Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/02/2021

Ở cạnh Trung Quốc thì phải biết liệu cơm gắp mắm

Hoàng Trung - Trịnh Hữu long - Diễm Thi

Một cách tiếp cận thực dụng, thực tế với Trung Quốc là cần thiết

Trịnh Hữu Long, Tiếng Dân, 17/02/2021

Bất chấp chúng ta nuôi dưỡng những mong muốn nào về Trung Quốc, những điều sau đây là thực tế phũ phàng chúng ta phải chấp nhận :

china1

Trung Quốc là nước lớn, và sẽ luôn luôn là nước lớn, bất kể đảng cộng sản hay đảng nào nắm quyền, do đó sẽ luôn tìm cách kiểm soát Việt Nam, bất kể chế độ chính trị là gì.

1. Việt Nam ở ngay cạnh Trung Quốc, ở cửa ngõ thông ra biển của Trung Quốc. Không dời nước đi chỗ khác được.

2. Trung Quốc là nước lớn, và sẽ luôn luôn là nước lớn, bất kể đảng cộng sản hay đảng nào nắm quyền, bất kể Trung Quốc có bị tan rã ra làm 5, làm 7. Có tan ra thành 5, thành 7 thì từng tiểu quốc đó vẫn là nước rất lớn.

3. Kiểm soát các quốc gia láng giềng là việc bất kỳ nước nào cũng làm, không khác gì Việt Nam phải kiểm soát Lào và Campuchia, Mỹ kiểm soát Canada và Mexico. Dĩ nhiên cách Mỹ kiểm soát khác cách Trung Quốc kiểm soát. Nhưng nói vậy để thấy là Trung Quốc sẽ luôn tìm cách kiểm soát Việt Nam, bất kể chế độ chính trị là gì. Tôn Trung Sơn – người được cả Trung Quốc lẫn Đài Loan tôn thờ là quốc phụ – đã tuyên bố rõ Việt Nam là phần lãnh thổ bị mất của Trung Quốc, trước sau gì cũng phải thu hồi lại.

4. Châu Á là vùng có quá nhiều nước muốn xưng hùng xưng bá, Mỹ và phương Tây sẽ luôn luôn muốn chơi với tất cả để chống lại tất cả. Họ phải ghìm các tay giang hồ khu vực này lại bằng cách lấy thằng này đánh thằng kia chứ không dại gì trực tiếp nhúng tay vào khi chưa cần thiết. Mỹ sẽ dùng Nhật ghìm Trung Quốc, dùng Trung Quốc để ghìm Nhật, và cũng có thể dùng Trung Quốc để ghìm Ấn Độ khi tình thế thay đổi.

Đó là tình thế địa chính trị khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. Trong nhiều năm tới, chuyện Trung Quốc là cộng sản hay tư bản, độc tài hay dân chủ, gần như không có nhiều ý nghĩa lắm. Một nước Trung Quốc dân chủ vẫn muốn yên ổn biên giới của mình, một nước Trung Quốc manh nha dân chủ hóa càng cần ổn định biên giới của mình theo nghĩa là chủ động kiểm soát được tình hình.

Một cách tiếp cận thực dụng, thực tế với Trung Quốc là cần thiết. Đẩy chủ nghĩa dân tộc lên quá cao thì Việt Nam ăn đủ, như Lê Duẩn từng hoang tưởng trong những năm cuối đời và cuối cùng gánh thảm bại.

Ở cạnh Trung Quốc là cơ hội để làm ăn, cũng như để kêu gọi các nước lớn khác tới. Nếu đủ thực dụng, hạn chế lý tưởng hóa/cực đoan hóa vấn đề thì có thể ăn nên làm ra, không thì vừa bị Trung Quốc chi phối, vừa chẳng kiếm ăn được gì. Chửi Trung Quốc thì dễ, nhưng sống yên ổn và thịnh vượng bên cạnh Trung Quốc mới khó.

Vấn đề lớn là chừng nào chính quyền còn không thừa nhận thực tế lịch sử quan hệ với Trung Quốc thì người dân sẽ tiếp tục quay lưng với chính quyền và phản đối mọi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, bất kể chính sách đó hợp lý hay không hợp lý.

