Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/05/2021

Những dàn xếp quyền lực sau Đại hội 13 vẫn chưa chấm dứt

Hướng Nhung - Trần Hoàng

Thế lực Bắc thì Nam tiến, thế lực Nam lại Bắc tiến, Nguyễn Phú Trọng đi nước cờ gì ?

Đại hội 13 là một thất bại nặng nề của cách nhóm lợi ích Miền Nam. Hiện nay miền nam có đại diện cao nhất trong Bộ Chính trị là Võ Văn Thưởng. Thêm vào đó nhiều người Miền Bắc lại vào Nam làm đại biểu quốc hội nắm thóp Miền Nam. Người đó chính là ông Phạm Minh Chính.

tranhgianh6

Đại hội 13, Miền Nam thất bại, chỉ có Võ Văn Thưởng là cao nhất

Việc được giới thiệu đại biểu tỉnh Cần Thơ làm cho ông Phạm Minh Chính liên kết chặt chẽ với ông Nguyễn Tấn Dũng hơn. Điều đáng nói là hiện nay lợi ích Bắc Nam đan xen. Miền Bắc đang nắm lợi thế nên Miền Nam bị buộc phải phò phe Miền Bắc.

Ông Nguyễn Phú Trọng dùng Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang là dùng người Miền Nam. Cũng nhờ cách dùng người như vậy mà thế lực Tây Ninh đang ngày một nổi lên như một thế lực mạnh của Miền Nam. Ông Nguyễn Văn nên thì đã ra Bắc rồi vào nam, còn ông Trần Lưu Quang thì giờ đang tiến ra bắc.

Xong nhiệm vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/5 Bộ Chính trị chính thức thông báo ông Trần Lưu Quang được điều động làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đây là chuyến ra Bắc của quan chức miền Nam, rất hiếm hoi.

Chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và chức bí thư thành ủy TP. Hải Phòng được xem là tương đương. Quan chức mà điều động đi địa phương nhiều thì thông thường, tương lai quan chức đó rất có triển vọng.

Theo giới thạo tin dự đoán thì việc vào Bộ Chính trị của ông Trần Lưu Quang chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên cũng có một khó khăn, đấy là ông Trần Lưu Quang cần phải kiểm soát được những bè phái đã hình thành lâu nay ở trong bộ máy chính quyền thành phố Hải Phòng.

Tin mật nhưng bị rò rỉ

Như các bản tin trước đây. Thoibao.de đã thông báo ông Trần Lưu Quang sẽ được thuyên chuyển ra Hải Phòng và hôm nay thì Đảng cộng sản đã chính thức công bố. Sáng ngày 4/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự.

Tại cuộc họp ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025.

Trước đó, ngày 8/4/2021 vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ và để lại chiếc ghế trống.

Cuộc chơi nào cũng vậy, những chiếc ghế đứng đầu những thành phố lớn là nơi mà các thế lực trung ương đấu nhau giành giật. Ông Trần Lưu Quang từ Miền Nam mà có thể ra Hải Phòng giật lấy chiếc ghế đứng đầu thành phố thì ắt hẳn ông Quang đã có thế lực rất mạnh ở Hà Nội đỡ đầu. Theo thông lệ thì những quan chức từ Bắc mà bổ vào Nam hoặc ngược lại thì cái đích của họ là về trung ương.

Ông Lê Văn Thành, người tiền nhiệm của ông Trần Lưu Quang từ cơ quan đảng địa phương lại nhảy ngang vào chính phủ thì đây cũng là một trường hợp lạ lẫm. Càng ngày càng co thấy ông Lê Văn Thành là người thân với ông thủ tướng Phạm Minh Chính, trong tri đó ông Trần Lưu Quang lại là người thân với ông Nguyễn Phú trọng. Chính vì vậy mới thấy, cứ mỗi lần phe này thăng chức, nếu không cẩn thận sẽ bị phe khác đưa ngườu vô trám. Họ giành nhau từng vị trí trong trung ương đảng và trong Bộ Chính trị.

Buổi trao quyền cho ông Trần Lưu Quang có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Như vậy trong cuộc giành giật chức vụ này, ông Lê Văn Thành đã không giữ được ghế để giao lại cho thuộc hạ thân tín tại Hải Phòng và phải nhường ghế ấy Trần Lưu Quang. Một thất bại không hề nhẹ.

