Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/04/2021

Cuộc tranh giành quyền lực ở miền Nam đang bắt đầu

Ngọc Thảo - Hương Nhung

Mới lên thủ tướng, Phạm Minh Chính liền về Miền Tây hợp sức cùng Ba Dũng

Việc Phạm Minh Chính phớt lờ đề xuất của nhóm lợi ích Hà Tĩnh gạt Đặng Quốc Khánh chọn Nguyễn Thanh Nghị cho ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì rõ ràng, Phạm Minh Chính đã ngầm ủng hộ ai rồi.

pmc1

Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng vốn rất gần gũi nay lại gần gũi hơn

Việc Phạm Minh Chính càng ngày càng tỏ thái độ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng ắt hẳn làm cho ông Nguyễn Phú Trọng khó chịu, tuy nhiên thế lực của ông Phạm Minh Chính hiện nay không phải là thế lực mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì được. Cũng tựa như thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì thời ông Phạm Minh Chính cũng vậy, cũng là thế lực ngang ngửa với thế lực Nguyễn Phú Trọng chứ không hề kém cạnh. So với Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính hơn rất xa.

Thế lực Thanh Hóa có 6 ủy viên trung ương đảng, trong đó có một ủy viên Bộ Chính trị chính là ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính thì rất mạnh. Trong các ủy viên trung ương đảng gốc Thanh Hóa, có ông Lê Ngọc Quang làm tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Ông này rất quan trọng, đài truyền hình Việt Nam là một trong 4 ông lớn của truyền thông nhà nước trong đó có Báo Nhân Dân, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Việt Nam VTV và Thông Tấn Xã Việt Nam. Mỗi bước đi chiến lược của Phạm Minh Chính đều được dọn đường bởi đài truyền hình Việt Nam. Đây là lợi thế.

Thanh Hóa là địa phương thuộc miền Bắc, như vậy nhóm lợi ích Thanh Hóa được làm đại biểu quốc hội đại diện cho miền bắc mang thông điệp của thủ tướng truyền đến chính quyền mà những người này đại diện. Còn miền nam xa xôi, ông Phạm Minh Chính cần phải nắm những địa phương này để sức ảnh hưởng của ông Chính trải đều khắp đất nước. Đó là điều cần thiết. Khi còn làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho Hải Phòng để nắm thành phố phía Bắc này, thì tương tự hiện nay ông Phạm Minh Chính cũng muốn làm đại diện cho đơn vị hành chính miền nam để gây ảnh hưởng của ông lên khu vực này.

Cần Thơ là thành phố lớn thứ nhì ở Miền Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu nói Thành phố Hồ Chí Minh là trái tim của cả miền nam thì Cần Thơ là trái tim miền tây nam bộ. Cả khu vực miền nam chỉ có 2 thành phố trực thuộc trung ương, đó là Sài Còn (chính quyền Việt Nam gọi là Thành phố Hồ Chí Minh) và thành phố Cần Thơ.

Thành phố Hồ Chí Minh bị thế lực Nguyễn Phú Trọng chiếm, ông Nguyễn Văn Nên là người của ông Trọng. Vì vậy, Phạm Minh Chính không thể làm đại diện cho dân Thành phố Hồ Chí Minh được. Cũng tương tự như trước đây, Hà Nội bị ông Nguyễn Phú Trọng nắm, nên ông Nguyễn Tấn Dũng mới làm đại biểu cho thành phố lớn thứ hai miền bắc – Hải Phòng.

Với lại trước đây thành phố Hồ Chính Minh nếu ông Nguyễn Phú Trọng không nắm thì nó cũng nằm trong tầm kiểm soát của ông Trương Tấn Sang, mà ông Trương Tấn Sang thì không ưa Nguyễn Tấn Dũng và bất cứ ai thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đây bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một đàn em thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng được phân công làm đại biểu Quốc hội đại diện cho Thành Phố Cần Thơ. Vùng Cà Mau – Kiên Giang thì thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng, còn thành phố cần thơ với bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm đại diện thì thuộc quyền cũng thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Tấn Dũng nhưng là kiểm soát gián tiếp.