Trịnh Hữu Long

Nguồn : Tiếng Dân, 17/02/2021

***********************

Lý do Trung Quốc xây tường biên giới với Việt Nam ?

Trung Quốc đã và đang cho xây dựng các bức tường biên giới với hai nước láng giềng là Việt Nam và Myanmar với mục đích được Chính phủ nước này giải thích trên tờ Global Times vào cuối tháng 1/2021 là cần thiết để ngăn chặn những người vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19.

china2

Cận cảnh bức tường biên giới của Trung Quốc - Ảnh minh họa

Bức tường phía biên giới với Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét, dài 12 km, trên đầu là hàng rào thép gai, dọc theo sông Bắc Luân (Beilun) mà phía Việt Nam gọi là Ka Long.

Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, trị giá 29 triệu đô la.

Đến năm 2018, Bắc Kinh có điều chỉnh dự án và được dự kiến sẽ sớm hoàn tất với chiều dài 200 km dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Trong khi đó, bức tường phía biên giới với Myanmar dài 659 km được cho là đã hoàn thành dọc theo biên giới dài 2.000 km của Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.

Bức tường này nằm giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và bang Shan phía bắc của Myanmar.

Năm 2018, khi hàng rào biên giới với Việt Nam được tăng tốc xây dựng, Trung Quốc đồng thời đưa ra chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào nề nếp.

Giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc) từng nhận định, Việt Nam có lợi ích ngang ngửa với Trung Quốc trong việc chống buôn lậu xuyên biên giới, đặc biệt là vì nước này có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nước đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan nhưng việc Trung Quốc xây dựng các bức tường biên giới với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á mà mục đích chính theo phía Bắc Kinh giải thích là để ngăn chặn vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19, hoàn toàn không thuyết phục.

Giáo sư Carl Thayer đã từng nêu ý kiến của mình trên ABC News rằng việc xây dựng này dường như là một chương trình quốc gia.

Trang tin Global Times cũng từng dẫn phân tích sâu hơn về động thái của Bắc Kinh của Giáo sư Carl Thayer rằng, Bắc Kinh xây tường biên giới còn nhằm ngăn chặn những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc.

Phía Hà Nội đến thời điểm này không lên tiếng về động thái trên của Bắc Kinh, tuy nhiên RFA đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này. Trong đó, Trung tá quân đội Đinh Đức Long hôm 11/2 phân tích :

"Mọi việc đều có thể xảy ra vì trên thực tế là người Bắc hàn từng vượt biên sang Việt Nam.

Họ vượt biên qua Trung Quốc trước rồi sang Việt Nam. Cách đây ít năm chính quyền Việt Nam đã làm ngơ để Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Việt Nam thuê nguyên một chiếc máy bay không biết của nước nào chở 400 người Bắc Hàn tị nạn từ Thành phố Hồ Chí Minh về thẳng Seoul. Bắc Hàn lên tiếng phản đối nhưng Việt Nam lờ đi.

Thật ra họ muốn vào Việt Nam thì có nhiều đường để vào. Hàng rào xây có mấy chục cây số thì ăn thua gì vì biên giới Việt Nam – Trung Quốc cả nghìn cây cơ mà.

Nghĩa là không thiếu gì con đường đi, nhưng trên thực tế là người Duy Ngô Nhĩ đã từng vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc và đã xảy ra chuyện cướp súng của biên phòng Việt Nam. Sau đó Việt Nam không xét xử mà giao về Trung Quốc hết.

Tóm lại, việc xây hàng rào như thế chả có hại gì cho Việt Nam. Thứ nhất là nó xây trên nước nó. Thứ hai là ngăn chặn vậy thì tốt cho Việt Nam. Mình đỡ phải đối đầu với những chuyện không cần thiết".

Cùng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định :

"Nó vẫn có những người Duy Ngô Nhĩ chạy sang Việt Nam và từ Việt Nam chạy sang một nước khác nhưng khoảng một năm trở lại đây thì gần như không có nhóm nào cả. Nếu có thì Việt Nam sẽ bắt giao trả về Trung Quốc luôn theo thỏa thuận hai nước.

