Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/07/2021

Các biện pháp chống dịch cứng rắn chỉ làm khổ người dân

Diễm Thi - Cao Nguyên

Chính quyền đang thất bại trong chống dịch phải cậy nhờ giới chuyên môn độc lập ?

Diễm Thi, RFA, 16/07/2021

Mỗi người góp một tay 

Hôm 10/7/2021, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã gặp trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học để nghe các ý kiến độc lập nhằm góp thêm phương pháp vào chiến lược chống dịch Covid-19 của thành phố.

chong1

Một bác sĩ đang nhìn lọ vắc-xin ngừa Covid-19v - Reuters

Tại buổi gặp gỡ, ông Nên khẳng định luôn tôn trọng ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước nhưng không tự đưa ra các giải pháp, mà phải lắng nghe và tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, bởi bất cứ quyết định nào đưa ra cũng liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. Ông mong muốn các giải pháp phải đáp ứng sự kỳ vọng của dân, phải có lợi cho dân. Ông Nguyễn Văn Nên cũng thừa nhận thành phố đang đứng trước thử thách rất lớn và tình hình dịch Covid-19 đang diễn biết hết sức nghiêm trọng.

Là một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng đã viết một bức tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên, góp ý về cách chống dịch hiện nay. Bức thư đang lan tỏa trên mạng xã hội facebook.

Vị bác sĩ này kêu gọi thay đổi ngay quan điểm về dịch bệnh Covid-19 cũng như người nhiễm Coronavirus. Ông cũng góp ý những điều cần làm và những điều cần tránh trong cách chống dịch hiện nay.

Trao đổi với RFA sáng 16/7, Bác sĩ Thắng chia sẻ lý do ông viết bức tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên :

"Hiện nay, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp là ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy, Ủy viên Bộ chính trị là những người hết sức cầu thị và mong muốn mọi lực lượng trong xã hội đoàn kết lại để cùng nhau đưa đồng bào Việt Nam đi qua dịch hạn này. Đất nước còn nghèo và rất nghèo, những phương tiện như con người, vật chất, của cải, trang thiết bị đều rất thiếu thốn. Dịch bệnh này giáng một đòn rất nặng vào nền kinh tế, kéo lùi nền kinh tế Việt Nam.

Dân lao động khổ lắm chị ạ. Người dân bình thường khổ lắm chứ không như những người tầng lớp trên có nhiều cách để trốn dịch, thoát dịch.

Là một bác sĩ, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, tôi hiểu dịch bệnh nó lan truyền nhanh như thế nào, nên tập thể anh em chúng tôi, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng mong đồng hành cùng chính quyền, cùng nhân dân để đưa đất nước đi qua dịch bệnh".

Ngoài Bác sĩ Thắng, Bác sĩ Phan Xuân Trung, công tác tại Trung tâm Y khoa Medic, Thành phố Hồ Chí Minh cũng kêu gọi các đồng nghiệp hãy vì trách nhiệm và danh dự của Thầy thuốc, đến nhà giúp bệnh nhân khi hữu sự.

Trò chuyện với RFA qua điện thoại tối 16/7, Bác sĩ Nhan Trừng Sơn, Phó Giáo sư, giảng dạy tại trường đại học Y Khoa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cách chống dịch của chính quyền thành phố đang đi đúng hướng. Sở dĩ dịch bệnh bùng phát là do các loại virus biến thể.

Ông đồng ý với biện pháp cách ly những người F0 cũng như những chỉ thị nhà nước đưa ra và các hình thức xử phạt. Theo ông, số tiền thu được từ việc xử phạt nên dùng như những gói cứu trợ người nghèo trong tình hình hiện nay. Với lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố cũng như những bác sĩ đồng nghiệp trong chiến dịch chống dịch hiện nay, ông nói :

"Tùy sức khỏe và tài năng từng người. Với tuổi tôi hiện nay, tôi không thể đến bệnh viện để giúp khám bệnh mà tôi chỉ khám lọc, tức là khám qua điện thoại các triệu chứng rồi hướng dẫn người ta đi làm xét nghiệm. Tôi đóng cửa phòng mạch để khám bệnh, tư vấn miễn phí cho người dân qua điện thoại. Ngoài ra tôi còn tham gia giảng dạy online cho sinh viên đại học y khoa". 

Chính quyền đang đi sai hướng ?

