Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/01/2021

Đại hội 13 : Kỳ bí chung quanh nhân vật Nguyễn Phú Trọng

Nhiều tác giả

Nguyn Phú Trng, trường hp đc bit rt đc bit

Trân Văn, VOA, 28/01/2021

Đảng cộng sản Việt Nam va tái xác nhn tin đn v nhân s lãnh đo đng nhim k ti là hoàn toàn chính xác :Ông Nguyn Phú Trng s làm Tng Bí thư thêm mt nhim k na.

trong1

Điu l ca Đảng cộng sản Việt Nam : Không ai có th làm Tng Bí thư quá hai nhim k.

Đng CSVN qui đnh,Ban chấp hành trung ương đng không th gii thiu mt cá nhân đang là y viên Ban chấp hành trung ương tái ng c vào Ban chấp hành trung ương nhim k sau, nếu đương s quá 60 tui, hoc đã là y viên B Chính tr nhưng đã trên 65 tui nhưng cách nay bn năm , ông Trng khi y (2016) là Tng Bí thư đã 72 tui - vn được Ban chấp hành trung ương khóa 11 gii thiu tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k 12 vi lý do cn phi có ngoi l v tui đi vi mt s… trường hp đc bit.

Sau bn năm là mt trong vàitrường hp đc bit lãnh đo đng, Ban chấp hành trung ương đng nhim k 12 tiếp tc gii thiu ông Trng tái ng c vào Ban chấp hành trung ương nhim k 13. Ngoài yếu t đã quá 12 tui, vic Ban chấp hành trung ương nhim k 12 gii thiu ông Trng tham gia Ban chấp hành trung ương nhim k 13 còn sai vi Điu l ca Đảng cộng sản Việt Nam :Không ai có th làm Tng Bí thư quá hai nhim k ! Ai cũng biết vic gii thiu ông Trng tham gia Ban chấp hành trung ương nhim k 13 là đ được Ban chấp hành trung ương mi bu làm Tng Bí thư ln th ba.

Ông Hu A Lếnh khng đnh vi báo gii, ông Trng mt trong nhngtrường hp đc bit được gii thiu tái ng c cách nay bn năm ti đi hi 12 gi tr thành trường hprt đc bitđược gii thiu tái ng c ti đi hi 13 !

Có th vì quy đnh ca đng là như thế nhưng chưa được sa, theo qui đnh, mun sa phi gii trình, phi ch các y viên Ban chấp hành trung ương đng tho lun, b phiếu chun thun mà Ban chấp hành trung ương nhim k này vngii thiu ông Trng tái ng c là kỳ quá !.

Có th vì hơn 1.500 đi biu đi din cho toàn b đng viên ca Đảng cộng sản Việt Nam đang d đi hi 13 chưa b phiếu nào bu ra các thành viên Ban chấp hành trung ương nhim k mi, chưa có Ban chấp hành trung ương nhim k mi thì đào đâu ra các thành viên B Chính tr nhim k mi (do các y viên Ban chấp hành trung ương mi b phiếu bu) đ gii thiu Tng Bí thư cho đi biu bu theo qui đnh, mà đã dõng dc tuyên b ông Trng s là Tng Bí thư nhim k mi, rõ ràng quá k !

Cho nên sau khi h thng truyn thông chính thc hăm h gii thiu tuyên b ca ông Hu A Lếnh, hình như đã có ai đó, nơi nào đó ra lnh cho h thng truyn thông chính thc đng lot đc b nhng chi tiết xác đnh ông Nguyn Phú Trng s là Tng Bí thư !

***

Trước nay, chng riêng ông Trng và các đng chí đang lãnh đo đng, các cơ quan ch cht ca đng cũng thường xuyên huyên thuyên v chuyn nêu gương đ mi khía cnh, chuyn thc thi dân ch trong đng, chuyn qui hoch nhân s ca đng (2).

Ông Trng người ph trách Tiu ban Nhân s nhm chun b đi ngũ cho Ban chấp hành trung ương nhim k 12, Ban chấp hành trung ương nhim k 13 - cũng như Ban chấp hành trung ương nhim k 11, Ban chấp hành trung ương nhim k 12 đang chng minh, ngay c điu l, cũng như đ loi qui đnh này khác mà đng đt đnh ri gii thiu hết sc long trng rt cuc cũng vô giá tr. Đi hi đng các cp đ la chn nhân s lãnh đo đng t đa phương ti trung ương, qua đó sp đt cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam ch là đ cho vui.

Trân Văn

Nguồn : VOA,28/01/2021

Chú thích

(1) https://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-thong-tin-tbt-trong-duoc-gioi-thieu-he-lo-roi-bi-rut-xuong/5753993.html

(2) https://vnexpress.net/ong-hau-a-lenh-nhan-su-khoa-xiii-duoc-chuan-bi-ky-luong-4227151.html

***********************

Đại hội 13, ai khiến Nguyễn Phú Trọng lo sợ ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 28/01/2021

Ngày thứ 2 làm việc của đại hội, báo Tuổi Trẻ giật tít nghe rất kêu "Văn kiện Đại hội XIII kết tinh trí tuệ toàn Đảng, toàn dân". Ai cũng biết văn kiện đại hội là do đảng tự soạn chứ chẳng có người dân nào tham dự cả. Và lẽ dĩ nhiên nội dung văn kiện ấy cũng vì lợi ích của đảng chứ chẳng phải vì dân. Tuy nhiên đảng cũng phải ghép từ "nhân dân" vào đấy để cho có vẻ "ý đảng lòng dân là một". Nhưng thực tế thì sao ? Thực tế hoàn toàn ngược lại.

kybi1

Người dân Việt Nam vốn rất thờ ơ với chính trị, ấy vậy mà đảng nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch".

Việc huy động 6.000 cảnh sát cơ động và công an chìm làm náo loạn cả thành phố Hà Nội mấy ngày qua làm cho người dân phải ngao ngán. Dân Hà Nội than vãn rằng, vì lực lượng công an dày đặc chặn đường cho những đoàn xe gắn biển đại hội hụ còi inh ỏi đi đã làm cho Hà Nội kẹt xe chưa từng thấy. Người dân Hà Nội thực sự không mặn mà gì với đại hội, và bản thân họ cũng chẳng muốn biểu tình phản đối hay có bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến đại hội làm gì cả. Tuy nhiên về phía chính quyền thì họ vẫn sợ.

Người dân Việt Nam vốn rất thờ ơ với chính trị, ấy vậy mà đảng nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch". Và việc huy động lực lượng hùng hậu bảo vệ đại hội đảng cho thấy đảng không tin dân dù cho trên báo họ luôn nói rằng "ý đảng lòng dân là một".