Hiện nay có tin ông Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử đại biểu Quốc hội ở Cần Thơ. Nghĩa là ông Phạm Minh Chính thay vai trào của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây.

Sau cái gọi là Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm đại biểu Cần Thơ, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính làm đại biểu Cần Thơ và ông Chủ tịch Quốc Vương Đình Huệ làm đại Hải Phòng. Bốn người chia nhau cát cứ ở 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, cùng kết hợp với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Phạm Minh Chính sẽ kiểm soát khá tốt khu vực miền tây nam bộ.

Phạm Minh Chính về miền tây Ba Dũng lợi gì ?

Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử tại Thành phố Cần Thơ thay vai trò bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây. Khi ông Chính đại diện cho Cần Thơ, ông sẽ điều khiển được thành phố này. Được biết, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ về ứng cử tại một địa phương ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sau nhiều lần ngã giá giữa các phe nhóm với nhau, ông Phạm Minh Chính đã về Miền Tây Nam bộ hợp sức cùng Ba Dũng.

Một chi tiết đáng lưu ý là một đồng hương Thanh Hóa của ông thủ tướng Phạm Minh Chính là ông Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long ứng cử tại Kiên Giang. Ông Lê Thành Long như là cầu nối giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng mỗi khi về Kiên Giang làm việc. Có thể nói, qua kỳ phân chia khu vực đại diện để ứng cử Quốc Hội, ông Phạm Minh Chính đã cùng đồng hương của ông vào Nam và kết nối chặt chẽ với Nguyễn Tấn Dũng. Một liên minh mới hình thành trông rất gần gũi.

Theo cơ cấu đại biểu được phân bổ, Thành phố Hồ Chí Minh có 30 đại biểu thì có 13 ứng viên Trung ương gửi về, Hà Nội có 12/29 ứng viên từ các cơ quan Trung ương, Thanh Hóa có 7/14 đại biểu ở Trung ương, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương có lần lượt 13, 12, 11 đại biểu thì mỗi tỉnh có 6 ứng viên Trung ương…

Nói là cơ cấu, nhưng thực chất là cũng đấu giành và dàm phán mớ có được trật tự cuối cùng. Qua hội nghị hiệp thương ăn chia ghế đại biểu quốc hội thì thực tế đã rõ lên một điều là, sợi dây kết nối giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng ngày càng chặt chẽ, điều này tạo nên một liên minh Phạm Minh Chính – Nguyễn Tấn Dũng. Liên minh này sẽ là liên minh này khi mạnh lên, Nguyễn Thanh Nghị sẽ thay cha liên minh với Phạm Minh Chính ăn chia lợi ích của cả miền tây nam bộ và cả chính phủ nữa.

Được biết lần này ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử tại thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ 5 liên tiếp ông đại diện cho địa phương này. Nhóm lợi ích Hà Nội có đến 20 ủy viên trung ương đảng và ông Nguyễn Phú Trọng là ngôi sao dẫn dắt nhóm này. Cùng với Vương Đình Huệ nắm Hải Phòng, xem như ông Nguyễn Phú trọng nắm chặt khu vực miền Bắc. Đối trọng với ông Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Minh Chính đang nắm chắc khu vực Miền Tây Nam bộ.

pmc2

Võ Văn Thưởng đang tranh thủ gây ảnh hưởng khu vực miền trung

Võ Văn Thưởng cũng đang âm thầm tạo ảnh hưởng

Đáng chú ý là Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ứng cử tại Thành phố Đà Nẵng thay vì ở Đồng Nai như khóa trước. Được biết trước đây, Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi. Nay ông Thưởng làm đại diện cho thành phố lớn nhất miền trung xem ra ông Thưởng cũng rất không ngoan. Ông Phạm Minh Chính muốn nắm miền tây nam bộ, ông Nguyễn Phú Trọng kết hợp với Vương Đình Huệ đang nắm vững khu vực miền bắc, niền trung còn trống ông Võ Văn Thưởng liền hoc vào.

