Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/06/2021

Đánh giá Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng trong chức vụ mới

Hoài Nguyễn - THục Đoan - Trần Dzạ Dzũng

Quyền ‘lập pháp’ của đại biểu quốc hội vì sao ít được thực thi ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 14/06/2021

Lúc còn là Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc phải phụ thuộc vào các cấp bộ liên quan trong vai trò được giao soạn thảo một dự án luật nào đó. Giờ ông là Chủ tịch nước, và là Trưởng Ban cải cách Tư pháp Trung ương, chắc hẳn ông sẽ chủ động hơn trong đưa ra các dự án luật.

danhgia1

Chủ tịch nước – ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình dự án Luật biểu tình ra trước Quốc hội khóa XV ?

Trong các giai đoạn của hoạt động lập pháp, trình dự án luật và pháp lệnh (sáng kiến lập pháp) và kiến nghị về luật là hoạt động đầu tiên trong quy trình làm luật, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả của hoạt động lập pháp.

Chương trình xây dựng luật của Quốc hội phù hợp với nhu cầu của thực tiễn phụ thuộc vào chất lượng của các sáng kiến lập pháp cho nên quyền trình sáng kiến lập pháp được trao cho nhiều chủ thể khác nhau, Điều 84 Hiến pháp năm 2013  quy định :

"Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đại biểu quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội".

Theo nội dung của điều luật trên, có nhiều chủ thể tham gia xây dựng dự án luật, nhưng chỉ riêng đại biểu Quốc hội tham gia với tư cách cá nhân, còn các chủ thể khác đều là cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội ; Quyền của đại biểu Quốc hội tham gia xây dựng các dự án luật có nội dung rộng hơn so với quyền này của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.

Như vậy, trình dự án luật trên tư cách Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hay tư cách đại biểu Quốc hội xem ra là sân chơi rất rộng trong thể hiện quyền lực của một nhà lập pháp Nguyễn Xuân Phúc.

Mặc dù, được Hiến pháp và pháp luật trao quyền, song có một thực tế là các đại biểu Quốc hội hiếm khi thực hiện các quyền của mình.

Đa số các dự luật được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật hầu như chủ yếu xuất phát trên cơ sở các sáng kiến lập pháp của các cơ quan của Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình.

Các đại biểu Quốc hội có đề xuất các kiến nghị luật, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc đưa ra sự cần thiết phải có luật, pháp lệnh mà chưa thấy các kiến nghị được trình bày có lập luận và cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về dự án Luật.

Thực tiễn cho thấy, từ trước đến nay chỉ có 3 đại biểu Quốc hội trình sáng kiến lập pháp lên Quốc hội, trong đó ở Quốc hội khóa IX có 1 đại biểu trình dự án luật ; Quốc hội khóa XIII có đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã trình dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư, và đại biểu Nguyễn Minh Hồng trình dự án Luật Nhà văn.

Tư cách là một cử tri Sài Gòn, người viết gửi yêu cầu duy nhất đến đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Phúc : Tư cách là Chủ tịch nước với nguồn tài chính cá nhân dồi dào – bởi nếu kém tiền bạc thì làm sao báo chí đưa tin "Chủ tịch nước tặng thưởng 1 tỷ đồng cho đội tuyển Việt Nam" để biểu dương tinh thần của đội tuyển Việt Nam sau chiến thắng 4-0 trước Indonesia tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực Châu Á – mong ông với tư cách là một đại biểu Quốc hội có thể dễ dàng trang trải tiền bạc cho bộ máy giúp việc, trong soạn thảo một dự án luật nào đó nhằm để khẳng định trách nhiệm của một nhà lập pháp Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước, đồng thời còn là Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Trung ương.

Việc làm trên nếu thành sự thật của đại biểu Quốc hội Nguyễn Xuân Phúc (thuộc Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh), sẽ là nhấn mạnh cho quyết tâm xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Bởi việc nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp, cụ thể là giai đoạn sáng kiến lập pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có như vậy, luật mới thực sự phản ánh ý chí của nhân dân, và được nhân dân đồng tình ủng hộ khi triển khai trong thực tế.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 14/06/2021

********************

Một chút nghĩ về bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thục Đoan, VNTB, 14/06/2021