Thực tế là giữa lời nói và hành động của Đảng cộng sản về nhiều vấn đề thường ngược nhau. Theo đài VOA thì "Không quan tâm đến đại hội đảng, giới hoạt động vẫn bị canh gác, theo dõi". Điều đó chứng tỏ, đảng không hề tin dân.

Trang mạng đài này cho biết, ngay trong những ngày đầu của đại hội, nhiều nhà hoạt động và bất đồng chính kiến cho biết qua mạng xã hội rằng họ bất bình về việc các nhân viên an ninh của chính quyền theo dõi, giám sát, làm mất quyền tự do công dân của họ.

Huy động cả quân đội tham gia vào việc phá quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

6.000 cảnh sát cơ động chỉ là phần nổi, công an chìm mặc thường phục trà trộn vào dân theo dõi nhân dân, cử công an quận đến cánh nhà những nhà hoạt động cũng chưa phải là đầy đủ. Hiện nay báo chí nhà nước còn cho biết, quân đội cũng được huy động vào việc đánh phá quyền tự do ngôn luận của người dân trên không gian mạng. Thực chất của hành động này là gạt nhân dân ra khỏi vai trò góp ý với đảng với nhà nước qua mạng xã hội. Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị độc tài không bao giờ chịu nghe ý kiến trái chiều của người dân.

Sáng 26/1, bên lề Đại hội Đảng XIII, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Thượng tướng Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã trả lời báo chí về công việc "bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an ninh mạng. Tất cả các chiến lược này đều có lực lượng chuyên trách, nòng cốt, như Quân đội có Bộ tư lệnh 86".

Thực chất là quân đội bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ tổ quốc nào cả. Quân đội đang có lực lượng 47 với số lượng lên đến 10 ngàn người. Họ đủ sức để đánh phá bất kỳ tài khoản facebook nào phản ánh sự thật về đại hội hoặc về các tiêu cực của Đảng cộng sản.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nói thêm rằng "bản chất của việc thực hiện nhiệm vụ này là xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng. Trong đó, lực lượng vũ trang, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông… đều tham gia".

Vâng ! Đấy là những gì mà ông tướng quân đội này đã thừa nhận. Lực lượng vũ trang, ban tuyên giáo và bộ thông tin và truyền thông đang phối hợp để bóp nghẹt tiếng nói người dân. Thực sự ông Trọng càng già ông càng có nhiều chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận. Điều đó cho thấy Nguyễn Phú Trọng ý thức rằng, tính chính danh của Đảng cộng sản không có.

Ngoài sợ dân, ông Trọng còn sợ ai ?

Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng trước đại hội được đánh giá là 2 đối thủ chạy đua giành ghế tổng bí thư. Với tin rò rỉ như hiện hay thì Trần Quốc Vượng đã bị loại khỏi cuộc đua và Nguyễn Xuân Phúc thì tuy còn ở lại bộ chính trị nhưng cũng đã bị đánh bật ra khỏi vị trí thủ tướng đầy quyền lực. Bộ ba chiến đấu vì ghế tổng bí thư bây giờ còn lại chỉ có một mình Nguyễn Phú Trọng là còn trụ lại được ghế quyền lực.

Hiện nay có ý cho rằng theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng, đồng thời giao Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an cho ông Vượng. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của ông Trọng sau khi rời chức.

Có một điều khó hiểu là, ông Trọng đang hỗ trợ cho ông Vượng tại sao để ông Vượng bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị ? Tại sao ông Trọng giành được suất đặc biệt nhưng lại để suất đặt biệt khác rơi vào tay ông Phúc chứ không rơi vào tay ông Vượng ? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời thỏa đáng. Cho đến nay khả năng ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc cùng chiến nhau giành 1 ghế là giả thuyết được cho là thuyết phục hơn hết.

Thực tế, từ 5 năm nay ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm đảng ủy công an. Việc ông Phúc thuyết phục các tướng công an về phe ông là một giả thuyết cũng không thiết phục. Bởi nếu các tướng công an đã theo Phúc thì cũng đồng nghĩa với việc phản ông Trọng, vậy thì tại sao ông Trọng vẫn mạnh hơn ông Phúc khi vẫn giữ được ghế tổng bí thư cho mình trong tình cảnh sức khỏe đã quá yếu.

Gần đến đại hội đảng, thông tin chưa được kiểm chứng được lan truyền trên internet nói rằng nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm chức Tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng, và chức Chủ tịch Quốc hội được dành cho ông Vương Đình Huệ.

Nhìn vào danh sách tứ trụ mới này cho thấy, Nguyễn Xuân Phúc đã thất bại nhưng vẫn còn quyền lực, tuy quyền lực không còn mạnh như trước đây. Tuy nhiên tính đến Đại hội 13 này diễn ra ông Phúc vẫn còn đang là đương kim thủ tướng. Vậy nên ông Trọng cho tăng cường an ninh để phòng bất trắc là điều dễ hiểu.

Trong nhiệm kỳ 3, ông Trọng sẽ chiến với ông Phúc thế nào ?

Như vậy là trong Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 vẫn tồn tại 2 đối thủ kèn cựa nhau là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Ông Trọng đang có lợi thế là giữ được quyền lực trong tay nhưng sức khỏe ngày một yếu đi. Sự già yếu và bệnh tật về sau có thể sẽ là lý do làm cho nhiều người dưới trướng ông Trọng phải tính đường riêng. Như vậy cán cân quyền lực giữa ông Trọng và ông Phúc trong 5 năm tới có khả năng nghiêng về ông Phúc nhiều hơn và hứa hẹn sẽ có những cuộc đối đầu khốc liệt trong nội bộ đảng không kém gì trận chiến giữa ông Trọng và ông Dũng trước đây.

Như vậy có thể dự đoán rằng, trong khóa 13 thách thức lớn nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam là vấn đề nội loạn. Nguyễn Tấn Dũng xuống thì có Nguyễn Xuân Phúc nổi lên, hoặc sắp tới thế lực Phạm Minh Chính cũng là một ẩn số khó đoán. Mà Phạm Minh Chính một khi đã nắm được ghế thủ tướng thì có khả năng ông ta lập một nhóm lợi ích riêng để tiến hành thâu tóm quyền lực về tay mình như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng làm.

Cơ chế đảng trị, với đảng cộng sản đứng cao hơn tất cả, kiểm soát tất cả từ hành pháp, luật pháp, tư pháp, cả truyền thông nên việc kiểm soát người dân là trong khả năng. Dù cho ông Trọng thắng thế, hay ông Phúc thắng thế hay ông Phạm Minh Chính nổi lên thì việc bức hại nhân dân cũng không thay đổi. Chỉ có các thế lực bên trong đảng là thay đổi thôi.