Ân tình giữa Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang

Ông Trần Lưu Quang là cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản, có 3 nhiệm kỳ là Ủy viên Trung ương Đảng. Năm 2015 là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020. Nhờ có Nguyễn Văn Nên tiến cử, đến tháng 2/2019 ông Nguyễn Phú Trọng đưa ông Trần Lưu Quang về làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 và tái cử Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025. Đổi lại, Trần Lưu Quang đã thu thập hết danh sách đen và cách hệ thống chân rết của thế lực Lê Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang để giao cho Nguyễn Văn Nên nắm.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Lưu Quang tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, sẽ đưa Hải Phòng phát triển mạnh mẽ. Đấy chỉ là những lời nói mang tính màu mè, thực chất của Trần Lưu Quang, rất có thể sắp tới ông ta sẽ sắp xếp lại nhân sự của đảng ủy thành phố Hải Phòng.

tranhgianh7

Ông Trần Lưu Quang tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Tại Miền Nam thế lực của Lê Thanh Hải thì hiện nay đang co cụm, thế lực Trương Tấn Sang thì cũng sắp hết thời, thế lực Kiên Giang của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng thì đang trổi dậy nhưng không mạnh mẽ. Chỉ có thế lự Tây Ninh, hiện nay được sự đỡ đầu của ông Nguyễn Phú Trọng nên rất hứa hẹn. Trong vòng 5 năm tới, ở Bộ Chính trị có thể có 2 người gốc Tây Ninh.

Chiêu trò nào nó cũng có hai mặt, ở đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc ép thế lực miền nam vắng người trong tứ trụ, và ép người Miền Nam cũng có ít dại diện trong trung ương đảng. Tuy nhiên vì bế tắc trong việc dùng trung ương để đánh vào nhóm lợi ích Hải – Quân – Đua – Cang mà ông Trọng đã phải dùng kế "người miền nam đánh người miền nam". Và chính cách dùng kế như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp thế lực Tây Ninh trổi dậy mạnh mẽ. Tay này ông Nguyễn Phú Trọng ép người Miền Nam thì tay kia ông lại nâng đỡ người Miền Nam. Rất có thể, nhiệm kỳ thứ 14 của Trung ương đảng vào 5 năm sau thì tỷ lệ người Miền Nam trong Bộ Chính trị sẽ được cải thiện.

Trần Lưu Quang đã vào Trung ương đảng 3 nhiệm kỳ, một nhiệm kỳ dự khuyết và 2 nhiệm kỳ chính thức. Hai nhiệm kỳ chính thức chính là thời gian mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn thử thách Trần Lưu Quang và cũng muốn dùng ông như là những người tiền trạm để giúp những người được ông Nguyễn Phú Trọng bố trí đến sau để thực hiện ý đồ. Nếu không có gì thay đổi thì năm 2026 Trần Lưu Quang sẽ vào Bộ Chính trị, và biết đâu, giữa nhiệm kỳ ông Trần Lưu Quang có thể vào cũng có khi.

Nguyễn Phú Trọng toan tính gì ?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã già, không biết ông dự định ngồi ghế tổng bí thư bao lâu. Hiện nay ông đã 77 tuổi, nhưng vẫn không thấy ông có dấu hiệu muốn rút lui sau nhiệm kỳ thứ ba. Một ông già 77 tuổi mà "tả xung hữu đột" thì điều đó cho thấy ông Trọng còn gân lắm.

Trước đây ông Trọng nuôi Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ mà cuối cùng giờ chỉ còn Vương Đình Huệ, tuy nhiên ở vị trí chủ tịch quốc hội thì ắt ông Vương Đình Huệ cũng ngắm nghía chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền lực của ông. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng còn tham vọng làm tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo thì rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn người khác để dự phòng thay Vương Đình Huệ nếu có thể.

