Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đường vinh quang đầy máu dân lành

Cánh Cò, RFA, 10/10/2021

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam cùng với Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khi kết thúc Hội nghị lần thứ Tư của Ban chấp hành trung ương nhiệm kỳ 13 ngày 7 tháng 10 năm 2021 cùng hợp ca bài : Toàn hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc, kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19.

hoinghi01

Ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc Hội nghị lần thứ Tư của Ban chấp hành trung ương nhiệm kỳ 13 ngày 7/10/2021

Chưa hết, toàn bộ Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản nhiệm kỳ này chỉ đòi toàn đảng, toàn bộ hệ thống chính trị... bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, không được phụ họa với sai trái lệch lạc và không hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao riêng trong phạm vi xây dựng, chỉnh đốn đảng mà thôi !

Hay lắm, vinh quang lắm vì Đảng thấu hiểu mọi ngóc ngách dẫn tới việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng cho khỏi bị diệt vong sau gần một thế kỷ đè đầu hút máu bọn dân đen ngu muội. Bọn dân đó có than thở cũng chỉ dám khe khẽ trong gia đình cùng lắm là giữa bàn nhậu với nhau vì ra khỏi phạm vi ấy, kẻ bạo mồm lắm miệng sẽ vào tù đếm lịch.

Sự tàn khốc không chỉ xảy ra một ngày mà liên lỷ hơn 90 năm qua kể từ ngày Đảng cộng sản được thành lập. Bắt đầu bằng những cái chết của cường hào địa chủ, tiếp theo là những người yêu nước nhưng khác chính kiến với Đảng, và rồi cải cách ruộng đất, chiến dịch Mậu Thân, tù cải tạo, đánh tư sản, kinh tế mới, vượt biên, tịch thu ruộng đất, cầm tù người bất đồng chính kiến cho tới hôm nay, giam giữ hàng triệu con người trong chiếc lồng Thành phố với danh nghĩa dịch Covid, đến nỗi gần triệu người bỏ chạy về quê trên những cung đường thảm khốc.

Những sự kiện ấy không phải là vinh quang cho Đảng hay sao khi mục tiêu ban đầu đội lốt giải phóng dân tộc đã được thực hiện một cách hoàn hảo ?

Báo chí ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê. Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau.

Gần một triệu con người ấy có đáng làm cho Đảng được 1 phút chạnh lòng hay không khi cuộc đời của họ gói gọn trên một chiếc xe máy rệu rã, có chiếc tả tơi như đời sống của chủ nhân nó đến nỗi người dân đề nghị thành lập tượng đài cho nó, một tượng đài đối trọng với hàng ngàn tượng đài 'bẩn thỉu' khắp nước. Chỉ có tượng chiếc xe rách khổ này mới đủ hình tượng hóa cuộc sống cơ cực của người Việt hôm nay, nó nói lên tất cả từ bạo lực cách mạng cho tới chiến thắng mùa xuân năm 1975 dẫn tới sự kiệt quệ tận cùng của người Việt Nam trên mảnh đất cùng khổ này.

Sự cùng khổ không do lười biếng hay ỷ lại, nó phát sinh từ bóc lột, cưỡng đoạt, đe nạt lẫn bức hình. Kết quả ấy không thể khác khi hơn 90 năm Đảng này lãnh đạo bằng hai chữ vinh quang, vinh quang cho Đảng, cho tập thể Đảng viên đã dụng công bảo vệ và che chở cho Đảng.

Vinh quang được hình thành trên cơ thể dân chúng không thể có cách gọi nào khác là vinh quang trên máu dân lành.

Máu dân thấm sâu vào lòng đất không những chỉ có màu đỏ mà chúng còn có những hình thái khác, những ẩn dụ khác, những tinh thần khác.

Người đàn bà trở dạ sinh con trên con đường thiên lý về quê chung quanh không có ai, người chồng đành gọi điện về nhà nhờ chỉ dẫn của mẹ. Hãy tưởng tượng nỗi sợ hãi của họ trong hoàn cảnh ấy chúng ta sẽ hiểu ra tại sao người Cộng sản lại thích vinh quang như vậy. Chỉ có vinh quang mới giải thích được sự việc có một không hai này. Vinh quang thay cho người chồng dám một mình dìu vợ trên con đường mà anh không hề biết tới. Vinh quang thay cho người vợ, sự chịu đựng nào đáng so sánh với đau đớn này khi chị một mình chống chọi với tử thần cho cả hai mẹ con.

Người cộng sản sẽ giải thích câu chuyện theo chiều hướng này và họ câng mặt lên cho rằng nhân dân chung quanh đều ngu dốt.

Vinh quang không chịu nằm yên, nó nhảy sổ vào câu chuyện của cụ bà Trần Thị Ớt 76 tuổi đi bộ đẩy chiếc xe nôi từ thành phố về Thoại Sơn, An Giang vì chồng tai biến trở nặng. Hình ảnh cụ bà lưng đã còng, chậm rãi đẩy chiếc xe chất đầy đồ đạc đi hàng trăm cây số khiến ai nhìn thấy cũng lặng người.

hoinghi2

Cụ bà Trần Thị Ớt 76 tuổi đi bộ đẩy chiếc xe nôi từ thành phố về Thoại Sơn, An Giang

Nhưng người cộng sản lại nhìn thấy đó là vinh quang, là sự chịu đựng vượt ngưỡng, vượt cả trí tưởng tượng của loài người không vinh quang thì là gì ?

Vinh quang nằm lẫn lộn giữa câu chuyện một cặp vợ chồng trẻ đi bộ về quê khi chẳng còn một đồng trong túi sau hai tháng ở gầm cầu vì bị đuổi ra khỏi nhà trọ do không còn tiền để đóng, người vợ đang mang thai, mấy hôm đi bộ nhiều nên có lẽ động thai, ra huyết và bên cạnh đó có người đã phải chết trước khi về được ngôi nhà, làng xóm thân yêu của mình. Hai mẹ con chết vì bị tai nạn giao thông khi vừa đến Quảng Nam.