Thống kê cho thấy có 17/18 ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất không tham gia ứng cử là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. Để hoc vào vị trí ông Nên, Nguyễn Xuân Phúc về thành phố này đại diện, ông Phúc đã hết quyền lực, ông có đại diện cho dân thành phố này thì ông cũng không thể kiểm soát được thành phố này, mà quyền kiểm soát đó sẽ vẫn là trong tay ông Nguyễn Văn Nên.

Được biết, có 11 đại biểu được giới thiệu ở khối cơ quan Đảng ; khối Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước có 3 người ; các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương) 130 đại biểu ; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng và Công an) có 15 đại biểu ; lực lượng vũ trang là 14 đại biểu ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước mỗi cơ quan 1 đại biểu ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu.

Như vậy là mâm quyền lực cuối cùng cũng đã chia xong. Quan chức nào đại diện cho địa phương nào đã được an bài. Một lần nữa cho thấy chính trường Việt Nam đang phân cưc mạnh mẽ. Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ kiểm soát phía Bắc, Phạm Minh Chính kết hợp với cha con ông Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Miền Tây Nam Bộ, Võ Văn Thưởng tranh thủ kiểm soát miền trung, còn Nguyễn Xuân Phúc thì về Thành phố Hồ Chí Minh ngồi hoc ó chứ không kiểm soát được gì. Thời của Nguyễn Xuân Phú xem như đã hết.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/04/2021

***********************

Cú ra đòn 2,5 tỷ đô, Trương Tấn Sang điểm trúng "huyệt hiểm" của Nguyễn Tấn Dũng Thế nào ?

Thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng là một trong ba thế lực lớn ở miền nam nhưng. Hai thế lực kia là thế lực Lê Thanh Hải hay còn gọi là dòng họ Lê – Trương, thế lực còn lại là thế lực Trương Tấn Sang. Giữa thế lực Lê – Trương nhà Lê Thanh Hải và thế lực Trương Tấn Sang có mối quan hệ thân giao từ rất lâu.

pmc3

Cả ông Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải đều không ưa Nguyễn Tấn Dũng

Thời ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch rồi làm bí thư thành phố, lúc đó Lê Thanh Hải là một trong những cánh tay đắc lực của ông Trương Tấn Sang. Chính vì vậy nhiều khi thế lực này bị đánh thì thế lực kia hỗ trợ, dây mơ rễ má giữa hai thế lực này hiện nay rất phức tạp. Chính viof vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng nếu tấn công Lê Thanh Hải không phải là dễ.

Được biết, cả hai thế lực Lê – Trương của Lê Thanh Hải và Trương Tấn Sang đều là thế lực lớn lên từ thành phố HCM. Cả hai thế lực này khi muốn vương ra Hà Nội đều vướng phải thế lực Nguyễn Tấn Dũng cản địa. Trương Tấn Sang trước đây muốn nhắm vào ghế tổng bí thư hoặc ghế thủ tướng, tuy nhiên vì giành không nổi với Nguyễn Tấn Dũng nên dạt sang ghế chủ tịch nước ngồi một nhiệm kỳ rồi về vườn.

Trước ông trương Tấn Sang là Nguyễn Minh Triết cũng gặp cảnh tương tự, ông Nguyễn Minh Triết cũng bị đẩy vào ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực, chính vì thế mà thế lực tại Thành phố Hồ Chí Minh các thế hệ từ Trương Tấn Sang, đến Nguyễn Minh Triết, rồi đến Lê Thanh Hải chẳng ai ưa Nguyễn Tấn Dũng cả.

Nguyễn Minh Triết thì an phận thủ thường, sau khi về vườn không muốn tranh đấu với ai và sống yên ổn tại Bình Dương. Tuy nhiên, Trương Tấn Sang thì không dễ dàng đầu hàng, ông ta cũng đang ngầm ủng hộ bên này, bắt tay bên kia để tạo ra sức ảnh hưởng nhất định ở chính trường Việt Nam.

Nguyễn Tấn Dũng thì khỏi nói, với đứa con trai hiện là bộ trưởng bộ xây dựng, và mối quan hệ tốt với ông thủ tướng Phạm Minh Chính, có thể nói hiện nay Nguyễn Tấn Dũng là người ảnh hưởng chính trường Việt Nam nhiều nhất trong giới quan chức về hưu.

