Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

31/07/2021

Phong trào chạy về quê trốn dịch Sài Gòn

Tuấn Khanh - Nguyễn Văn Châu - Nguyễn Lâm Phong

Chạy đến vô cùng

Tuấn Khanh, RFA, 31/07/2021

Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.

chay1

Đoàn người rời bỏ Sài Gòn về quê vì dịch bệnh Covid-19 - Facebook

Có người đi đến 800 cây số để về miền Trung, và có người đi gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Và còn rất nhiều đích đến nữa. Ngoài những nhóm xe máy, người ta còn thấy cả những gia đình đi bằng xe đạp, thậm chí là liều lĩnh đi bộ. Tất cả đều là người nghèo Việt Nam, những con người cần lao từ mọi miền đã đổ về Sài Gòn, tìm một công việc để dựng đời mình, hoặc để kiếm chút ít dư dả gửi cho cha mẹ ở quê.

Lý do họ rời bỏ Sài Gòn, bởi không còn tin tưởng vào các chính sách chống dịch của nhà cầm quyền, và cũng không đủ sức để cầm cự thêm nữa khi mất việc, không còn gì để sống tiếp nay mai. Hẳn nhiên, chính quyền Hồ Chí Minh đang nợ những con người này một lời xin lỗi, vì đã không cưu mang họ được, qua những tháng ngày này, bất chấp việc tuyên truyền nói dối rằng luôn lo đủ cho mọi người gặp khó khăn.

Nhưng không phải vì chính quyền hết khả năng trong đại dịch. Bản tin tài chính cuối tháng 7-2021 của Ủy ban thành phố Hồ Chí Minh khoe rằng bất chấp đại dịch khó khăn, ngân sách vẫn bội thu. Ước tính sức người 10 triệu dân và sản vật, giao thương ở Sài Gòn vẫn làm ra mỗi ngày 1.500 tỷ đồng để nộp cho ngân sách Trung Ương theo chỉ tiêu được giao. Con số thu được đang tăng nhanh, nên chỉ sáu tháng thôi, đã đạt 54,42% trên tổng thu theo kế hoạch.

Vậy đó, mà từng hộp cơm cho người nghèo, từng cọng rau cho kẻ khó hầu hết là các cuộc tự nuôi, tự cứu nhau đầy khó khăn của người dân. Không chỉ ngăn chặn con người ra đường vì lệnh giãn cách, mà các lực lượng kiểm tra, ngăn chặn đủ thành phần của nhà nước còn ngăn cản cả rau, thịt, sữa thậm chí là cả tã trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ, cũng như là tiền mặt được vận chuyển của ngành ngân hàng. Sài Gòn như một người phụ nữ bị ép vào trò chơi trừ tà thời mông muội, phải chịu đói khát, phải bị trói buộc, kiệt sức không biết xoay trở ra sao lúc này. Dĩ nhiên, những dân cư yếu ớt nhất, dễ tổn thương nhất của vùng đất này đành phải chọn dứt áo ra đi.

Không được hứa hẹn gì một cách thực tế từ người cầm quyền, và cũng lao đao vì không đảm đương nổi bản thân, hàng ngàn con người đã gói ghém tư trang và lên đường. Họ ngủ vật vạ dọc đường, tránh né các sự chận bắt của các chốt kiểm tra trên quốc lộ. Có người chở vợ đang mang thai. Có gia đình chở 3-4 người trên một chiếc xe máy nhỏ. Có cả người mẹ đơn thân chở lùm xùm đồ đạc, phía sau là đứa con chỉ mới hơn 10 tuổi, ôm giữ em nhỏ của mình.

chay2

Một gia đình với con nhỏ đi xe máy đường xa rời bỏ Sài Gòn vì dịch bệnh. Hình : Facebook

Sài Gòn, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, là nơi con người tìm đến chứ không phải rời bỏ, nhưng đây là lần đầu tiên xuôi tay nhìn thị dân từ giã mình. Buồn hơn nữa, Con người bị những nơi chôn rau cắt rốn của mình từ chối tiếp nhận. Từ ngày 1/8, nhiều tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng tuyên bố sẽ không nhận người của mình trở về, vì sợ có dịch, cho dù những người này đã có giấy xét nghiệm âm tính (có thời hạn ba ngày). Sợ không về được nhà, nhiều người chạy thâu đêm, mệt lả và vất xe lăn lóc giữa đường. Cha mẹ, con cái ôm nhau trên con đường quốc lộ cố dành sức để đến nơi, lách được vào mà không bị từ chối.

