Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 29 novembre 2023 22:48

Tương lai của ASEAN sẽ ra sao ?

Được thành lập vào năm 1967 với các thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam gia nhập sau), ASEAN tuyên bố mục đích của khối là hợp tác để duy trì hòa bình và sự ổn định khu vực. Tuy nhiên, giờ đây, ASEAN phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất kể từ khi thành lập là không đạt được mục tiêu cơ bản này. Phần lớn nguyên nhân là do nguyên tắc đồng thuận của khối, vốn đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên phải nhất trí về một chính sách trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Quả thực, việc thiếu sự đồng thuận đã làm tê liệt phản ứng của khối trước các thách thức an ninh then chốt.

asean1

Lãnh đạo các nước ASEAN chụp hình chung tại Thượng đỉnh ASEAN 43 ở Jakarta, Indonesia hôm 7/9/2023 - AFP

Sự chia rẽ bên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Trung Quốc đã thúc đẩy các thành viên đi theo con đường riêng.

Kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Jakarta (Indonesia) hồi tháng 9 vừa qua một lần nữa là biểu hiện của cuộc chơi quyền lực rõ rệt, và sự thờ ơ khi đối mặt với các mối đe dọa mới và những rủi ro mang tính cấp bách. Điều này lại lần nữa minh chứng cho tình trạng tê liệt của diễn đàn đa phương đã tồn tại hàng thập kỷ này khi phải đối mặt với tình hình an ninh khu vực ngày càng đáng lo ngại.

ASEAN không ngừng nói về "vai trò trung tâm" của mình đối với khu vực, nhưng việc khối này không thể đưa ra phản ứng thống nhất trước hành động gây hấn của Trung Quốc đối với một số thành viên của khối hoặc cuộc khủng hoảng ở Myanmar đã vô hiệu hóa điều này.

Câu chuyện từ một cuộc thảo luận

Gần đây có một cuộc thảo luận chủ yếu liên quan đến ASEAN, hai vị khách được mời phát biểu ý kiến là cựu Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Masafumi Ishii và giáo sư Joseph Liow Chin Yong của Đại học công nghệ Nanyang (Singapore). Bài phát biểu của Masafumi Ishii giúp chúng ta biết được quan điểm đặc biệt của Nhật Bản về ASEAN hiếm khi thể hiện ra (1).

Masafumi Ishii tiết lộ, kể từ năm 2008, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tiến hành thăm dò dư luận đối với các nước thành viên ASEAN, một câu hỏi chính trong số các câu hỏi thăm dò là : Theo bạn, quốc gia nào quan trọng hơn đối với bạn trong tương lai ? Bạn sẽ phụ thuộc hơn vào quốc gia nào ? Kết quả khảo sát 15 năm qua luôn cho thấy, trong số 10 nước ASEAN, có ba nước có câu trả lời luôn là Nhật Bản. Ba quốc gia cho rằng Nhật Bản quan trọng hơn Trung Quốc là Indonesia, Việt Nam và Philippines. Masafumi Ishii gọi đây là "ba nước lớn". Ba nước này sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ và Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng. 

Tiếp theo là "ba nước tầm trung" gồm Thái Lan, Malaysia và Myanmar, lập trường của ba nước này dao động giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Cuối cùng là "ba nước nhỏ" gồm Campuchia, Lào và Brunei. Vậy còn Singapore ? Masafumi Ishii nói rằng Singapore thuộc trường hợp đặc biệt. Nếu bạn hỏi trên đường phố, 95% đáp án là Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế Singapore vừa cho phép Mỹ sử dụng cơ sở vật chất, vừa huấn luyện quân sự ở Đài Loan.

asean2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin dự Hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus ở Jakarta, Indonesia hôm 16/11/2023. AFP

Triển vọng đối với ASEAN không mấy lạc quan ?

Thông tin mà Masafumi Ishii tiết lộ là Nhật Bản sẽ đưa ra trình tự ưu tiên trong quá trình trao đổi với các nước ASEAN, nhưng cũng nhấn mạnh sẽ duy trì cân bằng hết sức thận trọng, tránh bị cho là muốn chia rẽ ASEAN. Đường lối chính sách cơ bản của Nhật Bản là muốn ASEAN duy trì sự đoàn kết thống nhất. Masafumi Ishii dường như không quá lạc quan về triển vọng của ASEAN, ông dự đoán ASEAN sẽ ngày càng chia rẽ trong 20 năm tới. Mặc dù hiện nay các nước ASEAN đều nói không muốn chọn bên giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng trong lòng họ đều đã có lựa chọn. Phải nói rằng điều này tốt nhất chỉ là dự đoán, Masafumi Ishii dường như không có khả năng nhìn thấu mọi vấn đề.

Rốt cuộc Nhật Bản thực hiện các cuộc khảo sát như thế nào thì chúng ta chưa thể biết được. Tuy nhiên, Joseph Liow Chin Yong cảm thấy hết sức kinh ngạc đối với việc Masafumi Ishii đưa Indonesia vào phe Mỹ, nhưng Masafumi Ishii giải thích rằng đây là kết luận được Nhật Bản rút ra từ việc tiếp xúc trực tiếp. Giống như Philippines dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, mặc dù bề ngoài nghiêng về phía Trung Quốc, nhưng trên thực tế vẫn dựa vào Mỹ. Còn về Indonesia, Masafumi Ishii không đưa ra nhiều giải thích. 

Cho dù như thế nào đi chăng nữa, hiện Nhật Bản rất coi trọng Indonesia và Ấn Độ. Masafumi Ishii cho rằng trong thế giới lưỡng cực do Mỹ và Trung Quốc đứng đầu, Ấn Độ và Indonesia sẽ trở thành lực lượng trỗi dậy quan trọng trong tương lai, và có thể quyết định phe của Mỹ hay Trung Quốc sẽ chi phối dư luận quốc tế tốt hơn, các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia dự kiến sẽ tiếp tục là chiến trường chính trong cuộc đọ sức nước lớn. Còn về Trung Quốc, Masafumi Ishii cho rằng điều mà Nhật Bản muốn là cùng tồn tại và cạnh tranh, không gây hấn. 

Xét từ góc độ là một thành viên của ASEAN, nếu nhận xét của Masafumi Ishii thực sự là quan điểm chính thức của Nhật Bản thì có hai điểm chính cần lưu ý. Thứ nhất, chia ASEAN thành bốn ; thứ hai, dự báo không mấy lạc quan về triển vọng của ASEAN. Ít nhất hiện nay chúng ta biết rằng mặc dù Nhật Bản nhấn mạnh cần duy trì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng trên thực tế đã tiến hành xử lý theo kiểu "chia cắt". Biện pháp này dường như đang chuẩn bị trước cho khả năng ASEAN bị chia rẽ trong tương lai. 

Liệu ASEAN có ngày càng chia rẽ sau 20 năm nữa như dự báo của Masafumi Ishii hay không ? Đây là một câu hỏi mà không dễ có câu trả lời thuyết phục.

Duy trì tính tự chủ là tài sản quý giá nhất của ASEAN

Nếu bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào hành động đơn độc thì đều không thể phát huy tác dụng của toàn thể ASEAN. Điều này giống câu chuyện ngụ ngôn về một chiếc đũa thì dễ bị bẻ gãy, nhưng một bó đũa thì rất khó gãy. Đây là nhận thức chung của các quốc gia thành viên ngay từ khi được thành lập. Trong cuốn "Singapore vẫn không phải là một hòn đảo", cựu Ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan đã trích dẫn một đoạn của Ngoại trưởng Singapore đầu tiên S.Rajaratnam khi ký Tuyên bố Bangkok (thành lập ASEAN) vào năm đó làm bằng chứng. S.Rajaratnam nói : "Kể từ bây giờ, chúng ta cần phải áp dụng tư duy mới, lợi ích khu vực cần phải trở thành một bộ phận của lợi ích quốc gia trong định nghĩa của mỗi nước thành viên". Khi đó, các ngoại trưởng khác cũng có những bài phát biểu tương tự. 

Như Joseph Liow Chin Yong có nói trong cuộc trao đổi kể trên, trên thực tế không có quốc gia Đông Nam Á nào có thể lựa chọn chỉ hợp tác với Mỹ hoặc Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ và Trung Quốc quả thực cũng không thể yêu cầu ASEAN nghiêng về một bên. Điều mà ASEAN luôn nhấn mạnh là duy trì sự cởi mở và bao trùm với sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan (đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc). Tuy nhiên, trong các vấn đề khu vực, ASEAN luôn duy trì vai trò trung tâm hoặc chủ đạo. 

Duy trì tính tự chủ không những là lập trường kiên định của ASEAN mà còn là tài sản và sức mạnh quý giá nhất của ASEAN. Tất cả các quốc gia thành viên đều hiểu rất rõ, chỉ có duy trì đoàn kết và thống nhất thì mới có thể bảo vệ tài sản này, tích lũy được sức mạnh này, đồng thời bảo vệ mạnh mẽ nhất lợi ích quốc gia của mỗi quốc gia thành viên. Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gay gắt hiện nay, theo logic hợp lý, nên thúc đẩy các quốc gia thành viên ASEAN đoàn kết hơn và không chia rẽ mới là điều đúng đắn, bởi vì cho dù nghiêng về bên nào cũng đều không phù hợp với lợi ích quốc gia lâu dài của mỗi quốc gia thành viên. Do đó, nghiêng về một bên đồng nghĩa với việc mất đi tính tự chủ. Đoàn kết ứng phó với cục diện thế giới mới hiện nay là nhiệm vụ cấp bách của ASEAN, còn về những vấn đề có thể xảy ra sau 20 năm nữa, chúng ta cũng chỉ có thể chờ xem thế nào. 

Con tàu ASEAN ra khơi mà không có sự đoàn kết

Hội nghị cấp cao ASEAN lần 43 này chỉ đơn giản là tái xác nhận lập luận lâu nay rằng diễn đàn này không sẵn sàng hoặc không thể giải quyết những thách thức khu vực ngày càng nghiêm trọng. Do đó, các thành viên ASEAN đã và chắc chắn sẽ tiếp tục tìm kiếm những con đường thay thế, dù là dưới hình thức song phương hay đa phương, để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Bên cạnh việc tạo ra các liên minh tự nguyện, họ cũng sẽ hướng ra bên ngoài ASEAN để tìm kiếm các đối tác như Australia, Nhật Bản và Mỹ, cũng như các quốc gia khác như Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cảnh báo khối này không nên để bị cuốn vào cuộc cạnh tranh nước lớn hay bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Thay vào đó, ông tuyên bố : "Tôi cho rằng nhiệm vụ của Indonesia, cùng với các nước ASEAN khác, là đảm bảo con tàu của ASEAN tiếp tục ra khơi" (2). Tuy nhiên, với việc ASEAN tiếp tục không hành động, con tàu dường như đã ra khơi mà không có họ.

Hà Lệ Chi

Nguồn : RFA, 29/11/2023

Hà Lệ Chi là một nhà nghiên cứu độc lập, đã tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế ở Úc. Hà Lệ Chi đã có thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. hiện tác giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. 

Tham khảo :

1. https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/asean-must-remain-united-in-face-of-competition-among-great-powers-ntu-don

2. https://kemlu.go.id/hanoi/en/news/26298/43rd-asean-summit-officially-concluded-indonesia-concretizes-asean-as-epicentrum-of-growth

 

Additional Info

  • Author Hà Lệ Chi
Published in Diễn đàn
mercredi, 10 mai 2023 22:50

Hội nghị cấp cao ASEAN 42

Việt Nam có thể nêu quan ngại về an ninh Biển Đông

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 đang được tổ chức ở Labuan Bajo, Indonesia, trong bối cảnh quốc tế và khu vực còn có nhiều căng thẳng từ an ninh, chính trị, cho đến kinh tế, thương mại.

hoinghi1

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hội đàm với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah hôm 10/5/2023 trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia. Reuters /Willy Kurniawan/Pool

Truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Minh Chính, cùng ngày đã tới Indonesia, nơi mà trong ba ngày hội nghị, sẽ dự các phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp của ASEAN 42.

"Sáng 10/5, tại Labuan Bajo, Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng đoàn các nước ASEAN tham dự lễ khai mạc và phiên toàn thể hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42. Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước sẽ dự phiên toàn thể và những phiên đối thoại giữa lãnh đạo các nước ASEAN và đại diện Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN, đại diện thanh niên ASEAN, đại diện Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, Nhóm công tác cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Các phiên họp của hội nghị cấp cao ASEAN 42 sẽ tập trung thảo luận về tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, tập trung vào chủ đề 'ASEAN tầm vóc : Tâm điểm của tăng trưởng' ; trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm", báo mạng VietnamNet, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông hôm thứ tư cho biết.

Đâu là nội dung chính yếu được kỳ vọng ?

Nhân dịp này, từ Sài Gòn, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giảng viên Đại học Fulbright, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và khu vực và Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời thuộc Viện ISEAS Singapore dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc trao đổi xung quanh sự kiện này và những kỳ vọng đối với Việt Nam và ASEAN ở hội nghị cấp cao lần thứ 42 này.

RFA : Đâu là nội dung chính yếu được các giới quan sát, phân tích kỳ vọng và chờ đợi từ Hội nghị cấp cao ASEAN lần này đối với khối này và các nước thành viên, và các chủ thể quốc tế, khu vực có lợi ích trực tiếp liên quan, đặc biệt về hợp tác an ninh khu vực, hợp tác phát triển nói chung ở vùng này, thưa ông ?

Nguyễn Thành Trung : Tôi cho rằng đó chính là sự đồng thuận giữa những nhà lãnh đạo ASEAN về những bước cụ thể sắp tới cho Cộng đồng ASEAN. Đó chính là Kế hoạch Tổng thể 2025 cho 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.

Nguyễn Khắc Giang : Thông thường một năm ASEAN sẽ có 2 kỳ thượng đỉnh, kỳ họp đầu tiên sẽ bàn về các vấn đề nội khối. Mỗi nước sẽ có mục tiêu riêng, nhưng chương trình nghị sự phụ thuộc vào nước chủ nhà. Theo lịch trình từ nước chủ nhà Indonesia, các vấn đề được quan tâm bao gồm việc tăng cường các thể chế hợp tác của ASEAN từ sau tầm nhìn 2025, phục hồi kinh tế, và Myanmar. Câu chuyện được quan tâm nhất có lẽ là cuộc khủng hoảng ở Myanmar mà ASEAN vẫn chưa giải quyết được trong vài năm qua và các thảo luận về phục hồi kinh tế sau đại dịch.

RFA : Đâu là điều mà Việt Nam chờ đợi nhất có thể nhận được từ hội nghị cấp cao ASEAN lần này, so với những quan tâm được ưu tiên tại thời điểm này, cũng như hướng tới tương lai trung bình và dài hạn ?

Nguyễn Thành Trung : Đó chính là ASEAN có thể thúc đẩy được vai trò trung tâm của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực. Để làm được điểu này, ASEAN phải trở thành một cộng đồng gắn kết. Đó cũng là điều mà Việt Nam mong đợi các quốc gia ASEAN có thể đạt được trong việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho Cộng đồng ASEAN 2025.

Nguyễn Khắc Giang :Theo tôi, ASEAN vẫn là thể chế đa phương quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việc tăng cường sức mạnh nội khối ASEAN cũng sẽ là quan tâm của Hà Nội trong dài hạn, nhằm hạn chế ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của cạnh tranh Mỹ - Trung. Trong ngắn hạn, diễn đàn ASEAN luôn là nơi để Việt Nam nêu lên những lo ngại về an ninh, đặc biệt là biển Đông. Indonesia không phải là một bên tranh chấp, tuy nhiên, với vai trò của mình cũng như ảnh hưởng từ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam có thể kỳ vọng thúc đẩy câu chuyện an ninh biển Đông trong chương trình nghị sự và trong các phiên thảo luận liên quan của hội nghị.

An ninh và chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam sẽ có tiến bộ gì ?

