Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/11/2020

Tại sao Việt Nam dè dặt trước tin Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ ?

Thăng Long - VOA - Trung Kiên

Đảng & Nhà nước Việt Nam vẫn chưa lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden

Có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự cẩn trọng, vì tin tức về ông chủ mới của Nhà Trắng, thực tế chưa được sự xác nhận theo trình tự luật định.

vietmy1

Tổng thống Donald Trump trong chuyến viếng thăm Hà Nội, Việt Nam ngày 27/12/2019 - Ảnh minh họa

Sau khi truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin về chiến thắng của ông Biden vào sáng 7/11 (giờ Mỹ), Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Hungary, Trung Quốc và Việt Nam không có đưa ra tuyên bố chính thức nào.

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết ông sẽ không chúc mừng người chiến thắng trong kỳ bầu cử lần này cho đến khi các thách thức pháp lý được giải quyết. Đây được đánh giá là động thái tránh xích mích với Washington trong quá trình chuyển giao quyền lực.

Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn của Đài Loan cũng chúc mừng với sự thận trọng. Bà viết trên Twitter chúc mừng ông Biden "đang trên đường" đắc cử Tổng thống Mỹ, bà cũng chia sẻ lại lời chúc mừng của ông Biden với bà khi bà chiến thắng tại cuộc bầu cử ở Đài Loan.

Trong thông báo chúc mừng viết trên Twitter, ông Trudeau không đề cập đến ông Trump. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Canada cho biết ông sẽ làm việc với Mỹ để "thúc đẩy hòa bình và hòa nhập, thịnh vượng kinh tế và hành động vì khí hậu trên toàn thế giới". Ông Trudeau chúc mừng cả ông Biden, bà Kamala Harris - người đi vào lịch sử với tư cách người phụ nữ đầu tiên, người Mỹ da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên đắc cử phó tổng thống.

Hôm Chủ Nhật, 8/11, nhiều giờ sau khi im lặng, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ngỏ lời chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden, nhắc lại mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia.

Một phát ngôn viên của ông Netanyahu từ chối không cho biết vì sao có sự chậm trễ. Tuy nhiên, ông Dani Dayan, cựu lãnh sự Israel ở New York, nói đây là thái độ cẩn thận của thủ tướng Netanyahu.

Trên Twitter ông Netanyahu cho biết ông trông đợi sẽ có dịp làm việc cùng với cả ông Biden và bà Harris để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Israel.

Tổng thống Nga Putin

Năm 2016, Điện Kremlin đã chúc mừng Tổng thống Donald Trump trong vòng vài giờ sau khi cuộc đua kết thúc - nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện thông điệp tương tự với Biden.

Hôm thứ Hai, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ đợi kết quả bầu cử chính thức trước khi bình luận về kết quả.

Vào cuối tháng 10, Biden gọi Nga là "mối đe dọa chính" đối với an ninh quốc gia Mỹ trong cuộc phỏng vấn của chương trình 60 Minutes trên CBS.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov đáp lại rằng Nga không đồng ý với nhận xét của ông Biden, và những lời lẽ như vậy đã khuếch đại "sự căm thù đối với Liên bang Nga".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngay cả sau bài hùng biện khoa trương chống lại Trung Quốc khi còn là ứng cử viên trong cuộc tranh cử năm 2016, Tổng thống đắc cử Trump khi đó đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng chiến thắng, và kêu gọi một mối quan hệ Trung-Mỹ "ổn định" trong tương lai.

Và dù là Trump và Tập đã nhanh chóng tạo dựng một tình bạn khó có thể xảy tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong bối cảnh chia rẽ rõ rệt về thương mại, công nghệ, nhân quyền, cáo buộc về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và gần đây - đổ lỗi cho đại dịch Covid-19.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Khi là ứng cử viên tổng thống, Trump đã ca ngợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vì ông đã xử lý một âm mưu đảo chính thất bại bất chấp một cuộc đàn áp lớn đối với các nhân vật đối lập.

