Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/04/2021

Sau Đại hội 13 : ơn đền oán trả phụ nữ trong nội bộ Đảng cộng sản

Ngọc Thảo, Hương Nhung

Tội lớn của bà Tòng Thị Phóng

Những nhân vật như Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn Chi đều có điểm chung, đó là tận dụng ưu thế quyền lực để đẩy con cái vào con đường chính trị. Chính họ đã dẫn dắt con cái tiến thân một cách nhanh chóng và chính những hạt giống đỏ đó đã chiếm hết cơ hội của những người xứng đáng hơn. Lê Thanh Hải thì có Lê Trương Hải Hiếu và Lê Trương Hiền Hòa; Nguyễn Tấn Dũng thì có Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết; Trần Đức Lương thì có Trần Tuấn Anh; và Nguyễn Văn Chi thì có Nguyễn Xuân Anh vv… Tuy nhiên, việc tham nhũng quyền lực bố trí con cái vào các chức vụ cao của đảng và nhà nước không phải là "món đặc sản" của quý ông mà ngay cả quý bà cũng không chịu kém cạnh. Trong đó có thể kể đến bà Nguyễn Thị Thanh Trà và bà Tòng Thị Phóng.

cungdinh1

Bà Tòng Thị Phóng

Ở đất nước này, Đảng cộng sản họ luôn bảo rằng, chính họ đã xóa bỏ chế độ phong kiến cha truyền con nối, nhưng cuối cùng họ cũng xây dựng thế hệ quyền lực tiếp theo bằng phương pháp như vậy. Chính vì vậy mà xã hội mới gọi chế độ này là chế độ phong kiến trá hình.

Năm 2011, ông Trương Tấn Sang khi đó còn là thường trực ban bí thư đã có phát biểu "Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là "chết" cái đất nước này". Câu nói này của ông Sang là rất chính xác. Từ bao năm qua thế hệ lãnh đạo nào cũng xuất hiện bầy sâu nhun nhút. Lớp tham ô, lớp sai phạm, lớp thì ban chức ban tước cho người nhà vv… Tội phạm bị lộ đã nhiều, nhưng tội phạm chưa bịm lộ còn nhiều hơn. Dù có đếm thế nào người dân cũng không thể liệt kê hết những tội phạm đã bị lộ vốn là quan quan chức cỡ bự thì trung ương, và nhỏ hơn là những tội phạm cấp tỉnh. Những Hồ Xuân Mãn. Đinh La Thăng. Hoàng Trung Hải. Triệu Tài Vinh. Vũ Văn Ninh. Vũ Huy Hoàng. Võ Kim Cự. Phương Minh Hòa. Nguyễn Văn Hiến. Nguyễn Văn Tình. Trần Việt Tân. Bùi Văn Thành. Phan Văn Vĩnh. Trần Quốc Cường. Nguyễn Hồng Trường. Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Xuân Anh. Trần Văn Minh. Nguyễn Bắc Son. Trương Minh Tuấn. Lê Thanh Hải. Lê Hoàng Quân. Tất Thành Cang … và còn nhiều người khác nữa. Đất nước nhìn đâu cũng thấy sau.

Đó mới chỉ là những gương mặt nhem nhuốc đã phơi bầy ra trước ánh sáng. Những quan tham còn rúc trong đống rơm nhiều như kiến trong tổ.

Phạm Thị Thanh Trà, một kiểu mẫu tham nhũng quyền lực

Mạng xã hội chỉ soi vào những nhân vật nổi trội như Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Văn Chi vv… chứ ít ai soi những hành động trục lợi của những chính khách nữ.

cungdinh2

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Có lẽ từ trước đến giờ, nữ chính khách tai tiếng nhất về vấn đề bố trí người nhà trong bộ máy chính quyền do mình quản lý, đấy là bà Phạm Thị Thanh Trà gốc Nghệ An là cựu bí thư tỉnh Yên Bái hiện nay là phó trưởng ban tổ chức trung ương kiêm thứ trưởng bộ nội vụ. Bà dùng quyền lực của mình bố trí cho em ruột là ông Phạm Sỹ Quý làm giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái.

