Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/02/2021

Phạm Minh Chính : ngôi sao đang lên với nhiều đồn đoán

Nguyễn Duy

Bao giờ Phạm Minh Chính sẽ đoạt ghế Tổng bí thư ?

Từ sau thời Tổng bí thư Lê Duẩn thì ở Đảng cộng sản, ai là người thân Trung Quốc nhất là người đó sẽ làm Tổng bí thư. Từ năm 2011 đến nay, Nguyễn Phú Trọng là người có mối quan hệ với Bắc Kinh tốt nhất. Việc loại ông Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 thành công cũng được cho là có sự trợ giúp của Bắc Kinh.

pmc1

Nguyễn Phú Trọng, một ngôi sao chính trị đang lu mờ dần

Vấn đề Bắc Kinh nhúng tay vào chính trường Việt Nam cho tới nay cũng chỉ là những nhận xét mang tính chủ quan chứ không thể có bằng chứng thuyết phục. Bởi vì những hành động can thiệp ấy nó thuộc lĩnh vực tối mật thì không dễ gì dân có những tài liệu mật ấy. Tuy nhiên nhìn diễn biến thái độ ngoại giao của Đảng cộng sản thì biết ngay có bàn tay can thiệp của Trung Cộng.

Sinh- Lão – Bệnh – Tử là quy luật của trời. Ông trọng giờ đã 77 tuổi, nếu cộng thêm 5 năm nhiệm kỳ 3 thì ông lên đến 82 tuổi. Trong nhiệm kỳ 3 này, người ta e rằng ông Trọng khó mà theo đến hết nhiệm kỳ. Nếu Bắc Kinh là người hỗ trợ ông Trọng ngồi lại ghế Tổng bí thư thì có lẽ giờ này họ cũng đang tìm giải pháp thay thế. Tuổi thọ ông Trọng không còn nhiều, sức khỏe của ông cũng dần cạn. Nếu không lo người kế cận thì sẽ hụt hẫng, và quan trọng nhất, nếu nhân vật không thân Tàu lên thì có thể Bắc Kinh sẽ mất tầm kiểm soát đối với Hà Nội.

Hiện nay trong Đảng cộng sản đang nổi lên một nhân vật trẻ đầy quyền lực, được cho là thế lực thân Tàu không thua kém gì ông Nguyễn Phú Trọng. Đó chính là ông Phạm Minh Chính. Trong tình thế Nguyễn Phú Trọng như một ngôi sao đang mờ đi thì những thế lực đang lên rất có triển vọng trám vào. Lợi thế lớn nhất vẫn là Phạm Minh Chính.

pmc2

Phạm Minh Chính, một ngôi sao chính trị đang lên

Phạm Minh Chính, ngôi sao đang lên

Phạm Minh Chính hiện nay mới 63 tuổi đủ tuổi để ở lại Bộ Chính Trị. Tuy nhiên đến năm 2026 thì ông Phạm Minh Chính sẽ là 68 tuổi lúc đó là một trở ngại để ông Chính ngồi lại tiếp Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, nếu trong 5 năm tới ông Chính là số một thì ông hoàn toàn có thể vẽ ra suất đặc biệt cho chính ông như ông Nguyễn Phú Trọng đã làm.

Danh sách Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã chính thức được công bố từ đại hội 13, giống hệt như những đồn đoán, rò rỉ từ cả tuần trước về vị trí của "tứ trụ", bốn người đứng đầu là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Ông Trọng thì ai cũng biết là mạnh nhất rồi, sau ông Trọng, người ta chú ý nhất là Phạm Minh Chính. Người ta chú ý vì ông từ bộ máy đảng nhảy qua chính phủ nắm ghế thủ lãnh. Nhiêu đó thì người ta cũng đánh giá ông là ngôi sao chính trị đang lên. Đợi ông Nguyễn Phú Trọng vụt tắt thì khả năng là Phạm Minh Chính sẽ thay thế.

Ngoài vị trí Tổng bí thư đã được công bố dành cho ngôi sao sáng nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, ba chức vụ còn lại, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội, sẽ được chính thức công bố trong kỳ họp quốc hội sắp tới. Tuy đợi chính thức thì còn đến 4 tháng nữa, nhưng giờ thì ai cũng biết nhân vật thứ hai sau ông Trọng là Phạm Minh Chính.

Cuộc đua quyền lực chính trị trong Đảng cộng sản Việt Nam rất ồn ào. Suốt mấy tháng thì người ta chỉ thấy nổi nhất là nhân vật "đặc biệt" Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên cho đến khi cộng đồng mạng nhận tin rò rỉ ông Phạm Minh Chính hất Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi ghế thủ tướng thì mới biết, ngôi sao đang lên không phải Vương Đình Huệ, không phải Võ Văn Thưởng và cũng không phải Nguyễn Xuân Phúc mà là Phạm Minh Chính.

Phạm Minh Chính, người sắp tới điều hành guồng máy kinh tế quốc gia, một nhân vật còn trẻ so với bốn vị kia và có khả năng leo tới tột đỉnh quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam. Và dấu ấn lớn nhất của ông này là thân Tàu. Nếu nắm toàn bộ nền kinh tế đất nước thì trong 5 năm tới rất có thể ông Phạm Minh Chính đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một trở nên phụ thuộc Tàu hơn. Mà ai đưa được Việt Nam phụ thuộc Tàu thì người đó sẽ có quyền lức vững chắc.

Đến Nguyễn Xuân Phúc còn bị khuất phục

Ông Nguyễn Xuân Phúc là người bị thiệt thòi nhất trong cuộc đua này, đành nhận chức chủ tịch nước cho có tước vị trước khi về hưu. Đấy được xem như là sự thất bại. Mà người đánh bại ông Phúc không ai khác chính là Phạm Minh Chính.