Được biết, năm 2016 giới thạo tin đồn đại về việc ông Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ Đinh Thế Huynh để giữa nhiệm kỳ sẽ trao quyền lực lại cho ông Huynh. Tuy nhiên đến giữa nhiệm kỳ thì ông Đinh Thế Huynh bị bênh mất trí nhớ một cách bí ẩn và ông Trọng lại đưa ông Trần Quốc Vượng lên thay. Thế rồi người ta cũng kỳ vọng ông Trọng sẽ nhường ngôi lại cho Trần Quốc Vượng thì ông Trọng lại không nhường và thậm chí ông còn không trao "suất đặc biệt" cho ông Vượng.

Đấy là con người của ông Nguyễn Phú Trọng, ông dùng chiếc ghế tổng bí thư để nhử nhiều người cộng tác với ông rồi sau đó lại hạ bệ người ta. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn rất tham quyền cố vị, rất có thể ông dùng Trần Lưu Quang như là một nhân tố mới có thể thay thế người nào dám mơ tới chức tổng bí thư của ông. Hiện giờ việc nâng đỡ Trần Lưu Quang là ẩn số, tuy nhiên mục đích của ông Trọng thì ngày một rõ hơn.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 06/05/2021

***********************

Mâu thuẫn chính phủ, Phạm Minh Chính muốn "tống khứ" Nguyễn Văn Thể ?

Nguyễn Văn Thể là thứ trưởng Bộ Xây Dựng dưới thời Đinh La Thăng. Chuyện Đinh La Thăng bị Nguyễn Phú Trọng hành hạ như thế nào thì ai cũng biết rồi. Nếu nói ông Đinh La Thăng dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Văn Thể phụ tá cho Đinh La Thăng thì ít nhất cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên số phận khác nhau giữa hai con người này là điều cần phải nói nhiều mới tỏ được.

tranhgianh1

Nguyễn Văn Thể (thứ hai từ trái sang phải) từng làm phó cho Đinh La Thăng

Ngày 1/9/2020, trong vụ án Đinh La Thăng, có quan điều tra của Bộ Công an kết luận rằng việc nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể (nay là bộ trưởng) ký các văn bản là thực hiện không đúng pháp luật.

Lúc đó cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó có ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Giao thông và vận tải, ông Nguyễn Hồng Trường (sinh năm 1957, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải. Tuyệt nhiên không có tên Nguyễn Văn Thể trong danh sách truy tố. Cùng làm thứ trưởng nhưng Nguyễn Văn Thể thoát còn Nguyễn Hồng Trường thị chịu chung số phận với sếp của mình là ông Đinh La Thăng.

Trong kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể có một số "bút phê" không đúng với quy định của pháp luật liên quan tới vụ án. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp ông Tô Lâm đã "bút phê" trong thương vụ Mobifone mua AVG và cuối cùng Bộ Công an cho đóng dấu "mật" những văn bản có chữ ký Tô Lâm và Tô Lâm trở thành vô can. Trong khi đó trường hợp ông Nguyễn Văn Thể không đóng dấu mật nhưng không ai dám mời ông Thể ra tòa dù chỉ như là nhân chứng để đối chất.

Thời kỳ Đinh La Thăng làm bộ trưởng bộ Giao thông và vận tải thì Nguyễn Văn Thể là cái bóng mờ nhạt. Có thể nói thời làm Bộ trưởng dưới trướng ông Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng là bộ trưởng hét ra lửa. Tuy nhiên Đinh La Thăng cuối cùng lại nhận lãnh số phận nghiệt ngã nhất, còn Nguyễn Văn Thể âm thầm nhưng không ai dám đụng đến.

Một bộ trưởng bê bối không thua gì Đinh La Thăng

Ông Nguyễn Văn Thể lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải làm rối xã hội. Những doanh nghiệp làm BOT toàn là những sân sau của những quan chức cỡ bự. Rất nhiều doanh nghiệp "tay không bắt giặc" nhờ trúng thầu các dự án BOT và từ đó phất lên. Đụng chạm đến BOT là đụng chạm đến miếng ăn của thế lực đó. Lợi ích nhóm ở Việt Nam xem như hết thuốc chữa, nó ngày phát triển lớn mạnh và Nguyễn Văn Thể là một trong những con người như vậy.

