Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính trị tạo áp lực đè Phạm Minh Chính, Chính sẽ đỡ ra sao ?
Nói gì đi nữa thì dù Phạm Minh Chính có nổi cỡ nào thì về thế vẫn đang ở chiếu dưới đối với Nguyễn Phú Trọng. Nguyên tắc đảng lãnh đạo nhà nước quản lý luôn tạo thế cho Nguyễn Phú Trọng ở chiếu trên.
Nguyễn Phú Trọng vẫn ở cửa trên so với Phạm Minh Chính
Nguyên tắc đảng lãnh đạo là trao cho đảng quyền ra ra chỉ thị còn nhà nước quản lý là chính phủ thi hành chỉ thị. Tất cả những mục tiêu mà đảng mà cụ thể là Bộ Chính trị đưa ra mà chính phủ không thực hiện thì đấy là một điểm đen trong các cuộc họp hội nghị trung ương.
Nhiệm kỳ vừa qua ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói nhiều nhưng thực hiện không bao nhiêu, chính vì vậy mà sang đội hội 13 thế lực ông Phạm Minh Chính đã dùng thành tích đen như thế này để đẩy Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi ghế thủ tướng. Nói tóm lại, ông Phạm Minh Chính nắm chính phủ tuy quyền lực bao trùm cả nền kinh tế đất nước nhưng ông Chính vẫn ở cửa dưới so với ông Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí Thư là người đứng đầu đảng, ở Bộ Chính trị thì ông Trọng vẫn là người có ảnh hưởng nhất, chỉ trong ban bí thư thì ông Trọng đã nắm trong tay 5 ủy viên bộ chính trị, ngoài ra ông Trọng còn có mặt trong đảng ủy quân đội và đảng ủy Bộ Công an nên việc kiểm soát Bộ Chính trị vẫn còn đang trong tầm tay ông Nguyễn Phú Trọng. Ấy là chưa kể đến nhân vật Vương Đình Huệ, người này cũng đang o bế Nguyễn Phú Trọng để tìm kiếm suất thừa kế chiếc ghế tổng bí thư khi mà ông Trọng rời ghế.
Kể từ nắm 2016, cứ hễ nói quyết định của Bộ Chính trị thì đó xem như là quyết định của ông Nguyễn Phú Trọng vì sức ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú Trọng lên các thành viên trong Bộ Chính trị là hơn một nửa.
Đu rằng, Phạm Minh Chính là nhân vật thứ hai trọng Bộ Chính trị, dù rằng ông Phạm Minh Chính là ở nhánh nhà nước không phải ở nhánh đảng nhưng khi họp hội nghị trung ương thì ông Phạm Minh Chính vẫn là thuộc cấp của ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng cần làm gì để Phạm Minh Chính không thể vượt lên trên Nguyễn Phú Trọng ?
Để cho thế lực ông Phạm Minh Minh Chính không thể lớn mạnh thì chỉ có thể là giao nhiệm vụ cho chính phủ quá tầm đối với ông Phạm Minh Chính, để người đứng đầu chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ và sau đó là dùng những lần không hoàn thành nhiệm vụ đó tước dần quyền lực của thủ tướng. Ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công với Nguyễn Tấn Dũng thì liệu lần này có thành công với Phạm Minh Chính hay không ?
Với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho điều tra các dự án mà chính phủ triển khai để moi ra vết đen, và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã moi ra rất nhiều vết đen của ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã phải hy sinh ông Nguyễn Bá Thanh.
Với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng moi vết đen rất dễ nhưng với ông Phạm Minh Chính thì chưa có vết đen nào để moi, vì vậy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo vết đen cho Phạm Minh Chính rồi dựa vào đó mà chỉ trích.
Đối với dân thì Đảng cộng sản bao giờ cũng tung hô nhau bằng những lời lẽ có cánh, tuy nhiên trong hậu trường, mà cụ thể là các cuộc họp hội nghị trung ương thì họ đấu tố nhau không khoang nhượng. Khoang nhượng là thất thế là có thể mất quyền lực nên chắc chắn không ai chịu hoang nhượng ai.