Lý do vì những người Duy Ngô Nhĩ này từng có hai lần cướp súng của biên phòng Việt Nam và bắn chết cả lính biên phòng Việt Nam.

Rõ ràng giữa Bộ Công an Trung Quốc và Bộ Công an Việt Nam có thỏa thuận rằng nếu có người nào bên Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt nam trái phép thì Việt Nam sẽ bắt và giao ngược lại bất kể đấy là ai.

Ngoài ra, có những người từ Bắc Hàn chạy qua Miền Bắc Việt Nam rồi xuống Tây Ninh, qua Campuchia rồi qua các nước khác nhưng công an Việt Nam không ngăn cản".

china3

168 người Việt Nam vượt biên trái phép từ TQ được đưa đến khu cách ly của tỉnh Lạng Sơn 15/03/2020

Theo thông tin từ báo chí Nhà nước Việt Nam, vào tháng 4 năm 2014, 16 người Duy Ngô Nhĩ vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp.

Nhóm người này đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi đang chờ làm thủ tục thì bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sĩ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam.

Hậu quả cuộc đấu súng’ làm bảy người thiệt mạng, gồm hai sĩ quan Biên phòng Việt Nam và năm người đàn ông Trung Quốc.

Tất cả năm thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày.

Tại cuộc họp diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 2020 ở Đà Nẵng về sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Công an cảnh báo trong năm 2020 có hơn 900 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Phần lớn trong số này là người Trung Quốc.

Ngoài ra, số người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục tăng với 25.000.

Theo trang Irrawaddy ngày 23/12/2020, Trung Quốc khởi công xây hàng rào dọc biên giới với Miến Điện từ tháng 10/2020 tại các bang Kachin và Shan, "chủ yếu ở các khu đông dân cư", trong đó nhiều đoạn vi phạm quy định cách đường biên giới 10 mét (thỏa thuận biên giới tháng 10/1960), theo phát biểu của ông U Thein Min Tun, giám đốc vấn đề biên giới Cục Lãnh sự Pháp chế Bộ Ngoại giao Miến Điện.

Rất nhiều đoạn video đăng trên mạng xã hội, được truyền thông Miến Điến trích dẫn, cho thấy có những đoạn được rào tạm bằng các cuộn dây thép gai, nhưng rất nhiều đoạn được xây chắc chắn với trụ gạch hoặc bê-tông, chấn song sắt cao khoảng 3 mét, phía trên được cuốn thêm dây kẽm gai.

china4

Cửu vạn khiêng hàng nhập lậu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn - Ảnh minh họa

Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptist Hồng Kông, nhận định :

"Ở phía biên giới với Miến Điện, chính quyền Bắc Kinh muốn kiểm soát nghiêm ngặt hơn đường biên giới và tránh gặp quá nhiều rắc rối với Miến Điện, trong đó có vấn đề quản lý các dân tộc thiểu số, như người Kachin, Karen, người Wa hoặc những tộc người khác, thường gặp khó khăn với chính quyền trung ương và vẫn vượt biên sang phía Trung Quốc.

Tôi nghĩ đó là một cách để Bắc Kinh ổn định khu vực biên giới với Miến Điện vì thường xuyên xảy ra vấn đề về an ninh, cũng như buôn bán vận chuyển lậu vũ khí. Có thể họ thấy đã không được kiểm soát được nhiều yếu tố, trong đó có những lực lượng nổi dậy ở phía bắc Miến Điện".

Hàng rào kiên cố được Trung Quốc tiếp tục xây từ khoảng năm 2018 dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, với chiều dài khoảng 200 km, dựa theo những thông tin dưới đây.

Quanh khu vực cột mốc 1089 (đồi Keo, tỉnh Lạng Sơn), khi giải trình về tình trạng buôn lậu tại đây, Chi cục Hải quan Tân Thanh, được trang Giadinh.net.vn trích đăng ngày 18/11/2019, cho biết :

"Từ tháng 05/2019, toàn bộ các điểm tiếp giáp với phía Trung Quốc trên biên giới thuộc địa bàn kiểm soát" của Chi cục Hải quan Tân Thanh "cơ bản đã được phía Trung Quốc rào chắn bằng hệ thống tường rào cao 3,7 mét (chỉ còn lại một khoảng cách nhỏ tại khu vực điểm đường đầu nối và đồi cao chưa có tường rào)".