Vinh quang còn nằm ở chỗ ngay từ đầu khi có dịch ở trên thế giới, chính phủ đã thực hiện nhiều chuyến bay để chở những người con xa xứ từ Châu Âu, Nhật Bản, hay Ấn Độ trở về, thế nhưng hôm nay là những hàng rào kẽm gai, là giấy phạt là cách ly. Vinh quang nào cũng có thời cơ của nó.

Vinh quang thay cho hàng trăm người dân ở khu cách ly y tế thuộc khu vực quân sự 121 tỉnh Yên Bái đang phải nhịn ăn vì sợ không thể chi trả chi phí sinh hoạt trong khu cách ly.

Vinh quang nào bằng sự vượt khó của 28 người dân tộc Đan Lai biết rõ hành trình 1.400km đi bộ về quê không hề dễ dàng, vì họ không có tiền, chẳng có xe dù chỉ là chiếc xe đạp, nhưng họ vẫn quyết tâm lên đường.

hoinghi3

28 người dân tộc Đan Lai đi bộ từ Bình Dương về Nghệ An, một hành trình dài 1.400 km.

Vinh quang đang lập lại từ ngày 30 tháng Tư khi 1 triệu thuyền nhân bỏ nước ra đi thì hôm nay vào một ngày đầu tháng Mười, từ Bình Dương, Sài Gòn … từng dòng người chở theo lỉnh kỉnh đồ đạc, chạy về cửa ngõ phía Bắc. Khi đèn đường còn chưa kịp sáng.

Hình ảnh nào minh họa tuyệt vời hơn niềm vinh quang ấy ?

Họ không chờ đợi một tín hiệu lạc quan nào từ nhà nước nhưng khi bốn tay lãnh đạo cao nhất vẫn ngồi trong chiếc xuồng vinh quang chèo chống cho Đảng thì người dân vẫn lặng im, bởi họ không thể hét mãi vào những hình nhân trong ngôi đình thờ Đảng. Không ai căm ghét hình nhân cho dù hình nhân ấy là Tổng bí thư hay Chủ tịch nước, bởi hình nhân dù gì thì cũng được nặn lên từ bùn đất.

Người dân hôm nay đang cúi người xuống chân nhìn lại chính mình trên con đường vinh quang của Đảng.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 10/10/2021 (canhco's blog)

***********************

Ai là chính phạm thảm sát 15 chú chó ?

Gió Bấc, RFA, 10/10/2021

Tiếp theo chuổi bi uất cuộc chạy "giặc chống dịch" thảm thương của hàng trăm ngàn người dân nghèo, xã hội Việt Nam như trúng thêm vết thương chí tử về vụ thảm sát 15 chú chó. Tỉnh Cà Mau đã luống cuống chỉ đạo kiểm tra, họp báo để giải trình. Nhưng nội dung giải trình như đổ dầu vào lửa, chính quyền Cà Mau phải hứng chịu sự nguyền rủa nghiệt ngã trên mạng xã hội, kể cả báo chí lề phải. Nhưng suy cho cùng họ cũng chỉ là kẻ trực tiếp thừa hành, chỉ là kẻ trực tiếp thủ ác, chính phạm nằm ở cấp cao hơn, cuộc thảm sát này cũng chỉ là biểu hiện nhỏ của tội ác lớn hơn gấp vạn lần.

cho1

Vợ chồng người thợ hồ chạy xe máy từ Long An về Cà Mau chở theo 15 con chó.

Trong dòng chảy những sự kiện hình ảnh thương tâm hàng vạn, hàng trăm ngàn người dân nghèo tháo chạy về quê sau bốn tháng dài bị cầm tù, đói khát, lo sợ kinh hoàng bởi "chống dịch như chống giặc", ngày 8/10 dư luận bùng lên ngọn lửa thương cảm đôi vợ chồng người thợ hồ chạy xe máy từ Long An về Cà Mau chở theo 15 con chó. Câu chuyện ngắn ngủi của người chồng cho biết trong bốn tháng qua, họ chỉ được cứu trợ một lần duy nhất 15 kg gạo nhưng vẫn chia sẽ khẩu phần với đàn chó vì nó rất ngoan. Ngay trên đường đi chúng cũng ngoan. Ngay việc sắp xếp để đùm túm hai vợ chồng, 15 chú chó và cả gia tài lỉnh kinh trên chiếc xe máy đã là kỳ công.

Thiêu chó đốt cháy lòng nhân ái

Clip hình ảnh này truyền nhanh trên mạng xã hội như chút lửa ấm tình người trong vòm trời mùa đông. Tình người thợ hồ trong hoạn nạn vẫn yêu thương đùm bọc những con vật quả là đáng quý (1).

Thế nhưng tiếp đó thông tin Cà Mau đã "tiêu hủy" đàn chó như gáo nước lạnh độc ác dập tắt chút lửa ấm mới nhen lên đó. Dư luận phẩn uất bùng nổ. Hàng vạn dòng trạng thái trên mạng Fb đã đay nghiến, nguyền rủa hành vi độc ác, phi nhân này.

 Sự phẫn nộ cùng cực khiến báo chí lề phải cũng đồng loạt theo dõi, phản ánh. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau phải ra công văn yêu cầu chính quyền huyện Trần Văn Thời và ngành Y Tế báo cáo giải trình.

Ngày 10/10, UBND huyện Trần Văn Thời họp báo và nội dung đươc các báo lề phải tường thuật giống hệt như nhau.

