Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/05/2021

Trào lưu livestream quần chúng, đối thủ của Tuyên giáo ?

Nhiều tác giả

Triết học của nền văn hóa "celebrity"

Nguyễn Quốc Tấn Trung, Luật Khoa, 28/05/2021

Chúng ta theo dõi người nổi tiếng chỉ vì họ… nổi tiếng. Đã đến lúc thoát vòng luẩn quẩn này ?

Sau hàng loạt tranh cãi trong giới nghệ sĩ và người nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt quan tâm của cộng đồng mạng trên khắp Việt Nam, hệ quả của nó có thể khiến người ta bất ngờ.

live1

Đồ họa : Luật Khoa.

Người thần tượng một ai đó vẫn tin vào phẩm chất của người đó. 

Người ngưng thần tượng một ai đó bắt đầu thần tượng và tin vào phẩm chất của một người khác.

Vòng tròn luẩn quẩn của văn hóa người nổi tiếng (celebrity culture) có vẻ vẫn không chấm dứt.

Dường như chúng ta tiếp tục theo dõi người nổi tiếng đơn giản chỉ vì họ… nổi tiếng. Và những đứa trẻ tiếp tục chọn thần tượng, chọn người hùng của mình không dựa trên đạo đức hay tài năng thực tế của người đó, mà chủ yếu dựa trên độ nổi tiếng của họ.

Đây đều là những vấn đề có liên quan đến triết học, nhưng liên quan như thế nào ?


Tóm tắt

– Bằng cách trưng bày lên hệ thống truyền thông đại chúng các "ngụy sự kiện", người nổi tiếng xuất hiện như những "ngụy nhân vật" xuất thần, siêu việt. Các triết gia gọi đó thứ từ tính hàng hóa (commodified magnetism) mà một thời đại ưa thích các màn biểu diễn trao cho những "celebrity".

– Văn hóa "celebrity" là thế hệ kế thừa của văn hóa đại chúng, nơi mà giới tinh hoa mất đi đặc quyền của mình trong việc định hình và định hướng phát triển văn hóa quốc dân.

– Cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của truyền thông đại chúng, ảnh hưởng của văn hóa người nổi tiếng khiến giới nghiên cứu choáng váng. Không tìm ra bất kỳ cách nào để lý giải sự nổi tiếng của những ngôi sao trong nền văn hóa đương đại, nhiều nhà nghiên cứu liên hệ đến tôn giáo.

– Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra là một cơ hội không thể tốt hơn để chúng ta thoát khỏi thứ văn hóa tôn thờ người nổi tiếng, hình thành tư duy dân chủ, từ đó tạo tiền đề cho các thực hành văn hóa dân chủ khác trong tương lai.


Triết lý của sự nổi tiếng

Quan điểm cho rằng một thứ đương nhiên có giá trị và đúng đắn nếu nó được nhiều người biết đến là một trong những ngụy biện luận lý dễ gặp nhất, và có tuổi đời cao nhất.

Được biết đến trong tiếng Latin với tên gọi "ex consensus gentium " (nghĩa đen : sự đồng thuận của các dân tộc)lý luận này cho rằng một điều đã được nhiều người tin tưởng thì chắc chắn phải có sức nặng, phải là sự thật [1].

Trong tác phẩm "Luật pháp" (Law), Plato mô tả cách Cleinias chứng minh sự tồn tại của Đấng Tạo hóa : "Vì cả Hellenes (người gốc Hy Lạp – ND) lẫn bọn man di đều tin vào điều đó". Đó là một phiên bản kinh điển của kiểu ngụy biện này.

"Tôi và 100.000+ người theo dõi tôi có lẽ sẽ nghĩ khác bạn…" .

"Đã đến được tầng mây của người ta chưa mà chỉ trích…" 

Bạn chắc hẳn đã gặp lề thói tranh luận dựa vào lượng theo dõi, lượng fan trên mạng xã hội, xem đó như là tiêu chuẩn khẳng định thẩm quyền như trên.

Có thể xem chúng là một số hội chứng ban đầu của nền văn hóa "celebrity" – văn hóa người nổi tiếng.

Song phải đến tận cuối thế kỷ 20, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông và văn hóa đại chúng, giới nghiên cứu xã hội học và các triết gia mới bắt đầu choáng váng trước sức ảnh hưởng khổng lồ của văn hóa người nổi tiếng.

live2

Trên thảm đỏ của Liên hoan phim Cannes. Ảnh : Andrea Raffin.

Nhà sử học – triết gia của trường Đại học Chicago, Daniel Boorstin, là người đầu tiên mổ xẻ sự thay đổi chóng mặt của khái niệm nổi tiếng. Trong tác phẩm gây chấn động mang tên "Hình tượng : Một hướng dẫn về các ngụy sự kiện tại Hoa Kỳ" (The Image : A Guide to Pseudo-Events in America ), được công bố lần đầu vào năm 1961, Boorstin đưa ra bình luận được trích dẫn nhiều nhất khi người ta cần nghiên cứu về văn hóa đại chúng [2] :

"Người nổi tiếng là những người được biết đến nhiều bởi họ được nhiều người biết đến"

(The celebrity is a person who is well-known for their well-knownness)

Lý giải rõ hơn, ông cho rằng người nổi tiếng là sản phẩm được ngụy tạo nhằm thỏa mãn kỳ vọng chung của chúng ta về sự vĩ đại của con người. Những người nổi tiếng hoàn thiện năng lực hiện diện trước công chúng và đạt được danh vọng, không phải bởi vì họ có những thành tựu gì lớn lao, mà bằng cách khác biệt hóa và thậm xưng cá tính của mình để cạnh tranh với cá tính của những đối thủ trên đấu trường văn hóa công cộng.

Thêm vào đó, sự hiện diện thường trực của họ trong mọi phương diện đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội thông qua các công cụ truyền thông (hay mạng xã hội ngày nay) khiến họ thống trị hoàn toàn không gian chung và các thảo luận thường nhật.

Những mô tả trên gần như hoàn toàn tương đồng với những gì chúng ta thấy tại Việt Nam thời gian qua.

"Người nổi tiếng là những người được biết đến nhiều bởi họ được nhiều người biết đến"

Daniel Boorstin

Boorstin gọi đó là những "ngụy sự kiện" (pseudo event), được chuẩn bị và dàn dựng, sau đó được quan trọng hóa không phải vì chúng có ý nghĩa gì với đời sống quốc dân, mà là vì độ bao phủ khổng lồ sẵn có của hệ thống truyền thông. Người nổi tiếng thì được xem là các phiên bản của "ngụy nhân vật" (pseudo character) lồng ghép vào ngụy sự kiện để tạo nên ham muốn theo dõi, ham muốn không bị bỏ sót của công chúng.