Có nguồn tin rò rỉ cho rằng, ông Phạm Minh Chính đã âm thầm cấu kết với Vương Đình Huệ để ép ông Nguyễn Xuân Phúc phải rời ghế thủ tướng. Điều kiện đặt ra là ông Phúc hoặc là chấp nhận suất đặc biệt thứ hai để được nắm ghế chủ tịch nước hoặc bị loại khỏi Bộ Chính Trị vì quá tuổi. Ở hội nghị trung ương 14 diễn ra giữa tháng 12 năm 2020 hai ông Chính và Huệ đã dùng cơ cấu tuổi để ép Nguyễn Xuân Phúc, và có tin 2 người này cũng dùng chiêu này ép ông Nguyễn Phú Trọng nhả ghế chủ tịch nước cho ông Phúc để trống ghế thủ tướng cho ông Phạm Minh Chính. Nếu điều này là đúng sự thật thì có thể nói sức mạnh của ông Phạm Minh Chính không hề kém cạnh ông Nguyễn Phú Trọng, có điều ông Phạm Minh Chính không phô trương như ông Trọng.

pmc3

Nguyễn Xuân Phúc, kẻ thất thế trước Phạm Minh Chính

Xét về thế lực thì hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc không có cửa cạnh tranh với Phạm Minh Chính nữa. Phần vì ông Phúc đã 67 tuổi, phần vì chiếc ghế chủ tịch nước mà ông Phúc sắp ngồi vào ấy không có thực quyền. Ông Phúc giờ như đại bàng gãy cánh tranh làm sao lại Phạm Minh Chính ?

Thế lực ông Trọng thì vẫn còn mạnh, nhưng ông Trọng đã bị ông Chính ép nhả ghế chủ tịch nước thì xem như thế ông Trong cũng không hơn ông Chính được, đấy là chưa kể ông Nguyễn Phú Trọng là ngôi sao chính trị già đang mờ dần.

Ông Phúc đã yếu, ông Trọng sắp yếu vậy hiện nay Bộ Chính Trị còn ai mạnh bằng ông Phạm Minh Chính ? Ông Vương Huệ ư ? Ông Vương Đình Huệ đã yếu thế khi không thể giành ghế thủ tướng với ông Chính thì Huệ vẫn không mạnh bằng Chính. Thường trực ban bí thư Võ Văn Thưởng thì chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông ta đủ sức đối đầu với Phạm Minh Chính. Vì vậy có thể nói, Phạm Minh Chính là kẻ mạn nhất trong tứ trụ hiện nay.

pmc4

Khả năng là năm 2026, Phạm Minh Chính sẽ thay Nguyễn Phú Trọng

Đoạt ghế Nguyễn Phú Trọng chỉ làm vấn đề thời gian ?

Dân thạo tin cho rằng việc đoạt ghế thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc chỉ là bước đệm của Phạm Minh Chính. Mục đích cuối cùng của Phạm Minh Chính là chiếc ghế Tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng. Vấn đề là ông Phạm Chính Chính sẽ đoạt nó giữ nhiệm kỳ hay đợi tới cuối nhiệm kỳ mà thôi.

Nếu đoạt giữa nhiệm kỳ thì hoặc chờ cho ông Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh hoặc tạo cho ông Trọng một căn bệnh nào đó thì mới có cơ may. Tuy nhiên nếu loại được ông Trọng thì cũng phải loại luôn Võ Văn Thưởng, vì theo luật nếu ông Trọng có vấn đề gì thì thường trực ban bí thư sẽ thay thế. Cách làm này khó vì giải quyết một lần cả ông Trọng lẫn ông Thưởng là khó. Không khéo hai ông này liên minh thì ông Phạm Minh Chính càng khó hơn.

Còn nếu để ông Nguyễn Phú trọng ngồi hết nhiệm kỳ thì chính ông Phạm Minh Chính lúc đó đã quá tuổi tái cử vào Bộ Chính Trị. Nếu lúc đó thế lực ông Chính đủ mạnh thì ông có thể tạo ra suất đặc biệt cho chính ông để giành lấy chiếc ghế Tổng bí thư đầy quyền lực.

Như vậy trong hai cách trên thì cách giải quyết cuối nhiệm kỳ sẽ dễ hơn. Với chính phủ trong tay, sau 5 năm làm thủ tướng, ông Phạm Minh Chính hoàn toàn có thể tạo vây cánh hùng hậu cho mình như ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm. Đồng thời ông siết chặt mối quan hệ tốt với Bắc Kinh thì ông sẽ có cơ hội cao đoạt ghế Tổng bí thư từ tay ông Nguyễn Phú Trọng sau 5 năm nữa.

Còn khoảng 4 tháng nữa là ông Phạm Minh Chính sẽ nắm chức Thủ tướng. Cần phải xem ông Phạm Minh Chính sẽ công du nước nào đầu tiên ? Nếu ông chọn đi Bắc Kinh đầu tiên thì có thể nói, ông chọn ngoại bang đỡ đầu. Nếu đi Washington là tốt cho đất nước những ông ta sẽ làm Bắc Kinh không hài lòng. Với dự án đặc khu Vân Đồn và 2 đặc khu khác là Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì liệu rằng ông Phạm Minh Chính có đem nốt 3 mảnh đất đó giao cho Tàu 99 năm hay không mà thôi. Nếu ông giao sẽ làm hài lòng Tàu nhưng mất lòng dân. Nếu ông không giao thì mất lòng thiên triều. Làm như thế nào sẽ do ông tự chọn lựa. Nếu ông thân Tàu hơn, ông sẽ dễ dàng đoạt ghế Tổng bí thư sau đó nhưng đổi lại ông sẽ mất lòng dân.

Ai đã từng nâng đỡ Phạm Minh Chính ?

Người ta nói rằng ông Chính bắt đầu đi lên từ thời ông Lê Khả Phiêu, một đồng hương Thanh Hóa làm Tổng bí thư, khi ông này tổ chức một hệ thống Thanh Hóa trèo cao leo sâu trong Đảng cộng sản Việt Nam.

Ý tưởng "cài cắm" ông Chính vào bộ máy công an mà đặc biệt là ông Chính có làm trong ngành tình báo công an thì quả là một ý tưởng tuyệt vời đưa đến thành quả hôm nay. Từ bộ máy này, ông Chính mới có cơ hội thăng quan tiến chức vào đến chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, rất hợp với bộ máy công an chuyên lập hồ sơ, theo dõi các đồng chí, là kẻ gác cổng của Đảng hoặc nếu cần có thể bán bí mật cho nước bạn để tìm kiếm thế lực đỡ đầu. Tuy nhiên liệu rằng ông Phạm Minh Chính có làm như thế không thì không ai có thể khẳng định được. Bởi vì đã bí mật thì chẳng ai có thể dễ dàng moi ra. Vì vậy mà mọi nhận xét ngoài xã hội đều dựa vào phán đoán.