Trên con đường Bình Phước dẫn về Đắk Nông, có nhiều gia đình để nước, thức ăn nhanh trước cửa để đón những chuyến xe bơ phờ như vậy. Có một cụ già tóc bạc phơ, cứ cầm chai nước vẫy vẫy, đưa cho những chiếc xe sà vội vào nhận rồi lại lên đường. Vội đến mức chỉ còn nhìn nhau, gật đầu, chứ không còn thì giờ để kéo khẩu trang xuống nói lời cảm ơn. Nhìn những điều như vậy – và cả những câu chuyện phát cơm từ thiện, lăn xả giúp nhau của người dân bao lâu nay – là những chương sách đời cảm động, ấm lòng khôn cùng trong thời phong tỏa. Nhưng có ai đó đã nói nhỉ ? Trong một xã hội vận hành, đôi khi, điều ấm lòng nhìn thấy cũng có giá trị như cáo trạng đầy câu hỏi về thời đại, về chế độ.

chay3

Thùng tiền của người dân ủng hộ những người phải rời bỏ Sài Gòn đi hàng trăm cây số về quê vì dịch bệnh. Hình : Facebook

Người miền Nam được hai lần nhìn thấy những cuộc di tản tự phát của người dân. Lần nào cũng có thể rơi nước mắt, dù có hướng ngược nhau.

Lần một, đó là dòng người chạy tránh những ngày kết thúc cuộc chiến năm 1975. Họ lìa bỏ mọi thứ, chấp nhận mất hết và chạy về phía Sài Gòn : một chỉ dấu của người dân vẫn chọn chạy về phía chế độ cầm quyền của mình, dù cho ngày thường họ có ghét hoặc không yêu đi nữa. Hình ảnh của dòng người tất tả chạy với đủ loại phương tiện, đến giờ vẫn làm người ta nao lòng, và thậm chí xen lẫn sự cảm kích trước sự giúp đỡ trong khả năng cuối có thể của một chế độ đang tàn lụi, vẫn ước muốn che chở công dân của mình.

Lần hai, năm 2021, dòng người đó lại tháo chạy khỏi Sài Gòn. Cuộc di tản không phải tìm về miền đất hứa, mà chỉ tháo chạy như một bầy kiến tán loạn ra khỏi nơi ngụ cư của mình, bởi một cú đập mạnh của công cuộc "chống dịch như chống giặc". Những con vi-rút vô hình trước mắt, giờ lại như được biểu trưng bằng hình ảnh con người. Họ chỉ có vài con đường : vào trại cách ly, gồng mình chờ cứu giúp ở nhà trọ, hoặc chấp nhận bị giam nhốt ở nơi làm việc với chính sách duy ý chí có tên "3 tại chỗ" : ăn một chỗ, ở một chỗ và làm việc cũng ở đó.

Những con người ấy, vượt ngoài tầm các kế hoạch của chỉ thị 16 hay đợt phong tỏa với quân đội, trở thành chuyện khó của những người cầm quyền ở Sài Gòn, nên họ được cho phép rời đi. Nhưng rồi trớ trêu là lại bị chặn giữ, ngăn cản ở nơi họ muốn tìm về. Những con kiến-thân phận đó loay hoay chạy từ trên miệng chén rồi lại xuống dưới, mệt nhoài trong những lời tuyên bố an dân vẫn lấp lánh kiêu hãnh trên hệ thống truyền thông.

Trên các trang mạng xã hội, thậm chí là báo chí Nhà nước, có không ít hình ảnh mô tả về cuộc di tản lạ lùng này. Có ảnh những đôi vợ chồng tựa vào nhau ngủ vùi chốc lát trên đường chạy. Có ảnh những đứa nhỏ ngủ mà tay vẫn bấu chặt lấy anh chị của mình như sợ thức dậy sẽ không còn thấy ai. Những gương mặt vô danh ấy quá đỗi nhọc nhằn trên cung đường chạy đến vô cùng. Trong số ấy, chắc cũng không ít người đã đóng góp cho những con số bội thu của Hồ Chí Minh hàng năm, vẫn được đọc lên trong những tràng vỗ tay của giới quan chức mừng tổng kết thu ngân sách thắng lợi.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 31/07/2021

