Vũ Nhôm là nhân vật được dào tạo làm công an tình báo, là người dưới trướng của ông Phạm Minh Chính thì ông Chính còn làm phó tổng cục tình báo Bộ Công An. Nếu ông Phạm Minh Chính không rời ngành công an thì hiện nay số phận ông Chính chắc chắn sẽ khác xa bây giờ.
Phan Văn Anh Vũ
Phan Văn Anh Vũ là người có quen biết với ông Trần Đại Quang vì Vũ Nhôm được giao thành lập công ty bình phong mà Vũ đứng tên làm chủ doanh nghiệp.
Quyền lực như ông Trần Đại Quang mà cuối cùng ông Quang cũng không chống đỡ nổi Nguyễn Phú Trọng huống hồ chi Phan Văn Anh Vũ ?
May là Phan Văn Anh Vũ chỉ là hạng tép riu không cần ông Trọng để ý đến nhiều, nên Phan Văn Anh Vũ chỉ bị lôi ra tòa hết lần này đến lần khác, chứ Vũ mà chức cao cấp bộ trưởng thì có khi Vũ lại theo thầy Trần Đại Quang mất.
Giống như Đinh La Thăng là đàn em của Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng cho trút giận lên Thăng, còn Phan Văn Anh Vũ thì lại là đàn em của Trần Đại Quang nên ông Trọng cũng cho trút giận lên ông này.
Thông thường các quan chức hay các doanh nhân giàu có mà ở tù thì họ sẽ sống như ông hoàng trong tù, và bản án của họ là sự thỏa hiệp, tuy nhiên Phan Văn Anh Vũ thì không được ai thỏa hiệp mà ông Vũ phải chịu mọi sự hành hạ, bức cung ép tội.
Hiện nay báo chí cho biết, Phan Văn Anh Vũ đang ở trong tù nhưng bị công an bức cung làm lời gian để tăng tội. Mọi hành động chạy chọt của phía Vũ Nhôm đều không không dẫn tới kết quả có lợi cho ông Vũ. Điều này cho thấy việc ép cung Phan Văn Anh Vũ là có chủ đích từ bên trên ban xuống. Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng muốn chiếu cố ông Phan Văn Anh Vũ như chiếu cố Đinh La Thăng.
Việc bức cung nhục hình làm lệch bản án để tạo ra án oan đó là hành động quen thuộc của công an, nhưng với thường dân, còn cựu sĩ quan tình báo cựu chủ doanh nghiệp lớn như Phan Văn Anh Vũ thì khó có trường hợp bức cung mà thông thường là thỏa hiệp.
Phan Văn Anh Vũ kêu oan
Theo báo chí nhà nước cho biết, ông Phan Văn Anh Vũ đã viết tay 64 trang đơn kêu oan và tố cáo từ trại giam T16 Bộ Công an gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan tố tụng.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) vừa chuyển đơn kêu oan và tố cáo của Phan Văn Anh Vũ tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… cùng nhiều cơ quan, cá nhân.
Lá đơn 30 trang được đánh máy lại từ 64 trang viết tay bị án Phan Văn Anh Vũ viết từ trại giam T16, Bộ Công an.
Phan Văn Anh Vũ bị tòa án các cấp tuyên phạt 65 năm tù và có trách nhiệm bồi thường 3,1 ngàn tỉ đồng cho nhà nước.
Trong đơn, Phan Văn Anh Vũ cho rằng Tòa án các cấp đã quy kết Vũ phạm tội theo điều 219 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí) và điều 229 (Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai) dù không có chứng cứ vật chất chứng minh có đồng phạm giữa Vũ và các bị cáo khác trong vụ án là "không có căn cứ thuyết phục".
Đáng chú ý, Vũ cho rằng chủ thể của tội phạm quy định tại hai điều luật nói trên phải là người có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phải mang quyền lực nhà nước.
"Cá nhân tôi chỉ là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, đồng thời cũng là một công dân bình thường" - Vũ nêu trong đơn kêu oan và cho rằng giả sử Vũ có phạm tội theo Điều 219, 229 thì chỉ với vai trò là "đồng phạm giúp sức".
Đây là dấu hiệu bất thường, bởi xưa này công an chỉ ép oan cho thường dân, nhưng tại sao với một con người có rất nhiều tiền như Vũ Nhôm lại bị chồng tội quá nặng như vậy ?
Phan Văn Anh Vũ kêu oan
Vũ Nhôm có bị đổ tội thay cho ai không ?
Vụ án liên quan đến kinh tế và chính trị là những vụ án phức tạp. Nếu khui hết thì đôi khi dính đến những nhân vật rất lớn, vì vậy hoặc là chính quyền phải đóng dấu "MẬT" để cơ quan điều tra không moi thêm, hoặc đem hết tội của những quan chức lớn đổ tội cho một nhân vật làm tốt thí nào đấy.