Vị giáo sư cho rằng không có bất kỳ cách nào có thể lý giải sự nổi tiếng của những ngôi sao trong văn hóa đương đại.

Quả thật, trong các lĩnh vực từ thể thao, âm nhạc cho đến nghệ thuật nói chung, người viết đồng tình rằng không có bất kỳ logic nào có thể lý giải mối liên hệ giữa những đóng góp cho xã hội hay phẩm chất thực sự của người nổi tiếng với hình ảnh thần thánh mà họ đạt được trong suy nghĩ của công chúng.

Lấy ví dụ, Diego Maradona, một tay chơi, một kẻ nghiện ngập bạch phiến [3], có vấn đề với rượu bia và kiểm soát hành vi, có dấu hiệu rối loạn nhân cách ái kỷ cùng một cái tôi to hơn cái tôi của toàn bộ nhân viên Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cộng lại ; sau khi chết vẫn tiếp tục được tụng xưng là "Chúa trời", là hình mẫu xứng đáng cho mọi trẻ em, và là thần tượng mặc nhiên của mọi cầu thủ trên thế giới.

Vì sao ? Vì cách đây tròn trèm 40 năm, ông này có khả năng dùng chân chơi bóng hơn người ?

live3

Một người hâm mộ tại Buenos Aires tưởng niệm Maradona khi ông qua đời năm 2020. Ảnh : Reuters.

Cực đoan hơn, trong quyển "Understanding Celebrity" của giáo sư Graeme Turner (Đại học Queensland, Úc), ông cho rằng các chính trị gia đơn thuần cũng chỉ là những người được bầu chọn theo nhiệm kỳ, và các doanh nhân cũng chỉ là những người nắm bắt cơ hội để bán thứ mà thị trường cần [4]. Việc những người này trở thành một phần của văn hóa người nổi tiếng cũng vô cùng phi lý tính. Turner ghi nhận rằng bắt đầu từ kỳ bầu cử của Ronald Reagan, và sau đó bùng nổ với lần thắng cử của Barack Obama, văn hóa người nổi tiếng dần ăn sâu vào chính trị Hoa Kỳ.

Sự không tương xứng giữa năng lực và phẩm chất thực tế của cá nhân người nổi tiếng với danh vọng và hình tượng bóng bẩy của họ trước công chúng khiến nhiều triết gia khác nghĩ đến… tôn giáo.

Theo các tác giả như Chris Rojek (với tác phẩm "Celebrity") hay John Frow (trong nghiên cứu "Is Elvis a God ? : Cult, Culture, Questions of Method"), chức năng văn hóa của người nổi tiếng đương đại gần tương đồng với chức năng văn hóa của các hình tượng tôn giáo ngày xưa [5][6].

Đối với văn hóa người nổi tiếng, chúng được xây dựng dựa trên một giả định phù phiếm về sự xứng đáng (worthiness) của họ với tiền tài và danh vọng mà họ có, phẩm chất (quality) hơn người của họ, tài năng (talent) vượt trội của họ và quan trọng nhất là đạo đức ngời ngời của họ, ít nhất đối với những người hâm mộ.

Vì vậy, việc khán giả theo dõi sát sao và thần tượng từng hành vi, cử chỉ của người nổi tiếng được so sánh với những trải nghiệm tâm linh của những tín đồ trong các hội thánh khi nghĩ về thần, thánh, chúa trời hay đấng tạo hóa.

"Anh H.L là người sống ngay thẳng, có đạo đức…".

"Chị P.H là người chín chắn, có kiến thức sâu rộng…".

Chỉ với cách hiểu này, chúng ta mới lý giải được vì sao có những người chỉ nhìn thấy thần tượng của họ qua màn hình TV, máy tính, chỉ tương tác với thần tượng của mình một vài lần nhưng luôn khẳng định chắc nịch về phẩm chất và năng lực không tì vết của họ.

Rojek gọi đó là thứ từ tính hàng hóa (commodified magnetism) mà thời đại vốn ưa thích các màn biểu diễn trao cho người nổi tiếng. Chúng biến những ca sĩ, nghệ sĩ hài, các doanh nhân, hay thậm chí là giới KOL (key opinion leaders – người dẫn dắt quan điểm) trên mạng xã hội trở thành những nhân vật xuất thần, siêu việt ; từ đó, tạo đà cho quá trình thương mại hóa sự nổi tiếng nói trên.

Tính dân chủ của nền văn hóa "celebrity" ? 

Khi nói về dân chủ hay kiểm soát, người viết không muốn nói về sự can thiệp của chính phủ hay bất kỳ ngoại lực nào tương tự. Nền văn hóa "celebrity" đã ăn sâu vào xã hội đương đại của loài người, là một hiện tượng văn hóa mà quốc gia nào cũng phải đối mặt.

Trớ trêu thay, văn hóa "celebrity" đôi khi còn được xem là kết quả đương nhiên của quá trình dân chủ hóa văn hóa (cultural democratisation).

live4

Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream trên Facebook vào ngày 25/5, được cho là phá kỷ lục về lượng người xem tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình/Báo Thanh Niên.

Trong các nền văn hóa tinh hoa (elitist culture) xưa cũ, chỉ có các nhân vật học cao hiểu rộng, những người vừa sinh ra đã có những đặc quyền, đặc lợi nào đó mới có thể tham gia vào các kênh truyền thông có ảnh hưởng quan trọng đến văn hóa quốc gia.

Hoàn toàn ngược lại, ngày nay, với sự phổ biến của truyền hình và các mạng xã hội như Tiktok, Youtube hay Facebook, gần như bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào quá trình định hình văn hóa. Đó là lý do chúng ta có thuật ngữ văn hóa đại chúng (popular culture).

Việc những cá nhân này có chiếm sóng được hay không chủ yếu lại dựa vào năng lực diễn xuất của họ (bất kể họ thuộc lĩnh vực nào, từ nghệ thuật, kinh doanh cho đến giáo dục, hay kể cả pháp luật).

Và bởi vì tính dân chủ tự nhiên của tiến trình phát triển nói trên, kiểm soát tầm ảnh hưởng của văn hóa "celebrity" trở thành câu chuyện của từng cá nhân.

Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi quan trọng hơn nữa : Vì sao chúng ta cần thần tượng ? Vì sao chúng ta thích theo dõi người nổi tiếng ?

Một số tác giả, như Xiaodong Yue và Chau-kiu Cheung, tổng hợp bốn học thuyết để trả lời những câu hỏi trên [7].

Đầu tiên là thuyết cá nhân hóa (individuation theory). Thuyết cá nhân hóa cho rằng người nổi tiếng và việc thần tượng những người này là cần thiết cho sự phát triển bản ngã cũng như bản sắc riêng của người hâm mộ. Bằng cách xác định được hình tượng kiểu mẫu cho mình, một cá nhân có thể tái khẳng định giá trị mình theo đuổi.

