Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/01/2021

Nhân sự Đại hội 13 : dư luận tha hồ đồn đoán

Nhiều tác giả

Đại hội 13 : Năm năm chưa tới đã qua

Nguyễn Hùng, VOA, 19/01/2021

Dù Đi hi 13 ca Đng Cng sn còn chưa din ra, năm năm ti đây có th coi như là thi gian vô nghĩa cho nhng ai hy vng vào mt xã hi t do và ci m hơn Vit Nam.

daihoi1

T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) lên tiếng t cáo Vit Nam gia tăng đàn áp nhng nhng người bt đng chính kiến trước thm đi hi Đng 13. Photo HRW

Ngay c Văn phòng Cao ủy nhân quyn Liên Hip Quc cũng nói chính quyn Vit Nam gi ra thông đip "n lnh" trước thm đi hi bng nhng bn án nng cho các nhà hot đng đòi các quyn con người căn bn như t do ngôn lun, t do lp hi và t do biu tình.

Toà án thành ph H Chí Minh hôm 5/1 đã kết án ba thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam tng cng 37 năm tù vì tuyên truyn chng nhà nước. Ch tch và người sáng lp hi Phm Chí Dũng chu án 15 năm trong khi hai thành viên Nguyn Tường Thu và Lê Hu Minh Tun mi người b kết án 11 năm tù.

Bng vic kết án ngay trước khi Đi hi đng din ra t 25/1-2/2 vi mc án nng n, các nhà lãnh đo bo th ca Vit Nam đã dp tt bt k hy vng nào vào nhng tiến b v t do ngôn lut trng nhim k ti ca các nhà lãnh đo mà người ta đang đn đoán vn toàn các gương mt cũ.

Điu này xy ra bt chp nhng cam kết quc tế ca Vit Nam v quyn con người và s hi nhp sâu hơn vi thế gii văn minh v kinh tế, thương mi và đu tư. Hip đnh thương mi t do vi Liên hip Châu Âu EU đã có hiu lc t tháng 8/2020 trong khi cui năm Vit Nam cũng hoàn tt hip đnh vi Anh, nước mi ri EU.

Vi kinh nghim cay đng Trung Quc, Phương Tây có l không ngây thơ tin rng quan h kinh tế sâu rng thêm s mang ti nhng thay đi v dân ch và nhân quyn. Nhưng h vn cn th trường gn 100 triu dân, cn ti ngun lao đng, đt đai và tài nguyên còn tương đi r đ kiếm li. H s vn lên tiếng mi khi có nhng vi phm nhân quyn trng trn nhưng điu đó không có nghĩa là h sn sàng hy sinh nhng li ích thương mi đ gây sc ép vi Vit Nam.

Chính quyn Vit Nam hoàn toàn hiu điu này và h mun x cho tht nng nhng người dũng cm đu tranh đòi mt tương lai tt đp hơn. Mc tiêu là dp tt nhng phong trào đu tranh t khi chúng mi ch là đm la. Điu tr trêu là h đang làm nhng gì mà thc dân Pháp trước đây làm vi h khi chính h mun có mt tương lai tt đp hơn.

Hôm va ri tôi có dp nói chuyn vi mt nhà báo chuyên đưa tin v Vit Nam t nước ngoài và nghe li than gi phng vn chuyn trong nước khó hơn vì quá nhiu nhà hot đng đã b bt. Ngoài nhóm ba người va b kết án, các nhà hot đng khác nhưPhm Đoan Trang, ba người trong gia đình bà Cn Th Thêu gm bà và hai con trai Trnh Bá Tư và Trnh Bá Phương,nhà văn Phm Thành và nhiu người khác đã b bt.

Năm 2020 đánh du 20 năm tôi ri Vit Nam đ có th viết mà không s b tng biên tp gch đ bài vì s quan tuyên giáo, hay b an ninh sách nhiu vì không theo l phi. Thế mi thy t do ngôn lun Vit Nam dm chân ti ch, thm chí xu đi trong hai thp niên qua. Dù điu lut võ đoán tuyên truyn chng nhà nước đã đi s t 88 sang 117, bn cht ca c nó ln ca nhng người v ra nó vn vy. Nhưng trông mong gì khi câu "gic mơ con đè nát cuc đi con" ca Chế Lan Viên còn quá đúng vi nhng người t xưng là cng sn cũng như ng h viên ca h.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 19/01/2021

**********************

Giới thiệu "tứ trụ" mới liệu có được đồng thuận tại Hội nghị Trung ương 15 ?