Nguyễn Tấn Dũng luôn là cái gai trong mắt Trương Tấn Sang

Hồi ông Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh, Trương Tấn Sang muốn thọt sườn Nguyễn Tấn Dũng đã liên minh với Nguyễn Phú Trọng quyết kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị trung ương 6 khóa XI, tuy nhiên dù cả hai liên minh nhau nhưng cuối cùng hai ông Sang – Trọng cũng không thể nào quật được Nguyễn Tấn Dũng. Sau cú lật đổ Nguyễn Tấn Dũng bất thành, ông Nguyễn Phú Trọng uất ức đọc diễn văn bế mạt hội nghị trung ương 6 trong nước mắt, còn ông Trương Tấn Sang về Thành phố Hồ Chí Minh cho họp cử tri và chỉ nói về Nguyễn Tấn Dũng với ngụ ý ám chỉ là "đồng chí X" chứ không dám gọi thẳng tên ông Dũng.

Trương Tấn Sang quả là cao thủ, ngay cả con ông Trương Tấn Sang không được như con của ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên cho đến giờ ông Trương Tấn Sang vẫn ngầm bắt tay với Nguyễn Phú Trọng để gây ảnh hưởng lên chính trường Việt Nam mà cụ thể nhất là phút chót, ông Trương Tấn Sang đã nhờ tay Nguyễn Phú Trọng giữ Trương Hòa Bình ngồi lại ghế phó thủ tướng thường trực dù rằng ông Trương Hòa Bình đã rớt ủy viên Bộ Chính trị và rớt cả ủy viên trung ương đảng.

Có lẽ đó là dấu ấn lớn cuối cùng của ông Trương Tấn Sang, và sau đó sẽ là sức ảnh hưởng đi xuống bởi khi Trương Hòa Bình đã về vườn thì ông Trương Tấn Sang chẳng thể nào thò được vòi bạch tuộc ra ngoài Hà Nội được nữa.

Được biết, con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và cả Nguyễn Minh Triết đều không phát triển sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là bởi ông Dũng gặp phải hai cản lực lớn, đó là Trương Tấn Sang và Lê Thang Hải. Ông Lê Thanh Hải thì đã chừng cho Nguyễn Thanh Nghị rớt chức thành ủy viên Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015. Cùng thời gian đó con trai út ông Nguyễn Tấn Dũng không thể tồn tại được trong thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nên phải cuốn gói ra tận Bình Định xa xôi tìm kiếm cơ hội. Nói thế để đấy rằng, cùng là một trong 3 thế lực mạnh nhất miền nam, nhưng Nguyễn Tấn Dũng là người không được hai thế lực kia ủng hộ.

Trương Tấn Sang và kế hoạch kiện 2,5 tỷ đô la của bà Đặng Thị Hoàng Yến

Tấn công vào cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng để bôi đen lý lịch Nguyễn Tấn Dũng để làm xấu lí lịch Nguyễn Thanh Nghị là cách mà ông Trương Tấn Sang đã dùng để cản bước đường thăng tiến của Nguyễn Thanh Nghị.

pmc4

Cựu đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas, kiện ông Nguyễn Tấn Dũng là đòn chính trị của ông Trương Tấn Sang nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng ?

Tháng Chín, năm 2019, với lý do vì ông Dũng đã ra lệnh xóa dự án vi phạm trực tiếp thỏa thuận đầu tư giữa TEC của bà Đặng Thị Hoàng Yến và chính phủ Việt Nam khiến TEC thiệt hại lợi nhuận hơn $2,5 tỉ.

Được biết bà Đặng Thị Hoàng Yến (chủ tịch Công Ty Năng Lượng Tân Tạo – TEC – và em trai của bà là ông Đặng Thành Tâm được cho là doanh nghiệp thân hữu lớn mạnh nhờ thế lực chính trị của ông Trương Tấn Sang. Một cá nhân mà kiện một cựu quan chức với số tiền lớn chưa từng có là điều chưa thấy bao giờ.