Ông Chính có hai công trình để lại trong thời kỳ tiền thủ tướng của ông, đó là thí nghiệm về việc bầu cử trực tiếp cấp xã, và dự án đặc khu Vân Đồn. Cả hai đều được thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, lúc ông làm bí thư tỉnh ủy. Và đây được xem như là thành quả chói lọi cho đảng. Tuy nhiên điều đáng nói là dự án Vân Đồn, nó gắn liền với yếu tố Trung Quốc và cũng từ đó ông Chính tiến thân rất nhanh vào ghế thủ tướng như hôm nay.

Dự án đặc khu Vân Đồn của ông Chính đi kèm với dự luật đặc khu, định cho người nước ngoài thuê đất Việt Nam trong 99 năm. Tin chấn động này làm bùng nổ những cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người hồi tháng 6/2018, có những nơi dẫn tới bạo động, đốt nhà, đốt xe cảnh sát tại Bình Thuận. Tuy nhiên mất lòng dân không có nghĩa là mất lòng Trung Cộng nên ông Chính vẫn tiến thân rất vững chắc.

Có lẽ cho đến nay không còn thế lực nào trong nước đủ lớn mà có thể nâng đỡ Phạm Minh Chính nữa rồi. Ông đang gầy dựng sức mạnh trực tiếp với Trung Cộng như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng làm với hy vọng sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong tương lại không xa.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/02/2021

************************

Thực hư chuyện Phạm Minh Chính đã ép Nguyễn Phú Trọng buông ghế chủ tịch nước ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 19/02/2021

Cuộc chiến cung đình của Đảng cộng sản có rất nhiều uẩn khúc. Việc ông Nguyễn Phú Trọng bị ép phải buông ghế chủ tịch nước là câu hỏi to tướng. Dù cho cộng đồng mạng có giải thích là do thế lực của ông Nguyễn Xuân Phúc ép ông Trọng nhả ghế, nhưng lời giải thích này có vẻ không hợp lý cho lắm. Bởi ông Nguyễn Xuân Phúc đang ngồi ghế thủ tướng có thực quyền hơn ghế chủ tịch nước thì tại sao ông Phúc lại ép ông Trọng nhả ghế này ?

Thực chất trong vấn đề này là, bất đắc dĩ ông Nguyễn Xuân Phúc mới vớ đại chiếc ghế chủ tịch nước chứ ông không hề muốn chiếc ghế này.

pmc5

Hiện nay có thể ông Phạm Minh Chính là số một trong đảng chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng

Cũng có lời giải thích là ông Nguyễn Phú Trọng nhường ghế này cho ông Phúc. Tuy nhiên việc nhường này là tự nguyện hay bắt buộc mới là câu hỏi cần được phân tích. Nếu nhường tự nguyện thì không đời nào, vì ông Trọng vốn tham quyền cố vị. Chức chủ tịch nước này ông đã bỏ công ra, lập nhiều mưu kế để lấy được thì không lý gì ông dễ dàng nhường cho người khác được. Như vậy ông bị ép phải nhường có vẻ là lời giải thích thỏa đáng nhất. Tuy nhiên nhưng ai có quyền lực đủ lớn mà ép ông Trọng phải buông một ghế là một ẩn số lớn.

Hiện tại thì người ta nhìn bề ngoài nghĩ rằng, ông Trọng đang là thế lực mạnh nhất trong Đảng cộng sản nhưng sau khi có tin ông nhường ghế chủ tịch nước cho Nguyễn Xuân Phúc thì nhiều người đặt câu hỏi ngay "liệu rằng trong Đảng cộng sản đang có thế lực đủ mạnh để ép ông Trọng ?". Và thế lực đó là thế lực nào ? Đó là những câu hỏi mà người ta đang đi tìm lời giải đáp.

Ở đại hội 13, ông Trọng bị lấy mất ghế chủ tịch nước.

Đoạt ghế thủ tướng là minh chứng cho sức mạnh

Trong tứ trụ thì Nguyễn Phú Trọng vẫn bị mất mát ở đại hội 13, ông bị mất ghế chủ tịch nước. Nguyễn Xuân Phúc cũng bị mất mát, ông ta dổi từ ghế thủ tướng sang ghế chủ tịch nước là lỗ chứ không lời. Còn Vương Đình Huệ thì nắm ghế chủ tịch quốc hội cũng không có thực quyền. Riêng ông Phạm Minh Chính là được nhiều nhất, ông ta chuyển ngang từ trưởng ban tổ chức sang thủ tướng là cú bẻ lái ngoạn mục, nếu không có thế lực cực mạnh sẽ không đoạt được điều đó đâu.

Để có được ghế thủ tướng hôm nay thì ông Phạm Minh Chính phải làm tốt 2 việc lớn. Thứ nhất là đẩy Nguyễn Xuân Phúc đi, thứ nhì là ép Nguyễn Phú Trọng nhường ghế chủ tịch nước cho Phúc thì lúc đó Phạm Minh Chính mới có thể ngồi vào ghế thủ tướng. Đẩy được Phúc, ép được Trọng là việc làm động trời mà Phạm Minh Chính làm được. Có thể nói ngay từ bây giờ, Phạm Minh Chính đã cho thấy, thế lực của ông không hề kém Thế lực Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy có thể nói, nếu không gì thay đổi thì ngay trong nhiệm kỳ 2021-2026 này thế lực của ông Phạm Minh Chính sẽ lớn mạnh hơn nữa và sẽ thay thế cho thế lực Nguyễn Phú Trọng thôi. Thế lực Nguyễn Phú Trọng bắt đầu xuống dốc rồi đó là điều mà có thể nhìn thấy được.

Tách chức Tổng bí thư – Chủ tịch nước là việc làm khó, ấy vậy mà ông Phạm Minh Chính tách được. Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy ông đang tìm kiếm vị thế số một trong Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Ông Phạm Minh Chính đã chuẩn bị cho ngày hôm nay từ rất sớm. Từ khi ông bắt đầu rời Bộ Công. Ông Chính đã tích lũy di sản cả về thực tiễn khi nắm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh. Và kể từ đó vốn chính trị của ông lớn mạnh rất nhanh.