RFA : Cụ thể hơn, một số khía cạnh như tăng cường và hợp tác an ninh ở Biển Đông Nam Á, Biển Đông sẽ có thể được Việt Nam tận dụng, khai thác ra sao ở hội nghị cấp cao này, kể cả một số vấn đề nội khối (như chẳng hạn Indonesia có biên giới trên biển được cho là có "chồng chéo", "chồng lấn" với Việt Nam, trong lúc họ cũng có những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông) ? An ninh, chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông qua hội nghị cấp cao lần này có thể đạt tiến bộ gì không và ra sao ?

Nguyễn Thành Trung : Theo tôi, các vấn đề mang tính đa phương luôn sẽ giải quyết khó hơn các vấn đề song phương. Chúng ta cũng biết tháng 12/2022, Việt Nam và Indonesia đã hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước sau 12 năm. Song phương chỉ giữa hai nước mà còn tới thời gian như vậy thì tôi cho rằng không dễ dàng cho chúng ta thấy tiến bộ ở các hội nghị đa phương. Do đó, tôi không nghĩ rằng hội nghị cấp cao ASEAN 42 có thể mang lại nhiều tiến bộ và thuận lợi cho Việt Nam để đưa ra các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Nguyễn Khắc Giang :Việt Nam và Indonesia hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế vào cuối năm ngoái, tạo cơ sở để hai nước thống nhất một "mặt trận" chung đấu tranh với tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, do chương trình nghị sự lần này tập trung vào vấn đề nội khối, biển Đông có lẽ sẽ không phải là chủ đề được quan tâm nhiều. Tuy vậy, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tiếp tục nêu rõ quan điểm của mình về biển Đông, đồng thời thúc đẩy một quan điểm nội khối thống nhất khi thảo luận vấn đề xây dựng Tuyên bố ứng xử các bên trên biển Đông (DOC) với Trung Quốc.

RFA : Về khía cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, môi trường, năng lượng, đặc biệt là hợp tác hỗ trợ tiến bộ về cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản trị, trong đó có đẩy mạnh các tiến trình dân chủ hóa, dân chủ pháp trị hay nhà nước pháp quyền và tự do thị trường, thì cấp cao này có thể có khả năng ít nhiều đáp ứng gì về nhu cầu cho các nước thành viên, và trong đó có Việt Nam hay không ?

Nguyễn Thành Trung : Tôi cho rằng ASEAN sẽ đề cập nhiều hơn các vấn đề về hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của chiến sự Ukraine, và căng thẳng Mỹ-Trung trong khu vực hơn là đẩy mạnh về các tiến trình dân chủ hoá. Tập trung sẽ vào việc làm thế nào để đưa Cộng đồng ASEAN gần với hiện thực hơn vào năm 2025.

Nguyễn Khắc Giang : Nguyên tắc cơ bản của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, nên những vấn đề về hợp tác hay thúc đẩy cải cách thể chế và dân chủ hóa là rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Bản thân các nước ASEAN đều gặp vấn đề riêng về dân chủ và có thể chế chính trị vô cùng đa dạng và phần lớn là phi dân chủ, nên dù ASEAN có nêu ra các vấn đề về dân chủ (như tuyên bố nhân quyền ASEAN), đây cũng không phải là ưu tiên. ASEAN không phải là một hình mẫu về liên minh dân chủ như Liên minh Châu Âu, và có lẽ sẽ không bao giờ trở thành như vậy. Ngay như cuộc khủng hoảng ở Myanmar, xuất phát từ một cuộc đảo chính quân sự lật đổ một chính quyền dân sự được bầu lên, ASEAN vẫn đang loay hoay tìm phương án giải quyết.

Có tiếp cận gì mới và kỳ vọng gì về hợp tác và cải thiện nhân quyền ?

RFA : Về cải thiện nhân quyền thì có thể trông đợi gì về hợp tác, quan tâm nội khối hay không qua cấp cao này, hay phải đợi tới một vài cấp cao khác ? Quan điểm riêng của ông thế nào về năng lực của ASEAN trong việc giúp các nước thành viên cải thiện và nâng cao vẫn đề đảm bảo nhân quyền, dân chủ ở nội khối này, mặc dù ASEAN có thể có quy định nội bộ nào đó mà có thể bị một số quốc gia thành viên có thể có quan ngại, mà có thể viện đến để tránh áp lực, chẳng hạn như Myanmar, Lào, Campuchia hay như một số nhà quan sát nói, đặc biệt là Việt Nam, với Việt Nam gần đây các bảng xếp hạng từ Reporters Without Border, cho tới PEN America chẳng hạn, đều cho thấy sự quan ngại về tình trạng được cho là "xấu đi" khá đáng quan ngại qua việc chính quyền được cho là tăng cường trấn áp các giới trong đó có giới phản biện độc lập, các thành viên xã hội dân sự, những người viết, các nhà báo và những nhà hoạt động ôn hòa khác ? Ý kiến trên quan điểm riêng của ông về vấn đề này thế nào ?

Nguyễn Thành Trung : Tôi cho rằng ASEAN vẫn trung thành với quan điểm của họ là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này được nhiều nhà phân tích cho là điểm yếu của ASEAN, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính việc không can thiệp nội bộ của nhau khiến cho các quốc gia trong khối duy trì được sự đoàn kết của mình, và giữ họ ở lại trong khối. Do đó, tôi cho rằng ASEAN sẽ tránh đề cập tới vấn đề nhân quyền hay dân chủ. Ngoài ra, các quốc gia trong khối hầu như cũng đều có vấn đề này vấn đề kia nên họ không thể nào "lên giọng" với quốc gia khác được.

Nguyễn Khắc Giang : Tương tự như trên đã đề cập, tôi không cho rằng nhân quyền là mối quan tâm chính của các nước ASEAN, vốn không phải là tập các nước dân chủ kiểu như EU và có những nguyên tắc rõ ràng về dân chủ và nhân quyền. Nguyên tắc chính của ASEAN là không can thiệp, và chúng ta thấy rõ điều này ngay cả khi xuất hiện các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Myanmar vào năm 2018 (khủng hoảng người Rohingya) và sau năm 2021 sau cuộc chính biến của quân đội nước này. Vì thế, sẽ khó kỳ vọng ASEAN sẽ cải thiện được gì nhiều tình hình dân chủ hay nhân quyền của các nước thành viên.

RFA :Xin chân thành cảm ơn hai ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 10/05/2023

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung hiện là giảng viên chuyên ngành Quan hệ Quốc tế và Chính trị học so sánh tại Đại học Fulbright Việt Nam. Trước đây, ông từng là Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thành Trung từng du học sau đại học cả ở Trung Quốc, Mỹ và Hong Kong, và thành thạo tiếng Anh và Trung.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang là Nghiên cứu viên khách mời tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore, ông nhận bằng Tiến sĩ về Khoa học Chính trị tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand. Ông cũng từng là trưởng nhóm nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Additional Info

  • Author Quốc Phương, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Khắc Giang
Published in Diễn đàn

ASEAN đã tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc như thế nào ?

asean1

Các nhà lãnh đạo Việt Nam, Hàn Quốc và Campuchia tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, tháng 11 năm 2022 Cindy Liu / Reuters

Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình.

Đây là một kỳ công không hề nhỏ. Ba mươi năm trước, nhiều nhà phân tích tin rằng Châu Á chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. Như nhà khoa học chính trị Aaron Friedberg đã viết vào năm 1993, Châu Á có khả năng trở thành "tuyến đầu của xung đột giữa các cường quốc" (the cockpit of great-power conflict) cao hơn nhiều so với Châu Âu. Về lâu dài, ông dự đoán, "Quá khứ của Châu Âu có thể là tương lai của Châu Á". Nhưng, dù sự ngờ vực và cạnh tranh vẫn tiếp diễn – đặc biệt là giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như giữa Trung Quốc và Ấn Độ – Châu Á hiện đang ở thập niên thứ năm của một nền hòa bình tương đối, trong khi Châu Âu một lần nữa xảy ra chiến tranh. (Xung đột lớn gần đây nhất ở Châu Á, Chiến tranh Việt-Trung, đã kết thúc vào năm 1979). Đông Nam Á vẫn có những xung đột nội bộ nhất định – đặc biệt là ở Myanmar – nhưng nhìn chung, khu vực này rất yên bình, không hề có xung đột giữa các quốc gia, dù các sắc tộc và tôn giáo ở đây cực kỳ đa dạng.

Đông Nam Á cũng đã phát triển thịnh vượng. Trong khi mức sống của người Mỹ và người Châu Âu giảm sút trong 20 năm qua, người Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và xã hội đáng kể. Từ năm 2010 đến năm 2020, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm 10 quốc gia với tổng GDP là 3 nghìn tỷ USD vào năm 2020, đã đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với Liên Hiệp Châu Âu, vốn có tổng GDP là 15 nghìn tỷ USD.

Giai đoạn phát triển và hòa hợp đặc biệt này ở Châu Á không phải chỉ là ngẫu nhiên trong lịch sử. Nhưng nguyên nhân phần lớn là nhờ ASEAN, bất chấp những thiếu sót trong tư cách là một liên minh chính trị và kinh tế, đã giúp hình thành một trật tự khu vực có tính hợp tác, được xây dựng trên nền văn hóa thực dụng và thỏa hiệp. Trật tự đó đã giúp dàn xếp những chia rẽ chính trị sâu sắc trong khu vực và giúp hầu hết các nước Đông Nam Á tập trung vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghịch lý thay, sức mạnh lớn nhất của ASEAN lại nằm ở việc họ tương đối yếu và không đồng nhất, qua đó đảm bảo rằng không một cường quốc nào coi họ là mối đe dọa. Như nhà ngoại giao Singapore Tommy Koh đã nhận xét, "Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ không thể đảm nhận vai trò lèo lái khu vực này vì họ không có chương trình nghị sự chung. ASEAN tự lèo lái được chính là vì ba cường quốc trên không thống nhất được với nhau. Và chúng ta có thể tiếp tục làm như vậy chừng nào các cường quốc vẫn thấy chúng ta trung lập và độc lập".

Cách tiếp cận tinh tế và thực dụng của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng được coi là hình mẫu cho các nước đang phát triển. Đại đa số dân số thế giới sống ở các nước phương Nam, nơi mà các chính phủ chủ yếu quan tâm đến phát triển kinh tế, chứ không muốn chọn phe trong cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc đã tiến sâu vào khắp Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, và Trung Đông. Nếu Mỹ muốn duy trì và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực này, thì họ nên học hỏi từ câu chuyện thành công của ASEAN. Một cách tiếp cận thực dụng, "có tổng là dương" – chủ trương không nhắc đến những khác biệt chính trị trong quá khứ và sẵn sàng hợp tác với tất cả mọi quốc gia – sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn ở các nước phương Nam so với cách tiếp cận "có tổng bằng không," vốn có mục đích phân chia thế giới thành các khối đối đầu.

Hòa bình và thực dụng

ASEAN không phải lúc nào cũng được xem là công bằng. Được thành lập với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ vào năm 1967, tổ chức này ban đầu bị Trung Quốc và Liên Xô lên án là một sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc mới của Mỹ. Nhưng trong những thập niên gần đây, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế khổng lồ của mình, Bắc Kinh đã dần ủng hộ khối này. ASEAN ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc vào năm 2002, mở đường cho một sự phát triển thương mại ngoạn mục. Năm 2000, thương mại của ASEAN với Trung Quốc chỉ ở mức 29 tỷ USD – khoảng một phần tư thương mại của khu vực với Mỹ. Nhưng đến năm 2021, thương mại của ASEAN với Trung Quốc đã tăng vọt lên tới 669 tỷ USD, trong khi thương mại của khối này với Mỹ chỉ tăng lên 364 tỷ USD.

Thương mại với cả Trung Quốc và Mỹ đã giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế đáng chú ý của ASEAN. Tổng GDP của khu vực vào năm 2000 là 620 tỷ USD, bằng một phần tám GDP của Nhật Bản. Sang năm 2021, con số đã là 3 nghìn tỷ USD, so với 5 nghìn tỷ USD của Nhật. Và các dự đoán cho thấy nền kinh tế ASEAN sẽ lớn hơn Nhật Bản vào năm 2030. Rõ ràng, các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa 680 triệu người sinh sống tại các nước Đông Nam Á và 1,4 tỷ người ở Trung Quốc đã mang lại lợi ích đáng kể cho ASEAN. Và quan hệ đôi bên cùng có lợi này chỉ mới khởi đầu. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một hiệp định thương mại tự do giữa Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, và các thành viên ASEAN – chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2022 và có khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhảy vọt đáng kể hơn trong thập niên tới.

Dù đang có quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, ASEAN vẫn quyết tâm duy trì quan hệ gần gũi không kém với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như phớt lờ Đông Nam Á (như ông đã làm với phần còn lại của thế giới), nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực hết mình để hợp tác với ASEAN, và các quốc gia thành viên của tổ chức đã hưởng ứng nhiệt tình. Tháng 5/2022, Biden tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Nhà Trắng với sự tham dự của hầu hết các nhà lãnh đạo chủ chốt của hiệp hội. Cuối tháng đó, chính quyền Biden khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), nhằm mục đích tăng cường gắn kết kinh tế giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực. Bảy trong số mười quốc gia thành viên của ASEAN đã ký tham gia IPEF, cùng với Australia, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc, một lần nữa chứng minh rằng ASEAN muốn duy trì mối quan hệ bền chặt với Washington.

Sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc chắc chắn có nghĩa là ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức khi đối phó với nước này hơn là với Mỹ. Hiện tại, đã nảy sinh các tranh chấp về Biển Đông và công nghệ 5G của Trung Quốc, cùng một số vấn đề khác. Trung Quốc hiện có tranh chấp lãnh thổ với bốn quốc gia ASEAN – Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam – nhưng cách hành xử của nước này ở Biển Đông đã làm ảnh hưởng đến quan hệ với tất cả các thành viên hiệp hội. Ví dụ, vào năm 2012, Trung Quốc đã gây sức ép buộc Campuchia, lúc đó là chủ tịch ASEAN, loại trừ bất kỳ đề cập nào nhắc đến xung đột trên Biển Đông trong một thông cáo chung sau cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN. Indonesia đã can thiệp để giải quyết bế tắc bằng cách làm trung gian giúp ASEAN đưa ra quan điểm chung một tuần sau đó. Nhưng Bắc Kinh tiếp đến lại xử lý sai quan hệ với Jakarta. Dù cái gọi là đường chín đoạn trên các bản đồ Trung Quốc – thể hiện các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông – chạy sát quần đảo Natuna của Indonesia, Trung Quốc trước đó từng đảm bảo với Indonesia rằng hai bên sẽ không có yêu sách chồng chéo. Vào năm 2016 và 2020, các tàu cá Trung Quốc đã đi vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Indonesia, khiến Tổng thống Indonesia Joko Widodo phải thực hiện các chuyến thăm cấp cao tới quần đảo Natuna để tái khẳng định chủ quyền của nước ông tại khu vực.

asean2

Trao đổi thương mại giữa ASEAN với Mỹ và Trung Quốc, 2003-2021.

Bản chất mơ hồ của đường chín đoạn có lẽ sẽ tiếp tục là một vấn đề gây khó chịu trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Và cả hai bên có lẽ sẽ không thể ký kết một bộ "quy tắc ứng xử" vốn đã được chờ đợi từ lâu ở Biển Đông, để làm giảm nguy cơ xung đột ở vùng biển tranh chấp. Nhưng cũng rõ ràng là văn hóa thực dụng đang bao trùm quan hệ ASEAN-Trung Quốc, ngăn xung đột lớn nổ ra. Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam đều đã tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc, bất chấp việc đang tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong quá khứ, Trung Quốc cũng đã có những thỏa hiệp thực dụng với các nước láng giềng ASEAN nhỏ hơn, bao gồm việc loại bỏ hai đoạn khỏi đường 11 đoạn ban đầu, như một sự thể hiện tình hữu nghị với Việt Nam vào năm 1952. Sẽ là khôn ngoan nếu Trung Quốc đưa ra những thỏa hiệp thực dụng tương tự về vấn đề này trong tương lai.

