Nguyễn Thành Phong tung cú đánh quyết định, Nguyễn Văn Thể đỡ thế nào đây ?
Hương Nhung, Thoibao.de, 27/06/2021
Sắp tới Hội nghị trung ương 3, võ đài chính trị Việt Nam cũng nhộn nhịp hẳn, ké tung đòn người đỡ đòn cứ xuất hiện liên tục. Nói cho cùng, củng chỉ vì miếng bánh quyền lực nó dụ dỗ những quan chức của chính quyền cộng sản lao đầu vào nhau chiến chí tử.
Nguyễn Văn Thể đang muốn chiếc ghế của Nguyễn Thành Phong
Võ đài chính trị Việt Nam như là một cái chuồng lợn, mạnh con nào nấy tự giành lấy miếng ăn cho mình. Hết cơ hội này người ta lại tạo cơ hội khác, hết hiệp đấu này thì người ta tham gia hiệp đấu khác, hết sang đấu này người ta nhảy sang sàn đấu khác, cứ như vậy cái chợ trời quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam bát nháo hơn bao giờ hết.
Nguyễn Văn Thể rất muốn trờ vào Thành phố Hồ Chí Minh để giành một ghế nào đó, và sau đó là tìm kiếm cơ hội vào Bộ Chính trị. Sau khi thất bại trước Phan Văn Mãi tranh chiếc ghế do ông Trần Lưu Quang để lại, lần này ông Nguyễn Văn Thể quyết một trận sống mái với Nguyễn Thành Phong đương kim Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Nguyễn Hồng Lĩnh đang là phó trưởng ban dân vận trung ương.
Đây là canh bạc cuối cùng để Nguyễn Văn Thể ra khỏi chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Bởi giữa Nguyễn Văn Thể và Phạm Minh Chính không hợp nhau cho lắm, Nguyễn Văn Thể vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng, mà người ông Trọng lại ngồi trong chính phủ thì ông Phạm Minh Chính khó làm việc vì làm việc gì cũng như có người theo dõi, có người cản đường.
Ông Nguyễn Văn Thể thì muốn ra khỏi chính phủ nhưng ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng thì vẫn muốn ông Thể ở lại. Nếu ở lại, bản thân ông Thể cũng bị Phạm Minh Chính kiểm soát chặt chẽ, bởi mỗi cách làm của ông Nguyễn Văn Thể đều rất có thể hậu quả là ông Phạm Minh Chính sẽ lãnh hậu quả, vì Phạm Minh Chính là cấp trên của ông Thể mà ?
Riêng ông Nguyễn Văn Thể thì vào Sài Gòn cũng sẽ không được chào đón, vì nhóm ăn đất Thủ Thiêm rất ngại một con người đã từng quản lý xây dựng hạ tầng như ông Thể lại soi những sai phạm Thủ Thiêm. Không khéo, nhóm ăn đất Thủ Thiêm lại bị tội chồng thêm tội.
Cơ hội cuối cùng, Nguyễn Văn Thể chuẩn bị ra sao ?
Nguyễn Thành Phong không phải là đối thủ dễ chơi, ông Phong tất nhiên là có mối quan hệ rất tốt với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua, tuy nhiên ông Phong cũng tạo quan hệ rất tốt với Nguyễn Văn Nên. Mối quan hệ tốt đến mức, ông Phong đã làm cho ông Nên ủng hộ Phan Văn Mãi về nắm Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo như chúng tối được biết, Nguyễn Thành Phong quan hệ tốt với Nguyễn Văn Nên nhưng hoàn toàn không được mối quan hệ tốt với người đứng đầu đảng tốt như Nguyễn Văn Thể. Chính vì lẽ đó, việc Nguyễn Văn Thể đấu với Nguyễn Thành Phong được ví như cặp đấu, kẻ tám lạng người nửa cân vậy.
Đã nhiều tháng nay, Nguyễn Thành Phong chạy ngược chạy xuôi vận động cả thế lực Thành phố và thế lực Trung ương. Thế lực thành phố thì tất nhiên luôn ủng hộ Nguyễn Thành Phong rồi, còn thế lực trung ương thì chưa chắc.