Hồi năm 2017, tên tuổi ông Quý gắn liền với giai thoại "buôn chổi đót đến gãy móng tay", khi ông này giải thích việc mình sở hữu "biệt phủ" theo mô tả của báo VnExpress là "trị giá hàng chục tỷ đồng".

Ông Quý từng gây xôn xao công luận khi bị phát hiện hai lần "không kê khai đầy đủ" việc sở hữu 1,200 mét vuông đất ở (đất để xây nhà) và gần 60,000 mét vuông đất nông nghiệp do vợ ông đứng tên hồi năm 2014, tiếp đó là 13,111 mét vuông đất ở và gần 42.000 mét vuông đất nông nghiệp hồi năm 2015.

Thời điểm đó, Thanh Tra Chính Phủ kết luận ông Quý "vi phạm quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ phải kê khai, gây nghi ngờ về tài sản của gia đình".

Hồi cuối năm 2017, sau nhiều tranh cãi và bàn tán, tỉnh Yên Bái xử phạt hành chính ông này 507 triệu đồng nhưng cho phép "biệt phủ" xây dựng sai phép của ông tồn tại.

Sau khi bị công luận đàm tiếu quanh vụ "làm giàu không khó", ông Quý lại được bà chị đầy quyền lực điều chuyển làm phó chánh văn phòng Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Yên Bái.

Đấy là người phụ nữ đã dùng quyền lực để ưu ái cho người nhà. Trong đảng, ai ai cũng đang tranh thủ cơ cấu cho con cái hay anh em dòng họ. Trước đây thời phong kiến, nhà vua thường đưa ra Luật Hồi tỵ quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác. Luật "hồi tỵ" cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền.

Ngày nay, với phong trào "gia đình trị cát cứ trong từng địa phương, từng ngành". Có thể nói chế độ CS này còn tệ hơn cả thời phong kiến.

Tòng Thị Phóng không thua gì Phạm Thị Thanh Trà

Ngày 31/4/2021 trên trang facebook của luật sư Trần Đình Triển có một status nói về bà Tòng Thị Phóng. Trong đó đáng chú ý nhất là vấn đề nâng đỡ con cái vào trung ương tựa như ông Nguyễn Tấn Dũng hau Nguyễn Văn Chi đã làm.

Nội dung như sau :

MỤC NÁT QUÁ RỒI BÁC HỒ ƠI !

"CHỦ NGHĨA THÁI TỬ MUÔN NĂM"

Bà là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất VN. Bà từng qua Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Trong cộng đồng người Thái tại Việt Nam thì bà là trường hợp đạt đến "đỉnh" quyền lực và là niềm tự hào chính đáng của bà con.

Không biết tài năng của bà thế nào nhưng tài uống rượu của bà là nhất. Bà uống rượu bằng bát, ai đã từng lên công tác Sơn La được bà mời rượu thì biết. Hai Đại tá bảo vệ bà cũng tài uống rượu như bà. Bà từng tâm sự: "Hai đồng chí Đại tá của tôi từng chung th ủy gắn bó 15, 16 năm nay. Hoàn cảnh tác nghiệp của anh em nhiều khi cũng rất gian khổ. Riêng khoản uống rượu cũng đủ chết"- Báo điện tử Dân tri ngày 15-8-2016.

Quả là khoe khéo, bà tài uống rượu, bảo vệ bà tác nghiệp uống rượu cũng siêu, bằng cớ là họ đến nay không chết mà cũng béo tốt như bà.

Bà biết tài của bà nên khi bà Kim Ngân được vào tứ trụ, làm Chủ tịch quốc hội, bà từng tâm sự với một nữ cán bộ cấp rất cao là bà bị "lãng quên" nên không được vào tứ trụ. Dường như thấu hiểu "tâm tư" của bà, tổ chức đưa bà làm Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chỉ kém bà Kim Ngân tí chút.