Tham khảo thêm :

https://vnexpress.net/6-thang-tp-hcm-thu-ngan-sach-hon-198-000-ty-dong-4332561.html ?fbclid=IwAR392-1Rw3BVAsKMepsKgCcyAYXYUFG6CidnrdYQHMz1CGkvjxQe7qhlEx8

https://vtv.vn/xa-hoi/mot-so-tinh-dung-tiep-nhan-cong-dan-tro-ve-tu-vung-dich-20210730052400596.htm

*********************

Sài Gòn trng thương

Nguyn Văn Châu, VOA, 30/07/2021

Khi dch bt đu bùng lên đt 4, cô em kiến trúc sư "trách" nh : sao không t chc ph cho bà con như các năm trước ?

chay4

(Hình : Nguyn Văn Châu)

Thú tht là mi năm tôi vn thường t chc các chương trình thin nguyn này cùng bn bè, gia đình và hc trò trong lp võ ca tôi. Nhưng năm nay thy dch hoành hành kinh quá nên có chút "nhát tay." Mi đu thì tính gii lao, nhưng gi được "giao nhim v" nên vô thế ri - Xn tay áo lên làm thôi.

Vic đu tiên tôi nghĩ đến là mình giúp được gì cho bà con. Thế là mt lot các món quà như các năm hin ra trong đu, nhưng tôi gt đi hết. Ln này bà con không nhng thiếu thn đ điu mà còn b cách ly. Thiếu ăn là quan trng nht ; và càng quan trng hơn vi người không đ điu kin, như người vô gia cư, hay người trong khu cách ly.

Nh li các món má tôi thường hay nu, tôi chn ngay : Ruc s.

Món này có s, ti, t, tht... toàn nhng th có dược tính, có th dùng trong nhiu ngày mà không lo lng v chuyn bo qun.

Món ăn đã có, gi đến đi tượng tng quà. Bn bè tôi đa s khi ng h đu nhn nh là giúp người vô gia cư. Tôi còn nhm thêm đến nhng người khiếm th bán vé s, massage.

Tôi may mn có người bn khiếm th có kh năng rt đc bit. Ngi cafe vi mình mà hi đường thì anh ch ngay hướng - dù không thy gì. Thm chí ch anh đi gn đến nơi là anh nói luôn còn bao nhiêu mét là đến.

Ln này tôi nh anh kết ni vi 3 người 3 đa bàn khác nhau và tôi đến tn nơi trao quà đng thi nh h chuyn thông tin cho người khiếm th đng cnh ng nhn tin h tên, s đin thoi, đa ch và hoàn cnh đ tôi cp nht danh sách. Vi suy nghĩ đơn gin là hàng, quán ngưng hot đng thì các bn này ch còn loay hoay trong nhà, không ai giúp được cho h. Tôi làm cu ni, tp hp danh sách người tht, vic tht đ nhóm ca tôi giúp khi có dp và nếu có các nhà ho tâm khác thì tôi s kết ni.

Thế là t hôm đó đến nay tôi liên tc nhn được các tin nhn và âm thm cp nht danh sách theo tng phường, qun, thm ch tnh thành khác cũng có. Nhóm s chn hướng đi sao cho phát được nhiu người nht và ít gp các cht nht.

Ngày 27/7/2021, chúng tôi đi theo l trình Tân Bình, Bình Tân, qun 11, qun 10... Ti mt xóm lao đng đang b cách ly Bình Tân, khong hơn 3 gi chiu, tôi nhìn thy các cháu nh không khu trang vn vô tư chơi trong khu vc phía sau si dây cách ly. Lòng tht bun.

Sau đó, đng t xa hi tìm người khiếm th đang tr trong hm. Chúng tôi trao quà xong, không đành lòng quay đi khi nhìn thy bà con đang đng đông chung quanh. Nhóm tôi ly thêm ruc ra tng cho mi người mt phn đ h dùng trong vài ngày ti.

chay5

(Hình : Nguyn Văn Châu)

Đim cui ca l trình là trên Qun 10. Đến đu hm thì dây đã giăng kín, như vi các hm khác, tôi gi đin thoi gi các bn đi b ra nhn quà t bên trong. Cuc trao đi nhanh và tôi như mt thn sut trên đường v nhà.

"Sài Gòn b trng thương, vt vã kit sc.