Ông Phạm Minh Chính, đang muốn gây dấu ấn củaminhf trong Đảng cộng sản với vai trò là thủ tướng. Với ông Nguyễn Phú Trọng là tấm gương đi trước, rất có thể ông Chính sẽ tiếp bước theo sau tạo nên một thế lực độc tôn trong đảng mà không gì có thể cản nổi.

Phạm Minh Chính gầy dựng sức mạnh từ đâu ?

Ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng được thế lực như hôm nay cũng là nhờ ông có mối quan hệ tốt với Tập Cận Bình. Cho đến giờ, ông Trọng đã ký 27 văn kiện bí mật với Tập Cận Bình, điều này làm cho phía Bắc Kinh khá hài lòng.

Cho đến trước đại hội 13, có thể nói chính ông Nguyễn Phú Phú Trọng là người tạo ra mối quan hệ tốt với Trung Cộng Nhất. Mà người nào được Trung Cộng tín nhiệm thì người đó rõ ràng có ưu thế trên con đường quan lộ.

Bắt đầu từ dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn, dưới thời ông Phạm Minh Chính làm bí thư ông không thể bỏ lỡ dự án này vì nó là con đường kết nối một bí thư tỉnh với phía Trung Cộng. Một cơ hội tìm kiếm mối quan hệ không phải ai cũng có được.

Báo Quảng Ninh của cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ninh, ngày 19/3/2014 cũng đăng một bài phỏng vấn bà GS Đào về Khả năng có thể thành Đặc khu Kinh tế của Khu vực Vân Đồn … Khả năng gì ? Tại sao lại lấy Thâm Quyến là tấm gương cho Vân Đồn noi theo ? Được biết đây là thành tựu mà ông Phạm Minh Chính muốn khoe với trung ương đảng. Nó mang 2 dụng ý, thứ nhất nó cho thấy ông Phạm Minh Chính đã có công với đảng khi đẩy mạnh dự án mà nhiều năm trước tiến triển chậm chạp. Thứ nhì là ông cho biết, qua dự án này ông đã có mối quan hệ tốt với phía Trung Cộng.

Thực tế khu Vân Đồn là một khu vực mang tính chiến lược từ thời nhà Lý nhà Trần chứ không phải mới bây giờ. Nó là khu đặt căn chứ quân sự thì rất dễ thủ khó công, nơi nầy không thể giao cho người nước ngoài đầu tư. Thế ông Phạm Minh Chính mời Trung Cộng vào xây dựng trong khi luật đầu tư chưa được thông qua.

Khi Trung Cộng nắm được nơi hiểm yếu này thì tất nhiên, người có công lớn nhất là Phạm Minh Chính. Và điều dễ thấy là, sau khi thôi giữ chức bí thư tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính về Trung Ương và tiến thân rất nhanh.

Xuất thân của Phạm Minh Chính, một hạt giống đỏ bí ẩn

Được biết Phạm Minh Chính học ngành xây dựng ở Romani về. Điều đáng nói là ông ta học kỹ sư đến 6 năm trong khi đó thời gian đúng chỉ có 4 năm. Được biết thời đó, chỉ có con ông cháu cha mới được cử đi Đông Âu học hành. Về tiều sử thì người ta không nói gì đến cha ông Phạm Minh Chính, tuy nhiên con đường học vấn của ông Chính đã cho thấy, ông là hạt giống đỏ chứ không phải con của một thường dân. Thời bao cấp không một thường dân nào được phép đưa con cái đi du học dù cho có tiền đi nữa. Thời đó nhà nước cộng sản đóng cửa với thế giới tự do và chỉ mở với khối cộng sản.. Mà đi du học các nước cộng sản thì con của thường dân không có tiêu chuẩn.

Nghề được đào tạo thì ông ta chỉ là anh kỹ sư xây dựng tốt nghiệp năm 1985. Tuy nhiên việc làm của ông là ở Bộ Nội Vụ, tức Bộ Công An ngày nay. Năm 2006, ông Phạm Minh Chính được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Nghĩa là ông là con người của ngành tình báo, một ngành rất dễ bắt liên lạc với tình báo nước bạn.

Năm 2007 được lên thiếu tướng và 2010 đã lên trung tướng và được phong thứ trưởng Bộ công an. Bước ngoặt của sự nghiệp là từ năm 2011, khi ông ta được trúng Ủy viên Trung ương đảng khóa 11, ông ta về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, thì ông ta bắt đầu kề vai sát cánh với Trung Quốc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Lịch sử ngàn xưa đã đánh giá, nếu mất Vân Đồn là mất Vịnh Hạ Long, là mất nước. Vị trí chiến lược như thế mà mở của cho Tàu là canh bạc mạo hiểm. Tuy nhiên nhờ canh bạc này ông Phạm Minh Chính vào Trung Ương và tiến thân rất tốt cho đến hôm nay.

Phạm Minh Chính kết nối Bắc Kinh qua ai ?

Website của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung quốc thuộc Trường Đại học Thâm Quyến, ngày 14/3/2013 đăng tin : ngày 19/1/2013, tỉnh ủy Quảng Ninh đã mời 5 chuyên gia của Trung Quốc, trong đó có bà GS Đào Nhất Đào sang Quảng Ninh dự Hội thảo khoa học về Đặc khu Kinh tế, các hình ảnh Ông Phạm Minh Chính và ba Đào Nhất Đào kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Tại đây, bà Đào Nhất Đào dành những lời nhận xét khá ưu ái khi trả lời phóng viên Báo Quảng Ninh về tiềm năng phát triển của đặc khu Vân Đồn :

"Theo đánh giá của tôi, Vân Đồn hiện có những điều kiện thuận lợi hơn Thâm Quyến ngày trước rất nhiều : Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc, có những điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi và ưu thế đi sau, hiện chỉ còn thiếu nhân hòa".

Đáng chú ý, bà Đào Nhất Đào là cố vấn, kiến trúc sư trưởng của chiến lược ‘Một vành đai, Một con đường’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những chuyên gia kinh tế gọi nhận định đây là chiến lược có tham vọng nhân rộng ra cả Châu Á.

Rất nhiều các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết.

Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong 1 báo cáo ngày 17 tháng 4 rằng "Vành đai, con đường" của Bắc Kinh là thật ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố. Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.

