Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/10/2020

Phạm Đoan Trang không ngừng gây phản ứng sau khi bị bắt

Nhiều nguồn tin

Ch tch IPA : ‘Tôi xin ng mũ thán phc trước s can trường ca Phm Đoan Trang’

VOA, 08/10/2020

B Công an Vit Nam hôm 7/10 xác nhn đã "bt tm giam" nhà báo đc lp Phm Đoan Trang ti qun 3, Thành phố Hồ Chí Minh hôm 6/10. Bn tin ngn đăng trên Cng Thông tin Đin t ca B Công an cho biết "b can" b "bt tm giam, khám xét khn cp v ti Tuyên truyn chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam", theo điu 88 ca B Lut Hình s 1999.

trang1

Nhà báo đc lp Phm Đoan Trang. nh chp t trang mng Dân Làm Báo.

Trong cùng ngày, báo chí Vit Nam dn li Chánh văn phòng B Công an, thiếu tướng Tô Ân Xô, cho biết cơ quan An ninh điu tra Công an Hà Ni đã khi t v án đ điu tra cáo buc v hành vi tuyên truyn chng nhà nước, và ti "Làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam" theo Điu 117 B lut Hình s 2015. Ông Tô Ân Xô cho biết quyết đnh khi t bà Trang đã được Vin Kim sát Nhân dân phê chun, và bà Trang đang b di lý v Hà Ni đ phc v điu tra.

Hãng tin AP dn báo Thanh niên nói rng nếu b xét là có ti, bà Phm Đoan Trang có th đi mt vi bn án tù 20 năm.

Tin nhà báo b bt truyn nhanh trên mng ngay sau khi bà b bt vào lúc gn na đêm th Ba, và lp tc tin này được truyn thông quc tế, k c các hãng tin ln như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsche Welle loan ti, trong khi các t chc bo v t do báo chí và nhân quyn mnh m lên án.

trang2

T chc Không biên gii (RSF) công b gii T do Báo chí Tm nh hưởng cho nhà báo Phm Đoan Trang. Photo chp t Facebook Le Trung Khoa.

Tên tui ca Phm Đoan Trang đã quen thuc vi báo gii quc tế vì bà đã nhn nhiu gii quc tế v t do báo chí và nhân quyn. Năm 2019, Phm Đoan Trang là một trong ba ph n đot gii T do Báo chí ca RSF- T chc Phóng viên Không Biên gii. Trước đó, năm 2018, bà được chn đ nhn gii nhân quyn Homo Homini ti cng hòa Czech.

Các bn tin quc tế đu lưu ý đến chi tiết nhà báo đc lp b bt ch vài gi sau cuc đi thoi nhân quyn gia Vit Nam và M. H nhc đến thành tích đu tranh cho nhân quyn ca nhà báo, bt đng chính kiến, đu tranh cho nhân quyn, tác gi nhiu đu sách có giá tr như "Chính tr Bình dân", "Phn kháng phi bo lc", "Politics of a Police State" (tiếng Anh), "Nhng mnh đi sau song st ; "Anh Ba Sàm"… và gn đây hơn, đng tác gi ca "Báo cáo Đng Tâm".

trang3

Báo cáo đăng hình Cảnh sát cơ động tn công vào Đng Tâm ngày 09/01/2020. Hình do mt người dân Đng Tâm n danh cung cp cho Nhóm làm Báo cáo.

Will Nguyn, đng tác gi ca Báo cáo Đng Tâm mi nht, đã ph biến mt bc thư ca bà Phm Đoan Trang "Nếu tôi có đi tù" sau khi bà b bt. Trong thư, Phm Đoan Trang khng đnh bà mun "xóa b chế đ đc tài Vit Nam", nhn nh nhng người ng h hãy tiếp tc đu tranh cho nhng mc tiêu mà bà theo đui. Bà nói : "Tôi không cn t do cho riêng mình ; Tôi cn cái ln hơn thế nhiu : T do, dân ch cho c Vit Nam".

Bà cho biết s không nhn ti, không xin khoan hng, nên nếu công an nói như vy tc là "công an ba đt, la di".