Phạm Quý Thọ, RFA, 14/012021

Hội nghị Trung ương 15 liệu sẽ là cuối cùng trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 cận kề, được chính thức thông báo sẽ tổ chức vào ngày 25/1 đến 2/2/2021 ? Đây là câu hỏi được giới quan sát chính trị quan tâm bởi những tiền lệ thay đổi vào "phút chót". Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị là "chốt" được "các trường hợp đặc biệt" để trình Đại hội. Danh sách các nhân sự này là "tuyệt mật", nhưng có nguồn tin đồn đoán rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là hai trường hợp đặc biệt, quá tuổi theo quy định, sẽ tiếp tục ở lại với tư cách "tứ trụ" mới được Bộ Chính trị giới thiệu.

hoinghi1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) tại Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 12/11/2020 - AFP

Rối loạn chức năng độc đoán

Khi chiến dịch chống tham nhũng "không vùng cấm" vẫn đang được đẩy mạnh, nhiều người cho rằng chế độ độc đảng của Việt Nam chưa thể ngăn chặn được mức độ nghiêm trọng của tình hình khủng hoảng chế độ. Việc khởi tố ông Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được coi là "phức tạp", chỉ được tiến hành sau khi ông Nguyễn Văn Nên, nguyên Chánh văn phòng Trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Thành ủy thay ông Nguyễn Thiện Nhân. Trước đó, cuối năm 2019, ông Tất Thành Cang bị kỷ luật cách chức Ủy viên Trung ương đảng khóa 12 và Phó bí thư thường trực Thành ủy tại Hội nghị trung ương 9, nhưng vẫn là Thành ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công trình lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế, đến tháng 8/2020 ông này chỉ bị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh "thống nhất kết luận phê bình". Trường hợp kỷ luật đối với ông Tất Thành Cang có thể được coi là biểu tượng của rối loạn chức năng độc đoán. Ở đây, sự phân quyền cho các địa phương đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kinh tế sang thị trường đã tạo ra nguy cơ bất ổn cho chế độ.

"Tập thể lãnh đạo" đang bị lung lay

Tập thể lãnh đạo là một hình thức chính trị lý tưởng của một đảng cộng sản độc quyền. Nhiệm vụ chính của nó là để phân phối quyền hạn và chức năng từ cá nhân đến một nhóm duy nhất. Tại Việt Nam nguyên tắc tập thể lãnh đạo còn được gọi là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng CS VN, theo đó, hầu như không có một lãnh đạo tối cao bởi quyền lực được san sẻ tập trung cho bốn vị trí cao nhất trong chính quyền là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng với các tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948 từng giải thích rằng "một người dù khôn ngoan đến đâu, cũng chỉ trông thấy một số mặt của vấn đề ; vì vậy cần tổng hợp sự xem xét của nhiều người để xét rõ mọi mặt của vấn đề, cho nên mới cần lãnh đạo tập thể. Không lãnh đạo tập thể sẽ dẫn đến "bao biện, độc đoán, chủ quan"… Tuy nhiên, "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa", sinh ra sự "bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ". Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải đi kèm với nhau.