Mặt khác, thuyết gắn bó thứ cấp (secondary attachment theory) lại cho rằng sự kết nối (giả tưởng) giữa người theo dõi và người nổi tiếng đem lại cho các "fan" sự kết nối tình cảm mà họ cần, dù là tình bạn hay tình yêu với một ca sĩ, nghệ sĩ truyền hình.

Thuyết học tập xã hội (social learning theory) thì ghi nhận vai trò quan trọng của hình tượng kiểu mẫu trong việc phát triển đầy đủ các kỹ năng xã hội của một cá nhân. Bằng cách nhìn vào người nổi tiếng, người ta có thể học được rằng hành vi nào được tưởng thưởng, hành vi nào bị trừng phạt.

Cuối cùng, thuyết bù trừ (compensation theory) nhấn mạnh rằng quá trình thần tượng và trân quý một người nổi tiếng thực hiện chức năng bù trừ cho các thiếu thốn về tâm lý, tri thức, sự gắn bó, tình bạn hay các mối quan hệ xã hội mà người đó chưa có hoặc không thể có.

Tách biệt khỏi văn hóa "celebrity" : Tận dụng khủng hoảng để thực hành dân chủ

Việc thần tượng một ai đó có thể có những chức năng phát triển cá nhân quan trọng nói trên, nhưng thật khó lòng tưởng tượng một thiếu niên có thể nhìn vào những người nổi tiếng đương đại mà học tập được bất kỳ điều gì.

live5

Người hâm mộ tham dự một đêm nhạc. Ảnh : Kenh14.vn.

Người hâm mộ rất hay "bàng hoàng".

Họ bàng hoàng khi hai thần tượng chia tay sau chỉ một năm cưới.

Họ bàng hoàng khi một ca sĩ nổi tiếng dính líu đến tấn công tình dục.

Họ bàng hoàng khi một doanh nhân nào đó bị lộ tin tiếp tay lừa đảo.

Vì sao phải bàng hoàng trước những sự kiện ấy, khi mà bạn chỉ biết về họ qua vài bộ phim, vài chuyến lưu diễn, vài chuyến cứu trợ nhân đạo ?

Sự bàng hoàng ấy chính là minh chứng rõ nhất cho những giả định phù phiếm, những kỳ vọng không tưởng của cộng đồng về phẩm chất, đạo đức và năng lực của người nổi tiếng.

Sự hiện diện của khủng hoảng (như đại dịch Covid-19) đang phần nào giúp công chúng bóc tách và định nghĩa lại nền văn hóa "celebrity" mà họ tôn thờ suốt mấy thập niên gần đây.

Với Covid-19, không còn những buổi dạ tiệc được đặt trước, không còn thảm đỏ và các chương trình truyền hình được đạo diễn tỉ mỉ, không còn sân khấu và những hàng ghế chật kín người hâm mộ, không còn những ngụy sự kiện có thể sơn son thếp vàng cho hình ảnh của riêng mình, giới "celebrity" gần như không biết phải làm thế nào để phản chiếu sự thánh thiện giả định cho khán giả thấy.

Gần đây, trong một nỗ lực "phản chiếu", các ngôi sao Hollywood cùng nhau hát bài "Imagine" của John Lennon và đăng trên Instagram như một lời khích lệ nên thơ. Nỗ lực này bị chỉ trích thậm tệ [8]. Các ngôi sao quên rằng đại đa số các khán giả của mình chỉ là người lao động, không sở hữu những biệt phủ rộng vài mẫu và còn hàng tá hóa đơn phải chi trả hàng tháng. Những người ấy không thấy bất kỳ điều gì nên thơ hay lãng mạn trong việc phải nhốt mình ở nhà và không thể kiếm tiền.

Đó có lẽ là điểm khởi đầu không thể tốt hơn để chúng ta tách biệt khỏi nền văn hóa "celebrity" thiếu lành mạnh.

Dù có thể đồng ý rằng văn hóa đại chúng nói chung và văn hóa đại chúng ở Việt Nam nói riêng phần nào đó phản ánh tinh thần dân chủ, dẹp bỏ ảo tưởng thần thánh về năng lực và phẩm chất siêu việt của giới "celebrity" có lẽ là bước đầu tiên để chúng ta thực hành tinh thần đó ở đất nước này.

Nguyễn Quốc Tấn Trung

Nguồn : Luật Khoa, 28/05/2021

**********************

Ai cách mng ca báo chí cách mng ?

Trân Văn, VOA, 28/05/2021

Vic có khong na triu người theo dõi livestream mà bà Nguyn Phương Hng (Tng Giám đc kiêm Phó Ch tch Hội đồng quản trị Công ty Đi Nam) thc hin vào chiu 25/5/2021 đã tr thành mt trong nhng s kin đáng chú ý nht ca tun này.

live6

Bà Nguyn Phương Hng trong video ngày 25/5/2021 (Hình : Trích xut t video đăng bi Trường Đua Đi Nam)

Bà Hng là nhân vt vn chng xa l gì vi công chúng Vit Nam. Gn đây, sau khi tn công ông Võ Hoàng Yên người tng được h thng truyn thông chính thng phong tng danh hiuThn y,bà tiếp tc tn công gii ngh sĩ, đc bit là nhng ngh sĩ ni tiếng mà con s người hâm m tính bng triu, nhiu khía cnh, trong đó có vic t chc quyên góp giúp đ người nghèo, nn dân... Livestream mà bà Hng thc hin vào chiu 25/5/2021 là mt trong nhng cuc tn công theo hướng này (1).

Không cn bàn v bà Hng cũng như cách thc bà thc hin các cuc tn công qua mng xã hi, nhng ni dung bà đ cp v ông Yên, v gii ngh sĩ và mt s ngh sĩ ni tiếng thì s kin va đ cp vn là trường hp đáng chú ý đi vibáo chí cách mng.

***

Livestream do bà Hng thc hin din ra vào ti 25/5/2021 và kéo dài khong ba gi - đây là thi đim mà trước nay, h thng truyn hình trong h thng truyn thông chính thc vn xác đnh là gi vàng (gi có nhiu khán gi theo dõi nht thành ra luôn được dành đ phát nhng chương trình quan trng nht, hp dn nht nhm to ra tác đng ln nht cũng như có th dùng đ thu v nhiu tin nht t qung cáo). S lượng người theo dõi livestream ca bà Hng cho thygi vàng không còn là vàng na !