Trong bài viết dài gần 5 ngàn rưởi chữ trên Tạp Chí cộng sản ngày 8 tháng 6 nhân dịp sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, của Bộ Chính trị, "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tiêu đề "Tỏa sáng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khơi dậy và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" đã kêu gọi khơi dậy và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

danhgia2

"Đích đến trở thành nước phát triển vẫn là hành trình dài phía trước, cần đến cả khát vọng vươn lên và bản lĩnh, ý chí, quyết tâm mạnh mẽ"

Sau 220 chữ dùng các cụm từ nổ vang như bắp rang gắn đuôi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh như là "lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực", ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói "Khát vọng độc lập dân tộc và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là mạch nguồn xuyên suốt cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khát vọng ‘Độc lập – Tự do – Hạnh phúc’ của Người được chế định thành tiêu ngữ của mọi văn bản nhà nước gắn với quốc hiệu từ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" đến "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Khát vọng về "Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc của ông Hồ cho đến nay hoàn toàn không đạt được. 

Sau khi chiến thắng Pháp, chiếm được miền Bắc, ông Hồ đưa Việt Nam vào cuộc chiến với Việt Nam Cộng Hòa. Trong suốt thời gian chiến tranh Nam Bắc, ông Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam đã phải lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Xô ; thần phục, nhận chỉ thị của cả 2 nước đàn anh để được vũ khí, lương thực, nhiên liệu tấn công đồng bào miền Nam. Ông Lê Duẩn từng nói cuộc chiến tranh này ta đánh là đánh cho Liên Xô. Sự lệ thuộc và tuân phuc Trung, Xô của 2 phe trong đảng một cách nồng nhiệt, mù quáng khiến nội bộ đảng từng chia phe thanh toán nhau. Hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức đã bị kết án oan sai, thân bại danh liệt vì thái độ nô lệ đi dây giữa Nga Tàu của đảng.

Suốt từ ngày Đảng cộng sản Việt Nam cai trị đất nước cho đến thời kỳ đảng gọi là ‘đổi mới’ giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, người dân cơ bản thiếu ăn thiếu măc. Sau chạy theo một phần kinh tế tư bản, một bộ phận người Việt Nam dần có ăn, có mặc, một phần rất nhỏ làm ăn móc ngoặc với đảng trở nên rất giàu, nhưng toàn dân không được hưởng quyền con người. Người dân không có hạnh phúc. Ông Nguyễn Xuân Phúc thú nhận : "Đích đến trở thành nước phát triển vẫn là hành trình dài phía trước, cần đến cả khát vọng vươn lên và bản lĩnh, ý chí, quyết tâm mạnh mẽ".

Sau gần trăm năm hứa đưa nhân dân đến thế giới đại đồng, lần này đảng một lần nữa, xin lùi thời gian "nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến năm 2045. Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương Phùng Hữu Phú cho biết, lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ "là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được" và cần tiếp tục nghiên cứu [1]. Trước đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 "…xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" [2].

Ông Phúc cũng viết : "Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, cạnh tranh giữa các nước về tốc độ và chất lượng phát triển ngày càng gay gắt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu sắc, cơ chế vẫn còn nhiều nút thắt, điểm nghẽn cần phải được tháo gỡ, đột phá để tạo khả năng phát triển bứt phá. cạnh tranh giữa các nước về tốc độ và chất lượng phát triển ngày càng gay gắt". Người đọc ông Phúc đến đây e rằng cái thiên đường xã hội chủ nghĩa mộng mơ của Đảng cộng sản Việt Nam đạt được lúc đó đã trở nên lạc hậu so với sự tiến bộ, phát triển rất nhanh của thế giới.

Ông Phúc lại dùng hết phần 2 của bài viết dài hơn 1300 chữ tụng ca Hồ Chí Minh. Ông ca tụng Hồ Chí Minh nâng tầm chủ nghĩa nhân văn. Không rõ cái chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh nâng tầm là gì, và nâng tầm thế nào, nhưng dù sao thì chủ nghĩa nhân văn, dù được cộng sản dùng như một cái mặt nạ của họ không thể che giấu thực chất chủ nghĩa xù xì duy vật cộng sản, lạnh lùng, sắt máu, phân biệt giai cấp, quyết tiêu diệt bằng bạo lực các giai cấp đối kháng để đảng, đại diện giai cấp vô sản, duy trì cai trị. 