Theo báo cáo của UBND huyện Trần Văn Thời ngày 8/10, Trung tâm Chỉ huy xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời có tiếp nhận 7 người về từ vùng dịch ; trong đó có mang theo 15 con chó và 1 con mèo vào Khu cách ly tập trung Trường Trung học phổ thông Khánh Hưng.

Sau đó, xã lấy mẫu test nhanh Covid-19 với 7 người nêu trên. Kết quả có 4 người dương tính. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR, các dây buộc chó mèo không đảm bảo dẫn đến chó, mèo tiếp tục chạy trong khu cách ly. Ban điều hành đã yêu cầu người nuôi quản lý để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sau đó, người nhận nuôi, quản lý chó mèo tự bắt bỏ vào bao và rổ nhựa (4 con chó lớn, còn lại 11 con chó nhỏ và 1 con mèo bỏ rổ nhựa) để bên ngoài phòng cách ly.

Thời điểm này, những người trong khu cách ly và người dân xung quanh khu cách ly có ý kiến sợ chó, mèo không quản lý được sẽ chạy vào khu dân cư. Họ lo ngại lây lan dịch bệnh nên phản ánh đến UBND xã Khánh Hưng và Ban điều hành khu cách ly, nếu không đảm bảo thì thực hiện tiêu hủy số chó, mèo trên. Đến 14 giờ 40 phút ngày 9/10, có kết quả PCR dương tính cả 5 người và được ngành chức năng đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời đúng theo quy định.

Người dân tiếp tục phản ánh yêu cầu gia đình người nuôi chó, mèo quản lý đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng từ đêm 8 đến ngày 9/10, gia đình người nuôi chó, mèo không quản lý được như yêu cầu, để chó chạy trong khu cách ly, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Ban điều hành tiếp tục yêu cầu gia đình người nuôi chó, mèo quản lý để đảm bảo vệ sinh trong khu cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19, nếu không đảm bảo thì tiến hành tiêu hủy. Lúc này, gia đình người nuôi không có ý kiến gì.

Đến 7 giờ 30 phút ngày 9/10, Ban điều hành tiến hành làm biên bản tiêu hủy 15 con chó, 1 con mèo phía trước ngoài khu cách ly trước sự chứng kiến của người dân phía ngoài khu cách ly và những người trong khu cách ly (2).

Rất tiếc, đàn chó đâu phải là tang vật vật phạm tội hay nguồn lây truyền dịch bệnh mà phải tiêu hủy ? Riêng với đàn chó cùng người chạy lần này lại là biểu trưng của lòng nhân ái.

FDA, CDC : chưa có cảnh báo Covid lây từ thú qua người

Cho rằng sự lo lắng của người dân địa phương về sự lây lan của đàn chó là có thật thì sự lo lắng ấy có đúng đắn không ? Có cơ sở khoa học không ? Nếu cứ chống mạnh tay, giết mạnh tay, cứ nghi thì tiêu hủy liệu sẽ còn tiếp tục tiêu hủy đến những thứ gì ?

Lập luận này làm người ta nhớ tới những cuộc tàn sát gia cầm kinh hoàng hơn 1 thập niên trước đây. Những con chó cần phải tiêu hủy theo yêu cầu của người dân và để bảo đảm chống lây lan Covid. Nếu các biện pháp này là đúng thì liệu tiếp theo cuộc phong thành, làm hàng rào kẻm gai sẽ có thêm chiến dịch tàn sát thú nuôi để phòng chống covid vì như một quan chức cao cấp ngành Y từng tuyên bố Việt Nam luôn có những bước di chống dịch trước các nước khác ?

Giới văn nghệ sĩ vốn mẫn cảm với những bức xúc xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ và đặt vấn đề nghiêm túc, khoa học.

Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy chó mèo có thể là vật trung gian lây Covid-19 cho người cả. Vì vậy hành động đem tiêu hủy 15 con chó là không thể chấp nhận.

Diễn viên Hồng Ánh bày tỏ bất bình : "Thật kinh khủng và dã man, mình không biết phải nói gì nữa. Mình cần các nhà dịch tễ học, các tổ chức trong nước và quốc tế bảo vệ động vật, bảo vệ chó mèo hãy ý kiến về hành động này… Mình sẽ gửi đơn kiến nghị cho Tổ chức FOUR PAWS (Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu) sẽ ý kiến về việc này của ngành y tế huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)"(3).

Vấn đề là Covid-19 có nguy cơ lây từ chó qua người không ?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh thì virus của thú và người khác nhau như nước sông và nước biển, không ảnh hưởng tới nhau. Website của tổ chức FDA Mỹ ghi nhận "Dựa trên thông tin hạn chế có sẵn cho đến nay, nguy cơ động vật lây lan Covid-19 sang người được coi là thấp. Không có lý do gì để nghĩ rằng bất kỳ động vật nào, kể cả thú nuôi tại nơi nhốt thú, đều đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan vi rút gây ra Covid-19" (4).

Webite của CDC cũng ghi nhận "Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy động vật đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan SARS-CoV-2, vi-rút gây ra Covid-19 cho con người. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm để hiểu rõ liệu những loài động vật khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2 không và ảnh hưởng như thế nào" (5).

Truyền thông Việt Nam gieo sợ hải, chính phủ siết dân

Thế nhưng trên báo Sức Khỏe Đời Sống của Bộ Y tế lại có đăng bài viết cảnh báo, Nguy cơ truyền Covid-19 giữa người và động vật. Báo này dẫn thông tin cho rằng "Tại Ấn Độ, không chỉ có con người nhiễm Covid-19 mà tám con sư tử ở Công viên thú Nehru (NZP) cũng dính Covid-19. Nhân sự kiện trên, giới khoa học cảnh báo nguy cơ lây virus giữa người và động vật là điều khó tránh khỏi" (6).

Không chỉ riêng bài báo này mà từ nhiều tháng qua, hệ thống truyền thông lề đảng hàng phút hàng giờ ra ra những thông tin gieo rắc sự sơ hải kinh hoàng cho người dân với Covid 19 một nỗi sợ hải vô lối.