Đã có cũng như s còn nhiu người phân tích, vì sao càng ngày công chúng càng quan tâm đến ý kiến, nhn đnh ca mt s cá nhân ch là ca sĩ, din viên, người mu, cu th, k c nhng cá nhân b xem là vô công ri ngh như Khá Bnh, Hun Hoa Hng ? Vì sao s quan tâm càng ngày càng vượt xa phm vi theo dõi nhm gii khuây và nhiu cá nhân tr thành mt loi vua không ngai, rt t tin khi tht ra nhng lnh nhưtruyn tn công ai đó, nhóm nào đó ?

Khi mng xã hi càng ngày càng nhiungôi sao có th tác đng, chi phi c nhn thc công chúng ln dư lun, vai trò ca h thng truyn thông chính thc càng ngày càng tt gim và thc tế cho thy đa s đã rơi vào tình trng d sng, d chết.

Nhân s kin mt livestream ca bà Hng có khong na triu người theo dõi, Lê Ngc Sơn đt câu hi :Nhà báo – anh đâu trong s nhiu nhương ca đám ngh sĩ nh nhăng ? Sơn bo rng nhiu năm nay ông luôn t hi :Vì sao hin tượng các ngh sĩ nh nhăng lên báo dy đi, chi luôn khán gi li được o bế và chiếm nhiu không gian trên truyn thông đến thế ?Câu tr li tm thi ca Sơn dành riêng cho nhng nhà báo viết v văn ngh - gii trí là phn ln do s lười biếng ca báo chí chúng ta !

Sơn đã khái quát v s lười biếng ca c nhng phóng viên viết v văn ngh - gii trí ln Tòa son, trích :Mt - khen bn ngh sĩ nh nhăng lên mây. Cho thông tin gì, phang lên mt báo thông tin đó. Không t vn, không suy tư phn bin li. Khen được là c khen. Như mt con bê, người ta đút cho gì thì nhai cái đó ! Hai - Thích săm soi đi tư tào lao ca đám ngh sĩ đó, giàu như thế nào, nhà gì, đi xe gì, cp vi ai, chuyn gia đình, tình yêu, tình báo hoc là đăng chuyn cãi ln, chi nhau ca bn ngh sĩ nh nhăng này. Xin li khi phi nói làm báo kiu này r tin và không nn báo chí nào trên hành tinh này xem là làm báo có đng cp c. Hãn hu lm mi thy vài bài toát lên chút tư tưởng, hay đng li nhng quan đim nhân sinh đáng đc, đáng nghĩ.

Nc cười hơn, vài bn "phóng viên văn ngh" b nhim thói ngh sĩ. và sng vi o nh mình cũng là ngh sĩ. Nhiu bn hc đòi thói đa su đa cm, bng bng bang bang, nuông chiu cm xúc xem mình là b đi, như là ta đây cu c thế nhân. Hùa theo đám ngh sĩ đ xem mình trên tt c mà quên đi vai trò là công s ca s tht mt NHÀ BÁO. Na mùa đến thế là cùng ! Tôi tiếp xúc đ loi nhà báo Đông – Tây, không có kiu nào na mùa như thế c !

Xin nh cho, các bn đang thc hin thiên chc nhà báo mà nhà báo văn ngh là ai ? Là người thay mt bn đc, là công s ca s tht, truyn ti ni dung đ bán (trc tiếp hay gián tiếp) cho bn đc. Cao hơn na, hãy tr thành nhng người hiu biết sâu v mt lĩnh vc hp đ cung cp các góc nhìn và kiến thc v lĩnh vc đó cho bn đc hiu. Th đó chính là giá tr gia tăng mà toà son ca bn có th trao cho bn đc khi h đc t báo ca bn. Đ được vy, phi dng công, s dng tư duy lý tính thay vì nhét cm tính vào ! Mà đ có tư duy lý tính thì phi nâng cp nn tng tri thc - văn hoá (không cn bng cp), lý tưởng ngh nghip. Còn nếu thy không mun nâng cp thì "lượn đi cho nước nó trong", kiếm ngh khác cho làng báo đ mang tiếng.

Gi đây m tivi ra toàn là nhng chương trình gii trí nhm nhí, nhăng cui và tào lao. Trên mt báo toàn chuyn khoe ca, cãi ln ca bn ngh sĩ na mùa, văn hoá văn ngh còi cc làm sao ! C chiu chung nhu cu thm m dng thp này thì bn đc và con cháu chúng ta s hc hi được gì (2) ?

Sơn kết thúc khái quát ca mình bng mt câu hi : "Bn có biết vì sao streamer Nguyn Phương Hng đt k lc mà không nhà báo hay toà son nào có th đt được không ? T đng não chút nhé đ thy s cáo chung ca cách làm báo m ký !".

Mt nhà báo - ông Phm Trung Tuyến, Giám đc kênh Giao thông ca VOV, nhn xét :Livestream ca bà Hng hút khán gi đơn gin vì ni dung tt. Bà nói v con người, v l sng, v nhng điu mà nhiu người đang quan tâm và chng minh được bà không b sc ép nào. Ni dung bà Hng nói, có th đúng, có th sai, nhưng quan trng là người nghe có lý do đ tin bà Hng nói tht nghĩ suy nghĩ ca bà. Đó thc s là s rch ròi mà hin nay nhiu cơ quan truyn thông chuyên nghip chưa hoc không làm được (3).

Đã có nhng người s dng mng xã hi gi bà Hng là "hin tượng truyn thông" như ông Trn Quc Quân. Ông Quân ví bà Hng như "qu bom tn" làm rung chuyn các nh chế" t truyn thông, showbiz, đến pháp lut, y tế, giáo dc len li ti mi gia đình, mi ngóc ngách xã hi. Theo ông Quân, mt trong nhng lý do giúp bà Hng thành công là bà quyết lit, thng thn, bc trc và nht là không di trá. Covid-19 làm thay đi c thế gii. Nguyn Phương Hng làm thay đi mt phn đt nước này, ít nht là trong cách làm truyn thông, trong cách làm t thin, trong o tưởng quyn lc showbiz và ng x ca xã hi đi vi gii ngh sĩ (4).

***

Không phi t nhiên mà công chúng đem livestream ca bà Hng hôm 25/5/2021 so vi hiu qu hot đng ca h thng truyn thông chính thc. Sau mt thi gian dài ch đng làm ngơ nhng vn đ nóng bng ca cuc sng, nhng vn nn chính tr, xã hi càng ngày càng trm trng đ không b chính quyn "co đu, bôi vôi", các cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam tt dn xung đáy, phương thc duy nht đ có khán gi, gi được đc gi, kiếm được tin nuôi nhau là hướng vào đ loi chuyn tm phào.

