Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nuốt không trôi 10 tỷ của Nguyễn Đức Chung, phe Tô Lâm phải nhả ?

Ngày 20/06, báo chí nhà cầm quyền cộng sản đưa tin, Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được chị gái thương xót, nộp hộ 10 tỉ. Đây là thông tin một chiều, báo chí viết theo hướng có lợi cho cơ quan điều tra. Báo chí Việt Nam là cơ quan định hướng dư luận nên sẽ không có sự thật khách quan nào được tôn trọng ở đây.

quyenluc1

Chị gái ông Nguyễn Đức Chung đã "rất thương xót" và vay mượn 10 tỉ đồng nộp khắc phục hậu quả thay em, để mong em mình được giảm nhẹ hình phạt. Ảnh minh họa : Báo chí nói về 10 tỷ

Theo báo chí thì Hội đồng xét xử, thấy em trai bị truy tố ở khung hình phạt cao, chị gái ông Nguyễn Đức Chung, đã "rất thương xót" và vay mượn 10 tỉ đồng, nộp khắc phục hậu quả thay em, để mong em mình được giảm nhẹ hình phạt. Câu hỏi đặt ra là tại sao chị ông Nguyễn Đức Chung không thương xót em mình lúc trước mà để đến bây giờ mới "thương xót" ?

Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên bị cáo Chung 8 năm tù, buộc bồi thường 25 tỉ đồng ; bị cáo Giang bị tuyên 4 năm 6 tháng tù, buộc bồi thường 7,1 tỉ đồng ; bị cáo Hùng lãnh án 4 năm tù và phải bồi thường 4 tỉ đồng cùng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Nguyễn Đức Chung như cá trong chậu hay chim trong lồng. Bị chủ lồng bóp lúc nào bóp. Sau phiên tòa sơ thẩm, lính của Tô Lâm đã làm áp lực với phía người thân ông Nguyễn Đức Chung để móc thêm 10 tỷ đồng nữa từ túi của bà chị ông. Đây là số tiền bất thường, vì nếu chị của ông Chung thương xót em mình thì bà đã chạy chọt trước phiên sơ thẩm.

Báo chí nói rằng, tại tòa, ông Chung đề nghị cấp phúc thẩm xem xét về số tiền 10 tỉ đồng mà gia đình đã nộp khắc phục hậu quả ở giai đoạn sơ thẩm, số tiền này do chị gái ông Chung nộp, ông đề nghị được phép trao đổi trực tiếp với chị gái để cân nhắc việc có đồng ý nộp hay không.

quyenluc2

Ảnh ghép hai ông Nguyễn Đức Chung (nói chấp nhận nộp phát nếu có phán quyết tòa án) và Tô Lâm (người đã lừa đồng chí mình 10 tỷ)

Tuy nhiên trong Đơn kháng cáo mà ông Nguyễn Đức Chung gởi Bộ Công an có nội dung như sau :

"Trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm từ ngày 10 đến ngày 13/12/2021. Tại phiên tòa luật sư Nguyễn Văn Tú là người bào chữa cho tôi có đề nghị nộp cho Hội đồng xét xử biên lai nộp số tiền 10 tỷ đồng của bà Nguyễn Thị Vân (là chị gái ruột tôi). Tại thời điểm ông luật sư cung cấp biên lai cho thư ký phiên tòa thì tôi cũng mới biết nội dung này, sau đó Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đã bổ sung nội dung này vào bản luận tội và lấy đó là một căn cứ để đề nghị giảm mức hình phạt cho tôi từ 10 đến 12 năm xuống còn mức đề nghị là 8 đến 10 năm và đề nghị hội đồng xét xử thu số tiền 10 tỷ này để trừ vào số tiền mà tôi phải bồi thường. Sau đó Hội đồng xét xử khi tuyên án đã xác nhận luôn việc nộp 10 tỷ đồng của bà Vân là đã nộp khắc phục thay cho tôi (được nêu tại phần ghi chú trang 37 của bản án) mà cả Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và vị Thẩm phán đều không hỏi để tôi có đồng ý cho bà Vân nộp thay cho tôi hay không ?

Tôi đề nghị Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm xem xét ba nội dung tôi nêu trên xem đúng sai thế nào để có phán quyết rõ ràng. Tôi đề nghị Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm quyết định trả lại 10 tỷ đồng này cho bà Nguyễn Thị Vân. Nếu tòa phúc thẩm vẫn tuyên tôi có tội, có phán quyết tôi phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, cho tôi được liên hệ với vợ tôi để nộp khắc phục ngay".

Như vậy là Tô Lâm dụ chị ông Nguyễn Đức Chung nộp tiền chạy án, bà tin lời nộp để em mình được giảm án. Khi nộp xong tòa án lại quỵt và nói rằng số tiền đó là nộp phạt để khắc phục hậu quả, trong khi ông Nguyễn Đức Chung luôn khẳng định ông không sai.

Nếu có bà chị gái ông Chung tại tòa để đối chất thì phía chính quyền lòi mặt chuột là kẻ lật lọng. Vì thế không biết bằng cách nào mà tòa dàn xếp được chị gái ông Chung không đến tòa. Báo chí nói "vì lý do sức khỏe". Bà chị ông Chung không đến là mất oan 10 tỷ và em mình chẳng được minh oan.

Thiết nghĩ, ông Tô Lâm cũng nên đối xử tử tế với đồng chí cùng ngành chứ chơi như vậy là bẩn quá. Và cả tòa án nữa, toa rập với Tô Lâm gạt người khác 10 tỷ đồng, ác lắm !

Trân Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 23/06/2022

**********************

Nhà to như "lăng mộ Trần Đại Quang", điềm báo trước mà Lê Ngọc Hoa không biết ?

Ông Phó chủ tịch Nghệ An qua đời, người ta bàn tán xôn xao về tài sản kết xù mà ông để lại. Tài sản nổi là dinh thự khổng lồ mà ông không cần giấu giếm. Quan chức khác thì buộc phải giấu chứ ông Hoa thì không cần phải giấu vì ông đang sở hữu một doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng công trình giao thông, đó là Cienco4.

quyenluc3

Ông Lê Ngọc Hoa, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, qua đời ở tuổi 55

Vừa làm kinh tế vừa làm quan chức, không biết nhà nước có luật nào cấm quan chức không được làm kinh tế hay không mà sao ông Lê Ngọc Hoa công khai như vậy ?

Báo đảng đưa tin ông Lê Ngọc Hoa, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, qua đời ở tuổi 55 do sốt xuất huyết não nhưng không đề cập chuyện ông này để lại biệt phủ do bị cho là người bảo kê cho BOT ‘bẩn’ Bến Thủy. Hôm 20/6, các báo xác nhận tin ông Hoa bị sốt xuất huyết não vài ngày trước. Tuy được các y bác sĩ, chuyên gia y tế chăm sóc, cứu chữa, nhưng do bệnh tình quá nặng, ông Hoa không qua khỏi.

Sau khi ông Hoa chết, cộng đồng mạng có soi căn nhà của ông Lê Ngọc Hoa, đúng là to "vật vã". Nhiều người không gọi nó là nhà mà gọi nó là "dinh thự" hoặc "biệt phủ" vì nó quá to. Có người mới nhìn đã thốt lên rằng "nó to như lăng mộ ông cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang".

quyenluc4

Dinh thự của ông Lê Ngọc Hoa

Thật sự, nhìn căn biệt phủ của ông Lê Ngọc Hoa thì không lớn như lăng mộ của ông Trần Đại Quang, tuy nhiên nó là một khuôn viên rất rộng so với những mảnh đất nội thị khác. Trong khuôn viên có nhiều khu nhà với mái ngói đỏ, có nhà vọng cát lục giác trông như vọng các trong khuôn viên Dinh Độc Lập tại trung tâm thành phố Sài Gòn. Trong nhà cơ bể bới được đặt trên sân thượng trông rất xa hoa.