Theo một số chuyên gia y tế, chính quyền đã đi sai hướng nên dịch bệnh bùng phát, người dân cảm thấy bất an với hàng loạt chỉ thị được Chính phủ ban hành bị coi là trái hiến pháp và pháp luật khi ngăn cản người dân đi lại, cấm đoán các hoạt động kinh tế, tước đoạt nhiều quyền tự do khác của người dân.

Về phương diện chuyên môn, Bác sĩ Đinh Đức Long nhân định cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Ông nói :

"Các nước chống dịch phải dựa vào các chuyên gia dịch tễ học lâm sàng, tức là các nhà y học chuyên ngành về lâm sàng. Đằng này, Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh lại chống dịch dựa vào các nhà chuyên gia về hành chính công. Mà nói về luật hành chính, quan hệ hành chính là quan hệ phục tùng. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên.

Như vậy tư duy chống dịch của họ sai khi chống dịch bằng quan hệ hành chính. Tư duy đó là tư duy trấn áp, mệnh lệnh. Không thể ra lệnh cho con virus không được phát triển. Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa’".

Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng nêu quan điểm của ông :

"Có bất cập thực sự trong chỉ đạo từ Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, từ Bộ trưởng Nguyễn Thành Long. Tôi nói thẳng luôn, những người đấy đã lái cuộc chiến chống vi-rút corona sang một hướng hoàn toàn thất bại. Nếu họ thành công thì hôm nay không như thế này. Phải nói là họ đã thất bại.

Để góp phần chữa chạy cái thất bại ấy, tôi mong mọi người cùng góp ý cho những phương pháp đúng đắn hơn, cùng góp công sức với Chính phủ để chống dịch. Chúng ta chỉ có thể đóng góp với tư cách cá nhân, Chính phủ mới có thể ra những quyết định dựa trên những đóng góp của những nhà chuyên môn.

Nếu chính quyền thay đổi và người dân trong, ngoài nước cùng góp sức thì dịch bệnh sẽ qua".

Theo tin từ Cổng thông tin Công Đoàn Việt Nam hôm 2/7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo thống kê kết quả của hai nhóm nghiên cứu : Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright do Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, làm trưởng nhóm và nhóm nghiên cứu Tech4Covid do Tiến sĩ Đinh Bá Tiến, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, làm trưởng nhóm.

Với dữ liệu ghi nhận đến ngày 27/6, nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright nhận định xu hướng dịch đã gần đạt đỉnh vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Đến đầu tháng 8 chỉ còn rải rác vài ca/ngày trước khi kết thúc vào cuối tháng nếu Chỉ thị 10 được tuân thủ tốt.

Trong khi đó, nhóm Tech4Covid dự báo số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 7. Dịch sẽ được kiểm soát đến cuối tháng 8 nếu Chỉ thị 10 được tuân thủ tốt và triển khai nhanh xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/07/2021

********************

Dân nghèo thành phố Hồ Chí Minh kiệt quệ vì dịch bệnh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ gói 886 tỷ

Cao Nguyên, RFA, 16/07/2021

Lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, rồi Chỉ thị 16 lần lượt được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Hàng trăm ngàn lao động tự do, thu nhập thấp cũng theo đó mà phải nghỉ việc, mất thu nhập. Lãnh đạo thành phố thông qua gói hỗ trợ 886 tỷ đồng với lời cam kết "không để dân đói". Tuy nhiên, có nhiều người nghèo đã lâm vào cảnh thiếu ăn vẫn không nhận được tiền.

chong2

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận gạo miễn phí trong đợt dịch Covid-19 hôm 11/4/2020 - Reuters

Dân nghèo kiệt quệ vì dịch bệnh…

Từ hồi cuối tháng 5/2021, khi Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố, cũng là lúc mà nhiều lao động thuộc các ngành dịch vụ như quán ăn, nhà hàng, massage bị mất việc.

Cô Hoàng Minh là một người khiếm thị đang sống trong cảnh ngặt nghèo do lệnh phong toả theo Chỉ thị 16. Bà Minh và chồng đều mất thị lực và đang làm nghề massage ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đợt dịch thứ tư mới bùng phát trở lại thì đây chính là ngành nghề bị yêu cầu dừng hoạt động trước tiên. Do đó cả hai đều phải nghỉ dịch ở nhà mấy tháng nay. Không có tiền, hằng ngày, cô Minh phải ăn cơm trắng trộn mì gói dù đang mang thai ở tháng thứ năm :

"Từ đầu tháng năm là đã hết làm việc được. Người ta cho gạo mì ăn qua ngày, giờ có bầu mì ăn hoài không nổi. Hàng xóm có bữa cho rau ăn. Còn tiền nhà thì người ta cho nợ lại, điện nước thì nợ mấy tháng trời. Người ta tới hỏi thì em nói chưa có tiền, người ta thấy mù nên cũng châm chước.