Như vậy nhờ bà Đào Nhất Đào kết nối, Phạm Minh Chính đã đưa Vân Đồn đi theo đúng quỹ đạo Trung Cộng đề ra. Nhờ thế mà ngày nay sự nghiệp chính trị của ông Phạm Minh Chính lên như dìu gặp gió. Sắp tới thế lực Phạm Minh Chính có thể nói là đáng ngại hơn cả thế lực ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/02/2021

*********************

Nguyễn Phú Trọng thách thức những gì với phần còn lại của Đảng ?

Để một ông già bệnh hoạn đầy mình, sức khẻo yếu kém và tuổi đã gần 80 ở lại chiếc ghế quyền lực cao nhất trong đảng thì điều đó cho thấy cả Đảng cộng sản đã bất lực trước ông Nguyễn Phú Trọng. 5,1 triệu đảng viên chẳng thể làm gì ông Trọng, gần 1.600 đại biểu dự Đại hội 13 vẫn không làm gì được, 200 ủy viên trung ương đảng cũng không làm gì được, và 18 ủy viên bộ chính trị cũng chẳng ai làm gì được ông.

banlanhdao1

"Tứ trụ" của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản khóa 12 - Ảnh minh họa

Trong Đảng cộng sản có nhiều nhóm lợi ích họ chia theo vùng miền hoặc theo mối quan hệ lợi ích kiểu cộng sinh, kết quả chia chác trong Đại hội 13 làm khu vực nam bộ thất bại ê chề nhưng các thế lực ở khu vực này không làm gì được ông ta. Nói chung, ông Nguyễn Phú Trọng thách thức tất cả mặc dù ông đã già đến 77 tuổi.

Kì Đại hội 13 có nhiều nhân vật trẻ được giới thiệu, và nhiều nhân vật già chỉ mới ngoài 65 cũng phải rụng nhưng tuyệt nhiên không ai loại được ông già 77 tuổi.

Việc công khai xé điều lệ đảng tạo suất đặc biệt cho chính mình thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thách thức tất cả. Ông Trọng không những thách thức toàn dân mà thách thức luôn phần còn lại của Đảng cộng sản. Thực chất Đảng cộng sản luôn giương cao khẩu hiệu "tập thể lãnh đạo cá nhân quản lý" nhưng đó chỉ là khẩu hiệu sáo rỗng. Tập thể gần 1600 đại biểu tham dự Đại hội 13 bất lực để ông Trọng tự biên tự diễn "suất đặc biệt" mà không làm gì được. Việc đề ra "suất đặc biệt" nó tự tố cáo rằng, không có tập thể lãnh đạo nào cả mà là cá nhân thao túng.

Nguyễn Phú trọng là con người bảo thủ. Ông luôn muốn dẫn dắt đất nước đi theo con đường mà ông hay nói là "Bác Hồ đã chọn". Cho tới bây giờ, mọi đề xuất cải cách dù chỉ là cảit cách hạn chế điều bị ông Trọng từ chối, mà đỉnh điểm là lúc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp 2013, ông đã răn đe toàn dân khi có nhiều ý kiến đòi bỏ điều 4 Hiến pháp.

Toàn đảng bất lực trước ông già 77 tuổi

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 vừa kết thúc. Sự kiện đánh dấu sự thành công vang dội của một ông già 77 tuổi và qua đó cũng cho thấy sự thất bại của phần còn lại trọng Đảng cộng sản. Với bao nhiêu con người như vậy mà tại sao để một ông già tự tung tự tác phá bỏ rất nhiều quy định trong điều lệ đảng ? Điều đáng nói là con người đang chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ấy chẳng phải là nhân tố cải cách mà là một con người rất bảo thủ.

Thông thường những con người cải cách mới được lòng số đông, còn con người bảo thủ không thể được lòng số đông được. Cho nên những ai theo trường phái cải cách mà tiến lên đỉnh cao quyền lực thì phần nào cho thấy, đảng đó không bị cá nhân thao túng. Trong trường hợp này, Đảng cộng sản đã bị ông Nguyễn Phú Trọng thao túng là điều khó mà phủ nhận được.

Đòi hỏi Đảng cộng sản Việt Nam cải cách thể chế chính trị là điều không tưởng, dù cho đó là thời ông nào nắm quyền đi nữa. Tuy nhiên nếu cải cách cơ chế vận hành để bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn hơn là hoàn toàn có thể. Với đòi hỏi cải cách nhỏ như vậy thì Đảng cộng sản cũng không thể nào thực hiện, ít nhất là dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Đã một phần ba thế kỷ thực hiện chủ trương đổi mới, từ đó gợi ý cách tiếp cận cho việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản về ý thức hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế theo kiểu tư bản chủ nghĩa và sự kiểm soát toàn diện của đảng đối với xã hội và người dân. Đó là giải pháp chính sách cho mối quan hệ tăng trưởng kinh tế gắn với cải cách cơ chế vận hành trên quan điểm công nhận quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường. Tuy nhiên với con người nắm quyền là ông Nguyễn Phú Trọng thì cho đến bây giờ, việc cải cách đã bị nghẽn. Với một ban cố vấn nhiều người có học hàm và học vị cao nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa cải cách được gì, bởi vì bên trên chính phủ là ông Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước là con người bảo thủ. Ông Nguyễn Phú Trọng đã thách thức cả bộ máy nhà nước như thế.

banlanhdao2

Dù có tổ tư vấn kinh tế ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng cải cách được gì

Đã bảo thủ giờ vẫn nối tiếp bảo thủ, Nguyễn Phú Trọng bất chấp tất cả

Đường lối đổi mới, bắt đầu từ Đại hội 6 năm 1986, được khẳng định tiếp tục tại Đại hội 13 với hai trụ cột là "cải cách" và "mở cửa". Tuy nhiên thực tế cho thấy đó chỉ là những lời nói sáo rỗng. Hô hào đổi mới nhưng để một con người bảo thủ nắm quyền lực cao nhất trong đảng nắm quyền đến 3 nhiệm kỳ và đảng lại bất lực trong vấn đề truất phế ông ta để đưa nhân tố mới lên là điều đáng buồn. Đảng cộng sản đã bị một con người cổ hũ thao túng, và Đảng cộng sản hiện giờ như gà mắc tóc không biết cách nào để gỡ rối.

