Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/07/2021

Bộ đội để lộ bộ mặt tàn ác đối với đồng đội

Tuấn Khanh

Về thi thể nát tan của một người chọn đi bộ đội

Tuấn Khanh, 01/07/2021

Chỉ trong vài giờ đồng hồ cuối tháng 6/2021, trên mạng xã hội Việt Nam tràn ngập các hình ảnh và tin tức về chuyện một thanh niên khỏe mạnh đi bộ đội, rồi bất ngờ được trả xác về nhà với lý do tự tử, nhưng thi thể có dấu hiệu bị đánh đập dã man đến chết hoặc bị bức tử.

bodoi1

Trần Đức Đô chụp ảnh với gia đình lúc còn sống, và di ảnh sau khi phía quân đội trả thi thể về nhà

Theo lời của Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thì quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Quân sự Quân khu 1 vào ngày 28/8 trong lúc đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân vào thao trường huấn luyện theo kế hoạch. Cái chết của thanh niên trẻ này, được mô tả "chết trong tư thế treo cổ".

Thi thể bầm dập, đầy thương tích của người thanh niên này được gia đình công khai đưa lên mạng, và kêu gọi cộng đồng mạng hãy cùng đồng hành với gia đình để làm sáng tỏ sự việc, vì sao một người khỏe mạnh, lạc quan – cay đắng hơn nữa là anh tình nguyện xin đi bộ đội, lại được trả về nhà bằng xác lạnh, với dấu hiệu chết vô cùng đau đớn.

Nhưng trước đó, chiều ngày 28/6, đơn vị của anh Đô gọi về nói thanh niên này đột quỵ, sau đó một lúc thì lại gọi lại, thay đổi nội dung, nói Đô tự tử. Ngay cả hành động báo tử của quân đội Việt Nam, tổ chức chính quy bậc nhất Việt Nam, tốn kém cũng hàng nhất nhì tiền thuế của người dân Việt Nam, nhưng lại có thể hiện thiếu minh bạch và nghiệp dư như vậy, làm không ít người ngỡ ngàng – và nghi ngờ.

Nhìn hình ảnh do chính gia đình nạn nhân công bố trên các trang mạng, ai nấy không khỏi bàng hoàng, vì khắp ở vùng đầu, mặt, lưng, tay… của nạn nhân, có nhiều chỗ bị đánh mà vết thương vẫn còn hiện rõ, chưa lành. Thật khó tin, có ai đó trước khi treo cổ tự tử lại dành nhiều thời gian để tự hành hạ bản thân của mình tỉ mỉ như vậy.

Ấy vậy mà, nói trên Báo Giao thông, Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng khẳng định: "Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong". Nói trên tờ Zing News, ông Thông còn tuyên bố trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà "chỉ có đi làm nhiệm vụ". Đây là câu nói làm sự phản ứng của mạng xã hội bùng nổ, đáp trả bằng việc cùng đăng tải hàng loạt các video ngắn các lính mới, trẻ bị đánh đập trong trại ra sao.

Viết trên facebook của mình, Luật sư Lê Luân ở Hà Nội nói cảm nghĩ của mình rằng "Không một chức năng nào của nhà nước cũng như các thiết chế có trách nhiệm được làm ngơ trước cái chết quá bi thảm của một người trẻ này. Những vết thương trên cơ thể được cho thấy nó thật kinh khủng bởi tác động của ngoại lực.

Bất cứ người hay cơ quan có trách nhiệm nào, nhận lương của dân và quyền lực của dân, có thể chậm trễ hay có bất kể lý do nào để chậm trễ cho việc điều tra và xử lý đến cùng sự việc này trước sự đòi hỏi của người dân.

Bất kỳ cái chết nào của một con người mà không được làm cho rõ ràng cũng là cái chết đang đe doạ trực tiếp tới từng người chúng ta".

Còn với cây bút Phạm Minh Vũ, trong bài viết ngắn "Chết bởi đồng chí", anh nhận định rằng "Việc sĩ quan đánh chết binh lính ở Việt Nam không phải là ít, vì tất cả những vụ đó đều bị che giấu, bịt thông tin.

Liên quan tới một sinh mạng con người, quân đội Việt Nam nên làm rõ vụ này và đưa kẻ thủ ác ra trước toà án binh để linh hồn Đô được siêu thoát.