Chính Bô Y Tế công bố biến chủng Covid Việt Nam lai từ hai chủng kịch động của Anh và Nam Phi làm WHO phải phát hoảng lên tiếng đính chính là không thể có.

Những yêu cầu, khuyến cáo thực hiện vệ sinh phòng chống lây lan đươc nhà nước chuyển hóa thành sự kỳ thị, phân loại người dân thành F0, F1 phải cách ly với xã hội như một loại tội phạm.

Để bù đắp cho sự thiếu trách nhiệm của chính phủ trong việc mua vacxin, xây dựng hệ thống ý tế cộng đồng để phòng chống dịch, hệ thống tư vấn điều trị covid cho người dân từ gia đình đến cơ sở và nệnh viện chuyên ngành người ta đã gieo rắc nỗi sợ hải để biến người dân thành những con vật ngoan ngoãn phục tùng theo uy quyền, sự ban ơn của đảng và nhà nước. Yên lòng chấp nhận mọi hậu quả xấu là di độc tính của biến chủng Delta.

Bài học đau xót về tử lệ tử vong cao ngất ngưỡng của Thành phố Hồ Chí Minh do chính các biện pháp sai lầm chống dịch cực đoan tốn kém, xét nghiệm đại trà, cách ly tập trung vẫn không được thừa nhận và vẫn tiếp tục được áp dụng cho các tỉnh.

Vòng kim cô bất biến

Cà Mau là tỉnh ngoan ngoãn nhất, chấp hành nghiêm nhặt nhất. Ngay trong đợt đón người về quê tự phát lần này, Cà Mau càng siết mạnh hơn với quy định "Người vùng dịch về quá đông, Cà Mau cách ly tại nhà 28 ngày". Thời gian 28 ngày không biết dựa trên cơ sơ sở nào ngoài sự hoảng sợ vô lối của chính quyền. Ấy nhưng ưu tiên cách ly tại nhà này chỉ dành cho một số người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ; người đã tiêm 1 liều vắc xin đủ 14 ngày ; người đã khỏi bệnh Covid-19 thời hạn 6 tháng, khi về đến Cà Mau xét nghiệm (test nhanh) có kết quả âm tính.

Thêm nửa, điều kiện nhà ở cũng phải hết sức ngặt nghèo ở tầm mức đại gia : có nhà ở riêng biệt (không sống chung với người ở tại địa phương), có khu vệ sinh riêng, nấu ăn riêng, việc tiếp tế đồ dùng, ăn uống phải giữ khoảng cách theo quy định đối với người cách ly…

Cà Mau cũng nằm trong 13 tỉnh phía Nam không muốn tiếp nhận người dân về quê tự phát.

Vì sao như vậy ? Cũng tương tự như tình trạng mở cửa và xe vẫn không thông, máy bay, xe lửa tàu thuyền vẫn trùm chăn nằm ụ, tất cả dều sợ cái kim cô trách nhiệm.

Dù những công văn, công điện thay đổi xoành xoạch hôm 30/9 cấm"người dân về quê tự phát" đến 7/10 yêu cầu đưa đón người dân "về quê là yêu cầu chính đáng" thì cái kim cô của người đứng đầu chính phủ vẫn là"xem xét xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra dịch".

Vì cái kim cô ấy chính quyền các địa phương phải "Nâng cao ý thức cảnh giác trước dịch bệnh, siết chặt việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch", "Thần tốc hơn nữa trong truy vết, phát hiện, khoanh vùng, cách ly" (7).

Vì cái kim cô ấy, mỗi cán bộ dân phòng có quyền đặt luật phân loại bánh mì, tiền, thuốc ân dược có phải là hàng thiết yếu hay không. Vì cái kim cô ấy. Giám đốc trung tâm y tế huyện, Chủ tịch thị trấn có quyền phân loại kết luận không chỉ chó mèo mà cả trâu bò có thể lan truyền dịch hay không.

Chính phạm của cuộc thàm sát 15 chú chó không phải là các cán bộ Trần Văn Thời, Cà Mau. Họ chỉ là tay sai, công cụ.

Vì vậy, sự phản biện xã hội luôn cần thiết nhưng cần đúng đối tượng đừng nhầm lẫn. Chính quyền Trần Văn Thời giết oan đàn chó vỉ sợ cái kim cô chúng ta giết oan họ vì không nhìn ra kẻ thủ ác giấu tay và y sẽ còn tiếp tục tự tin gieo rắc cái ác cho dân tộc bằng thái độ ban ơn.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 10/10/2021

1. https://www.facebook.com/watch/?ref=search&v=1332750657143373&external_l…

2. https://thanhnien.vn/ca-mau-tieu-huy-dan-cho-do-ap-luc-ve-phong-chong-di…

3. https://thanhnien.vn/hong-anh-hua-kim-tuyen-buc-xuc-vu-tieu-huy-dan-cho-…

4. https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/cac-cau-hoi-dap-huu-ich-v…

5. https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/anima…

6. https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-nguy-co-truyen-covid-19-giua-nguoi-va…

7. https://covid19.gov.vn/thu-tuong-xem-xet-xu-ly-nghiem-minh-trach-nhiem-c…

********************

Bầy Chim người và Nhà nhốt chim

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 11/10/2021

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục phơi bày sự thất bại nặng nề về vấn đề chống đại dịch Cúm Tàu, vốn ngay từ những ngày đầu đã cho thấy sự thảm hại, khi đề ra những phương pháp phản khoa học, duy ý chí, chống lại quy luật tự nhiên - quy luật xã hội. 

