Liệu sự bùng phát covid đại dịch, có thể đánh dấu một sự diệt vong tương tự cho chế độ cộng sản của Trung Quốc hay không ?
Ba mươi lăm năm trước, thảm họa hạt nhân được cả thế giới biết đến với cái tên Chernobyl đã hủy hoại uy tín trong và ngoài nước của chế độ cộng sản Liên Xô – chế độ tồi tệ và thối nát. Chernobyl đồng thời báo hiệu sự kết thúc của Liên bang Xô viết. Một câu hỏi tương tự là liệu sự bùng phát covid đại dịch, có thể đánh dấu một sự diệt vong tương tự cho chế độ cộng sản của Trung Quốc hay không.
Đó là vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, lò phản ứng hạt nhân số 4 trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đã xảy ra một vụ nổ lớn – đủ lớn để thổi bay lò phản ứng 2.000 tấn đang đúc đi thẳng qua mái của tòa nhà lò. Mặc dù vậy, phải đến khi phát hiện dấu vết của bụi phóng xạ tại một cơ sở hạt nhân của Thụy Điển vào ngày hôm sau, người dân Liên Xô mới bắt đầu nghe về những gì đã xảy ra từ các nguồn tin tức nước ngoài – phần còn lại của thế giới cũng chỉ nghe sau đó.
Số người chết trong thời gian ngắn do thảm họa (những người chết ngay lập tức hoặc trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó vì bệnh phóng xạ) là khoảng 54 người ; ước tính về số ca tử vong trong thời gian dài do tiếp xúc với phóng xạ rất khác nhau, từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn và thậm chí cao hơn nhiều.
Thảm họa Chernobyl khiến chế độ Xô viết phải trả giá bằng bất cứ uy tín nào mà chế độ có đối với người dân và là chiếc đinh cuối cùng trong quan tài cho hình ảnh của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô ở nước ngoài.
Tương tự trong hành vi, chính phủ Trung Quốc đã che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát covid ở Trung Quốc trong khi vẫn để vi rút lây lan ra nước ngoài. Do đó, cũng có thể suy đoán rằng Bắc Kinh coi cuộc khủng hoảng Covid không phải là một thảm kịch mà là một cơ hội để phá vỡ các nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới, có lợi cho Trung Quốc.
Liệu sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với Covid có thể đạt đến điểm mà các đồng nghiệp của Tập Cận Bình quyết định rằng ông ta sẽ làm một vật tế thần thuận tiện và loại bỏ ông ta ? Cho rằng ông ta đã mô hình hóa triều đại của mình theo sự cai trị tàn nhẫn của một người nắm quyền lực như Mao, điều đó có thể khó xảy ra. Ngay cả khi điều đó xảy ra, trạng thái giám sát tổng thể của Bắc Kinh sẽ ngăn công dân Trung Quốc biết được bất cứ điều gì như sự thật về những gì đã xảy ra ở Vũ Hán thời gian đầu đại dịch và lý do tại sao.
Khi thảm họa Chernobyl xảy ra, chế độ Xô Viết đã đi vào chặng đường cuối cùng của nó. Ngược lại, nỗ lực giành quyền bá chủ toàn cầu của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu lên đỉnh. Đó là một phần thiết yếu trong bản sắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bất kể điều gì xảy ra với Tập Cận Bình. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc hành trình dài tới mục đích thống trị toàn cầu kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949. Những người kế nhiệm Mao, bắt đầu là Đặng Tiểu Bình, đã cam kết hết lòng với hành trình lịch sử đó.
Bất chấp bộ mặt thân thiện mà Đặng thể hiện với phương Tây, chính Đặng là người đầu tiên mô tả mối quan hệ với Mỹ là "chiến tranh lạnh" và là người đã nói rõ với các đồng nghiệp của mình, nếu không muốn nói là với thế giới bên ngoài, rằng mục tiêu cải cách thị trường và nền kinh tế Trung Quốc của ông là để "làm giàu cho nhà nước và củng cố quân đội".
Những gì người phương Tây cho là cải cách để đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế toàn cầu thực ra là các bước nhằm thống trị và kiểm soát hệ thống đó nhằm đạt được quyền bá chủ.
Trong những năm 1990, người kế nhiệm được chọn của Đặng làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã đưa Trung Quốc vào một quá trình xây dựng quân đội khổng lồ. Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, Hồ Cẩm Đào đã thiết kế trạng thái giám sát tổng thể bằng công nghệ cao của Trung Quốc, bao gồm cả Bức Tường Lửa Great Firewall, và phát động một cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ trị giá hàng trăm tỷ đô la từ một thế giới không nghi ngờ – cuộc tấn công lớn nhất chuyển giao của cải trong lịch sử.
Sáng kiến Vành đai và Con đường vĩ đại của Tập Cận Bình và kế hoạch tổng thể Sản Xuất tại Trung Quốc 2025 của ông chỉ đang xây dựng trên cấu trúc thượng tầng mà những người tiền nhiệm của ông đã thiết lập để đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thống trị thế giới bằng bất kỳ cách nào cần thiết – có thể bao gồm sử dụng hoặc tận dụng đại dịch Covid như một cách làm lũng đoạn nền kinh tế của các nước khác.
Tuy nhiên, có thể hy vọng rằng thế giới đã rút ra bài học từ Chernobyl, điều đã tiết lộ sự phá sản về mặt đạo đức của chế độ đã cho phép đại dịch xảy ra và sau đó cố gắng che đậy đại dịch. Đến lượt mình, Covid đã dạy cho chúng ta một bài học tỉnh táo về những rủi ro mà tất cả chúng ta phải đối mặt khi hợp tác hoặc xoa dịu Bắc Kinh.
Ba triệu người chết, hàng chục nghìn tỷ đô la bị mất trên toàn thế giới : Đó là một cái giá khủng khiếp phải trả cho việc phớt lờ mối đe dọa hiện tại và tương lai do một chế độ ám ảnh về quyền lực gây ra.
Arthur Herman
Nguyên tác : "Is Covid China’s Chernobyl ?", National Review. July 18, 2021.
Phạm Đình Bá dịch
Nguồn : VNTB, 19/07/2021
Ý kiến của người lược dịch : Có những tương phản gì giữa chế độ ám ảnh về quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam và bè lũ bá quyền Trung Quốc ? Kinh nghiệm đại dịch hiện nay có cho thấy chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào về một chế độ toàn trị khắt khe và bất nhân bất nghĩa ?