Một nguyên nhân gây xích mích khác trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc là chiến dịch toàn cầu của Washington nhằm chống lại việc triển khai công nghệ 5G của Trung Quốc. Lựa chọn hệ thống viễn thông 5G là quyết định cấp quốc gia, vì vậy ASEAN không có quan điểm chung về cách từng thành viên ứng xử với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng đặc trưng của hiệp hội này đã chiếm ưu thế, khi mỗi quốc gia thành viên đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của mình. Indonesia và Philippines đã ký hợp đồng xây dựng mạng 5G với Huawei, trong khi Malaysia, Singapore, và Việt Nam thì chưa. Những quyết định này chỉ ra rằng các nước ASEAN có cân nhắc đến quan ngại của người Mỹ, nhưng cân bằng chúng với lợi ích của chính họ trong việc tiếp cận công nghệ giá rẻ, mang lại lợi ích cho người dân nước họ.

Đôi khi, những lợi ích đó đòi hỏi các nước ASEAN phải phớt lờ những lo ngại của Mỹ. Mỹ đã vận động mạnh mẽ không kém để chống lại Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, nhưng chiến dịch này về cơ bản đã thất bại : toàn bộ 10 nước ASEAN đã tham gia vào các dự án BRI khác nhau, và khu vực này là một trong những nơi nhận đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nhiều nhất. Theo Angela Tritto, Albert Park, và Dini Sejko của Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, tính đến năm 2020, các nước ASEAN đã khởi động ít nhất 53 dự án dưới sự bảo trợ của BRI.

Những dự án này đã mang lại phần thưởng đáng kể. Lào vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng nhờ BRI, nước này hiện đã tự hào sở hữu một tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Viêng Chăn với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Với tốc độ tối đa 160 km/h, chuyến đường sắt cao tốc tiên tiến này đã giảm thời gian đi đường từ 15 giờ xuống còn dưới 4 giờ, hứa hẹn một làn sóng thương mại và du lịch mới từ Trung Quốc. Indonesia cũng nhờ Trung Quốc giúp xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Jakarta đến Bandung, cách đó hơn 145 km. Nước này có thể mua tàu từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng họ đã chọn Trung Quốc sau khi Widodo đi thử một hành trình có độ dài tương tự ở Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn hơn thời gian ông uống xong một tách trà. Đơn giản là, Mỹ đã không đưa ra một giải pháp thay thế khả thi cho BRI, vậy nên cũng dễ hiểu khi người ta tiếp nhận sáng kiến của Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Mỹ.

Đầu tàu phương Nam

Cách tiếp cận của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ là bài học cho các nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia thuộc phương Nam, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cách tiếp cận thực dụng tương tự để cân bằng các mối quan tâm của Bắc Kinh và Washington. Điều này không có gì bất ngờ. Nhiều nước đang phát triển tôn trọng và ngưỡng mộ những thành tựu của ASEAN và coi kinh nghiệm của khu vực là kim chỉ nam cho họ.

Giống như ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã vun đắp các mối quan hệ kinh tế sâu sắc với Châu Phi. Các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã cảnh báo các chính phủ Châu Phi nên cảnh giác với sự bóc lột của Trung Quốc, nhưng những lời cảnh báo như vậy đã bị hoài nghi, một phần là vì chính phương Tây cũng có lịch sử bóc lột Châu Phi lâu dài và đau đớn. Hơn nữa, bằng chứng thực nghiệm cho thấy đầu tư của Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới ở một lục địa khan hiếm việc làm.

Theo nhà kinh tế phát triển Anzetse Were, đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi đã gia tăng với tốc độ hàng năm là 25% kể từ năm 2000. Từ năm 2017 đến 2020, đầu tư của Trung Quốc đã tạo ra nhiều việc làm hơn bất kỳ nguồn đầu tư nước ngoài riêng lẻ nào khác, và chiếm 20% tổng đầu tư vào Châu Phi. Các công ty Trung Quốc "không chỉ thuê người của riêng họ," như một số nhà phê bình đã cáo buộc, Were viết. "Nhân viên gốc Phi chiếm trung bình từ 70% đến 95% tổng lực lượng lao động tại các công ty có vốn đầu tư Trung Quốc".

Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây khác hầu như chỉ hứa suông mà không hành động. Trong phần lớn thập niên vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Châu Phi chỉ bằng khoảng một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, và phần lớn viện trợ phát triển mà Mỹ cung cấp cho lục địa này – giống như phần lớn viện trợ của phương Tây nói chung – cuối cùng lại vào tay của các nhà tư vấn và công ty phương Tây. Như nhà báo Howard French đã nhận xét, Mỹ đã trở nên "ngày càng keo kiệt và lên mặt" về hỗ trợ phát triển, trong khi Trung Quốc "lại dốc hết sức tham gia vào trò chơi hàng hóa công toàn cầu".

Thói đạo đức giả về biến đổi khí hậu, tham nhũng, và nhân quyền cũng đã làm suy yếu vị thế của các nước phương Tây ở Châu Phi. Mỹ và nhiều cường quốc Châu Âu từ lâu đã lên mặt giảng dạy người Châu Phi về sự cần thiết phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, nhưng chính họ đã đột ngột dừng lại sau khi Nga xâm lược Ukraine và họ cần dầu khí của Châu Phi. Ngược lại, Trung Quốc không tỏ vẻ giáo điều, chỉ tập trung cung cấp viện trợ và đầu tư mà không đặt ra những điều kiện nặng nề như viện trợ của phương Tây. Như Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã nói vào tháng 1/2022, "Mối quan hệ đối tác của chúng tôi với Trung Quốc không phải là kiểu quan hệ đối tác mà Trung Quốc bảo chúng tôi phải làm gì. Đó là sự hợp tác của những người bạn, cùng làm việc để đáp ứng chương trình nghị sự kinh tế-xã hội của Kenya … Chúng tôi không cần những bài giảng rằng chúng tôi cần gì, chúng tôi cần các đối tác giúp chúng tôi đạt được những gì chúng tôi yêu cầu".

Trung Quốc đã đạt được thành công tương tự trong việc thắt chặt quan hệ với Mỹ Latinh. Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ, từ năm 2002 đến năm 2019, tổng thương mại của Trung Quốc với Mỹ Latinh và Caribbean đã tăng từ dưới 18 tỷ USD lên hơn 315 tỷ USD. Đến năm 2021, thương mại của Trung Quốc với khu vực này đã tăng vọt lên 448 tỷ USD. Con số đó vẫn chưa bằng một nửa thương mại của Mỹ với Mỹ Latinh, nhưng 71% thương mại giữa Mỹ và Mỹ Latinh là với Mexico. Ở phần còn lại của khu vực, thương mại với Trung Quốc cao hơn thương mại với Mỹ tận 73 tỷ USD.

asean3

Công nghệ 5G của Trung Quốc được trưng bày tại Kuala Lumpur, Malaysia, tháng 1/2022. Nguồn ảnh : Hussain Hasnoor / Reuters

Tăng trưởng thương mại của Trung Quốc với Brazil, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh, là đặc biệt ấn tượng. Năm 2000, xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc đạt 1 tỷ USD mỗi năm. Giờ đây, cứ mỗi bốn ngày, Brazil lại xuất khẩu lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá 1 tỷ USD sang Trung Quốc. Một phần trong giai đoạn tăng trưởng này xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Jair Bolsonaro, người rõ ràng thân thiết với Donald Trump hơn nhiều so với Tập Cận Bình. Ngay cả trong hai năm Trump và Bolsonaro cùng giữ chức tổng thống, Brazil vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế sâu hơn với Trung Quốc, qua đó cho thấy rằng một nền văn hóa thực dụng giống như ASEAN đang hình thành ở Brasília.

Vùng Vịnh là một khu vực khác mà Trung Quốc đang xâm nhập. Theo truyền thống, các quốc gia giàu dầu mỏ ở Vùng Vịnh đã tìm đến sự bảo vệ của Washington. Tuy nhiên, quan hệ chính trị và an ninh chặt chẽ với Mỹ đã không ngăn cản các nước Vùng Vịnh thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Năm 2000, thương mại giữa Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc chỉ ở mức dưới 20 tỷ USD. Nhưng đến năm 2020, nó đã tăng lên 161 tỷ USD, và Trung Quốc đã thay thế EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của GCC. Trong cùng thời kỳ, thương mại của Mỹ với GCC tăng cực kỳ khiêm tốn, từ gần 40 tỷ USD lên 49 tỷ USD. Vào năm 2021, thương mại của GCC với Trung Quốc, ở mức 180 tỷ USD, đã vượt qua thương mại của cả Mỹ và EU cộng lại.

Các quốc gia GCC có các quỹ đầu tư quốc gia vào hàng lớn nhất trên thế giới. Quyết định của họ về nơi đầu tư không bị thúc đẩy bởi những lo ngại về chính trị hay quan niệm về tình bạn. Chúng được thúc đẩy bởi những tính toán lạnh lùng, xem liệu khu vực nào có khả năng mang lại mức tăng trưởng cao nhất. Năm 2000, các quỹ đầu tư quốc gia của GCC đã đầu tư gần như toàn bộ tài sản vào phương Tây. Năm đó, các nước GCC chiếm chưa đến 0,1% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Nhưng đến năm 2020, hầu hết các quỹ đầu tư quốc gia của GCC đã tăng đáng kể khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc, dù rất khó để có được số liệu đầu tư chính xác, vì hầu hết các quỹ này không tiết lộ công khai cổ phần của họ.

Rõ ràng, các quốc gia Vùng Vịnh không muốn thỏa hiệp mối quan hệ của họ với Mỹ – và với Hiệp định Abraham, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được cho là đã xích lại gần Washington hơn vào năm 2020 – nhưng họ cũng không muốn từ bỏ những lợi ích kinh tế của việc hội nhập sâu hơn với Trung Quốc. Một cách tiếp cận thực dụng tìm cách dung hòa hai cường quốc đang dần chiếm được ưu thế.

Súng và Bơ

Xét đến việc nhiều nước đang phát triển bắt đầu áp dụng cách tiếp cận của ASEAN để quản lý sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington nên học hỏi kinh nghiệm của hiệp hội này. Chiến lược mà ASEAN đã sử dụng để cân bằng các quan ngại và sự nhạy cảm của Trung Quốc và Mỹ (cũng như của các cường quốc khác, như Ấn Độ, Nhật Bản, và Liên minh Châu Âu) có thể giúp các nước phương Nam còn lại làm điều tương tự. Trung Quốc đã và đang theo đuổi các quan hệ thương mại và đầu tư sâu sắc hơn ở khắp các nước đang phát triển. Mỹ phải quyết định xem có nên đối phó một cách thực dụng hơn với các khu vực này, hay tiếp tục duy trì cách tiếp cận có tổng bằng không để cạnh tranh với Trung Quốc, theo đó đối mặt với nguy cơ đẩy các nước đang phát triển ra xa hơn.

Một cách tiếp cận thực dụng hơn của Mỹ sẽ trông như thế nào ? Hãy xem xét ba quy tắc đơn giản cần tuân theo khi hợp tác với ASEAN, và nói rộng ra, là với phần còn lại của thế giới phương Nam. Đầu tiên là không yêu cầu bất kỳ quốc gia nào lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington. Có một lý do thực tế cho điều này : so với Trung Quốc, Mỹ mang lại rất ít lợi ích cho ASEAN. Tình hình tài chính căng thẳng và sự phản đối của Quốc hội Mỹ đối với việc mở rộng viện trợ nước ngoài có nghĩa là Washington sẽ chỉ cung cấp một phần hỗ trợ rất nhỏ so với những gì Bắc Kinh đã cung cấp cho khu vực. Chẳng hạn, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào tháng 5/2022, Biden đã cam kết chi 150 triệu USD cho cơ sở hạ tầng, an ninh, chuẩn bị ứng phó với đại dịch, và các nỗ lực khác ở các nước ASEAN. Hãy so sánh con số đó với 1,5 tỷ USD mà Tập đã cam kết vào tháng 11/2021 nhằm giúp các nước ASEAN chống lại Covid-19 và xây dựng lại nền kinh tế của họ trong ba năm tới.

Đúng là Washington có thể hỗ trợ nhiều hơn về mặt hợp tác quốc phòng và bán vũ khí. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào hợp tác quân sự thay vì hợp tác dân sự có thể sẽ gây tổn hại cho Mỹ. Như Paul Haenle, một chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie, đã nhận xét trên tờ The Financial Times, "Rủi ro là việc hình thành một quan niệm trong khu vực, rằng Mỹ mang đến súng và đạn dược, còn Trung Quốc lại tập trung đối phó với các vấn đề ‘bánh mì và bơ’ liên quan đến thương mại và kinh tế". Sẽ là một sai lầm lớn nếu hình ảnh của Washington gắn với súng, trong khi Bắc Kinh gắn với bơ. Sự thật đơn giản là đối với hầu hết mọi người ở phương Nam, ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế.

Và họ có lý do chính đáng cho điều đó. Lớn lên ở Singapore vào những năm 1950 và 1960, khi thu nhập bình quân đầu người của đất nước thấp ngang với Ghana, tôi hiểu nghèo đói có thể gây khốn khổ tinh thần đến mức nào. Tôi cũng hiểu việc người dân của một nước nghèo có thể cảm thấy phấn chấn ra sao khi đạt được những thành công trong phát triển kinh tế. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã cảm nhận rõ chất lượng cuộc sống của mình được cải thiện khi gia đình chúng tôi dần mua được bồn cầu xả nước, tủ lạnh, và TV đen trắng.

Đây là lý do tại sao việc Washington vận động chống lại BRI của Trung Quốc là một sai lầm. Các chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây đã mô tả BRI như một kế hoạch nguy hiểm, khiến các quốc gia rơi vào chính sách ngoại giao bẫy nợ. Nhưng trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, 140 quốc gia đã bác bỏ cách giải thích đó và ký các thỏa thuận tham gia BRI. Những lợi ích mà nhiều nước gặt hái được khi làm vậy đã nhấn mạnh sự điên rồ của việc yêu cầu các quốc gia phải chọn phe.

Quy tắc thứ hai là tránh phán xét hệ thống chính trị trong nước của các quốc gia. ASEAN là minh chứng tại sao quy tắc này lại quan trọng. Mười quốc gia thành viên của hiệp hội bao gồm các nền dân chủ, chuyên chế, cộng sản, và cả quân chủ chuyên chế. Tại các nước đang phát triển khác, sự đa dạng về chế độ chính trị thậm chí còn lớn hơn. Và vì vậy, quyết định của Biden khi coi chính trị thế giới là cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế là một sai lầm. Thực ra, Biden hiểu rằng thế giới phức tạp hơn thế, và đó là lý do tại sao ông đến Trung Đông để gặp Thái tử Mohammed bin Salman vào tháng 7/2022, dù trước đó đã gọi Ả Rập Saudi là "quốc gia bị bài xích".

Mỹ chỉ đang tự hạ thấp tầm vóc của mình khi kêu gọi các nước xa lánh Trung Quốc. Cả hai nền dân chủ lớn nhất trên thế giới – Ấn Độ và Indonesia – đều không tham gia vào cuộc đấu tranh ý thức hệ với Bắc Kinh, dù đúng là họ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Họ cũng không cảm thấy rằng Bắc Kinh đe dọa nền dân chủ của họ. Bằng cách phân loại thế giới theo chế độ chính trị, Washington chỉ đang phơi bày những tiêu chuẩn kép của chính mình, trong khi các quốc gia khác đang ngày càng khôn ngoan và phức tạp hơn trong các phán đoán chính trị của họ.