Những năm gần đây, quan chức cộng sản đua nhau xây lăng tẩm khổng lồ. Về kiến trúc, lăng tẩm cho người chết và dinh thự cho người sống chẳng khác nhau là bao. Có lẽ quan niệm của quan chức cộng sản như Tần Thủy Hoàng là muốn sang thế giới bên kia sống xa hoa như khi còn sống trần gian.

Văn hóa người Việt hay kiên kỵ những điềm gở hay những gì gợi nhớ đến người chết. Việc xây lăng tẩm cho riêng mình của ông Lê Ngọc Hoa, khi nhiều người quan sát, nó giống như ông xây lăng tẩm cho riêng ông vậy. Ông Lê Ngọc Hoa chết khi tuổi còn rất trẻ, chỉ mới 55 tuổi.

quyenluc5

Khu lăng mộ Trần Đại Quang

Trước khi ngồi ghế phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, ông Hoa làm Tổng Giám đốc Cienco 4. Theo báo cáo tài chính của Cienco 4 hồi năm 2017, ông Hoa nắm giữ 176.000 cổ phiếu. Số cổ phiếu của bà Trương Thị Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và là vợ ông Hoa, là 2.129.000 cổ phiếu.

Cienco 4 là nhà đầu tư tuyến tránh Vinh, nhưng lại dựng trạm thu phí tại cầu Bến Thủy, dẫn tới việc nhiều xe cộ không đi qua tuyến tránh Vinh nhưng vẫn phải trả phí. Theo giới xã hội dân sự, ông Hoa kiếm bộn tiền nhờ cái BOT ‘bẩn’ Bến Thủy. Dù ông Lê Ngọc Hoa chỉ làm công chức với mức lương gần chục triệu đồng/tháng, nhưng ông Hoa có "tài sản nổi" tới hai căn biệt thự, và một chiếc xe Toyota Land Cruiser đời mới !

Ngồi trên ghế quyền lực, nắm trong tay doanh nghiệp nhà nước với nhiều biệt đãi, ông Lê Ngọc Hoa đã thò vòi hút máu dân để làm giàu. Điều đáng nói là ông đã ra tay với nhiều người phản đối và bắt bỏ tù họ. Con đường làm giàu của ông Lê Ngọc Hoa tuy là có vẻ hợp pháp nhưng nó bất chính. Với luật pháp cộng sản không xử lý ông được tưởng rằng ông vững như bàn thạch. Nhưng không ! Còn có thứ luật khác, luật đó không ai có thể kiểm soát, không ai có thể can thiệp. Đó là luật nhân quả.

Ông Lê Ngọc Hoa chết khi tuổi đời còn rất trẻ, tiền bạc, quyền lực, dinh thự đều trở nên vô nghĩa. Đấy là bài học cho những quan tham đang ngày đêm tìm cách hại dân để trục lợi. Nhiều người đã trả giả. Như Trần Bắc Hà là tấm gương, dù có núi tiền thì cũng sống không thọ, gia đình tan nát không chốn dung thân. Luật nhân quả là thế, không ai thoát được.

Bảo Trâm (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 23/06/2022

*********************

Sau 6 năm về hưu, một tội nữa của Ba Dũng trồi lên, Tổng Trọng dám "sống mái" không ?

Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, thời ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng. Tuy nhiên, đến nay ông Phan Văn Khải cũng không còn. Người kế nhiệm ông Phan Văn Khải là Nguyễn Tấn Dũng thì vẫn còn sống. Ông Dũng cần phải chịu trách nhiệm về những sai phạm từ thời ông làm thủ tướng.

quyenluc6

Hành lang đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thành nơi chăn gà, vứt rác

Năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng lúc đó Hà Đông vẫn còn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đông lại khó mở rộng do vướng các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai thành phố.

Tháng 10/2004, lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng là phó Thủ tướng Thường trực đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ phê duyệt thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội – Hà Đông. Tuy nhiên, điều đáng nói là phê duyệt chọn nhà thầu, lúc đó Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam liên kết với Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc.

Tháng 7/2008, ông Nguyễn Tấn Dũng lúc này là Thủ tướng chính phủ, ông đã phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Hà Đông. Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao thông và vận tải chấp thuận kế hoạch đấu thầu dự án Cát Linh – Hà Đông mà Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị.

quyenluc7

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục ngốn tiền ngân sách : Cả năm thu được 5 tỷ, lỗ dồn 160 tỷ

Hiện nay, dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông là một đống rác giữa lòng thành phố, bị người dân kêu ca phản đối nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất vẫn bình chân như vại. Dự án này tốn tiền dân mà nó chẳng mang lại lợi ích gì. Lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng cần phải truy cứu người có quyền cao nhất đưa dự án đó đặt vào thành phố thủ đô.

Nói tới ông Nguyễn Tấn Dũng là nói đến sự bất lực của ông Nguyễn Phú Trọng. Từ xưa đến nay, trong Đảng cộng sản, chưa ai làm ông Nguyễn Phú Trọng phải khóc nghẹn vì ức. Ông Trọng nghẹn ngào khi khai trừ khỏi đảng Nguyễn Thanh Long chỉ là giả tạo, không phải là nước mắt thật. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 11, ông Trọng khóc là nước mắt thật.

quyenluc8

Sáng 25/9/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công dự án xây dựng tuyến đường sắt đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5km, đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Ngày 18/06, báo chí cho biết Đường sắt Cát Linh – Hà Đông : Cả năm thu được 5 tỷ, lỗ dồn 160 tỷ. Từ con số nói lên tất cả. Khi xây dựng dự án, Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng phải lập báo cáo về triển vọng của dự án chứ ? Do không ai sử dụng đường sắt này nên chỉ thu được 5 tỷ/năm. Và rõ ràng nhất là dự án này "lỗ chỏng vó".

Hanoi Metro vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021, năm đầu tiên mà doanh nghiệp này quản lý hệ thống đường sắt đô thị của Thủ đô ghi nhận doanh thu sau khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành.

Cụ thể, cả năm ngoái, Hanoi Metro cho biết đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Nhưng giá vốn hàng bán lên tới gần 60 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 54 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỷ đồng trong năm ngoái. Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Hiện Hanoi Metro đang lỗ lũy kế tổng cộng 160 tỷ đồng.

quyenluc9

Nguyễn Phú Trọng Trọng quật không nổi Nguyễn Tấn Dũng dù không còn nắm quyền lực nhà nước trong tay.

Những báo cáo, trong đó các tính toán về hiệu quả kinh tế và tính hữu dụng của nó giờ rõ ràng là một thất bại. Phải đến khi có kiểm toán thì mới kết luận. Vậy là giờ đây lại trồi lên một cái sai nữa của ông Nguyễn Tấn Dũng gắn với dự án tai tiếng nhất Việt Nam như thế, liệu ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò là người đốt lò có dám động đến ông Nguyễn Tấn Dũng không ?

Hỏi cũng là trả lời, ông Trọng quật không nổi ông Nguyễn Tấn Dũng dù cho ông Dũng đã không còn nắm quyền lực nhà nước trong tay. Đến Nguyễn Văn Đua nhỏ nhoi ông Trọng còn chưa làm gì được thì nói gì đến Nguyễn Tấn Dũng ? Sẽ không xử được.

Minh Tâm (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/06/2022

*************************

Nạn nhân của bức cung : Nguyễn Đức Chung kêu gào vì oan, Chu Ngọc Anh hãy chuẩn bị !

Chế độ nhà tù của Chính quyền cộng sản rất khắc nghiệt. Nghiệp vụ của Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam là rất kém, tuy nhiên về khoản bức cung nhục hình thì có hạng. Trong vòng 3 năm, có đến 226 người đã chết vì bị bức cung trong lúc tạm giam. Nhiều tù nhân lương tâm khi ra tù họ kể lại nhà tù cộng sản là nhà tù kinh hoàng.

quyenluc10

Ông Nguyễn Đức Chung kêu oan

Nguyễn Đức Chung từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ông ta từng là Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, ông ta hiểu hơn ai hết nhà tù ông ta ở là nhà tù như thế nào ? Những bản án bức cung luôn là những bản án oan, sai lệch. Những người mà thấp cổ bé họng thì không bao giờ có thể kêu oan được, trừ trường hợp hung thủ thực sự đầu thú. Vụ Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn là hiếm hoi được minh oan. Còn vụ Hồ Duy Hải thì không thể nào kêu oan được vì toàn bộ bộ máy nhà nước cộng sản hùa theo cái sai và phán quyết theo cái sai.