Là Tổng thống, Trump đã thúc đẩy chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi cho Erdogan, chứng kiến ​​nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ giành được quyền lực sâu rộng và không bị kiểm soát.

Nói tóm lại, với việc Trump tại vị, Erdogan phần lớn được cho phép thực hiện những gì ông ấy muốn. Đó sẽ là một câu chuyện rất khác với Biden, người mà Erdogan vẫn chưa thừa nhận là Tổng thống đắc cử.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro

Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil, thường được gọi là "Trump của vùng nhiệt đới" vì cùng chia sẻ thương hiệu chính trị dân túy, cũng đã giữ im lặng về sự thất bại của Trump.

Bolsonaro và các con của ông - giống như con cái của Trump, đóng một vai trò tích cực trong chính trị - đã hy vọng Trump tái đắc cử.

Con trai của Bolsonaro, Hạ nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, đã đội chiếc mũ "Trump 2020" trong chuyến đi tới Washington khi là phái viên của cha mình, đã đặt câu hỏi về phiếu bầu của Biden và cuộc bầu cử Mỹ trên Twitter tuần trước.

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã đưa ra một tuyên bố cẩn thận về cuộc bầu cử Hoa Kỳ, trong đó ông không đề cập đến Biden là người chiến thắng và thay vào đó nói rằng ông cần đợi cho đến khi các thách thức pháp lý đối với việc kiểm phiếu kết thúc.

"Chúng tôi sẽ chờ mọi vấn đề pháp lý được giải quyết. Chúng tôi không muốn liều lĩnh. Chúng tôi không muốn hành động nhẹ nhàng. Chúng tôi muốn tôn trọng quyền tự quyết của người dân và quyền của họ" - López Obrador cho biết trên truyền hình nhà nước hôm thứ Bảy.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Cho đến nay ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một tuyên bố nào về kết quả bầu cử ở Mỹ.

Báo chí Việt Nam năm 2016 đã đưa tin ngay liền sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 8/11/2016 như sau : "Nhân dịp Ngài Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 9/11/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng.

Bức điện có đoạn viết : "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ và mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện theo hướng thực chất, ổn định, bền vững, lâu dài, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo, quốc phòng, an ninh, cũng như tăng cường hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế’".

Có lẽ vì "ba mươi chưa phải là Tết". Do đó chẳng lạ gì khi "Đảng - Nhà nước" ở Việt Nam cứ thủng thẳng chờ đợi ‘điểm rơi’, tránh cái hớ hênh ở thời điểm mà kỳ "Hoa Sơn luận kiếm" đang cận kề.

Thăng Long

Nguồn : VNTB, 10/11/2020

***********************

Ti sao Vit Nam im lng trước tin Biden là 'tng thng đc c' ?

VOA, 10/11/2020

Lãnh đo nhà nước Vit Nam đã sm chúc mng ông Donald Trump ngay sau khi ông đc c tng thng M vào năm 2016 nhưng hin vn gi im lng trước chiến thng ca ông Joe Biden, người tuyên b thng c trước ông Trump trong cuc đua vào Nhà Trng hôm 7/11.

vietmy2

Tng thng đc c Joe Biden phát biu ti Văn phòng Tng thng Đc c Wilmington, Delaware, hôm 9/11. Nhiu nguyên th quc gia trên thế gii đã chúc mng chiến thng ca ông Biden nhưng Vit Nam vn chưa lên tiếng.

Không lâu sau cuc bu c tng thng M năm 2016, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm vi tng thng đc c lúc đó, ông Trump, đ chúc mng ông ược bu là tng thng th 45 ca Hp chng quc Hoa K và khng đnh Vit Nam coi trng quan h hu ngh, hp tác vi M".