Càng ngày càng nhiu cơ quan truyn thông chính thc ch còn v, không có rut và đ vn còn được hot đng, vn được xem như mt yếu t cu thànhbáo chí cách mng, khai thác các khía cnh liên quan đến đi tư ca sĩ, din viên, người mu, cu th, đi gia chy theo nhng s kin git gân, ri lng ghép, sp đt biến các sn phm báo chí tr thành mt dng qung cáo trá hình đã tr thành kim ch nam cho hot đng ca rt nhiu cơ quan truyn thông chính thc.

Tuy nhiên điu đó không cu được các cơ quan truyn thông chính thc, cũng vì vy, livestream do bà Nguyn Phương Hng thc hin ti 25/5/2021 mi được thiên h xem là ví d đ khuyến cáo các cơ quan truyn thông chính thc.

Ai, nơi nào đã xóa sch thin cm, nim tin ca công chúng vào các nhà báo nói riêng và h thng truyn thông chính thc nói chung. Vì l gì mà cuc bu c din ra vào cui tun trước, công chúng Thành phố Hồ Chí Minh thng tay loi b năm ng c viên đi din cho lĩnh vc báo chí xut bn được Mt trn T quc chn, gii thiu tranh c vào Hi đng nhân dân ca thành ph này (5) ? Ai ? Nơi nào đã khiến ông Nguyn Như Phong, mt nhà báo k cu Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tin rng :Nhà báo phi như con chó ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 28/05/2021

Chú thích

(1) https://www.youtube.com/watch?v=w9Pq1QUbpOQ

(2) https://www.facebook.com/lengocson.expert/posts/10223343795240457

(3) https://ngaynay.vn/giai-ma-hien-tuong-phuong-hang-post107948.html

(4) https://www.facebook.com/van.conghung.9/posts/4011340295645897

(5) https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10216107060863984

********************

Đánh đồng giải trí và dân trí : Vừa sai lầm, vừa tai hại

Y Chan, Luật Khoa, 28/05/2021

Điều gì xảy ra khi hai thái cực cùng tồn tại trong xã hội Việt Nam.

Copy of Bầu cử 2021

Ảnh : Youtube, CafeBiz. Đồ họa : Luật Khoa.

"Thế này thì còn lâu nữa dân trí mới khá lên được".

Cứ mỗi dịp dư luận tập trung chúi mũi vào một sự kiện, một hiện tượng hay một nhân vật nào đó, những câu bình luận về dân trí kiểu như trên lại thi nhau xuất hiện.

Những phát ngôn triết lý khiến người ta dễ liên tưởng đến chuyện kẹt xe – một vấn đề muôn thuở của Việt Nam.

Mỗi khi chết dí trong đám xe cộ, hầu như ai cũng sẵn miệng than "lại bị kẹt xe". Không có cái cớ nào hợp lý cho chuyện đi làm muộn, trễ cuộc hẹn, hay đổ cho tâm trạng bực bội bằng việc kẹt xe.

Vấn đề ở chỗ, như không ít người từng chỉ ra, không ai bị kẹt xe cả.

Một khi đã xuất hiện trên đường, bạn chính là một phần của giao thông. Nếu dòng xe bị tắc nghẽn, bạn và chiếc xe của bạn chính là nguồn cơn của cái sự kẹt đó.

Việc than thở về kẹt xe khi bản thân mình đang ở trên đường cũng ngớ ngẩn như chuyện ngán ngẩm về dân trí nơi ta đang sống – cứ như thể bản thân là một thực thể hoàn toàn thoát tục, đang ở trên vườn địa đàng hay cõi niết bàn, không dính dáng gì đến những thị phi của cuộc đời.

Câu chuyện ồn ào của showbiz Việt những ngày qua, mà đỉnh điểm mới nhất là các video phát trực tuyến thu hút vài trăm ngàn người xem cùng lúc của một nhân vật nổi tiếng, là một sự kiện đáng chú ý.

Nó đáng chú ý không phải vì thu hút được lượng người theo dõi lớn. Đây là sự kiện đáng được thảo luận khi nó tạo ra quá nhiều phản ứng sai lầm và tai hại.

Một chuyên gia truyền thông xuất hiện trên BBC  bày tỏ sự "siêu ngưỡng mộ" đối với nhân vật giàu có kia vì "bà có trí thông minh ngôn ngữ tuyệt vời".

Một trang dư luận viên  nhanh nhảu làm một bài lẩu trộn tung tóe giữa sự kiện chống dịch và chuyện nhân vật này tố cáo giới showbiz, xí phần cám ơn bà vì đã "chỉ đích danh đám phản động, xấu xa, xúi giục người dân, chống phá chính quyền", để rồi lại tiếp tục khẩu hiệu quen thuộc kêu gọi người dân an tâm tin tưởng giao mọi thứ cho nhà nước.

Những nhân vật thường lên tiếng phản biện chính quyền thì chia hai phe, một hào hứng theo cuộc vui, sẵn tiện khích bác để người nổi tiếng kia "chửi giùm" ai đó, bên còn lại lắc đầu chán nản về "trình độ dân trí của người Việt".

Đó đều là những phản ứng mang đầy tính giải trí. Nó không đại diện cho bất kỳ ai ngoài bản thân những người phát ngôn. Và nếu có chỉ dấu gì hay vấn đề chi cần mổ xẻ để đóng góp cho một thể chế dân chủ trong tương lai, nó sẽ nằm ngay ở việc soi lại chính các phản ứng đó.

Giải trí không đồng nghĩa với dân trí

Có một quan niệm rất phổ biến : loại hình giải trí thể hiện mức độ dân trí.

Từ quan niệm này, nhiều người chia ra các hình thức giải trí khác nhau tương ứng với "đẳng cấp" : người có trình độ, có học thức, có địa vị xã hội thì nên chọn loại giải trí này, kẻ không được học hành, địa vị thấp kém, thiếu trình độ thì chỉ biết kiểu giải trí kia.

Sự thật là, giải trí không thể hiện và cũng chẳng liên quan gì tới khả năng trí óc.

Nghĩa gốc của "giải trí" (解智) là thư giãn, thả lỏng đầu óc. Từ tương đương với giải trí trong tiếng Hoa là "ngu lạc" (娛樂), chỉ những gì khiến người ta vui (ngu) và sướng (lạc).

Trong tiếng Anh, "entertainment" với nghĩa giải trí (amusement) là những thứ "đánh lạc sự chú ý".

Theo nghĩa đơn giản nhất, giải trí là việc để cho bộ não không hoạt động.

Chính xác hơn, đó là các hoạt động chỉ dùng đến hệ limbic (limbic system), phần não được xem là nguyên thủy và phát triển sớm nhất  của con người. Nó chịu trách nhiệm phản ứng nhanh với các tác nhân bên ngoài, đưa ra các quyết định tức thời và điều phối cảm xúc. Cân bằng với nó là phần thùy trán (frontal lobes), vùng não phía trước có khả năng kiểm soát cảm xúc, đánh giá lại các tác nhân trước khi phản ứng và kiềm chế không cho con người hành động theo bản năng.