Thật trớ trêu sĩ quan Việt Nam, giặc không đánh lại đánh dân ta. Thật tréo nghoe binh lính không chết vì bảo vệ chủ quyền, mà lại chết bởi tay đồng chí. Đau!"

Hầu như mọi ý kiến trên mạng xã hội đều thể hiện sự khác biệt với lời nói của phía đại diện Quân đội Việt Nam. Dù chưa được điều tra ở mức toàn diện, nhưng các phát ngôn từ quân đội đã nhanh chóng khẳng định mình là vô can với cái chết. Ngược lại, người dân và tất cả giới quan sát có chuyện môn như luật sư, bác sĩ… đều có ý kiến rằng mọi thứ cần phải được điều tra cụ thể, sau đó mới có thể đủ tư cách đưa ra một kết luận cuối cùng.

Trong status có tựa đề "Những con thú người" của nhà văn, võ sư Châu Đoàn (Đoàn Bảo Châu), ông thẳng thắn kêu gọi phía quân đội phải có sự minh bạch cần thiết của mình. "Những vị đang có quyền lực của xã hội này, tôi biết các vị rất quý quyền lực của mình nhưng tôi kêu gọi lương tri, lương tâm của các vị mà hãy lên tiếng để sự việc này không chìm xuồng, để được giải quyết sao cho lòng tin của dân không bị chìm xuồng theo sự việc’, nhà văn Châu Đoàn viết.

"Muốn biết làm gì cho phải, chỉ đơn giản tự hỏi nếu đứa trẻ 18 tuổi kia là con mình, mình sẽ làm gì ?

Thường những gì được lương tâm, lương tri soi sáng, câu trả lời thường hiện ra rất rõ ràng, rất nhanh mà không cần bất cứ một nghị quyết, một đường lối hay một lý tưởng xa xôi nào", nhà văn Châu Đoàn kết luận.

Nói tại đám tang, trước mặt một số đại diện của quân đội được cử đến để thúc hối thực hiện đám tang và kết thúc sự việc, gia đình của nạn nhân Trần Đức Đô tuyên bố sẽ không cử hành tang lễ, mua tủ đông lạnh thi thể và tìm cơ quan khám nghiệm cho tường tận rồi mới tính tiếp. "Lúc đi, con em đi khỏe mạnh, ngay cả trong thời kỳ covid. Đến khi ra được nhà, thì cháu nó như thế này. Gia đình nhà em muốn tìm lại sự công bằng cho con em ra đi thanh thản", mẹ của nạn nhân Trần Đức Đô cầm micro nói to.

Trước đó, nói trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30/6, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, khởi đầu cũng có ngôn luận giống như tướng Thông. thế nhưng có vẻ trước câu hỏi dồn của báo chí, ông tiết lộ thêm một chút "Nếu động cơ dẫn đến tử vong do mâu thuẫn sẽ xử lý công minh chứ không bao che" – đại tá Thìn khẳng định.

Nhưng cần phải thấy rõ là hầu hết các báo nhà nước đều đưa tin ngắn, nội dung thỏa hiệp với tình huống mà phía Quân đội đưa ra. Tuyệt đối chưa có – hoặc không thể có – một cuộc điều tra, tìm hiểu đúng nghĩa nào về nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là nội dung đầy đủ, theo sát phía gia đình nạn nhân. Toàn bộ mặt báo nhà nước đều thể hiện sự nhịp nhàng và ổn định như kiểu có lệnh từ Tuyên giáo.

Bên cạnh đó, gia đình, người thân của nạn nhân Trần Đức Đô còn đưa ra các các chứng cứ về chuyện để cô lập thông tin và bình luận của công chúng trước thảm nạn này, những người dân trong khu vực đón thi thể Trần Đức Đô cho biết đột nhiên khu vực của họ bị lập chốt canh. Một văn bản ra lệnh về chuyện cắt internet toàn bộ khu vực đó cũng bị tung ra, nhằm không ai phát tán hình ảnh, thông tin gì được. Không rõ nguồn gốc văn bản ở đâu, nhưng thực tế, trên facebook, nhiều người có đăng tin xác nhận là họ có bị cắt internet đúng như tình trạng văn bản mô tả vậy.