Lúc chưa dịch em cũng mua một hộp sữa, mà giờ mình cũng khó khăn nên thôi. Giờ ai cho gì ăn nấy vậy thôi chứ đâu có được như lúc mình đi làm. Đi làm có tiền thì mới bồi bổ cho con được. Giờ không đi làm, không có tiền thì có gì ăn nấy thôi".

Cô Minh nói, số tiền hai vợ chồng dành dụm trước dịch cũng đã dùng hết nên vài ngày trước cô phải lên mạng xã hội nhờ mọi người giúp đỡ. Cũng có người thương cho vài trăm ngàn đồng nhưng cũng không dám ăn ngon mà phải để dành đi khám thai. Cô cũng chưa biết vài tháng tới xoay sở đâu ra tiền mà vô viện sinh con.

chong3

Chùa Bát Nhã, quận Bình Thạnh trao tặng cơm chay miễn phí cho người dân. Hình : Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Bình, một người làm công việc phụ quán ăn kể với Đài Á Châu Tự do rằng cả gia đình ông có bốn người, toàn là lao động tự do, người bán vé số, người giao hàng, người phụ bán quán ăn, chỉ có đúng một người làm bảo vệ công ty là có hợp đồng lao động. Nhưng tất cả đều đang thất nghiệp mấy tháng nay.

Giá thực phẩm những ngày này tăng gấp 2-3 lần bình thường. Tiền điện nước, tiền trọ không được giảm đồng nào mà lại không có thu nhập, cả nhà phải vay tiền để ăn qua ngày.

Lúc trả lời phỏng vấn đài RFA, ông nói trong túi ông còn đúng 50 ngàn đồng. Muốn chạy xe ra đường tìm chỗ phát cơm từ thiện để xin, nhưng lại sợ đi xa, xe hết xăng không đủ tiền đổ xăng.

Định bụng sẽ kiếm công việc giao hàng để mưu sinh trong thời điểm này, nhưng vì là lao động tự do, ông Bình không có giấy công tác, không có thẻ nhân viên, không có giấy thông hành nên lo sợ ra đường sẽ bị phạt theo Chỉ thị 16 :

"Nó không nghĩ gì tới vấn đề lương tâm hay là nhân văn gì đâu. Nó chỉ phạt theo cái luật ở trên đưa ra là đi ra ngoài mà không có "lý do chính đáng", rồi đi khu vực này qua khu vực khác không được. Nói chung bây giờ đi ra ngoài đường toàn là lén lén không đó !"

Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 9/7. Theo đó, Chính quyền sẽ siết chặt vấn đề đi lại. Người dân chỉ được ra đường trong các trường hợp cần thiết và phải mang theo giấy tờ để chứng minh.

Vẫn không được nhận tiền hỗ trợ do "không đủ điều kiện"

Vào ngày 25/6, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua gói hỗ trợ Covid-19 với 886 tỉ đồng, trích từ nguồn ngân sách của thành phố, và sẽ hoàn thành phát tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong ngày 15/7/2021.

"Không đủ điều kiện" là lý do mà cả ông Bình và cô Minh không được nhận tiền trong gói hỗ trợ này, dù họ đều mất việc, thậm chí là không còn tiền để ăn.

Ông Bình kể, từ khi bị bắt buộc phải ở nhà, gia đình ông chỉ nhận được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm chứ chính quyền chưa hề hỏi han một câu nào :

"Một gia đình bốn người lao động mà thất nghiệp hết. Nội cái tiền điện, tiền nước không được hỗ trợ một đồng nào, nói chi tới là tiền ăn.

Xã phường chưa bao giờ đem đến cho người dân ở khu vực này được một cọng rau, một hột gạo nào, chỉ có những người dân, những mạnh thường quân tới đây thấy hộ nào khó khăn thì người ta hỗ trợ cho ít rau ít gạo để ăn thôi, chứ Nhà nước là chưa có ai được hỗ trợ hết trơn".

Gia đình ông có nghe thông tin về gói hỗ trợ này trên ti vi, nhưng gần đến ngày hạn chót phát tiền là ngày 15/7 vẫn chưa thấy tổ trưởng nơi ông sinh sống thông báo.