Nguyên tắc này đang bị lung lay trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đỉnh điểm là nhiệm kỳ 2011-2015, khi "một bộ phận không nhỏ" quan chức "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một trong những dấu hiệu là Ban Chấp hành TƯ đã "làm trái ý" của Bộ Chính trị. Tại Hội nghị TƯ 7 năm 2013 hai ông Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính TƯ và Vương Đình Huệ, nguyên Trưởng ban Kinh tế TƯ, mặc dù được Bộ Chính trị giới thiệu, đã không được Ban chấp hành TƯ khoá 11 bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Một sự kiện "đình đám" khác cũng diễn ra tương tự về việc kỷ luật nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành nền kinh tế. Ông Dũng trước Quốc hội ngày 20/10/2012, đã xin lỗi với tư cách người đứng đầu vì tình trạng "bất ổn kinh tế vĩ mô". Tuy nhiên, ông đã không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào, và trái lại ông lại được số phiếu tín nhiệm cao trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Quốc hội. Mặc dù, ông đã về làm "người tử tế", nhưng không ít Ủy viên Trung ương trong Ban Chấp hành khoá 12 đã từng ủng hộ ông vẫn chịu ảnh hưởng.

Ai mới được giới thiệu là "Tứ trụ" ?

Như đã nêu ở trên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một phương án "trường hợp đặc biệt" được Bộ Chính trị giới thiệu trình Hội nghị TƯ 15 khoá 12 sẽ họp trong nay mai. Những kết quả về chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng "không vùng cấm" do ông trực tiếp chỉ đạo đã tăng cường quá trình tập trung quyền lực. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nắm giữ quyền tối cao, như Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng… đồng thời là Trưởng tiểu ban nhân sự cho Đại hội 13.

Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực tối cao đang gặp khó khăn. Sự giới thiệu người kế nhiệm của ông đã không đạt được sự đồng thuận của tập thể Bộ Chính trị và tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 14. Bởi vậy, theo các nhà quan sát, ông có thể tiếp tục ở lại để tìm người kế vị để bàn giao nhằm duy trì chế độ độc đảng. Ngoài ra, nếu ở lại, ông chắc sẽ còn nhiều việc phải làm để nội bộ đảng trong sạch. Dư luận băn khoăn về sự bình phục sức khoẻ của ông sau cơn đột quỵ cuối năm 2018.

"Trường hợp đặc biệt thứ hai" là đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đứng đầu Chính phủ kiến tạo với chính sách phù hợp thực tế, điều hành nền kinh tế thành công mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất, kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng gần 3% vừa chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Ngoài ra, những kết quả chống thiên tai bão lũ tại miền Trung cũng để lại dấu ấn tích cực… Ông được giới thiệu với cương vị chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới. Giới phân tích chính trị băn khoăn rằng với thành tích như vậy tại sao ông không được bố trí tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị Thủ tướng Chính phủ ?

hoinghi2

Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Hà Nội

Đồng thời với hai trường hợp đặc biệt trên, trong "tứ trụ" còn hai nhân vật còn đủ tiêu chuẩn được giới thiệu là Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ông Chính, từng là thứ trưởng Bộ Công an, đã trải thực tế thành công với tư cách là Bí thư tỉnh Quảng Ninh trong nhiệm kỳ 11. Ngoài ra, ông có kinh nghiệm đối với việc áp dụng mô hình đặc khu hành chính kinh tế còn vướng mắc trong nhiệm kỳ 12. Ông Huệ, giáo sư kinh tế, trải qua nhiều chức vụ như Tổng kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng tài chính và Trưởng ban kinh tế TƯ. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế chỉ đạo tại địa phương chỉ được tích luỹ khi ông là Bí thư Hà Nội năm 2019. Hai ông được giới thiệu với cương vị Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội với hai phương án đảo vị trí cho nhau.

Sau "đồng thuận" dự kiến sắp xếp các vị trí quyền lực khác trong Bộ Chính trị, Ban bí thư và Ban Chấp hành TƯ, các nhà quan sát hy vọng sự giới thiệu "tứ trụ" như trên có thể sẽ nhận được sự "nhất trí" tại Hội nghị trung ương 15 theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Liệu đó sẽ là hội nghị cuối cùng trước thềm Đại hội 13 cận kề ? Dù thế nào đi chăng nữa, câu hỏi vẫn đeo đuổi các nhà cải cách rằng tại sao chuyển giao quyền lực tối cao của đảng ngày càng khó khăn ?

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 14/01/2021

***********************

‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’,

Carl Thayer, BBC, 14/01/2021

Hội nghị 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này, khoảng 10 ngày trước khi Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến diễn ra từ ngày 15/1 cho tới 2/2/2021.