Phạm Minh Chính hiện giờ không có mâu thuẫn với Nguyễn Phú Trọng như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Tuy nhiên, với việc ông Phạm Minh Chính cưu mang Nguyễn Thanh Nghị và liên kết ngày càng chặt chẽ với Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng không thể không đề phòng với ông Phạm Minh Chính. Trong lịch sử Đảng cộng sản chỉ có thời ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng lấn át tổng bí thư chứ các thời khác thì thủ tướng vẫn luôn dưới quyền tổng bí thư. Thậm chí thời ông Lê Duẩn là tổng bí thư, ông này la quát ông thủ tướng Phạm Văn Đồng như bố mẹ la con cái. Đối với trường hợp của ông Phạm Minh Chính khó mà lấn lướt Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên nếu ông Trọng không cẩn thận thì ông Chính hoàn toàn có thể vượt quyền.
Bộ Chính trị là con bài để Nguyễn Phú Trọng kìm hãm Phạm Minh Chính
Mục tiêu kép là từ mà Đảng cộng sản cho lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là mục tiêu được ông Nguyễn Phú Trọng mượn tay Bộ Chính trị thông qua. Mục tiêu kép là gì ? Là chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội. Đây là 2 mục tiêu hết sức mâu thuẫn, đã chống dịch tốt thì phải cho giãn cách xã hội một cách cực đoan, mà giãn cách xã hội một cách cực đoan thì sản xuất buôn bán bị đình trệ, nó trở về đúng ý nghĩa thời kỳ "ngăn sông cấm cấm chợ" trước đây.
Tại phiên họp ngày 11/6/2021, tại cuộc họp có mặt đầy đủ các thành viên Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng và có sự tham gia của Ban cán sự đảng Chính phủ mà đứng đầu là ông Phạm Minh Chính. Bộ Chính trị đã đặt ra các mục tiêu sau :
1. Bộ Chính trị giao chính phủ là "chống dịch như chống giặc"nhưng không để kinh tế khó khăn. Bất kỳ mục tiêu nào thất bại thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị.
2. Là phải mua được vaccine, nhiệm vụ này khá khó khăn, được biết. Do chính quyền Việt Nam đã thông báo với thế giới ncon số về chống dịch rất tốt nên nhiều lô hàng vaccine đang chở tới Việt Nam lại quay đầu chở sang nước khác. Nếu Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu này và ép tiến độ thì có thể nói ông Phạm Minh Chính khó mà làm nổi.
3. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng tham gia và giám sát chính phủ làm việc rồi báo cáo lại cho đảng. Nói chung nếu chính phủ làm tốt thì không nói làm gì, nhưng nếu chính phủ làm không tốt thì ông Phạm Minh Chính chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị chứ không ai khác.
Trên thực tế con số chống dịch mà báo chí thông báo cho toàn dân biết chưa chắc gì nó là con số thật. Con số thật là các cơ quan đảng nắm rất rõ, đấy mới là con số họ dùng nhau đấu tố nhau ở các cuộc họp kín trọng các hội nghị trung ương hoặc trong các cuộc hợp của Bộ Chính trị.
Vết đen trong nhiệm kỳ của ông Phạm Minh Chính sẽ được sinh ra từ những mục tiêu phi lí mà ông Nguyễn Phú Trọng nhờ tay Bộ Chính trị giao cho ông Phạm Minh Chính.
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp không ai dám chắc là Việt Nam sẽ kiểm soát dịch trong năm 2021 này, bởi cho tới nay cách kiểm soát dịch vẫn là tiêm vaccine đại trà nhưng tiến độ tiêm vaccine của Việt Nam rất chậm nên việc chống dịch cũng vẫn phải dựa vào cách cực đoan mà chính quyền cộng sản đang áp dụng trong hơn một năm qua. Không còn cách nào khác, mà không có vaccine thì mục tiêu chông dịch không đạt vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu Phạm Minh Chính.