Bà bày t mong mun nhng người ng h hãy chăm sóc m già, và là người yêu âm nhc, bà Phm Đoan Trang mong có được cây đàn guitar trong tù, vì đi vi bà "đàn guitar cũng quan trng như Kinh Thánh đi vi tín đ Thiên Chúa Giáo".

Ông Phil Robertson, Phó Giám đc đc trách Châu Á ca Human Rights Watch, nói t chc theo dõi nhân quyn này mnh m lên án v bt gi bà Phm đoan Trang.

"Mi mt ngày bà sau chn song st là mt s bt công nghiêm trng, vi phm các cam kết quc tế ca Vit Nam v nhân quyn và phương hi ti danh d ca chính quyn Vit Nam", ông Robertson nói.

T chc Ân xá Quc tế bày t lo ngi v s an toàn ca cá nhân bà Phm đoan Trang. T chc này nhc li rng bà đã b đàn áp t khi tr v Vit Nam năm 2015. Và năm 2018, sau khi b bt gi, bà đã phi nhp vin vì b công an đánh đp dã man trong lúc b câu lưu.

"Phm Đoan Trang có th đi mt vi nguy cơ b tra tn và các hình thc ngược đãi khác dưới tay ca nhà cm quyn Vit Nam. Bà phi được tr t do lp tc và vô điu kin".

Bà Phm Th Đoan Trang là mt tác gi được quc tế biết tiếng, bà là người phát ngôn ca Nhà xut bn T Do, nhà xut bn đã được Hip hi Xut bn Quc tế (IPA) trao gii thưởng Prix Voltaire vào tháng Ba năm 2020.

Hôm 7/10, Hip hi Xut bn Quc tế, liên minh ln nht thế gii ca các nhà xut bn, loan báo ng sáng lp Nhà Xut Bn T do ca Vit Nam được Gii Voltaire, đã b bt trước hi ch sách Frankfurt".

Theo lch trình, bà Phm Đoan Trang s có góp tiếng trong cuc tho lun v quyn t do xut bn vào ngày 15/10 ti hi ch sách quc tế Frankfurt. Ch tch và CEO ca Frankfurter Buchmesse nói hôm 7/10 :

"Chúng tôi rt quan tâm v vic Phm Đoan Trang b bt gi, ngay trước hi ch sách ln nht thế gii, nơi mà t do biu đt được tôn vinh".

T Geneva, Hip hi Xut bn Quc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Ch tch y ban T Do Xut bn IPA và Chương trình Gii Voltaire- viết rng :

"Phm Đoan Trang và Nhà Xut bn T do đã phi hot đng trong bóng ti trong nhiu năm. Thành qu làm vic và s can đm ca bà là mt ngun cm hng cho tt c các nhà xut bn quc tế, và cng đng các nhà xut bn thế gii ng h bà trong cuc đu tranh cho t do xut bn Vit Nam".

Ch tch IPA Hugo Setzer, nói :

"Phm Đoan Trang ch ý chp nhn nguy cơ đ bo v quyn t do biu đt. Tôi xin ng mũ thán phc trước s can trường và sc mnh ca nim tin ca bà".

Ch tch IPA lên án vic Phm Đoan Trang b bt gi và kêu gi nhà cm quyn Vit Nam hãy tr t do cho bà.

Lúc nhn gii Voltaire, Phm Đoan Trang nói vi VOA rng k t khi Nhà xut bn T Do được thành lp vào năm 2019 cho đến nay, các nhân viên "không bao gi được hưởng mt giây phút bình yên" vì liên tc b công an sách nhiu.

Phn ng trước tin bà b bt, Phó Giám đc Đông Nam Á ca T chc Ân xá Quc tế Ming Yu Hah nói :

"Bt gi bà Phm đoan Trang là hành đng sai trái. Bà là nhân vt đi tiên phong trong cuc đu tranh cho nhân quyn ti Vit Nam. Bà là ngun cm hng ca vô s nhà đu tranh tr tui đã đng lên đ tranh đu cho mt nước Vit Nam công bình hơn, bao gm mi thành phn, và t do hơn".