Dường như Sài Gòn vn c mm cười qua ging tr li nhè nh bun ca cô gái mù trong khu phong ta : "Em và m em đu b dương tính F0 mi hôm qua, trong nhà không được gp ai hết tr lc lượng y tế mà em gi báo vn chưa xung. Cm ơn anh vì đã tìm em đ gi quà... Nhưng..."

Tôi chào em trong nghn ngào, lòng thm nói : Em ơi, mù và nghèo, li không may y tế rơi vô dòng hong lon vì corona thì ch có 1 t sng, 2 s chết. Cu nguyn cho gia đình em và cho Sài Gòn mau tr li bình yên."

Nguyễn Văn Châu

Nguồn : VOA, 30/07/2021

*********************

Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch, chắc chắn thua

Nguyễn Lâm Phong, RFA, 30/07/2021

Tròn hai tháng kể từ khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu lệnh giãn cách xã hội (sau đó là cách ly và giới nghiêm), cùng với 18 tỉnh thành miền Nam trở thành vùng dịch nặng nề, gần hai năm Việt Nam trải qua đại dịch Covid-19, cho mãi đến 0h đêm 30/7/2021, những điểm nghẽn trầm trọng trong lưu thông phân phối hàng hóa trên toàn quốc mới được tháo gỡ một phần.

chay6

Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch - AP

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Trong văn bản hỏa tốc ban hành chiều tối 29/7 để khẳng định văn bản cũng ban hành hỏa tốc bốn ngày trước đó (25/7), Phó thủ tướng Lê Văn Thành một lần nữa yêu cầu từ thời điểm nêu trên, việc vận tải hàng hóa trên toàn quốc sẽ trở lại gần như trước khi có dịch. Tức là các xe chỉ cần chở hàng hóa không thuộc hàng cấm (chứ không phải quy định chi ly về hàng thiết yếu nữa) sẽ được lưu thông bình thường, không bị cảnh sát dừng lại kiểm tra. Tài xế chỉ cần khai báo y tế, QR code, và giấy xét nghiệm Covid âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ là đủ.

Đồng thời, do hệ thống cấp QR code cho phương tiện vận tải vừa bị hack sập trong vòng hơn một ngày khiến đình trệ việc cấp QR code, nên các phương tiện vận tải chưa được cấp mã hoặc mã đã hết hạn cũng vẫn được lưu thông, cùng với điều kiện dịch tễ như kể trên.

Trong gần một tháng qua, kể từ khi Thành phố Hồ Chí Minh và 10 tỉnh thành Nam Bộ áp dụng cách ly nghiêm ngặt cách ly từng địa phương một, chuỗi phân phối hàng hóa đã bị đứt gãy. Xe chở hàng từ vùng sản xuất (miền Tây và miền Đông) không vào được vùng tiêu thụ lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh vì phải ngoài việc cấp mã lưu thông, xét nghiệm tài xế thì còn phải "vạch" hàng hóa ra kiểm tra xem có phải là hàng thiết yếu hay không.

Cách hiểu sai cơ bản về hàng thiết yếu, quy định "loạn sứ quân" mỗi nơi một kiểu của những người trực tiếp thực hiện (là cảnh sát, công an…) khiến doanh nghiệp khóc ròng và gây tốn kém, thiệt hại khôn xiết.

Về giấy xét nghiệm âm tính, có nơi cho vỏn vẹn một ngày, có nơi cho ba ngày, có nơi bảy ngày. Có nơi vừa xét nghiệm ở đầu đi, đến địa phương lại xét nghiệm tiếp. Cùng một quốc lộ, có địa phương đóng cửa không cho xe vào (nếu không có xét nghiệm), có địa phương cho.

Yêu cầu buộc tài xế phải cách ly 14 ngày sau khi lái xe từ vùng có dịch về khiến doanh nghiệp đói tài xế trầm trọng.

"Chúng tôi đang ở trong tình trạng kiệt quệ, hơn một năm chịu tác động dịch bệnh, doanh thu suy giảm, chi phí tăng lên. Chẳng hạn một công ty có 150 lái xe, hiện hằng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Đây là một chi phí khủng khiếp"- ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nói trong một cuộc họp ngày 27/7.