hoinghi0

Hàng trăm ngàn mảnh đời bi thảm, kéo nhau hàng đoàn túa chạy khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Tính từ ngày 01 tháng Mười năm 2021 đến nay, thay vì mừng vui, vì ngỡ tất cả được thoát cảnh "cá chậu chim lồng", người dân tiếp tục buộc phải chứng kiến những quyết sách hỗn loạn tiếp nối sau hàng trăm ngàn mảnh đời bi thảm, kéo nhau hàng đoàn túa chạy khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Toàn cảnh "chạy dịch" vẫn mang đầy đủ vết thương nhức nhối, về thân phận con người. Những phận người không khác gì những con chim với dáng vẻ run rẩy, chen chúc trong những chiếc lồng chật chội, bỗng chốc được tháo cũi, ngỡ đón lấy cơ hội sống sót bằng hành động "phóng sanh" từ những con người "sùng đạo" ! Những đôi cánh yếu đuối, những đôi chân gầy guộc, vội chấp chới bay lên và nhanh chóng rớt xuống với nỗi kinh hoàng, khi người ta phát hiện chúng đã bị cắt mất cánh [1], để chúng không thể bay xa, để chúng không thể bay cao và để rồi những chú chim tội nghiệp dễ dàng bị bắt trở lại, nhốt vào những cái lồng dơ bẩn, nhằm sẵn sàng cho những cuộc mua bán kế tiếp, với sự đinh ninh "đức hiếu sanh" tràn ngập trong cõi nhân sinh ! Không biết thần thánh thiên địa nào có đủ can đảm chứng giám cho những loại người tràn đầy "thiện tâm" như thế !

Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng "nhận thiếu sót và mong sự lượng thứ của đồng bào" [2] - Một tiếng lòng có vẻ đầy đủ "chân tâm" của Nhà nhốt chim Phan Văn Mãi, trước hàng trăm ngàn con Chim người tội nghiệp, vốn gieo neo băng qua hàng trăm cây số, trong đó có những "con chim mái" yếu ớt cố hết sức bình sinh bảo bọc lấy những con chim non đỏ hỏn, trên con đường ngỡ rằng được "phóng sanh", chập chùng xuyên đêm tối thăm thẳm, mù mịt dưới cơn mưa xối xả ! 

Có những con Chim người đã chết trong cuộc "phóng sanh vĩ đại" nhứt, kể từ ngày "đời ta có đảng" ! Thiên hạ nói, quyền Con Người còn không có, cần chó gì quyền Súc Vật, để cám cảnh cho mười mấy chú chó bị giết chết không chút băn khoăn, trước sự chứng kiến buồn rầu của cặp Chim người vốn là chủ bầy chó.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có đôi chút ngỡ ngàng về hành vi "phóng sanh" của họ, bởi lẽ, đằng sau sự im lìm của hàng trăm ngàn con Chim người, đã làm họ nhận biết thật rõ ràng, trên đời đang tồn tại "một loài chim không bay giờ bay" - Chim người.

Bầy Chim người Việt Nam cũng được phân thành giai cấp, một khái niệm vốn dĩ là chủ trương phải xóa bỏ sạch sẽ mà Đảng cộng sản Việt Nam tự huyễn hoặc, kể từ ngày thành lập.

Dù là Chim người nghèo khổ, trung lưu hay đang sống trong những lồng son, bầy chim vẫn mang đầy đủ thân phận nô lệ. Bên cạnh những con chim trong cuộc "phóng sanh vĩ đại" nháo nhác chạy càng nhanh càng xa càng tốt, thì những con chim khác đang quay quắt với Thẻ Xanh - Thẻ Vàng, với Mũi Một - Mũi Hai, cũng có những con chim đang an vui cùng chăn ấm nệm êm, trong khi những Nhà nhốt chim tiếp tục loay hoay với những quyết sách tù mù, mơ hồ như [3] Thủ tướng Phạm Minh Chính nói hôm 9 tháng Mười năm 2021 :

(trích) "...Dứt khoát trong tuần này phải làm thuận lợi nhất cho người dân. Việc này không nói lại nữa, nếu các đồng chí không làm được thì báo cáo lại Ban chỉ đạo", Thủ tướng yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác thông tin - tuyên truyền theo hướng chủ động, tích cực, có kế hoạch bài bản, phản ánh đúng tình hình, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá..." (hết trích).

Những Nhà nhốt chim cuối cùng vẫn không đủ khả năng nhận ra, dù là Chim người, chúng vẫn cần phải sinh tồn theo đúng lẽ tự nhiên Trời Đất sanh ra. Dù đang bị nhốt trong những chiếc lồng vô hình, chúng vẫn cần một không gian thông suốt để sống, để làm việc. Những chiếc lồng hữu hình được dựng lên bằng những rào chắn đủ loại vật liệu đã được tháo bỏ gần hết, trong nội đô nhưng những chiếc lồng vô hình vẫn còn đầy ắp trên toàn cõi Việt Nam. Chiếc lồng to lớn nhứt đang giam hãm niềm tin của bầy Chim người tội nghiệp, vẫn đang hiện hữu.

Các Nhà nhốt chim vẫn không chấp nhận sự thật, khi mải miết cố gắng "từng bước" khôi phục nền kinh tế. Nên nhớ, nền kinh tế không phải là những bậc tam cấp trải thảm đỏ cho các Nhà nhốt chim bước lên tột đỉnh quyền lực, bởi nền kinh tế không thể tồn tại nếu những rào chắn vô hình và hữu hình vẫn chễm chệ cản ngăn dòng chảy đời sống xã hội - dù đó là xã hội Chim người. Nền kinh tế đó đang lịm tắt dần và chờ đến ngày lụi tàn không xa bởi "con tim ngân sách" đang thiếu máu nghiêm trọng, lại được điều khiển bằng "bộ não trung ương" rối trí với những quyết định đầy tính cát cứ, mà mỗi Nhà nhốt chim địa phương là mỗi kiểu nhốt !

