Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/03/2021

Cách kiềm chế Trung Quốc tốt nhất là một mặt trận dân chủ đoàn kết

Lê Mạnh Hùng

Hoa Kỳ có một tổng thống mới, và phương Tây cần có một chính sách mới đối với Trung Quốc. Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ uốn nắn khung cảnh địa chính trị thế giới trong nhiều thập niên sắp tới. Thành ra chính quyền của ông Joe Biden có một cơ hội để đặt nền tảng mới cho quan hệ này.

chong1

Hoa Kỳ và phương Tây muốn tiến tới một quan hệ kinh tế hữu nghị hay là một cuộc cạnh tranh với một đối thủ giành bá quyền.

Vấn đề căn bản phải đặt ra đầu tiên trong việc lập ra một chính sách với Trung Quốc là liệu ta muốn tiến tới một quan hệ kinh tế hữu nghị hay là một cuộc cạnh tranh với một đối thủ giành bá quyền. Chính sách hiện nay của phương Tây, một hỗn hợp mâu thuẫn giữa chính sách trọng thương và cạnh tranh chiến lược đã không tạo ra đuợc một sự nhất quán và chỉ bị Bắc Kinh khai thác những kẽ hở để trục lợi. Nay thì Trung Quốc đã công khai thúc đẩy chính sách bá quyền của mình, tin tưởng rằng có thể khai thác những mâu thuẫn trong chính sách của các nuớc phương Tây để đạt đến mục tiêu.

Thành ra nay đã đến lúc để Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác đoàn kết vào một chiến luợc mới. Chính sách hiện nay của Bắc Kinh – việc đàn áp phong trào dân chủ tại Hồng Kông, nhốt dân Uighur ở Tân Cương vào trại tù, đe dọa quân sự đối với Đài Loan, đụng độ biên giới với Ấn Độ, lấn chiếm các nuớc Đông Nam Á tại Biển Đông và đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Úc, đã trao cơ hội tốt cho những người diều hâu tại Mỹ. Nhưng không phải chiến luợc cứng rắn nào cũng là tốt.

Điều kiện tiên quyết đầu tiên cho một chiến luợc tốt là phải nhất quán. Điều cần thiết phải có là một tập hợp các chính sách, kinh tế, an ninh, ngọai giao và quân sự, tất cả cũng hướng về một hướng. Ông Donald Trump khoe là ông lấy một chính sách cứng rắn đối với ông Tập Cận Bình. Trên thực tế, sự hung hăng của ông Trump bị đụng với cố gắng chiều lòng cơ sở ủng hộ ông và cuối cùng trở thành một cố gắng nhằm bán nhiều nông phẩm cho Trung Quốc. Như cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, ông John Bolton nhận xét, chính sách ngọai giao của ông Trump thuần túy chỉ là một phần của chiến dịch tranh cử của ông. Thành ra nếu chính quyền Biden muốn có môt chính sách hữu hiệu đối với Trung Quốc, chính quyền phải có đuợc một chính sách Trung Quốc duy nhất xuyên suốt qua tất cả các cơ quan của chính phủ, nối kết hàng trăm những sợi dây lẻ tẻ trong quan hệ với Trung Quốc và các nước lân bang thành một mạng luới duy nhất.

Những cố gắng của Trung Quốc nhắm kiểm soát Biển Đông không thể nào để tách rời với cuộc chạy đua nhằm chiếm ưu thế trong hệ thống viễn thông mạch số 5G cũng như trí thông minh nhân tạo AI, cũng như những cố gắng của Bắc Kinh nhằm lung lạc Châu Âu với chương trình Sáng Kiến Vòng Đai và con Đuờng (Belt and Road Initiative). Việc kiểm sóat các kỹ thuật số, hay kiềm chế hoạt động của các công ty Trung Quốc tại phương Tây không thể bị mua chuộc bởi việc Trung Quốc mua nông phẩm.

Việc ông Biden chọn ông Kurt Campbell, một nhà ngọai giao lão thành vào vị trí mới đặt ra, đổng lý các vấn đề Châu Á tại tòa Bạch Ốc, cho thấy ông Biden có ý muốn lọai bỏ cung cách mỗi cơ quan làm việc theo ý mình. Ông Campbell với kinh nghiệm dồi dào về Châu Á có đủ khả năng và ý chí để kềm giữ các cơ quan và buộc các cơ quan liên hệ phải hành động phối hợp theo cùng một hướng.

Cố nhiên là không thể nào có đựơc một chiến lược toàn hảo. Căng thẳng giữa cạnh tranh chiến luợc và kinh tế liên lập lúc nào cũng có. Phân cách kinh tế thọat nghe có thể là một cách vừa tốt vừa đơn giản cho đến khi ta bắt đầu nhìn vào cái giá phải trả đối với tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân. Nhưng một chính sách nhất quán sẽ làm giảm mạnh nguy cơ những tính toán sai lầm mà nhiều khi dẫn đến một cuộc chiến giữa các siêu cường.

Chính sách "đuờng ta ta đi" của ông Trump đã thả lỏng cho các đồng minh Châu Âu và Châu Á của Mỹ tự do hành động. Châu Âu đặt Trung Quốc là "đối thủ chiến luợc" nhưng không dám làm gì có thể làm hại đến xuất khẩu của Châu Âu. Nhật Bản và Nam Hàn, hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á tiếp tục gây sự với nhau vì quá khứ lịch sử. Qua việc rút ra khỏi thỏa hiệp Trans-Pacific Partnership (TPP) ông Trump bỏ quyền lãnh đạo kinh tế vùng cho ông Tập Cận Bình.

Vì những lý do như vậy, chính quyền mới sẽ gặp khó khăn trong việc lôi kéo các đồng minh nhất là tại Châu Âu có một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc. Liên Hiệp Châu Âu ngay từ đầu đã đưa ra một thông điệp không có gì khuyến khích lắm khi vội vã thông qua môt thỏa hiệp đầu tư với Trung Quốc truớc ngày ông Biden tuyên thệ nhậm chức. May mắn là thủ tuớng Đức Angela Merkel, người chủ trương trọng thương chính của Liên Hiệp Châu Âu sẽ về hưu vào năm nay.

Trong một bài viết đáng chú ý đang trên tạp chí Foreign Affairs tháng này, ông Campbell đã đưa ra mục tiêu chiến luợc của Mỹ là thiết lập một thế cân bằng lực lượng bền vững và lâu dài tại Đông Á. Washington sẽ tổ chức "một liên minh mạnh mẽ của cả đồng minh và đồng bạn" để buộc Trung Quốc phải tuân theo các luật lệ chung.

Môt liên minh như vậy rõ ràng là hợp với quyền lợi của Tokyo và Seoul. Còn Châu Âu thì nay không còn có thể trốn trách nhiệm coi tham vọng của Trung Quốc như là vấn đề riêng của Mỹ. Cuộc đấu tranh Mỹ Trung nay đã trở thành gắn liền với cuộc chạy đua chiếm ưu thế trong kỹ thuật số. Chiến lược của Trung Quốc là chia để trị. Để chống lại, phương Tây và các nuớc dân chủ chỉ có cách là đoàn kết.

Lê Mạnh Hùng

(13/03/2021)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Mạnh Hùng
Read 484 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)