Nguồn : VOA, 08/10/2020

*********************

Thông cáo chung của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền về vụ bắt giữ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam & Người Bảo vệ Nhân quyền, 08/10/2020

trang4

Để phổ biến ngay lập tức

Ngày 07/10/2020

Bộ Công an Việt Nam đưa tin vào đêm 06/10/2020, công an thành phố Hà Nội đã tiến hành bắt giữ cô Phạm Đoan Trang tại căn nhà trọ của cô ở thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang là một trong những nhân vật hàng đầu cổ suý và đấu tranh ôn hoà cho nhân quyền, dân chủ và môi trường trong nhiều năm qua. Cô là một cây bút chính trị xuất sắc với nhiều tác phẩm như Chính trị Bình dân, Cẩm nang Nuôi tù, Phản kháng Phi bạo lực… và là biên tập viên nhiều websites có mục tiêu nâng cao dân trí như thevietnamese.org hoặc Luật Khoa tạp chí.

Cô đã nhiều lần tuyên bố rằng cô đấu tranh ôn hòa để xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam.

Trong nhiều năm gần đây, cô Phạm Đoan Trang bị nhiều hình thức đàn áp của lực lượng an ninh Việt Nam, như bắt giữ để tra tấn, đánh đập đến mức tàn phế, và hạn chế quyền tự do đi lại… Cô buộc phải thay đổi chỗ ở hơn 50 lần trong ba năm qua để tránh sự truy bắt của an ninh cộng sản Việt Nam.

Trong vụ bắt giữ lần này, dường như cô sẽ bị biệt giam trong thời gian điều tra kéo dài ít nhất 4 tháng, không được gặp người thân và luật sư, giống như các nhà hoạt động khác bị bắt vì các cáo buộc thuộc phần An ninh Quốc gia của Bộ luật Hình sự.

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền cho rằng cô Phạm Đoan Trang hoạt động ôn hoà, sử dụng ngòi bút của mình để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Cô chỉ thực thi các quyền được ghi trong Hiến Pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký kết.

Do vậy, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam

– Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô Phạm Đoan Trang và xoá bỏ mọi cáo buộc chống lại cô ;

– Phải cho cô tiếp xúc với luật sư và thân nhân của mình, bảo đảm cô không bị tra tấn về thể chất và tinh thần cũng như bị đối xử vô nhân đạo trong khi bị giam giữ ;

– Bảo đảm quyền tự do ngôn luận và các quyền con người cơ bản khác, thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký kết, và trả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt giữ hoặc kết án vì các cáo buộc trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.

Chúng tôi kêu gọi toàn dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, và đòi Hà Nội phải trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Chấm dứt Thông cáo

Thay mặt Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam

Trưởng ban Điều hành, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng

Thay mặt Người Bảo vệ Nhân quyền

Chủ tịch, Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ

------------------------

Joint Statement of Vietnam Human Rights Network and Defend the Defenders on Arrest of Activist Pham Doan Trang

October 7, 2020

For immediate release

Vietnam’s Ministry of Public Security has informed that in the late night of October 6, 2020, the Hanoi police arrested Ms. Pham Doan Trang at her rent apartment in Ho Chi Minh City on charges of "conducting anti-state propaganda" under Article 88 of Vietnam’s 1999 Penal Code and Article 117 of 2015 Criminal Code.

Activist Pham Doan Trang is one of the leading Vietnamese activists who have advocated and struggled for human rights, democracy and the environment for many years. She is an excellent political writer with many works, such as Chính trị Bình dân (Politics for the Common People), Phản kháng Phi bạo lực (Non-violent Resistance), Politics of Police State, and Cẩm nang Nuôi tù (Handbook for Prisoners’ Families), etc. She is also an editor of several websites aimed at raising citizen awareness such as the vietnamese.org or the Vietnam Legal Initiatives.

She has repeatedly stated that she fights peacefully to abolish the communist dictatorship in Vietnam.

In recent years, Ms. Pham Doan Trang has been under various forms of repression by the Vietnamese security forces, such as arrest for torture, beatings to the point of disability, and restriction of freedom of movement, etc. She was forced to move from one place to another for more than 50 times in the past three years as the Vietnamese communist security forces are chasing her.

She will likely be held incommunicado for a period of at least 4 months of investigation, and she will not be permitted to meet with her relatives and lawyers, like other activists arrested on allegations in the National Security provisions of the Criminal Code.