Chừng nào các nhà hoạch định chính sách và những người dẫn dắt quan điểm công chúng của Mỹ còn giữ niềm tin sâu sắc rằng Mỹ phải luôn được coi là người bảo vệ nền dân chủ, Washington sẽ khó từ bỏ cam kết của mình một cách rõ ràng. Tuy nhiên, người Mỹ đã học cách hợp tác với các chế độ phi dân chủ (bao gồm cả Trung Quốc cộng sản) trong Chiến tranh Lạnh. Nếu họ chịu hồi sinh nền văn hóa thực dụng đó, họ có thể hợp tác mà không quan tâm đến chế độ chính trị.

asean4

Một tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng ở Bentong, Malaysia, tháng 1/2022. Nguồn ảnh : Hasnoor Hussain / Reuters

Quy tắc thứ ba để thu hút sự tham gia của ASEAN và các nước đang phát triển khác là sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong các thách thức toàn cầu chung như biến đổi khí hậu. Ngay cả khi Washington không thoải mái với ảnh hưởng kinh tế toàn cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh, thì họ cũng nên đón nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch và công nghệ tái tạo. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất và là nước sử dụng than đá lớn nhất hiện nay, nhưng các khoản đầu tư của nước này vào công nghệ xanh sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo, sản xuất pin mặt trời, tua-bin gió, và pin xe hơi điện nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nói tóm lại, không thể có kế hoạch chống biến đổi khí hậu khả thi nào lại không có sự tham gia của Trung Quốc và các đối tác kinh tế toàn cầu của nước này.

Đầu tư của Trung Quốc cũng sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng các quốc gia khác có thể thực hiện nghĩa vụ khí hậu của họ, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu phát triển và cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời và gió lớn trên toàn thế giới, bao gồm nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Mỹ Latinh ở Jujuy, Argentina và một trang trại gió lớn ở Coquimbo, Chile. Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước cần thiết để làm cho BRI trở nên thân thiện với khí hậu hơn, bao gồm việc phát triển các dự án năng lượng xanh, giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất. Và họ đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tài chính xanh – chẳng hạn bằng cách hợp tác với EU để phát triển một nguyên tắc phân loại chung cho tài chính bền vững. Tổng hợp lại, những nỗ lực này đã vượt xa bất cứ điều gì mà Hệ thống Bretton Woods đã làm để chống biến đổi khí hậu.

Nói tóm lại, các nhà hoạch định chính sách Mỹ ít nhất cũng nên thừa nhận một cách không công khai rằng ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc có thể là một lợi thế để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ngoài biến đổi khí hậu, nghèo đói và đại dịch cũng có thể được giải quyết hiệu quả hơn thông qua việc gia tăng hợp tác Mỹ-Trung. Tuy nhiên, sẽ rất khó để hợp tác, trừ phi Washington chịu ngừng coi bất kỳ chiến thắng nào của Trung Quốc là một tổn thất đối với Mỹ, và ngược lại.

Ba quy tắc này phản ánh một thực tế đang nổi lên mà Washington cần phải thích nghi : các nước đang phát triển đang ngày càng khôn ngoan và có khả năng đưa ra các quyết định tự chủ tốt hơn. Mỹ đã tự gây bất lợi lớn cho mình bằng cách đóng khung thế giới thành hai khối đối đầu, phân tách rõ ràng giữa thiện và ác, dân chủ và chuyên chế. Nếu Washington chỉ có thể làm việc hiệu quả với các chính phủ có cùng chí hướng, thì họ sẽ không được chào đón ở các nước phương Nam, nơi hầu hết mọi người có một quan điểm khác về thế giới.

Đại đa số các nước đang phát triển rõ ràng sẵn sàng làm việc và hợp tác với Trung Quốc. Kết quả là, mọi nỗ lực của Mỹ nhằm giảm bớt hoặc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở phương Nam đều sẽ thất bại. Mỹ nên ngừng cố gắng cắt đứt liên kết của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và bắt đầu cố gắng xác định các lĩnh vực mà hai cường quốc có thể hợp tác cùng nhau. Đối với các nước đang phát triển muốn hợp tác với cả Bắc Kinh và Washington, Mỹ nên nhớ đến bài học từ ASEAN. Hành động cân bằng thực dụng của hiệp hội này chính là tương lai cho các nước đang phát triển.

Kishore Mahbubani

Nguyên tác : "Asia’s Third Way," Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2023

Kishore Mahbubani là nghiên cứu viên xuất sắc tại Viện Nghiên cứu Châu Á của Đại học Quốc gia Singapore và là tác giả cuốn "The Asian 21st Century". Ông từng là Đại diện thường trực của Singapore tại LHQ từ năm 1984 đến năm 1989 và từ năm 1998 đến năm 2004.

Additional Info

  • Author Kishore Mahbubani, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Đông Nam Á trở thành tâm điểm chú ý của các hoạt động ngoại giao quốc tế khi vào tháng này diễn ra hàng loạt cuộc họp thượng đỉnh. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang gia tăng với các cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga hay Trung Quốc tiếp diễn. Dư luận quốc tế hướng về Cam Bốt theo dõi xem ASEAN tỏ lập trường thế nào về các hồ sơ quốc tế lớn, từ chiến tranh Ukraine đến cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.

asean1

Ảnh do chính phủ Cam bốt cung cấp : Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và đồng nhiệm Cam Bốt Hun Sen tại Cung Hòa bình, Phnom Penh, ngày 09/11/2022. AP - Kok Ky

Ba sự kiện lớn liên tiếp diễn ra trong khu vực Đông Nam Á trong tháng 11/2022, gồm Hội nghị cấp cao ASEAN ở Cam Bốt (11-13/11), Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia (15-16/11) và trong hai ngày 18-19/11 là Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bangkok,Thái Lan.

Mở màn là hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnom Penh từ thứ Sáu 11/11. Khu vực Đông Nam Á đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của hai đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay là Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Cam Bốt từ ngày 12 đến 13 /11 dự các cuộc họp của ASEAN. Trước ông, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ hôm 08/11 đã tới Phnom Penh hội đàm với lãnh đạo Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen, trước khi dự thượng đỉnh ASEAN và nhiều cuộc họp với các đối tác khác bên lề hội nghị.

Điều mọi người đều thấy hiện nay là Mỹ và Trung Quốc đang lao vào cuộc tranh giành ảnh hưởng quyết liệt trên khắp các khu vực thế giới. Cả hai cường quốc này đều đã nhìn thấy tầm quan trọng của ASEAN (10 thành viên, 660 triệu dân) trong chiến lược của mình. Không phải ngẫu nhiên mà hồi giữa tháng 5 năm nay, tổng thống Mỹ đã mời các nước trong hiệp hội tới Washington họp hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ - ASEAN. Sự kiện này đã được giới quan sát ghi nhận như là một chương mới cho quan hệ Mỹ và khối các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ý đồ của Washington lôi kéo các nước về phe mình cũng như mục tiêu hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ASEAN đã không thành công. Các nước Đông Nam Á vẫn luôn cố gắng làm hài lòng cả hai đối thủ, và dường như đều ý thức được đó là đường lối tất yếu để phát triển kinh tế.

Tại các cuộc họp ở Phnom Penh tới đây, chắc chắn lập trường này của ASEAN cũng sẽ không thay đổi. Nhất là khi Trung Quốc, với những lợi thế về địa lý và tiềm năng kinh tế, đã dần áp đặt được các mối quan hệ tương đối ổn định với từng nước trong ASEAN. Không thể phủ nhận là giờ đây Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng trong vùng và Bắc Kinh cũng đã tạo lập được nhiều hoạt động hợp tác với ASEAN, trong đó nhiều quan hệ đã được định chế hóa.

Tuy nhiên, chính quyền Biden hy vọng sẽ thuyết phục được một số đối tác bằng các quan hệ kinh tế, phát triển công nghệ và đặc biệt về an ninh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới hiện nay và thái độ hung hăng nước lớn của Trung Quốc.

Một hồ sơ nóng khác có thể sẽ nổi lên trong các hoạt động ngoại giao tại Phnom Penh là chiến tranh tại Ukraine do Nga phát động. Theo AFP, Ukraine dự kiến sẽ ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á. Tại phiên họp cấp cao ở Phnom Penh, tổng thống Ukraine, Zelensky, đề nghị được phát biểu qua video. Tuy nhiên, các chuyên gia được AFP phỏng vấn đều có chung nhận định là, với nguyên tắc cơ sở là không can thiệp vào công việc của nước khác, không thể mong đợi các nước trong hiệp hội ASEAN bày tỏ sự lựa chọn rõ ràng giữa Kiev và Moskva.

Joanne Lin, chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, khẳng định : "ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác với Nga, bằng cách duy trì nguyên trạng". Theo nhà nghiên cứu này, nhiều nước thành viên của ASEAN rất giỏi che chắn hay né tránh các chủ đề nhạy cảm. Việc Thái Lan, Lào, Việt Nam, ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc gần đây, không bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga "sáp nhập trái phép" các vùng lãnh thổ của Ukraine đã cho thấy rõ lập trường tránh chọn phe của các nước này.

Tại hội nghị cấp cao Phnom Penh lần này, dự trù sẽ còn hàng loạt cuộc gặp gỡ giữa ASEAN và các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên Hiệp Quốc. Đó cũng là những thử thách ngoại giao cho ASEAN trong bối cảnh thế giới đầy rối ren hiện nay.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Diễn đàn

"Tiến thoái lưỡng nan" v Myanmar là "bóng ma" th nht. Chín nước Đông Nam Á s khó duy trì rt ráo được nguyên tc "bt can thip" vi đường li cng rn ca tp đoàn quân phit. Tình thế lưỡng nan này s tiếp tc nh hưởng đến vai trò trung gian ca khi sp ti khi Campuchia làm Ch tch và đó s là "bóng ma" th hai.

aseansummit1

Thế lưỡng nan v Myanmar th hin ngay trong hàng lot Hi ngh Cp cao ca ASEAN t 26 28/10. Hình minh ha Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự buổi họp Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 39 trực tuyến.

Myanmar s phi hi tiếc

Thế lưỡng nan v Myanmar th hin ngay trong hàng lot Hi ngh Cp cao ca ASEAN t 26 28/10, nhưng đc bit là ti Thượng đnh Đông Á ln th 16 ngày 27/10 (EAS). Mt mt, rõ ràng là toàn khi đã "ty chay" Myanmar, nhưng trong Tuyên b cui cùng ca Ch tch Brunei, Quc vương Hassanal Bolkiah vn nhân danh mười nước đ "truyn ch" trong 25 trang giy. Nhưng đng thi, toàn khi vn phi "ra mt" cho tp đoàn quân s bng li thanh minh, ASEAN không ui" lãnh đo nhóm đo chính ra khi "cuc chơi", v trí trng vng trên màn hình trc tuyến là do tp đoàn quân s Myanmar t chi không tham d. Qu tht, ngoi giao là ngh thut ca nhng điu có th. Nhưng liu "trò o thut" này còn kéo dài được bao lâu, khi mà s đánh giá chung v năng lc ca các nước ASEAN trong vic duy trì an ninh ca chính h, không ch thông qua cơ s h tng và sc mnh quân s, mà còn thông qua các hot đng ngoi giao và qun tr đt nước.

Ngày 1/11, theo t Straits Times (Singapore), Myanmar và lãnh đo lc lượng đo chính Min Aung Hlaing s phi hi tiếc, vì đã b l cơ hi tham gia các cuc Hi ngh Cp cao ASEAN và Hi ngh Thượng đnh Đông Á (EAS) năm nay. Đây là nhng cuc hp có nhiu ý nghĩa. Mc du gia M và Trung Quc vn còn nhiu vn đ tranh cãi, nhưng bu không khí nhìn chúng khá thân thin. C hai cường quc đã có cùng mt ging điu mang tính xây dng v các vn đ quan tâm chung như hp tác y tế công cng, đi phó vi biến đi khí hu. Thm chí, các bên còn cùng bo tr cho mt tuyên b v s phc hi bn vng. Đc bit, "Tm nhìn ASEAN v không gian n Đ Dương Thái Bình Dương" (AOIP) cũng đã nhn được s ng h vng chc và mnh m. Theo Straits Times, s là thm kch nếu như các nhà lãnh đo quân s Myanmar tiếp tc đánh giá sai tinh thn và quyết tâm ca ASEAN, hoc nuôi o tưởng rng, áp lc s gim btnếu Campuchia tiếp nhn ghế Ch tch vào năm sau.

Chín tháng sau ngày đo chính, sáng ngày 1/11, trong mt phát biu trên truyn hình quc gia, Thng tướng Min Aung Hlaing đã đưa ra li kêu gi : "Gi là lúc toàn th dân tc phi chung sc phn đy xây dng quc gia, bo đm s phát trin và phn vinh ca đt nước". Ti các cuc hp khu vc va kết thúc tun trước, các nhà lãnh đo thế gii, trong đó có Tng thng Hoa K Joe Biden, vn tip tc bày t quan ngi v tình hình Myanmar và kêu gi chính quyn thc hin cam kết v s nht trí 5 đim trong cuc hp ca các nhà lãnh đo ASEAN hi tháng 4/2021. Cũng đúng vào ngày 1/11, ông Mahn Win Khaing Than, Th tướng ca Chính ph Thng nht Quc gia (NUG), mt chính ph tn ti song song vi chính quyn quân phit, đã cam kết thúc đy quan h vi các nước láng ging Trung Quc, n Đ và ASEAN, cũng như m rng các khu vc do phe đi lp kim soát trên toàn quc.

Vy là, tuy ASEAN va vượt qua được mt ct mc quan trng vi Myanmar ti Thượng đnh 38 và 39, nhưng tương lai trước mt, còn nhiu ct mc khác đang ch các bên, t c hai phía, tp đoàn quân phit và chính ph đi lp, cùng vi các nước trong khi, s tiếp tc "xn tay" đ x lý khng hong. Trong mt din biến liên quan, gp nhau bên l Hi ngh Thượng đnh v khí hu (COP26) Glasgow, Tng thng M Biden và Tng thng Indonesia Widodo "bày t s lo ngi v cuc đo chính Myanmar và kêu gi quân đi Myanmar phi chm dt bo lc, th tt c các tù nhân chính tr và nhanh chóng vãn hi nn dân ch". Tng thng Biden cũng đã bày t s ng h đi vi lp trường ca ASEAN liên quan đến Myanmar, quc gia mà người đng đu quân đi đã b cm tham gia các Hi ngh Thượng đnh trc tuyến ca khi vào tun trước.

Vai trò trung gian bp bênh

Theo hãng tin Reuters, trong Hi ngh Thượng đnh tun qua, Th tướng Campuchia Hun Sen đã lên tiếng ch trích Myanmar và khng đnh rng, không phi ASEAN loi Myanmar khi cuc hp, mà chính quyn quân s Myanmar đã t b quyn ca mình. Ông Hun Sen tha nhn, hin nay, chúng ta đang trong tình trng "ASEAN – 1". Điu này không phi do ASEAN, mà ti Myanmar. Đúng vào ngày ông Hun Sen được Brunei trao li chc Ch tch ASEAN ti l chuyn giao hôm 28/10, Văn phòng ca ông Hun Sen đã chia s mt bài bình lun trên Twitter. Bài bình lun này là t Hãng thông tn Campuchia (AKP) có đon : "Campuchia nên thành lp mt lc lượng đc nhim đ làm vic vi các bên xung đt Myanmar mt cách lng l, hoc thông qua ngoi giao ca hu đ chia s kinh nghim v vãn hi hoà bình và thc thi chính sách cùng có li cho tt c các bên Myanmar ".

ASEAN

Vai trò trung gian ca khi sp ti khi Campuchia làm Ch tch và đó s là "bóng ma" th hai.

