Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/03/2021

Chừng nào mới giải quyết được những vụ cưỡng chiếm đất đai ?

Khánh Hòa - Trân Văn - RFA

Luật Đất đai phiên bản 2013 sẽ có phiên bản 2022 ?

Khánh Hòa, VNTB, 23/03/2021

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội vào năm 2022.

Đây là nội dung tại Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Quyết định 1188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

datdai1

Bên này là dân cư Thủ Thiêm, phía xa bên kia là Thành phố Hồ Chí Minh tráng lệ - Ảnh minh họa

Theo Quyết định 1188/QĐ-TTg, thì dự kiến sẽ thông qua báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai trong tháng 9 năm 2021. Sau đó, việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết về thi hành Luật Đất đai sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2021.

Dưới đây là một số ghi nhận về ý kiến yêu cầu sửa đổi cụ thể như sau của Luật Đất đai hiện hành :

Thứ nhất, sửa đổi quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà các chủ đầu tư phải thỏa thuận giá đền bù với dân, cho phép chủ đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp, theo giá đã thỏa thuận, nếu có chứng từ hợp lệ, nhưng không vượt quá tiền sử dụng đất phải nộp (hoặc không quá 70% tiền sử dụng đất phải nộp).

Thứ hai, đẩy mạnh các hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận thị trường quyền sử dụng đất một cách bình đẳng, hạn chế cơ chế xin – cho, tham nhũng trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu để hạn chế tiến tới chấm dứt giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần, thực hiện giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm, hoặc chia nhỏ và kéo dài thời gian nộp tiền sử dụng đất.

Thứ ba, công khai hóa các quy hoạch và dự án được duyệt, nhất là quy hoạch sử dụng đất Đô thị nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến với các cấp Chính quyền, Chủ đầu tư, người dân, tránh hình thành dự án "ma".

Thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới theo pháp luật về nhà ở, khu đô thị mới với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật về đầu tư đối với các nhà đầu tư đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Thứ tư, cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chuẩn bị đầu tư, xây dựng, quản lý sau đầu tư đối với các dự án kinh doanh bất động sản để sửa đổi, bổ sung cho thống nhất.

Cắt giảm tối đa, áp dụng chế độ một cửa, một cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với các thủ tục của từng loại dự án nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Thứ năm, cần bảo đảm ổn định tỷ lệ hợp lý cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, không tăng quá nóng, nhưng cũng không giảm quá mạnh, gây "sốc" cho thị trường.

Thứ sáu, cần cơ chế để đảm bảo quyền lợi cụ thể cho người dân sau khi cải tạo phục hồi và đưa vào sử dụng đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc…

Ví dụ như nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng một số người dân cùng góp vốn đầu tư vào đất để phục hóa đất bãi rác có nhiều trũng, vũng ; sau khi đất trũng, đất vũng chứa rác thải được phục hóa thành khu đất đắc địa thì cơ quan có thẩm quyền đã quyết định cho doanh nghiệp thuê khu đất này để kinh doanh, mà không quan tâm đến nhu cầu của người góp vốn, đầu tư, cải tạo, phục hồi đất.

Hay có một số trường hợp cá nhân đầu tư cải tạo đất có mặt nước hoang hóa, khi kết thúc thời hạn đầu tư, đất có mặt nước hoang hóa đã thành vùng đất sinh lợi, người đầu tư đất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thuê lại đất có mặt nước do chính họ cải tạo thành đất sinh lợi nhưng không được, với lý do là đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho một doanh nghiệp khác thuê với giá cao hơn… Điều này gây ra sự không đồng thuận của người góp vốn, đầu tư, cải tạo, phục hồi đất đối với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khánh Hòa