Vietnam Human Rights Network and Defend the Defenders believe that Pham Doan Trang is a peaceful activist working to promote democracy and human rights in Vietnam. She only exercises the rights enshrined in Vietnam’s Constitution 2013 and international human rights treaties that the Vietnamese communist government has signed.

Therefore, we demand the Vietnamese communist authorities :

– Immediately and unconditionally free Ms. Pham Doan Trang and drop all the charges against her ;

– Permit her to contact with her lawyers and relatives, ensuring she was not physically and mentally tortured and treated inhumanely while she is in police custody ;

– Ensure freedom of speech and other basic human rights, implement international human rights commitments signed by the Vietnamese communist government, and release all the activists who are charged with or convicted of the controversial charges under the National Security provisions of the Criminal Code.

We call on the Vietnamese people and the international community to condemn the Vietnamese communist government’s repression of dissidents, social activists, and human rights defenders, and demand that Hanoi free them immediately and unconditionally.

End of the statement

On behalf of the Vietnam Human Rights Network

Head of the Executive Board, DPA, Nguyen Ba Tung

On behalf of the Human Rights Defender

President, MSc Vu Quoc Ngu

*********************

Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt

BBC, 08/10/2020

Hàng loạt bài báo bằng nhiều thứ tiếng, từ nhiều hãng tin trên khắp thế giới, đồng loạt đưa tin, phân tích vụ việc nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang bị bắt giữ hôm 7/10 và bị cáo buộc 'tuyên truyền chống nhà nước'.

Với cáo buộc này, bà Phạm Đoạn Trang có thể đối diện mức án cao nhất 20 năm tù.

trang6

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang (giữa) trong một lần gặp gỡ các chính khách quốc tế

Hôm 07/10, BBC News đăng bài viết với tiêu đề "Phạm Đoan Trang: Việt Nam bắt giữ blogger ủng hộ dân chủ nổi tiếng", trong đó có đoạn :

"Việt Nam vừa bắt giữ một nhà văn và blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng chỉ vài giờ sau khi hội đàm với Hoa Kỳ về nhân quyền".

"Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trên website của mình rằng Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 24 được tổ chức trong ba giờ vào ngày 6/10 và "giải quyết một loạt các vấn đề nhân quyền".

"Việc thúc đẩy quyền con người và các quyền tự do cơ bản vẫn là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là chìa khóa để xây dựng vững chắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ".

Đồng loạt lên tiếng

Cùng ngày, The Guardian của Anh Quốc có bài viết với tiêu đề: "Việt Nam bắt giữ nhà báo nổi tiếng khi nhà nước đàn áp quyền tự do ngôn luận trực tuyến".

Viết rằng Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có tác phẩm về nhiều chủ đề, từ quyền của phụ nữ, LGBT đến môi trường, các hoạt động chiến dịch và quyền đất đai, bài báo nêu nhận định của giới phân tích :

"Việc bắt giữ bà Trang là một phần của chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trước thềm đại hội toàn quốc của Việt Nam vào tháng Giêng, trong khi Facebook đang đối mặt với những lời chỉ trích vì ngày càng đồng lõa trong việc đàn áp tự do ngôn luận".

Hãng tin Anh Reuters đưa tin "Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động vài giờ sau cuộc họp nhân quyền với Mỹ". Bản tin viết :

"Các nguồn tin và các nhóm nhân quyền quốc tế cho biết Việt Nam đã bắt giữ một blogger và một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vì "các hoạt động chống nhà nước" vài giờ sau khi chính phủ nước này tổ chức các cuộc đàm phán thường niên về nhân quyền với Hoa Kỳ…

Trang Bloomberg cũng trích tuyên bố của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết vụ bắt giữ diễn ra vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

"Trang blog của Đoan Trang, đề cập đến các chủ đề nhạy cảm về chính trị, bao gồm mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và những căng thẳng về yêu sách chủ quyền biển đảo", Robertson nói. Theo Robertson, cảnh sát đã bắt giữ Trang vào tháng 5 năm 2016 khi cô đi gặp Tổng thống Barack Obama, người đã mời cô tham dự một cuộc họp mặt của các nhà hoạt động với ông trong chuyến thăm Hà Nội.