Mỗi người có những lựa chọn giải trí khác nhau, nhưng điểm chung là đều ít động não, hoặc tiêu tốn năng lượng của bộ não theo cách ít nhất có thể.

Đã không/ ít động đến não thì không có hình thức giải trí nào là cao hay thấp, hoặc sang hay hèn.

Những thứ được gọi là loại hình giải trí "cao cấp" hay "thượng lưu" thường nằm trong địa hạt của "nghệ thuật".

Nghĩa gốc của "nghệ thuật", hay "art" trong tiếng Anh, đều chỉ "kỹ năng" (skill). Nghệ thuật, vì vậy, là những hoạt động cần một sự nỗ lực, học hỏi và khả năng nhất định để tạo ra, truyền tải và tiếp thu.

Phân biệt giữa giải trí và nghệ thuật giúp chúng ta thấy trên thực tế, không phải thứ gì do những "nghệ sĩ" tạo ra đều là nghệ thuật. Phần nhiều trong số đó mang tính giải trí áp đảo, khi người thực hiện không cần nhiều kỹ năng, còn người tiếp nhận không phải vận dụng bao nhiêu neuron để có cảm giác hài lòng.

Tất nhiên, ranh giới giữa nghệ thuật và giải trí rất linh động.

Cùng là diễn hài, những thứ của Charlie Chaplin (hay vua hề Sác-lô) được xem là nghệ thuật, những màn chọc lét khán giả trên truyền hình Việt Nam lại chỉ có thể được coi là giải trí.

Tuy nhiên, nếu khán giả xem hài Sác-lô mà không có nhu cầu động não, chỉ cười sảng khoái trước những tình tiết trong đó, đối với họ đây cũng chỉ là một kiểu giải trí không hơn không kém (trên thực tế, không có bao nhiêu người xem xong các bộ phim của Charlie Chaplin mà không có một vài suy nghĩ đọng lại, và đó chính là dấu ấn nghệ thuật của ông).

Giải trí không phải vấn đề

Giải trí có muôn hình vạn trạng, không có cái nào "xịn" hay "sang" hơn cái nào.

Một người thích nhảy nhót quay cuồng trong vũ trường hay muốn yên lặng câu cá ngắm trăng, thích nằm dài trên bãi cỏ ngắm mây hay đắm mình vào màn hình vi tính để chơi game, thích quan sát đàn kiến bò vào hang hay ngồi hóng hàng xóm chửi nhau, tất cả đều là lựa chọn cá nhân.

Tác dụng của nó như nhau : giúp cho bản thân họ thả lỏng đầu óc.

Câu chuyện ồn ào của giới showbiz vừa qua và việc nhiều người chú ý vào những video phát trực tuyến đấu tố qua lại mang rất nhiều màu sắc giải trí. Nó là những thứ giúp người ta thư giãn, có chất liệu để chém gió với nhau, hay chỉ đơn thuần thỏa mãn óc tò mò về chuyện của người khác.

Những sự kiện có yếu tố giải trí thu hút nhiều người là điều hiển nhiên. Đó là cách bộ não nguyên thủy của con người được cấu tạo, luôn ưu tiên phản ứng trước các kích thích cảm xúc với lượng neuron tối thiểu cần huy động.

Vào năm 2016, hai nhân viên của tờ báo Buzzfeed (Mỹ) quyết định làm một thử nghiệm : mất bao nhiêu sợi dây thun mới có thể làm vỡ một quả dưa hấu.

Họ lần lượt buộc từng cọng dây thun vòng quanh một trái dưa hấu. Quá trình này diễn ra trong 45 phút và được phát trực tiếp trên trang Facebook của tờ báo.

Khi video được phát trực tiếp, có thời điểm 807.000 người đã cùng lúc dán mắt vào màn hình để hồi hộp theo dõi sự kiện trọng đại này – con số kỷ lục vào lúc đó, khi tính năng livestream của Facebook được triển khai chưa lâu.

Trong cùng năm 2016, một video khác trên Facebook đạt kỷ lục nhiều lượt xem nhất , với hơn 160 triệu lượt. Đó là clip dài bốn phút của một bà mẹ vô danh ở Texas, Mỹ, trong đó cô dành hai phút đầu khoe chiếc mặt nạ đồ chơi mua cho con, và hai phút sau đeo thử để rồi cười nắc nẻ khoái trá.

Theo thống kê  của trang Brandwatch, đến thời điểm tháng 5/2021, trong top 20 các video được xem nhiều nhất trên Youtube, không cái nào là về đề tài giáo dục, khoa học hay chính trị. [6] Tất cả đều là các video ca nhạc giải trí. Đứng đầu bảng với 8,44 tỷ lượt xem là một clip ca nhạc dành cho trẻ em.

Trong số các chương trình truyền hình lâu đời nhất tại Mỹ , kéo dài suốt nhiều thập niên, tuyệt đại đa số đều là phim truyền hình, hoạt hình và các gameshow.

Bất kể ở đâu, các sự kiện giải trí hầu như luôn thu hút sự chú ý vượt hẳn mọi hoạt động khác.

Đó là chuyện hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu.

Không ai đánh giá thấp trình độ trí óc của một người khi họ dành thời gian xem quả dưa hấu bị buộc dây thun, cũng không ai lo lắng cho dân trí Mỹ vì họ dành quá nhiều thời gian cho chuyện giải trí.

Vấn đề chưa bao giờ nằm ở nhu cầu giải trí.

Giải trí hóa mọi thứ, đó mới là (một nửa của) vấn đề

Khi tôi nói những chuyện ồn ào của showbiz ở trên mang màu sắc giải trí, bạn rất có thể đã phản đối.

Chuyện "thần y" bị tố lừa đảo, việc nghệ sĩ bị vạch mặt lạm dụng tiền từ thiện, hay sức hút ghê gớm của một cá nhân có thể khuynh đảo mạng xã hội, đó đều là những vấn đề rất quan trọng, thậm chí nghiêm trọng, sao lại là giải trí được !

Tôi không phủ nhận mức độ quan trọng của những chuyện đó. Và bạn cũng không thể phủ nhận mức độ giải trí của chúng.

Những chuyện quan trọng không có nghĩa là nó không thể mang tính giải trí.

Đó không phải là vấn đề.

Vấn đề chỉ xuất hiện khi đó là cách duy nhất mà người ta có thể thảo luận những việc quan trọng.

Trong quyển sách "Amusing ourselves to death : Public discourse in the age of show business ", tác giả Neil Postman đã cảnh báo về tình trạng của nước Mỹ, khi ngành công nghiệp giải trí áp đảo mọi nội dung trên truyền hình.