Ngày 14/06, từ trại tạm giam, ông Nguyễn Đức Chung – cựu chủ tịch thành phố Hà Nội – đã nỗ lực gửi đến Tòa án cấp cao bản giải trình đơn kháng cáo dài hơn 100 trang, đưa ra nhiều luận điểm để tiếp tục kêu oan. Có kêu oan là có khả năng bị bức cung.Theo nguồn tin từ báo Nhà nước, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã nhận được bản giải trình đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung. Bản giải trình này được ông Chung gửi đi từ trại tạm giam của Bộ Công an. Ông Cựu chủ tịch Hà Nội đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ông bị oan, trước khi phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của ông trong vụ mua chế phẩm Redoxy – 3C sẽ diễn ra ngày 20/6 tới.

Trong bản giải trình, ông Chung cho rằng tòa cấp sơ thẩm đã "ra quyết định tuyên án oan" đối với ông. Tòa án này là tòa án xử theo mệnh lệnh, tức là loại án bỏ túi vì nó thực chất là đấu đá thanh trừng nhau. Ông Nguyễn Đức Chung cứng đầu như thế nào thì kệ ông, án miệng đã định thì ông không thể nào thoát. Như vậy để cho ông Chung hiểu được thế nào là nạn nhân chế độ độc tài toàn trị. Chính ông đã bức ép bao nhiêu nạn nhân khi còn quyền lực trong tay chắc ông biết.

Năm 2021, trong vụ sai phạm liên quan Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, ông Đinh La Thăng cũng kêu oan nhưng không ai quan tâm. Ông bị phạt 10 năm tù, cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị phạt 4 năm 6 tháng tù. Cả 2 ông đều không kháng cáo vì ông biết kháng cũng vô ích. Tòa án phán bằng mệnh lệnh cấp trên thì dù xử đi xử lại án vẫn thế, các quan tòa không dám làm trái lệnh.

Ông Đinh La Thăng kêu oan nhưng không kháng cáo vụ sai phạm cao tốc Trung Lương

quyenluc11

Đinh La Thăng cũng từng kêu oan

Mới đây, ngày 6/6, tại phiên tòa phúc thẩm vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang -cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng kêu oan. Đây là cái kết cho những con người phò một chế độ độc tài hại nước hại dân. Khi họ cho bắt bớ những người yêu nước, họ ép tù, làm án, ép cung những người này. Giờ đây, những con người này bị buộc phải nếm trải những gì mà họ đã làm cho những người can đảm dám nói sự thật.

quyenluc12

Tất Thành Cang cũng kêu oan

Quan chức cộng sản sẽ được giảm án vì họ là công dân hạng nhất chứ không phải như những người dân bình thường, người dân bình thường bị chế độ này xem như là "công dân hạng hai" nên sẽ không có giảm án. Cần phải chú ý là Chính quyền cộng sản chỉ Giảm án chứ không giảm tội. Vì giảm tội thì điều đó đồng nghĩa thừa nhận chính quyền chuyên ép cung nhục hình để có bản án như ý.

Trong tù, ông Nguyễn Đức Chung đã phải vùng vẫy kêu oan. Sắp đến đây, ông Chu Ngọc Anh cũng sẽ như thế. Ông Chu Ngọc Anh bị bắt vì số tiền thuộc loại "tham nhũng vặt" nhưng bị án như tham nhũng khủng. Rồi cũng sẽ đến lúc ông bị ép cung để kết tội lớn cho hành vi "tham nhũng vặt" mà thôi. Nguyễn Đức Chung đang bị, và Chu Ngọc Anh chuẩn bị.

Trân Anh

Nguồn : Thoibao.de, 17/06/2022

Published in Diễn đàn

Nguyễn Thành Phong tung cú đánh quyết định, Nguyễn Văn Thể đỡ thế nào đây ?

Sắp tới Hội nghị trung ương 3, võ đài chính trị Việt Nam cũng nhộn nhịp hẳn, ké tung đòn người đỡ đòn cứ xuất hiện liên tục. Nói cho cùng, củng chỉ vì miếng bánh quyền lực nó dụ dỗ những quan chức của chính quyền cộng sản lao đầu vào nhau chiến chí tử.

thanhpho1

Nguyễn Văn Thể đang muốn chiếc ghế của Nguyễn Thành Phong

Võ đài chính trị Việt Nam như là một cái chuồng lợn, mạnh con nào nấy tự giành lấy miếng ăn cho mình. Hết cơ hội này người ta lại tạo cơ hội khác, hết hiệp đấu này thì người ta tham gia hiệp đấu khác, hết sang đấu này người ta nhảy sang sàn đấu khác, cứ như vậy cái chợ trời quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam bát nháo hơn bao giờ hết.

Nguyễn Văn Thể rất muốn trờ vào Thành phố Hồ Chí Minh để giành một ghế nào đó, và sau đó là tìm kiếm cơ hội vào Bộ Chính trị. Sau khi thất bại trước Phan Văn Mãi tranh chiếc ghế do ông Trần Lưu Quang để lại, lần này ông Nguyễn Văn Thể quyết một trận sống mái với Nguyễn Thành Phong đương kim Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Nguyễn Hồng Lĩnh đang là phó trưởng ban dân vận trung ương.

Đây là canh bạc cuối cùng để Nguyễn Văn Thể ra khỏi chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Bởi giữa Nguyễn Văn Thể và Phạm Minh Chính không hợp nhau cho lắm, Nguyễn Văn Thể vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng, mà người ông Trọng lại ngồi trong chính phủ thì ông Phạm Minh Chính khó làm việc vì làm việc gì cũng như có người theo dõi, có người cản đường.

Ông Nguyễn Văn Thể thì muốn ra khỏi chính phủ nhưng ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng thì vẫn muốn ông Thể ở lại. Nếu ở lại, bản thân ông Thể cũng bị Phạm Minh Chính kiểm soát chặt chẽ, bởi mỗi cách làm của ông Nguyễn Văn Thể đều rất có thể hậu quả là ông Phạm Minh Chính sẽ lãnh hậu quả, vì Phạm Minh Chính là cấp trên của ông Thể mà ?

Riêng ông Nguyễn Văn Thể thì vào Sài Gòn cũng sẽ không được chào đón, vì nhóm ăn đất Thủ Thiêm rất ngại một con người đã từng quản lý xây dựng hạ tầng như ông Thể lại soi những sai phạm Thủ Thiêm. Không khéo, nhóm ăn đất Thủ Thiêm lại bị tội chồng thêm tội.

Cơ hội cuối cùng, Nguyễn Văn Thể chuẩn bị ra sao ?

Nguyễn Thành Phong không phải là đối thủ dễ chơi, ông Phong tất nhiên là có mối quan hệ rất tốt với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua, tuy nhiên ông Phong cũng tạo quan hệ rất tốt với Nguyễn Văn Nên. Mối quan hệ tốt đến mức, ông Phong đã làm cho ông Nên ủng hộ Phan Văn Mãi về nắm Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo như chúng tối được biết, Nguyễn Thành Phong quan hệ tốt với Nguyễn Văn Nên nhưng hoàn toàn không được mối quan hệ tốt với người đứng đầu đảng tốt như Nguyễn Văn Thể. Chính vì lẽ đó, việc Nguyễn Văn Thể đấu với Nguyễn Thành Phong được ví như cặp đấu, kẻ tám lạng người nửa cân vậy.