Ông tự đi xin một người trong xóm mẫu đơn, photo thành bốn bản và điền cho cả gia đình. Tuy nhiên, ông tổ trưởng chỉ nhận đúng một lá đơn của người làm bảo vệ, do có hợp đồng lao động. Những người còn lại bị từ chối với lý do là "không biết có đi làm thật hay không" :

"Ông ấy trả lại ba lá đơn. Ông nói là chỉ nhận một đơn thôi. Người làm nghề bảo vệ thì ổng nhận, còn những ngành nghề như bán vé số thì không biết là có đúng là bán vé số hay không, cho nên là không thèm nhận luôn. Ông anh của tôi đi làm nghề chuyên chở thì cũng không nhận luôn".

Sau nhiều lần tranh cãi, cuối cùng cán bộ địa phương chịu nhận hết bốn lá đơn của cả gia đình. Nhưng đến hết ngày 15/7, cả nhà ông Bình không ai nhận được một đồng nào.

Còn đối với cô Minh, cô nói mình có nghe qua về gói hỗ trợ này, nhưng không biết làm sao để được nhận tiền. Ông tổ trưởng khu phố ở sát nhà mà không nghe nhắc nhở gì nên cô nghĩ mình không thuộc diện được hỗ trợ. Phần nữa, do chưa đăng ký tạm trú được nên cô Minh cũng không dám hỏi thêm.

Gói hỗ trợ 886 tỷ quy định cụ thể sáu nhóm sẽ được nhận tiền hỗ trợ. Trong đó, nhóm thứ tư bao gồm tất cả những người lao động tự do, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động, bị mất việc trong thời gian áp dụng lệnh phong toả theo Chỉ thị 16.

Nhóm người này muốn nhận tiền phải có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo thành phố và cư trú hợp pháp tại địa phương, nghĩa là phải có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú và được công an địa phương xác nhận.

Ngoài ra, người mang thai thì được hỗ trợ thêm một triệu đồng. Người nuôi con nhỏ thì nhận thêm một triệu đồng cho mỗi cháu bé.

Sáng 16/7, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn cho hay đã trao tiền cho 95% lao động tự do trên toàn thành phố, mỗi người nhận 1,5 triệu đồng.

Tuyên truyền, chỉ đạo "không để dân đói"

Chiều 16/7, tại một hội nghị trực tuyến do Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải phát biểu rằng "Cả hệ thống chính trị sẽ chăm lo, không để trường hợp nào bị đói, bị khó khăn cơ cực do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đây là thời điểm cán bộ, đảng viên thể hiện sự san sẻ, yêu thương đối với nhân dân, nhường nhịn cho những người yếu thế".

Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong (Chủ tịch UBND thành phố) từng chỉ đạo các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chống dịch nhưng "Tuyệt đối không được để bà con thiếu đói".

Còn Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên ra yêu cầu "Không để người lao động mất việc, lâm vào khó khăn, cùng cực, nhất là những người buôn gánh, bán bưng, kiếm sống hàng ngày trên đường phố".

Ông Bình chia sẻ rằng hiện giờ ông không cần được hỗ trợ gì nhiều, chỉ mong chính quyền thành phố thấu hiểu nỗi khổ dân nghèo mà nới lỏng bớt các chỉ thị cực đoan, để dân tự đi làm kiếm tiền nuôi thân :

"Nói chung là mình cũng không mong sẽ được như bên Mỹ, bên Úc, được nhà nước hỗ trợ về an sinh xã hội. Mình chỉ mong là những cái giãn cách xã hội cũng phải nới nới ra để cho người ta đỡ khổ. Chứ bây giờ dịch như vậy không làm được đồng nào. Nghỉ việc không có một đồng thu nhập, mà còn gò bó, không hỗ trợ cho người ta cái gì hết. Nếu người ta giàu, có tiền thì ở nhà mà hưởng thụ chứ mắc gì phải đi ra đường làm gì !"

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 16/07/2021

* Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên vì lý do an toàn

**************************

Đa số các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn sống khó khăn - việc ‘xóa đói, giảm nghèo’ sao chưa hiệu quả ?