Cắn răng gồng chi phí để hoàn thành đơn hàng, có những doanh nghiệp phải thuê thêm lái xe để thay tài lái vào địa phận địa phương, hoặc tháo dỡ hàng lên xe khác, còn xe từ vùng dịch không chạm bánh vào. Nhưng có những loại hàng hóa không thể tháo dỡ bằng tay mà phải dùng máy cẩu chuyên nghiệp, không thể sang tải được, tài xế lại phải lái hàng trăm km trở về lại nơi xuất phát. Đồng nghĩa với đơn hàng trì hoãn không lối thoát.

Khó khăn trong công việc và nỗi sợ dịch bệnh đã khiến tài xế bỏ việc và tạm ngưng việc hàng loạt. Doanh nghiệp lại phải bỏ tiền thuê thêm tài xế và lo nơi sinh hoạt tập trung để giảm nguy cơ đi lại nhiều nơi dễ dính dịch.

"Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày".

Ối đọng nông sản miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên. Dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hàng đi siêu thị từ 5 giờ sáng

Ông Lê Thanh Tùng – Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8, các tỉnh miền Nam thu hoạch 700.000 ha lúa và 3,8 triệu tấn gạo. Về rau, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ quả ở các tỉnh phía Nam, nhưng nhu cầu chỉ khoảng 500.000 tấn nên phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm : Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.

Số lượng này trong các năm là phân phối toàn quốc và xuất khẩu, nay hầu hết chỉ còn tiêu thụ trong nước.

Thế nhưng mặc dù vùng nông sản dồi dào này chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh dài nhất là mười mấy tiếng chạy xe, còn nếu chở bằng đường thủy còn nhanh hơn rất nhiều thì gần một tháng nay, người dân Sài Gòn nhiều nơi vẫn chịu cảnh xếp hàng chờ mua thực phẩm trước siêu thị từ 5 giờ sáng. Bị giới hạn bởi lệnh giới nghiêm vào 18 giờ, nhiều siêu thị chỉ đến 9 giờ sáng thì đã hết sạch.

Do ngăn sông cấm chợ, giá rau củ quả, thịt trứng, hải sản đều tăng, móc sạch túi người dân vốn đã không còn việc làm khi thành phố phong tỏa.

Doanh nghiệp phải nghĩ ra đủ cách để lưu thông. Có những nhà xe đã nghĩ ra cách giấu trái cây ở dưới, phủ rau lên trên che lấp vì chốt kiểm soát nói chỉ có rau củ mới là hàng thiết yếu, còn trái cây thì không phải.

Câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng không chỉ diễn ra với nông sản. Hàng hóa mọi mặt đều bị ách tắc và đẩy giá.

"Đi giao hàng đã khổ, về lại khổ lần nữa. Không ít ý kiến từ các nhà cung ứng cho biết nhiều khi còn phụ thuộc vào sự vui buồn của cán bộ ở trạm kiểm soát", bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nói.

Chính trị hóa chống dịch

Nguyên nhân của tất cả sự việc này có phần lớn từ sự chính trị hóa việc chống dịch của Chính phủ Việt Nam

Trong các văn bản và cuộc họp cấp quốc gia, từ khi có dịch đến giờ luôn luôn có một câu "đe dọa" rằng lãnh đạo địa phương nào để xảy ra dịch trên địa bàn mình sẽ bị kỷ luật.

Trước nguy cơ mất chén cơm, lãnh đạo phải tìm mọi cách rào chặn địa phương mình. Sự bất chấp đến an sinh của người dân, bao gồm doanh nghiệp được biện minh bằng khẩu hiệu chống dịch như chống giặc.

Nên, mạnh ai nấy làm, từ thành thị đến thôn xã, chính quyền các cấp đặt ra mọi rào cản ngăn cấm lưu thông. Từ các thành lũy vật lý bằng đất đá, kéo barrier, kéo dây thép gai tạo chướng ngại vật, từ chối nhận người dân của tỉnh mình đi làm ăn xa ở vùng dịch về lại quê nhà, cho đến những thành lũy vô hình bằng các văn bản chứa quy định pháp quy như đã kể trên.

Biện pháp rào làng, vây thành phố xuất phát từ tư duy quản lý làng xã đã trở thành thâm căn cố đế, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ đã là những đô thị lớn.

chay7

Tấm biển kêu gọi chống dịch như chống giặc ở Thành phốHồ Chí Minh hôm 9/7/2021. AFP

Sự khác nhau tuyệt đối giữa nông thôn và thành phố là nông thôn có các địa giới tự nhiên. Giữa các làng, xã, huyện, tỉnh… đều có những cánh đồng, bãi đất, khu rừng làm khu đệm, làm ranh giới. Do vậy, phong tỏa một xã hay một huyện, một tỉnh nông thôn rất dễ, nhưng ở thành phố thì hầu như không thể được.