Phạm Minh Chính sẽ là thế lực khó đối phó đối với cả ông Trọng và ông Phúc trong Trung ương đảng khóa 13.

kybi2

Ông Nguyễn Xuân Phúc trao bằng huân chương cho Phạm Minh Chính năm 2015. Ảnh minh họa

Phạm Minh Chính còn rất trẻ, là người từng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an và sau đó là được phong lên đến hàm trung tướng công an. Làm việc trong ngành tình báo là một ưu thế lớn, dễ bắt liên lạc với tình báo Trung Cộng và tính đường chính trị riêng. Đó là lợi thế mà khó có người nào muốn làm chính trị mà lại bỏ qua.

Ông Phạm Minh Chính khởi động cho con đường tiến vào ghế thủ tướng hôm nay bằng chức bí thư tỉnh quảng ninh từ năm 2011 đến 2015. Và từ năm 2015 đến nay ông Chính tiến rất nhanh, điều đó cho thấy ông Chính là một thế lực mà cả ông Trọng và ông Phúc phải dè chừng.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm quyền lực lớn trong tay nhưng về sau quyền lực ấy rất có thể sẽ yếu đi chứ không còn mạnh nữa. Tương tự như vậy, với ghế chủ tịch nước thì ông Phúc cũng sẽ không thể phát triển thế lực mạnh lên thêm mà chỉ có thể yếu hơn mà thôi.

Ở trung ương đảng nhiệm kỳ 13, cả thế lực ông Trọng và thế lực ông Phúc đều đi xuống, trong khi đó Phạm Minh Chính thì đang lên cộng với tuổi tác cũng trẻ hơn 2 ông kia rất nhiều. Trong nhiệm kỳ thủ tướng sắp tới, có thể nói Phạm Minh Chính sẽ thu hút nhiều huộc hạ dưới trướng tụ về đầu quân để tìm kiếm cơ hội.

Không biết nhiệm kỳ 3 ông trọng sẽ chiến với ai ? Chiến với ông Phúc hay chiến với Phạm Minh Chính ? Chiếc ghế của ông Trọng là một vị trí mà đã ngoài tầm với đối vơuis Nguyễn Xuân Phúc, nhưng nó lại là rất gần với Phạm Minh Chính. Trong 5 năm nhiệm kỳ thủ tướng, có lẽ là thế lực Phạm Minh Chính nổi lên như là một thế lực mạnh nhất thay thế cho thế lực cũ đã quá già nua. Nếu không có gì thay đổi thì việc Phạm Minh Chính lượm chiếc ghế tổng bí thư trong tương lai làtrong tầm tay.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/01/2021

********************

Sự bất thường của ông Nguyễn Phú Trọng ngày khai mạc Đại hội 13, lý do nào ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 28/01/2021

Có thể nói Đại hội 13 sẽ là đại hội dành cho ông Nguyễn Phú Trọng, bởi ông là người được hưởng suất đặc biệt và sắp được công bố trong vài ngày tới. Tuy ông Trọng không phải là người duy nhất được hưởng suất này, nhưng nói về thành công thì chỉ có mình ông Trọng, vì Nguyễn Xuân Phúc tuy hưởng xuất đặc biệt nhưng bị đưa qua chức chủ tịch nước thì cũng xem như là thất bại hơn là thành công.

kybi3

Có thể nói Đại hội 13 sẽ là đại hội dành cho ông Nguyễn Phú Trọng

Sáng ngày 25/1 tất cả các báo đồng loạt đưa tin về ngày đầu tiên khai mạc đại hội lần thứ XIII của Đảng được tổ chức từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021 tại Hà Nội. Đầu giờ sáng ngày 25/1, các đại biểu Đại hội XIII sẽ vào Lăng viếng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên điều đặc biệt là trong đoàn vào viếng này lại thiếu nhân vật quang trọng nhất, đó là ông Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông báo trên báo chí nhà nước thì ngày đầu tiên đại hội sẽ thông qua chương trình phiên họp trù bị, thông qua Quy chế làm việc, Chương trình làm việc, Quy chế bầu cử Đại hội XIII và Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Tại phiên trù bị, các đại biểu tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu. Sau phiên trù bị, các đại biểu sinh hoạt tại đoàn nghiên cứu các tài liệu Đại hội, gồm báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện Đại hội XIII, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương khóa XII…

Có thể xem phiên trù bị là chưa phải là buổi họp quan trọng nhất đại hội, tuy nhiên nghi lễ viếng lăng thì cực kỳ quan trọng đối với Đảng cộng sản nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại không có mặt. Chính điều này lại thổi bùng lên lời đồn đoán về sức khỏe của ông Trọng trong đại hội này liệu có đảm bảo hay không ?!

Ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại buổi lễ viếng lăng Hồ Chí Minh sáng ngày 25/1

Liệu sức khỏe của ông Trọng có nghiêm trọng hay không ?

Theo báo chí đưa tin, ngày làm việc chính thức đầu tiên sẽ sau ngày họp trù bị, sáng 26/1, Đại hội lần thứ XIII của Đảng sẽ họp phiên khai mạc tại hội trường. Lịch trình đại hội đã được xác định trước đó, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Thời gian biểu đại hội đã được định trước còn việc xác định suất đặc biệt để ưu ái cho ông Trọng thì đến hội nghị trung ương 15 mới chốt. Tất cả danh sách nhân sự đã xong ngay trong hội nghị đó. Thông thường là việc bầu bán ở Đại hội 13 sẽ không có gì bất ngờ cả. Tuy nhiên không bất ngờ khi mà sức khỏe của ông Trọng được đảm bảo, nhưng nếu sức khỏe ông không đảm bảo thì chắc chắn có sáo trộn.

Ông Trọng đã trải qua một lần đột quỵ vào tháng 5 năm 2019 và cho đến hôm nay cũng chỉ mới bình phục có một phần, vì vậy nếu có vấn đề gì đến với sức khỏe của ông thì tất nhiên là nghiêm trọng hơn chứ không đơn giản như những lần trước đó. Bệnh nó đến trên một cơ thể có tiền sử bệnh nặng thì có thể bệnh sẽ nặng hơn.

Ông Trọng thuộc diện được chăm sóc sức khỏe hằng ngày, nên rất có thể lần viếng lăng ông Hồ Chí Minh này ông không đi là do lời khuyên của bác sĩ. Nhưng dù ông có phát bệnh thật hay vì bảo vệ sức thì điều đó cũng cho thấy sức khỏe của ông Trọng không được đảm bảo.

Có thể sức khỏe ông sức khỏe ông Trọng không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong thời gian ngắn hạn 9 ngày đại hội, nhưng về lâu về dài khó mà đảm bảo cho ông đi hết nhiệm kỳ.