Khả năng Nguyễn Thành Phong ngồi lại ghế chủ tịch thành khố là khá cao. Nếu Nguyễn Thành Phong không là người thân quen cánh Lê Thanh Hải thì ông Nguyễn Phú trọng chẳng cần thay làm gì, vì bản thân ông Nguyễn Thành Phong cũng làm việc khá ăn ý với Nguyễn Văn Nên. Tuy nhiên ăn ý trong việc khác, còn việc đốt lò của ông Trọng thì bản thân Nguyễn Thành Phong là một sự cản trở. Không biết ông Trọng muốn thay Nguyễn Thành Phong thì ông có thay nổi hay không mà thôi ? Nguyễn Thành Phong nếu không bị vướng vào vụ đốt lò thì có thể ông Phong đã là ủy viện Bộ Chính trị ở Đại hội 13 rồi.
Ông Nguyễn Văn Thể ngày càng để vuột mất cơ hội, trước một Nguyễn Thành Phong chiến đấu ngoan cường thì không biết ông Thể có thắng nổi hay không mà thôi. Nếu không có sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Thể sẽ không thắng ông Phong đâu, nhưng đằng này có bàn tay ông Trọng thì chưa biết cuộc chiến sẽ ngã ngũ thế nào thôi.
Nguyễn Thành Phong đi được bước tiến vững chắc
Ngày 24/5, báo chí nhà nước cộng sản thông báo, Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 đã tái đắc cử chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước đi vô cùng quan trọng của ông Nguyễn Thành Phong trước Nguyễn Văn Thể. Về mặt uy tín của ông Phong với chính quyền thành phố, ông Phong được sự hỗ trợ rất mạnh. Phải nói rằng, sau lần bầu bán nội bộ này, ông Phong đã gởi tới ông Nguyễn Văn Thể một thông điệp rõ ràng rằng, muốn hất Nguyễn Thành Phong này không dễ dàng gì.
Được biết, Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc sáng 24/6, các đại biểu đã tiến hành bầu chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026. Được biết ông Nguyễn Thành Phong đang chỉ đạo cuộc chiến chống dịch Covid-19. Nếu chống dịch thành công thì ông Phong sẽ giành được điểm cộng với trung ương đảng, khi đó cơ hội cho Nguyễn Văn Thể lại ít đi.
Trình bày chương trình hành động trước Hội đồng nhân dân, ông Nguyễn Thành Phong cam kết sẽ tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn cầu thị lắng nghe để kiểm chứng sự phù hợp của chính sách và năng lực điều hành của bộ máy chính quyền Thành phố nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Nguyễn Thành Phong củng cố sức mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Văn Thể cũng có thành tích bảo vệ các doanh nghiệp làm BOT, tuy làm mất lòng dân nhưng ông Thể cũng được điểm cộng đối với Bộ Chính trị. Vì nói cho cùng, những ông chủ thực sự của các BOT bẩn đấy là các ủy viên Bộ Chính trị chứ không ai khác. Ông Nguyễn Văn Thể làm chính trị cũng rất thức thời chứ ông không chịu kém cạnh hơn Nguyễn Thành Phong.
Ông Nguyễn Thành Phong năm nay 59 tuổi, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông có trình độ là tiến sĩ Kinh tế, cử nhân Lý luận chính trị.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII ; đại biểu quốc hội các khóa X, XI.
Nguyễn Văn Thể sẽ làm gì với người có gốc rễ vững chắc như Nguyễn Thành Phong ?
Ông Nguyễn Thành Phong đi lên từ Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù ông Phong là người Bến Tre. Ông Phong là chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Một năm sau, ông được bầu làm phó bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và đến tháng 9/1999, ông được bầu giữ chức bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2002, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn. Năm 2005, ông giữ chức bí thư thường trực Trung ương Đoàn. Đầu năm 2007, ông được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 2.
Năm 2009, ông được điều động về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2010, ông được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2013, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.
Đến tháng 3/2015, ông được Trung ương điều động trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ cương vị Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức vào giữa tháng 10/2015, ông Phong tái cử phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 11/12/2015, ông Nguyễn Thành Phong được HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII bầu làm Chủ tịch UBND Thành phố. Đến ngày 28/06/2016, tại kỳ họp thứ nhất HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố. Ông giữ chức này từ đó đến nay.