Hãng tin Aljazeera cũng đưa tin về vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang. Tờ này khắc họa bà là một người nổi tiếng với hoạt động thực địa tích cực, tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ những người bất đồng chính kiến ​​b cm tù, biu tình v môi trường và phn ng li các yêu sách hàng hi ca Trung Quc Bin Đông.

"Trang đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng an ninh hơn 10 năm và đã bị giam giữ và quấy rối nhiều lần, bao gồm cả lần bà đang trên đường đến cuộc gặp với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama vào năm 2016, và một năm sau đó, khi bà tiếp xúc với một phái đoàn của Liên minh châu Âu trong một chuyến tìm hiểu thực tế trước cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam", tờ này viết.

The Book Seller đưa tin rằng bà Phạm Đoạn Trang dự kiến sẽ phát biểu trong một phiên họp chung do tổ chức IPA trình bày tại Hội chợ Sách Frankfurt và đoạn video phát biểu của bà sẽ được phát sóng theo kế hoạch vào ngày 15/10.

Trong bài viết có tiêu đề "Người đoạt giải Prix Voltaire Phạm Đoan Trang bị bắt tại Việt Nam", The Book Seller trích lời Kristenn Einarsson, chủ tịch ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, nói: "Đây là một tin khủng khiếp nhưng cũng đáng buồn thay, có thể dự đoán trước được. Phạm Đoan Trang và Nhà xuất bản Tự do đã phải hoạt động chui lủi trong nhiều năm. Công việc và lòng dũng cảm của bà Trang là nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản, và cộng đồng xuất bản quốc tế phải ủng hộ bà ấy và đấu tranh cho tự do xuất bản thực sự ở Việt Nam."

Juergen Boos, chủ tịch của Frankfurter Buchmesse, cho biết: "Chúng tôi rất lo ngại về việc Phạm Đoan Trang bị bắt, ngay trước khi bắt đầu hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi tôn vinh quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi rất vui vì cộng đồng xuất bản quốc tế sẽ được lắng nghe Phạm Đoan Trang trong video đã ghi hình trước tại phiên tọa đàm về chủ đề 'Xuất bản du kích và hỗ trợ quốc tế'".

Trang Theshiftnews trích lời ông Daniel Bastard, Trưởng ban Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSW) - nơi trao cho Phạm Đoan Trang giải Tự do Báo chí hạng mục Ảnh hưởng năm 2019: "Vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là giai đoạn mới nhất trong việc theo đuổi chính sách đàn áp ngày càng gia tăng của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay".

"Tội duy nhất của cô ấy là đã cung cấp cho đồng bào của mình thông tin độc lập và giúp họ thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo hiến pháp Việt Nam. Nơi ở của cô ấy không phải là nhà tù. Cô ấy phải được thả ngay lập tức".

Đại diện RSW cũng cho hay lần tiếp xúc với Phạm Đoan Trang gần đây nhất là khi bà nhập viện để điều trị vết thương ở chân được cho là do cảnh sát gây ra sau khi bắt giữ bà vào năm 2018.

Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), phát biểu trong một bài viết đăng trên website của tổ chức này: "Chính quyền Việt Nam cần lập tức thả Phạm Đoan Trang và bãi bỏ mọi cáo buộc đối với bà. Đồng thời chấm dứt chiến dịch đàn áp bà kéo dài hàng thập kỷ qua. Việt Nam cần chấm dứt đối xử với các nhà báo độc lập như với các tội phạm".

Việt Nam thường nằm gần cuối bảng xếp hạng của RSW về tự do báo chí, và hiện đang đứng vị trí 174/180 quốc gia.

'Tăng đàn áp tự do ngôn luận'

Nhân vụ bắt Phạm Đoan Trang, bà Yu Hah từ Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với The Guardian rằng quyết định của Facebook về việc tuân theo các yêu cầu kiểm duyệt của nhà chức trách Việt Nam vào đầu năm nay "khiến họ đồng lõa với việc đàn áp tự do ngôn luận một cách khắc nghiệt của đất nước".

"Chúng tôi đã ghi nhận sự gia tăng liên tục trong việc kiểm duyệt các bình luận hợp pháp về các vấn đề xã hội và chính trị trên nền tảng này kể từ năm 2018, với sự gia tăng đặc biệt mạnh mẽ vào năm 2020,"

"Chỉ đơn thuần chia sẻ thông tin về nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng của Việt Nam, từ tranh chấp đất đai đến án tử hình, nay đã trở thành những việc thường xuyên bị kiểm duyệt tùy tiện trên Facebook," bà Yu Hah nói.