Tuy nhiên, khi các hãng truyn thông quc tế đt câu hi, ti sao Văn phòng Th tướng li liên quan đến bài bình lun ca AKP, người phát ngôn chính ph Campuchia Phay Siphan cho biết, bài viết này hoàn toàn là quan đim cá nhân ca mt quan chc thuc Hc vin Hoàng gia Campuchia và nó không phn ánh quan đim ca chính ph. Ông Phay Siphan nói thêm : "Hin còn quá sm đ nói bt c điu gì. Th tướng Hun Sen s c gng hết sc đ gii quyết cuc khng hong Myanmar. Bình lun này ca người phát ngôn chính ph được đưa ra sau khi hàng Reuters thông tin v vic Ngoi trưởng Campuchia Prak Sokhonn khng đnh, Campuchia s tiếp tc gây áp lc vi chính quyn quân s đ m mt cuc đi thoi vi các đi th ca h. Chín tháng sau cuc đo chính ngày 1/2/2021 ca quân đi, các lc lượng an ninh Myanmar đã giết hi 1.220 dân thường và bt gi ít nht 7.049 người,ch yếu là qua các cuc đàn áp biu tình chng chính quyn quân s .

Tht ra, các nước ASEAN không xa l gì vi nhng h lu mà quân đi Myanmar gây ra, hoc các cuc đo chính các nước thành viên, bao gm c Campuchia và Thái Lan. Myanmar cùng gia nhp ASEAN vi Lào khi khi này m rng năm 1997 và lúc y l ra còn bao gm thêm c Campuchia. Nhưng ri vic gia nhp ca Campuchia b trt đường ray" do cuc đo chính ca Hun Sen chng li đi tác ca ông trong chính ph liên minh được thành lp sau nhiu thp k chiến tranh. Cách tiếp cn ca ASEAN đi vi chế đ Myanmar trong nhng năm 1990 và thp k đu tiên ca thế k này được gi là "s can d xây dng". Cách tiếp cn này b ch trích rng rãi, vì nó to điu kin cho các tướng lĩnh quân s kéo dài "s cai tr mang tính phá hoi ca h".

Mt s nhà phân tích cho rng Campuchia có th duy trì lp trường mnh m hơn mc đ mà ASEAN đã đưa ra trong vic cm tướng Min Aung Hlaing tham d hi ngh va qua. Nguyên Bí thư Thường trc B Ngoi giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow va phát biu trong cuc Hi tho trc tuyến v "Cuc khng hong Thái Lan và Myanmar" do Vin Nghiên cu Đông Nam Á (ISEAS) Singapore t chc hôm 27/10 rng, ông "rt lc quan v vic Campuchia s tiếp tc nhng gì ASEAN đã và đang làm và tôi chc chn rng, chúng ta s thy nhiu hot đng tích cc hơn Campuchia". Theo ông Sihasak, ASEAN đã quá t mãn v nhng phát trin Myanmar và thm chí đã bo v nước này trong mt thi gian khá dài. Ri ông kết lun : "Tôi nghĩ tht s rt khó đ chúng ta tiếp tc bo v Myanmar bng mi giá". Tâm trng mâu thun này xut phát t ch, các thành viên ASEAN thường có nhng li ích và nhng ngh trình chính tr khác nhau. Vai trò trung gian ca c khi bp bênh là chuyn d hiu (TTXVN 1/11/2021, s 247/TTX).

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 03/11/2021

Additional Info

  • Author Hoàng Trường
Published in Diễn đàn

Thượng đỉnh Jakarta : Các lãnh đạo ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện

Thanh Hà, RFI, 24/04/2021

Hôm 24/05/2021, trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Jakarta, Indonesia, các lãnh đạo ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo nhóm đảo chính ở Miến Điện. Theo dự kiến ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt bạo lực của lực lượng an ninh Miến Điện, đã khiến hơn 700 người chết, đồng thời yêu cầu tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các tù chính trị khác.

asean1

Ảnh Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta bàn về Miến Điện. Ảnh 24/04/2021  via Reuters - Indonesian Presidential Palace

Dự cuộc họp kín ở Jakarta chỉ có lãnh đạo của 6 nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Cam Bốt, Singapore. Ba nước Philippines, Thái Lan và Lào cử ngoại trưởng đến thủ đô Indonesia. Theo nhận định của hãng tin cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ khó mà đạt được ngay một bước đột phá. Nhưng đây là dịp hiếm có để ASEAN nói chuyện trực tiếp với viên tướng đã lật đổ một lãnh đạo dân cử của Miến Điện.

Theo hãng tin AFP, sau cuộc họp hôm nay, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi tập đoàn quân sự Miến Điện chấm dứt bạo lực và phục hồi nền dân chủ. Ông Widodo tuyên bố : "Cam kết đầu tiên được yêu cầu là quân đội Miến Điện phải ngừng việc sử dụng vũ lực và tất cả các bên phải tự kềm chế để làm giảm căng thẳng".

Theo một nhà ngoại giao Đông Nam Á được hãng tin AP trích dẫn, toàn bộ các quốc gia ASEAN đồng ý gặp tướng Min Aung Hlaing, nhưng không xem ông là lãnh đạo của Miến Điện tại thượng đỉnh. Nhưng những người chống tập đoàn quân sự và các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích, xem quyết định của ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing là không thể chấp nhận được, vì cuộc gặp này tạo tính chính đáng cho cuộc đảo chính và cuộc đàn áp đẫm máu tiếp theo đó.

Theo AFP, trong một thông cáo, chính phủ do phe đối lập thành lập đã phản đối : "Các cuộc họp loại trừ nhân dân Miến Điện nhưng lại có mặt kẻ sát nhân hàng đầu Min Aung Hlaing không thể nào mang lại các giải pháp". Về phần Ân Xá Quốc Tế, tổ chức này kêu gọi nhà chức trách Indonesia tiến hành truy tố tướng Min Aung Hlaing và các thành viên khác của tập đoàn quân sự Miến Điện đến Jakarta hôm nay.

Nhiều nhân vật tên tuổi đã kêu gọi ASEAN khai trừ Miến Điện, nhưng tổ chức này, vốn hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước thành viên, sẽ không thi hành một giải pháp triệt để như thế.

Các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn cũng không tin là thượng đỉnh Jakarta sẽ giúp đạt được ngay một kế hoạch toàn diện đưa Miến Điện ra khỏi khủng hoảng, nhưng cuộc họp này là dịp để thuyết phục tập đoàn quân sự chấp nhận đối thoại.

Theo một nhà ngoại giao Châu Á nói với hãng tin AP, một trong những đề nghị có thể được đưa ra đó là thủ tướng của Brunei, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, sẽ đến Miến Điện để gặp các lãnh đạo tập đoàn quân sự và gặp phe của bà Aung San Suu Kyi để thúc đẩy đối thoại giữa hai bên.

Thanh Phương

************************

Biển Đông : Thêm 2 công hàm phản đối tàu Trung Quốc trong vùng biển Philippines

Thanh Hà, RFI, 24/04/2021

Theo hãng tin Anh Reuters, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 23/04/2021 gửi thêm hai công hàm đến Trung Quốc để phản đối vụ tàu cá nước này "hiện diện bất hợp pháp" trong vùng biển của Philippines. Manila khẳng định sự hiện diện của tàu Trung Quốc "vi phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán" của Philippines.

asean2

Tuần duyền Philippines giám sát tàu cá Trung Quốc ở Đá Ba Đầu, Trường Sa. Ảnh ngày 15/04/2021.  © Philippine Coast Guard/Handout via Reuters

Thông cáo của Bộ Ngoại giao giải thích Manila gửi thêm công hàm do "việc Trung Quốc tiếp tục triển khai tàu, kéo dài sự hiện diện và hoạt động của những chiến tàu này" trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines tại Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.

Các giới chức hàng hải Philippines hôm 20/04/2021 ghi nhận, 160 tàu cá và dân quân của Trung Quốc hiện diện "bất hợp pháp" gần quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Thêm vào đó 5 tàu hải cảnh Trung Quốc cũng lai vãng trong khu vực này.

Truyền thông Philippines đi sâu hơn vào chi tiết, cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần đảo Pag Asa, tức đảo Thị Tứ và hai bãi cạn Scaborough và Second Thomas (Bãi Cỏ Mây), tất cả đều "ở bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines". 

Công hàm Manila gửi đến Bắc Kinh nhấn mạnh sự hiện diện "liên tục" và những "hoạt động" của các tàu Trung Quốc  "tạo không khí bất ổn" và điều này vi phạm "trắng trợn những cam kết của Bắc Kinh thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực". 

Hãng tin Reuters lưu ý, cho đến sáng 24/04/2021 tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila từ chối bình luận về tin trên. Đến nay Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc về sự hiện diện của các tàu dân quân Trung Quốc ở Biển Đông. Hôm 19/04/2021 tổng thống Rodrigo Duterte xác định lại là Manila đang chuẩn bị điều thêm tàu tuần dương đến các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để bảo vệ các nguồn tài nguyên trong khu vực.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/04/2021

**********************

Xung đột Biển Đông giữa các nước Đông Nam Á làm suy yếu các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc

Trần Nguyễn Xuân Quyên, RFA, 22/04/2021

Cuộc xung đột nội bộ Myanmar cùng với sự kiện tàu Trung Quốc bao vây Đá Ba Đầu gần đây là những vấn đề nhắc nhở về vai trò mờ nhạt của ASEAN trước các vấn đề của khu vực.

asean3

Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc bắt tay tại Thượng đỉnh ASEAN Trung Quốc ở Vientiane, Lào hôm 20/2/2020 – Reuters

Đã nhiều năm, ASEAN hy vọng có thể cùng với Trung Quốc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). COC được kỳ vọng như một công cụ để ngăn chặn các xung đột tiềm tàng tại khu vực biển Đông. Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chưa thực sự muốn ký kết văn bản này, hoặc chí ít, Trung Quốc chỉ ký kết sau khi đã chiếm thêm nhiều thực thể khác, tạo sự đã rồi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.

Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei đều là bên bị tranh chấp chủ quyền với cái gọi là "yêu sách Đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông. Dù không có tranh chấp chủ quyền, nhưng Indonesia cũng bị liên quan bởi vùng biển Natuna của họ cũng bị Trung Quốc "nhận vơ" thuộc "đường 9 đoạn". Indonesia thời gian qua đã phải đối đầu với các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của các tàu cá Trung Quốc vào vùng biển Natuna này.

Nhiều năm qua, các nước Đông Nam Á có tranh chấp trên Biển Đông đã phải đối mặt với chỉ trích về cách tiếp cận để thúc đẩy các vụ việc tương ứng.

Nhiều nhà phân tích cho rằng xung đột nội bộ giữa các nước Đông Nam Á có tranh chấp làm suy yếu các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Hiện tại, 4 quốc gia ASEAN cùng có các yêu sách chồng lấn với nhau tại khu vực biển Đông. Sự kiện Đá Ba Đầu không chỉ là tâm điểm trong tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, mà Đá Ba Đầu cũng là thực thể nằm trong các yêu sách chồng lấn giữa Philippines và Việt Nam. Tuyên bố của chính quyền Philippines khẳng định Đá Ba Đầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, thế nhưng chính quyền Việt Nam lại khẳng định Đá Ba Đầu thuộc lãnh hải của Sinh Tồn Đông, do đó nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính các tranh chấp giữa các nước ASEAN như trên đã dẫn đến điều mà các chuyên gia gọi là "bất đồng nội bộ" giữa các nước, do đó, chuyển hướng nỗ lực và nguồn lực về các tranh cãi giữa các quốc gia ASEAN như xung đột về đánh bắt cá trái phép, do đó, làm suy yếu vai trò của ASEAN trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

https://youtu.be/hDCBQbTL8Y0

Tuy nhiên, các thỏa thuận hợp tác gần đây về thăm dò dầu khí và an ninh hàng hải trên Biển Đông cho thấy rằng các nước láng giềng ASEAN có thể giải quyết bất đồng.

Truyền thông Malaysia dẫn lời Tổng Giám đốc Mohd Zubil Mat Som của cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia ngày 5/4 cho biết biên bản ghi nhớ giữa Kuala Lumpur và Hà Nội sẽ được ký kết trong năm 2021 nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Thỏa thuận này cho thấy quan hệ hai nước trở nên nồng ấm hơn sau khi rạn nứt vào tháng 8/2020 khi một ngư dân Việt Nam bị bắn chết sau khi lực lượng tuần duyên của Malaysia tìm cách kiểm tra hai tàu của Việt Nam được cho là đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Malaysia. Khi đó, các quan chức Malaysia cho rằng các thành viên thủy thủ đoàn trên hai tàu này đã có hành động gây hấn và ném bom dầu diesel nhằm vào phía Malaysia.

Ông Mohd Zubil cho rằng thỏa thuận mới giữa cơ quan hàng hải của hai nước sẽ "giải quyết vấn đề ngư dân Việt Nam xâm lấn, đặc biệt là ở vùng biển phía Đông".

Một số nhà quan sát khu vực cho rằng các kế hoạch về thỏa thuận hàng hải giữa Malaysia và Việt Nam đem lại tín hiệu lạc quan rằng các nước nhỏ đã sẵn sàng gác lại bất đồng vụn vặt để đối đầu với những hành động quyết đoán do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn trong vùng biển này.

Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng quan hệ hợp tác tăng cường giữa Malaysia và Việt Nam và một nghị quyết riêng rẽ giữa Malaysia và Brunei nhằm phát triển chung các mỏ dầu và khí đốt trên biên giới biển hai nước là minh chứng cho thấy các nước Đông Nam Á đang nỗ lực nghiêm túc khép lại các khác biệt.

Chuyên gia Murray Hiebert thuộc hãng tư vấn BowerGroupAsia và là một nhà quan sát kỳ cựu ở Đông Nam Á cho rằng diễn biến này rất đáng được hoan nghênh dù Malaysia và Việt Nam còn tồn tại "những vấn đề khác" cần giải quyết ở Biển Đông, gồm cả các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Năm 2019, Malaysia đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc nhằm mở rộng thềm lục địa ở phần phía Bắc vùng biển nước này, đây là khu vực bao gồm các vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Năm 2009, Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình chung đối với phần phía Nam của Biển Đông. Dù vậy, ông Hiebert cho rằng thỏa thuận sắp được ký kết là một khởi đầu tốt : "Sẽ rất hữu ích trong các thỏa thuận với Trung Quốc nếu các bên tranh chấp ở Đông Nam Á có thể giải quyết các tranh chấp chủ quyền nội bộ như một hình mẫu về cách thức các nước này có thể giải quyết các yêu sách chồng chéo với Bắc Kinh".

Chuyên gia Hiebert, người cũng là cộng sự cấp cao của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, cho rằng, "chính sách ngoại im lặng" của Malaysia khi tàu tuần duyên Trung Quốc quấy rối tàu thuyền Việt Nam trong những năm gần đây không giúp ích gì cho các quốc gia nhỏ. Ông nhấn mạnh : "Trong năm 2019 và 2020, lực lượng tuần duyên Trung Quốc và các tàu dân quân biển đã quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Việt Nam và Malaysia. Việt Nam lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc, trong khi Malaysia im lặng một cách đáng kinh ngạc. Nếu cả hai quốc gia có thể tìm được tiếng nói chung trong việc chỉ trích hành vi quyết đoán của Bắc Kinh, thì kết quả có thể hiệu quả hơn ".

Ivy Kwek, Giám đốc tổ chức Nghiên cứu vì sự tiến bộ xã hội, lưu ý đã có những trường hợp hợp tác hàng hải giữa các nước Đông Nam Á, ví dụ như Thỏa thuận hợp tác ba bên giữa Indonesia, Malaysia và Philippines - nhằm tăng cường an ninh ở Biển Sulu - và Tuần tra eo biển Malacca do Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan cùng thực hiện.

Kwek, một cựu trợ lý chính trị tại Bộ Quốc phòng Malaysia, cho biết các cơ chế này có thể được tăng cường hơn nữa để giải quyết các vấn đề như đánh bắt cá bất hợp pháp, nguyên nhân chính gây mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp ở Đông Nam Á.