Trước các bình luận ngày càng sôi sục phẫn nộ về sự việc của đông đảo dân chúng, đã có những ngôn luận cảnh báo, chẳng hạn như của Đại Tá Tuyên huấn Nguyễn Xuân Thìn, thì "rất nhiều thế lực lập trang giả trên không gian mạng để quy chụp vụ việc", đồng thời cảnh báo "những ai tung tin lên sẽ chịu trách nhiệm theo Luật An ninh mạng mà Việt Nam mới đưa ra và áp dụng gần đây". các bản tin tức thuận chiều với Tuyên huấn Quân Đội, cũng đưa rằng "các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này".

Tuy nhiên, trước những hình ảnh có thật, sự kiện đầy dấu hiệu mờ ám, và tiếng kêu đòi của đám đông, rằng phải được giải quyết cho ra lẽ, những ngôn luận nói trên, chẳng khác nào châm dầu vào lửa.

Câu chuyện của nạn nhân Trần Đức Đô rõ ràng đang là một sự thách thức lớn lao, đối với bộ mặt công chính của nhà nước Việt Nam lúc này.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 01/07/2021

********************

Dư luận phẫn nộ về cái chết bất thường của thanh niên đi bộ đội Trần Đức Đô

Tuấn Khanh, RFA, 30/06/2021

Chỉ trong vài giờ đồng hồ một ngày cuối tháng 6/2021, mạng xã hội Việt Nam tràn ngập các hình ảnh và tin tức về một thanh niên khỏe mạnh đang ở bộ đội, rồi bất ngờ được trả xác về nhà với lý do tự tử, nhưng thi thể có dấu hiệu bị đánh đập dã man đến chết hoặc bị bức tử.

bodoi2

Vụ án quân nhân Trần Dức Độ : "chết trong tư thế treo cổ" - Ảnh minh họa

Theo lời của Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thì quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Quân sự Quân khu 1 vào ngày 28/8 trong lúc đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân vào thao trường huấn luyện theo kế hoạch. Cái chết của thanh niên trẻ này, được mô tả là "chết trong tư thế treo cổ".

Thi thể bầm dập, đầy thương tích của người thanh niên này được gia đình công khai đưa lên mạng, và kêu gọi cộng đồng mạng hãy cùng đồng hành với gia đình để làm sáng tỏ sự việc. Vì sao một người khỏe mạnh, lạc quan – cay đắng hơn nữa là anh đã tình nguyện đi bộ đội – lại được trả về nhà bằng một thi thể với dấu hiệu của cái chết vô cùng đau đớn, bất thường.

Trước đó, chiều ngày 28/6, đơn vị của anh Đô gọi về báo rằng thanh niên này đột quỵ, sau đó một lúc gọi lại, thay đổi nội dung, nói rằng Đô tự tử. Hành động báo tử của quân đội Việt Nam, tổ chức chính quy bậc nhất Việt Nam, tốn kém cũng hàng nhất nhì tiền thuế của người dân Việt Nam, nhưng lại thiếu minh bạch và nghiệp dư như vậy, làm không ít người ngỡ ngàng và nghi ngờ.

Nhìn hình ảnh do chính gia đình nạn nhân công bố trên các trang mạng, ai nấy không khỏi bàng hoàng, vì ở vùng đầu, mặt, lưng, tay… của nạn nhân có nhiều dấu vết bị đánh mà vết thương vẫn còn hiện rõ, chưa lành. Thật khó tin, có ai đó trước khi treo cổ tự tử lại dành nhiều thời gian để tự hành hạ bản thân của mình như vậy.

Ấy vậy mà, trên Báo Giao thông, Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng khẳng định : "Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong". Nói trên tờ Zing News, ông Thông còn tuyên bố trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà "chỉ có đi làm nhiệm vụ". Câu nói này đã làm phản ứng của mạng xã hội bùng nổ và đáp trả bằng việc cùng đăng tải hàng loạt các video về tình trạng lính mới, lính trẻ bị đánh đập trong doanh trại ra sao.

Trên facebook của mình, Luật sư Lê Luân ở Hà Nội viết "Không một chức năng nào của nhà nước cũng như các thiết chế có trách nhiệm được làm ngơ trước cái chết quá bi thảm của người trẻ này. Những vết thương trên cơ thể được cho thấy nó thật kinh khủng bởi tác động của ngoại lực.

Bất cứ người hay cơ quan có trách nhiệm nào, nhận lương của dân và quyền lực của dân, không thể chậm trễ hay có bất kể lý do nào để chậm trễ cho việc điều tra và xử lý đến cùng sự việc này trước sự đòi hỏi của người dân.