Nguồn : VNTB, 23/03/2021

*************************

Tham nhũng và đt đai : Tin ngn đ ngm v nhng nan đ

Trân Văn, VOA, 23/03/2021

KBS (Korean Broadcasting System – H thng Phát thanh và Truyn hình Nam Hàn) va phát mt tin rt ngn : Nhóm Đc nhim liên ngành được thành lp đ kim tra v kh năng dính líu ca các viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn ca Nam Hàn vi đt đai, va phát giác 28 viên chc có du hiu vi phm các qui đnh ca chính quyn Nam Hàn v lm dng chc v, quyn hn đ đu cơ đt đai và nhà .

datdai2

Chính sách đt đai là ngun ci ca tham nhũng. Trong hình : Ông Lê Đình Công b dn ra tòa trong phiên phúc thm liên quan v án Đng Tâm. Hình minh ha.

C 28 viên chc va k đu làm vic trong h thng chính tr, h thng công quyn mt s đa phương ca Nam Hàn. Theo Nhóm đc nhim liên ngành, bi 23/28 viên chc có du hiu đu cơ nhà, đt và h s chuyn 23 h sơ này cho Cơ quan Điu tra đc bit ca cnh sát Nam Hàn đ cơ quan này xem xét trách nhim hình s ca 23 viên chc đó. Đng thi nhóm s tiếp tc thm tra thêm v 5/28 viên chc còn li đ xem xét k lưỡng hơn các du hiu cho, tng đt đai dường như là bt minh gia các thành viên trong gia đình ca năm viên chc y.

Đ ngăn chn tình trng lm quyn khi xúc tiến d án, kế hoch qui hoch đô th, khai thác thông tin đ đu cơ, trc li chính quyn Nam Hàn đã thành lp Nhóm đc nhim liên ngành va k. Nhóm đã thc hin hai đt kim tra. Thông tin va đ cp là kết qu mi nht v đt kim tra th hai, nhm đến 8.760 viên chc. Phương thc kim tra là đi chiếu các giao dch bt đng sn vi kho d liu v s hu nhà đt ca viên chc.

Tính đến ngày 16/3 đã có 8.653 trong s 8.760 viên chc là đi tượng ca đt kim tra ln hai, đng ý bch hóa thông tin v tình trng nhà đt ca h. Tuy nhiên vn còn 127 viên chc chưa t nguyn làm như thế và chính quyn Nam Hàn đã chuyn danh sách 127 viên chc cho Nhóm đc nhim liên ngành kim tra. Nhóm d trù s điu tra c người phi ngu, h hàng ca 127 viên chc (*).

***

Nếu dùng "chính sách đt đai+tham nhũng" làm t khóa đ tìm kiếm trên Google, ai cũng có th thy khong 2.840.000 kết qu liên quan ti ch đ này. Nhng kết qu đó cho thy hàng chc năm va qua đã có vô s hi tho, hi ngh, công trình kho sát, nghiên cu v tình trng tham nhũng liên quan ti son duyt - thc hin các kế hoch, d án liên quan đến đt đai Vit Nam. Đó là chưa k các ch th, ngh quyết, qui phm pháp lut ca h thng chính tr, h thng công quyn...

Du không tính được đã có bao nhiêu t đ vào nhng hot đng va k nhưng vn có th khng đnh, tin ca, thi gian, công sc đ loi ngun lc ca quc gia, xã hi đã dc vào công cuc phòng chng tham nhũng liên quan ti đt đai nói riêng và phòng chng tham nhũng nói chung, không nhng vô ích mà dường như còn kích thích tham nhũng liên quan ti đt đai nói riêng và tham nhũng nói chung trm trng hơn c v mc đ, tính cht ln hu qu.

Chưa th xác đnh hiu qu hot đng chng tham nhũng liên quan ti đt đai ca chính quyn Nam Hàn như KBS đã đưa là cao hay thp nhưng ít nht tin y cho thy, Nam Hàn có thc tâm mun chng tham nhũng hay không ! Nam Hàn không có t chc chính tr nào là duy nht và nuôi tham vng vĩnh vin lãnh đo quc gia toàn din, tuyt đi như Đảng cộng sản Việt Nam nên mi chng tham nhũng theo phương thc chung ca thiên h.