Theo bà Kwek, một số yếu tố tranh chấp giữa các nước Đông Nam Á cũng có thể giải quyết trong nội bộ - không có sự tham gia của Trung Quốc - sử dụng các cơ chế như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là Bắc Kinh đang tìm cách chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề biển Đông bằng cách ưu tiên giải quyết tranh chấp song phương với mỗi bên tranh chấp ở Đông Nam Á.

Oh Ei Sun, thành viên cấp cao tại Viện Các vấn đề quốc tế Singapore, nhận định "một số" quốc gia có tuyên bố chủ quyền hy vọng sẽ thấy một lập trường "toàn khối" hơn giữa họ với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông lưu ý : "Rất khó để xây dựng một mặt trận thống nhất như vậy vì Trung Quốc thích giải quyết song phương với từng bên và sẽ chỉ giải quyết riêng lẻ với từng bên trong các vấn đề tranh chấp".

Tuy nhiên, "thỏa thuận hợp nhất" của Brunei và Malaysia vào đầu tháng 4 này về việc cùng phát triển mỏ Gumusut-Kakap và Geronggong-Jagus East cho thấy các nước láng giềng nhỏ hơn hoàn toàn có thể giải quyết những khác biệt. Thỏa thuận được chính thức hóa trong chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tới Brunei. Hai nước sau đó cho biết thỏa thuận đã tạo "động lực tích cực cho hợp tác dầu khí giữa cả hai nước". Chuyên gia Oh Ei Sun cho biết Brunei và Malaysia có thể sử dụng kiểu hợp tác này để giải quyết những khác biệt khác : "Nếu các cuộc đàm phán như vậy không thể đạt được đồng thuận, hai nước cũng có thể đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế để phân xử".

Mới đây, Antonio Carpio - Cựu thẩm phán Toà án tối cao Philippines, đồng thời cũng là nhân vật quan trọng cho vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Toà Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS kêu gọi 3 nước Malaysia, Việt Nam và Philippines có thể giải quyết các bất đồng trong các yêu sách về chủ quyền trên biển Đông trước Toà án Công lý Quốc tế. Ông Carpio cũng lưu ý về việc Trung Quốc qua sự kiện Đá Ba Đầu, đang thực hiện chiến lược lát cắt salami, dần dần làm thay đổi nguyên trạng biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. "Vì vậy, chúng ta phải giải quyết vấn đề này, để dồn sức chống lại Trung Quốc mà không gây xung đột với các nước láng giềng Malaysia và Việt Nam, bởi vì họ cũng có yêu sách lãnh thổ (ở Trường Sa trên Biển Đông)", ông Carpio nói.

Có lẽ, đây là thời điểm thích hợp để các nước ASEAN trực tiếp liên quan đến tranh chấp biển Đông cần ngồi lại với nhau để tìm hướng đi thích hợp để đối phó với Trung Quốc.

Trần Nguyễn Xuân Quyên

Nguồn : RFA, 22/04/2021

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Thanh Hà, Trần Nguyễn Xuân Quyên
Published in Châu Á
mardi, 17 novembre 2020 17:20

Tương lai nào cho ASEAN ?

ASEAN cần nương theo cao trào Nhân Bản Hóa Toàn Cầu. Nguyên tắc : Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với nhân bản hóa xã hội.

asean1

ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Thành lập tại Bangkok ngày 8/8/1967 gồm 5 nước : Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia). Hiện lên 10 nước : Brunei (1984), Việt Nam (07/1995), Lào và Myanmar (07/1997), Campuchia (04/1999).

Từ 1967 – 1975 : tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế . Thực sự khởi sắc sau khi ký nguyên tắc chung Bali (2/1976) : (a) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; (b) Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau ; (c) Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình ; (d) Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương. Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.


Bối catnh quốc tế đang có khuynh hướng xoay chuyển từ đối đầu Đông – Tây sang hợp tác Bắc – Nam :

– Bắc gồm khoảng 20 nước đã phát triển, hàng đầu là 5 trung tâm quyền lực : Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga đang tiến hành mạnh mẽ cách mạng Số trong xã hội của họ.

– Nam khoảng gần 180 nước đang phát triển, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, từ lâu vẫn ấp ủ giấc mộng kỹ nghệ hóa nhưng yếu kém về vốn – kỹ thuật – quản lý ; khả năng lại hạn chế, tham nhũng, thiếu dân chủ, không được lòng dân.

Hố sâu giữa các nước đã và đang phát triển không khéo thu xếp sẽ sâu thêm, đe dọa an ninh và tương lai của cả nhân loại, nhất là vào lúc mà cách mạng Số đang diễn ra vũ bão trong xã hội các đã phát triển. Thế kỷ XXI có nhiều vấn đề toàn cầu phải giải quyết vượt xa khả năng của bất kỳ siêu cường nào dù giầu mạnh đến đâu. Do đó, 5 trung tâm quyền lực Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga buộc phải chấp nhận một thế chiến lược liên hoàn chung, để : 

– Một măt, giữ vững thế không chế của các nước đã phát triển (Bắc) khi tiến hành cách mạng Số trong xã hội của họ.

– Mặt khác, chuyển giao ở qui mô toàn cầu cách mạng kỹ nghệ hóa cho các nước đang phát triển (Nam) để lấp bớt hố xa cách giầu – nghèo.

Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga cạnh tranh qua đầu tư & thương mại với các đối tác Nam. Cách làm & hiệu quả trong lấp bớt hố giầu – nghèo, sẽ xác định uy tín, vị trí của siêu cường đó trong thế liên hoàn. Không đối đầu nên không có nhu cầu lôi kéo ‘đồng minh’ theo kiểu cũ ; tất cả chỉ là đối tác thuận mua vừa bán.

Về khía cạnh quân sự : Nhật, Đức bắt đầu tái võ trang ; 5 siêu cường trong thế liên hoàn tiến đến quân bình về võ khí thông thường ; tái bố trí chiến lược nhằm duy trì hòa bình bền vững. 

Về thương mại : Qua WTO, hợp lý hóa thương mại trao đổi hàng kỹ thuật Số (Bắc) với hàng kỹ nghệ hóa (Nam). Làm sao trong tiến bộ chung, cách biệt quan hệ Bắc – Nam càng ngày càng được thu hẹp.

Hiệp ước đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) vừa ký ngày 15/11/2020 theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. Bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng 5 nước khác là : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Các thành viên RCEP chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp. Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể làm cho các công ty ở các quốc gia RCEP kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

Ngoài RCEP còn CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên, gồm Nhật + 4 nước ĐNÁ là Mã Lai, Singapore, VN, Brunei + Úc, Tân Tây Lan + Canada, Mexico, Peru. Chi lê. Đã có 7 quốc gia phê chuẩn. Khi áp dụng đầy đủ, CPTPP sẽ bao gồm 495 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu.

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

Đa số các nước ASEAN trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, phương cách quản lý không chuyên nghiệp. Nay đứng trước công cuộc chuyển giao cách mạng kỹ nghệ hóa, qui mô toàn cầu chưa từng có, nên tranh nhau giành giật vốn đầu tư. Kết quả là : chính quyền không kham nổi, lúng túng thảm hại, quay ra làm ăn gian dối, tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Dân chúng mất niềm tin, hốt hoảng, than van trong cơn lốc đổi thay này, vì cho rằng nhà đầu tư cấu kết với chính quyền gây xáo trộn, khốn khó cho cuộc sống của họ.

Lý do chính yếu : Thể chế chính trị không còn đáp ứng được với những đảo lộn xã hội trong nước và với những thay đổi lớn lao cấp vùng và quốc tế.

ASEAN cần nương theo cao trào Nhân Bản Hóa Toàn Cầu. Nguyên tắc : Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với nhân bản hóa xã hội.

Tổng quan

– Thế của Châu Á đang lên.

– Châu Á – Thái Bình Dương quan trọng hơn phía Châu Âu – Đại Tây Dương, cả về địa chính trị lẫn hải chính trị (đặc biệt là vấn đề khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong hải phận quốc tế).

– Văn minh Đông Phương (chủ về tinh thần – hướng nội) cùng văn minh Tây Phương (chủ về khoa học – hướng ngoại) đang trở thành hai mặt của nền văn minh mới Nhân Bản. Giao thoa văn minh Đông – Tây sẽ giúp ‘giải tỏa’ dần chính sách về kinh tế của Bắc đối với Nam. ASEAN là thí điểm đầu tiên và quan trọng nhất.

16/11/2020

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản

Nguồn : VNTB, 17/11/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Đan Quế
Published in Diễn đàn

Ngày 06/10/2020, cuộc họp các ngoại trưởng bốn nước trong Bộ Tứ - Quad, hay còn gọi là Đối thoại an ninh bốn bên, diễn ra ở Tokyo nhằm khẳng định một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương "tự do và rộng mở" trong bối cảnh Trung Quốc hành xử ngày càng hung hăng trong khu vực.

indo1

Trang bìa đặc san Diplomatie dành nói về Ấn Độ - Thái Bình Dương.  © Ảnh minh họa

Trong chiến lược này, đâu là vị trí của khối ASEAN ? Kết quả bầu cử Mỹ 2020 có ảnh hưởng gì đến chiến lược của Bộ Tứ hay không ? Liệu ý tưởng thành lập một liên minh quân sự theo mô hình NATO có thể thực hiện được hay không ?

RFI tiếng Việt tiếp tục đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu David Camroux, trường đại học Khoa học Chính trị (Sciences Po, Paris), giáo sư thỉnh giảng trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

**********

RFI : Trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Bộ Tứ không thể bỏ qua vai trò của khối ASEAN. Bản thân khối 10 nước Đông Nam Á này cũng có một tầm nhìn riêng của mình về vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông có thể cho biết rõ hơn về tầm nhìn này ?

David Camroux : Từ năm 2013, Indonesia đã có nói đến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Giống như nhiều khái niệm khác của Indonesia, khái niệm này trước hết là dành cho công luận trong nước. Nghĩa là, Indonesia, một nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, tự đặt mình nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó là một quốc gia quần đảo giống như Philippines. Dưới thời cựu tổng thống Yudhoyono, và bây giờ là Joko Widodo, Indonesia tự cho mình là một diễn đàn chính trị cả cho Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương, đó chính là một tầm nhìn của Indonesia về Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Có thể nói chính Indonesia đã đưa ra khái niệm Nhà nước-quốc gia quần đảo. Chính Indonesia đã đi vận động rất nhiều cho Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Tuy nhiên, Indonesia dưới thời tổng thống Widodo và nhất là bà ngoại trưởng lấy làm lo lắng rằng khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương có nguy cơ bị Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản hay Ấn Độ chiếm lấy và không dành một chỗ nào cho ASEAN.

Thế nên, Jakarta ngay từ năm 2018 đã bắt đầu khởi động các cuộc tham vấn với các nước thành viên trong khối ASEAN và lần mới nhất là hồi tháng 9/2019. Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương do Indonesia đề xuất dưới tên gọi "ASEAN Outlook on the Indo-Pacific" đã được các nước thành viên chấp nhận vào năm 2019. Theo đó, khái niệm "vai trò trung tâm" của ASEAN được xác định, nghĩa là trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ASEAN có một vị trí ở giữa.

RFI : Nhưng vai trò trung tâm này cũng bị lung lay vì những chia rẽ trong nội bộ ASEAN ?

David Camroux : Sự chia rẽ này được thấy rõ trong cuộc bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc cách nay vài tuần liên quan đến các vấn đề Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Phần lớn các nước ASEAN tỏ ra trung lập, nhưng có một số nước bày tỏ ủng hộ Trung Quốc, đó là Lào, Cam Bốt, Miến Điện.

Trên thực tế, trong số các nước ASEAN, Trung Quốc có những chế độ "khách hàng" như Cam Bốt, Lào và những nước ủng hộ chỉ đơn thuần vì lý do địa lý, đó là những quốc gia láng giềng như Miến Điện, Thái Lan, những nước này ít chống đối hơn. Ở phía bên kia là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam.

RFI : Hệ quả của sự chia rẽ này là gì ?

David Camroux :Trước cuộc họp Bộ Tứ gần đây, đã có một cuộc họp hồi tháng Ba năm nay giữa các thứ trưởng ngoại giao ba nước New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng ta thấy rõ là Việt Nam đang xích lại gần Mỹ hơn, cũng như là với các nước khác trong Bộ Tứ là Nhật Bản, vốn dĩ đã có một mối quan hệ truyền thống, Ấn Độ và cả Úc nữa.

Người ta cũng thấy là Việt Nam chơi rất tốt lá bài Nhật Bản và Hàn Quốc để cân đối với đầu tư của Trung Quốc. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, rõ ràng Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất, đây cũng là nước thắng đại dịch Covid-19. Chúng ta thấy rõ là nếu người ta muốn tìm một cơ sở để có thể đi từ sản xuất đến xuất khẩu thì Việt Nam sẽ vượt lên hàng đầu trước các nước khác trong khu vực.

Những chia rẽ này, trước đây vốn dĩ hiện hữu, nay ngày càng gia tăng trong lòng khối ASEAN, khi Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được tham dự các cuộc đàm phán TPP (Trans-Pacific Partnership). Dĩ nhiên là tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận tự do mậu dịch, nhưng thỏa thuận này vẫn tồn tại mà không có Mỹ. Đây lại là một sai lầm của Donald Trump, bởi vì TPP do ông Obama đề xướng được xem như là một công cụ để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á.

Nếu như sau kỳ bầu cử lần này, Joe Biden trở thành tổng thống, rất có thể Hoa Kỳ sẽ đánh giá lại thỏa thuận này. Nhìn chung, ngoài Việt Nam, Singapore và dường như là có cả Malaysia, thì đúng là có rất ít quốc gia thuộc khối ASEAN là thành viên của CTPP hiện nay. Rõ ràng là Việt Nam đã đặt quyền lợi kinh tế của mình lên trên cả tầm nhìn chung của cả khối ASEAN. Như vậy, trên bình diện kinh tế, chúng ta thấy rõ là đã có những rạn nứt trong khối ASEAN.

Còn trên bình diện chính trị, có một điểm quan trọng là cuộc họp cấp cao Bộ Tứ diễn ra hôm 06/10 giữa ngoại trưởng 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc, lần đầu tiên được tổ chức riêng. Những cuộc họp trước đây đều diễn ra bên lề các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN. Lần này, cuộc họp được tổ chức riêng ngoài khuôn khổ ASEAN.

Như vậy, theo giới quan sát, "vị trí trung tâm" của ASEAN trong toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương dường như đang bị thách thức. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ASEAN sẽ biến mất trong nay mai, nhưng người ta thấy rõ có những hạn chế về tình liên đới giữa các thành viên trong khối ASEAN.

RFI : Phải chăng đây cũng chính là điểm gây khó khăn cho Việt Nam trong vai trò chủ tịch luân phiên 2020 ?

David Camroux : Đúng là không dễ dàng cho Việt Nam chút nào trong năm nay. Thêm vào đó là Việt Nam còn phải chủ trì các cuộc họp "trực tuyến". Những dự án của Hà Nội trong năm chủ tịch này để xúc tiến những lợi ích của mình có thể nói là đã bị thu hẹp.

Dù vậy, Việt Nam cũng đã thành công trong việc đưa vấn đề Biển Đông vào trong các cuộc hội thảo, nhưng họ không đạt được một sự đồng thuận trong khối ASEAN chỉ vì một quốc gia duy nhất là Cam Bốt. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc ASEAN có đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye cũng đã là một thắng lợi ngoại giao cho Việt Nam.

RFI : Nước Mỹ đang trong mùa bầu cử tổng thống. Liệu rằng kết quả bầu chọn có tác động đến sự tiến triển của Bộ Tứ hay không ?

David Camroux : Nếu ông Trump tái đắc cử đây sẽ là một thảm họa cho hệ thống đa phương, cho nền dân chủ Mỹ và là một thảm họa cho sự tiến bộ dân chủ trên thế giới.