Bất kỳ cái chết nào của một con người mà không được làm cho rõ ràng cũng chính là cái chết đang đe dọa trực tiếp tới từng người chúng ta".

Còn với cây bút Phạm Minh Vũ, trong bài viết ngắn "Chết bởi đồng chí", anh nhận định rằng "Việc sĩ quan đánh chết binh lính ở Việt Nam không phải là ít, vì tất cả những vụ đó đều bị che giấu, bịt thông tin.

Liên quan tới một sinh mạng con người, quân đội Việt Nam nên làm rõ vụ này và đưa kẻ thủ ác ra trước toà án binh để linh hồn Đô được siêu thoát.

Thật trớ trêu sĩ quan Việt Nam, giặc không đánh lại đánh dân ta. Thật tréo nghoe binh lính không chết vì bảo vệ chủ quyền, mà lại chết bởi tay đồng chí. Đau !"

Hầu như mọi ý kiến trên mạng xã hội đều thể hiện sự nhìn nhận khác biệt với lời nói của phía đại diện Quân đội Việt Nam. Dù chưa được điều tra ở mức toàn diện, nhưng các phát ngôn từ phía lãnh đạo quân đội đã nhanh chóng khẳng định mình là vô can với cái chết. Ngược lại, người dân và tất cả giới quan sát có chuyên môn như luật sư, bác sĩ… đều có ý kiến rằng mọi thứ cần phải được điều tra cụ thể, sau đó mới có thể đủ yếu tố đưa ra một kết luận cuối cùng.

Trong status có tựa đề "Những con thú người" của nhà văn, võ sư Châu Đoàn (Đoàn Bảo Châu), ông thẳng thắn kêu gọi phía quân đội phải có sự minh bạch cần thiết của mình. "Những vị đang có quyền lực của xã hội này, tôi biết các vị rất quý quyền lực của mình nhưng tôi kêu gọi lương tri, lương tâm của các vị mà hãy lên tiếng để sự việc này không chìm xuồng, để được giải quyết sao cho lòng tin của dân không bị chìm xuồng theo sự việc.

Muốn biết làm gì cho phải, chỉ đơn giản tự hỏi nếu đứa trẻ 18 tuổi kia là con mình, mình sẽ làm gì ?

Thường những gì được lương tâm, lương tri soi sáng, câu trả lời hiện ra rất rõ ràng, rất nhanh mà không cần bất cứ một nghị quyết, một đường lối hay một lý tưởng xa xôi nào", nhà văn Châu Đoàn kết luận.

Tại nhà nạn nhân, trước mặt một số đại diện của quân đội được cử đến để thúc hối thực hiện đám tang và kết thúc sự việc, gia đình Trần Đức Đô tuyên bố sẽ không cử hành tang lễ, mua tủ đông lạnh giữ thi thể và tìm cơ quan khám nghiệm cho tường tận rồi mới tính tiếp. "Lúc đi, con em khỏe mạnh, ngay cả trong thời kỳ Covid. Đến khi về nhà, thì cháu nó như thế này. Gia đình em muốn tìm lại sự công bằng cho con mình ra đi thanh thản", mẹ của nạn nhân Trần Đức Đô nói to trong buổi làm việc với đại diện quân đội ngay ở sân nhà mình.

Trước đó, nói trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30/6, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, khởi đầu cũng có ngôn luận giống như tướng Thông. Thế nhưng trước câu hỏi dồn của báo chí, ông có tiết lộ thêm"Nếu động cơ dẫn đến tử vong do mâu thuẫn sẽ xử lý công minh chứ không bao che".

Nhưng cần phải thấy rõ là hầu hết các báo nhà nước đều đưa tin ngắn gọn, nội dung thỏa hiệp với tình huống mà phía Quân đội đưa ra. Tuyệt đối chưa có – hoặc không thể có – một cuộc điều tra, tìm hiểu sự việc đúng nghĩa với nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là nội dung đầy đủ, khách quan theo sát phía gia đình nạn nhân. Toàn bộ mặt báo nhà nước đều thể hiện sự nhịp nhàng theo kiểu có lệnh từ Tuyên giáo.