Vận mệnh đất nước không phải là chuyện đùa, một con người nắm quyền điều hành đất nước phải đảm bảo sức khỏe, đó là điều cần thiết. Tuy nhiên với chế độ độc đảng như độc tài cộng sản thì nhân dân không có sự chọn lựa và thậm chí người đảng viên bậc thấp hơn cũng không có sự chọn lựa khi làm gì cũng phải không được sai với chủ trương của đảng.

Liệu những ngày sau đó Nguyễn Phú Trọng có xuất hiện không ?

Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có lường trước được những vấn đề sức khỏe mà ông có thể gặp phải khi mà phải chủ trì một đại hội kéo dài liên tục trong 9 ngày hay không ? Một ông già đã 77 tuổi và từng bị đột quỵ phải chữa bệnh trong suốt một năm thì tất sức khỏe của ông không còn như xưa nữa. Điều này chắc là ông Trọng phải biết vì bên ông ông có bác sĩ cho lời khuyên tốt nhất.

Trong 9 ngày đại hội có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng cần phải ít xuất hiện tại đại hội, chỉ xuất hiện vào những thời điểm quan trọng để tránh làm việc quá nhiều kéo theo tình hình sức khỏe trở nên phức tạp. Chính vì vậy mà trong những kỳ hội nghị trung ương trước đại hội ông Nguyễn Phú Trọng ắt đã chuẩn bị kỹ cho lịch trình đại hội để đến khi đại hội ông có thể vắng mặt một số ngày.

Tại hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương Đảng diễn ra ngày 18/12/2020, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết "Trung ương thống nhất cao cho rằng việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã hoàn thành theo đúng mục đích, yêu cầu, kế hoạch đề ra".

Hệ thống các văn kiện trình Đại hội XIII bao gồm Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, cùng với các báo cáo chuyên đề là Báo cáo kinh tế-xã hội bao gồm các Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng. Đó là những gì mà hội nghị trung ương 14 đã chuẩn bị. Đến Đại hội 13 thì mọi việc cứ thế mà tiến hành và ông Trọng cũng không cần phải xuất hiện liên tục.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã chiến đấu để giữ ghế thì ắt ông ta phải có kế hoạch bảo vệ sức khỏe của ông để tiếp tục tại vị. Đó là điều cần thiết. Rất có thể trong những ngày tới ông Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện trong những buổi họp quan trọng, còn những buổi họp không quan trọng ông sẽ vắng mặt.

Có thể ông Nguyễn Phú Trọng chỉ xuất hiện những lúc cần thiết.

Nếu ông Trọng bệnh thật ngay trong đại hội, ai là người hưởng lợi ?

Ngay hội nghị trung ương 15 kết thúc ngày 17/1 vừa qua thì danh sách đã được rò rỉ ra ngoài xã hội như sau:

1. Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, quê Hà Nội : ủy viên Bộ Chính trị, tái cử chức Tổng bí thư

2. Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, quê Quảng Nam : ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ, ứng cử chức Chủ tịch nước

3. Phạm Minh Chính, sinh năm 1958, quê Thanh Hóa : ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ứng cử chức Thủ tướng Chính phủ

4. Vương Đình Huệ, sinh năm 1957, quê Nghệ An : ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội ; ứng cử Chủ tịch quốc hội

5. Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê Vĩnh Long : ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo ; ứng cử Thường trực Ban bí thư

6. Tô Lâm, sinh năm 1957, quê Hưng Yên : ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, ứng cử Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ

7. Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, quê Nam Định : ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ; ứng cử Phó chủ tịch quốc hội

8. Trương Thị Mai, sinh năm 1958, quê Quảng Bình : ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban dân vận, ứng cử Trưởng ban tổ chức Trung ương

9. Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi : Bí thư Trung ương, Chánh án Tòa án Tối cao ; ứng cử Trưởng ban Nội chính Trung ương

10. Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961, quê Hà Tĩnh : Bí thư trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra ; tái cử Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

11. Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê Nghệ An : Bí thư Trung ương, Trưởng ban Nội Chính Trung ương ; ứng cử Bộ trưởng Bộ Công an

12. Nguyễn Văn Nên, sinh năm 1957, quê Tây Ninh : Bí thư trung ương, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; tái ứng cử Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

13. Phan Văn Giang, sinh năm 1960, quê Thái Nguyên : ủy viên trung ương, Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, ứng cử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

14. Đào Ngọc Dung, sinh năm 1962, quê Hà Nam : ủy viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội ; ứng cử Trưởng Ban dân vận Trung ương

15. Bùi Thanh Sơn, sinh năm 1962, quê Hà Nội : ủy viên trung ương, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao; ứng cử Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao

16. Bùi Minh Hoài, sinh năm 1965, quê Hà Nam : ủy viên trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương ; ứng cử Trưởng ban dân vận Trung ương

17. Đinh Tiến Dũng, sinh năm 1961, quê Ninh Bình : ủy viên trung ương, Bộ trưởng Bộ tài chính ; ứng cử Bí thư thành ủy Hà Nội.

kybi4

Giả định về trường hợp sức khỏe xấu xảy ra trong đúng những ngày đại hội thì lúc đó ông Trần Quốc Vượng có khả năng sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư.

Rõ ràng trong danh sách không có Trần Quốc Vượng. Tuy nhiên tin tức ông Trần Quốc Vượng bị loại vẫn chưa công bố chính thức. Vì vậy nên giả định về trường hợp sức khỏe xấu xảy ra trong đúng những ngày đại hội thì lúc đó ông Trần Quốc Vượng có khả năng sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Khả năng này rất khó xảy ra, tuy nhiên khi đại hội chưa kết thúc thì chưa thể kết luận được điều gì cả.

Với tình hình sức khỏe như vậy, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng ngồi đến hết nhiệm kỳ hay không ?

Năm 2016 khi mà ông Nguyễn Phú Trọng tự thưởng "suất đặc biệt" cho chính ông để ngồi lại ghế tổng bí thư thì mạng xã hội cũng đồn đoán rằng, ông Trọng ngồi chỉ nửa nhiệm kỳ rồi chuyển giao, tuy nhiên dù cho bị ngã bệnh đến thập tử nhất sinh vào giữa tháng 5 năm 2019 thì ông vẫn không buông ghế. Như thế mới thấy quyết tâm của ông Trọng thế nào. Dù bệnh nặng như thế nào vẫn không buông. Hiện nay sức khỏe của ông dù sao cũng khá hơn năm 2019 nhiều thì làm sao ông có thể buông ?

Khả năng là ông Trọng sẽ không bao giờ buông giữa nhiệm kỳ. Chỉ có một lý do để ông ta từ bỏ chiếc ghế, đó là tuổi thọ không cho ông qua hết nhiệm kỳ. Với ông Trọng thì chỉ có lý do đó thôi, khó có lý do nào khác.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/01/2021

********************

Tổng bí thư Trọng âm mưu giữ chức cao nhất

David Brown, VNTB, 28/01/2021

Với đại hội đảng 13 đang diễn ra, ông Trọng tìm cách vô hiệu hóa những người kế nhiệm

npt1

Ông Phúc đã đặt mục tiêu thay thế ông Trọng trong chức vụ cao nhất trong đảng.

Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng tin chắc cái gì tốt cho Đảng Cộng sản là cũng tốt cho Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao, thay vì sắp nghỉ hưu một cách lịch sự, người đàn ông 77 tuổi nay đi không vững, vẫn còn xảo quyệt lại tự ý nhận chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba.

Ông Trọng đã có một số người kế nhiệm trong tâm trí. Ông thích Đinh Thế Huynh nhất, Đinh Thế Huynh là người của tuyên giáo và đã sát cánh cùng ông Trọng trong phần lớn sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, Đinh Thế Huynh đã được Bộ chính trị cho phép nghỉ phép vào đầu năm 2018 "để tiếp tục hồi phục sau một cơn bạo bệnh".

Sau đó là Trần Quốc Vượng, cấp phó của ông Trọng trong chiến dịch làm trong sạch đảng và nhà nước khỏi những phần tử tham nhũng. Ông Vượng dường như đã gây thù chuốc oán với bạn bè trong vai trò đó. Người ta nói rằng khi ủy ban trung ương đảng tổ chức rút thăm hồi tháng 10, tỷ lệ chấp thuận của ông Vượng thấp đáng kể. Có tin đồn rằng ông ta còn bị cả Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội bỏ xa.

Ông Phúc đã đặt mục tiêu thay thế ông Trọng trong chức vụ cao nhất trong đảng. Người ta nói ông ta đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ "phe chính phủ" trong đảng, đặc biệt là các quan chức từ các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam, và đáng kể là giới kinh doanh đánh giá cao hướng đi xa, vững chắc và không có tai tiếng của ông Phúc đối với chính quyền.

À, nhưng vị thủ tướng luôn tươi cười có thể được tin tưởng để tiếp tục chương trình nghị sự của Trọng không ? Đó mới là vấn đề. Có lẽ ông ấy sẽ mềm lòng một chút với những đồng nghiệp hư hỏng. Có lẽ ông ta sẽ bảo công an nhà nước bớt sốt sắng hơn trong việc tóm gọn những công dân bị bắt quả tang nói xấu đảng. Và có lẽ ông Phúc sẽ tự diễn biến.

Từ quan điểm của một người theo ý thức hệ, không có gì tệ hơn là tự diễn biến. Tự diễn biến là nói về những đảng viên viên quyết định rằng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh không cung cấp tất cả các câu trả lời, những ai rơi vào quan điểm nguy hiểm rằng đảng có thể thử nghiệm chủ nghĩa đa nguyên hoặc tạo thêm chỗ cho xã hội dân sự. Đó là nhãn hiệu dành cho những đảng viên không thừa nhận "những hạn chế không thể tránh khỏi trong thực hiện kinh tế thị trường, chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế".

Rõ ràng là Việt Nam, nghèo khó cách đây 30 năm, sẽ không thể trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình (với thu nhập bình quân đầu người là 3.500 đô la Mỹ) nếu không có nhiều quá trình tự phát triển. Nhưng dường như vẫn còn một loạt bộ máy ở văn phòng trung ương đảng thực sự tin rằng tự diễn biến sẽ phá hủy đảng… à, đất nước.

Chỉ với nghi ngờ rằng ông Phúc và các đồng sự của ông ta trong phe chính phủ có thể ngu ngốc tự diễn biến dường như đã thuyết phục ông Trọng bỏ qua các điều lệ đảng mà chính ông đã nghĩ ra để gạt Phúc, hiện 67 tuổi ra, và khiến việc chọn ông Vượng làn không thể tránh khỏi. Bằng cách thuyết phục đa số ủy ban trung ương bỏ quy định không quá một người trên 65 tuổi có thể ở lại Bộ Chính trị và thực hiện một quy tắc khác cấm một người nào đó giữ cùng một chức vụ quá hai lần, ông Trọng đã lấy lại được thế thượng phong. Sau cuộc họp của ủy ban trung ương được triệu tập vào ngày 15 tháng 1, chỉ một tuần trước khi Đại hội Đảng 13 dự kiến bắt đầu, giới mộ điệu đã đưa tin với sự nhất trí hiếm hoi rằng ông Trọng sẽ lại làm tổng bí thư.

Giải an ủi của ông Phúc là chức chủ tịch nước phần lớn chỉ có vai trò nghi lễ.

Ông Trọng được biết cũng đã thăng chức cho một thành viên quan trọng khác của phe đảng, ông Phạm Minh Chính, làm thủ tướng. Ông Phạm Minh Chính là một cựu tướng công an, từ năm 2016 đã đứng đầu bộ phận tổ chức của đảng, một vai trò giàu cơ hội để đòi nợ lại từ những người đang mắc nợ ông ta.

Thủ tướng dự kiến sẽ được trao cho Vương Đình Huệ, người từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính (dưới thời ông Dũng) và Phó Thủ tướng (dưới thời ông Phúc). Thay vào đó, dường như Huệ sẽ chủ trì Quốc hội, một chức vụ khác có danh nhiều hơn thực chất.

Với bốn vị trí được đặt ra, nếu thực sự là như vậy, một hoạt động nội bộ hiện tập trung vào việc chọn khoảng 100 người kế nhiệm cho các ủy viên ủy ban trung ương ‘hết thời’ sau hai nhiệm kỳ và lấp đầy các ghế trống trong bộ chính trị (ban chấp hành) của đảng, sẽ có từ 17 đến 19 thành viên gồm Trọng, Phúc, Chính và Huệ, và quản lý các công việc của đảng từ ngày này sang ngày khác. Chiến dịch tranh cử sẽ diễn ra ở mức thấp, không theo giai đoạn và căng thẳng cho đến gần ngày cuối cùng của đại hội vào ngày 2 tháng 2, khi tất cả những sự bổ nhiệm vào ban lãnh đạo đảng được công bố.

Kịch bản được xây dựng của ông Trọng vẫn có thể bị thổi bay rất đau đớn. Việc nâng Chính và giữ Trọng lại với Huệ và Phúc có tác dụng thiết thực là phục tùng phe chính quyền trong đảng. Điều đó và sự giảm tỷ lệ đại diện ngẫu nhiên của cán bộ miền nam ở các cấp lãnh đạo cao nhất được cho là hiếm hoi.