Những đức tính ông Phúc gán ghép cho ông Hồ Chí Minh nhắm cho mọi người thấy ông Hồ chẳng khác gì với các vị minh quân trước đây, nhưng thật ra Hồ Chí Minh không thể so sánh với nhiều vị vua Việt. Điển hình như với Lý Thánh Tông, ông Hồ không thể so sánh được với Lý Nhân Tông, một vị minh vương được mọi người kính trọng về nhân đức và cả về tài kinh bang, tế thế. 

Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo. Ông còn xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với nhà Tống và mở đất về ba Châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần thuộc Quảng Bình và Quảng Trị, Bắc Trung Bộ Việt Nam) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt-Chiêm (1069). Sử thần đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết về Lý Thánh Tông : "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt" [3].

Ông Hồ Chí Minh có bao giờ nghĩ đến tù nhân trong ngục vào mùa đông rét buốt như Lý Thánh Tôn ? "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa" [Đại Việt Sử Ký Toàn Thư]. Ông Hồ có khoan dân như Lý Thánh Tôn không ? Ông Hồ có thật sự như Lý Thánh Tôn : "…Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm". Đảng cộng sản Việt Nam vẫn làm theo ý ông Hồ, duy trì án tử hình, kết án rất nặng những người đảng gán tôi chống đảng ?

Trong đoạn 3, ông Phúc viết : "từ giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương :

"Làm cho người nghèo thì đủ ăn

Người đủ ăn thì khá giàu

Người khá giàu thì giàu thêm"

Ông Phúc, người chắc phải được dạy lịch sử như bất cứ đảng viên nào về loại lịch sử đảng đã bị xóa bỏ rất nhiều trang nhuộm máu người nông dân trong cải cách ruộng đất, trong phong trào đánh tư sản từ ngoài Bắc vào Nam, chắc không biết về các điều tồi tệ đảng làm tàn mạt người dân. Có một thời rất dài Đảng cộng sản Việt Nam dị ứng với khái niệm dân giàu. Chủ trương, đường lối của đảng là "Nước giàu, dân mạnh", làm sao nói ông Hồ Chí Minh lúc còn sống vào thời đó chủ trương người khá giàu thì giàu thêm ? Nếu có chăng lời nói đó chỉ là lời huyễn hoặc, mỵ dân. Dân chỉ có thể mạnh, tài sản vơ vét vào là của đảng.

Người viết bài này hoàn toàn thất vọng và không thể đọc tiếp bài viết của ông Nguyễn Xuân Phúc khi ông dẫn lời Hồ Chí Minh nói : "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Đây là lời lẽ mỉa mai nhất trong toàn bài viết của ông. Lý Đông A từng viết đảng cộng sản biến nhân loại thành lò sát sanh. Đảng cộng sản đóng khung con người trong lý thuyết Marx và giống như con thỏ chạy loanh quanh trong rừng, kinh sợ con đại bàng trí thức nhân loại bay trên vùng trời bao la rộng lớn. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bài này hô hào khơi dậy và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Té ra từ trước đến nay khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đang bị kẹt ở đâu đó hay người la hét mang hạnh phúc cho dân chỉ nói ngoài miệng, và công khai vơ vét hết hạnh phúc của dân về cho đảng mình ?

Thục Đoan

Nguồn : VNTB, 14/06/2021

Tham khảo :

[1] https://thanhnien.vn/thoi-su/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bao-lau-co-may-chang-duong-can-tiep-tuc-lam-ro-1235976.html

[2]https://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phat-bieu-tai-to-ve-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-469414.html

[3] https://www.phattuvietnam.net/vua-ly-thanh-tong-nguoi-khai-sinh-nuoc-dai-viet-sinh-nam-quy-hoi/

*********************

Dân chúng thờ ơ với thành tích chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 14/06/2021

Dường như cử tri Hà Nội đã không nhìn nhận đúng về những công trạng mà đại biểu Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp cho Đảng cộng sản Việt Nam trong thời gian qua.

danhgia3

Tỷ lệ số phiếu hợp lệ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là 93,23%, của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là 96,65%, của Thủ tướng Phạm Minh Chính là 98,74%, và của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là 99,89%, trang VietnamNet dẫn kết quả do Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Phúc trúng cử tại một đơn vị bầu cử ở Thành phố Hồ Chí Minh với 622.984 phiếu ; ông Chính trúng cử tại một đơn vị bầu cử ở Thành phố Cần Thơ với 335.484 phiếu ; còn ông Huệ trúng cử tại một đơn vị bầu cử ở Thành phố Hải Phòng với 499.461 phiếu, theo thông tin của Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Ông Nguyễn Phú Trọng được 557.717 phiếu bầu của cử tri ở đơn vị bầu cử số 1 của Thành phố Hà Nội.