Bên cạnh đó, gia đình, người thân của nạn nhân Trần Đức Đô còn đưa ra các các chứng cứ về chuyện để cô lập thông tin và bình luận của công chúng trước thảm nạn này, những người dân trong khu vực đón thi thể Trần Đức Đô cho biết đột nhiên khu vực của họ bị lập chốt canh. Một văn bản ra lệnh cắt internet toàn bộ khu vực đó cũng bị tung ra, nhằm không ai phát tán hình ảnh, thông tin gì về vụ việc. Không rõ nguồn gốc văn bản ở đâu, nhưng thực tế trên facebook, nhiều người dân ở đây đã xác nhận là họ có bị cắt internet đúng như tình trạng văn bản mô tả vậy.

Trước sự sôi sục phẫn nộ của đông đảo dân chúng, đã có những phát ngôn cảnh báo răn đe, chẳng hạn như của Đại Tá Tuyên huấn Nguyễn Xuân Thìn, thì "rất nhiều thế lực lập trang giả trên không gian mạng để quy chụp vụ việc", đồng thời cảnh báo "những ai tung tin lên sẽ chịu trách nhiệm theo Luật An ninh mạng mà Việt Nam mới đưa ra và áp dụng gần đây", các bản tin tức thuận chiều với Tuyên huấn Quân Đôi, cũng đưa rằng "các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này".

Tuy nhiên, trước những hình ảnh có thật, sự kiện đầy dấu hiệu mờ ám, và tiếng kêu đòi của đám đông, rằng vụ việc phải được giải quyết cho ra lẽ, những câu răn đe nói trên, chẳng khác nào châm dầu vào lửa.

Cái chết của nạn nhân Trần Đức Đô rõ ràng đang là một sự thách thức đối với bộ mặt công chính của nhà nước Việt Nam lúc này.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 30/06/2021 (tuankhanh's blog)

*******************

Khi trời chuyển, đủ loại ếch nhái reo hò

Tuấn Khanh, RFA, 30/06/2021

Câu chuyện của thanh niên Trần Đức Đô chết tức tưởi trong doanh trại quân đội chắc chắn không thể sớm kết thúc. Vẫn còn rất nhiều thứ phải tìm hiểu, và hành trình đi tìm công lý người dân cũng sẽ rất gian nan – như mọi vụ án ở Việt Nam – để đi đến cuối con đường : sự thật sẽ tỏa sáng, hay mọi thứ lại chìm đắm trong những sự thành khẩn phường tuồng của những kẻ nắm quyền lực mọi bề ?

bodoi3

Thế nhưng, trước các tiếng kêu đòi đầy nước mắt, quặn thắt của người mẹ, người cha, của những người đang kinh hoàng nhìn thấy một sự tàn bạo được che chở rất mực nghiêm minh, thì có đủ các loài ếch nhái cơ hội đã nhảy ra uôm oam, tự mình đưa ra kết luận đầy khốn nạn về cái chết của một quân nhân trẻ còn đang nằm đó. Chúng nhanh chóng đẩy cái chết đáng ngờ đó, thành một loại "sâu làm rầu nồi canh" làm ảnh hưởng đến cái tên quân đội nhân dân Việt Nam !

Đau đớn cho gia đình của Đô, đau đớn cả cho gia đình đã sản sinh của những kẻ miệng lưỡi điếm nhục tệ hơn súc vật, khi liếm láp cái chết đau thương đồng loại của mình như một bữa tiệc máu, và có thể có cả phần thưởng. Đau đớn cho cả dân tộc Việt Nam phải chứng kiến cả một thế hệ với ý thức băng hoại phụng sự cho cái ác. Đau đớn, bởi trong ngàn năm lịch sử Việt, loại khốn nạn như vậy vốn là hiếm hoi, không thể thành bầy đàn và hò reo nhảy múa tự nhiên như hôm nay.

Hình ảnh mà tôi post kèm ở đây, chỉ mang tính minh họa đại khái về một thứ rác rưởi mọc lên như có chỉ thị đối phó gấp rút, mà vào rạng sáng ngày 1-7-2021, tôi nhìn thấy đăng tải trên YouTube chỉ vừa mới 13 giờ.

Một ngày trước đó, những người đại diện cho một quân đội thuộc hàng hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á, đã lên giọng rằng cái chết của một binh sĩ như vầy, có thể "bị thế lực thù địch lợi dụng". Thế nhưng vẫn chưa thấy kẻ thù nào, quân địch nào lợi dụng ngoài những miệng lưỡi nhơ nhớp, reo hò sau những tuyên bố "vô can" của Trung tướng Dương Đình Thông hay Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, những người phát ngôn chính của Bộ Quốc Phòng về sự kiện này.