Các đồng minh của ông Phúc và ông Huệ có thể phản đối việc xuống hạng của họ bằng cách hoặc thúc giục ủy ban trung ương xem xét lại các thỏa hiệp đã được báo cáo của họ hoặc bằng cách yêu cầu vấn đề được đưa ra toàn thể đại hội đảng. Trong trạng thái cực đoan, thủ tướng tiền nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng, đã thử điều tương tự này tại Đại hội 12 năm 2016; ông ấy không đi xa được. Mặc dù ông Phúc là một ứng cử viên xứng đáng hơn [Dũng] nhiều, nhưng rất có thể ông ấy cũng sẽ không thành công.

David Brown

Nguyên tác : Vietnam’s General Secretary Trong Maneuvers to Stay on Top, Asia Sentinel, 27/01/2021

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 28/01/2021

David Brown là cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam và là người cộng tác lâu năm cho Asia Sentinel

*****************

Cần có ý kiến thẳng thắng về trường hợp Nguyễn Phú Trọng

Người Buôn Gió, 26/01/2021

Nếu nhiệm kỳ khóa 13 Nguyễn Phú Trọng vẫn ngồi lại làm tổng bí thư thì ông ta xác lập một số kỷ lục trong đảng.

npt03

Kỷ lục thứ nhất là phá vỡ điều lệ đảng quy định rằng tổng bí thư không được làm liên tiếp hai khóa.

Kỷ lục giữ ba chức vụ ở nhóm tứ trụ là tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội.

Kỷ lục tính từ thời đổi mới 1986 lại đây, Nguyễn Phú Trọng là người có thâm niên nhiều nhất trong Bộ Chính trị.

Kỷ lục là tổng bí thư già tuổi nhất trong lịch sử đảng Việt Nam được bầu ở đại hội (ông Trường Chinh tạm giữ chức Tổng bí thư thay ông Lê Duẩn mất trong thời gian 5 tháng, ông Đỗ Mười được đại hôị bầu năm 74 tuổi).

Kỷ lục là tổng bí thư ốm yếu, bênh tật nhất trong các đời tổng bí thư.

Vì sao Nguyễn Phú Trọng lại lập được kỷ lục mà những bậc tiền bối của ông ta không thể làm được ?

Đơn giản là ông ta tự quyết cho mình, ông ta thâu tóm hết mọi chức vụ sắp đặt quyền lực, thiết lập một thể chế cá nhân độc tài trong chế độ độc tài. Dạng như Stalin đã thiết lập ở Nga khi xưa.

Cái quy trình 5 bước mà ông ta tự đặt ra, rồi tự ngồi vào vị trí quyết định của từng bước. Như đứng đầu Bộ Chính Trị, đứng đầu tiểu ban nhân sự Đại hội 13, đứng đầu ban quy hoạch chiến lược cán bộ cấp cao.

Đảng nào giao trách nhiệm cho ông tái cử nhiệm kỳ 13, đảng Nguyễn Phú Trọng thì đúng hơn. Bởi các ban bệ quyết định việc sắp xếp nhân sự toàn do ông đứng đầu cả.

Ông tự cho mình là người đặc biệt của đặc biệt và bước qua quy định về sức khỏe, độ tuổi, điều lệ đảng.

Thế giới đang biến đổi từng ngày và rất khó lường chẳng hạn như cuộc bầu cử ở Mỹ, dịch cúm Tàu. Đảng cộng sản Việt Nam nắm vai trò lãnh đạo đất nước, cho nên người đứng đầu nó phải có sức khoẻ, sự minh mẫn, phản ứng nhanh nhạy để xử lý, chỉ đạo. Nhưng nhìn nhiệm kỳ vừa qua, cứ mỗi lần có khó khăn ập đến là không thấy mặt ông Nguyễn Phú Trọng ở đâu. Từ sự kiện Formosa đến dịch cúm Tàu, ông biến mất lúc cao điểm nhất. Nhưng đến lúc sắp ghế thì ông tuy ốm yếu, đi không nổi, ông cần mẫn ghế nào nắm quyền sắp xếp ông đều chiếm giữ.

Ông đặt ra trường hợp đặc biệt để mình ngồi thêm, đặc biệt để kiêm ghế chủ tịch nước. Tại sao ông không đặt trường hợp đặc biệt để ông Trương Tấn Sang quay lại ngồi ghế chủ tịch nước, ông Sang mới làm chức này có một nhiệm kỳ và tuổi tác ít hơn ông. Trường hợp ra khỏi Bộ chính trị, Trung ương đảng rồi lại quay về đã từng xảy ra bên Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình. Sao ông không làm điều đặc biệt như vậy cho người ta, lại chỉ lại làm cho bản thân ông ?

Sao ông không giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc, người có phiếu tín nhiệm cao nhất Trung ương vào vị trí tổng bí thư thay thế ông ? Mà ông lại lòng vòng giới thiệu những người không đủ tín nhiệm như Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch để rồi không ai được đủ phiếu, dẫn đến ông là người đặc biệt của đặc biệt.

Thật nực cười, Đảng cộng sản Việt Nam do ông lãnh đạo hô hào đổi mới, hiện đại, sáng tạo, khát vọng lại do một ông già ngót 80 tuổi, đi không nổi cầm đầu. Ông sắp đặt mình ngồi lại, sợ người ta ý kiến, ông chế ra cái quy chế đại hội, nhốt hết đại biểu vào khách sạn, ăn uống trong phòng, không được giao tiếp, đi lại dưới sự sắp đặt của ban tổ chức. Phiếu bầu phải ngồi ngay tại đại hội viết tức thì, không cho phép có thời gian về phòng suy nghĩ cân nhắc. Ông còn đe dọa những ai giới thiệu người không phải trong danh sách Bộ Chính trị đưa ra, sẽ phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu đó.

Các ông lãnh đạo về hưu, cần phải có gợi ý cho ông Trọng, tự ông xin rút ở đại hội lần này. Như thế ông Trọng được trọn danh dự là tuy đảng giao trách nhiệm, nhưng ông thấy bản thân già cả, ốm yếu không làm được, nhường cơ hội cho người khác trẻ hơn, sung sức hơn lãnh đạo đảng.

Trước kia có cái 244 quy định ở đại hội giới thiệu ai, người đó xin rút, đại hội bỏ phiếu đồng ý cho rút hay không, không cho thì đưa vào danh sách cho đại hội bầu. Lần này áp dụng là ở đại hội có ý kiến ai nên nghỉ, đại hội cũng nên bỏ phiếu có đồng ý cho người ấy nghỉ hay không, không cho nghỉ thì bầu tiếp. Áp dụng điều này ở đại hội như lần trước như vậy mới thực sự công bằng, dân chủ.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 26/01/2021

*****************

Phản ứng trước tin ‘rò rỉ’ ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền

Cao Nguyên, RFA, 25/01/2021

Đại hội đảng khóa 13 chỉ vừa mới bắt đầu được một ngày, nhưng từ giữa tháng Một, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 đã nhóm họp để thông qua danh sách đề cử các vị trí lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ tới (2021 – 2025).

npt2

Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp phiên trù bị ở Hà Nội hôm 25/1/2021 - AFP

Từ đó, một số nhà quan sát chính trị cho là có tin nội bộ đã xác định 4 người sẽ giữ các chức danh chủ chốt trong nhiệm kỳ tới. Trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, 77 tuổi, người giữ ghế Tổng bí thư 2 nhiệm kỳ gần nhất (từ năm 2011 đến 2020), tiếp tục được Trung ương đảng bình bầu giới thiệu ra Đại hội 13.