Nhiu lãnh đo thế gii trong đó có Châu Á gm Nht Bn, Hàn Quc, n Đ và Đài Loan đã lên tiếng chúc mng tân tng thng đc c Biden ngay sau khi truyn thông M tuyên b ng c viên đi din đng Dân ch giành chiến thng trước ông Trump hôm 7/11 đ tr thành tng thng th 46 ca Hoa K. Các nguyên th ca Canada, Anh và Đc cũng đã công nhn chiến thng ca ông Biden và gi li chúc mng ti ông. Tuy nhiên, tính ti ngày 10/11, Vit Nam chưa chính thc đưa ra bt k tuyên b nào sau khi ông Biden tr thành tng thng đc c mi ca M.

"Các lãnh đo Vit Nam đã nhanh chóng chúc mng ông Donald Trump khi ông y được bu là tng thng vì điu đó không gây tranh cãi", Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales, mt nhà phân tích chính tr và quân s Vit Nam và khu vc, nói vi VOA. "Tuy nhiên các lãnh đo Vit Nam là nhng người thn trng".

Các quc gia khác hin vn gi im lng trước chiến thng ca ông Biden còn gm có Trung Quc, Nga, và Brazil.

Truyn thông M d đoán ông Biden đc c tng thng M hôm 7/11 sau khi cu phó tng thng có được 279 phiếu đi c tri, vượt qua ngưỡng 270 đ đ chiến thng trước tng thng đương nhim hin có 214 phiếu, trong lúc vic kim phiếu vn chưa hoàn tt. Tuy nhiên, ông Trump cho rng ông mi là người chiến thng và t chi chp nhn tht c. V tng thng đương nhim đang bước vào cuc chiến pháp lý sau khi ph nhn kết qu bu c mà truyn thông M đăng ti.

Kết qu này đã làm nhiu người Vit Nam ng h Tng thng Trump tht vng cũng như gây ra các cuc tranh cãi gia nhng người ng h trong nước đi vi hai ng c viên tng thng M dn đến xung đt và ct đt quan h bn bè, đng nghip.

"Các cuc thăm dò dư lun trong công chúng Vit Nam cho thy rõ ràng ông Trump được yêu thích hơn ông Biden, đc bit vì lp trường chng Trung Quc ca ông", Giáo sư Thayer nói. "Các nhà lãnh đo Vit Nam không mun hành đng nóng vi và b cun vào cuc xung đng trong lòng nước M".

Theo Giáo sư Thayer, các nhà lãnh đo ca Vit Nam "có kh năng s đi cho đến khi tòa án đưa ra quyết đnh và Đi c tri bu ông Joe Biden làm tng thng".

Trung Quc, quc gia cộng sản láng ging ca Vit Nam, hôm 9/11 cho biết h chưa chúc mng chiến thng ca ng viên đng Dân ch Biden vì mun theo thông l quc tế trong vic đưa ra tuyên b v cuc bu c Hoa K.

Theo th tc và lut pháp M, kết qu kim phiếu 50 tiu bang s được chng nhn sau khi hoàn tt và Đi c tri s b phiếu bu chn theo kết qu ca các tiu bang vào ngày 14/12.

Hai ngày sau khi cuc bu c tng thng M din ra hôm 3/11 và chưa xác đnh được người giành chiến thng, B Ngoi giao Vit Nam cho biết rng đây là "công vic ni b" ca nước M và ai làm tng thng Hoa K cũng s ng h tiến trình phát trin mi quan h vi Vit Nam.

Th tướng Phúc là nhà lãnh đo Đông Nam Á đu tiên được mi đến Nhà Trng sau khi ông Trump nhm chc vào tháng 1/2017 và ông Trump đã có hai ln ti thăm Vit Nam trong nhim k 4 năm làm tng thng M.

Vit Nam và M trong năm nay k nim 25 năm bình thường hóa quan h và quc gia cu thù Đông Nam Á hin đang được coi là có nguy cơ b M áp thuế hàng hóa nếu các cuc điu tra v thao túng tin t và tr giá mt s mt hàng xut sang Hoa K, do chính quyn Trump khi xướng, chng minh điu đó. Ông Trump hi năm ngoái cáo buc Vit Nam lm dng thương mi "ti t" hơn c Trung Quc và do s áp thuế lên các mt hàng ca Vit Nam nếu không tìm cách gim thng dư thương mi vi M.