Đã nhiều tháng nay, Nguyễn Thành Phong chạy ngược chạy xuôi vận động cả thế lực Thành phố và thế lực Trung ương. Thế lực thành phố thì tất nhiên luôn ủng hộ Nguyễn Thành Phong rồi, còn thế lực trung ương thì chưa chắc.

Khả năng Nguyễn Thành Phong ngồi lại ghế chủ tịch thành khố là khá cao. Nếu Nguyễn Thành Phong không là người thân quen cánh Lê Thanh Hải thì ông Nguyễn Phú trọng chẳng cần thay làm gì, vì bản thân ông Nguyễn Thành Phong cũng làm việc khá ăn ý với Nguyễn Văn Nên. Tuy nhiên ăn ý trong việc khác, còn việc đốt lò của ông Trọng thì bản thân Nguyễn Thành Phong là một sự cản trở. Không biết ông Trọng muốn thay Nguyễn Thành Phong thì ông có thay nổi hay không mà thôi ? Nguyễn Thành Phong nếu không bị vướng vào vụ đốt lò thì có thể ông Phong đã là ủy viện Bộ Chính trị ở Đại hội 13 rồi.

Ông Nguyễn Văn Thể ngày càng để vuột mất cơ hội, trước một Nguyễn Thành Phong chiến đấu ngoan cường thì không biết ông Thể có thắng nổi hay không mà thôi. Nếu không có sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Thể sẽ không thắng ông Phong đâu, nhưng đằng này có bàn tay ông Trọng thì chưa biết cuộc chiến sẽ ngã ngũ thế nào thôi.

Nguyễn Thành Phong đi được bước tiến vững chắc

Ngày 24/5, báo chí nhà nước cộng sản thông báo, Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 đã tái đắc cử chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước đi vô cùng quan trọng của ông Nguyễn Thành Phong trước Nguyễn Văn Thể. Về mặt uy tín của ông Phong với chính quyền thành phố, ông Phong được sự hỗ trợ rất mạnh. Phải nói rằng, sau lần bầu bán nội bộ này, ông Phong đã gởi tới ông Nguyễn Văn Thể một thông điệp rõ ràng rằng, muốn hất Nguyễn Thành Phong này không dễ dàng gì.

Được biết, Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc sáng 24/6, các đại biểu đã tiến hành bầu chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026. Được biết ông Nguyễn Thành Phong đang chỉ đạo cuộc chiến chống dịch Covid-19. Nếu chống dịch thành công thì ông Phong sẽ giành được điểm cộng với trung ương đảng, khi đó cơ hội cho Nguyễn Văn Thể lại ít đi.

Trình bày chương trình hành động trước Hội đồng nhân dân, ông Nguyễn Thành Phong cam kết sẽ tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn cầu thị lắng nghe để kiểm chứng sự phù hợp của chính sách và năng lực điều hành của bộ máy chính quyền Thành phố nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

thanhpho2

Nguyễn Thành Phong củng cố sức mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thể cũng có thành tích bảo vệ các doanh nghiệp làm BOT, tuy làm mất lòng dân nhưng ông Thể cũng được điểm cộng đối với Bộ Chính trị. Vì nói cho cùng, những ông chủ thực sự của các BOT bẩn đấy là các ủy viên Bộ Chính trị chứ không ai khác. Ông Nguyễn Văn Thể làm chính trị cũng rất thức thời chứ ông không chịu kém cạnh hơn Nguyễn Thành Phong.

Ông Nguyễn Thành Phong năm nay 59 tuổi, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông có trình độ là tiến sĩ Kinh tế, cử nhân Lý luận chính trị.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII ; đại biểu quốc hội các khóa X, XI.

Nguyễn Văn Thể sẽ làm gì với người có gốc rễ vững chắc như Nguyễn Thành Phong ?

Ông Nguyễn Thành Phong đi lên từ Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù ông Phong là người Bến Tre. Ông Phong là chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Một năm sau, ông được bầu làm phó bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và đến tháng 9/1999, ông được bầu giữ chức bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2002, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn. Năm 2005, ông giữ chức bí thư thường trực Trung ương Đoàn. Đầu năm 2007, ông được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 2.

Năm 2009, ông được điều động về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2010, ông được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2013, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.

Đến tháng 3/2015, ông được Trung ương điều động trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ cương vị Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức vào giữa tháng 10/2015, ông Phong tái cử phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 11/12/2015, ông Nguyễn Thành Phong được HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII bầu làm Chủ tịch UBND Thành phố. Đến ngày 28/06/2016, tại kỳ họp thứ nhất HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố. Ông giữ chức này từ đó đến nay.

Ngày 17/10/2020, ông Phong tái đắc cử Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đến ngày 30/01/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Phong được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Ngày 23/05/2021, ông Nguyễn Thành Phong được cử tri quận 1 bầu làm đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.

Cho tới bây giờ, người ta chưa thấy ông Nguyễn Văn Thể có thành tích đấu đá gì, ông chỉ là người được cánh tay ông Nguyễn Phú Trọng giúp đỡ. Tuy nhiên chớ xem thường ông Trọng, tuy già và đi không nổi nhưng ông lại dùng quyền lực rất uyển chuyển.

Nguyễn Văn Thể sẽ chờ đến Hội nghị trung ương 3 và chiến thắng tại Hội nghị trung ương 3 sẽ thắng chung cuộc. Vậy nên, dù Nguyễn Thành Phong đã chuẩn bị hậu phương kỹ cỡ nào thì cuộc chiến lần này hữa hẹn sẽ có nhiều cam go cho Nguyễn Thành Phong. Không biết Nguyễn Thành Phong sẽ đỡ đòn như thế nào ? Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 thì mới đánh giá hết sức mạnh của từng đối thủ.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021

********************

Dàn nội các Chính phủ Phạm Minh Chính đều đang có mặt ở Sài Gòn

Cửu Long, VNTB, 27/06/2021

Ngay sau khi ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, khá bất ngờ là dàn nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt tại thành phố này.

thanhpho3

Chiều ngày 26/6, tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành trên cả nước.

Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh còn có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ; Bộ trưởng các Bộ : Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và truyền Thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Ngoại giao, Y tế, Khoa học và Công nghệ… Điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự họp.

Ngoài Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thì không có các tin tức nào cho biết các vị bộ trưởng của các Bộ : Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm gì trong chuyến công cán này ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số tin tức bên lề cho hay là nhân sự lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ phút chót vẫn giữ nguyên Chủ tịch Nguyễn Thành Phong là điều bất ngờ, vì trước đó ở phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra thông báo sẽ bầu các chức danh phó chủ tịch.

Củng cố cho đồn đoán ông Nguyễn Thành Phong sẽ phải ra Bắc cho ghế tân Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, còn là chuyện mấy tuần lễ trước đó, Bộ Chính trị đã ‘phân công’ Bí thư tỉnh ủy Bến Tre – ông Phan Văn Mãi về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phong và ông Mãi đều là người gốc gác Bến Tre.

Việc ông Phan Văn Mãi về Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ý kiến, chủ yếu nhằm tránh trường hợp tới hai người Bến Tre cùng lãnh đạo thành phố. Bước đầu, ông Phan Văn Mãi sẽ thay người đồng hương Nguyễn Thành Phong làm Phó Bí thư Thành ủy, nếu được cơ cấu cho nhiệm kỳ sau, ông Mãi sẽ ngồi ghế thường trực.

Còn ghế chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang có hai ứng viên là ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, và ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông Lĩnh là dân gốc Cần Đước, Long An. Ông Thể là dân Đồng Tháp.

Thời điểm cuối tháng 5/2021, tin tức hậu trường cho hay Nguyễn Thành Phong có nguyện vọng trực tiếp với Bộ Chính trị ‘xin ở lại’. Thực tế là nhiều việc rất dang dở, ách tắc sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân về vườn, và các đợt thanh tra, bắt bớ vẫn đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thế nhưng mọi đồn đoán đều sai, vào ngày 24/6, tức đúng hôm Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp nhất, mọi người nhận tin là Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 998/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Quân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông Lê Quân, tân Giám đốc Đại học Quốc Hà Nội sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê quán Quảng Ngãi, là Đại biểu quốc hội khóa XIV và vừa qua đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa XV tại tỉnh Cà Mau với tín nhiệm cao.

Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, dàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh có đến 3 người cùng đồng hương Bến Tre : Nguyễn Thành Phong quê Châu Thành, Phan Văn Mãi quê Giồng Trôm, và Tô Thị Bích Châu là dân gốc Ba Tri.

Ông Nguyễn Thành Phong từng là giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phan Văn Mãi là cử nhân ngoại ngữ, khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Bà Tô Thị Bích Châu, chuyên ngành Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Cửu Long

Nguồn : VNTB, 27/06/2021

Published in Diễn đàn

Thế lực Bắc thì Nam tiến, thế lực Nam lại Bắc tiến, Nguyễn Phú Trọng đi nước cờ gì ?

Đại hội 13 là một thất bại nặng nề của cách nhóm lợi ích Miền Nam. Hiện nay miền nam có đại diện cao nhất trong Bộ Chính trị là Võ Văn Thưởng. Thêm vào đó nhiều người Miền Bắc lại vào Nam làm đại biểu quốc hội nắm thóp Miền Nam. Người đó chính là ông Phạm Minh Chính.

tranhgianh6

Đại hội 13, Miền Nam thất bại, chỉ có Võ Văn Thưởng là cao nhất

Việc được giới thiệu đại biểu tỉnh Cần Thơ làm cho ông Phạm Minh Chính liên kết chặt chẽ với ông Nguyễn Tấn Dũng hơn. Điều đáng nói là hiện nay lợi ích Bắc Nam đan xen. Miền Bắc đang nắm lợi thế nên Miền Nam bị buộc phải phò phe Miền Bắc.

Ông Nguyễn Phú Trọng dùng Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang là dùng người Miền Nam. Cũng nhờ cách dùng người như vậy mà thế lực Tây Ninh đang ngày một nổi lên như một thế lực mạnh của Miền Nam. Ông Nguyễn Văn nên thì đã ra Bắc rồi vào nam, còn ông Trần Lưu Quang thì giờ đang tiến ra bắc.

Xong nhiệm vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/5 Bộ Chính trị chính thức thông báo ông Trần Lưu Quang được điều động làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đây là chuyến ra Bắc của quan chức miền Nam, rất hiếm hoi.

Chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và chức bí thư thành ủy TP. Hải Phòng được xem là tương đương. Quan chức mà điều động đi địa phương nhiều thì thông thường, tương lai quan chức đó rất có triển vọng.

Theo giới thạo tin dự đoán thì việc vào Bộ Chính trị của ông Trần Lưu Quang chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên cũng có một khó khăn, đấy là ông Trần Lưu Quang cần phải kiểm soát được những bè phái đã hình thành lâu nay ở trong bộ máy chính quyền thành phố Hải Phòng.

Tin mật nhưng bị rò rỉ

Như các bản tin trước đây. Thoibao.de đã thông báo ông Trần Lưu Quang sẽ được thuyên chuyển ra Hải Phòng và hôm nay thì Đảng cộng sản đã chính thức công bố. Sáng ngày 4/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự.

Tại cuộc họp ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025.

Trước đó, ngày 8/4/2021 vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ và để lại chiếc ghế trống.

Cuộc chơi nào cũng vậy, những chiếc ghế đứng đầu những thành phố lớn là nơi mà các thế lực trung ương đấu nhau giành giật. Ông Trần Lưu Quang từ Miền Nam mà có thể ra Hải Phòng giật lấy chiếc ghế đứng đầu thành phố thì ắt hẳn ông Quang đã có thế lực rất mạnh ở Hà Nội đỡ đầu. Theo thông lệ thì những quan chức từ Bắc mà bổ vào Nam hoặc ngược lại thì cái đích của họ là về trung ương.

Ông Lê Văn Thành, người tiền nhiệm của ông Trần Lưu Quang từ cơ quan đảng địa phương lại nhảy ngang vào chính phủ thì đây cũng là một trường hợp lạ lẫm. Càng ngày càng co thấy ông Lê Văn Thành là người thân với ông thủ tướng Phạm Minh Chính, trong tri đó ông Trần Lưu Quang lại là người thân với ông Nguyễn Phú trọng. Chính vì vậy mới thấy, cứ mỗi lần phe này thăng chức, nếu không cẩn thận sẽ bị phe khác đưa ngườu vô trám. Họ giành nhau từng vị trí trong trung ương đảng và trong Bộ Chính trị.

Buổi trao quyền cho ông Trần Lưu Quang có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Như vậy trong cuộc giành giật chức vụ này, ông Lê Văn Thành đã không giữ được ghế để giao lại cho thuộc hạ thân tín tại Hải Phòng và phải nhường ghế ấy Trần Lưu Quang. Một thất bại không hề nhẹ.

Ân tình giữa Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang

Ông Trần Lưu Quang là cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản, có 3 nhiệm kỳ là Ủy viên Trung ương Đảng. Năm 2015 là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020. Nhờ có Nguyễn Văn Nên tiến cử, đến tháng 2/2019 ông Nguyễn Phú Trọng đưa ông Trần Lưu Quang về làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 và tái cử Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025. Đổi lại, Trần Lưu Quang đã thu thập hết danh sách đen và cách hệ thống chân rết của thế lực Lê Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang để giao cho Nguyễn Văn Nên nắm.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Lưu Quang tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, sẽ đưa Hải Phòng phát triển mạnh mẽ. Đấy chỉ là những lời nói mang tính màu mè, thực chất của Trần Lưu Quang, rất có thể sắp tới ông ta sẽ sắp xếp lại nhân sự của đảng ủy thành phố Hải Phòng.

tranhgianh7

Ông Trần Lưu Quang tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Tại Miền Nam thế lực của Lê Thanh Hải thì hiện nay đang co cụm, thế lực Trương Tấn Sang thì cũng sắp hết thời, thế lực Kiên Giang của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng thì đang trổi dậy nhưng không mạnh mẽ. Chỉ có thế lự Tây Ninh, hiện nay được sự đỡ đầu của ông Nguyễn Phú Trọng nên rất hứa hẹn. Trong vòng 5 năm tới, ở Bộ Chính trị có thể có 2 người gốc Tây Ninh.

Chiêu trò nào nó cũng có hai mặt, ở đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc ép thế lực miền nam vắng người trong tứ trụ, và ép người Miền Nam cũng có ít dại diện trong trung ương đảng. Tuy nhiên vì bế tắc trong việc dùng trung ương để đánh vào nhóm lợi ích Hải – Quân – Đua – Cang mà ông Trọng đã phải dùng kế "người miền nam đánh người miền nam". Và chính cách dùng kế như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp thế lực Tây Ninh trổi dậy mạnh mẽ. Tay này ông Nguyễn Phú Trọng ép người Miền Nam thì tay kia ông lại nâng đỡ người Miền Nam. Rất có thể, nhiệm kỳ thứ 14 của Trung ương đảng vào 5 năm sau thì tỷ lệ người Miền Nam trong Bộ Chính trị sẽ được cải thiện.

Trần Lưu Quang đã vào Trung ương đảng 3 nhiệm kỳ, một nhiệm kỳ dự khuyết và 2 nhiệm kỳ chính thức. Hai nhiệm kỳ chính thức chính là thời gian mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn thử thách Trần Lưu Quang và cũng muốn dùng ông như là những người tiền trạm để giúp những người được ông Nguyễn Phú Trọng bố trí đến sau để thực hiện ý đồ. Nếu không có gì thay đổi thì năm 2026 Trần Lưu Quang sẽ vào Bộ Chính trị, và biết đâu, giữa nhiệm kỳ ông Trần Lưu Quang có thể vào cũng có khi.