Nhà nhốt chim trung ương - Phạm Minh Chính cần phải hủy bỏ tất cả những chiếc lồng vô hình : Thẻ Xanh - Thẻ Vàng, xét nghiệm và nhứt là không thể coi việc chủng ngừa trở thành điều kiện quan trọng nhứt để giải cứu nền kinh tế Việt Nam đang thoi thóp thở trong ICU mang tên "Hội nhập Thế giới".

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/10/2021 (nguyenngocgia's blog)

_____________________

[1] https://kenh14.vn/xa-hoi/xot-xa-cai-chet-cua-nhung-con-chim-phong-sinh-t...

[2] https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-tphcm-chung-toi-nhan-thieu-sot-va-...

[3] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-luu-thong-thong-nha...

Published in Diễn đàn

"Tự phát về quê" và quyền tự do đi lại

Thới Bình, VNTB, 04/10/2021

"Thương cho bà con miền Tây quá vì cuộc sống xa quê hương làm ăn. Đã chịu cầm cự hết 4 tháng trời…" – đó là cảm nhận dễ bắt gặp khi đọc tin tức trên báo chí hổm rày về những ngày qua lượng lớn công nhân, lao động tự do, lao động thất nghiệp, cũng như những người mắc kẹt lại vì dịch Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng Đông Nam bộ đã ‘tự phát đi xe máy’ trở về đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lên đến hàng chục ngàn người.

tuphat1

Bốn tháng trời bị ‘cầm tù’ trong căn phòng trọ, người miệt sông nước miền Tây ở Bình Dương và Sài Gòn muốn được trở lại nơi quê nhà.

Dường như ở hiện tại, việc được gọi là ‘tự phát về quê’ đang là một ám ảnh của hành vi có dấu hiệu chịu sự đe dọa gì đó từ các cấp chính quyền.

Bởi đến nay Việt Nam chưa hề ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, nên thảm họa nhân đạo xảy ra ở hiện tại đến từ chính sách phòng – chống dịch Covid-19 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, về nguyên tắc là chưa thể có, nên việc hạn chế quyền đi lại bằng các mệnh lệnh hành chính từ cấp chính quyền địa phương là khó thể chấp nhận nếu như nhìn qua lăng kính của nhân quyền được ghi tại Chương II, Hiến pháp 2013, từ Điều 14 đến Điều 49.

Và nếu nói chuyện nhân quyền ở đây, sẽ thấy rằng nhân quyền đang bị xâm hại thô bạo, khi nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đề xuất ngừng tiếp nhận người dân trở về.

Báo cáo từ tỉnh Sóc Trăng cho biết, chỉ tính từ ngày 2/10 đến nay, tỉnh đã tiếp nhận gần 20.000 người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam bộ ‘tự phát về quê’. Tổng cộng số người đã được tiếp nhận trên địa bàn tỉnh lên đến hàng chục ngàn người, kéo theo việc vượt khả năng ở các khu cách ly, chăm sóc y tế… dù địa phương đã cố gắng hết sức có thể để sắp xếp.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết : Trước tình hình trên, tỉnh đã quyết định tạm ngưng tiếp nhận người dân tự phát trở về quê trong 15 ngày kể từ hôm nay 3/10. Rất mong bà con đồng lòng, cùng chia sẻ khó khăn với tỉnh nhà để vượt qua đại dịch. Sau 15 ngày, tỉnh sẽ có thông báo kế hoạch tiếp nhận tiếp theo.

Đối với hàng chục ngàn người đã tiếp nhận, tỉnh Sóc Trăng phân bổ về các huyện. Bên cạnh đó, đối với những người đã chích đủ 2 mũi vắc xin, người đã điều trị khỏi Covid-19 sẽ được theo dõi y tế tại nhà nhằm giảm áp lực cách ly, chăm sóc y tế.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết : Chỉ tính trong 2 ngày, từ ngày 1/10 đến ngày 2/10, tỉnh đã tiếp hơn 2.600 người dân trở về địa phương. Tình hình hiện nay đang rất khó khăn cho tỉnh, vì đã vượt khả năng tiếp nhận cách ly.

Lượng người đã tiếp nhận hiện được phân bổ về các huyện, nhiều điểm trường học đã được tận dụng làm điểm cách ly nhưng vẫn không đáp ứng đủ. Do đó, phương án tạm ngưng tiếp nhận người dân tự phát về quê trong 15 ngày là rất cần thiết. Khi ổn định trở lại, tỉnh sẽ có kế hoạch cụ thể tổ chức đón người dân có nguyện vọng trở về quê.

Với tỉnh Đồng Tháp, tính đến sáng 3/10 đã có khoảng 20.000 người dân đi qua các chốt trên địa bàn tỉnh, trong đó người dân Đồng Tháp là hơn 5.000 người. Các ngành chức năng của tỉnh khi tập hợp khoảng 500 người là dân Đồng Tháp thì có lực lượng cảnh sát giao thông dẫn đường đưa về địa phương nơi người dân thường trú để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, sau đó cách ly tập trung.

Còn những người dân các tỉnh như Kiên Giang, An Giang… thì tập hợp khoảng 500 người sẽ cử lực lượng cảnh sát giao thông dẫn đường đưa người dân tới địa bàn giáp ranh các tỉnh, bàn giao cho lực lượng của tỉnh đó để làm các thủ tục tiếp theo.

Chính quyền tỉnh Đồng Tháp lo ngại, với số lượng hiện tại thì tỉnh đang đáp ứng được, tuy nhiên nếu người dân ‘tự phát về’ lên đến 15.000 – 20.000 người sẽ rất khó.