Suốt từ nhiều năm nay, người dân bất bình với nhưng BOT đặt sai vị trí tìm cách trấn lột người dân. Tình hình trở nên căng thẳng khi mà hầu hết các trạm BOT bẩn đều bị người dân phản đối. Ngoài việc huy động lực lượng công an trả thù những người đấu tranh BOT bẩn thì ông Nguyễn Văn Thể còn tích cực ra nhiều văn bản dưới luật đổi tên từ "thu phí" sang "thu giá", rồi từ "thu giá" trở về "thu phí". Mục đích là để bao che cho các nhóm lợi ích BOT.

Việc ông Nguyễn Văn Thể "bút phê" ký ba văn bản chỉ đạo không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu quyền thu phí có liên quan đên công ty Cửu Long cũng là liên quan đến lợi ích nhóm BOT.

Cụ thể, văn bản ký ngày 31/8/2015 Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể gửi Tổng Công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh chỉ đạo : Yêu cầu Công ty Yên Khánh căn cứ Thông báo kết luận của Bộ Giao thông và vận tải khẩn trương thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, giao Tổng Công ty Cửu Long có trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết. Tiếp đến ngày 8/10/2015, ông Thể ký văn bản có nội dung tương tự…

Ngoài các văn bản trên, khi Tổng Công ty Cửu Long có báo cáo đề xuất chấm dứt hợp đồng, Nguyễn Chí Thành (cựu Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Bộ Giao thông và vận tải) đã tham mưu soạn thảo để trình Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể ký tờ trình ngày 22/6/2015, gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình thực hiện hợp đồng mua quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Trung Lương.

Ngày hôm sau, ông Đinh La Thăng ghi ý kiến chỉ đạo phía trên, góc trái của tờ trình : "Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước, Tổng Công ty Cửu Long".

Như vậy là sai phạm về BOT Nguyễn Văn Thể cũng liên quan từ thời Đinh La Thăng và cho đến lúc ông Thể làm Bộ Trưởng ông vẫn tiếp tục. Tội ông Nguyễn Văn Thể không nhẹ hơn Đinh La Thăng nhưng tại sao ông Thể không sao ?

tranhgianh2

Sai phạm của Nguyễn Văn Thể

Nguyễn Văn Thể thuộc phe nào ?

Sai phạm khủng mà vẫn không sao thì chỉ có thể là người của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu Nguyễn Văn Thể là người của Nguyễn Tấn Dũng thì ông Thể đã cùng chung số phận như Đinh La Thăng rồi.

Trong chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây có 3 người làm dân ghét nhất đó là Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Kim Tiến và Đinh La Thăng. Trong đó 2 người là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông Phùng Xuân Nhạ xem như là người của Nguyễn Phú Trọng bởi hiện nay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được ông Nguyễn Phú Trọng kéo về làm trưởng ban chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương còn ông Phùng Xuân Nhạ thì được ông Trọng kéo về làm phó trưởng ban tuyên giáo.

Ông Nguyễn Văn Thể đi lên từ chính phủ và ngồi ở chính phủ được 3 năm làm nhiều người không nghĩ ông Thể là người của ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên qua vụ án Đinh La Thăng và những gì mà ông Nguyễn Văn Thể thực hiện thì ông Thể được thế lực khác đỡ đầu chứ không phải là thế lực Nguyễn Tấn Dũng. Thế lực đó không ai khác chính là thế lực Nguyễn Phú Trọng.

Trước địa hội 13, nhiều người nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Thể sẽ rớt ủy viên trung ương sau quá nhiều tai tiếng, tuy nhiên ông Thể vẫn còn ủy viên trung ương và hiện giờ vẫn là thành viên của chính phủ ông Phạm Minh Chính.

Qua những gì ông Thể thể hiện nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Thể khó mà hòa hợp được với chính phủ Phạm Minh Chính. Được biết trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính có Nguyễn Thanh Nghị người mà ông Nguyễn Tấn Dũng ủy thác cho ông Phạm Minh Chính phải chở che. Nếu có người của Nguyễn Phú Trọng trong chính phủ rất khó cho ông Phạm Minh Chính phối hợp với Nguyễn Thanh Nghị thực hiện những ý đồ lớn. Việc chuyển Nguyễn Văn Thể ra ngoài chính phủ là một việc mà Phạm Minh Chính Phạm Minh Chính rất muốn. Tuy nhiên muốn ông Nguyễn Văn Thể ra đi không phải là dễ. Không phải ngẫu nhiên mà sau bao nhiêu bê bối ông Nguyễn Văn Thể vẫn ngồi lù lù trong chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính đâu.

