Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/11/2020

Tương lai nào cho ASEAN ?

Nguyễn Đan Quế

ASEAN cần nương theo cao trào Nhân Bản Hóa Toàn Cầu. Nguyên tắc : Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với nhân bản hóa xã hội.

asean1

ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Thành lập tại Bangkok ngày 8/8/1967 gồm 5 nước : Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia). Hiện lên 10 nước : Brunei (1984), Việt Nam (07/1995), Lào và Myanmar (07/1997), Campuchia (04/1999).

Từ 1967 – 1975 : tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế . Thực sự khởi sắc sau khi ký nguyên tắc chung Bali (2/1976) : (a) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; (b) Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau ; (c) Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình ; (d) Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương. Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.


Bối catnh quốc tế đang có khuynh hướng xoay chuyển từ đối đầu Đông – Tây sang hợp tác Bắc – Nam :

– Bắc gồm khoảng 20 nước đã phát triển, hàng đầu là 5 trung tâm quyền lực : Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga đang tiến hành mạnh mẽ cách mạng Số trong xã hội của họ.

– Nam khoảng gần 180 nước đang phát triển, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, từ lâu vẫn ấp ủ giấc mộng kỹ nghệ hóa nhưng yếu kém về vốn – kỹ thuật – quản lý ; khả năng lại hạn chế, tham nhũng, thiếu dân chủ, không được lòng dân.

Hố sâu giữa các nước đã và đang phát triển không khéo thu xếp sẽ sâu thêm, đe dọa an ninh và tương lai của cả nhân loại, nhất là vào lúc mà cách mạng Số đang diễn ra vũ bão trong xã hội các đã phát triển. Thế kỷ XXI có nhiều vấn đề toàn cầu phải giải quyết vượt xa khả năng của bất kỳ siêu cường nào dù giầu mạnh đến đâu. Do đó, 5 trung tâm quyền lực Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga buộc phải chấp nhận một thế chiến lược liên hoàn chung, để : 

– Một măt, giữ vững thế không chế của các nước đã phát triển (Bắc) khi tiến hành cách mạng Số trong xã hội của họ.

– Mặt khác, chuyển giao ở qui mô toàn cầu cách mạng kỹ nghệ hóa cho các nước đang phát triển (Nam) để lấp bớt hố xa cách giầu – nghèo.

Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga cạnh tranh qua đầu tư & thương mại với các đối tác Nam. Cách làm & hiệu quả trong lấp bớt hố giầu – nghèo, sẽ xác định uy tín, vị trí của siêu cường đó trong thế liên hoàn. Không đối đầu nên không có nhu cầu lôi kéo ‘đồng minh’ theo kiểu cũ ; tất cả chỉ là đối tác thuận mua vừa bán.

Về khía cạnh quân sự : Nhật, Đức bắt đầu tái võ trang ; 5 siêu cường trong thế liên hoàn tiến đến quân bình về võ khí thông thường ; tái bố trí chiến lược nhằm duy trì hòa bình bền vững. 

Về thương mại : Qua WTO, hợp lý hóa thương mại trao đổi hàng kỹ thuật Số (Bắc) với hàng kỹ nghệ hóa (Nam). Làm sao trong tiến bộ chung, cách biệt quan hệ Bắc – Nam càng ngày càng được thu hẹp.

Hiệp ước đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) vừa ký ngày 15/11/2020 theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. Bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng 5 nước khác là : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Các thành viên RCEP chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp. Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể làm cho các công ty ở các quốc gia RCEP kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

Ngoài RCEP còn CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên, gồm Nhật + 4 nước ĐNÁ là Mã Lai, Singapore, VN, Brunei + Úc, Tân Tây Lan + Canada, Mexico, Peru. Chi lê. Đã có 7 quốc gia phê chuẩn. Khi áp dụng đầy đủ, CPTPP sẽ bao gồm 495 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu.

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

Đa số các nước ASEAN trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, phương cách quản lý không chuyên nghiệp. Nay đứng trước công cuộc chuyển giao cách mạng kỹ nghệ hóa, qui mô toàn cầu chưa từng có, nên tranh nhau giành giật vốn đầu tư. Kết quả là : chính quyền không kham nổi, lúng túng thảm hại, quay ra làm ăn gian dối, tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Dân chúng mất niềm tin, hốt hoảng, than van trong cơn lốc đổi thay này, vì cho rằng nhà đầu tư cấu kết với chính quyền gây xáo trộn, khốn khó cho cuộc sống của họ.

Lý do chính yếu : Thể chế chính trị không còn đáp ứng được với những đảo lộn xã hội trong nước và với những thay đổi lớn lao cấp vùng và quốc tế.

ASEAN cần nương theo cao trào Nhân Bản Hóa Toàn Cầu. Nguyên tắc : Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với nhân bản hóa xã hội.

Tổng quan

– Thế của Châu Á đang lên.

– Châu Á – Thái Bình Dương quan trọng hơn phía Châu Âu – Đại Tây Dương, cả về địa chính trị lẫn hải chính trị (đặc biệt là vấn đề khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong hải phận quốc tế).

– Văn minh Đông Phương (chủ về tinh thần – hướng nội) cùng văn minh Tây Phương (chủ về khoa học – hướng ngoại) đang trở thành hai mặt của nền văn minh mới Nhân Bản. Giao thoa văn minh Đông – Tây sẽ giúp ‘giải tỏa’ dần chính sách về kinh tế của Bắc đối với Nam. ASEAN là thí điểm đầu tiên và quan trọng nhất.

16/11/2020

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản

Nguồn : VNTB, 17/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Đan Quế
Read 645 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)