Tại Đại hội 13, bà phải nghỉ chứ không là trường hợp đặc biệt, dù bà rất khỏe, sung sức và đang ở đỉnh cao trí tuệ. Tuy nhiên bà nghỉ nhưng bà đã kịp để lại hai tài năng lãnh đạo Quốc hội.

Đó là quí tử Lò Việt Phương (chồng bà là Lò Văn Long mất năm 2011, tang lễ to nhất Sơn La), năm 21 tuổi đã là viên chức nhà nước, thăng tiến như tên lửa, dăm tháng, vài năm đã lên một cấp, đang là Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, đã được chọn vào danh sách bầu cử Đại biểu quốc hội khóa 15 để có thể dự kiến làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội.

Ái nữ của bà Lò Thị Việt Hà cũng thăng tiến tên lửa như anh, đã là Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Chủ tịch Công đoàn Văn phòng Quốc hội (lãnh đạo cấp phòng) cũng vào danh sách ứng cử Cộng hòa xã hội chủ nghĩa khóa 15 để lên chức cao hơn. Nghe tin như vậy là mừng nếu tin này là đúng là sự thật.

Bà tài, hai con bà càng tài. Nhưng nếu không là con bà thì chắc hai cô cậu này đang làm nương phát rừng như các bạn cùng trang lứa ; hoặc chưa thi được vào công chức.

Bà còn làm rạng danh phụ nữ Việt Nam trước thế giới là phụ nữ Việt Nam không hề nhỏ bé nhẹ cân. Ngưỡng mộ bà Tòng Thị Phóng. Thảo nào bà Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc noi gương bà. Phong trào "học tập và làm theo" lo ghế cho con cháu rầm rộ từ Trung ương xuống địa phương" (hết trích).

Vâng ! Một đất nước mà ai cũng muốn xẻ thịt cho con cái mình hưởng thì đất nước này còn gì nữa ? Có thể nói dưới chế độ này, đất nước càng ngày càng nát.

Ban phát quyền lực cho con cháu là một dạng tham nhũng quyền lực

Tham nhũng là dùng quyền của mịnh để trục lợi những lợi ích kinh tế. Tham nhũng quyền lực là dùng quyền lực của mình để chiếm đoạt quyền lực của người khác về tay mình hay trao cho người thân. Chính tham nhũng quyền lực mà sinh ra lợi ích nhóm. Và trong đó nhóm lợi ích mà chỉ toàn người nhà thì nó lại càng nguy hiểm. Những chiêu trò bòn rút, trục lợi ngân sách nó thành một hệ thống khép kín rất khó phát hiện.

Dưới chế độ này, dân làm quần quật đóng thuế thật nặng để quan chức hưởng và ban phát cho con cháu cùng hưởng. Một chế độ tồi tệ trong đó có sự tiếp tay bởi những con người như bà Tòng Thị Phóng.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : VNTB, 04/04/2021

***************************

Nguyễn Thị Kim Ngân và lực lượng âm thầm chống đảng

Chức chủ tịch quốc hội của bà Nguyễn thị Kim Ngân là do đảng bố trí vào năm 2016 chứ chẳng phải quốc hội bầu gì cả. Quốc hội chỉ gật đầu theo hình thức. Mà Đảng cộng sản là nhóm lợi ích lớn nhất trong đó có nhiều nhóm lợi ích nhỏ.

cungdinh3

Năm 2013 ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính trị

Năm 2013 bà Nguyễn Thị Kim được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị trung ương 7 khóa 11. Mà trung ương khóa 11 là một kỳ trung ương biến động. Kỳ trung ương này phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đấu nhau át liệt nhất. Từ năm 2011-2013 ông Nguyễn Tấn Dũng thắng thế. Giai đoạn này ông Dũng hất 2 người của Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ bật ra khỏi Bộ Chính trị và đưa ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính trị.

Từ năm 2014-2016, phe ông Nguyễn Tấn Dũng thất thế dần và phe Nguyễn Phú Trọng mạnh lên. May cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân là được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa vào Bộ Chính trị kịp lúc, chứ nếu chậm chân xem như bà ngân mất cơ hội. Xem như bà Ngân may mắn.