Thành phố bản chất chỉ là một vùng dân cư và địa lý đồng nhất, nhưng cực lớn. Bên này đường là quận này, bên kia đường là quận khác. Một con đường chạy vắt ngang ba quận. Hai nhà cạnh nhau, mỗi nhà một quận. Muốn vào các quận trung tâm, phải chạy xuyên hai ba quận khác mới đến. Do đó, nó không thể chia cắt.

Quy định cấm shipper giao hàng liên quận của Thành phốHồ Chí Minh đã thất bại. Thất bại thứ nhất, nhu cầu thực tế của người dân khiến họ nghĩ ra đủ cách thức để giao hàng liên quận, âm thầm vô hiệu hóa quy định. Thất bại thứ hai : do mất quá nhiều công sức để chốt chặn ngăn cản giao thương, nên chính quyền bỏ lơ kiểm soát các yêu cầu chống dịch, vì vậy nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn tồn tại ở chính nơi không ngờ đến.

Không thể "rào làng chặn ấp" trong thành phố

Lịch sử quản lý nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ mới bắt đầu cách đây gần 80 năm (1945-2021). Thời đó hầu như cả nước đều là nông thôn, khắp nơi đều là làng xã. Tổ chức chính quyền xã-huyện/tỉnh thời điểm ấy là phù hợp. Nhưng khi đã hình thành những đô thị lớn và cực lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì bê nguyên mô hình tổ chức hành chính cũ vào là hoàn toàn sai lầm.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không thể ngang cấp với Ủy ban nhân dân bất cứ tỉnh thành nào, quận không giống huyện (huyện có huyện trồng lúa, có huyện nuôi hải sản nhưng quận thì tất cả như nhau), phường khác hoàn toàn với xã. Đơn giản vì nó cực lớn, có khả năng làm ra tiền không những nuôi chính mình mà còn nuôi hơn 1/3 cả nước.

Từ cách đây gần 30 năm, tiền thân của Bộ Nội vụ là Ban tổ chức cán bộ Trung ương đã quyết liệt xây dựng, đề xuất và bảo vệ mô hình chính quyền đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội có cơ chế thủ đô). Theo đó, người đứng đầu Thành phố là Thị trưởng, có toàn quyền điều hành trên Thành phố, chỉ phải tuân theo pháp luật. Chỉ có cấp Hội đồng nhân dân cấp Thành phố, không có cấp quận và phường. Mô hình này nhằm đảm bảo Ủy ban nhân dân các quận và phường chỉ là chân rết của Ủy ban nhân dân thành phố để thực hiện các quyết định của Thành phố cho thống nhất.

Sau gần 30 năm, cuối cùng chủ trương này cũng được thông qua.

chay8

Một phụ nữ chở thịt gà tại một chợ ở Hà Nội hôm 29/7/2021. AFP

Có lẽ quá xoay vần với đại dịch nên không mấy người biết rằng Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được thực hiện mô hình chính quyền đô thị kể từ 01/07/2021, tức đã tròn một tháng.

Thế nhưng, so với chiếc áo mới đẹp đẽ, bộ máy quản lý quá thấp bé. Các lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chưa thẩm thấu kịp nguyên tắc vận hành của một đô thị - điều mà các doanh nghiệp tư nhân có thể không biết lý thuyết là gì nhưng lại hiểu rất rõ và ứng dụng rất tốt.

Doanh nghiệp thấu hiểu Thành phố chỉ là một khối thống nhất về dân cư và hành chính. Không thể cấm shipper giao hàng trong một quận. Cũng như thế trên bình diện quốc gia. Hiện giờ đã chỉ còn rất ít vùng nông thôn thực sự, không thể cấm việc lưu thông hàng hóa, dựng biên giới cứng và mềm, bo bo giữ thân, hy vọng con vi-rút bị giam chân ở tỉnh khác/ngành khác chứ không chạy đến được mình.

Chính vì thế những nhà đã cắt vụn quốc gia và thành phố thành nhiều mảnh để lập "pháo đài" chống Covid, khi lẽ ra chính sách phải liên kết, thống nhất và xuyên suốt. Ít nhất phải tính toán chính sách trên quy mô một vùng.

