sự phê chuẩn của hai thầy hướng dẫn, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh lại được cho duyệt xét lại bởi một người chuyên môn độc lập (Independent proofreader), trước khi gởi đi cho 3 giám khảo độc lập khác chấm điểm.

Trong giai đoạn này nhà trường tổ chức cho nghiên cứu sinh một buổi thuyết trình về cái luận án tiến sĩ của mình trước sự tham dự của các thầy hướng dẫn, các giảng viên và sinh viên trong trường. Buổi thuyết trình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ bao gồm thời gian hỏi đáp. Đây là một tiến trình thực tập, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, chớ không có liên quan gì tới sự đánh giá cái luận án tiến sĩ cả.

Sau khi nhận được hồi âm của 3 giám khảo độc lập với lời phê bình, góp ý, nghiên cứu sinh gặp lại và bàn thảo với các thầy hướng dẫn. Sau đó điều chỉnh lại các điểm được thỏa thuận của hai thầy hướng dẫn dựa theo các lời phê bình của 3 giám khảo, rồi được tái duyệt một lần chót của thầy hướng dẫn trước khi cho đóng thành 5 cuốn sách bìa cứng gởi cho Ban Giám Khảo của nhà trường để được chuẩn phê, và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tiến sĩ trước khi nhận bằng tiến sĩ trong một buổi lễ tốt nghiệp.

Lưu ý, bằng tiến sĩ có thể coi như là một thước đo mức độ kiến thức của con người trong một lãnh vực chuyên môn nào đó, để người mang học vị tiến sĩ có thể được bổ nhiệm đảm trách một chức vụ tương ứng, với hy vọng họ hoàn thành công tác tốt nhờ có kiến thức chuyên môn của họ.

Theo như các nội dung kể trên về quá trình đi đến một luận án tiến sĩ, giả dụ đúng là có hành vi vu khống tiến sĩ Bùi Văn Cường ở đề tài "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng", thì ngoài chuyện "bỏ tù" những người vu khống, cần thiết phải bổ nhiệm tiến sĩ Bùi Văn Cường theo đúng ngành nghề chuyên môn sâu – ở đây có thể ông Bùi Văn Cường sẽ là Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng ; hoặc nếu ở vị trí cao hơn, có thể là Cục trưởng Hàng hải, thậm chí có thể là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải…

Ông Bùi Văn Cường cần được Đảng và Nhà nước đặt lòng tin vào trình độ kiến thức chuyên môn có học vị tiến sĩ, để giao trọng trách cho ông Bùi Văn Cường vào những chức vụ thích hợp hơn so việc là Bí thư Tỉnh ủy một địa phương không có tài nguyên biển như Đắc Lắc.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 05/10/2020

Chú thích :

(*)http://sdh.vimaru.edu.vn/luan-an/nghien-cuu-tac-dong-cua-hop-chan-vit-banh-lai-den-dieu-khien-huong-di-tau-thuy-tren-tuyen

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Nguyễn An, Lynn Huỳnh
Read 668 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)