Được biết, ông Nguyễn Tấn Dũng là người dính tai tiếng về những vụ án tham ô lớn, dù ông Nguyễn Phú Trọng chưa thể lôi được Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nhưng chính cái lí lịc xấu đó mà Nguyễn Thanh Nghị vẫn không thể tiến thân một cách suông sẻ mặc dù Nghị có lý lịch thuộc loại tốt nhất trong các thái tử đảng hiện nay.

Vụ kiện do bà Đặng Thị Hoàng Yến ủy quyền cho hãng luật "Law Offices of Charles H. Camp, P.C". thực hiện. Vụ kiện này nhằm mục đích đánh động dư luận trong và ngoài nước, tạo áp lực để ban nội chính trung ương bổ sung thêm những yếu tố mới vào hồ sơ cá nhân của ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc làm của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây là thất thoát tài sản nhà nước bởi hàng loạt yếu kém của doanh nghiệp quốc doanh, nay thêm tội phá hoại nền kinh tế ngoài quốc doanh.

Vụ kiện của Đặng Thị Hoàng Yến đối với Nguyễn Tấn Dũng, được giới thạo tin đánh giá lằ nhằm hạ uy tín cuiar ông Nguyễn Tấn Dũng trước thềm đại hội 13 chứ không phải kiện để chiến thắng. Người ta có rằng, kiện để móc được 2,5 tỷ đô la từ túi ông Nguyễn Tấn Dũng là điều không tưởng.

Việc giật dây bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng là nhắm vào Hội Nghị Trung Ương 11 diễn ra vào cuối năm 2019, với nhiệm vụ chốt danh sách sơ bộ các gương mặt ủy viên Bộ Chính trị cho khóa 13. Mà Nguyễn Thanh Nghị là một trong những tên tuổi có thể vào Bộ Chính trị, vì tính đến trước đại hội XIII, Nguyễn Thanh Nghị đã hoàn thành nhiệm vụ luân chuyển về địa phương, Nguyễn Thanh Nghị hoàn toàn có thể vào Bộ Chính trị như trướng đó trung ương đã cơ cấu Võ Văn Thưởng.

Kết quả thành công vừa thất bại cho Trương Tấn Sang

Một chiến dịch chạy đua vào Bộ Chính trị ở đại hội XIII đã được khởi động từ năm 2017. Ông Trương Tấn Sang lúc đó có Trương Hòa Bình đang là ủy viên bộ chính trị phó thử tướng thường trực. Ông Trương Tấn Sang muốn giữ Trương Hòa Bình ở lại Bộ Chính trị một nhiệm kỳ nữa và chiếm được ghế thủ tướng, từ đó ông Trương Tấn Sang xem như có thể ngồi nhà khuynh đảo chính phủ. Tuy nhiên ý đồ này đã bị phe Nguyễn Tấn Dũng phát hiện. Để loại Trương Hòa Bình khỏi ghế thủ tướng thì ông Nguyễn Tấn Dũng không thế dùng Nguyễn Thanh Nghị được, vì Nguyễn Thanh Nghị còn cách ghế thủ tướng quá xa. Tuy nhiên người cũ từng được Nguyễn Tấn Dũng đỡ đầu thì hoàn toàn có thể giành lấy ghế thủ tướng và nhờ đó loại bỏ Trương Hòa Bình ra khỏi cuộc đua.

Phạm Minh Chính là con người có nội lực rất mạnh, ông Chính có mỗi quan hệ rất đặc biệt với Bắc Kinh, và kết quả là ông Phạm Minh Chính chiến thắng xem như phe Nguyễn Tấn Dũng thắng. Tuy Nguyễn Tấn Dũng thắng ở Phạm Minh Chính nhưng lại bị ông Trương Tấn Sang níu chân Nguyễn Thanh Nghị.