Từ thời ông Nguyễn Văn Linh đến giờ thì Đảng vẫn kiên định duy trì chế độ đảng toàn trị và khước từ việc cải cách chuyển đổi nền kinh tế sang hoàn toàn thị trường. Đảng cứ giữ nguyên trạng thái cải cách nửa vời và cố giải thích bằng cụm từ mơ hồ rằng, đó là nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ năm 1989, Việt Nam nhanh chóng thay đổi sang chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị. Nỗ lực "thay đổi chính mình" thực ra chỉ như là con tắc kè hoa đổi màu. Tới thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 rồi mà về thể chế chính trị Việt Nam vẫn thế, thể chế kinh tế vẫn thế. Nhân tố mới trong Bộ Chính trị không thấy đâu, mà nhân tố già thì vẫn cứ tiếp tục cai trị bất chấp việc ngồi lì ở ghế quyền lực ấy là vi phạm điều lệ đảng nghiêm trọng.

Chính sách thực dụng trong đối ngoại với mục tiêu chủ yếu là hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên Đảng cộng sản vẫn còn duy trì thể chế kinh tế không giống ai thì sự hội nhập ấy cũng hạn chế. Cho đến nay các lãnh đạo Đảng cộng sản vẫn đi khắp thế giới năn nỉ các cường quốc lớn mà đặc biệt là Mỹ thừa nhận Việt Nam như là một "nền kinh tế thị trường" đúng nghĩa. Tuy nhiên đến giờ, Đảng cộng sản vẫn không thuyết phục được Mỹ thừa nhận điều này.

Việc duy trì sự bảo thủ dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng đã làm Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng dẫn đến tình trạng "tụt hậu" so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là cải cách chậm chạp, thể chế hoá đường lối của Đảng mang nặng tính pháp trị và không phù hợp với chuyển đổi sang kinh tế thị trường do bị "níu kéo" bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa giáo điều. Tránh sụp đổ như các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Mỗi khi động lực thị trường được khuyến khích thì tiềm năng được khai thác để tăng trưởng kinh tế và, ngược lại, mỗi khi ý thức hệ trỗi dậy giáo điều thì kinh tế trầm lắng, thậm chí rơi vào khủng hoảng. Tình trạng "bất ổn thể chế và kinh tế vĩ " trong thập kỷ trước do chính sách điều hành kinh tế dựa vào việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước đã để lại hậu quả nặng nề và kéo dài.

Nguyễn Phú Trọng một con người chỉ biết đến chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khước từ cơ hội đổi mới toàn diện cho đất nước.

banlanhdao3

Khóa trung ương đảng nào Việt Nam cũng đề nghị Mỹ công nhận "nền kinh tế thị trường", nhưng đều thất bại

Chính phủ kiến tạo thất bại là do ai ?

Trong nhiệm kỳ Đại hội đảng khóa 12, Đảng cộng sản cũng cho tuyên truyền là họ đã thay đổi mang tính "đột phá" khi mà ông Nguyễn Xuan Phúc hô hào việc xây dựng "Chính phủ kiến tạo", tuy nhiên qua 5 năm thực hiện thì cái gọi là "chính phủ kiến tạo" của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng khác gì chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng cả.

Chủ trương "tiếp tục đổi mới" vẫn được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội 13 là điều đáng chú ý với các mục tiêu tăng trưởng GDP cao trong kế hoạch 5 năm (2021-2026) và trong các chiến lược trung và dài hạn. Tăng trưởng kinh tế cao là sự cần thiết đảm bảo tính chính danh của đảng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn đối với chính quyền. Tuy nhiên, tham vọng này khó mà thực hiện khi mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn đó. Cửa mở tốt nhất cho cải cách thể chế kinh tế là phải chấp nhận cải cách chính trị. Nếu đặt điều kiện cải cách chính trị lúc này với ông Nguyễn Phú Trọng liệu rằng ai dám ?

Hiện nay, với bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh và phức tạp tạo ra các yếu tố bên ngoài tác động mạnh đến dòng vốn đầu tư và thương mại, vốn là "trụ cột" quan trọng cho tăng trưởng như phân tích ở trên, theo hướng không bền vững và ngày càng chứa đựng tính chất cạnh tranh thể chế. Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ra khủng khoảng kinh tế, toàn cầu hoá ngừng trệ khi chuỗi cung ứng, giao thương bị gián đoạn, quá trình dân chủ suy giảm, nguy cơ "chiến tranh lạnh" mới khi Trung Quốc trỗi dậy hung hăng, chuyên chế, vấn đề địa chính trị… những quan ngại và nỗi lo sợ thay đổi đã tạo cơ hội cho các loại chủ nghĩa như dân tuý, dân tộc… đang nổi lên.

Với những khó khăn như thế, liệu rằng chính phủ của ông Phạm Minh Chính có thể làm được gì khi mà ở trên cao, nơi mà ra chủ trương cho chính phủ hành động vẫn là con người bảo thủ Nguyễn Phú Trọng. Có thể nói, dù ông Phạm Minh Chính có cựa quạy cỡ nào thì kết quả cũng khó mà khả quan được.

banlanhdao4

Nguyễn Phú trọng, kẻ thù của đổi mới

Kỳ vọng gì ở con người bảo thủ như ông Nguyễn Phú Trọng ?

Căn bệnh chủ quan duy ý chí là bản chất của Đảng cộng sản. Thực tế cho thấy rằng, việc duy trì bộ máy đặc quyền đặc lợi mà thiếu cơ chế giải trình minh bạch. Quyền lực đảng tập trung cao độ vào tay một mình ông Nguyễn Phú Trọng sẽ khuyến khích cách tiếp cận "từ trên xuống" mang tính chất can thiệp thô bạo có tính chất mệnh lệnh. Điều đáng nói là mệnh lệnh đó được phát ra từ con người không có chút gì về chuyên môn kinh tế như ông Nguyễn Phú Trọng.

Thực tế là xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thôi vẫn chưa đủ, điều kiện đủ là phải xóa bảo cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong cái thể chế kinh tế mơ hồ "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Sân chơi toàn cầu chẳng có nền kinh tế nào là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" cả. Trong khi cả thế giới người ta chỉ theo kinh tế thị trường, liệu rằng sự lạc lõng của Việt Nam nhưn thế ông Nguyễn Phú Trọng có nhận ra hay không ?!