Phạm Min h Chính sẽ làm gì ?
Trước mắt, Phạm Minh Chính chưa thể lo đấu đá được mà chỉ có thể chấp nhận những mục tiêu mà Nguyễn Phú Trọng đặt ra. Từ khi lên làm thủ tướng, thời gian chống dịch đã chiếm hết thời gian ông Phạm Minh Chính, nghĩa là ông Phạm Minh Chính không hề có thời gian để nghĩ ra cách phản đòn lại phía ông Nguyễn Phú Trọng, ít nhất phải chống dịch cho đến khi WHO tuyên bố đã hết dịch hoàn toàn. Mà từ nay cho tới khi hết dịch là bao lâu thì không ai có thể xác định được, cũng có thể một năm và cũng có thể lâu hơn.
Trong trường hợp ông Phạm Minh Chính chống dịch thành công thì sao ? Tất nhiên là ông Trọng không tìm ra vết đen để phê bình Phạm Minh Chính, nhưng dù không có vết đen thì ông Chính vẫn không dễ gì thoát được vì cứ 6 tháng một lần, trung ương đảng sẽ họp hội nghị trung ương và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng lại thông qua lá phiếu Bộ Chính trị mà giao nhiệm vụ tiếp cho chính phủ. Ông Phạm Minh Chính chỉ có thể thi hành, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng và những thuộc hạ của ông ở trong ban bí thư ngồi không nghĩ ra những công việc giao cho chính phủ thực hiện. Những nhiệm vụ đó được gọi dưới dạng mỹ từ ‘sự lãnh đạo của đảng’.
Ông Nguyễn Phú Trọng có dư khả năng để nặng ra những nhiệm vụ nặng nề giao cho Phạm Minh Chính, tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã quá già, khó mà nghĩ ra những nhiệm vụ quá khó để giao Phạm Minh Chính. Ông Trọng đã quá già, cũng sẽ tới lúc ông ta bị Phạm Minh Chính vượt.
Minh Tú (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 17/06/2021
***********************
Vừa tham gia đảng bộ công an khóa mới, Nguyễn Phú Trọng liền tống khứ 3 tướng công an
Nguyễn Duy, Thoibao.de, 17/06/2021
Đây là nhiệm kỳ thứ 2 ông Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng bộ ngành công an. Lần đầu tiên ông Trọng tham gia đảng bộ ngành công an là năm 2016, và lần này ông quyết định ở lại đảng bộ của bộ này tiếp một nhiệm kỳ nữa.
Nguyễn Phú trọng tham gia đảng ủy Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2016
Đảng ủy Công an trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 27 thành viên ; Ban thường vụ Đảng ủy có 10 thành viên, trong đó có 3 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Hôm ngày 4/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XIII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Được biết tham gia đảng bộ của Bộ Công an ngoài ông Nguyễn Phú Trọng thì còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và có cả ông Chính phủ Phạm Minh Chính, thêm cả ông võ Văn Thưởng. Tuy tham gia nhiều vậy nhưng người đứng đầu đảng bộ ngành công an vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng thì không có tiếng nói gì trong đảng bộ của bộ này. Ông Phạm Minh Chính tham gia đảng bộ ngành công an cũng thừa vì bản thân ông Chính là thủ tướng đứng trên bộ trưởng, quan trọng nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, từ ban bí thư nhảy sang nắm bộ công an trong chính phủ của Phạm Minh Chính. Váoi vai trò này ông Nguyễn Phú Trọng không những kiểm soát Tô Lâm mà còn kiểm soát cả Phạm Minh Chính trong vấn đề chỉ đạo Bộ Công an.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Trọng lại ép Bộ Chính trị nặn ra Quyết định số 107-QĐNS/TW, ngày 1/6/2021của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025, gồm 27 thành viên ; nhưng ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền sinh quyền sát.