Ngày 17/10/2020, ông Phong tái đắc cử Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đến ngày 30/01/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Phong được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.
Ngày 23/05/2021, ông Nguyễn Thành Phong được cử tri quận 1 bầu làm đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.
Cho tới bây giờ, người ta chưa thấy ông Nguyễn Văn Thể có thành tích đấu đá gì, ông chỉ là người được cánh tay ông Nguyễn Phú Trọng giúp đỡ. Tuy nhiên chớ xem thường ông Trọng, tuy già và đi không nổi nhưng ông lại dùng quyền lực rất uyển chuyển.
Nguyễn Văn Thể sẽ chờ đến Hội nghị trung ương 3 và chiến thắng tại Hội nghị trung ương 3 sẽ thắng chung cuộc. Vậy nên, dù Nguyễn Thành Phong đã chuẩn bị hậu phương kỹ cỡ nào thì cuộc chiến lần này hữa hẹn sẽ có nhiều cam go cho Nguyễn Thành Phong. Không biết Nguyễn Thành Phong sẽ đỡ đòn như thế nào ? Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 thì mới đánh giá hết sức mạnh của từng đối thủ.
Hương Nhung (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021
********************
Dàn nội các Chính phủ Phạm Minh Chính đều đang có mặt ở Sài Gòn
Cửu Long, VNTB, 27/06/2021
Ngay sau khi ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, khá bất ngờ là dàn nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt tại thành phố này.
Chiều ngày 26/6, tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành trên cả nước.
Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh còn có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ; Bộ trưởng các Bộ : Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và truyền Thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Ngoại giao, Y tế, Khoa học và Công nghệ… Điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự họp.
Ngoài Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thì không có các tin tức nào cho biết các vị bộ trưởng của các Bộ : Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm gì trong chuyến công cán này ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số tin tức bên lề cho hay là nhân sự lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ phút chót vẫn giữ nguyên Chủ tịch Nguyễn Thành Phong là điều bất ngờ, vì trước đó ở phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra thông báo sẽ bầu các chức danh phó chủ tịch.
Củng cố cho đồn đoán ông Nguyễn Thành Phong sẽ phải ra Bắc cho ghế tân Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, còn là chuyện mấy tuần lễ trước đó, Bộ Chính trị đã ‘phân công’ Bí thư tỉnh ủy Bến Tre – ông Phan Văn Mãi về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phong và ông Mãi đều là người gốc gác Bến Tre.
Việc ông Phan Văn Mãi về Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ý kiến, chủ yếu nhằm tránh trường hợp tới hai người Bến Tre cùng lãnh đạo thành phố. Bước đầu, ông Phan Văn Mãi sẽ thay người đồng hương Nguyễn Thành Phong làm Phó Bí thư Thành ủy, nếu được cơ cấu cho nhiệm kỳ sau, ông Mãi sẽ ngồi ghế thường trực.
Còn ghế chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang có hai ứng viên là ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, và ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông Lĩnh là dân gốc Cần Đước, Long An. Ông Thể là dân Đồng Tháp.
Thời điểm cuối tháng 5/2021, tin tức hậu trường cho hay Nguyễn Thành Phong có nguyện vọng trực tiếp với Bộ Chính trị ‘xin ở lại’. Thực tế là nhiều việc rất dang dở, ách tắc sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân về vườn, và các đợt thanh tra, bắt bớ vẫn đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thế nhưng mọi đồn đoán đều sai, vào ngày 24/6, tức đúng hôm Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp nhất, mọi người nhận tin là Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 998/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Quân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông Lê Quân, tân Giám đốc Đại học Quốc Hà Nội sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê quán Quảng Ngãi, là Đại biểu quốc hội khóa XIV và vừa qua đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa XV tại tỉnh Cà Mau với tín nhiệm cao.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, dàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh có đến 3 người cùng đồng hương Bến Tre : Nguyễn Thành Phong quê Châu Thành, Phan Văn Mãi quê Giồng Trôm, và Tô Thị Bích Châu là dân gốc Ba Tri.
Ông Nguyễn Thành Phong từng là giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phan Văn Mãi là cử nhân ngoại ngữ, khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Bà Tô Thị Bích Châu, chuyên ngành Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Cửu Long
Nguồn : VNTB, 27/06/2021