Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/11/2020

Quyền tự do lập hội : những khuyến cáo từ ILO

Triệu Tử Long

Đây là một giá trị thiêng liêng được nhắc tới trong Hiến chương ILO, Tuyên bố Philadelphia của ILO, và Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động của ILO (1998) ; điều này cũng được tuyên bố trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền.

laphoi1

Tự do lập hội là một quyền con người và là một trong những giá trị cốt lõi của ILO.

Tổ chức Lao động Quốc tế, viết tắt ILO (tiếng Anh : International Labour Organization) là một cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc liên quan đến các vấn đề về lao động.

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được thành lập cũng trên tinh thần về quyền con người là một giá trị thiêng liêng như đã nêu tại Hiến chương ILO.

Rộng đường dư luận, xin trích giới thiệu ở đây về một tài liệu của Dự án "Quyền tự do lập Hội" do ILO thực hiện tại Việt Nam.

------------------------

HỏiNhững tiêu chuẩn quốc tế chính về quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể là gì ?

Đáp : Những tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu về quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể bao gồm Công ước về Quyền Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức (Số 87) 1948 và Công ước về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949 (Số 98).

Những tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan tới các quyền tự do này gồm Các biện pháp bảo vệ và thiết chế dành cho đại diện người lao động để thực thi Công ước (Số 135) ; Khuyến nghị về Đại diện của Người lao động (Số 143) ; và Khuyến nghị về Thương lượng Tập thể (Số 163).

Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới đối thoại xã hội bao gồm Khuyến nghị về việc Tham vấn và Hợp tác giữa Người sử dụng lao động và Người lao động ở cấp cơ sở (Số 94) và Khuyến nghị về Thông tin giữa Ban quản lý và Người lao động ở cấp Cơ sở (Số 129).

Hơn nữa, phần lớn các Công ước và Khuyến nghị của ILO đều có các điều khoản ủng hộ đối thoại xã hội bằng cách yêu cầu về tham vấn với các tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.

HỏiTại sao quyền tự do lập hội lại quan trọng ?

Đáp : Quyền lập hội là một quyền, ngoài ra tự do lập hội tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động cùng nhau bảo vệ tốt hơn không chỉ quyền lợi kinh tế mà cả các quyền tự do dân sự của họ như quyền được sống, được đảm bảo an toàn, toàn vẹn, và đảm bảo các quyền tự do cá nhân và tập thể.

Là một phần không thể tách rời của nền dân chủ, nguyên tắc này rất quan trọng giúp thực hiện tất cả các nguyên tắc và quyền cơ bản khác tại nơi làm việc.

Các doanh nghiệp đối diện với rất nhiều bất ổn trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường toàn cầu. Thiết lập một kênh đối thoại thực sự với những đại diện mà người lao động tự do lựa chọn sẽ giúp cho cả người lao động và người sử dụng lao động hiểu được các vấn đề của nhau tốt hơn và cùng tìm cách giải quyết chúng.

An toàn của những người đại diện là cơ sở để xây dựng niềm tin cho cả hai bên.

Tự do lập hội và thương lượng tập thể sẽ mang lại cơ hội đối thoại giúp giải quyết xung đột hiệu quả, và điều này cũng giúp kiểm soát năng lượng để tập trung vào những giải pháp có kết quả mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội nói chung.

Phạm vi ý nghĩa của quyền tự do lập hội được định nghĩa với phạm vi lớn hơn bất cứ quyền nào trong bộ máy giám sát của ILO. Trong nhiều trường hợp những quyết định này rất hữu ích giúp người sử dụng lao động hiểu được những quyền này.

HỏiHiểu thế nào về việc người lao động và người sử dụng lao động có thể "tự do thực hiện quyền tổ chức của mình" ?

Đáp : Tự do lập hội là một quyền con người cơ bản. Điều này ngụ ý sự tôn trọng đối với quyền tự do và tự nguyện thành lập và gia nhập các tổ chức theo lựa chọn của bản thân một người.

Điều đó cũng có nghĩa là các tổ chức có quyền thực hiện các hoạt động của họ một cách hoàn toàn tự do mà không bị can thiệp. Người sử dụng lao động không nên can thiệp vào quyết định lập hội của người lao động, hoặc phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc đại diện của họ.

Chính phủ không nên can thiệp vào quyền lập hội của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có quyền gia nhập các tổ chức ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, và các tổ chức của họ có quyền liên kết ở bất cứ cấp độ nào.

Tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động cần phải được tồn tại lâu dài mà không phải thực hiện bất cứ yêu cầu gia hạn định kỳ hay chịu bất cứ một điều kiện nào để được tiếp tục tồn tại.

HỏiChính phủ có trách nhiệm gì để bảo vệ quyền tự do lập hội ?

Đáp : Để thực hiện các nguyên tắc của quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể trên thực tế cần có một cơ sở pháp lý đảm bảo những quyền này được thi hành.

Điều này cũng đòi hỏi phải có một khung thể chế kiến tạo có thể được xây dựng giữa ba bên, giữa tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động, hoặc kết hợp cả hai.

Những cá nhân mong muốn được thực hiện quyền của mình để trình bày ý kiến cũng phải được bảo vệ để không bị phân biệt đối xử. Và tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động cũng phải chấp nhận làm đối tác của nhau mới có thể cùng giải quyết vấn đề chung hoặc xử lý các thách thức chung.

Chính phủ phải có trách nhiệm đảm bảo các khung thể chế và pháp lý sẵn có để hoạt động thích hợp. Họ cũng cần giúp thúc đẩy một văn hóa hợp tác và chấp nhận lẫn nhau.

Khi chính phủ không tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế, cần có nỗ lực để cải cách pháp luật và quản trị nhà nước. Nếu luật pháp không tuân theo các tiêu chuẩn lao động quốc tế, người sử dụng lao động và công đoàn cần nỗ lực tôn trọng các nguyên tắc đó, ít nhất là ở những quốc gia mà việc tôn trọng những nguyên tắc này không bị cấm đoán.

Tại những quốc gia mà pháp luật bảo vệ quyền, nhưng việc triển khai lại kém do không có đủ lực lượng thi hành luật, thì người sử dụng lao động cần tuân thủ pháp luật.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 28/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Triệu Tử Long
Read 501 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)