Nhu cầu lôi kéo khán giả để có tỷ lệ xem cao, từ đó tạo doanh thu quảng cáo khiến các nhà đài tìm mọi cách để biến các nội dung trên truyền hình ngày càng hấp dẫn, ngày càng mang tính giải trí cao độ.

Các nội dung truyền hình, như lời của Postman, không khuyến khích việc tư duy (thinking does not play well on television). Cách mà người ta thực hiện chương trình không cho phép người tham gia dừng lại để suy nghĩ, hoặc trao đổi sâu hơn với những câu hỏi kiểu "ý của anh là gì", "bạn lấy nguồn thông tin đó từ đâu", hay chỉ đơn giản thừa nhận mình không biết, để tìm hiểu thêm và sẽ quay lại đề tài này sau.

Những chương trình tin tức hay các cuộc thảo luận về vấn đề chính trị, xã hội quan trọng cũng được làm theo tiêu chuẩn ngắn gọn, dễ hiểu, cuốn hút, và tốt nhất là phải có yếu tố câu khách.

Postman không phản đối các chương trình giải trí. Vấn đề ông nêu ra là khi mọi thứ, kể cả những chuyện quan trọng, đều được giải trí hóa.

Trong bối cảnh đó, người dân sẽ tiếp nhận nó một cách hoàn toàn thụ động, đầu óc thả lỏng, không suy nghĩ hay chất vấn gì, và để mọi kích thích bên ngoài dẫn dắt bản thân – đúng với tính chất của giải trí.

Phần cuối sách, Postman đề cập đến hai thái cực xã hội được hai tác giả nổi tiếng mô tả qua các tác phẩm của mình.

Một bên là xã hội độc tài nơi mọi tư tưởng đều bị cầm tù như trong mô tả của George Orwell qua các tiểu thuyết "1984" và "Animal farm". Bên kia là thái cực ngược lại như mô tả của Aldous Huxley trong "Brave new world", nơi mọi thứ được tự do thi triển, nhưng công nghệ giải trí lên ngôi, và các vấn đề quan trọng đều được truyền tải qua một lăng kính hời hợt, nhố nhăng nhưng đầy kích thích.

Theo Postman, nguy cơ nước Mỹ biến thành một chiếc lồng ấp độc tài như Orwell cảnh báo là không cao, nhưng khả năng xã hội vận hành theo kiểu biến tất cả thành trò giải trí là rất hiển hiện.

Quyển sách của Neil Postman được xuất bản vào năm 1985. Gần bốn thập niên sau, những trăn trở ông nêu ra vẫn còn nguyên tính thời sự, thậm chí còn được minh họa rõ nét hơn trong thời đại của Internet và mạng xã hội.

Nhưng người Mỹ chỉ phải đối diện với một nửa của vấn đề. Họ còn có một xã hội tự do nơi người dân có thể tự quyết định lựa chọn tiếp theo của mình.

Với người Việt Nam, vấn đề nhiều hơn thế. Chúng ta vừa có một thể chế độc tài, cấm cản người dân tham gia quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, vừa có một xã hội được giải trí hóa cao độ, nơi người ta chỉ có thể thảo luận các chủ đề quan trọng qua các tin đồn, bằng những video phát trực tuyến và nhờ vả tiếng nói của các KOLs (người dẫn dắt dư luận).

Sự trộn lẫn của hai thái cực trên không tạo ra điểm cân bằng nào. Ngược lại, nó vừa củng cố quyền lực độc tôn của một nhóm người, vừa áp đặt phần đông dân chúng trong một vòng quay lỏng óc, lại vừa tạo ra những lỗ hổng khổng lồ không ai thèm giải đáp.

Nó giúp chính quyền thoải mái chùi tay phủi mép, không có trách nhiệm giải trình về những khoản chi ngân sách (trong đó có từ thiện), thay vào đó, tiếp thêm tiếng nói để dập tắt các hoạt động của xã hội dân sự.

Nó khiến người dân nổi giận với những vụ bê bối của giới nghệ sĩ mà quên chất vấn nhà nước vì sao không tạo điều kiện đàng hoàng để cá nhân lập hội, từ đó có thể tổ chức các hoạt động từ thiện công khai, minh bạch, đúng theo tiêu chuẩn của pháp luật.

Nó tạo ra những phản ứng cực đoan trái ngược, hoặc tôn vinh thần tượng những nghệ sĩ hay nhân vật giàu có đầy quyền lực, hoặc ngán ngẩm chê bai dân trí của số đông khi chạy theo các thần tượng.

Trong khi đó, những hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Ở một xã hội tự do, nơi mọi công dân đều có quyền cất tiếng nói, sẽ có hàng triệu người đăng đàn tìm cách chia sẻ thông tin, biểu thị quan điểm của mình, bất kể họ có phải là người nổi tiếng, có vàng ròng chất đầy nhà hay không.

Khi đó, sẽ không mấy ai phát hoảng khi ông này bà nọ được chú ý. Cũng không bao nhiêu người có nhu cầu nhào nặn ra những lý do siêu tưởng để tung hô các ông bà thần tượng (thích thì thần tượng, không cần phải đi tìm cách "lý giải hiện tượng" nào).

Câu hỏi lớn là làm thế nào xây dựng được một xã hội như vậy.

Đó chắc chắn không phải việc của chính quyền. Họ không bao giờ có nhu cầu để một xã hội tự do như vậy tồn tại.

Đó không phải là việc của một người nổi tiếng đầy quyền lực nào đó. Họ không có khả năng và cũng không có nhu cầu san sẻ quyền lực của mình cho người khác.

Đó là việc của bạn – bất kể bạn có nghĩ mình thuộc về đám đông "dân trí thấp" hay không.

Y Chan

Nguồn : Luật Khoa, 28/05/2021

***********************

Chị ấy săn đúng con mồi !

Cánh Cò, RFA, 26/05/2021

Chưa bao giờ đài truyền hình VTV và các loại truyền hinh khác lại ế ẩm như thời gian gần đây khi mỗi tối từ 6 giờ 30 người người dàn hàng ngang trước TV chỉ để chờ xem một nhân vật độc thoại về một vấn đề duy nhất : lột trần mánh khóe của giới Show Biz mà nhiều người giờ đây viết trại là "show bitch" !

live8

Số người chờ xem livestream của bà Phương Hằng tăng lên từng phút.

Theo thăm dò của BBC thì con số người xem bà Nguyễn Phương Hằng mỗi đêm lên tới hơn 500 ngàn người, mỗi một ngày trôi qua con số lại tăng lên. Nó ẩn chứa những gì giữa con số mà chính nhà nước cũng mơ ước ấy ?