Hiện nay ông Phan Văn Anh Vũ kêu oan, đồng thời ông cũng bác bỏ nhận định tại bản án phúc thẩm số 158 của tòa án nhâ dân tối cao cao tại Hà Nội hồi tháng 5-2020 cho rằng "…căn cứ vào lời khai của các bị cáo thuộc khối ủy ban đều khẳng định bị cáo Phan Văn Anh Vũ có mối quan hệ mật thiết với các lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng…", rồi từ đó kết luận "Phan Văn Anh Vũ có quyền lực rất lớn".
"Lời khai chỉ có thể trở thành chứng cứ thuyết phục khi được kiểm chứng hoặc đối chất. Làm sao có thể đối chất các lời khai về sự tồn tại mối quan hệ thân thiết giữa tôi với nguyên cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh ?" – ông Vũ nêu như vậy.
Cũng theo Vũ, trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào ghi nhận ý kiến tư vấn của các bị cáo là lãnh đạo khối Ủy ban về tính hợp pháp, tính hợp lý hay những vấn đề chưa đúng quy định của pháp luật đối với các chủ trương, chỉ đạo (nếu có) của nguyên cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh với mục đích chỉ đạo giải quyết hay hỗ trợ cho Vũ.
Trong đơn, Vũ cũng khẳng định chủ trương bán nhà, đất công sản trong thời gian từ 2006 đến 2014 không phải là chính sách, chủ trương mới có trong giai đoạn này, dành riêng cho giai đoạn này và mục đích áp dụng cũng không phải chỉ để bán nhà công sản cho Phan Văn Anh Vũ mua.
"UBND Thành phố Đà Nẵng đã bán trên 3.500 nhà, đất công sản từ năm 2002 đến 2016, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo các khóa trước. "Các Chủ tịch Thành phố như ông Huỳnh Năm, ông Hoàng Tuấn Anh, ông Trần Văn Minh, ông Văn Hữu Chiến, ông Huỳnh Đức Thơ đã bán rất nhiều cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng…" – Vũ dẫn chứng.
Phan Văn Anh Vũ cũng cho rằng nêu lập luận như cáo trạng và các bản án cho rằng thực hiện theo các chính sách này là phạm tội thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người mua khác, cũng như Vũ, vướng vào vòng lao lý.
Vũ nêu câu hỏi : Tại sao hàng trăm, hàng ngàn cá nhân, tổ chức cũng được hưởng chính sách, chủ trương giảm 10% trên tổng số tiền phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong vòng 30 ngày lại không bị cơ quan tiến hành tố tụng xử lý hình sự ?
Cuối cùng, Vũ cho rằng hành vi của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm, phúc thẩm có dấu hiệu của tội "ra bản án trái pháp luật" quy định tại điều 370 Bộ luật hình sự 2015. Đồng thời, căn cứ vào điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cần phải kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với bản án số 20 ngày 13/1/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và bản án số 158 ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Liệu có bàn tay Nguyễn Xuân Phúc không ?
Phan Văn Anh Vũ có mối quan hệ phức tạp, là sĩ quan tình báo Vũ có mối quan hệ với Trần Đại Quang, vì thế bị Nguyễn Phú Trọng cho truy cứu. Ở địa phương Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ lại thân thiết với ông Nguyễn Bá Thanh, mà Nguyễn Bá Thanh lại là đối thủ chính trị của Nguyễn Xuân Phúc ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng trước đây. Vì vậy mà ngoài Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Xuân Phúc cũng muốn xử Phan Văn Anh Vũ thật nặng.
Trường hợp Vũ bị rơi vào thế kẹt bị hai nhân vật lớn đó chiếu cố thì dù có cho vàng công an điều tra cũng không dám nhận tiền để giảm án cho Vũ, chính vì vậy mà phiên tòa vừa rồi Vũ Nhôm bị buộc tội đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng. Không ai thành thạo con đường đút lót cho bằng Phan Văn Anh Vũ, vậy mà ông ta vẫn bị buộc tội đưa hối lộ. Không một cảnh sát điều tra nào liêm khiết, chẳng qua là họ biết vụ án này là vụ án được các nhân vật lớn chiếu cố nên không thể nhận hối lộ thôi. 16 tỷ đồng là khoảng tiền rất lớn, không một công an nào không tham số tiền đó cả. Tuy nhiên nếu cầm lấy thì sẽ bị buộc tội rất nặng vì đơn giản, Phan Văn Anh Vũ không phải là nhân vật để nhân viên điều tra có thể kiếm chác. Có khả năng Phan Văn Anh Vũ, bị Nguyễn Xuân Phúc cho công an xử ép sau song sắt nhà tù.
Nguyễn Duy (Tổng hợp)