"Chính quyn Trump s kết thúc vào ngày 20/1 (năm sau)", Giáo sư Thayer nói. "Không rõ là liu Cơ quan Đi din Thương mi Hoa K (USTR) s có th hoàn tt hai cuc điu tra v cáo buc Vit Nam thao túng tin t và xut khu g được cho là nhp lu Nếu USTR và B Ngân kh M kết lun rng Vit Nam thao túng tin t thì h s có kh năng đ xut các chế tài (đi vi Vit Nam)".

Do đó, theo Giáo sư Thayer, người theo dõi sát sao chính trường Vit Nam, "mt khi chính quyn Biden nhm chc, Vit Nam s nhanh chóng m các cuc tiếp xúc và chun b cho s trao đi các chuyến thăm ca các quan chc". V giáo sư người M hin đang sng và làm vic Úc cho rng Vit Nam s xem s tái tham gia ca Chính quyn Biden vi các hip hi trong khu vc như ASEAN là mt cơ hi đ hp tác vi M v mt s vn đ. "Nói cách khách, Vit Nam s cung cp cho M các đng lc đ gii quyết các vn đ thương mi trên cơ s thc tế".

Cu Đi s M ti Vit Nam David Shear trước đó nói với VOA rng Vit Nam "chc chn là mt đi tác mnh" ca M và ông hình dung "chính quyn mi (ca ông Biden) s mun tăng cường quan h song phương, cũng như m rng và cng c hp tác đa phương".

Nguồn : VOA, 10/11/2020

**********************

Giữa bầu cử Mỹ – Chính quyền Tổng thống Trump áp tăng thuế hàng Việt Nam

Trung Kiên, Thoibao.de, 08/11/2020

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sắp áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải nhập từ Việt Nam, một trong các lý do mà Mỹ đưa ra là tiền đồng của Việt Nam "bị định giá thấp", một bản tin của Bloomberg cho hay.

phagia1

Ảnh : lốp xe tải Casumina được sản xuất tại Việt nam

Đây là lần đầu tiên Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối căn cứ vào giá trị của một loại ngoại tệ, bộ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 4/11, được Bloomberg dẫn lại.

Mức thuế dao động từ 6,23% đến 10,08%, tin của Bloomberg cho biết. Hoa Kỳ nhập khẩu lượng lốp xe hơi từ Việt Nam có trị giá khoảng 469,6 triệu USD trong năm 2019, bộ cho biết, vẫn theo tin của Bloomberg.

"Quyết định sơ bộ hôm nay thể hiện một bước tiến quan trọng đối với nghị trình thương mại Nước Mỹ trên hết", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết trong tuyên bố. Chính quyền của ông Trump "sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này để đảm bảo ngành công nghiệp Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng", ông nói.

Việt Nam nhiều lần phủ nhận chuyện họ sử dụng tỷ giá hối đoái để thúc đẩy thương mại. "Việt Nam đã theo dõi chặt chẽ tình hình kể từ khi vấn đề được nêu ra", Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam cho biết trong cuộc họp báo tại Hà Nội khi được hỏi về việc Mỹ đánh thuế. "Chúng tôi đã giải thích cho Hoa Kỳ về các chính sách liên quan của chúng tôi".

Trong cuộc gặp hồi tháng trước với ông Adam Boehler, người đứng đầu Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ không sử dụng đồng tiền quốc gia để "tạo lợi thế cạnh tranh" cho các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

Việc đánh thuế xảy ra tiếp sau thông báo hồi tháng 10 của chính quyền ông Trump về cuộc điều tra thương mại của Mỹ đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam. Cuộc điều tra cũng tìm tòi cả về việc Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ thu tiền tạm ứng từ các nhà nhập khẩu lốp xe du lịch từ Việt Nam dựa trên tỷ giá sơ bộ.