Còn tuyên bchng tham nhũng không có vùng cm, không có ngoi l nhưng t chi công b t khai tài sn ca các viên chc hu trách, xem đó là nhy cm, nguy him cho vic duy trì s n đnh chính tr. Chng tham nhũng không có vùng cm, không có ngoi l nhưng không chp nhn xem xét ngun gc nhng tài sn mà viên chc đã kê khai xem có bt minh hay không, đng thi thng tay loi b tt c các bin pháp x lý tài sn có ngun gc bt minh, k c x lý hình s thì phòng thế nào, chng ra sao ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/03/2021

Chú thích

(*) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=49363

*****************************

Vì sao tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng, đất nông nghiệp cứ tiếp diễn ?

RFA, 23/03/2021

Thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng liên tục xảy ra, từ vụ xây biệt phủ ở rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hà Nội cho đến việc phá rừng xây biệt thự ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng Đến nay dù có nơi đã được khắc phục, bắt buộc đập bỏ, nhưng cũng có địa phương tình trạng này vẫn tiếp diễn dù báo chí lên tiếng.

datdai3

Loạt biệt thự xây dựng trái phép ở rừng phòng hộ thuộc phường Liên Bảo - tỉnh Vĩnh Phúc. Courtesy of Lao Động

Mới nhất là vụ việc ở rừng phòng hộ thuộc phường Liên Bảo - tỉnh Vĩnh Phúc, dù thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố danh sách chủ của nhiều biệt thự trái phép trên đất rừng tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời yêu cầu địa phương xử lý, nhưng những căn nhà vẫn tiếp tục được xây mới như thách thức các cơ quan chức năng.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, nhận định với RFA hôm 23/3 về vấn đề này :

"Đây là tình trạng mà các địa phương trong việc phát hiện các hành vi vi phạm luật đất đai là rất yếu kém. Theo quy định, Ủy ban Nhân dân cấp thị xã, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn, nếu không thuộc thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Mặc dù quy định như vậy, nhưng thường có sự bao che của cấp cơ sở đối với hành vi vi phạm, nên nó vẫn diễn ra và không được xử lý. Đây là tình trạng xảy ra khắp nơi, đã được nêu lên nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra".

Thay vì các nơi vi phạm luật đất đai, xây biệt phủ trên đất rừng trước đây như ở Sóc Sơn - Hà Nội ; Sơn Trà - Đà Nẵng bị tháo dỡ sau vi phạm thì theo Giáo sư Đặng Hùng Võ đáng lẽ chính quyền phải ngăn chặn ngay khi hành vi sai phạm mới bắt đầu. Ông Võ giải thích :

"Thào dỡ thì chắc chắn sẽ làm hư hao tài sản đi, đồng thời xử lý khi hành vi bắt đầu cũng dễ hơn, còn xử lý hành vi khi đã hoàn thành thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều. Những tình trạng vi phạm pháp luật này diễn ra khá phổ biến như xây nhà trên đất nông nghiệp, trên đất rừng, thậm chí chặt phá rừng là đất sản xuất nông nghiệp".

Vào tháng 3 năm 2017, chính quyền Đà Nẵng khi kiểm tra dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa ở bán đảo Sơn Trà đã phát hiện có 40 móng biệt thự đang được xây dựng trái phép trên khu đất vốn là rừng phòng hộ. Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã buộc ngưng công trình và xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Biển Tiên Sa vì lý do xây dựng không phép.

Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, dù Thanh tra tỉnh này đã vào cuộc từ năm 2014, tuy nhiên đến năm 2019 khi ra kết luận thanh tra, xử lý thì sai phạm xây dựng trên đất rừng tại phường Liên Bảo không những không giảm bớt mà còn có dấu hiệu tăng nhanh khi chính quyền địa phương đã để phát sinh thêm 12 biệt thự xây trái phép.