Được biết, sau khi cho bà Đặng Thị Hoàng yến kiện Nguyễn Tấn Dũng đòi 2,5 tỷ đô, hồ sơ lí lịch của Nguyễn Thanh Nghị xấu đi và kết quả là Nghị bị kỷ luật đất đai, sau đó bị giáng chức xuống là thứ trưởng Bộ Xây Dựng. Tuy nhiên, nhờ thắng canh bạc Phạm Minh Chính mà Nghị được vực dậy làm bộ trưởng, một cấp hàm chỉ ngang bằng với bí thư tỉnh. Thực chất, cú đánh của bà Đặng Thị Hoàng Yến cho đến nay có thể nói cũng có phần hiệu quả, vì chính nó đã níu chân Nguyễn Thanh Nghị chậm một nhịp khi vào Bộ Chính trị.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/04/2021

****************************

Ý kiến trái chiều về tân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

RFA, 19/04/2021

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 8/4 vừa qua được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Thanh Nghị hiện là Bộ trưởng trẻ nhất trong nội các mới của Chính phủ Hà Nội.

pmc5

Ngày 08/04/2021, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành Bộ trưởng Bộ Xây dựng và là Bộ trưởng trẻ nhất Chính phủ mới của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trước đó, ông Nghị bị kỷ luật ‘kiểm điểm rút kinh nghiệm’ do sai phạm đất đai từ cuối tháng 8/2020 khi là Bí thư Kiên Giang. Sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hàng chục cán bộ tỉnh Kiên Giang được nói gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hai tháng sau đó, trong Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra ngày 16/10/2020, ông Nghị nhận được 2 quyết định về công tác nhân sự bao gồm tham gia làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng của Bộ Xây dựng và giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện ISEAS trao đổi với RFA vào tối 19/4 về vấn đề này như sau :

"Việc kỷ luật ông ấy phê bình không ghi lý lịch nên vẫn bổ nhiệm được. Thứ hai là ông ấy được quy hoạch làm Bộ trưởng vào năm 2016, ít người chú ý nên người ta cứ nghĩ việc bổ nhiệm đó là bất ngờ nhưng nó không bất ngờ. Thứ ba là việc học hành của ông này cẩn thận, đạo đức cá nhân tốt, không có việc làm xấu, công tác chuyên môn tốt, với 5 năm làm Bí thư tỉnh ủy cũng không để sơ xảy gì lớn.

Chuyện kỷ luật, kiểm điểm là của ba người bí thư trước, ông ấy một phần nhưng ông không tham gia trực tiếp vào việc cấp đất nên kỷ luật rất nhẹ.

Ông này ngoài việc có năng lực chính trị còn có năng lực chuyên môn ngành xây dựng, hy vọng ông ấy sẽ làm tốt".

Trong khi đó, Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo tại Khánh Hòa lại cho hay không chỉ ông mà nhiều người bất ngờ về việc bổ nhiệm vì cho rằng ông Nghị không đủ tài năng và đạo đức, đồng thời có cách đi lên mờ ám. Ông nói :

"Theo dõi lịch sử tiến thân của ông này, tôi có người bạn ở Nha Trang cùng học khóa ở Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cùng ông Nguyễn Thanh Nghị, khác lớp thôi, người đó có tiết lộ cho tôi biết lúc đậu vào đại học thì điểm toán của ông Nghị chỉ được 1/10 điểm nhưng vẫn vào được Đại học Kiến trúc là trường có điểm sàn đầu vào cao.

Sau đó thông tin ở chỗ quen biết và cả trên mạng cũng đưa lên là ông Nghị không phải có đủ uy tín, tài năng gì đặc biệt nhưng chẳng qua là con ông Nguyễn Tấn Dũng nên trong một cuộc bầu bán về tín nhiệm ở đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh thì ông này chỉ được 2-3/45 phiếu.

Chứng tỏ ông không có tài năng hay uy tín gì. Những thông tin trên mạng đưa đầy, chúng tôi ghi nhận đó là sự thật chứ không phải đồn đãi gì nữa".

Đài Á Châu Tự Do chưa thể xác định tính xác thực về thông tin ông Nghị có điểm thi vào đại học thấp như thông tin được nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra.

Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng đúng chuyên môn sẽ phát huy được sở trường của ông Nghị. Từ đó hy vọng ông này có thể đưa ngành xây dựng vốn có nhiều điều tiếng về tham ô, hối lộ trở nên ‘lành mạnh’ hơn.

Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hôm 4/1 hoãn phiên xử bốn cựu thanh tra Bộ Xây dựng về hành vi ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ theo Điều 355 Bộ luật Hình sự.