Một trong những giải pháp chính sách hướng tới giải quyết mâu thuẫn cơ bản nêu trên là gắn tăng trưởng kinh tế với cải cách thể chế chính trị trên quan điểm công nhận quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường cũng chính là quá trình chuyển đổi dân chủ. Đó là đường hướng cần thiết cho đất nước mà rất nhiều người dân đã nhìn thấy, tuy nhiên với ông Trọng thì ông ta có nhìn ra hay không là chuyện khác. Đem những định kiến bảo thủ ra khỏi đầu một ông già 77 tuổi đang năm trong tay quyền lực tuyệt đối thì có thể nói, đó là điều không tưởng.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 17/02/2021

***********************

Nguyễn Phú Trọng lo bị "gãy" giữa nhiệm kỳ ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 15/02/2021

Ông Trọng đã 2 lần đề ra suất đặc biệt để ưu tiên cho chính ông. Có thể nói, nếu sửa điều lệ đảng bằng cách thêm những trường hợp đặc biệt cho ông vào đại hội đại biểu toàn quốc cho chính ông trong vòng 5 năm tới là một thuận lợi, tuy nhiên có điều mà nhiều người không hiểu là tại sao ông Trọng không chịu tạo sửa điều lệ đảng ?

pmc6

Năm mới, nhiệm kỳ mới với ông Nguyễn Phú Trọng chẳng có điều gì tốt đẹp cho ông

Thực tế ông Trọng đã tuổi cao sức yếu, ông ta có tiền sử bệnh cao huyết áp, có tiền sử bệnh đột quỵ, vì vậy dù cho người có lạc quan mấy cũng không dám khẳng định là ông có thể giữ ghế tổng bí đến hết nhiệm kỳ 13 trong vòng 5 năm tới.

Nếu không sửa điều lệ đảng, chẳng khác nào ông Trọng tự chặn đường tái cử của chính ông vào 5 năm sau ? ! Vậy thì chỉ có thể, ông Trọng nghĩ rằng ông không thể đi hết 5 năm nhiệm kỳ và vì thế mà ông không cần sửa chăng ? Rất có thể là như vậy.

Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định không sửa Điều lệ đảng, trong khi cho phép Tổng bí thư có ba nhiệm kỳ liên tiếp. Điều này đã là cho dư luận nhân dân bàn tán xôn xao về trường hợp lộng quyền của ông Tổng bí thư, dù cố dùng hệ thống báo chí nhà nước che đậy nhưng họ cũng không thể nào dập tắt được tiếng xấu.

Một trong những điều về Đại hội XIII mà nhiều người bức xúc, đọc Điều lệ đảng thì thấy chữ nghĩa viết rất là chặt chẽ, người ta vẫn dùng chữ như là ‘văn bia’ để chỉ, nhưng mà bây giờ lại cơ cấu, bố trí nhân sự như thế. Người dân không tâm phục khẩu phục. Có thể nói việc bầu cử như thế là trái Điều lệ đảng, là một chuyện rất không bình thường.

Điều đáng nói kà trong khi Điều lệ đảng nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng phải tuân thủ nghiêm túc Điều lệ đảng, và trong điều lệ đó, thì Đại hội XI không có sửa điều lệ và câu người ta chốt lại cuối cùng là : "chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ đảng".

Tạo một tiền lệ cho sự lộng quyền nối tiếp lộng quyền

Điều lệ đảng như thế nhưng ông Trọng thích chen ngang thì cứ chen, ông đã tạo thành một tiền lệ xấu, quyền lực phá vỡ luật lệ. Điều đó hết sức không bình thường, nếu như thế, sau này ai muốn chen ngang, rồi cũng làm nhân sự như vậy thì sao ?

Được biết, trong khi đó điều 47 ghi rõ rằng tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ đảng. Chấp hành nghiêm chỉnh mà phá ngang như thế được sao ? Nay ông Trọng phá được thì mai ông Phạm Minh Chính cũng phá được, và mốt ông Võ Văn Thưởng cũng phá được. Bây giờ Điều lệ đảng muốn bỏ qua, hay tùy tiện như thế, thì nó rất bất bình thường.

Điều lệ đảng được Đảng cộng sản viết ra chẳng khác nào dùng để làm cảnh. Đại hội XIII lại có trường hợp nhân sự được cơ cấu và bầu với số nhiệm kỳ trái với Điều lệ như thế. Vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng muốn xây dựng đảng trong sạch vững mạnh thế nào trong khi điều lệ đảng không được xem trọng ?

Dưới góc độ pháp luật, Điều lệ đảng chính là luật của tổ chức đảng phái chính trị, nhưng mà một quyết định ban hành đặc cách "suất đặc biệt" mà không có căn cứ, trái luật như thế, thì ai cũng biết rằng những người đứng sau quyết định đó để ban hành thì lẽ ra phải chịu xử lý về mặt đảng. Tuy nhiên Đảng cộng sản vẫn không dám xử lý nhân vật này.

Đó là điều mà Đại hội 13 này đã để lại nhiều vấn đề, mà nổi bật là vấn đề đó, cho nên đã tạo nên một sự băn khoăn, tuy rằng bây giờ người ta đang đẩy mạnh việc chống Covid-19, nói lớn tiếng về đủ thứ thắng lợi to lớn này kia, nhưng nhiều người vẫn đang chờ một sự trả lời chính thức và rõ ràng của Trung ương đảng và cấp có thẩm quyền.

Về chuyện chịu trách nhiệm thế nào, rõ ràng ai cũng đều biết ở Việt Nam lâu nay chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, mà đảng cầm quyền này không những chỉ có quyền trong đảng mà có quyền trong chính quyền và có quyền trong nhiều chỗ nữa, cho nên việc tự đảng cầm quyền bị xử lý khi có sai phạm thì gần như là rất khó.