Vào đầu tháng 04/2020, trước những thông tin Trung Quốc xây tường biên giới để đưa hàng hóa nhập khẩu vào quy củ, ông Nguyễn Công Trưởng, phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, giải thích :

"Phía Trung Quốc đã xây dựng tường rào từ lâu với chiều dài khoảng 100 km.

Tường rào này được xây trên đất Trung Quốc, gần lối mở Co Sa (cửa khẩu Chi Ma, cột mốc 1223, tỉnh Lạng Sơn)","đúng quy định về hiệp định biên giới giữa hai bên""có thông báo cho Việt Nam",theo báo Tuổi Trẻ, ngày 07/04/2020.

china5

Hàng rào biên giới với Việt Nam do Trung Quốc xây dựng tại cột mốc 1328, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Nhiều đoạn video của một số Youtuber Việt Nam cho thấy hàng rào có trụ sơn vàng, chấn song nhọn sơn xanh dương, được bao thêm lớp dây kẽm ở chân tường và phía trên rào, đã được hoàn thiện tại các cột mốc 1270, 1296 và đến tháng 11/2020, tạm ngừng ở cột mốc 1328 (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), theo video của Nếm TV trên YouTube. Từ khu vực này có thể nhìn toàn cảnh hàng rào trườn trên những ngọn núi, cắt ngang những lối mòn. Đoạn video còn cho thấy đầu sắt nhô ra chờ tiếp tục thi công "Vạn lý trường thành phương Nam" từ đông sang tây.

Xây tường để chống buôn lậu

Năm 2018, khi hàng rào biên giới được tăng tốc xây dựng, cũng là thời điểm Trung Quốc chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào quy củ.

Theo giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc), "Việt Nam có lợi như Trung Quốc trong việc ngăn chặn buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là Việt Nam còn bị thâm hụt thương mại lớn với nước láng giềng".

Thống kê sơ bộ của Hải Quan Việt Nam khẳng định xu hướng này. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 35,2 tỉ đô la, tăng 3,74% so với năm 2019. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 133,09 tỉ đô la, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỉ đô la, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỉ đô la.

Cuối cùng, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, bức tường mà Bắc Kinh cho xây dọc biên giới có lẽ còn gây trở ngại cho những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc muốn đào thoát. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện, từ lâu được coi là "ngả đào thoát cho người Duy Ngô Nhĩ và những người khác muốn xin tị nạn ở phương Tây". Đây cũng là con đường cho những người Bắc Triều Tiên tìm cách thoát khỏi chế độ Kim Jong-un.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/02/2021

*************************

Lý do Trung Quốc xây tường biên giới với Việt Nam ?

Diễm Thi, RFA, 11/02/2021

Trung Quốc đã và đang cho xây dựng các bức tường biên giới với hai nước láng giềng là Việt Nam và Myanmar với mục đích được Chính phủ nước này giải thích trên tờ Global Times vào cuối tháng 1/2021 là cần thiết để ngăn chặn những người vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19.

china6

Hàng rào tại thị trấn biên giới Wanding, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Photo: theaustralian.com

Chương trình quốc gia ?

Bức tường phía biên giới với Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét, dài 12 km, trên đầu là hàng rào thép gai, dọc theo sông Bắc Luân (Beilun) mà phía Việt Nam gọi là Ka Long. Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, trị giá 29 triệu đô la. Đến năm 2018, Bắc Kinh có điều chỉnh dự án và được dự kiến sẽ sớm hoàn tất với chiều dài 200 km dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Trong khi đó, bức tường phía biên giới với Myanmar dài 659 km được cho là đã hoàn thành dọc theo biên giới dài 2.000 km của Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Bức tường này nằm giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và bang Shan phía bắc của Myanmar.

Năm 2018, khi hàng rào biên giới với Việt Nam được tăng tốc xây dựng, Trung Quốc đồng thời đưa ra chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào nề nếp.

Giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc) từng nhận định, Việt Nam có lợi ích ngang ngửa với Trung Quốc trong việc chống buôn lậu xuyên biên giới, đặc biệt là vì nước này có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

china7

Tài xế mặc đồ bảo hộ đang trình giấy tờ tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, trên biên giới với Trung Quốc hôm 20/2/2020. Reuters

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nước đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan nhưng việc Trung Quốc xây dựng các bức tường biên giới với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á mà mục đích chính theo phía Bắc Kinh giải thích là để ngăn chặn vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19, hoàn toàn không thuyết phục. Giáo sư Carl Thayer đã từng nêu ý kiến của mình trên ABC News rằng việc xây dựng này dường như là một chương trình quốc gia.

Trang tin Global Times cũng từng dẫn phân tích sâu hơn về động thái của Bắc Kinh của Giáo sư Carl Thayer rằng, Bắc Kinh xây tường biên giới còn nhằm ngăn chặn những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc.

Đối đầu không cần thiết

Phía Hà Nội đến thời điểm này không lên tiếng về động thái trên của Bắc Kinh, tuy nhiên RFA đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này. Trong đó, Trung tá quân đội Đinh Đức Long hôm 11/2 phân tích :

"Mọi việc đều có thể xảy ra vì trên thực tế là người Bắc hàn từng vượt biên sang Việt Nam. Họ vượt biên qua Trung Quốc trước rồi sang Việt Nam. Cách đây ít năm chính quyền Việt Nam đã làm ngơ để Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Việt Nam thuê nguyên một chiếc máy bay không biết của nước nào chở 400 người Bắc Hàn tị nạn từ Thành phố Hồ Chí Minh về thẳng Seoul. Bắc Hàn lên tiếng phản đối nhưng Việt Nam lờ đi.

Thật ra họ muốn vào Việt Nam thì có nhiều đường để vào. Hàng rào xây có mấy chục cây số thì ăn thua gì vì biên giới Việt Nam - Trung Quốc cả nghìn cây cơ mà. Nghĩa là không thiếu gì con đường đi, nhưng trên thực tế là người Duy Ngô Nhĩ đã từng vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc và đã xảy ra chuyện cướp súng của biên phòng Việt Nam. Sau đó Việt Nam không xét xử mà giao về Trung Quốc hết.

Tóm lại, việc xây hàng rào như thế chả có hại gì cho Việt Nam. Thứ nhất là nó xây trên nước nó. Thứ hai là ngăn chặn vậy thì tốt cho Việt Nam. Mình đỡ phải đối đầu với những chuyện không cần thiết".

Cùng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định:

"Nó vẫn có những người Duy Ngô Nhĩ chạy sang Việt Nam và từ Việt Nam chạy sang một nước khác nhưng khoảng một năm trở lại đây thì gần như không có nhóm nào cả. Nếu có thì Việt Nam sẽ bắt giao trả về Trung Quốc luôn theo thỏa thuận hai nước.

Lý do vì những người Duy Ngô Nhĩ này từng có hai lần cướp súng của biên phòng Việt Nam và bắn chết cả lính biên phòng Việt Nam. Rõ ràng giữa Bộ Công an Trung Quốc và Bộ Công an Việt Nam có thỏa thuận rằng nếu có người nào bên Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt nam trái phép thì Việt Nam sẽ bắt và giao ngược lại bất kể đấy là ai.

Ngoài ra, có những người từ Bắc Hàn chạy qua miền Bắc Việt Nam rồi xuống Tây Ninh, qua Campuchia rồi qua các nước khác nhưng công an Việt Nam không ngăn cản".

Theo thông tin từ báo chí Nhà nước Việt Nam, vào tháng 4 năm 2014, 16 người Duy Ngô Nhĩ vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp. Nhóm người này đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi đang chờ làm thủ tục thì bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sĩ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam.

Hậu quả cuộc ‘đấu súng’ làm bảy người thiệt mạng, gồm hai sĩ quan Biên phòng Việt Nam và năm người đàn ông Trung Quốc. Tất cả năm thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày.

Tại cuộc họp diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 2020 ở Đà Nẵng về sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Công an cảnh báo trong năm 2020 có hơn 900 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Phần lớn trong số này là người Trung Quốc.

Ngoài ra, số người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục tăng với 25.000.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Trung, Trịnh Hữu long, Diễm Thi
Read 632 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)