Đài Á Châu Tự Do hôm 23/3 liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam và được ông nói rõ hơn về vấn đề vi phạm pháp luật về đất đai :

"Tình trạng này đã xảy ra rất nhiều, Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó quy định rất rõ việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về phát triển rừng. Nhưng trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước trong lãnh vực bảo vệ rừng còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, do cơ chế quản lý cồng kềnh, nhiều cơ quan chủ quản nên xảy ra tình trạng mất rừng và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau".

Không chỉ xây dựng trái phép trên đất rừng, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không thể ngăn chặn diễn ra thậm chí còn nhiều hơn, hầu như tại địa phương nào tại Việt Nam cũng có vi phạm Đơn cử như mới đây, tại Thị xã Bến Cát và thành phố Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương, hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp cứ liên tiếp mọc lên. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho báo chí biết, đối với các công trình sai phạm sẽ bị xử lý và dứt khoát không cho hợp thức hóa. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Kỹ sư xây dựng Nguyễn Văn Tấn, khi trả lời RFA từ Đồng Tháp hôm 23/3, nói :

"Việc xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp là do chính sách thuế nhà nước không thỏa đáng. Ví dụ, đất ruộng anh tôi lên thổ cư cất nhà cho con 100m2, phải đóng thuế 75 triệu, họ tính bằng 100% giá đất thổ cư tại khu vực đó, vậy hóa ra họ mua đất cất nhà ? Dân ở nông thôn cất cái nhà cấp 4 có khi không quá 100 triệu, mà đóng thế ngần ấy ai chịu nổi, cho nên họ tự ý cất nhà mà không xin phép lên thổ cư là vậy.

Chính sách đánh thuế nặng thổ cư nghe nói là để hạn chế chiếm đất nông nghiệp đầu cơ mua bán, nhưng lại đánh cả vào dân nghèo, mà nhà nước lại luôn hưởng lợi".

datdai4

Nhiều công trình đang xây dựng dỡ dang và sắp xây dựng trên đất nông nghiệp ở ấp Rạch Bắp, xã An Tây, Bến Cát. Photo of Tiền Phong.

Đối với việc xây dựng không phép tràn lan hiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết Việt Nam cũng đã có sửa đổi rất nhiều quy định về luật xây dựng. Nhưng theo ông, thời gian gần đây xảy ra nhiều do xử phạt không nghiêm minh. Ông nêu ví dụ :

"Ví dụ Nghị định 139 ban hành năm 2017 đối với hành vi tổ chức thi công và xây dựng những công trình sai giấy phép thì sẽ phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với nhà riêng lẻ. Những công trình khác nếu không lập báo cáo kỹ thuật kinh tế xây dựng, hay không lập dự án đầu tư thì phạt từ 20 đến 30 triệu đồng hay phạt từ 30 đến 50 triệu nếu không lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Nhưng các địa phương đã thực hiện không nghiêm. Hay việc các công trình nếu có sai phạm phải lập tức dừng lại, lập biên bản cũng thực hiện không nghiêm".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng thời gian vừa qua, các địa phương đã thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đối với tình trạng sai phép thời gian vừa qua, theo luật sư Hậu các địa phương cần phải tháo dỡ các công trình không đúng giấy phép, hay không cho phép hoàn công

Còn Giáo sư Đặng Hùng Võ thì cho rằng phải cương quyết tháo dỡ công trình vi phạm, vì trong tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan như thế này thì cách xử lý bắt buộc tháo dỡ bắt buộc phải làm, không có chuyện cho tồn tại bằng bất kỳ cách nào, hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông nói :

"Lúc này chúng ta phải thảo luận tới công tác kiểm tra thanh tra, và xử lý vi phạm của các cơ quan trung ương, cụ thể là sự quản lý của hai bộ tài nguyên và môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn một bộ có chức năng quản lý đất, một bộ có chức năng quản lý rừng. Hai bộ này phải có trách nhiệm thanh tra và xử lý, nếu hai bộ này không làm thì đúng là không còn gì để nói !".

Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng cần nghiêm minh trong việc xử lý sai phạm đất đai, thì chính trong đội ngũ quản lý việc xử lý vi phạm liên quan vấn đề này lại không nghiêm. Không những không bị xử lý mà thậm chí còn được bổ nhiệm lại vị trí cao hơn.

Đơn cử là trường hợp tại tỉnh Quảng Trị, người từng chiếm đất rừng của Công ty Lâm nghiệp Đường 9, là ông Nguyễn Hồng Thái mới đây lại được bổ nhiệm lại chức giám đốc công ty này, với lý do hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vào năm 2019, ông Thái từng bị báo chí phanh khui việc chiếm đất của Công ty Lâm nghiệp Đường 9. Ông Thái cũng đã thừa nhận, trong tổng số diện tích đất trang trại của ông có phần đất của Công ty Lâm nghiệp Đường 9, trồng gần 1.000 cây cao su. Tuy nhiên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị lại không xử lý kỷ luật, chỉ yêu cầu ông Thái phải kiểm điểm và khắc phục.

Liệu một người từng lấn chiếm đất rừng, đến khi bị phanh phui mới khắc phục vi phạm như ông Thái có đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm lại chức giám đốc ?

Trả lời báo chí nhà nước, cơ quan bổ nhiệm ông Thái là Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị cho rằng ông Thái thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quản lý trong việc bổ nhiệm cán bộ. Trong khi cơ quan này cho rằng việc ông Thái lấn chiếm đất đai hay những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Nguồn : RFA, 23/03/2021

**********************

Việt Nam mạnh tay với các sai phạm trong sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở

RFA, 23/03/2021

Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét thu hồi và xử lý vi phạm tại một loạt các dự án bất động sản trong cả nước do có các sai phạm trong sử dụng đất và xây dựng nhà ở. Báo Nhà nước Việt Nam ngày 23/3 cho hay.

datdai5

Nhu cầu phát triển nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng lớn - Ảnh : AFP

Thanh tra chính phủ vừa có có báo cáo gửi Thủ tướng kiến nghị thu hồi 13 dự án bất động sản trong khu đô thị phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh với lý do các dự án này đã được giao đất từ khoảng 8 - 20 năm nhưng không thực hiện đầu tư.

Được giao đất trong giai đoạn từ năm 1990 - 2003, nhưng đến nay các dự án này chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, chưa xây dựng dự án. Bên cạnh đó, đa số dự án đều vi phạm về thủ tục đầu tư, các dự án được chấp thuận đầu tư khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng. Vì vậy, ngoài việc thu hồi, Thanh tra chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân (Ủy ban nhân dân) Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư để lựa chọn đơn vị đủ năng lực làm các dự án.

Cùng ngày, báo Nhà nước đưa tin Thanh tra Hà Nội có văn bản gửi Bộ Công an xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân Công ty Thanh Xuân do xảy ra nhiều sai phạm trong Dự án nhà chung cư cao tầng, khu nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty cơ khí ô tô, xe máy Thanh Xuân. Cụ thể, trong quá trình thực hiện, công ty này và các cơ quan Nhà nước hữu trách đã vi phạm việc quản lý quy hoạch, tăng diện tích sàn xây dựng và giảm số lượng thang máy so với thiết kế cơ sở được duyệt. Đồng thời, dự án đã khởi công khi chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư không lập hồ sơ trình Sở Tài chính để xác định tiền sử dụng đất.

Tại Bình thuận, Thanh tra tỉnh vừa kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm gần 20 cán bộ có liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở trái pháp luật khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng hàng chục ngàn m2 đất tại Mũi Né cho vợ chồng bà Trần Thị Ngọc Nữ tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Nguồn : RFA, 23/03/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Khánh Hòa, Trân Văn, RFA tiếng Việt
Read 509 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)