RFA, 16/07/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 14/7 vừa ban hành Quyết định số 1227, phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù, hiện sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025.

chong4

Người dân tộc thiểu số bán hàng rong ở Sapa trước đây. AFP Photo

Cụ thể, 32 dân tộc khó khăn bao gồm : Hmong, Xtiêng, Gia-rai, Dao, Nùng, Tày, Sán Chay, Lào, Giáy, Giẻ-Triêng, Mường, Ba-na, Hrê, Chăm, Ê-đê, Cơ-ho, Khơ-me, Mạ, La Hủ, Phù Lá, La Chí, Kháng, Hà Nhì, Xinh-mun, Co, Ta-ôi, Cơ-tu, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Mnông, Ra-glai, Xơ-đăng... Còn các dân tộc có khó khăn đặc thù được phê duyệt được tiếp tục thụ hưởng các chính sách áp dụng đối với các dân tộc thiểu số rất ít người đã ban hành và còn hiệu lực.

Theo Ủy ban Dân tộc Việt Nam, nước này là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số. Trong đó, 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Lâu nay những chương trình hỗ trợ ‘xóa đói, giảm nghèo’ được Chính phủ Việt Nam tuyên truyền là thành công, giúp người dân thoát nghèo, không tái nghèo... Nhưng vì sao lại còn nhiều người dân tộc thiểu số khó khăn như vậy ?

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 16/7 cho rằng :

"Thật ra thì đúng là có sự khác biệt, ai cũng nhận thấy giữa dân tộc thiểu số và đa số có sự khác biệt rất lớn về đời sống kinh tế và các điều kiện hạ tầng cơ bản. Nó cũng tương tự như sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị, vì dân tộc ít người thường sống ở vùng sâu vùng xa có điều kiện hạ tầng không thuận lợi. Tuy nhiên những năm gần đây nhà nước cũng có nhiều chương trình như chương trình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, giúp đời sống người dân tộc thiểu số thay đổi".

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho biết thêm về các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số của Chính phủ Việt Nam :

"Các chính sách thì thường chung thôi, dân tộc nào cũng được hưởng theo một chính sách. Bên cạnh đó còn có các chương trình, như gần đây có chương trình hỗ trợ cho các dân tộc rất ít người, tức là số người rất ít thì có một chương trình riêng. Những dân tộc đó còn được hưởng nhiều hơn so với các dân tộc khác. Tôi thấy nó cũng nhằm vào các đối tượng cụ thể, đem lại hiệu quả hỗ trợ nhất định".

Theo UNDP Việt Nam, dù Việt Nam đã có những kết quả về ‘xóa đói giảm nghèo’, nhưng chưa bền vững ; tình trạng tái nghèo tại Việt Nam còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong năm 2020, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Một người dân tộc ở Tây Bắc (giấu tên vì lý do an toàn) khi trả lời RFA nói :

"Không có hỗ trợ, như chú trên 3,4 hecta, nhưng Nhà nước có tài trợ gì đâu, phải trồng rừng thì Nhà nước mới hỗ trợ. Mình cũng trồng rừng mà Nhà nước có hỗ trợ đâu ? Nếu mà trồng cây theo họ thì Nhà nước hỗ trợ 70% vốn để trồng ? Chứ không phải tự tiện trồng được đâu. Cái tốt nhất là ưu tiên khai thác gỗ, nhưng ở đây Nhà nước không cho khai thác".

chong5

Một xóm người Dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng. RFA Photo.

Một người dân giấu tên ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn nói với RFA :

"Ở đây bà con nghèo lắm, chủ yếu là làm ruộng thôi. Ai làm kinh tế thì nuôi những con vật trâu, bò, nuôi ít thôi, làm để cải thiện kinh tế gia đình thôi. Nói chung khá giả không có, hầu như là không có, đa số là hộ nghèo…".

Theo Ngân hàng Thế giới - World Bank, người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo. Trong những năm tăng trưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số đã có mức sống được cải thiện, song thành quả được hưởng vẫn còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường, khi trao đổi với RFA hôm 16/7, cho biết vấn đề của người dân tộc thiểu số là thiếu đất sản xuất :

"Vấn đề hiện nay là đồng bào các dân tộc thiểu số thì thường thiếu đất. Mọi người cũng nhìn thấy rõ là hiện nay tỷ lệ đói nghèo nói chung của cả nước là giảm, nhưng tại vùng các dân tộc thiểu số thì lại tăng. Từ năm 2005, Chính phủ đã có chương trình để giải quyết đất cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên, sau đó có mở rộng cho các vùng khác như Khmer Nam Bộ, Tây Bắc... Tuy nhiên do hạn chế ngân sách và lại không đi theo đúng hướng, cho nên không hiệu quả. Gần đây Quốc hội có thông qua một nghị quyết quan trọng, rà soát lại đất của các nông lâm trường quốc doanh, nếu sử dụng không hiệu quả, hay thừa đất thì chia lại cho người dân tộc".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng tinh thần của nghị quyết này rất tốt. Tuy nhiên theo ông, đến khi triển khai thực tế lại không hiệu quả. Ông nói :

"Có một số nông lâm trường quốc doanh có chuyển lại đất cho địa phương, rồi chuyển cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng người dân tộc thiểu số lại nói rằng đất không màu mỡ, không dùng được, rồi lại ở xa khu dân cư quá... Câu chuyện là làm sao sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường trước đây, vẫn là địa phương không làm giống được như chủ trương của trung ương đặt ra".