Ba người còn lại được dự đoán thuộc nhóm "tứ trụ" là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các chức danh lần lượt là Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Theo điều lệ đảng, điều 17 có ghi "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp". Ngoài ra, còn có quy định Ủy viên Bộ Chính trị tái cử nói chung không quá tuổi 65.

Ông Trọng đã là người duy nhất đã giành được suất "trường hợp đặc biệt" trên 65 tuổi tái cử hồi khóa 12 (nhiệm kỳ 2016 – 2020).

Dư luận chỉ trích

Trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, có nhiều ý kiến chỉ trích việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục tham gia chính trường dù đã quá tuổi, sức khỏe yếu kém và không đủ tiêu chuẩn tái cử theo chính luật của Đảng cộng sản quy định.

Một số độc giả bình luận trên fanpage của Đài Á châu Tự do như sau :

"Vừa đá bóng vừa thổi còi thì chịu rồi. Dân Việt thấp cổ bé họng, chưa kịp nêu ý kiến chính đáng đã bị "bế" đi rồi. Thử hỏi một đất nước mà tiếng nói của người dân không có tác dụng thì lấy đâu ra tự do, công bằng, dân chủ và văn minh. Những từ ấy chắc chỉ có trên tivi mà thôi" – độc giả Triệu Tú Long.

"Bác Trọng không tham quyền lực đâu. Bác cũng muốn nghỉ hưu lắm nhưng vì người dân tin tưởng nên bác phải cố gắng làm vì dân thôi !" – độc giả Tâm.

"Nói một đằng làm một nẻo. Lời nói không đi đôi với việc làm thì đất nước cũng vì vậy mà nghiêng ngả theo" – độc giả Huỳnh Văn Thanh.

Chỉ thị số 51-CT/TW do ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi tháng 1/2016 có quy định "Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ".

Tuy nhiên, ngoài việc đã làm Tổng bí thư 2 nhiệm kì liên tiếp, ông Trọng còn kiêm luôn chức Chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời. Ngoài ra, ông còn giữ một số chức vụ khác gồm : ủy viên Thường vụ đảng ủy Công an trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, trưởng Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016 – 2021, thuộc đoàn Đại biểu quốc hội Hà Nội.

npt5

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (đi đầu bên trái) cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bên phải) bắt tay các đại biểu dự Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 25/1/2021. Reuters

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội nói với RFA rằng trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, người dân rất dễ dàng "đào" lại các phát ngôn của lãnh đạo, từ đó đối chiếu với việc họ làm:

"Thực ra mà nói thì Đảng cộng sản người ta có quyền lực trong tay thì những điều lệ hay nguyên tắc quy tắc có thể thay đổi. Có điều trong thời buổi thông tin rộng mở hiện nay thì người ta sẽ không che dấu được những lời hôm trước nói thế này, ngày mai làm thế khác".

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân rằng cái quy định giới hạn nhiệm kỳ nhằm mục đích hạn chế tham nhũng quyền lực, một người nắm quyền 10 năm là quá đủ :

"Hai nhiệm kỳ 10 năm là quá đủ thời gian để thi thố tài năng, vắt kiệt sáng tạo và sinh lực để cống hiến. Sau 2 nhiệm kỳ chỉ còn lại lối mòn và trì trệ…"

"Đất nước 100 triệu dân trùng điệp những người tài mà không cần ngoại lệ. Ngay trong toàn đảng với hơn 5 triệu 100 ngàn đảng viên cũng có nhiều người tài mà không cần đến ngoại lệ. Ngay chính những trường hợp ngoại lệ cũng có thể không cần đến ngoại lệ. Miễn là tranh cử tự do.

Không ai là ngoại lệ. Bậc cái thế càng không cần ngoại lệ. Quy luật của vũ trụ không có ngoại lệ.

Điều mong đợi là sự sáng suốt và sự dũng cảm của các đại biểu Đại Hội XIII. Cờ đến tay ai người đấy phất".

Không chọn được người "kế vị"

Chiều ngày 22/1, trả lời báo chí trong nước về câu hỏi "Trong trường hợp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được đại hội bầu tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ thứ 3 thì có sửa Điều lệ Đảng hay không", ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết các trường hợp nhân sự thuộc diện "đặc biệt", hay việc có sửa Điều lệ đảng hay không sẽ do đại hội quyết định.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, giải pháp buộc thay đổi Điều lệ đảng để được ở lại cho thấy ông Trọng là một người có trình độ kém cỏi, thất bại trong giải pháp bố trí nhân sự :

"Việc phải thay đổi, sửa đổi Điều lệ đảng để ông ấy ở lại làm thêm một nhiệm kỳ nữa theo tôi đó là một giải pháp kém. Cách làm của ông ấy là chỉ muốn dùng quyền để bố trí người này người nọ, chứ không dùng phương pháp để tranh cử, chọn người tài.

Vì thế ông Trọng chỉ loay hoay tìm những người xung quanh ông ấy như là Trần Quốc Vượng, Hoàng Minh Chính… Người mà ông Trọng thích thì Trung ương lại không vừa lòng. Như thế thì không được nên buộc lòng ông Trọng phải giở một thủ đoạn hèn kém là sẽ ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Mà muốn ở lại thì phải thay đổi Điều lệ đảng.

Tôi cho là quá dở. Một người có trình độ, thông minh, một người tử tế, tôn trọng lẽ phải thì không nên làm như thế".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận với RFA từ Hà Nội rằng việc sửa Điều lệ đảng, về luật là không có gì sai cả, vì Đại hội có quyền đó. Chỉ cần gần 1.600 đại biểu đồng ý sửa là được :

"Đại hội có quyền sửa. Lần này sửa, rồi lần sau lại sửa ngược lại là không được làm quá 2 nhiệm kỳ thì cũng chẳng làm sao cả. Bởi vì đây đâu có phải là một nước có dân chủ, đa nguyên như là ở chỗ khác đâu. Ở đây chỉ có mỗi một đảng".

Theo quan điểm của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ông cho rằng chính ông Trọng cũng không muốn tiếp tục nắm quyền thêm nữa, vì tình trạng sức khỏe đã quá yếu :

"Gần đây ông ấy giới thiệu ông Trần Quốc Vượng khoảng 3 lần ra Bộ Chính trị để đồng ý chấp thuận cho ông Trần Quốc Vượng trở thành Tổng bí thư, nhưng Bộ Chính trị người ta không đồng ý, người ta bỏ phiếu thấp và không đủ. Cho đến phút cuối cùng thì ông ấy buộc lòng phải đứng ra tự ứng cử.