Dường như "thế lực thù địch" ở đây, tiền phong và rõ ràng nhất, chính là nhân dân ? Hãy lắng nghe xem. Đúng là trời đang chuyển. Người ta nghe thấy sấm chớp và mây mù của sự phẫn nộ đang hiện ra, mà cách giải quyết duy nhất, là đem lại một bầu trời quang minh, công bằng và nhân ái cho xã hội, cho con người Việt Nam.

Người dân đang nhìn chăm chú vào từng động thái của những người lãnh đạo quân đội về cái chết này, và cả những bản video về cảnh đánh đập, bức hiếp đầy bạo lực trong các doanh trại – đang lan tràn khắp nơi trên Facebook, Tiktok và cả Twitter, như thách đố.

Câu trả lời vào lúc này, ắt phải có đủ giá trị, và cũng phải được nhân dân chấp nhận về sự hợp lý. Vì bởi quân đội – nơi mà con em của mọi người phải gia nhập như một nghĩa vụ công dân – là nơi được đánh giá chuyên nghiệp, mạnh mẽ và công chính nhất của đất nước, cũng là nơi tiêu tốn nhất nhì tiền thuế của cả trăm triệu người dân Việt Nam. Nhưng nay qua vụ việc cụ thể này lại đang làm không ít người ngỡ ngàng lẫn nghi ngại.

Và người dân cũng đang chăm chú quan sát, để hy vọng rằng, sẽ không có chuyện ngân sách phải nuôi dưỡng những loại ếch nhái ghê tởm sống và nói tiếng Việt để đợi lệnh reo hò, ngậm máu phun người cho những sự kiện như thế này.

Tuấn Khanh

Nguồn : 30/06/2021 (tuankhanh's blog)

*******************

Có hay không sự bao che cho hành vi bạo lực trong cái chết của quân nhân Trần Đức Đô ?

RFA, 01/07/2021

Sự thật cần được phơi bày

Vào ngày 28/6/2021, anh Trần Đức Đô, sinh năm 2002, đã tử vong khi đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 (tỉnh Thái Nguyên). Trước khi đi bộ đội, anh Đô sống tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

bodoi7

Lễ mai táng quân nhân Trần Đức Đô hôm 1/7/2021 ở Bắc Ninh. State Media.

Quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi) được phía quân đội xác định là đã tử vong trong tư thế treo cổ hôm 28/6 ở đơn vị tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 (tỉnh Thái Nguyên).

Tuy nhiên, gia đình của quân nhân này nghi ngờ cái chết của người thân là do bị đánh đập. Bố của quân nhân là ông Trần Đức Hội cho VTC biết, thân thể nạn nhân có nhiều vết bầm tím khác thường.

Các video được lan truyền trên mạng xã hội trong các ngày 29/6 và 30/6 cho thấy người thân của Đô bày tỏ bức xúc về cái chết của quân nhân và yêu cầu được làm rõ. Thậm chí, video và hình ảnh chụp từ nhà của quân nhân Đô ở khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho thấy, một số người đã mang cả tủ bảo quản lạnh về để giữ thi thể, không mai táng sớm, để chờ kết quả điều tra.

Trong một video được livestream trực tiếp từ nhà của quân nhân Đô hôm 30/6, mẹ của quân nhân này khi tiếp xúc với đại diện bên quân đội và chính quyền cũng yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân cái chết của con mình vì lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước.

Truyền thông Nhà nước hôm 1/7 cho biết, hiện có bốn cơ quan tham gia điều tra vụ tử vong bao gồm Phòng Điều tra hình sự Quân khu 1, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng), Công an tỉnh Thái Nguyên và Viện Pháp y Quân đội.

Báo Thanh Niên trích lời đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng) nói rằng, những ngày qua, thông tin phát ngôn từ Quân khu 1 bị nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn bóp méo, xuyên tạc.

Ông Thìn cũng cho biết hàng trăm người lạ đã kéo tới gia đình Đô với lý do ủng hộ gia đình đấu tranh trong các ngày qua, gây rối, làm loạn, quay các video, livestream tung lên các trang mạng xã hội.