Chính việc tự xé lẻ đi ngược với bản chất vùng và xu thế hợp nhất của vùng đã gây hao tốn tài nguyên và các nguồn lực còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả như đã thấy là thất bại thảm thương.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với Hà Nội, các thành phố khác và toàn quốc gia.

Nguyễn Lâm Phong

Nguồn : RFA, 30/07/2021

Tham khảo :

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/32975/tu-01-7-2021-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-bo-hdnd-quan-phuong

https://tuoitre.vn/ha-noi-cam-shipper-cong-nghe-giao-hang-va-cho-khach-grab-phan-ung-20210725073851372.htm

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6255

http://cand.com.vn/Thi-truong/Khong-de-dut-gay-chuoi-cung-ung-hang-hoa-trong-moi-tinh-huong-650709/

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Thieu-nhat-quan-trong-thuc-hien-quy-dinh-doanh-nghiep-van-tai-kho-tram-be/440034.vgp

**********************

Nhìn nhau như đồng loại

Tuấn Khanh, RFA, 28/07/2021

Những ngày phong tỏa Sài Gòn trở nên căng thẳng nhất, có cả sự tham gia của quân đội, đã diễn ra không ít những điều quái gở. Sự sợ hãi con virus vô hình trong mắt, đã khiến cho toàn bộ hệ thống chính trị "chống dịch như chống giặc" được tự do lựa chọn những gì họ nhìn thấy được, là thứ cần phải chận lại, bao gồm cả miếng ăn và nhu yếu phẩm đời thường của con người.

chay9

Trong vài ngày, sự trớ trêu diễn ra ở khắp mọi nơi.

Những chiếc xe chở sữa, thức uống hoặc tả, hoặc băng vệ sinh của phụ nữ đi giao hàng cũng bị bắt quay đầu vì lý do là hàng không thiết yếu. Sự hoang mang của người dân tràn trên các mạng xã hội, không phải vì Covid, mà vì một xã hội bất an do ngôn ngữ và suy nghĩ con người không thể giao tiếp được với nhau.

Nhất định những mặt hàng như sữa hay băng vệ sinh, chắc chắn phải gợi nhớ cho những "chiến sĩ" đang trực chốt kiểm tra, nhớ về mẹ, chị hay con cái của họ. Và cũng không có ai kiểm chứng được là với các "chiến sĩ" ấy, những mặt hàng như vậy không thể nào chui lọt vào nhà của họ.

Trên tiktok, hay video youtube ngắn, xuất hiện câu chuyện một người chở rau muống đi giao hàng cho công ty đến các quận trong thành phố. Anh bị chốt kiểm tra chận lại. Hai thanh niên trẻ, trắng trẻo mặc quân phục là người kiểm tra, đã loay hoay không thể xác định được rau muống có là mặt hàng thiết yếu hay không.

Người giao hàng điềm tĩnh nói nếu anh không được giao mặt hàng này, xin hãy ghi vào đơn hàng của anh, lý do rõ ràng là không cho đi vì là không thiết yếu. Trong video, một thượng sĩ và một đại uý cứ bối rối không quyết định được rau có thiết yếu hay không. Thậm chí sau đó, họ phải gọi điện thoại để xin ý kiến cấp trên.

Video đó, chỉ là một câu chuyện nhỏ được ghi lại ở Sài gòn, mà một ngày có vô số câu chuyện như vậy xảy ra trong phong tỏa. Nó có thể gây cười cho một số người và quên đi. Nhưng với nhiều người khác, ắt phải có câu hỏi được đọng lại : Thật sự những con người đó không đủ khả năng để nhận biết rau có thiết yếu hay không trong đời sống con người ?

Dĩ nhiên là mọi người trực chốt kiểm tra đều biết. Vì chính trẻ con cũng nhận biết ngay đó là thứ ăn được. Những thứ giúp người ta không bị đói. Chẳng phải trong lịch sử, nhà cầm quyền sau năm 1975, từng ca ngợi rau muống như là một loại lương thực có thể đem lại bổ dưỡng như thịt bò, và khẳng định rau muống sẽ giúp cho con người vượt qua được tất cả mọi cảnh đói kém trong thời gian đó hay sao ?