Trong khi đó ở An Giang từ ngày 1 đến ngày 3/10, tỉnh tiếp đón hơn 15.000 người dân ‘về quê tự phát’. Tỉnh này than rằng các ngành chức năng rất vất vả trong việc bố trí địa điểm cách ly theo quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang phải mở 700 điểm, trường học trên địa bàn tỉnh làm nơi cách ly tập trung hoặc tiếp nhận người dân về quê.

Có một ý kiến thắc mắc duy nhất cho vấn đề trên đặt trong nhân quyền hiến định : Coi tivi, thấy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mấy tháng qua vẫn bay vào, bay ra ; hôm trước ông ở "vùng đỏ" Bình Dương, mấy hôm sau đã thấy ông ở Hà Nội, ngồi trong phòng họp với các thành viên nội các.

Rồi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi Châu Âu, cuối tháng 9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như trên tivi chiếu công khai, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay…

Không lẽ đó là vì ‘các đầy tớ’ đã nghiêm chỉnh tuân theo "Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất !" bằng các loại Moderna và Pfizer mà người dân hay cà rỡn rằng đó là ‘vắc xin ông ngoại, ông anh’ ?

Vậy thì vì sao các quan đầu tỉnh cứ ám ảnh việc người dân ‘tự phát về quê’ ?

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 04/10/2021

***********************

Bi bô v ‘bình thường mi’ và s kinh hoàng mi !

Trân Văn, VOA, 02/10/2021

Hôm 30/9/2021 nhiu người Vit li nu lòng khi chng kiến đng bào ca mình nhng người t nhiu vùng khác nhau đến Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sng lũ lượt dt díu nhau ri Thành phố Hồ Chí Minh thêm mt đt na (1).

veque1

Hàng nghìn người lũ lượt dắt díu nhau rời Thành phố Hồ Chí Minh về quê vì mất việc làm. Hình minh ha.

Sau bn tháng b giam lng trong các phòng tr, không vic làm, không thu nhp, không được h tr, sng nh cu tr, h đã hoàn toàn kit qu cho nên Thành phố Hồ Chí Minh va ni lng các bin pháp kim soát đi li là h lp tc lên đường.

Sau đ loi tuyên b, tVit Nam đã chiến thng dch bnh khiến c thế gii thán phc, đếnphi chp nhn sng chung vi dch bnh, các viên chc hu trách bt đu bi bô v vic thiết lp trng thái"bình thường mi" và đã to ra s kinh hoàng mi !

***

Báo chí Vit Nam gi dòng người tháo chy khi Thành phố Hồ Chí Minh là nhng người v quê t phátvà bi vài gi trước khi chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh ni lng các bin pháp kim soát đi li, ông Phm Minh Chính Th tướng Vit Nam gi công đin ha tc, ra lnh :Phitiếp tc kim soát người ra- vào Thành phố Hồ Chí Minh và các tnh Bình Dương, Đng Nai, Long An (2) nên nhng hình nh video clip ghi li cnh nn dân hi h ri b Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến mt s người như Vinh Thuy, but ming ra trên trang facebook ca Nguyn Đo Đoàn Duy :Công sc ngườita chng dch có th vì bn này mà toang, tui nó v quê lây gia đình, lây cng đng, dưới quê đ sc tiếp nhn tui nó không ? Tao chưa thy ai chết vì đói ch thy chết vì Covid.

Nhng ý kiến kiu như thế đã b ch trích cũng ngay trên trang facebook va k. Chng hn Lê Khc Tun vc li Vinh Thuy :Nhng đa m mingchi người ta là không có lương tâm ! Taotính sơ chi phí khi Sài Gòn mà không có vic làm bn tháng nay : Vi người đc thân, tin tr bình quân hai triu đng/người chưa k đin nước, tin ăn 100.000/ngày là 3triu/tháng, chưak các khon phát sinh khácnhư thuc men hay cho bt trc gì đó. Hãy đt mình vào v trí ngườita ! Trúc Ly góp thêm : Tôi chmt mình mà ba tháng tht nghip, chi tiêu tiết kim cũng hết12 triu ri. Nhng người có gia đình, có con nh thì bao nhiêu na... C nghe h trmà có thy đng nào đâu ! Tony Phú nhn đnh :Nếu an sinh xã hi tt thì dân s khôngchy như vy. Đng trách h (3) !

Xem tường thut ca các cơ quan truyn thông chính thc v tình trng dân chúng b chn li các ca ra, hướng v Long An, Bình Dương (4)... Công an thc trng đêm va chn nn dân, va thuyết phc h ch đa phương lên kế hoch đón v nhưng không thành công (5), nn dân chp nhn ăn b, ng bi trước các trm kim soát người ra vào, Chanh Tam bình :Mt chút nim tin cũngkhông còn nhng người bé mn y nên h phi tháo chy ngay c khi dch giã đã du bt. Đó là tht bi kép (6) ! Chu Hng Quý đt vn đ :Đến nông ni nào mà nhngcha m tr không nghe li khuyên cacác anh công an tt bng, nhit tình, chu đáo đ đưa con nh vào khu cách ly tm thi ? Vinh Nguyn tr li :B la nhiu ri. Ngu gì đ b la tiếp. li ly đâu ra tin ăn, dch thì tr đi tr li. Nht lnna thì c... ch có mà ăn,nói gì đến các th khác (7).

Trong s nhng video ghi li tình trng tc nghn vì b chn đường v quê, có cnh hàng trăm người qu xung, ly công an gác trm phía Long An khiến thiên h thng tht. Có người như Hai Ha bo :Nếu là công an, chng kiến cnh dân ly sng mình như vy, tôi s đào ngũ dù phi đi tù (8) !