Cáo trạng cho biết vào tháng 4/2019, trong quá trình thanh tra quy hoạch xây dựng tại một số dự án tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm cựu cán bộ bị xác định đã vòi tiền, nhận tiền từ các doanh nghiệp để bỏ qua lỗi vi phạm.

Kết quả điều tra cho biết từ tháng 5-6/2019, nhóm bị cáo đã chiếm đoạt tổng cộng khoảng 2,1 tỷ đồng tiền từ các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng, đất nông nghiệp tại nhiều tỉnh thành được nói vẫn cứ tiếp diễn trong những năm gần đây.

Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận :

"Trong giai đoạn hiện nay là việc xây dựng khá nhộn nhịp trên cả nước, dự án này, dự án kia muốn được thực hiện đều phải có sự chấp thuận, phê duyệt của Bộ Xây dựng. Những người hiểu biết biết rằng Bộ Xây dựng cũng như những Sở Xây dựng là những chỗ mà quan chức có thể kiếm chác rất béo bở.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Ảnh chụp ngày 21/1/2016. AFP

Tôi thấy việc bổ nhiệm ông Nghị làm Bộ trưởng Bộ xây dựng nói chung là không tốt cho đất nước, cho xã hội Việt Nam hiện nay vì xét về khả năng, đạo đức, đối chiếu trên cả cái truyền thống nhà ông tức là ông Nguyễn Tấn Dũng khi làm Thủ tướng thì thất thoát tài sản nhà nước rất nhiều".

Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng ông Nghị từng bị kỷ luật về sai phạm mà người ta dùng từ là ‘Phú Quốc bị băm nát’, chưa kể vấn đề tham nhũng, theo blogger Nguyễn Ngọc Già, đang ở mức cao như hiện nay thì dù ông Nguyễn Thanh Nghị có là Giáo sư, Tiến sĩ về xây dựng, về kiến trúc thì ông cũng không có ‘ba đầu sáu tay’ nào để giải quyết được vấn đề tham nhũng ở Việt Nam. Ông nêu ra nguyên nhân :

"Cái gọi là bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị đúng chuyên môn xây dựng là một cách lập lờ để nói xong chuyện chứ vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề trầm kha, thuộc về thể chế chính trị độc đảng toàn trị của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề luật pháp, vì vậy có thay ông nào đi chăng nữa cũng không giải quyết được gì.

Đừng nhầm lẫn và đánh đồng giữa chuyên môn và một chính trị gia. Đó là một lập luận sai lầm để nhằm che giấu đi tình trạng tham nhũng hiện nay đang rất bê bết tại Việt Nam".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng vai trò Bộ trưởng cũng khá quan trọng trong việc đẩy lùi tham ô trong bộ ngành đó. Tuy nhiên, với một thể chế xảy ra tham ô, tham nhũng ở nhiều chỗ thì việc cải cách thể chế sẽ giúp việc phòng ngừa và chống tham nhũng tốt hơn. Ông nói :

"Nếu tách ra một bộ thì khó hy vọng giảm nhưng toàn bộ Chính phủ, Nhà nước cũng như người dân, Quốc hội… cùng nhau phòng và chống tham nhũng thì nó sẽ giảm.

Không chỉ chống bằng thể chế mà những biện pháp khác kinh tế, xã hội, nhưng đặc biệt phải để người dân tham gia phát hiện các vụ việc tham nhũng, các cơ quan tư pháp của Việt Nam phải can thiệp để xử lý nhanh gọn".

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, trước đây từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ năm 2011-2014. Sau đó ông được đưa về quê nhà và kinh qua các chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh...

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước vào tháng 8/2020 cho rằng trước việc kỷ luật, kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng Chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ - tức ông Nguyễn Tấn Dũng lúc còn đương nhiệm.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định, nếu làm tốt, ông Nghị có thể ít nhất lên đến chức Phó Thủ tướng vì ông này vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc còn rất trẻ.

Nguồn : RFA, 19/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngọc Thảo, Hương Nhung, RFA tiếng Việt
Read 901 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)