Tuy nhiên, tôi nghĩ là với ông Joe Biden, Bộ Tứ sẽ tiếp tục được duy trì, và có thể phối hợp với cả Pháp nữa nhưng theo một cách khác. Tôi cho rằng sẽ không có một tình bằng hữu thật sự giữa Donald Trump và ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, hai nhân vật đầy quyền lực.

Dù vậy, Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục xích lại gần nhau hơn, thậm chí là sẽ được củng cố hơn nữa, trước hết đó là vì nếu ông Biden đắc cử, phó tổng thống Mỹ mới là một người Mỹ gốc Ấn, bà Kalama Harris, và ở Mỹ, sự ủng hộ của cộng đồng Ấn Độ là khá lớn, có thể làm thay đổi lá phiếu các cử tri tại nhiều bang như Texas.

Tôi cũng tin rằng sự đối đầu với Trung Quốc cũng không biến mất, trên bình diện kinh tế có thể nhẹ hơn, nhưng ngày càng gay gắt hơn trong các vấn đề như an ninh chẳng hạn, trong vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, hay như hồ sơ nhân quyền. Tôi nghĩ là ông Biden buộc phải tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, bởi vì ông Donald Trump cáo buộc ông ấy là "nhu nhược" trước Trung Quốc.

Giờ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương được đưa vào trong tầm nhìn chiến lược của Hoa Kỳ, và nhiều nước trong khu vực nên liên minh không chính thức này vẫn sẽ tiếp tục, có thể là ít đối đầu với Trung Quốc chí ít là trong các phát biểu.

Nhưng tôi nhắc lại rằng, sự ủng hộ mạnh nhất dành cho Bộ Tứ chính là Tập Cận Bình. Chính các hành động của ông ấy, các chính sách đối ngoại hung hăng của ông ấy, các hành động của ông đối với Hồng Kông, thái độ của ông với Đài Loan cho thấy Trung Quốc không có đồng minh. Đây thật sự là một vấn đề cho Bắc Kinh.

Điều làm tôi khó hiểu là 20 năm chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đông Nam Á đang bị phung phí. Hai mươi năm nỗ lực quyền lực mềm để chứng tỏ là "một láng giềng tử tế, một nước anh cả", tất cả những điều đó, cùng với dịch bệnh Covid-19, đã thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình đó, tất cả đều bị lãng phí.

Do vậy, Bộ Tứ vẫn sẽ tiếp tục củng cố, khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng được tăng cường nhiều hơn.

RFI : Gần đây, ngoại trưởng Mike Pompeo có kêu gọi thành lập một kiểu liên minh quân sự giống như là NATO. Theo ông, liệu một liên minh quân sự như vậy có thể hình thành hay không ?

David Camroux : Đây sẽ là một sự ngây thơ và phản tác dụng. Một liên minh không chính thức với Hoa Kỳ dĩ nhiên là không có vấn đề gì, và mối liên minh không chính thức này giữa các nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhưng không ai được lợi gì, kể cả Việt Nam, Úc hay ngay cả Ấn Độ lao vào một liên minh bị xem như là một hình thức phát động chiến tranh lạnh thứ hai để ngăn chận sức mạnh quân sự Trung Quốc. Thách thức đối với Việt Nam cũng như là các nước khác trong khu vực, là trong tình huống xung đột giữa các cường quốc, tốt nhất không phải chọn phe nào, ít ra là trong lúc này và có thể khôn khéo thoát khỏi tình huống khó xử này.

RFI tiếng Việt xin cảm ơn giáo sư David Camroux.

Minh Anh thực hiện

Nguồn : RFI, 22/10/2020

Additional Info

  • Author David Camroux, Minh Anh
Published in Diễn đàn

Vit Nam hoan nghênh ý tưởng ‘B t’ hp tác vi ASEAN v t do trên bin

VOA, 16/10/2020

Vit Nam hôm 15/10 nói luôn "hoan nghênh" các ý tưởng và sáng kiến đóng góp cho hòa bình, n đnh và phn vinh chung khi được yêu cu bình lun v thông tin nhóm "B t" (bao gm Hoa K, Nht Bn, n Đ và Australia" mong mun tăng cường quan h vi các nước ASEAN v lĩnh vc t do trên bin.

indo1

Ngày 6/10/2020, "B t" cho biết đã xem xét nhng phát trin chiến lược gn đây trên khp n Đ Dương-Thái Bình Dương và tho lun v các cách thc đ tăng cường hp tác ca nhóm v nhiu lĩnh vc, trong đó có an ninh hàng hi. Ảnh minh họa

Phát biu ti cuc hp báo thường k, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói "Là Ch tch ASEAN 2020, Vit Nam đt nhim v chính trong năm là xây dng ASEAN gn kết và ch đng thích ng. Trên cơ s đó, Vit Nam đã và đang phát huy vai trò Ch tch ca mình, đy mnh xây dng Cng đng, khng đnh vai trò trung tâm ca ASEAN trong cu trúc khu vc và m rng quan h đi ngoi ca ASEAN".

Trước đó, trong cuc hp ca nhóm "B t" (hay còn gi là "B t kim cương") hôm 6/10, nhóm này cho biết đã xem xét nhng phát trin chiến lược gn đây trên khp n Đ Dương-Thái Bình Dương và tho lun v các cách thc đ tăng cường hp tác ca nhóm v nhiu lĩnh vc, trong đó có an ninh hàng hi.

"B t" cũng tái khng đnh s ng h mnh m đi vi vai trò trung tâm, vn đ ch quyn và cu trúc khu vc do ASEAN dn đu đi vi n Đ Dương - Thái Bình Dương, và cam kết tiếp tc tham vn thường xuyên đ thúc đy tm nhìn v mt n Đ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, an ninh và thnh vượng, B Ngoi giao Hoa K cho biết.

Trước các din tiến căng thng gn đây do các hành đng quyết đoán nhm khng đnh ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông, Vit Nam, trong vai trò Ch tch ASEAN năm nay, được cho là đang có nhiu n lc trong vic thúc đy nh hưởng ca khi 10 quc gia Đông Nam Á cũng như mi quan h ca khi này vi các quc gia khác trong vic gii quyết các tranh chp ch quyn trên Bin Đông.

Hi cui tháng 6, vi Tuyên b Ch tch ASEAN 2020 sau Hi ngh cp cao ASEAN ln th 36, khi này khng đnh Bin Đông là vn đ h trng ca khu vc, và "bày t quan ngi v hot đng ci to đo, nhng din biến gn đây, trong đó có nhng hành đng và v vic hết sc nghiêm trng làm xói mòn nim tin, gia tăng căng thng và có th nh hưởng đến hoàn bình, an ninh và n đnh trong khu vc".

Tun trước, hôm 9/10, trong cuc hp trc tuyến gia các ngoi trưởng ASEAN vi ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, B trưởng ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh tiếp tc tuyên b các nước Đông Nam Á mun M đóng mt vai trò trong vic duy trì hòa bình Bin Đông.

Mc dù không nêu tên Trung Quc, nhưng ông Phm Bình Minh đã đ cp đến "nhng s c nghiêm trng" và "vic tiếp tc quân s hóa vùng bin" vi phm đến quyn ca các nước nh và đi ngược li vi lut pháp quc tế.

*****************

Vit Nam phn đi Trung Quc lp doanh nghip trên đo Phú Lâm

VOA, 16/10/2020

Đi din ca B Ngoi giao Vit Nam va lên tiếng phn đi "cái gi là thành ph Tam Sa" vi hàng trăm doanh nghip mà Trung Quc thành lp trên đo Phú Lâm, thuc qun đo Hoàng Sa, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn nhưng do Trung Quc kim soát trên thc tế.

indo2

"Thành ph Tam Sa" mà Trung Quc thành lp vào ngày 27/7/2012.

Phát biu ca người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam, bà Lê Th Thu Hng, được đưa ra trong cuc hp báo thường k hôm 15/10, khi phóng viên hi v thông tin có hơn 400 doanh nghip Trung Quc đăng ký kinh doanh trên đo Phú Lâm mà t chc Sáng kiến Minh bch Hàng hi (AMTI) công b gn đây.

"Lp trường nht quán ca Vit Nam là phn đi mnh m vic thành lp cái gi là thành ph Tam Sa và các hành vi có liên quan vì đã vi phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam, không có giá tr và không được công nhn, không có li cho quan h gia các quc gia và gây thêm phc tp tình hình Bin Đông, khu vc và thế gii", truyn thông Vit Nam dn li bà Hng nói ti cuc hp báo.

Cui tháng trước, t chc Sáng kiến Minh bch Hàng hi ca M đưa thông tin cho biết trước khi thành lp thành ph Tam Sa vào năm 2012, ch có chưa đy 10 công ty đăng ký vi các cơ quan qun lý ca Trung Quc. Nhưng đến tháng 6/2019, đã có ti 446 doanh nghip tư nhân và nhà nước đăng ký ti thành ph Tam Sa, trong đó, 307 công ty báo cáo tng vn đăng ký tích lu là 1,2 t đôla.

T chc nghiên cu ca M cho rng các cơ quan qun lý ca Trung Quc đã s dng các chính sách "khôn ngoan" đ đt được "k tích" trong vic phát trin Tam Sa nhm khng đnh yêu sách ch quyn Hoàng Sa.

Các chính sách này bao gm cho phép các doanh nghip "đăng ký Tam Sa, np thuế cho Tam Sa, thương hiu Tam Sa, nhưng hot đng mi nơi" nhm tháo g nhng hn chế v vt lý và các rào cn khác ca đo Phú Lâm cho doanh nghip đăng ký hot đng. Nh chính sách này mà các công ty dù hot đng bên ngoài Tam Sa nhưng li đóng vai trò là s hin din v hành chính ca Trung Quc trên Bin Đông, ngoài vic vn có th đóng góp tài chính cho s phát trin ca thành ph, vi hơn 100 triu đô la tin thuế vào năm 2015.

Theo AMTI, nhiu công ty còn hp tác xây dng, cung cp cơ s h tng, thông tin và k c quân s, an ninh, hàng hi cho thành ph. Mt s công ty đã giúp nhà qun lý lp đt h thng 4G và 5G, đt cáp quang dưới bin hay phi hp vi ngư dân đa phương đ phát trin ngh nuôi cá lng bin sâu đ khuyến khích h chuyn đi khi ngh đánh bt truyn thng và thiết lp nơi cư trú bình thường trong thành ph.

Hi tháng 4, Trung Quc công khai thông báo thành lp "qun Tây Sa" và "qun Nam Sa" ti thành ph Tam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào thi đim đó, B Ngoi giao Vit Nam cũng lên tiếng phn đi và "yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, hủy b các quyết đnh sai trái liên quan đến nhng vic làm đó và không có nhng vic làm tương t trong tương lai". Tuy nhiên, tin cho hay Bc Kinh vn tiếp tc các hot đng quyết đoán nhm khng đnh yêu sách ch quyn trên Bin Đông trong thi gian gn đây.

Hôm 26/8, B Thương mi Hoa K b sung 24 công ty ca Trung Quc vào mt danh sách đen có tên "Danh sách thc th" vì "vai trò ca h trong vic giúp quân đi Trung Quc xây dng và quân s hóa các đo nhân to b quc tế lên án Bin Đông". Cùng lúc, B Ngoi giao Hoa K cũng công b các hn chế th thc đi vi các cá nhân Trung Quc liên quan đến vic khai hoang, xây dng, quân s hóa và cưỡng chế Bin Đông.

Tin cho hay, ngoài các chính sách khuyến khích dành cho doanh nghip, cư dân Tam Sa cũng được gii hu trách to điu kin, cung cp các dch v h tr tài chính, vi các khon vay ưu đãi đ ci thin cht lượng cuc sng.

Additional Info

  • Author VOA tổng hợp
Published in Việt Nam

Liệu các nước Đông Nam Á có rơi vào bẫy của Trung Quốc

Trần Bạch Mai, RFA, 01/10/2020

Truyền thông quốc tế ngày 28/9 dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Manila Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) khẳng định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte đã đạt được ‘đồng thuận’ để ‘gác lại’ các đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển đang tranh chấp.

bayno1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 – AFP – Hình minh họa

Quan chức ngoại giao Trung Quốc xác nhận thông tin này chỉ vài ngày sau khi Duterte tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng sẽ duy trì phán quyết mà Tòa trọng tài đưa ra năm 2016, trong đó vô hiệu các yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông.

Tại hội thảo trực tuyến về quan hệ Trung Quốc-Philippines hôm 25/9, Hoàng Khê Liên cho biết : "Hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Duterte đã đạt được sự đồng thuận quan trọng về việc hai bên sẽ thực thi một cách mạnh mẽ nỗ lực gác lại tranh chấp trên biển, quản lý tình hình thông qua tham vấn song phương, tăng cường đối thoại và hợp tác – mục đích là để động lực vững chắc này của quan hệ song phương và cũng là kim chỉ nam cho con đường phía trước có thể được bảo tồn và phát huy.

Lập trường của Trung Quốc về cái gọi là ‘phán quyết trọng tài’ đã rất rõ ràng : chúng tôi không chấp nhận và không công nhận phán quyết này. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng hai bên nên khép lại chương cũ và gác lại những khác biệt".

Tuy nhiên, Hoàng Khê Liên không cho biết hai bên đạt được thỏa thuận như vậy vào thời điểm nào. Hoàng Khê Liên nhắc lại rằng "vấn đề Biển Đông chỉ là một phần nhỏ của quan hệ Trung Quốc-Philippines, hay như Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin nói, ‘chỉ là một viên sỏi nhỏ’ trên con đường dẫn đến mục tiêu kinh tế đôi bên cùng có lợi và chúng ta không được vấp phải viên sỏi nhỏ đó".

Ông cũng chỉ ra rằng số lượng các hợp đồng mới của Trung Quốc cho các dự án ở Philippines đã tăng "26,5% trong nửa đầu năm", bất chấp đại dịch Covid-19, và gọi đây là bằng chứng cho thấy mối quan hệ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trả lời phỏng vấn trong chương trình tin tức trực tuyến Viewpoint hôm 27/9, người phát ngôn của Tổng thống Philippines xác nhận hai bên đã thực thi một thỏa thuận để "thực hiện các vấn đề mà chúng tôi có thể tiến hành, bao gồm thương mại và đầu tư" vì hai bên "không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ đang chờ giải quyết". Năm 2018, Bắc Kinh và Manila đã nhất trí về một thỏa thuận thăm dò dầu khí chung.

bayno2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trước cuộc gặp song phương ở diễn đàn Vành Đai Con Đường tại Bắc Kinh hôm 25/4/2019 Reuters

Trong dòng sự kiện đó, ngày 29/7/2020, phái đoàn thường trực của Malaysia tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm về quan điểm của họ về vấn đề Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (CLCS), trong đó khẳng định rằng các yêu sách biển của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế. Trước đó, bất luận các tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, cựu Thủ tướng Najib đã ký kết các thỏa thuận nhiều tỷ USD với Trung Quốc, bao gồm thỏa thuận thu mua trang thiết bị quân sự của Trung Quốc năm 2016 - thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử Malaysia. Hơn nữa, Malaysia và Trung Quốc đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng, nêu bật hợp tác hải quân giữa hai nước. Không giống như ông Najib, người hoan nghênh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh và thúc đẩy quan hệ quân sự hơn nữa, người kế nhiệm ông - cựu Thủ tướng Mahathir - đã tìm cách đàm phán lại về các thỏa thuận với Trung Quốc dưới thời ông Najib. Ông Mahathir cũng nhấn mạnh rằng ông không muốn thấy các tàu chiến xuất hiện tại khu vực Biển Đông tranh chấp và Eo Malacca. Malaysia dường như đã chuyển hướng chính sách đối ngoại từ thời chính phủ ông Najib, vốn theo xu hướng nhân nhượng Trung Quốc, sang chính sách dưới thời chính phủ Mahathir, vốn ủng hộ chính sách đối ngoại "không liên kết", nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và không quân sự hóa các khu vực biển đang tranh chấp.