Ngân hàng Thế giới - World Bank cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là do bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường, bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ, hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng, tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp, và có trình độ học vấn thấp...

Nguồn : RFA, 16/07/2021

*********************

Nhiu hãng xưởng ln ti Vit Nam tm dng hot đng vì dch Covid bùng phát

VOA, 15/07/2021

Đt bùng phát dch th 4 ti Vit Nam đang tiếp tc gây thêm hu qu kinh tế khi các công ty công ngh cao và nhà máy xut khu ln buc phi tm ngng hot đng, gia bi cnh nhiu doanh nghip không th đáp ng yêu cu "3 ti ch" ca chính quyn đa phương.

vn1

Bng hiu ca tp đoàn Intel ca M trong Khu Công ngh cao Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh, "tâm dch" ln nht Vit Nam hin nay, va bt đu áp dng quy đnh "3 ti ch" t ngày 15/7. Theo đó, các doanh nghip phi đm bo cho công nhân "sn xut ti ch, ăn ti ch, ngh ngơi ti ch" và phi đnh k xét nghim 7 ngày/ln cho công nhân nếu mun duy trì hot đng sn xut.

Ngoài ra, doanh nghip còn được yêu cu phi thc hin phương châm "1 cung đường - 2 đa đim", nghĩa là ch duy nht 1 cung đường vn chuyn tp trung công nhân t nơi sn xut đến nơi ca công nhân (có th chn ký túc xá, khách sn, ch tp trung cho công nhân).

Nếu doanh nghip không đm bo các yêu cu trên, h buc phi dng hot đng k t 0h ngày 15/7.

Tin cho hay nhiu doanh nghip sn xut và công ngh hàng đu ti Thành phố Hồ Chí Minh hin đã thông báo tm đóng ca vì không th thc hin các yêu cu trên.

Trong đó, Công ty Pouyuen Vit Nam, doanh nghip giày dép ln nht thế gii chuyên sn xut cho các nhãn hiu như Nike và Adidas, vi vi hơn 56.000 công nhân đang hot đng ti Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết công ty s đóng ca trong 10 ngày vì không th thc hin yêu cu lo liu cho tt c nhân viên li nhà máy và làm các xét nghim thường xuyên cho h.

Khu công ngh cao Sài Gòn là nơi tp trung nhiu công ty hàng đu v công ngh như tp đoàn Nidec ca Nht Bn chuyên sn xut các sn phm motor và và sn phm công nghip h tr chế to đng cơ công ngh cao, tp đoàn Intel ca M vi nhà máy lp ráp và th nghim chip hay tp đoàn Samsung Electronics chuyên sn xut hàng đin t gia dng ca Hàn Quc.

Nhiu nhà máy ti khu công ngh này đã phi ngng hot đng sau khi hơn 750 trường hp Covid-19 được xác nhn, theo VnExpress.

C th, nhà máy ca Nidec Sankyo đã phi ngng hot đng k t ngày 3/7 sau khi phát hin ra gn 600 nhân công nhim Covid-19.

Ba đơn v ca Samsung cũng ngng hot đng sau khi 46 trường hp được xác nhn ti đây. Hin tp đoàn này có 7.000 công nhân đang làm vic cho 16 đơn v.

Trong khi đó, hãng Intel được phép tiếp tc hot đng sau khi thc hin quy đnh "3 ti ch" và gim bt mt s hot đng sn xut.

Thành phố Hồ Chí Minh hin có khong 320.000 công nhân đang làm vic ti các khu chế xut và khu công ngh cao và gn 1,3 triu lao đng ti 17 khu công nghip khác.

Theo thông tin t B Y tế, Vit Nam vào sáng 15/7 ghi nhn thêm 801 ca nhim Covid-19 ti 11 tnh thành, nâng tng s ca nhim trong nước t ngày 27/4 đến nay lên 34.659 ca.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Diễm Thi, Cao Nguyên, RFA tiếng Việt
Read 426 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)