The Guardian nhắc lại rằng vào tháng 3/2020, một báo cáo của Reuters đã tiết lộ cách Facebook đối mặt với áp lực dữ dội từ chính phủ Việt Nam. Các công ty viễn thông do nhà nước điều hành đã tắt các máy chủ đặt tại Việt Nam của Facebook. Việc này làm chậm lưu lượng truy cập cục bộ trên Facebook.

Do đó, Facebook bắt đầu thực hiện kiểm duyệt nội dung bị coi là "chống nhà nước" ở Việt Nam, bao gồm cả những nội dung do các nhà hoạt động như Phạm Đoan Trang đăng tải.

Facebook nhấn mạnh rằng các bài đăng không bị xóa mà là "bị chặn theo địa lý", có nghĩa là người dùng có địa chỉ IP Việt Nam không thể nhìn thấy chúng, nhưng vẫn hiển thị với người dùng ở nước ngoài.

Nhưng bài báo trên The Guardian cho rằng tính năng chặn địa lý không chỉ ảnh hưởng đến các bài đăng quan trọng mà còn ảnh hưởng đến tài khoản cá nhân.

Ví dụ được đưa là ra trường hợp Bùi Văn Thuận, một người dùng Facebook Việt Nam có hàng chục nghìn người theo dõi. Vào ngày 8/1, sau khi Thuận đăng nội dung chỉ trích chính phủ, ông nhận được thông báo từ Facebook rằng "do yêu cầu pháp lý" ở Việt Nam, tài khoản của ông sẽ bị "hạn chế quyền truy cập".

Trong những tuần trước cuộc trao đổi với The Guardian, Thuận đã công khai viết trên Facebook về cuộc xung đột quyền lợi đất đai ở Đồng Tâm. Cụ thể hơn, ông dự đoán một cuộc đàn áp sắp xảy ra. Hai ngày sau, khoảng 3.000 cảnh sát đột kích vào làng Đồng Tâm vào lúc rạng sáng và trong vụ đụng độ với dân làng, ba cảnh sát và ông Lê Đình Kình - thủ lĩnh tinh thần của làng - thiệt mạng.

Chỉ tám tháng sau vụ đụng độ, phiên tòa xét xử vụ giết người đã đưa phán quyết. Hai anh em, con trai ông Lê Đình Kình bị kết án tử hình. Tài khoản Facebook của Thuận vẫn bị hạn chế suốt thời gian qua và chỉ được mở khóa vài ngày sau khi phiên tòa kết thúc.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra, chuyên gia về Đông Nam Á, nói với The Guardian rằng kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện Luật an ninh mạng vào năm 2019 đã có "sự gia tăng rõ rệt việc bắt giữ và xét xử những người Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề xã hội, đặc biệt là tham nhũng và môi trường, trên mạng xã hội".

"Hầu hết các vụ bắt giữ đều gián tiếp liên quan đến đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc sắp tới [vào tháng Giêng]", The Guardian trích lời Giáo sư Carl Thayer.

"Nói cách khác," ông Carl Thayer nói, "các vụ bắt giữ là một phần của quá trình tiếp tục dập tắt những bất đồng về các vấn đề xã hội nhạy cảm và ngăn chặn những người khác làm theo. Có khả năng số vụ bắt giữ sẽ tăng đột biến trong những tháng tới khi đại hội đến gần".

*******************

Kẻ phá bĩnh

Đức Minh, VNTB, 08/10/2020

"Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động vài giờ sau cuộc họp nhân quyền với Mỹ".

trang5

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang bị chính quyền Việt Nam bắt tối 6/10/2020

Hôm 07/10, hãng tin Anh Reuters đưa tin về sự việc trong một bản tin cho hay "Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động vài giờ sau cuộc họp nhân quyền với Mỹ", bản tin có đoạn viết (1) :

"Các nguồn tin và các nhóm nhân quyền quốc tế cho biết Việt Nam đã bắt giữ một blogger và một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vì "các hoạt động chống nhà nước" vài giờ sau khi chính phủ nước này tổ chức các cuộc đàm phán thường niên về nhân quyền với Hoa Kỳ (…) Mặc dù cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, Đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam rất ít dung thứ sự chỉ trích và đã tăng cường đàn áp các nhà hoạt động trước thềm đại hội đảng quan trọng vào tháng Một năm sau".

Trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 07/10, đưa tin về vụ việc như sau : Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an Thành phố Hồ Chí Minh thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường 10, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bà Phạm Thị Đoan Trang bị cáo buộc về tội : Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

"Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang. Hiện Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra theo đúng quy định của pháp luật" – bản tin trên trang web của Bộ Công an Việt Nam, cho biết như vậy (2).

Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh dè dặt nói rằng đây là lần đầu ông được tiếp cận một vụ án hình sự mà đương sự cùng lúc bị cáo buộc với cùng tội danh tương tự, nhưng lại ở hai phiên bản luật hình sự khác nhau. "Bà Trang bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những hành vi xảy ra từ kể cả trước ngày 01/01/2018, lẫn như từ ngày 01/01/2018. Vì vậy có thể thấy sẽ có nhiều hành vi của bà Trang từ nhiều năm qua sẽ được đưa vào kết luận điều tra và cáo trạng ở thời gian tới" – vị luật sư, nhận xét.

Trả lời hãng tin Anh BBC Việt ngữ, từ Hà Nội, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện Chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) nói :

"Tôi cho rằng đây là một vụ đàn áp trắng trợn chống lại những tiếng nói khác với ý của Đảng cộng sản Việt Nam, chống lại những quyền tự do báo chí, xuất bản và biểu đạt đã được Việt Nam cam kết tôn trọng trong luật quốc tế ICCPR, mà Việt Nam đã tham gia từ đầu những năm 1980 và cũng được ghi trong Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và như thế chính quyền Việt Nam phải có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền đó của mọi công dân.

Theo tôi, xét về mặt nguyên tắc chẳng ai có thể chống lại một nhà nước cả (vì nó gồm lãnh thổ, dân cư, bộ máy nhà nước và các dự án nhà nước) ; nhưng ai cũng có quyền chống một chính quyền – tức là những người con người cụ thể làm các chức năng cụ thể trong các bộ máy nhà nước, khi chính quyền ấy làm bậy – chính ông Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân đuổi chính phủ nếu chính phủ làm không tốt việc phục vụ dân.

Đáng tiếc Đảng cộng sản Việt Nam đánh đồng chính quyền với nhà nước và tạo ra các điều luật hay các tội danh mù mờ để họ có thể diễn giải việc bắt bất cứ ai làm những điều hợp hiến, hợp luật quốc tế như Phạm Đoan Trang đã làm và bắt bớ, bỏ tù những người người như vậy. Phải đấu tranh để đòi Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đúng luật quốc tế, đúng Hiến pháp mà chính nó tạo ra".

Cũng từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, Bộ Công an Việt Nam, bình luận với BBC Việt ngữ :

"Tôi thấy đây tiếp tục là một diễn biến đáng lo ngại cho không khí tự do dân chủ ở Việt Nam, trong lúc một số nhà báo tự do, blogger đã nối tiếp nhau vị bắt từ cuối năm ngoái tới giờ, vụ Đồng Tâm vừa mới xử sơ thẩm. Đặc biệt lại đang diễn ra Hội nghị trung ương, và cuộc Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ" (3).

Xem ra với sự việc kể trên, cho thấy dần lộ mặt về kẻ phá bĩnh đã đưa hình ảnh nền dân chủ Việt Nam tiếp tục xấu xí trước cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là ‘cú vỗ mặt’ trực diện ngay vào Hội nghị Trung ương 13 của Đảng cộng sản Việt Nam đang họp tại Hà Nội.

Đức Minh

Nguồn : VNTB, 08/10/2020

Chú thích :

(1)https://www.reuters.com/article/idUSKBN26S0RT

(2)http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/bat-tam-giam-kham-xet-khan-cap-doi-voi-bi-can-pham-thi-doan-trang-ve-toi-tuyen-truyen-chong-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-d17-t28914.html

(3)https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54453412

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Đức Minh, BBC tiếng Việt
Read 536 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)