Phụ nữ thường không theo phe phái đấu đá trên chính trường cộng sản Việt Nam, nên rất ít phụ nữ vào được Bộ Chính trị chứ đùng nói chi vào tứ trụ. Tuy nhiên bà Ngân thì khác, chính bà đã tham gia phe cánh nên đã vào Bộ Chính trị sau những màng đấu đá đó.

Đến năm 2016, năm mà ông Nguyễn Phú Trọng quyết định loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường. Tuy nhiên lúc đó Dũng thất thế chứ không phải là quá yếu. Và cuộc thương lượng đã diễn ra. Để Nguyễn Tấn Dũng về "làm người tử tế" thì phía Trọng cũng phải nhượng bộ, đó là phía Trọng phải để Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải vào Bộ Chính trị và nắm 2 thành phố lớn, đồng thời để bà Nguyễn Thị Kim Ngân thay Nguyễn Sinh Hùng làm chủ tịch quốc hội.

Thực ra cuộc ngã giá đó là kế hòa hoãn của ông Trọng chứ không phải là kế lâu dài. Và thực tế đã chứng minh, sau đại hội 12 năm 2016 thì lần lượt người của Nguyễn Tấn Dũng bị loại, trong đó người bị nặng nhất là Đinh la Thăng, người tiếp theo là Hoàng Trung Hải. Hoàng Trung Hải được cho là thoát khỏi tình cảnh bi đát như Đinh La Thăng là nhờ yếu tố Trung Quốc. Xem như ông Hải may mắn.

Còn lại bà Nguyễn Thị Kim Ngân vì phận nữ nhi nên không bị triệt hạ. Tuy nhiên bà Ngân là người của phe Nguyễn Tấn Dũng thì không thể ngồi lại tứ trụ thêm được nữa. Và bà phải rút lui sau đại hội 13 xem như là điều hiển nhiên.

Chua chát thay, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại tổ chức ngày hội tước bỏ chức vụ chính mình.

Như lịch đã lên, ngày 30/3, Quốc hội chính thức miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Điều chua xót nhất là với tư cách chủ tịch quốc hội, bà Ngân là người đứng ra tổ chức họp và điều khiển kỳ họp quốc hội thứ 11 của khóa 14. Điều đó có nghĩa là nghi thức tước bỏ chức vụ bà Ngân chiều 30/3 là chính bà đã tổ chức tước bỏ chức vụ của mình. Chưa hết bà còn tổ chức miễn nhiệm luôn chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.

Như một vở kịch đã soạn sẵn, kết quả, có 429/449 đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu, theo kịch bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau đó, Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tiếp đó, Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia trước khi đại biểu tiến hành biểu quyết.

cungdinh4

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngày bị miễn nhiệm

Với 429/449 đại biểu tán thành (chiếm 89,38%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

Theo bà Tòng Thị Phóng, tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Uỷ viên Bộ Chính trị khóa XII được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 9, bà Ngân tiếp tục được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch quốc hội được đánh giá cao nhưng vẫn phải xuống

Theo lời bà Tòng Thị Phóng thì trong thời gian giữ chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, bà Nguyễn Thị Kim Ngân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về công tác điều hành Quốc hội, dư luận xã hội cũng đánh giá năng lực của bà Ngân là khá tốt. Tốt hơn người tiền nhiệm của bà – ông Nguyễn Sinh Hùng.

Cũng trong chiều 30/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Trong các ngày làm việc tiếp theo, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội – Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Như vậy là cuối cùng bà Ngân cũng rời ghế. Cách rời ghế của bà Ngân nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách rời ghế của ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải. Có lẽ vì bà là phận nữ nhi nên không ai nỡ tấn công bà một cách ác ý như tấn công vào Đinh La Thăng hay Hoàng Trung Hải.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân rời chính trường xem như người cũ của Nguyễn Tấn Dũng không còn ai. Nguyễn Thanh Nghị xem ra còn lâu mới đạt được tầm như Đinh La Thăng hay Hoàng Trung Hải.