Nói như thế có nghĩa là ông ấy không hề có tham vọng quyền lực ở lại. Bởi vì ông ấy yếu lắm, sức khỏe đang yếu, đi lại còn khó khăn, còn cái đầu ông ấy cũng không biết có tỉnh táo hay không.

Nếu bảo ông ý ở lại thêm và sẽ làm được tốt thì rất là khó. Vì thứ nhất là độ tuổi. Nhưng độ tuổi cũng không quan trọng bằng cái năng lực hành vi lãnh đạo của ông ấy có đủ hay không thì mình không thấy rõ".

Vào sáng 25/1, Đại hội Đảng 13 diễn ra ở Hà Nội bắt đầu ngày làm việc đầu tiên với phiên họp trù bị. Đại hội dự kiến kéo dài 8 ngày bắt đầu từ 25/1 cho đến ngày 2/2/2021, với sự tham gia của 1587 đại biểu. Ngày 26/1 sẽ chính thức họp phiên khai mạc Đại hội đảng.

Phát biểu bế mạc tại Hội nghị Trung ương 15, ông Nguyễn Phú Trọng nói đã thông qua danh sách đề cử "trường hợp đặc biệt" và nhân sự "tứ trụ" với "số phiếu tập trung rất cao" để trình ra Đại hội 13.

Cao Nguyên

Nguồn :RFA, 25/01/2021

********************

Vì sao Tổng bí thư không vào lăng viếng Bác Hồ ?

Chín Bình Tây, VNTB, 26/01/2021

"Sao không thấy ông Trọng đi viếng lăng ?"  –  Không ít người Sài Gòn thắc mắc như vậy.

npt3

Họ nghi là vì các bậc thang để đến nơi đang đặt hòm kiếng, dễ làm một người đã cao tuổi như Tổng bí thư nhọc mệt; và nếu xảy ra cảnh để ai đó phải dìu đỡ, thì hóa ra sức khỏe của ông ấy có vấn đề à? Rồi ông dễ bị lời ong, tiếng ve cho đồn đãi tham công, tiếc việc.

Giới truyền hình cũng biết điều. Họ quay clip với đủ các góc cảnh về những đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thế nhưng tuyệt nhiên các đoàn đại biểu lần lượt bước qua thảm đỏ để vào dự phiên họp trù bị sáng ngày 25/1, chỉ có hình ảnh của các ‘photographer’. Ống kính truyền hình tạm dừng, nhằm để tránh chuyện lại xảy ra soi mói từng bước đi của vị Tổng bí thư sắp sang 78 tuổi "mụ" ở Tân Sửu này.

Người Sài Gòn ít có thói quen rào trước đón sau. Họ nói thẳng là đang có gì đó đàng sau những tấm ảnh đăng báo, những video clip phát trên truyền hình và cả kênh Youtube của báo điện tử.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi khập khiễng cũng được, miễn đầu óc minh mẫn. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chống gậy cũng được, vì Phó Tổng thống Trần Văn Hương của nền Đệ nhị Cộng hòa trong đi đứng cũng cậy đến ba-toong, và ông vẫn có thể làm tốt bổn phận phó tổng thống của mình đó thì sao.

Ở Việt Nam, về nguyên tắc thì không được quyền quan tâm đến sức khỏe của lãnh đạo, với vị trí Tổng bí thư thì lại càng không. Thế nhưng hoàn toàn không vi phạm bất kỳ điều cấm nào, khi người dân thắc mắc đã xảy ra chuyện gì kể từ chuyến công cán hồi trung tuần tháng 4/2019 ở Kiên Giang, bởi cho tới nay hình như ông Tổng bí thư chỉ quanh quẩn ở Hà Nội ?

Người dân nghĩ đơn giản, lúc cơ thể thấy ‘rề rề’, thường thì người ta sẽ làm biếng động não cho hầu hết mọi chuyện. Chỉ khi có sức khỏe tốt, người ta mới phản ứng được rất nhanh trước nhiều vấn đề. Và trong quản trị quốc gia, tin chắc ai cũng luôn kỳ vọng ở người lãnh đạo chính phủ, nội các phải có quyết định, can thiệp kịp thời. Dịch Covid-19 là ví dụ.

Cũng trong chuyện sức khỏe VIP, báo chí xứ Việt sẵn sàng dịch các bài báo giúp thỏa mãn tò mò của độc giả, như "Các nguyên thủ quốc gia rèn luyện sức khỏe như thế nào ?" – "Bác sĩ riêng tiết lộ bí mật cường tráng của Putin" – "Món khoái khẩu của ông Trump và các đời tổng thống Mỹ"… Song đố có báo nào dám tò mò tìm hiểu coi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải thật sự thích trà Trung Quốc hơn trà Thái Nguyên ?

Mấy chục năm trước, báo chí ở miền Bắc còn thoải mái đăng hình Bác Hồ tập thể dục, tập tạ tay… Thế nhưng dường như các chính khách thế hệ sau đó muốn ẩn mình trước ống kính về chuyện ‘thể hình’.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO : "Khỏe mạnh là trạng thái cơ thể không mắc bệnh, không ốm yếu, bên cạnh đó, các yếu tố như thể chất, tinh thần và đời sống xã hội hoàn toàn ở trong trạng thái lành mạnh".

Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể có điều kiện thể chất phát triển toàn diện, hoạt động ở trạng thái tốt nhất, phù hợp với tiêu chuẩn của từng lứa tuổi.

Vậy thì cớ gì mà ông Tổng bí thư lại ngại chuyện công khai trước quốc dân về sức khỏe thể chất của mình ?

Có lẽ chỉ cần ông đường hoàng xác nhận đang đi lại khó khăn do tuổi tác, nhưng độ minh mẫn thì vẫn không mấy ảnh hưởng, và dưới trướng của ông vẫn là một đội ngũ các tham vấn trình độ, không bảo thủ, cấp tiến nên ông hoàn toàn có thể làm tốt vai trò Tổng bí thư thêm nhiệm kỳ thứ 3.

Người Sài Gòn thoáng lắm về cách nhìn nhận đâu là người tài, đâu là kẻ cơ hội. Càng tìm cách giấu giếm, người ta càng nghi ngờ, rồi người ta sẽ vặn vẹo thì lại phải tìm cách đối phó, thêm mệt mà thôi…

Chín Bình Tây

Nguồn : VNTB, 26/01/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy, David Brown, Người Buôn Gió, Cao Nguyên, Trọng Thành, Chín Bình Tây
Read 802 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)