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết hôm 10/6 rằng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 "đã diễn ra trong không khí phấn khởi, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và đã thành công rất tốt đẹp với tỷ lệ cử tri đi bầu là 99,6%, thực sự là ngày hội lớn của toàn dân".

Như vậy xem ra những đóng góp của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào hệ thống chính trị đơn nguyên, đã được cử tri thủ đô đánh giá ở mức độ vừa phải.

Đây là một bất công, bởi các lý do cụ thể sau đây từ ghi nhận qua tường thuật của báo chí ở sự kiện "Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (chỉ thị này do Tổng bí thư ký ban hành ngày 15/5/2016) :

Một,

Báo Lao Động giựt tít, "Chỉ thị 05-CT/TW góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".

Bài báo cho biết kết quả điều tra dư luận của Viện xã hội, Viện dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện tháng 3-2021 cho thấy : Có 76% người được hỏi cho rằng cho rằng, việc thực hiện Chỉ thị 05 đã góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Có 70% số người được hỏi cho rằng việc thực hiện Chỉ thị 05 đã ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ…

Như vậy, công trạng đầu tiên cần ghi nhận chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ban hành Chỉ thị 05-CT/TW.

Hai,

Báo Nhân Dân nhận định với cách đặt tựa bài lược thuật là "Trọng tâm của Chỉ thị 05 là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".

Góc nhìn của báo Nhân Dân góp phần lý giải cho tỷ lệ số phiếu hợp lệ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là 93,23%, thấp nhất trong dàn ‘tứ trụ’. Theo báo Nhân Dân, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chưa quyết liệt ; việc xây dựng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, "làm theo" Bác, nhất là thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hình thức.

Việc xác định khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết bức xúc, nổi cộm có nơi còn lúng túng. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ…

Tuy vậy, báo Nhân Dân vẫn đồng tình rằng, các cấp ủy tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất…

Ba,

Đài Truyền hình Việt Nam  không nêu chính kiến riêng, mà dẫn lại một nội dung của Thông tấn xã Việt Nam để cho rằng "Học tập và làm theo Bác tạo nên sức mạnh cộng hưởng".

Góc nhìn của đài truyền hình Quốc gia là nhờ Chỉ thị 05-CT/TW, nên nhiều cấp ủy, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, nhất là vai trò tiền phong, gương mẫu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được thực hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể với phương châm "trên trước, dưới sau", "trong trước, ngoài sau", "học tập đi đôi với làm theo" trên tất cả các phương diện, từ tư tưởng chính trị đến đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình, trong quan hệ với nhân dân, trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, lề lối làm việc…

Từ các tường thuật qua lăng kính báo chí, tựu trung cho thấy tất cả đều là công lao tâm khổ tứ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi soạn và yêu cầu đảng viên phải ‘học tập’ của Chỉ thị 05-CT/TW.

Thế nhưng quần chúng cử tri đã không nhận ra được giá trị đóng góp của ứng cử viên Nguyễn Phú Trọng, nên tỷ lệ phiếu thuận dành cho ông cuối cùng lại là chót bảng trong ‘tứ trụ’.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 14/06/2021

************************

Bu c Quc hi XV : Ông Trng có t l phiếu thun thp nht trong ‘t tr

VOA, 11/06/2021

Hôm 10/6, Vit Nam công b kết qu bu c đi biu Quc hi Khóa XV vi 499 người đc c, trong đó Tng bí thư Nguyn Phú Trng đc c nhim k th 5 liên tiếp, nhưng đt t l phiếu hp l thp nht trong nhóm lãnh đo "t tr" k này. Trong s 500 người được bu có Bí thư tnh Bình Dương nhưng ông không được công nhn tư cách đi biu vì b cho là có vi phm liên quan đến qun lý đt đai.

danhgia4

Tng bí thư Nguyn Phú Trng, Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc, Th tướng Phm Minh Chính, Ch tch Quc hi Vương Đình Hu. (nh : TTXVN via VTV)

T l s phiếu hp l ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng là 93,23%, ca Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc là 96,65%, ca Th tướng Phm Minh Chính là 98,74%, và ca Ch tch Quc hi Vương Đình Hu là 99,89%, trang VietnamNet dn kết qu do Hi đng Bu c Quc gia công b cho biết.