Nguyễn Phú Trọng toan tính gì ?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã già, không biết ông dự định ngồi ghế tổng bí thư bao lâu. Hiện nay ông đã 77 tuổi, nhưng vẫn không thấy ông có dấu hiệu muốn rút lui sau nhiệm kỳ thứ ba. Một ông già 77 tuổi mà "tả xung hữu đột" thì điều đó cho thấy ông Trọng còn gân lắm.

Trước đây ông Trọng nuôi Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ mà cuối cùng giờ chỉ còn Vương Đình Huệ, tuy nhiên ở vị trí chủ tịch quốc hội thì ắt ông Vương Đình Huệ cũng ngắm nghía chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền lực của ông. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng còn tham vọng làm tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo thì rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn người khác để dự phòng thay Vương Đình Huệ nếu có thể.

Được biết, năm 2016 giới thạo tin đồn đại về việc ông Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ Đinh Thế Huynh để giữa nhiệm kỳ sẽ trao quyền lực lại cho ông Huynh. Tuy nhiên đến giữa nhiệm kỳ thì ông Đinh Thế Huynh bị bênh mất trí nhớ một cách bí ẩn và ông Trọng lại đưa ông Trần Quốc Vượng lên thay. Thế rồi người ta cũng kỳ vọng ông Trọng sẽ nhường ngôi lại cho Trần Quốc Vượng thì ông Trọng lại không nhường và thậm chí ông còn không trao "suất đặc biệt" cho ông Vượng.

Đấy là con người của ông Nguyễn Phú Trọng, ông dùng chiếc ghế tổng bí thư để nhử nhiều người cộng tác với ông rồi sau đó lại hạ bệ người ta. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn rất tham quyền cố vị, rất có thể ông dùng Trần Lưu Quang như là một nhân tố mới có thể thay thế người nào dám mơ tới chức tổng bí thư của ông. Hiện giờ việc nâng đỡ Trần Lưu Quang là ẩn số, tuy nhiên mục đích của ông Trọng thì ngày một rõ hơn.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 06/05/2021

***********************

Mâu thuẫn chính phủ, Phạm Minh Chính muốn "tống khứ" Nguyễn Văn Thể ?

Nguyễn Văn Thể là thứ trưởng Bộ Xây Dựng dưới thời Đinh La Thăng. Chuyện Đinh La Thăng bị Nguyễn Phú Trọng hành hạ như thế nào thì ai cũng biết rồi. Nếu nói ông Đinh La Thăng dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Văn Thể phụ tá cho Đinh La Thăng thì ít nhất cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên số phận khác nhau giữa hai con người này là điều cần phải nói nhiều mới tỏ được.

tranhgianh1

Nguyễn Văn Thể (thứ hai từ trái sang phải) từng làm phó cho Đinh La Thăng

Ngày 1/9/2020, trong vụ án Đinh La Thăng, có quan điều tra của Bộ Công an kết luận rằng việc nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể (nay là bộ trưởng) ký các văn bản là thực hiện không đúng pháp luật.

Lúc đó cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó có ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Giao thông và vận tải, ông Nguyễn Hồng Trường (sinh năm 1957, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải. Tuyệt nhiên không có tên Nguyễn Văn Thể trong danh sách truy tố. Cùng làm thứ trưởng nhưng Nguyễn Văn Thể thoát còn Nguyễn Hồng Trường thị chịu chung số phận với sếp của mình là ông Đinh La Thăng.

Trong kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể có một số "bút phê" không đúng với quy định của pháp luật liên quan tới vụ án. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp ông Tô Lâm đã "bút phê" trong thương vụ Mobifone mua AVG và cuối cùng Bộ Công an cho đóng dấu "mật" những văn bản có chữ ký Tô Lâm và Tô Lâm trở thành vô can. Trong khi đó trường hợp ông Nguyễn Văn Thể không đóng dấu mật nhưng không ai dám mời ông Thể ra tòa dù chỉ như là nhân chứng để đối chất.

Thời kỳ Đinh La Thăng làm bộ trưởng bộ Giao thông và vận tải thì Nguyễn Văn Thể là cái bóng mờ nhạt. Có thể nói thời làm Bộ trưởng dưới trướng ông Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng là bộ trưởng hét ra lửa. Tuy nhiên Đinh La Thăng cuối cùng lại nhận lãnh số phận nghiệt ngã nhất, còn Nguyễn Văn Thể âm thầm nhưng không ai dám đụng đến.

Một bộ trưởng bê bối không thua gì Đinh La Thăng

Ông Nguyễn Văn Thể lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải làm rối xã hội. Những doanh nghiệp làm BOT toàn là những sân sau của những quan chức cỡ bự. Rất nhiều doanh nghiệp "tay không bắt giặc" nhờ trúng thầu các dự án BOT và từ đó phất lên. Đụng chạm đến BOT là đụng chạm đến miếng ăn của thế lực đó. Lợi ích nhóm ở Việt Nam xem như hết thuốc chữa, nó ngày phát triển lớn mạnh và Nguyễn Văn Thể là một trong những con người như vậy.

Suốt từ nhiều năm nay, người dân bất bình với nhưng BOT đặt sai vị trí tìm cách trấn lột người dân. Tình hình trở nên căng thẳng khi mà hầu hết các trạm BOT bẩn đều bị người dân phản đối. Ngoài việc huy động lực lượng công an trả thù những người đấu tranh BOT bẩn thì ông Nguyễn Văn Thể còn tích cực ra nhiều văn bản dưới luật đổi tên từ "thu phí" sang "thu giá", rồi từ "thu giá" trở về "thu phí". Mục đích là để bao che cho các nhóm lợi ích BOT.

Việc ông Nguyễn Văn Thể "bút phê" ký ba văn bản chỉ đạo không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu quyền thu phí có liên quan đên công ty Cửu Long cũng là liên quan đến lợi ích nhóm BOT.

Cụ thể, văn bản ký ngày 31/8/2015 Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể gửi Tổng Công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh chỉ đạo : Yêu cầu Công ty Yên Khánh căn cứ Thông báo kết luận của Bộ Giao thông và vận tải khẩn trương thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, giao Tổng Công ty Cửu Long có trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết. Tiếp đến ngày 8/10/2015, ông Thể ký văn bản có nội dung tương tự…

Ngoài các văn bản trên, khi Tổng Công ty Cửu Long có báo cáo đề xuất chấm dứt hợp đồng, Nguyễn Chí Thành (cựu Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Bộ Giao thông và vận tải) đã tham mưu soạn thảo để trình Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể ký tờ trình ngày 22/6/2015, gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình thực hiện hợp đồng mua quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Trung Lương.

Ngày hôm sau, ông Đinh La Thăng ghi ý kiến chỉ đạo phía trên, góc trái của tờ trình : "Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước, Tổng Công ty Cửu Long".

Như vậy là sai phạm về BOT Nguyễn Văn Thể cũng liên quan từ thời Đinh La Thăng và cho đến lúc ông Thể làm Bộ Trưởng ông vẫn tiếp tục. Tội ông Nguyễn Văn Thể không nhẹ hơn Đinh La Thăng nhưng tại sao ông Thể không sao ?

tranhgianh2

Sai phạm của Nguyễn Văn Thể

Nguyễn Văn Thể thuộc phe nào ?

Sai phạm khủng mà vẫn không sao thì chỉ có thể là người của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu Nguyễn Văn Thể là người của Nguyễn Tấn Dũng thì ông Thể đã cùng chung số phận như Đinh La Thăng rồi.

Trong chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây có 3 người làm dân ghét nhất đó là Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Kim Tiến và Đinh La Thăng. Trong đó 2 người là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông Phùng Xuân Nhạ xem như là người của Nguyễn Phú Trọng bởi hiện nay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được ông Nguyễn Phú Trọng kéo về làm trưởng ban chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương còn ông Phùng Xuân Nhạ thì được ông Trọng kéo về làm phó trưởng ban tuyên giáo.