Ông Nguyễn Phú Trọng rất giỏi trong vấn đề điều khiển Bộ Chính trị nặn ra những quyết định có lợi cho bản thân ông. Hay nói cách khác, ông Trọng muốn ưu ái cho bản thân ông điều gì thì ông cũng ép Bộ Chính trị ra quyết định để người dân khỏi phải chỉ trích.
Đảng ủy Bộ Công an quan trọng như thế nào ?
Nếu không kiểm soát Bộ Công an thì ông Trọng đã không thể nào đốt lò được. Trong 5 năm nhiệm kỳ 2016-2021 ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng Bộ Công an như là công cụ tốt như thế nào. Thực tế thì Bộ Công an đã giúp ông Trọng tóm khá nhiều nhân vật cộm cán như là Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng v.v. Tuy bắt được nhiều nhưng chưa bắt được cũng nhiều, đấy là cái yếu điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng cần phải xem xét Bộ Công an trong nhiệm kỳ sau.
Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng cần củng cố Bộ Công an hơn nữa, rất nhiều thế lực không thuộc phe của ông Trọng còn nằm lại trọng Bộ Công an, những nhân vật này rất có thể là cản lực cho công tác điều tra và bắt người. Những chỉ thị tuyệt mật của ông Trọng cần phải bảo mật, nếu không thì con mồi sẽ cao chạy xa bay mà ông Trọng không thể nào bắt được.
Nhiệm kỳ 2016-2021 ông Bộ Công an đã để xổng 3 nhân vật lớn, thứ nhất là Vũ Đình Duy là CEO của polyeste Đình Vũ – tức PVTex, thứ nhì là Bùi Quang Huy tổng giám đốc Nhật Cường Mobile, thứ ba Hồ Thị Kim Thoa cựu thứ trưởng Bộ Công Thương, thứ tư là Trần Duy Tùng con trai của ông Trần Bắc Hà. Còn có Trịnh Xuân Thanh, tuy nhiên với trường hợp Trịnh Xuân Thanh thì Tô Lâm cho người sang Berlin bắt cóc còn lại 4 người kia thì Tô Lâm bất lực. Xổng 5 người mà bắt được có 1 người thì tỷ lệ thành công chỉ có 20%, một tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân là do đâu ? Do công tác bảo mật trong Bộ Công an không được đảm bảo. Ông Nguyễn Phú Trọng mà không tìm cách chấn chỉnh lại Bộ Công an thì rất có thể ở nhiệm kỳ 2021-2026 Bộ Công an sẽ để xổng nhiều nhân vật nữa. Công tác bảo mật trong bộ công an trong nhiệm kỳ vừa qua có thể nói là rất kém, không thể nào ông Nguyễn Phú Trọng không nhận ra điều đó.
Ông Nguyễn Phú Trọng thanh lọc bộ máy công an
Để xổng 5 tội phạm cộm cán thì điều đó chứng tỏ thông tin mật bị rò rỉ, mà làm sao thông tin bị rò rỉ ? Chắc chắn những con mồi của ông Nguyễn Phú Trọng đã có tay trong của Bộ Công an moi tin mật tuồn ra ngoài làm đối tượng bỏ chạy trước khi có quyết định bắt người. Lỗ rò trong Bộ Công an hiện nay rất lớn, tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng cần phải dò cho ra lỗ rò ấy thì công tác bắt người mới hiệu quả được. Nhiệm kỳ 3 này ông Nguyễn Phú Trọng đang nhắm vào những nhân vật cộm cán, có khi còn lớn hơn cả những nhân vật mà ông Trọng đã cho bắt ở nhiệm kỳ trước.