Bắt đầu từ vụ "thần y" Võ Hoàng Yên, người từng một thời gắn bó keo sơn với bà Phương Hằng khi bà trong tư cách cùng chồng là Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng lò vôi, đồng Tổng giám đốc Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước.

Chiều 01/3/2021, trên trang cá nhân, bà Nguyễn Phương Hằng đã công khai tố cáo Võ Hoàng Yên lợi dụng niềm tin của vợ chồng bà Hằng, ăn chặn tiền cứu trợ, tiền xây chùa mà gia đình bà đã tài trợ.

Trong livestream ngày 14/5, bà Nguyễn Phương Hằng nhắc tên nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh và cho biết mối quan hệ của Hoài Linh và Võ Hoàng Yên không chỉ đơn giản là quen biết thân thiết mà còn có "dây mơ rễ má" tới chuyện từ thiện cũng như những gian dối khác mà Hoài Linh đã dính líu.

Chưa ngừng lại ở đó bà đã tố cáo Hoài Linh thu gom tiền cứu trợ lên đến hơn 13 tỷ gần bảy tháng trước đây nhưng lại không phân phát số tiền đó cho nạn nhân bão lụt mà để trong ngân hàng để kiếm lợi.

Hai ngày sau tới phiên Trấn Thành cũng bị bóc phốt tương tự như Hoài Linh, Trấn Thành cũng nhận được từ người hảo tâm lên đến hơn 4 tỷ nhưng không giao cho Ca sĩ Thủy Tiên vốn đang phân phối quà và tiền cho người dân miền Trung. Cả hai người Hoài Linh và Trấn Thành đều công nhận lời tố cáo của bà Phương Hằng là đúng và xin lỗi cũng như hứa sẽ giải ngân.

Hiện tượng Phương Hằng có lẽ là người duy nhất dám công khai thách thức, thóa mạ, và tố cáo cả giới nghệ sĩ mà bà gọi là "đám nghệ sĩ" còn thằng thừng cấm họ, bất kể ai cũng không được bước chân vào khu du lịch Đại Nam của bà.

Vậy mà cả giới được gọi là "nghệ sĩ" ấy chưa một ai dám phản biện tay đôi với Phương Hằng. Đó là mấu chốt khiến người xem bà ngày một đông hơn, hào hứng hơn và nhất là tin cậy hơn bởi việc tố cáo nào của bà cũng đều cho ra kết quả.

Người ta chờ bà Hằng lên sóng livestream như chờ một lãnh tụ phát biểu, họ kết vòng trước những chiếc máy TV màn ảnh rộng, háo hức chờ đợi thông tin khác phát ra từ chiếc miệng xinh xắn nhưng không kém đanh đá, chua ngoa, dám nói thẳng những câu mà chỉ có dân giang hồ, chợ búa mới dùng tới.

Nhưng khi bà Hằng phát biểu những cụm từ "xanh mặt" ấy thì người ta lại thấy bình thường, bình thường vì nghe bà "giảng thuyết" mỗi ngày nên đã quen dần với ngôn ngữ, cung cách và nội dung của từng đề tài bà đưa ra. Bình thường vì lời nói khó nghe của bà đã cho kết quả thay vì dễ nghe êm tai như những cái loa tuyên truyền thì kết quả luôn trái ngược.

Tâm lý chờ đợi nghe bà Phương Hằng cho thấy rằng người dân hôm nay thèm khát được nghe sự thật, nhất là sự thật liên can tới những thần tượng của họ. Phản ứng của người nghe bà Phương Hằng là cái tát tai vào những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, nhận đồng tiền tứ khán giả nhưng phản bội lại lòng tin của họ.

Những kẻ lừa đảo như Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, Trấn Thành giàu hay nghèo người ta đều biết rõ. Cái giàu có của họ không bị người dân so đo, bới móc nhưng giàu và bần tiện gian dối lại là một chuyện khác, không ai chấp nhận thần tượng của mình nhỏ nhen và tham lam khi lợi dụng lòng tin của người hâm mộ để làm giàu bất chính.

Hoài Linh không bao giờ ngờ rằng chính người hâm mộ anh ta nhất đã làm đơn tố cáo anh ta lừa gạt đồng tiền của họ. Nếu tòa thụ lý đơn thưa chắc chắn anh ta khó thoát khỏi bản án lừa đảo, một bản án hình sự khiến cho sự nghiệp hề của anh ta sụp đổ không tránh khỏi.

Trấn Thành cũng cùng chung số phận, số phận của lòng tham không đáy khi anh ta dám thách thức cả một đất nước về đức tính khiêm tốn của anh ta.

Võ Hoàng Yên phải chứng minh rằng anh ta là thần y chứ không phải là lừa gạt bệnh nhân nhằm kiếm lợi bất chánh. Làm sao anh ta có thể chứng minh rằng một người điếc, câm sau khi được anh ta chữa trị đã nghe, nói bình thường. Sự lừa đảo của anh ta có những người "ưu tú" như Hoài Linh đứng phía sau chống lưng chắc chắn sẽ được làm rõ.

Nên nhớ rằng cả ba nhân vật này có số người hâm mộ lên con số hàng chục triệu, nhưng cho tới này chỉ lác đác vài trăm người ra mặt bênh vực và chống lại bà Hằng.

Rồi đây câu chuyện của bà Nguyễn Phương Hằng cũng phải chấm dứt bởi bà không có khả năng kéo dài vô tận những câu chuyện hàng đêm của bà. Tuy nhiên bắt đầu từ hôm nay xã hội sẽ thay đổi rất nhiều, khán giả sẽ không còn say mê đến mù quáng một danh hề hay diva nào một cách máy móc như trước đây. Giới showbiz đã nhận ra được, người dân không dám mở miệng không hẳn là không có ai nói thay cho họ. Mỗi một phát ngôn, một hành vi, một ứng xử của các người mang danh là nghệ sĩ phải ghi nhớ cái miệng tròn tròn, đèm đẹp của chị Hằng để mà đạp bớt cái thắng hào nhoáng, lập ngôn mà trước đây lúc nào cũng hãnh diện như trong cả thiên hạ chỉ có mính mình và giới của mình là vượt trội.

Hội chứng Phương Hằng còn ảnh hưởng rất sâu tới xã hội. Bắt đầu từ bây giờ người dân đã mở mắt ra và thấy rằng VTV không phải là nơi duy nhất phát đi những tin tức nhiều khi rất không đáng tin, bởi mạng xã hội đã thực sự làm một cuộc cách mạng truyền thông mà trong đó mọi điều đều có thể xảy ra, và ai làm chủ mạng xã hội người ấy sẽ chiến thắng.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 26/05/2021 (canhco's blog)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Quốc Tấn Trung, Trân Văn, Y Chan, Cánh Cò
Read 627 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)