Ông Nguyễn Văn Thể đi lên từ chính phủ và ngồi ở chính phủ được 3 năm làm nhiều người không nghĩ ông Thể là người của ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên qua vụ án Đinh La Thăng và những gì mà ông Nguyễn Văn Thể thực hiện thì ông Thể được thế lực khác đỡ đầu chứ không phải là thế lực Nguyễn Tấn Dũng. Thế lực đó không ai khác chính là thế lực Nguyễn Phú Trọng.

Trước địa hội 13, nhiều người nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Thể sẽ rớt ủy viên trung ương sau quá nhiều tai tiếng, tuy nhiên ông Thể vẫn còn ủy viên trung ương và hiện giờ vẫn là thành viên của chính phủ ông Phạm Minh Chính.

Qua những gì ông Thể thể hiện nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Thể khó mà hòa hợp được với chính phủ Phạm Minh Chính. Được biết trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính có Nguyễn Thanh Nghị người mà ông Nguyễn Tấn Dũng ủy thác cho ông Phạm Minh Chính phải chở che. Nếu có người của Nguyễn Phú Trọng trong chính phủ rất khó cho ông Phạm Minh Chính phối hợp với Nguyễn Thanh Nghị thực hiện những ý đồ lớn. Việc chuyển Nguyễn Văn Thể ra ngoài chính phủ là một việc mà Phạm Minh Chính Phạm Minh Chính rất muốn. Tuy nhiên muốn ông Nguyễn Văn Thể ra đi không phải là dễ. Không phải ngẫu nhiên mà sau bao nhiêu bê bối ông Nguyễn Văn Thể vẫn ngồi lù lù trong chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính đâu.

Liệu Nguyễn Văn Thể có như Đinh La Thăng không ?

Lúc ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướg, ông Đinh La Thăng rời khỏi bộ giao thông vận tải đến Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Việc cơ cấu về địa phương để làm bàn đạp phóng lên vị trí cao hơn, tuy nhiên khi không còn lực nâng của ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Đinh La Thăng đã gãy gánh giữa đường. Nguyên nhân là bởi, Đinh La Thăng là thuộc hạ của Nguyễn Tấn Dũng.

Lúc trước Đinh La Thăng ra khỏi chính phủ về địa phương bởi không hợp với thủ tướng mới ông Nguyễn Xuân Phúc. Lần này cũng rất có thể như vậy, ông Nguyễn Văn Thể rất có thể sẽ rời chính phủ của ông Phạm Minh Chính để về địa phương. Ông Phạm Minh Chính rất muốn điều này và Nguyễn Văn Thể cũng vậy. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng có thuận theo ông Nguyễn Văn Thể hay không là chuyện khác. Ông Trọng vẫn muốn cài người của mình vào chính phủ, công việc mà ông Trọng rất hay làm trước đây khi mà ông cài Vương Đình Huệ vào chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng bất thành.

Không biết số phận của ông Nguyễn Văn Thể sẽ ra sao. Theo tin rò rỉ, hiện ông Nguyễn Văn Thể đang muốn về Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế cho ông Trần Lưu Quang hoặc ông Nguyễn Thành Phong. Ông Trần Lưu Quang chắc chắn là ra Hải Phòng nhưng việc điu hay ở của ông Nguyễn Thành Phong hiện nay là chưa chắc chắn. Tuy nhiên từ ghế bộ trưởng bộ Giao thông và vận tải mà về ngồi vào một trong hai chiếc ghế kể trên cũng là một cơ hội lớn cho ông Nguyễn Văn Thể. Không biết ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng ra sao mà thôi.

Ông Nguyễn Văn Thể hiện giờ không sao, tuy nhiên khi thế lực ông Nguyễn Phú Trọng yếu đi thì rất có thể, Nguyễn Văn Thể sẽ là một Đinh La Thăng thứ hai.

Trần Hoàng (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/05/2021

************************

Sài Gòn sắp choảng nhau to ! Số phận Nguyễn Thành Phong sẽ về đâu ?

Đánh nhau giành ghế mà thậm chí còn thuốc nhau để loại đối thủ ra khỏi xã hội nhằm chiếm ghế là chuyện không có gì xa lạ. Mỗi lần có một chiếc ghế trống để lại thì một nhóm đông đảo cách phe phái đánh nhau chí tử để giành ghế là điều không thể tránh khỏi.

tranhgianh3

Ngày 27/02/2021, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (phải) trao quyết định phân công ông Trần Lưu Quang làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh : Tuổi trẻ)

Tin về ông Trần Lưu Quang rời ghế phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là thông tin rất khả tín, vấn đề là chỉ còn chờ thời gian nhận quyết định để hợp thức hóa nữa mà thôi. Đó là một bước tiến lớn của ông Trần Lưu Quang, tuy nhiên vấn đề là ghế mà ông Trần Lưu Quang để lại là một chiếc ghế mà rất nhiều người thèm muốn. Rồi sẽ có nhiều nhân vật nổi lên đấu đá để giành lấy chiếc ghế béo bở này.

Vị trí phó bí thư thường trực là vị trí số hai sau vị trí bí thư thành ủy về mặt đảng. Nếu ngồi vào vị trí này thì cơ hội Bộ Chính trị rất lớn. Chuyện ông Trần Lưu Quang ra Hải Phòng là vấn đề thời gian. Ai muốn tranh cơ hội vào Bộ Chính trị khóa sau thì phải tranh cho được chiếc ghế này.

Vị trí này dưới thời Lê Thanh Hải là Nguyễn Văn Đua nắm, sau đó Nguyễn Văn Đua bị đá văng và Võ Văn Thưởng trám vào thì sau đó Võ Văn Thưởng vào Bộ Chính trị. Sau Võ Văn Thưởng là đến Tất Thành Cang, tuy nhiên vì Tất Thành Cang bị dính sai phạm nên bị loại và mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang về đây chỉ là để thử thách năng lực rồi sau đó tính sau. Việc ông Trần Lưu Quang đưa được Lê Hồng Nam về làm giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh là một thành tựu xuất sắc. Và tiếp tục ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang ra Hải Phòng để thử sức, nếu Trần Lưu Quang hoàn thành tốt nhiệm vụ ở Hải Phòng thì xem như Trần Lưu Quang nắm chắc suất ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ sau.

Chuyện Trần Lưu Quang xem như sẽ không còn liên quan gì đến chính trị Thành phố Hồ Chí Minh nữa. Việc bây giờ là chiếc ghế mà ông Quang bỏ lại sẽ được chia cho ai đó là việc không hề đơn giản.

Nguyễn Thành Phong đang gặp khó khăn ?

Người gần chiếc ghế phó bí thư thường trực thành ủy nhất là ông Nguyễn Thành Phong, Ủy Viên trung ương đảng 2 khóa và là đương kim chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Ông Nguyễn Thành Phong cũng là phó bí thư thành ủy, tuy nhiên về mặt đảng ghế Nguyễn Thành Phong vẫn là đứng sau ghế ông Trần Lưu Quang để lại. Bù lại là về kinh tế thì ghế ông Nguyễn Thành Phong mạnh hơn.

tranhgianh4

Ghế chủ tịch của Nguyễn Thành Phong lung lay dữ dội

Ông Nguyễn Thành Phong hiện nay rất muốn vào bộ Chính Trị. Mà vào Bôh Chính trị có thể bằng 2 cách, cách thứ nhất là giành ghế bí thư thành ủy của Nguyễn Văn Nên, điều này rất khó vì Nguyễn Văn Nên là người được ông Nguyễn Phú Trọng bổ vào. Có Nguyễn Phú Trọng chống lưng thì có thể nói khả năng Nguyễn Thành Phong lật Nguyễn Văn Nên là gần như không thể.

Ông Nguyễn Văn Nên là thế lực Tây Ninh, nếu ông Nên có rời ghế thì khả năng cao ông ta sẽ giới thiệu đồng hương của ông vào ghế thì thư chứ ông sẽ không chọn người như Nguyễn Thành Phong.