Đã và đang xuất hiện một số phỏng đoán các "kịch bản" đối với bốn vị trí quan trọng nhất, hay còn gọi là "Tứ Trụ".

hoinghi3

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Hai "kịch bản" được bàn luận nhiều nhất cho tới nay hướng tới khả năng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư và ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng được xét diện "đặc biệt", sẽ hướng tới ghế Chủ tịch nước.

"Kịch bản thứ nhất" gồm hai vị trí kể trên với ghế Thủ tướng dự kiến thuộc về ông Vương Đình Huệ và vai trò Chủ tịch Quốc hội thuộc về ông Phạm Minh Chính.

"Kịch bản thứ hai" được đồn đoán là đảo lại vai trò của hai ông Huệ và Chính.

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt qua email về những đồn đoán nhân sự cấp cao này.

BBCÔng đánh giá gì về nhân sự các vị trí theo đồn đoán nói trên ? Ai sẽ được bầu vào ghế nào, và vì sao ?

Carl Thayer : Nếu ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư theo một trong hai kịch bản thì điều đó có nghĩa là có một trong hai điều xảy ra. Hoặc là ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba đủ 5 năm hoặc tái đắc cử với ý tưởng rằng ông sẽ từ chức trước khi hết nhiệm kỳ (một tiền lệ do ông Đỗ Mười đặt ra - ông rời chức TBT giữa nhiệm kỳ hai năm 1997).

Việc ông Trọng tái đắc cử theo một trong hai kịch bản sẽ là dấu hiệu cho thấy ông đã không thành công trong việc chuẩn bị cho người kế nhiệm do có sự phản đối của các ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương.

Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước, điều này chỉ có thể được thực hiện theo trường hợp đặc biệt vì thành tích xuất sắc. Trong suốt năm ngoái, có tin đồn liên tục rằng ông Phúc có thể đã đặt mục tiêu trở thành lãnh đạo đảng. Vì ông chỉ đảm nhiệm một nhiệm kỳ thủ tướng và được số phiếu bầu tín nhiệm rất cao từ các đồng nghiệp cho công việc của chức vụ này nên điều đó kể như một sự thỏa hiệp.

Tôi hiểu rằng Ban chấp hành Trung ương đã thông qua hai "trường hợp đặc biệt" cho các ủy viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi. Kịch bản mà tôi ưa thích là ông Phúc được tái bổ nhiệm làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai.

BBC : Ông đánh giá thế nào về ông Phạm Minh Chính và ông Vương Đình Huệ, và ông có thông tin gì đáng lưu ý không ?

hoinghi4

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chúc mừng tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trong buổi lễ nhận quyết định hôm 07/02/2020.

Carl Thayer Ông Vương Đình Huệ, 63 tuổi, rõ ràng là người hội đủ tiêu chuẩn nhất trong số các ủy viên đương nhiệm của Bộ Chính trị dưới 65 tuổi để được bầu làm Thủ tướng. Ông giữ chức Phó Thủ tướng trong 5 năm qua. Ông được đào tạo về kinh tế và từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Hiện ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội mà một số nhà phân tích coi đó là cách để ông bồi đắp thêm kinh nghiệm cho mình. Nếu ông Phúc được bổ nhiệm làm Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai, theo "kịch bản hai" thì ông Huệ sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Các nhà phân tích khác cho rằng nếu ông Phúc tái đắc cử chức Thủ tướng, ông Huệ có thể được bổ nhiệm làm Thường trực Ban Bí thư.

Ông Phạm Minh Chính đứng hàng thứ chín trong Bộ Chính trị, hai nấc trên ông Huệ, người đứng thứ mười một. Ông Chính có bề dày cả trong bộ máy đảng lẫn trong ngành an ninh. Ông là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Bộ Công an về hậu cần, kỹ thuật, tình báo và là Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng. Kinh nghiệm này hẳn sẽ phù hợp với ông trong ghế chủ tịch nước thay vì ghế thủ tướng.