Tuy nhiên, Hi đng Bu c Quc gia cho biết ông Nguyn Phú Trng, người tham gia Quc hi liên tc t khóa XI (tháng 6/2006) đến nay, đt được s phiếu cao nht ti đơn v bu c s 1 Hà Ni vi 557.717 phiếu bu trong k bu c Quc hi XV ngày 23/5 va qua.

Ông Phúc trúng c ti mt đơn v bu c Thành phố Hồ Chí Minh vi 622.984 phiếu ; ông Chính trúng c ti mt đơn v bu c Thành phố Cn Thơ vi 335.484 phiếu ; còn ông Hu trúng c ti mt đơn v bu c Thành phố Hi Phòng vi 499.461 phiếu, theo thông tin ca Hi đng Bu c Quc gia.

Truyn thông Vit Nam cho biết tt c 17 y viên B Chính tr, 19 tướng lĩnh, s quan ngành công an, và 32 lãnh đo cp cao ca quân đi đu trúng c vào Quc hi.

Hi đng Bu c cho biết trong 499 đi biu có 4 người t ng c và 14 người ngoài Đng. Như vy t l người ngoài Đng trong Quc hi khóa XV là 3,6%, thp hơn nhiu so vi ch tiêu "phn đu" là 25-50 người, tc khong 5-10%.

Báo Pháp Lut Online (PLO) cho biết 4 người t ng c trúng c là ông Hoàng Văn Cường, Phó hiu trưởng Trường Đi hc Kinh tế quc dân ; ông Nguyn Anh Trí, Ch tch Hi huyết hc và truyn máu Vit Nam ; ông Trương Trng Nghĩa, Phó ch nhim Đoàn Lut sư Thành phố Hồ Chí Minh, và bà Khương Th Mai, Giám đc điu hành Công ty TNHH nhôm Namsung Vit Nam.

Ông Lương Thế Huy, mt trong 9 người t ng c ca c nước, ch được 101.479 phiếu bu, đt t l 17,69% s phiếu hp l, không trúng c.

Ông Trn Văn Nam, Bí thư Tnh y Bình Dương, đng thi là y viên Trung ương Đng, không được công nhn tư cách đi biu Quc hi khóa XV, theo mt quyết đnh ca Hi đng Bu c quc gia, do bà Nguyn Th Thanh, Trưởng ban Công tác đi biu, công b hôm 10/6.

Trang SGGP dn li bà Thanh cho biết rng y ban Kim tra Trung ương đang tiến hành kim tra, bước đu đã xác đnh nhng du hiu vi phm đi vi Ban Thường v Tnh y Bình Dương và ông Trn Văn Nam.

Bà nói : "Bước đu cho thy ông Trn Văn Nam vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm. Trong thi gian đm nhn v trí Phó Ch tch tnh Bình Dương, ông Trn Văn Nam có vi phm v qun lý nhà nước, nht là liên quan đt đai".

Nhn đnh v cuc bu c Quc hi khóa XV, Tiến sĩ Nguyn Quang A Hà Ni, nói vi VOA :

"Bu c Vit Nam nói chung là không có t do, không có công bng vì tt c ng c viên đu do Đng chn ra trước ri dân bu mà thôi. Gi Đng c dân bu là như thế".

Cũng t Hà Ni, Lut sư Lê Quc Quân, mt cu ng c viên tht c năm 2011, nói vi VOA :

"Khi tôi ra ng c tôi mi thy rõ mt điu là : v mt chính tr, không mt ai có th làm được gì nếu không có s đng ý ca Đảng cộng sản".

Báo Nhân dân ca Đảng cộng sản Vit Nam miêu t cuc bu c ngày 23/5 va qua là mt cuc "bu c thành công trong đi dch th hin nim tin ca nhân dân".

Ông Trn Thanh Mn, Phó Ch tch Thường trc Quc hi, Phó Ch tch Thường trc Hi đng bu c quc gia cho biết hôm 10/6 rng cuc bu c đi biu Quc hi khóa XV và đi biu Hi đng nhân dân các cp nhim k 2021-2026 "đã din ra trong không khí phn khi, dân ch, bình đng, đúng pháp lut, tuyt đi an toàn, tiết kim và đã thành công rt tt đp vi t l c tri đi bu là 99,6%, thc s là ngày hi ln ca toàn dân".

Nguồn : VOA, 11/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoài Nguyễn, Thục Đoan, Trần Dzạ Dzũng
Read 519 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)