Như vậy, Nguyễn Thành Phong muốn vào Bộ Chính trị thì chỉ còn con đường tranh thủ ngồi vào ghế phó bí thư thường trực mà ông Trần Lưu Quang để lại. Cách này là khả dĩ hơn hết. Tuy nhiên đang có cái khó là, ghế chủ tịch thành phố quá béo bở bỏ là rất uổng. Không biết ông Nguyễn Thành Phong sẽ chọn hướng nào ? Ngồi lại ghế cũ hay tham gia giành lấy chiếc ghế của ông Trần Lưu Quang để lại ?

Có nguồn tin rò rỉ cho rằng ông Nguyễn Thành phong không dám mạo hiểm bỏ ghế chủ tịch tranh ghế phó bí thư thường trực. Bài học Nguyễn Xuân Phúc còn rất nóng hổi, ông Phúc bỏ ghế thủ tướng tranh ghế tổng bí thư, cuối cùng ghế tổng bí thư cũng không đoạt được mà ghế thủ tướng cũng không giữ nổi.

Hiện nay đang có luồng ý kiến, có thế lực đang muốn đẩy Nguyễn Thành Phong ra khỏi ghế chủ tịch thành phố để chiếm luôn chiếc ghế béo bở này. Ông Nguyễn Thành Phong đã là Chủ tịch thành phố từ tháng 12/2015 tới nay.

Đang có những thông tin nói về khả năng điều chuyển ông Phong thời gian tới. Đến hôm nay 1/5, đây vẫn còn là một giả thiết được đề cập, vì cũng có những nguồn cho rằng ông Nguyễn Thành Phong sẽ vẫn là chủ tịch thành phố.

Nếu xảy ra việc đẩy Nguyễn Thành Phong ra khỏi vị trí chủ tịch thành phố, thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hai vị trí lãnh đạo mới cần người thay.

Những ứng viên

Có thông tin cho biết, hiện nay đang có 3 người đang là ủy viên trung ương đảng, đều gốc miền Nam, là ứng viên hàng đầu cho hai vị trí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Người thứ nhất là ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, quê quán tỉnh Long An, nổi tiếng ở vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2016 tới 2020. Tháng 8/2020, ông được điều ra Hà Nội làm Phó ban Dân vận Trung ương để chờ bố trí vị trí tốt hơn.

Người thứ nhì là ông Phan Văn Mãi, sinh năm 1973, hiện là Bí thư tỉnh ủy Bến Tre. Ông Mãi từ Ngày 11/02/2014, ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Ông làm việc chung với ông Nguyễn Thành Phong hơn 1 năm.

Người thứ ba là ông Nguyễn Văn Thể, sinh năm 1966, quê Đồng Tháp, từng là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng và đang là Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Ông Nguyễn Văn Thể là một bộ trưởng mang rất nhiều tai tiếng.

tranhgianh5

Nguyễn Văn Thể là một trong 3 ứng viên

Quốc hội hiện nay là Quốc hội khóa XIV, cuối tháng 5 sẽ bầu Quốc hội khóa XV và Quốc hội khóa mới sẽ lại bầu bầu chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội vào tháng 7. Vì thế, nếu quyết định thay đổi Chủ tịch thành phố thực sự diễn ra, việc này có thể xảy ra trong thời gian từ nay tới lúc có tân chính phủ vào tháng 7.

Dù vậy, trong hệ thống chính trị Việt Nam, vị trí lãnh đạo quan trọng nhất của thành phố luôn là Bí thư Thành ủy. Người đang giữ chức vụ này, ông Nguyễn Văn Nên, được trông đợi sẽ tóm được Lê Thanh Hải và những người tòng phạm với ông cựu bí thư thành ủy này.

Quy định mới nhất hiện nay, là Quy định 105-QĐ/TW "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 19/12/2017.

Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị "quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".

Phần phụ lục của Quy định này cũng nêu cụ thể từng chức danh do Bộ Chính trị quyết định, là :

Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

– Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tranh giành

Từ nay đến tháng 7 còn 2 tháng nữa. Trong giai đoạn này sẽ có những tranh giành khốc liệt. Nguyễn Hồng Lĩnh, Phan Văn Mãi, Nguyễn văn Thể ai sẽ là người chiến thắng ai sẽ là người bị loại. Hai chiếc ghế, một chiếc là bí thư thường trực một chiếc là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, tuy cả hai chỉ cần ủy viên trung ương đảng nhưng rõ ràng vị trí này cao hơn những vị trí ủy viên trung ương đảng khác. Nếu loại bỏ Nguyễn Thành Phong thì 3 người giành 2 ghế thì của thắng sẽ cao hơn, còn nếu Nguyễn Thành Phong không bị loại thì3 người chỉ giành một ghế xem ra cơ hội rất ít cho mỗi người.

Lá bài tốt nhất hiện nay là 3 ứng cử viên này hợp sức đá Nguyễn Thành Phong ra khỏi ghế bí thư thành ủy rồi sau đó 3 người sẽ đấu nhau để tranh 2 ghế. Nguyễn Thành Phong là lực lượng cũ, đã từng được Lê Thanh Hải cất nhắc, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho loại bỏ Nguyễn Thành Phong để rộng đường đưa người ngoại tỉnh vào mới dễ dàng xử lí bộ tam Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân – Nguyễn Văn Đua.

Lẽ ra Nguyễn Thành Phong có thể thay thế cho Nguyễn Thiện Nhân ở đại hội 13, nhưng việc ông Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Văn Nên về thay Nguyễn Thiện Nhân xem như ông Nguyễn Phú Trọng đang không muốn Nguyễn Thành Phong tiến xa hơn. Tuy nhiên để loại Nguyễn Thành Phong ra khỏi vũ đài chính trị không phải dễ, phải làm từu từ. Nếu lần này ông Nguyễn Phú Trọng nhổ được Nguyễn Thành Phong thì chính trường Việt nam bớt khốc liệt hơn. Nếu không nhổ được, việc đấu đá nội bộ Đảng cộng sản sẽ còn rất căng thẳng.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/05/2021

Published in Diễn đàn
lundi, 25 mars 2019 09:07

Lại sắp ‘đánh nhau lớn’ ?

‘Bàn nhân sự rồi, phải cảnh giác…’ - phát biểu của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 3 năm 2019 xảy đến trong bối cảnh chính trường Việt Nam lại bất chợt sôi sục hẳn lên với sự khởi động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng bỏng trước đại hội 12. Đó đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên mạng xã hội nhằm đấu tố trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau và thủ đoạn ‘chơi nhau’.

npt1

Có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín (người đi sau bên trái Nguyễn Phú Trọng trong ảnh)

Rõ là các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021. 2019 là năm ‘bàn nhân sự’ cấp tỉnh thành, còn đến năm 2020 sẽ là năm quyết định vận mạng nhân sự chủ chốt của cấp trung ương, trong đó có Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt là ‘tam trụ’ (thay cho ‘tứ trụ’ trước đây vì giờ đây một mình Nguyễn Phú Trọng ngồi đến hai ghế).

Chẳng khác gì thời tiền đại hội 12 (bắt đầu vào năm 2014 và đặc biệt là ‘đánh nhau lớn’ trong nguyên năm 2015), đơn thư tố cáo và bài biết ‘đâm dao sau lưng đồng chí’ với các tác giả nặc danh 100% và không rõ nguồn gốc đang chĩa mũi dùi sâu nhất vào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và thêm một số quan chức cao cấp khác.

Tình hình trên khiến nhiều người buộc phải nhung nhớ… Chân Dung Quyền Lực.

Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm hoàn thành vào lúc đó. 

Còn giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị - lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong ‘tam trụ’, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh ‘tam trụ’ thành ‘Tứ trụ’ như cũ.

Từ khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy sốt nóng : có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời : Vương Đình Huệ.

Theo dư luận, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 25/03/2019

Published in Diễn đàn