BBCCảm ơn Giáo sư.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị trên 5 triệu thành viên và duy nhất lãnh đạo quốc gia trên 96 triệu dân (2019) được tổ chức 5 năm một lần.

Các nhà quan sát nước ngoài nói sự kiện này có tầm quan trọng quyết định cho hướng đi của Việt Nam nhiều năm tới, cụ thể là để lập tân chính phủ cho nhiệm kỳ 2021-26 và định hướng kinh tế 2021-2030.

Tuy thế, việc kiểm soát luồng thông tin về Đại hội Đảng 13 được Nhà nước Việt Nam chú ý đặc biệt.

Hôm 30/12/2020, Chính phủ nước này ban hành một danh mục được xếp hạng các "bí mật nhà nước", trong đó có các thông tin liên quan nhân sự và nội bộ của đảng, vào theo truyền thông nhà nước thì "phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là tuyệt mật".

Nguồn : BBC tiếng Việt, 14/01/2021

************************

Ông Trần Quốc Vượng ngồi ghế Tổng bí thư ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 11/01/2021

Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư. Từng có thời gian giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nên ông Trần Quốc Vượng được đánh giá là am tường luật pháp, và kiến thức này không là ‘hàn lâm’, mà từng trải nghiệm ở thời gian dài ông làm việc trong ngành tố tụng.

nhansu1

Tại Đại hội Đảng 13, có dự đoán ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu thành Tổng bí thư.

 Chính điều đó nên ông Trần Quốc Vượng đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống tham nhũng, dù đó là các cuộc điều tra chính đáng hay có động cơ chính trị để làm im lặng các đối thủ của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từ 2007 tới 2011, cũng thời gian này ông kiêm nhiệm thêm vị trí Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, sau đó ông giữ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 5/2013 ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư. Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị…

Ở ông Vượng, ông Trọng nhìn ra đấy là đồng minh. Vậy nếu ông ấy được bầu, sẽ có nghĩa gì cho Việt Nam ? Câu trả lời ngắn gọn là sự tiếp nối trong chính sách !.

Tuy nhiên trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam thì về mặt truyền thông, khá bất ngờ là gần như chỉ đề cập đến vai trò chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ, thay vì thường xuyên dùng cụm từ quen thuộc "Đảng và Nhà nước". Trên báo chí, gần như ông Trần Quốc Vượng đã không có phát biểu hay đưa ra sáng kiến gì rõ rệt trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian qua.

Ông Trần Quốc Vượng khá kiệm lời trong các phát biểu trước đám đông. Ông được ghi nhận là tiết chế cảm xúc tốt, ít có những ‘so sánh’ khoa ngôn kiểu "muôn nơi như một", qua việc ưa nhấn mạnh cụm từ "vai trò đầu tàu" của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội cùng nhiều địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, thậm chí là Long An…

Trong lãnh vực kinh tế, quan điểm của ông Trần Quốc Vượng về các dự án BOT, được báo chí ghi nhận như sau : Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2017, trong chương trình thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 ; kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước ba năm quốc gia 2018 đến 2020 – ông Trần Quốc Vượng có đề cập đến các dự án BOT. Ông cho rằng đây là chủ trương đúng, và cho rằng cần phải làm các dự án BOT thực sự bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và phải minh bạch.

Trong chuyện chính trị, ông Trần Quốc Vượng có quan điểm liên quan đến Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 (tu chỉnh 2017) : "Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi" – trích phát biểu tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Hiện tại thì ông Trần Quốc Vượng dường như vẫn đang bị ‘ngáng chân’ trên bước đường danh vọng, qua chuyện lùm xùm xảy ra ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Đại học Tôn Đức Thắng, khi Trần Quốc Bình, Chánh Văn phòng Đảng đoàn kiêm Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đang được ‘cơ cấu’ một chức danh tương xứng ở Đại học Tôn Đức Thắng – bởi thân phụ của ông Trần Quốc Bình là ông Trần Quốc Vượng (!?).

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 11/01/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Hùng, Phạm Quý Thọ, Carl Thayer, Trần Dzạ Dzũng
Read 479 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)