Chỉ có một cách giải thích duy nhất về chuyện rau – hay bất kỳ loại thực phẩm nào đang bị dán nhãn là không thiết yếu – bị đối xử lạnh nhạt trên đường đi đến với con người : Đó là sự tuân lệnh mù quáng dẫn đến sự ngu hóa, thậm chí quên luôn cả bản năng làm người của mình.

Với những người trực chốt kiểm tra từng từ chối bánh mì, rau hay bất kỳ loại nhu yếu phẩm nào, hoàn toàn không có nghĩa là trong đời sống của họ hoàn toàn vắng bóng những thứ đó. Họ cũng có thể đang thụ hưởng những thứ như vậy, nhưng mệnh lệnh cùng quyền lực tạm thời được giao phó, khiến họ trở nên chai lì, hủy hoại cả những cảm xúc nhận biết mang tính người bình thường.

Sài Gòn đang đứng trước một màn trình diễn khổng lồ đầy ức chế như vậy : Quyết ý của chính quyền nhưng lại không đồng hành cùng lòng dân. Đặc biệt khi người dân phải tự gồng gánh, tự lo miếng ăn, cuộc sống của mình nhưng cứ bị từ chối là "không thiết yếu".

Trên mạng facebook, có tin kể rằng anh shipper mang giao cục sạc điện thoại, và bị cảnh sát giao thông từ chối vì đó là hàng không thiết yếu. Phía dưới bản tin ấy có lời bình luận của một phụ nữ "Gặp mình thì cũng không biết phải trình bày như thế nào. Vì mình đang bị cách ly, nhưng củ sạc điện thoại bị hư, May mà mình mượn được của người phòng bên cạnh. Nếu không, chẳng thể nào liên lạc được với nhân viên trực cách ly, cũng như với người nhà".

À, hóa ra trong muôn vạn điều "thiết yếu" của cuộc đời, quả có rất nhiều góc cạnh của nó. Sẽ chẳng có danh sách nào đơn giản lập ra để cho và từ chối, trong tình huống đại dịch quá mới mẻ với từng gia đình và cả với với một chính quyền như hôm nay. Có làm gì đi nữa thì cũng mọi thứ cũng phải nằm trong sự nhận biết, và thấu hiểu của con người.

Nhà báo Võ Văn Tạo kể rằng ông chở vợ đi mua thuốc uống định kỳ. Khi bị anh thanh niên xung kích chận lại, ông chỉ mớ thuốc vừa mua và giải thích. Người mang sắc phục xung kích ấy chỉ tay, nói ""Cứ cầm cái vỏ hộp thuốc như thế này là đi lung tung được hả ?". Ông Tạo giải thích và nói rằng mình già rồi, chẳng muốn nói dối để ra đường lúc này làm gì, thì tay xung kích trẻ ấy, quát "Muốn lập biên bản hả ?".

Đối diện với mệnh lệnh chính trị trở thành độc đoán do quyền lực được phân cấp, mọi giá trị thiết yếu của người dân chỉ là cá nằm trên thớt. Vợ của ông Tạo muốn cho qua chuyện, bèn nói xuôi với tay xung kích ấy vài câu để đi về cho nhanh. Chứ không khéo lại nộp oan tiền triệu. Ông Võ Văn Tạo là một nhà báo có hơn 30 năm kinh nghiệm và là trí thức làm việc trong ngành kinh tế. Nhưng tất cả những vốn liếng quý báu ấy của ông, dễ dàng trở thành vô nghĩa trước một tình trạng ngu hóa và vô tâm vì mệnh lệnh như vậy.

chay10

Đại dịch là một thảm họa. Không có chính quyền hay người dân nào đủ kinh nghiệm để đối phó trong đời mình. Chắc chắn trong cách chỉ huy việc đối đầu với đại dịch, mọi quốc gia đều cần những mệnh lệnh tập quyền, Nhưng trong sâu thẳm mọi quyết định, vẫn là yếu tố con người đối xử với con người.

Chỉ cần có như vậy thôi, sẽ không bao giờ có những chốt chặn bối rối về những mặt hàng nào là thiết yếu. Và cũng sẽ không có bất kỳ một nhân viên nào của nhà nước phải vào vai bất nhân trong việc từ chối nhu cầu của người khác. Đơn giản thôi, vì ngoài mệnh lệnh khô cứng, mọi thứ chỉ cần được suy xét từ góc nhìn của một con người với chính đồng loại của mình.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 27/07/2021tk

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Lâm Phong
Read 1207 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)