Một phụ nữ mà leo được vào tứ trụ, dù ngồi chỉ một nhiệm kỳ ở vị trí chân trụ thứ tư thì cũng được xem như là thành công vô tiền khoáng hậu rồi. Có thể đấng nam nhi chức cao quyền lớn hơn bà nhiều cũng không lưu danh sử sách như bà. Chỉ cần như vậy, bà đã ghi tên mình vào lịch sử rồi.

Hiện nay Bộ Chính trị chỉ còn duy nhất một phụ nữ, đó là bà Trương Thị Mai. Với chức trưởng ban tổ chức trung ương, bà Mai được nhìn nhận là phụ nữ thứ hai sau bà Nguyễn Thị Kim Ngân leo cao ở Bộ Chính trị. Cũng giống bà Ngân, bà Mai cũng là một nhân tố trong phe ông Phạm Minh Chính cài cắm lại ở ban bí thư. Bà Trương Thị Mai cũng là một phụ nữ có nhiều triển vọng. Tuy triển vọng, nhưng thành công như bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là khá khó khăn. Hãy chờ xem tương lai có người phụ nữ nào vượt được bà Ngân hay không ?

Tuy là phụ nữ, nhưng cũng xây dựng được lực lượng trung thành.

Được biét mặc dù Đảng dã quyết lột bỏ chức vụ bà Ngân, nhưng vẫn có 15 người không đồng ý. Họ được xem như là những con người trung thành với bà Ngân chống lại ý đảng.

15 giờ 50 phút chiều 30/3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng bà sẽ tiếp tục điều hành cho đến khi Quốc hội có Chủ tịch mới.

Như đã nói, với 429/449 đại biểu có mặt tán thành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đã chính thức được miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Có 15 đại biểu không tán thành và 5 đại biểu không biểu quyết thông qua nghị quyết này. Những người này sẽ bị điểm trừ với đảng. Đó là cái giá cho lòng trung thành lạc lõng.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia mới, tức là ở phiên làm việc chiều nay và sáng mai, bà Ngân vẫn sẽ tiếp tục điều hành. Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ký Nghị quyết này.

Được biết, khi kế quả kiểm phiếu miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín cho thấy, trong 473 phiếu hợp lệ, có 9 phiếu không đồng ý miễn nhiệm bà Ngân.

Bà Ngân là người xếp số 1 về phiếu tín nhiệm cao trong cả 3 lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm vào các năm 2013, 2014 và 2018.

Năm 2013 và 2014, khi trên cương vị Phó chủ tịch Quốc hội, bà lần lượt được 372 và 390 phiếu tín nhiệm cao, chỉ có 14 và 9 phiếu tín nhiệm thấp.

Đến năm 2018, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà được 437 phiếu tín nhiệm cao, chỉ có 4 phiếu tín nhiệm thấp.

Có lẽ người ta trung thành với bà Ngân vì mến hơn là sợ. Bởi bà là phụ nữ, có lẽ không có đủ công cụ để làm nên những thủ đoạn đủ thâm để người khác phải sợ như ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, là phụ nữ mà có một số người dám bỏ phiếu đi ngược lại ý đảng ủng hộ bà thì xem như bà đã là thành công.

Như vậy là xem như vai trò chính trị của bà Ngân đã hết. Việc còn lại là về vườn "sống làm người tử tế" như ông Nguyễn Tấn Dũng từng nói cách đây 5 năm.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân rời ghế chủ tịch quốc hội, kéo theo đó là phe Miền Nam thất bại ê chề trong kỳ đại hội 13. Để phe Miền Nam hồi sinh thì ít nhất 5 năm nữa mới có thể. Còn để một người phụ nữ Miền Nam vào được tứ trụ như bà Ngân thì chắc còn lâu.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngọc Thảo, Hương Nhung
Read 678 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)