"Nhận định của chúng tôi trong sự việc này đang có một bàn tay nào đó lợi dụng xúi giục, kích động dư luận. Chúng tôi đang tập hợp để báo cáo Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông xung quanh thông tin xuyên tạc, sai sự thật trong vụ việc này để kiến nghị xử lý", ông Thìn được báo Thanh Niên trích lời cho biết.

Nguồn : RFA, 01/07/2021

************************

Quân nhân tử vong khi làm nghĩa vụ, gia đình nghi ngờ người thân bị đánh đến chết

RFA, 30/06/2021

Một quân nhân tử vong đột ngột hôm 28/6 khi đang làm nghĩa vụ quân sự, gia đình nghi ngờ người thân đã bị đánh đến chết.

bodoi5

Nạn nhân Trần Đức Đô - Facebook Trang Lin's

Từ ngày 29/6, trên mạng xã hội Facebook  đã lan truyền nhiều hình ảnh và video về quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi), quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tử vong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1.

Trong các video được đăng tải, người nhà của quân nhân này nói rằng Đô đã bị giết hại và đòi phải điều tra xác minh.

Một phụ nữ không rõ tên trên video nói :

"Trước ngày 25, cháu tôi có gọi điện cho tôi, chỉ 30 giây thôi, cháu bảo là chỉ huy hay đánh cháu đấy…".

Bà này cáo buộc : "Cháu đã chết mấy tiếng đồng hồ mà quân đội mới gọi cho gia đình tôi. Gia đình đến đấy, cháu đã cứng đơ rất lâu rồi".

Vào ngày 30/6, truyền thông Nhà nước trích thông tin của Bộ Quốc phòng xác định anh Trần Đức Đô đã tử vong sau khi được đi cấp cứu tại bệnh viện vào chiều ngày 28/6.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, vào khoảng thời gian từ 13g45 đến 14 giờ ngày 28/6, khi đơn vị đang làm công tác chuẩn bị huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô báo cáo chỉ huy, xin ra ngoài vệ sinh do đau bụng.

Vào khoảng 14g20, khi không thấy Đô quay lại, chỉ huy đã điều ba quân nhân khác đi tìm và phát hiện quân nhân Trần Đức Đô đang trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện của đơn vị khoảng 50 mét.

Đơn vị đã đưa Đô đi bệnh viện cấp cứu nhưng Đô không qua khỏi.

Tuy nhiên, trong phỏng vấn với VTC, bố của nạn nhân là ông Trần Đức Hội lại có những thông tin khác. Ông nói :

"Khoảng 17g ngày 28/6, tôi nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu Đô gọi đến báo với gia đình là cháu bị đột quỵ tại thao trường. Đến 10 phút sau thì họ lại gọi bảo con tôi đang nguy cấp được cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên nên gia đình tôi tức tốc lên trên đó.

Đi được nửa đường thì tôi lại nhận được điện thoại nói con tôi có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử khiến chúng tôi rất hoang mang. Khi gia đình tôi đến nơi thì những người của quân đội không cho gặp ngay mà cứ đưa đi vòng vèo, khi tôi thấy thi thể của con thì cháu đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt".

Ông Hội cũng cho VTC biết, thân thể của Đô có nhiều vết thương như mạng sườn, ngực bị sưng tím, lưng hằn dây thừng thắt chặt và tím, nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể.

VietNamNet trích lời Trung tướng Dương Đình Thông - Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 1, Bộ quốc phòng, khẳng định, theo đánh giá ban đầu không có việc đánh nhau dẫn đến tử vong.

bodoi6

Ảnh chụp màn hình đám tang quân nhân Trần Đức Đô - Facebook

Bộ Quốc phòng cũng cho biết Bộ đang điều tra vụ việc và sẽ sớm có thông tin.

Việc quân nhân bị đánh khi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải là mới ở Việt Nam. Vào năm 2004, truyền thông Nhà nước cũng đăng thông tin sáu quân nhân đánh chết một quân nhân khác vì cho rằng quân nhân này vi phạm kỷ luật quân đội và phải bị xử phạt. Cơ quan Điều tra hình sự quân đội đã điều tra và đệ nghị Viện kiểm sát Quân sự Quân đoàn 1 truy tố những người này về tội cố ý gây thương tích.

Nguồn : RFA, 30/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tuấn Khanh, RFA tiếng Việt
Read 569 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)