4/6 báo chí đồng loạt đưa tin 3 thứ trưởng Bộ Công an bị cho nghỉ hưu, nói chung là ông Trọng đã loại 3 thứ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ trước. Ở trong Đảng cộng sản, đảng luật là thứ mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể bẻ được. Ông Lưu Bình Nhưỡng 58 tuổi bị ông Trọng loại vì quá tuổi ứng cử vào đại biểu quốc hội nhưng bản thân ông Trọng 77 tuổi lại ứng cử đại biểu quốc hội. Người trẻ ông Trọng sẵn sàng cho về hưu nếu ông không thích, nhưng người già vẫn có thể ở lại ghế quyền lực nếu ông Trọng muốn. Hiện nay ông Trọng ra quyết định gì thì đó được xem như là luật chứ chẳng theo một thứ luật lệ theo văn bản nào cả. Bản thân ông Trọng cũng tự đề ra suất đặc biệt cho bản thân ông để ngồi lại ghế tổng bí thư bất chấp luật.
Được biết ba Thứ trưởng Bộ Công an gồm các ông : Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam và Nguyễn Văn Thành được ông Trọng tống ra khỏi Bộ Công an với lí do "nghỉ hưu" trong khi đó ông Trọng 77 tuổi chưa chịu hưu.
Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam và Nguyễn Văn Thành được thay bằng những tướng ông Trọng tin tưởng hơn
Quyết định loại 3 ông tướng công an này khỏi bộ là ông Trọng, tuy nhiên về hình thức thì ông Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định cho ba Thứ thưởng Bộ Công an nghỉ hưu. Đó chỉ là thủ tục.
Ông Bùi Văn Nam- thượng tướng, quê tại xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông Nam được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an vào năm 2009. Tới năm 2011, ông được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
Năm 2013, ông Nam quay trở lại Bộ Công an, tiếp tục giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 10-2013, ông được thăng quân hàm thượng tướng. Thượng tướng Bùi Văn Nam là Ủy viên Trung ương Đảng 2 khóa XI và XII.
Trong khi đó, ông Lê Quý Vương – thượng tướng, quê huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Ông Vương được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 3-2010 cho tới nay. Cũng như Thứ trưởng Bùi Văn Nam, thượng tướng Lê Quý Vương là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI và XII.
Ông Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 12/2015 tới nay. Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI và XII.
Thay máu Bộ Công an nhưng chưa triệt để
Cánh tay đắc lực nhất của ông Nguyễn Phú Trọng tất nhiên là Tô Lâm. Hiện nay, Bộ Công an còn 6 thứ trưởng gồm : Trần Quốc Tỏ hàm trung tướng – em trai ông Trần Đại Quang. Ông Tỏ đang là cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng nhưng chưa thể nhổ được vì ông này được thế lực của Trần Đại Quang trong Bộ Công an và trong Bộ Chính trị ủng hộ. Ông Trần Quốc Tỏ chắc chắn là không quên được cái chết tức tửi của anh trai. Tuy nhiên ông Tỏ đang âm thầm chưa tỏ ra bướng bỉnh với ông Trọng, tuy nhiên ông Trọng phải coi Trần Quốc Tỏ là đối tượng cần được kiểm soát kỹ.
Ông Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn và ông Trung tướng Lương Tam Quang là hai cánh tay đắc lực của Trần Đại Quang, là ngườid mà ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể tin cậy và giao cho ông Tô Lâm điều khiển.
Ông Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới là 3 nhân vật mới nổi. Đây là những gương mặt mà ông Trọng đang kỳ vọng làm cho Bộ Công an chặt chẽ hơn, bảo mật tốt hơn.
Việc Bộ công An để rò rỉ tin tức làm nhiều con cá xổng chuồng và chạy mất điều đó bắt buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải thanh lọc. Không biết Bộ Công an có giữ bí mật tốt hơn hay không thì chưa biết, chỉ biết trong các thứ trưởng còn đó em trai Trần Đại Quang, điều này có thể là nhân tố lại làm bộ Công An không phải làm một bộ thống nhất mà vẫn có rạn nứt để tin tức mật lọt ra ngoài.
Nguyễn Duy (Tổng hợp)