Bộ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức thuế vào ngày 16/3 hoặc khoảng đó, cũng là lúc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ này.

Thủ tướng Việt Nam, trong cuộc gặp với ông Boehler, đã đề nghị chính quyền ông Trump "có đánh giá khách quan hơn về thực tế ở Việt Nam" và nói rằng việc sử dụng đồng tiền quốc gia để đạt được lợi thế sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, niềm tin của người dân và nhà đầu tư" đồng thời gây tổn hại kinh tế của Việt Nam.

Cuối năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16/12/2019 thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16/12 đã thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đưa sang Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ.

Trong thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan này đã phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội được sản xuất tại Việt Nam, sử dụng thép chất nền của Hàn Quốc hoặc Đài Loan vốn đã né thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá của Mỹ.

Trước đó, vào đầu tháng 7/2019, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn của Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

phagia2

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross

Theo kết luận của DOC, việc sản xuất hai loại thép này sau khi nhập khẩu vào Việt Nam là chuyển đổi không đáng kể, giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng đối với sản phẩm của Đài Loan và Hàn Quốc.

Do đó DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời với hai sản phẩm thép nói trên nhập khẩu từ Việt Nam thông qua việc thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu. Trong trường hợp thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam hoặc các nước, vùng lãnh thổ khác sẽ không bị áp thuế trong vụ việc này.

Bộ Công thương cũng đã cảnh báo, khuyến nghị các doanh nghiệp về việc các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể thay đổi quy định, đề ra các yêu cầu khắt khe hơn trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc các nguồn khác.

Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm Việt Nam bị vạ lây từ Trung Quốc. Từ cuối năm 2017, DOC cũng cho rằng thép các bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) khi được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc. Do đó hai sản phẩm này từ Việt Nam nhập vào Mỹ phải chịu với mức thuế AD là 199,43% và CVD là 39,05% đối với tôn mạ và mức thuế chống bán phá giá AD là 265,79% và thuế chống trợ cấp CVD là 256,44% mà Mỹ đang áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc…

Bộ Tài chính Mỹ phát hiện Việt Nam chủ tâm phá giá tiền đồng

Một điều tra mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam, cho rằng Việt Nam chủ tâm định giá thấp tiền đồng so với đồng đô la Mỹ trong năm ngoái.

Một điều tra mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam, cho rằng Việt Nam chủ tâm định giá thấp tiền đồng so với đồng đô la Mỹ trong năm ngoái.

Một điều tra của Bộ Tài chính Mỹ phát hiện ra rằng Việt Nam chủ tâm định giá tiền đồng thấp hơn đồng đô la Mỹ khoảng 4,7% trong năm 2019, một phần bằng sự can thiệp của chính phủ, theo một đánh giá mới được gửi đến Bộ Thương mại Mỹ.

Đánh giá được thực hiện cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam mà Bộ Tài chính Mỹ công bố trên trang web chính thức hôm 24/8 cho biết "Chính phủ Việt Nam có hành động thao túng tỉ giá hối đoái" để định giá đồng tiền thấp hơn giá thực.

Một quy định mới của chính quyền Tổng thống Trump hồi đầu năm nay cho phép Bộ Thương mại Mỹ xem việc định giá thấp tiền tệ là một yếu tố trong việc quyết định các loại thuế chống trợ giá đối với một đối tác thương mại.

Đánh giá của Bộ Tài chính gửi cho Bộ Thương mại Mỹ, được Bloomberg và Reuters trích dẫn, cho biết thông qua Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam đã mua ròng khoảng 22 tỷ USD ngoại hối vào năm ngoái, đẩy tỉ giá hối đoái thực của tiền đồng Việt Nam giảm từ 3,5% đến 4,8%.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc thao túng tiền tệ này dẫn đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 23.224 đồng ăn một đô la Mỹ vào năm 2019, thấp hơn khoảng 1.090 đồng so với tỷ giá hối đoái thực. Đồng Việt Nam được giao dịch ở mức 23.174 đổi một đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng hôm 26/8.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công thương Việt Nam chưa lên tiếng trước đánh giá này của Bộ Tài chính Mỹ nhưng Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho VOA biết ông rất "lo ngại" về thông tin này và cho rằng Việt Nam nên hợp tác với phía Mỹ để trình bày một cách rõ ràng.