Người dân khó mà trông mong gì ở ý thức thượng tôn luật pháp của quan chức cộng sản.. Bản chất của họ vốn quen thói lộng quyền trước nhân dân, thì mô hình này họ cũng đem vào áp dụng trong đảng. Vẫn mạnh thắng yếu thua là chủ yếu chứ luật lệ được viết ra là thứ yếu mà thôi.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói một đường làm một nẻo

Lúc nào ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói đi nói lại nhiều lần là "Chúng ta phải làm gương". Chính ông Trọng là người có trách nhiệm cao nhất ở trong đảng thì cần phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ đảng, chính ông nói rằng phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, đường lối, chủ trương, nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh, rằng phải sống mẫu mực, danh dự là chính, còn tiền bạc, quyền chức không là cái gì, vân vân và vân vân. Ấy vậy mà chính ông làm gương xấu phá lệ để ưu ái cho chính mình. Thực chất các vị ở vị trí cao trong đảng đã chỉ nỗ lực để dàn xếp, cơ cấu, bố trí và bầu bán nhân sự ở Đại hội 13 cho nên họ không còn tâm thức đâu mà quan tâm tới vấn đề tuân thủ điều lệ đảng. Một khi xem trọng chức tước hơn điều lệ đảng thì khi đó, điều lệ đảng được viết ra không có ý nghĩa gì nữa. Cùng lám là áp dụng cho đảng viên cấp cơ sở.

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà biết về luật pháp thì ông ta đã không khoe khoang việc ông việc ông xử lý ‘va li có nhiều triệu đô-la’ như những gì ông đã nói công khai với truyền thông và báo giới sau bế mạc Đại hội.

Chuyện cá nhân đã đem tiền ‘hối lộ’ đến công sở rồi sau đó lại được chỉ đạo ‘gói gém lại, mang về’ như thế là trái luật nhưng ông không hề hay biết. Với luật pháp thì ông như vậy thì liệu đảng luật ông có biết không ?

Ông Nguyễn Phú Trọng ra tái cử đã vướng vào ba vấn đề mà tạm gọi là ba cản trở. Cản trở thứ nhất và đứng số một là Điều lệ đảng, mà cụ thể là điều 17, mà quy định nói rất rõ ràng rằng Tổng bí thư không được làm quá hai nhiệm kỳ liên tục. Tuy nhiên ông Trọng phớt lờ.

Điều thứ hai là trường hợp đặc biệt quá tuổi, thì đã mấy lần đặc biệt rồi, bây giờ đặc biệt để ngồi tiếp ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp thì điều đó là cố tình xé bỏ đảng luật, vì tham quyền cố vị mà ông bất chấp.

Và cái thứ ba là sức khỏe, mà trong điều kiện ra ứng cử lần này, tiêu chuẩn, tiêu chí của đảng mà quyết định của Bộ Chính trị đề ra là có nói đến vấn đề sức khỏe, ứng viên phải đảm bảo sức khỏe, phải đảm bảo thế nào đủ để làm việc được. Tuy nhiên dường như cả bộ chính trị không có đủ sức mạnh để buộc ông Trọng pháp luật.

Mối nguy bị gãy giữa nhiệm kỳ

Bây giờ chỉ có vấn đề sức khỏe mới có thể buộc ông Trọng rời bỏ ghế chứ chứ giới hạn tuổi tác, giới hạn nhiệm kỳ đem áp dụng với ông Trọng là vô nghĩa.

Chỉ có bệnh liệt giường thở bằng ô xy, hoạc chết thì may ra ông để công việc Tổng bí thư lại cho Võ Văn Thưởng, chứ nếu ông còn đi được dù chó có người dìu thì ông sẽ không nhường ghế, bản tính con người ông Trọng là vậy, và điều đó được chứng mình trong 2 năm qua khi mà ông Trọng bị đột quỵ tại Kiên Giang.

Về quyền lực, ông Trọng khá ích kỷ, ông muốn ưu tiên đó chỉ dành cho chính ông chứ không giành cho ai khác. Đó là lý do ông không cho sửa đổi điều lệ đảng để nhưng người kế cận của ông có thể ngồi lại đến trên 2 nhiệm kỳ.

Đã muốn mình là nhân vật thứ 2 trong Đảng cộng sản thì chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng những ưu ái chỉ giành cho riêng mình. Đó là lý do mà ông không cho sửa điều lệ đảng.

Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có thấy rằng, để kéo hết 5 năm nhiệm kỳ tiếp thao là quá sức cho ông hay không ? Liệu rằng có phải chính ông đã lường trước được khả năng này hay không ? Cũng rất có thể ông liệu được điều này mà ông không muốn cho ai hưởng được cái ưu ái hơn 2 nhiệm kỳ.

Có những lúc có những người ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng như là ‘người là Thế thiên hành đạo’. Thế thiên hành đạo tức là con Trời, Thiên tử đó. Và điều đó chắc cũng phải đến tai ông Trọng và có thể nó đã đánh thức tham vọng của ông mà ông quyết định bám ghế để "thế thiên hành đạo" nhằm mục đích "lưu danh sử sách".

Trước hết, hai trường hợp nhân sự ngoài Tứ trụ được thông báo bố trí vị trí mới ngay sau Đại hội là các ông Võ Văn Thưởng, nay là Thường trực Ban Bí thư, và thứ hai là ông Trần Tuấn Anh, được cắt cử làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đảng, động thái này nằm trong ý đồ của ông Trọng. Ông muốn thiết lập một thành phần ủng hộ mạnh mẽ quanh ông.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang nâng đỡ Nguyễn Hòa Bình là thông điệp gì ?

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, được đưa vào Bộ Chính trị là một trường hợp gây nên sự phẫn nộ không ít người. Theo tin rò rỉ thì ông Nguyễn Hòa Bình sẽ được cơ cấu vào lãnh đạo Ban Nội chính, cần chờ thời gian thêm để rõ, nhưng người ta nhắc nhiều tới ông vì liên quan vụ Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Rõ ràng ông Trọng không muốn trong sạch bộ máy đảng. Hiện nay vụ án nó như là một vết nhơ, nếu nâng đỡ Nguyễn Hòa Bình không khéo người dân lại nghĩ trong vấn đề oan khuất của Hồ Duy Hải có bàn tay của ông Tổng bí thư.

Thực ra nếu những người nhìn ra thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng thì họ chẳng bao giờ tôn sùng ông Trọng mà ngược lại, họ còn chỉ trích. Chính vì vậy với thành phần nầy ông Trọng không giấu giếm mà ông đánh bài ngửa, ông cất nhắc Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính Trị là thông điệp như vậy. Nghĩa là ông Trọng sẵn sàng dùng những con người bất chấp luật pháp để hỗ trợ ông đạt mục đích. Còn với người dân nhẹ dạ cả tinh thì chuyện đốt lò của ông cũng làm họ ngây ngất.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 15/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy
Read 863 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)