Liệu Nguyễn Văn Thể có như Đinh La Thăng không ?

Lúc ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướg, ông Đinh La Thăng rời khỏi bộ giao thông vận tải đến Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Việc cơ cấu về địa phương để làm bàn đạp phóng lên vị trí cao hơn, tuy nhiên khi không còn lực nâng của ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Đinh La Thăng đã gãy gánh giữa đường. Nguyên nhân là bởi, Đinh La Thăng là thuộc hạ của Nguyễn Tấn Dũng.

Lúc trước Đinh La Thăng ra khỏi chính phủ về địa phương bởi không hợp với thủ tướng mới ông Nguyễn Xuân Phúc. Lần này cũng rất có thể như vậy, ông Nguyễn Văn Thể rất có thể sẽ rời chính phủ của ông Phạm Minh Chính để về địa phương. Ông Phạm Minh Chính rất muốn điều này và Nguyễn Văn Thể cũng vậy. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng có thuận theo ông Nguyễn Văn Thể hay không là chuyện khác. Ông Trọng vẫn muốn cài người của mình vào chính phủ, công việc mà ông Trọng rất hay làm trước đây khi mà ông cài Vương Đình Huệ vào chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng bất thành.

Không biết số phận của ông Nguyễn Văn Thể sẽ ra sao. Theo tin rò rỉ, hiện ông Nguyễn Văn Thể đang muốn về Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế cho ông Trần Lưu Quang hoặc ông Nguyễn Thành Phong. Ông Trần Lưu Quang chắc chắn là ra Hải Phòng nhưng việc điu hay ở của ông Nguyễn Thành Phong hiện nay là chưa chắc chắn. Tuy nhiên từ ghế bộ trưởng bộ Giao thông và vận tải mà về ngồi vào một trong hai chiếc ghế kể trên cũng là một cơ hội lớn cho ông Nguyễn Văn Thể. Không biết ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng ra sao mà thôi.

Ông Nguyễn Văn Thể hiện giờ không sao, tuy nhiên khi thế lực ông Nguyễn Phú Trọng yếu đi thì rất có thể, Nguyễn Văn Thể sẽ là một Đinh La Thăng thứ hai.

Trần Hoàng (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/05/2021

************************

Sài Gòn sắp choảng nhau to ! Số phận Nguyễn Thành Phong sẽ về đâu ?

Đánh nhau giành ghế mà thậm chí còn thuốc nhau để loại đối thủ ra khỏi xã hội nhằm chiếm ghế là chuyện không có gì xa lạ. Mỗi lần có một chiếc ghế trống để lại thì một nhóm đông đảo cách phe phái đánh nhau chí tử để giành ghế là điều không thể tránh khỏi.

tranhgianh3

Ngày 27/02/2021, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (phải) trao quyết định phân công ông Trần Lưu Quang làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh : Tuổi trẻ)

Tin về ông Trần Lưu Quang rời ghế phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là thông tin rất khả tín, vấn đề là chỉ còn chờ thời gian nhận quyết định để hợp thức hóa nữa mà thôi. Đó là một bước tiến lớn của ông Trần Lưu Quang, tuy nhiên vấn đề là ghế mà ông Trần Lưu Quang để lại là một chiếc ghế mà rất nhiều người thèm muốn. Rồi sẽ có nhiều nhân vật nổi lên đấu đá để giành lấy chiếc ghế béo bở này.

Vị trí phó bí thư thường trực là vị trí số hai sau vị trí bí thư thành ủy về mặt đảng. Nếu ngồi vào vị trí này thì cơ hội Bộ Chính trị rất lớn. Chuyện ông Trần Lưu Quang ra Hải Phòng là vấn đề thời gian. Ai muốn tranh cơ hội vào Bộ Chính trị khóa sau thì phải tranh cho được chiếc ghế này.