"Tôi không nghĩ là Việt Nam chủ động giảm giá đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la (Mỹ)", nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương nhận định. "Bởi vì Việt Nam trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bệnh dịch tả Châu Phi nên giá thịt heo tăng lên và giá nhiều mặt hàng cũng tăng mà Việt Nam không có khả năng cân đối và do đó đồng tiền Việt Nam mất giá. Tôi không thấy có chủ đích phá giá đồng tiền Việt Nam để có lợi".

Động thái của Bộ Tài chính Mỹ được xem là một dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể viện dẫn Việt Nam vi phạm lần thứ hai trong báo cáo bán niên về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn. Trong lần công bố báo cáo hồi tháng 1, Việt Nam bị đánh giá là đã vi phạm một trong ba tiêu chí mà Bộ Tài chính Mỹ dùng để đánh giá một quốc gia thao túng tiền tệ - cụ thể là quốc gia Đông Nam Á này vượt ngưỡng báo động về thặng dư hàng hoá song phương hay nói các khác Việt Nam hưởng xuất siêu 47 tỷ USD sang Mỹ, mức cao thứ 6 trong số các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ.

Với việc vi phạm một tiêu chí, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia cần giám sát về hành động thao túng tiền tệ. Các nền kinh tế vi phạm ít nhất 2 tiêu chí sẽ bị đưa vào danh sách bị giám sát của Mỹ.

Bộ Công thương Việt Nam hồi tháng 6 nói rằng họ sẽ hợp tác với các nhà điều tra của Mỹ về vấn đề này và sẽ "cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về việc trợ giá và định giá thấp tiền tệ cho phía Mỹ" để họ có được "cơ sở và dữ liệu đầy đủ trước khi đưa ra kết luận".

Hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mở cuộc điều tra chống bán phá giá với lốp xe nhập từ Việt Nam và 3 quốc gia khác của Châu Á, và xem liệu các nhà sản xuất ở Việt Nam có đang nhận trợ cấp không công bằng hay không. Cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội công nhân ngành thép Mỹ, đại diện cho công nhân đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lốp xe trên toàn Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 24/8 cho biết rằng bộ của ông "coi trọng những lo ngại về các hành vi ngoại thương không công bằng". Trong loạt đăng tải trên Twitter dường như liên qua tới đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ vừa đưa ra, người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ nói "chúng tôi sử dụng mọi công cụ sẵn có để chống lại chúng bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào chúng tồn tại".

"Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với Việt Nam cho nên việc đánh thuế vào các mặt hàng Việt Nam sẽ gây ra bất lợi rất lớn", Tiến sĩ Doanh, cựu thành viên nhóm cố vấn cho thủ tướng chính phủ, nhận định về khả năng Mỹ sẽ đánh thuế thêm lên các hàng hoá nhập từ Việt Nam vì việc này. "Đây sẽ là một tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam vì rất có thể xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm và như vậy các ngành hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ mất công ăn việc làm. Cùng với tác động của Covid-19, nó sẽ rất tiêu cực với kinh tế Việt Nam".

Kinh tế Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 35 năm qua, theo đánh giá của World Bank, và hiện có khoảng 30 triệu người dân Việt Nam thất nghiệp vì ảnh hưởng của địch Covid-19.

Kể từ khi bắt đầu Chính quyền Trump, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng 286 cuộc điều tra mới về chống bán phá giá và chống trợ cấp – tăng 267% so với giai đoạn tương tự ở chính quyền trước đó, theo Bộ trưởng Ross.

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 08/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thăng Long, VOA tiếng Việt,Trung Kiên
Read 507 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)