Dưới thời chính phủ Liên minh Hy vọng (PH) của Thủ tướng Mahathir, Sách trắng quốc phòng (DWP) 2020 đầu tiên của Malaysia được công bố, trong đó nêu bật tầm nhìn chiến lược của Malaysia. Đặc biệt, văn bản này xác định các yêu sách biển của Malaysia tại Biển Đông là quan tâm an ninh hàng đầu của họ. Theo đó, công hàm của Malaysia thể hiện quan điểm cứng rắn nhất của Malaysia tại Biển Đông trong thời gian gần đây và đặt nó là ưu tiên hàng đầu trong DWP.

Cuộc khủng hoảng chính trị năm 2020 tại Malaysia, từ đó đã dẫn tới việc chỉ định Thủ tướng đương nhiệm Muhyiddin Yassin, kéo theo một số bất ổn nhất định trong quan điểm của Malaysia tại Biển Đông. Trong cuộc gặp của ông Yassin với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm 7/9/2020, hai bên có trao đổi quan điểm về Biển Đông, tuy nhiên chưa rõ các bên bàn luận gì.

Trước đó, trong một cuộc họp vào tháng 9/2019, cựu Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã nhất trí với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về việc tiến hành đàm phán song phương trực tiếp.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc gia tăng căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh đã hối thúc Kuala Lumpur đạt được bước đi đột phá này, tuy vậy, đã một năm qua, thỏa thuận này vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển.

Trung Quốc và Malaysia duy trì liên lạc về cơ chế đàm phán 1-1, song không cho biết phạm vi hoặc chi tiết cơ chế. Mục đích của Trung Quốc là tìm cách áp đặt cơ chế đối thoại song phương với từng bên tranh chấp, triển khai chính sách "gác tranh chấp cùng khai thác" của họ. Bắc Kinh cũng áp dụng chính sách này với Brunei, Philippines và Việt Nam.

Từ năm 2014, Trung Quốc và Việt Nam đã có các cuộc đàm phán tương tự, cụ thể là việc phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cùng khai thác các nguồn tài nguyên cá ở Vịnh Bắc Bộ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cuộc họp gần đây nhất được tổ chức vào ngày 9/9. Chỉ tính đến cuối năm 2019, Nhóm công tác về vùng biển cửa ngoài Vịnh Bắc Bộ giữa 2 nước đã tổ chức 11 vòng đàm phán về vấn đề cùng khai thác ở các vùng biển liên quan.

Chính sách "gác tranh chấp cùng khai thác" của Trung Quốc đã bị nhiều học giả trên thế giới phản bác rất nhiều. Mặc dù Trung Quốc đề nghị khai thác chung, nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn khẳng định khu vực khai thác chung "chủ quyền lãnh thổ là thuộc Trung Quốc". Trên biển Đông, dù rất muốn khai thác chung, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì yêu sách "đường lưỡi bò" chiếm gần 80% biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng với hai khu vực khác là Pratas và Macclesfield mà Trung Quốc gọi là quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa. Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa hiển nhiên thuộc quyền chủ quyền của nước khác.

Một nhân vật nắm rõ công tác hoạch định chính sách của Malaysia nói : "Quan điểm chính thức của chúng tôi là cởi mở với điều này, song chúng tôi đã cố gắng hòa hoãn nhiều nhất có thể. Đại dịch đã cho chúng tôi một lý do chính đáng để ngăn chặn nó. Chúng tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một thỏa thuận có lợi với chúng tôi, đặc biệt là khi nhìn sang trường hợp Philippines và Việt Nam".

Một người thông thạo chính sách khác của Malaysia nhất trí với quan điểm trên, cho rằng việc thiết lập cơ chế tham vấn song phương "là một tiền lệ nguy hiểm". Ông nói : "Chúng tôi muốn các cuộc thảo luận với Trung Quốc ở hình thức đa phương, không phải song phương. Hình thức song phương là những gì Trung Quốc muốn… Rốt cuộc, họ đang đưa chúng tôi dấn sâu từng bước một".

Trong trường hợp Philippines, Cựu thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio, cho rằng Duterte bị đang bị Trung Quốc "dắt mũi, bỏ qua phán quyết mà chẳng được gì". ông ta phát biểu trên báo chí rằng : "Duterte gác lại phán quyết đảm bảo các khoản cho vay và đầu tư từ Trung Quốc, nhưng trong số 24 tỷ USD mà Bắc Kinh đã hứa cho các khoản vay và đầu tư, chỉ có chưa đến 5% thành hiện thực khi nhiệm kỳ của ông Duterte chỉ còn chưa đầy hai năm nữa. Với tình hình đại dịch và tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc, Duterte không thể mong đợi gì hơn nữa từ Trung Quốc".

Có lẽ các quốc gia Đông Nam Á tham gia trực tiếp trong tranh chấp biển Đông cần thận trọng trước âm mưu và dã tâm này của Trung Quốc.

Trần Bạch Mai

Nguồn : RFA, 01/10/2020

*************************

Lãnh đạo Việt Nam cần đặt chủ quyền biển đảo và lợi ích dân tộc trên hết

Nguyễn Trường, RFA, 01/10/2020

Sự "tấn công" của Trung Quốc vào vùng Biển Đông đầy tranh cãi và tranh chấp không phải là một hiện tượng mới. Đó là một chiến lược dài hạn của Bắc Kinh nhằm đưa một vùng biển rộng lớn vào tầm ảnh hưởng của mình. Mục đích của chiến lược này chủ yếu là nhằm khai thác một cách độc quyền các nguồn tài nguyên. Gần đây hơn, vụ Trung Quốc phóng các tên lửa tầm trung vào vùng Biển Đông thể hiện một sự quyết đoán hơn nữa, chủ yếu nhằm phản ánh sức mạnh và sự đe doạ của họ đối với vùng biển tranh chấp này. Hành động như vậy của Trung Quốc là một nỗ lực thể hiện sự thống trị chiến lược của họ đối với toàn bộ khu vực Biển Đông.

bayno3

Một người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa hôm 17/1/2013 - Reuters

Trung Quốc hiểu rõ ràng rằng việc sở hữu một quân đội và hải quân hùng mạnh sẽ giúp nước này trở nên đáng gờm trong các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa hải quân sau khi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Tính đến nay, Trung Quốc sở hữu 360 tàu chiến, vượt qua hải quân Mỹ với 297 tàu. Nước này dự kiến có tổng cộng khoảng 400 tàu chiến vào năm 2025 và 425 tàu vào năm 2030. Trong khi đó, năng lực của đội tàu, máy bay và vũ khí của Hải quân Trung Quốc có thể so sánh với các hải quân lớn của Phương Tây. Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc đang hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, bao gồm bảo trì và hậu cần, học thuyết, chất lượng nhân sự, giáo dục - đào tạo, và các cuộc tập trận, đồng thời lực lượng này đang nhanh chóng giải quyết những khiếm khuyết và mở rộng Lực lượng cảnh sát biển của mình.

Hiện nay, có những bằng chứng cho thấy Biển Đông đang nhanh chóng bị quân sự hóa. Trong khi Mỹ tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) trong năm nay, thì Trung Quốc cũng gia tăng các hoạt động quân sự, thể hiện ở việc quân đội nước này có phản ứng đối đầu với các tàu hải quân Mỹ đi qua Hoàng Sa và Trường Sa. Tình hình này đang làm tăng nguy cơ khiến quan hệ Mỹ-Trung "khủng hoảng" hơn do vấn đề Biển Đông.

Đã đến lúc các nước ASEAN cần có lập trường vững chắc của riêng mình hoặc đồng lòng với Mỹ, Australia, Nhật Bản, và Ấn Độ.

bayno4

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng các tàu chiến khác của hải quân nước này tập trận ở Biển Đông vào tháng 12/2016 Reuters

Các nước Đông Nam Á cho rằng Bắc Kinh đã lợi dụng đại dịch để tiến tới và củng cố hơn nữa các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đây cũng sẽ là thời điểm thuận lợi để có được một số lợi ích từ Mỹ nhằm đối phó với một đối thủ như Trung Quốc về lâu dài, đặc biệt trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Do sự chênh lệch lớn về sức mạnh và năng lực hải quân, các nước Đông Nam Á chỉ còn cách tự trang bị tốt hơn để kiểm soát các động thái của Trung Quốc trong các EEZ của họ.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của mình. Tháng 6 vừa qua, ASEAN đã bày tỏ lập trường ủng hộ Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ công ước này. Nỗ lực của Việt Nam nhằm củng cố vị thế của ASEAN trong năm 2020 có thể là điều đúng đắn, song Brunei - quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2021 - có thể sẽ không duy trì được động lực chống lại Trung Quốc.

Trong nhiều thập niên, Brunei đã dựa vào nguồn dự trữ dầu mỏ để duy trì nền kinh tế và chế độ quân chủ cầm quyền. Tuy nhiên, khi dự trữ trong nước không còn đủ để duy trì đất nước trong tương lai, Brunei phải tìm ra những hướng đi mới để duy trì nền kinh tế.

Trung Quốc đã tung ra chiến lược "tấn công quyến rũ", tận dụng nền kinh tế đang suy giảm của Brunei thông qua các khoản đầu tư và các dự án cơ sở hạ tầng.

Với 6 tỉ USD đầu tư vào một nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng địa phương, cùng với những lời hứa hẹn thúc đẩy hợp tác thương mại và nông nghiệp, Trung Quốc đã thực sự "mua" được sự im lặng của Brunei về Biển Đông cho đến bây giờ.

Là thành viên giàu thứ hai trong ASEAN, điều quan trọng nhất đối với Quốc vương Hassanal Bolkiah là duy trì nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định của Vương quốc Brunei.

Brunei có các yêu sách đối với rạn san hô Louisa Reef, bãi ngầm Chim Biển (Owen Shoal) và bãi cạn Vũng Mây (Rifleman Bank). Tất cả đều được quốc gia này tuyên bố là những thực thể thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei vào năm 1984.

Tuy nhiên, Brunei lại là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia yêu sách không khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo này và cũng không có bất kỳ sự hiện diện quân sự nào ở đây.

Trong tuyên bố được phát ngày 20/7/2020, Bộ Ngoại giao Brunei nhấn mạnh nước này luôn cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Tuy nhiên, "Các vấn đề cụ thể cần được giải quyết song phương bởi các quốc gia liên quan trực tiếp thông qua đối thoại và tham vấn hòa bình".

Brunei đang cố gắng cân bằng giữa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và tiếp tục mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc khi nhắc đến giải quyết song phương thay vì đa phương.

Các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc được lên kế hoạch triển khai trong năm 2021 có thể sẽ bị trì hoãn. Tuy nhiên, điều này sẽ không ngăn được Trung Quốc áp đặt những cách giải thích của riêng họ về COC. Tệ hơn là xu hướng này có thể khiến các nước không còn nỗ lực tăng cường can dự vào khu vực. Theo như thực tế hiện nay, các nước Đông Nam Á đang phải tự mình hành động.

Cho đến nay, Trung Quốc thường áp dụng chiến lược chia rẽ và chinh phục đối với các thành viên ASEAN, đặc biệt là với các bên tranh chấp ở Biển Đông như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên, trung lập và thân thiện với tất cả các bên là điều làm nên hiệu quả của ASEAN. Liệu ASEAN có thể hiệu chuẩn lại một lần nữa hay không ?

Trường hợp Philippines là một thí dụ.

Chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Duterte cam kết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 22/9/2020 rằng Manila sẽ duy trì phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016. "Phán quyết hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ muốn buông lỏng hoặc không thừa nhận", ông Duterte nói. "Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực chống lại phán quyết này", ngày 25/9/2020, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Rodrigo Duterte đã đạt được "đồng thuận quan trọng" về việc "gạt tranh chấp trên biển sang một bên, quản lý tình hình thông qua tham vấn song phương và tăng cường đối thoại, hợp tác".

Tại sao Duterte thay đổi lập trường ? Bất chấp đại dịch Covid-19, những hợp đồng mới của Trung Quốc cho các dự án ở Philippines trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng 26,5%, là bằng chứng cho thấy mối quan hệ kinh tế đã thay đổi lập trường chính trị của Philippines.

bayno5

29 thỏa thuận đã được ký kết ngày 20/11/2018 giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm 2 ngày tới Philippines (Nguồn : Reuters)

Nhưng thực tế như thế nào ? Duterte gác lại phán quyết để đảm bảo nhận được các khoản vay và đầu tư từ Trung Quốc, nhưng trong số 24 tỷ USD Bắc Kinh cam kết, chưa đến 5% trở thành hiện thực, trong khi nhiệm kỳ của Duterte chỉ còn chưa đầy hai năm. Xem ra Duterte thích đếm vịt trời hơn những gì mà Philippines đã đối phó với Trung Quốc trong quá khứ và nó sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Mỹ bày tỏ sẵn sàng tăng cường hỗ trợ các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thông qua việc chuyển giao các thiết bị như radar, máy bay không người lái và tàu tuần tra nhằm giúp giám sát tốt hơn các hoạt động của Trung Quốc trong EEZ của các nước này, đặc biệt là hoạt động đánh bắt trái phép cũng như sự hiện diện của các tàu chính phủ Trung Quốc.

Gần đây, Mỹ đã hỗ trợ thêm cho Việt Nam một tàu tuần tra nhằm tăng cường năng lực cho cảnh sát biển Việt Nam. Mới đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thách thức Bắc Kinh khi giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Hai nước đã ký kết một Bản ghi nhớ chung (MOU). Có thể thấy, thành phần chính của MOU giữa Hà Nội và Washington bao gồm các hỗ trợ trực tiếp chống lại hành vi đe dọa ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác để đảm bảo duy trì bền vững tài nguyên biển, chống lại các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : "Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế biển của riêng họ. Mỹ sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế".

Việt Nam cần một "đại chiến lược" bền vững nếu như muốn có một chính sách độc lập đối phó với Trung Quốc.

Thứ nhất, "Một đại chiến lược" về kinh tế không phụ thuộc vào cường quốc nào, mà đầu tiên trong đó cần phải làm triệt để là không phải chờ đón đại bàng bay vào làm tổ mà phải lót sẵn tổ bằng những biện pháp cụ thể để triệt phá lợi ích nhóm, tham nhũng, quan liêu cửa quyền và bất nhất trong chính sách.

Thứ hai, "Một đại chiến lược" về quốc phòng và quân sự thực sự cần hướng tất cả các thể chế vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xảy ra một cuộc chiến tranh thông thường ; đầu tư mạnh vào năng lực tấn công chính xác cả trong môi trường đất liền, trên biển và trên không, với sự hỗ trợ của các năng lực phi quân sự và trong không gian mạng ; đồng thời phải củng cố mối quan hệ với các đối tác quốc phòng trong khu vực để có được nhận thức chung về không gian mạng, trên không và trên biển ; và cần hợp tác với Mỹ với tư cách là một đối tác đáng tin cậy cùng chung tầm nhìn.

Để đạt được các mục tiêu này, lãnh đạo Việt Nam cần phải thực sự đặt lợi ích của dân tộc và chủ quyền biển đảo của đất nước lên trên hết. Mặc dù các lãnh đạo Việt Nam luôn tuyên bố "chủ quyền biển đảo là thiêng liêng", "không đánh đổi chủ quyền bằng bất cứ thứ gì", "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Tuy nhiên trong thực tế thì có rất nhiều thứ mà người dân lo ngại. Với những gì đang diễn ra hiện nay, nhiều người dân tin rằng, Trung Quốc đang ráo riết can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam trong khi một bộ phận lãnh đạo Việt Nam đang tập trung cho Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp tới và một bộ phận vẫn ôm khư khư lập trường về tư duy chính trị quốc tế không khác tư duy chính trị quốc tế thời chiến tranh lạnh, điều đó thể hiện trong nhiều phát biểu của lãnh đạo cấp cao vừa qua.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 01/10/2020

Additional Info

  • Author Trần Bạch Mai, Nguyễn Trường
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3