Vị trí này dưới thời Lê Thanh Hải là Nguyễn Văn Đua nắm, sau đó Nguyễn Văn Đua bị đá văng và Võ Văn Thưởng trám vào thì sau đó Võ Văn Thưởng vào Bộ Chính trị. Sau Võ Văn Thưởng là đến Tất Thành Cang, tuy nhiên vì Tất Thành Cang bị dính sai phạm nên bị loại và mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang về đây chỉ là để thử thách năng lực rồi sau đó tính sau. Việc ông Trần Lưu Quang đưa được Lê Hồng Nam về làm giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh là một thành tựu xuất sắc. Và tiếp tục ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang ra Hải Phòng để thử sức, nếu Trần Lưu Quang hoàn thành tốt nhiệm vụ ở Hải Phòng thì xem như Trần Lưu Quang nắm chắc suất ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ sau.

Chuyện Trần Lưu Quang xem như sẽ không còn liên quan gì đến chính trị Thành phố Hồ Chí Minh nữa. Việc bây giờ là chiếc ghế mà ông Quang bỏ lại sẽ được chia cho ai đó là việc không hề đơn giản.

Nguyễn Thành Phong đang gặp khó khăn ?

Người gần chiếc ghế phó bí thư thường trực thành ủy nhất là ông Nguyễn Thành Phong, Ủy Viên trung ương đảng 2 khóa và là đương kim chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Ông Nguyễn Thành Phong cũng là phó bí thư thành ủy, tuy nhiên về mặt đảng ghế Nguyễn Thành Phong vẫn là đứng sau ghế ông Trần Lưu Quang để lại. Bù lại là về kinh tế thì ghế ông Nguyễn Thành Phong mạnh hơn.

tranhgianh4

Ghế chủ tịch của Nguyễn Thành Phong lung lay dữ dội

Ông Nguyễn Thành Phong hiện nay rất muốn vào bộ Chính Trị. Mà vào Bôh Chính trị có thể bằng 2 cách, cách thứ nhất là giành ghế bí thư thành ủy của Nguyễn Văn Nên, điều này rất khó vì Nguyễn Văn Nên là người được ông Nguyễn Phú Trọng bổ vào. Có Nguyễn Phú Trọng chống lưng thì có thể nói khả năng Nguyễn Thành Phong lật Nguyễn Văn Nên là gần như không thể.

Ông Nguyễn Văn Nên là thế lực Tây Ninh, nếu ông Nên có rời ghế thì khả năng cao ông ta sẽ giới thiệu đồng hương của ông vào ghế thì thư chứ ông sẽ không chọn người như Nguyễn Thành Phong.

Như vậy, Nguyễn Thành Phong muốn vào Bộ Chính trị thì chỉ còn con đường tranh thủ ngồi vào ghế phó bí thư thường trực mà ông Trần Lưu Quang để lại. Cách này là khả dĩ hơn hết. Tuy nhiên đang có cái khó là, ghế chủ tịch thành phố quá béo bở bỏ là rất uổng. Không biết ông Nguyễn Thành Phong sẽ chọn hướng nào ? Ngồi lại ghế cũ hay tham gia giành lấy chiếc ghế của ông Trần Lưu Quang để lại ?

Có nguồn tin rò rỉ cho rằng ông Nguyễn Thành phong không dám mạo hiểm bỏ ghế chủ tịch tranh ghế phó bí thư thường trực. Bài học Nguyễn Xuân Phúc còn rất nóng hổi, ông Phúc bỏ ghế thủ tướng tranh ghế tổng bí thư, cuối cùng ghế tổng bí thư cũng không đoạt được mà ghế thủ tướng cũng không giữ nổi.

Hiện nay đang có luồng ý kiến, có thế lực đang muốn đẩy Nguyễn Thành Phong ra khỏi ghế chủ tịch thành phố để chiếm luôn chiếc ghế béo bở này. Ông Nguyễn Thành Phong đã là Chủ tịch thành phố từ tháng 12/2015 tới nay.

Đang có những thông tin nói về khả năng điều chuyển ông Phong thời gian tới. Đến hôm nay 1/5, đây vẫn còn là một giả thiết được đề cập, vì cũng có những nguồn cho rằng ông Nguyễn Thành Phong sẽ vẫn là chủ tịch thành phố.

Nếu xảy ra việc đẩy Nguyễn Thành Phong ra khỏi vị trí chủ tịch thành phố, thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hai vị trí lãnh đạo mới cần người thay.

Những ứng viên

Có thông tin cho biết, hiện nay đang có 3 người đang là ủy viên trung ương đảng, đều gốc miền Nam, là ứng viên hàng đầu cho hai vị trí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Người thứ nhất là ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, quê quán tỉnh Long An, nổi tiếng ở vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2016 tới 2020. Tháng 8/2020, ông được điều ra Hà Nội làm Phó ban Dân vận Trung ương để chờ bố trí vị trí tốt hơn.

Người thứ nhì là ông Phan Văn Mãi, sinh năm 1973, hiện là Bí thư tỉnh ủy Bến Tre. Ông Mãi từ Ngày 11/02/2014, ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Ông làm việc chung với ông Nguyễn Thành Phong hơn 1 năm.

Người thứ ba là ông Nguyễn Văn Thể, sinh năm 1966, quê Đồng Tháp, từng là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng và đang là Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Ông Nguyễn Văn Thể là một bộ trưởng mang rất nhiều tai tiếng.

tranhgianh5

Nguyễn Văn Thể là một trong 3 ứng viên

Quốc hội hiện nay là Quốc hội khóa XIV, cuối tháng 5 sẽ bầu Quốc hội khóa XV và Quốc hội khóa mới sẽ lại bầu bầu chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội vào tháng 7. Vì thế, nếu quyết định thay đổi Chủ tịch thành phố thực sự diễn ra, việc này có thể xảy ra trong thời gian từ nay tới lúc có tân chính phủ vào tháng 7.

Dù vậy, trong hệ thống chính trị Việt Nam, vị trí lãnh đạo quan trọng nhất của thành phố luôn là Bí thư Thành ủy. Người đang giữ chức vụ này, ông Nguyễn Văn Nên, được trông đợi sẽ tóm được Lê Thanh Hải và những người tòng phạm với ông cựu bí thư thành ủy này.

Quy định mới nhất hiện nay, là Quy định 105-QĐ/TW "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 19/12/2017.

Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị "quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".

Phần phụ lục của Quy định này cũng nêu cụ thể từng chức danh do Bộ Chính trị quyết định, là :

Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

– Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tranh giành

Từ nay đến tháng 7 còn 2 tháng nữa. Trong giai đoạn này sẽ có những tranh giành khốc liệt. Nguyễn Hồng Lĩnh, Phan Văn Mãi, Nguyễn văn Thể ai sẽ là người chiến thắng ai sẽ là người bị loại. Hai chiếc ghế, một chiếc là bí thư thường trực một chiếc là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, tuy cả hai chỉ cần ủy viên trung ương đảng nhưng rõ ràng vị trí này cao hơn những vị trí ủy viên trung ương đảng khác. Nếu loại bỏ Nguyễn Thành Phong thì 3 người giành 2 ghế thì của thắng sẽ cao hơn, còn nếu Nguyễn Thành Phong không bị loại thì3 người chỉ giành một ghế xem ra cơ hội rất ít cho mỗi người.

Lá bài tốt nhất hiện nay là 3 ứng cử viên này hợp sức đá Nguyễn Thành Phong ra khỏi ghế bí thư thành ủy rồi sau đó 3 người sẽ đấu nhau để tranh 2 ghế. Nguyễn Thành Phong là lực lượng cũ, đã từng được Lê Thanh Hải cất nhắc, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho loại bỏ Nguyễn Thành Phong để rộng đường đưa người ngoại tỉnh vào mới dễ dàng xử lí bộ tam Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân – Nguyễn Văn Đua.

Lẽ ra Nguyễn Thành Phong có thể thay thế cho Nguyễn Thiện Nhân ở đại hội 13, nhưng việc ông Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Văn Nên về thay Nguyễn Thiện Nhân xem như ông Nguyễn Phú Trọng đang không muốn Nguyễn Thành Phong tiến xa hơn. Tuy nhiên để loại Nguyễn Thành Phong ra khỏi vũ đài chính trị không phải dễ, phải làm từu từ. Nếu lần này ông Nguyễn Phú Trọng nhổ được Nguyễn Thành Phong thì chính trường Việt nam bớt khốc liệt hơn. Nếu không nhổ được, việc đấu đá nội bộ Đảng cộng sản sẽ còn rất căng thẳng.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/05/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hướng Nhung, Trần Hoàng
Read 644 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)