Nếu mt Lê Hoài Anh ngm ngùi :Tương lai bp bênh. Tin hết, b b đói trong nhng xóm tr ti tàn, sng lay lt bng thc phm cu tr ca người ho tâm, chng may dính cúm thì c gia đình b đưa đi cách ly mi người mt ng, không tin tc, có khi trv tronghũ đngtro. Bo sao h không tìm cách b v. Sut ngày lôi ra ngoáy mũi, h tí là cht chn, kéo rào km gailàm sao h kiếm sng ! Chưa m đã hù da nếu ra ngoài không có lý do chính đáng thì pht nng...Ly các b, không nuôi ni dân thì cho h đi đi. V quê ít nht hcũng còn thy mt người thân, không phi tr tin nhà tr, đ gia đình h đùm bc ln nhau, đ kh hơn thànhph rt nhiu (9) thì mt Lê Anh Đ ma :Long An c lên. Chn hết. Bít hết. Không thng không phát lương ! Anh Trn góp thêm :Mnh lên ! Khônglà anh Chính li gi tên trước lp (10) !

***

Hoàng Tư Giang mt nhà báo - va tâm s trên facebook v chuyn Phía sau nhng phn người cùng kh :Nguyn Th Thu ôm đa con gái 22 tháng tui cùng chng ngi vt v va hè c đêm qua ca ngõ SàiGòn. H đã tht nghip ba tháng và v quê là con đường sng duy nht. Nhưng h,cũng như hàng ngàn người khác không th vượt qua khi các trm gác ti qua, ging như nhng đoàn người c ri thànhph trước đây.

Câu chuyn ca nhng người khn kh, bơ vơ, đói khát và không được tha nhn như Thu và con tht day dt và ám nh.

Song, vượt lên trên nhng s phn cá nhân ca h còn là mt câu chuyn ln hơn nhiu ln ca nn kinh tế : Đt gãy chui lao đng đim mnh nht nn kinh tế thâm dng lao đng như VitNam.

Thng kê ca thànhph cho biết, ch "mt s ít doanh nghip thc hin phương án 3 ti ch" là hot đng, còn li đa s doanh nghip phi ngng sn xut, tm thi cho công nhân ngh vic.

Ch s lao đng làm vic ti các doanh nghip công nghip chế biến, chế to trong tháng 9 gim 63,3% so vi cùng k năm 2021. Lũy kế 9 tháng, lc lượng lao đng gim 22,1% so vi cùng k.

Mt nghiên cu ca Đihc Kinh tế Lut cho biết, t làn sóng dch ln tư,tuyt đi đa s trong s 288.333 doanh nghip vi 3.240.000 lao đng ti Thành phố Hồ Chí Minh phi ngng hot đng. Ch có 715 trong tng s 1.527 doanh nghip KhuCông nghip còn duy trì hot đng vi khong 65.000 người lao đng còn đi làm trong tng s 345.000 người lao đng.

quy mô toàn quc, lc lượng lao đng quý III/2021 ước tính là 43,2 triu người, gim 1,9 triu người so vi quý trước và gim 3 triu người so vi cùng k năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, lc lượng lao đng là 44,5 triu người, gim 1,1 triu người so vi cùng k năm trước, tương đương 2,4%.

Nhng s liu khô khc này cho thy mt thc tế kinh hoàng : s người tht nghip cao k lc và đt gãy chui lao đng đang din ra trên din rng mà khc phc nó phi là hàng năm. Thâm dng lao đng đim cnh tranh nht ca nn kinh tế - đã tr thành đim d tn thương nht.

Không phi đơn gin mà Nikkei Covid-19 Recovery Index xếp Việt Nam hng bét 121/121 lin trong haitháng qua.

Điu này đng lp liếm đ li ch cho Covid (11).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/10/2021

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/nguoi-ve-que-va-vat-o-cua-ngo-tp-hcm-4365543.html

(2) https://tuoitre.vn/thu-tuong-kiem-soat-nguoi-ra-vao-tp-hcm-dong-nai-binh-duong-long-an-20210930164301907.htm

(3) https://www.facebook.com/groups/2433033536765491/posts/4460511317351026/

(4) https://tuoitre.vn/dem-cho-doi-o-mot-cua-ngo-thanh-pho-20211001003520026.htm

(5) https://tuoitre.vn/cong-an-trang-dem-thuyet-phuc-nguoi-dan-khong-tu-y-ve-que-cho-dia-phuong-len-ke-hoach-don-20211001064120571.htm

(6) https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/3979480775491493

(7) https://www.facebook.com/ChuHongQuy/posts/4279756578806865

(8) https://www.facebook.com/dthangtt/posts/5010295518986512

(9) https://www.facebook.com/christiana.le.35/posts/4110203062422946

(10) https://www.facebook.com/leanhdudu/posts/4873331582678854

(11) https://www.facebook.com/hoang.t.giang.58/posts/10161266350508098

**********************

Covid-19 và màn chng dch như lũ gic

Nguyễn Hùng, VOA, 01/10/2021

Ti mt đt nước mà nhiu người vn tin vào nhng s ưu vit và huy hoàng trên TV, Covid-19 đã lt mt n ca nhng quan tham dt nát.

veque2

Mt cht kim soát qun Long Biên. Hình minh ha.

Quan mi nht b lt mt n chính là Võ Thanh Quan, Bí thư đng ủy ti phường Vĩnh Phúc, thành ph Thun An, tnh Bình Dương.

Mtvideo được chia s trên mng xã hi cho thy ông Quan dn đu mt toán o ào như sôi" vào phá khoá nhà, b hai tay bà Hoàng Th Phương Lan đ dn đi ngoáy mũi, bt chp chuyn bà nói bà đang d vic và tiếng tr con khóc vì s hãi. Hi đi hc, lũ tr chúng tôi được dy "gic đến nhà đàn bà cũng đánh" nhưng lũ gic li mc áo nhà quan ; trong khi đó "đàn bà" li chng ý thc được quyn bt kh xâm phm nơi cư trú ca chính mình nên đành chu đ lũ gic xông vào nhà lôi ra như quân Taliban.

Mc dù các dư lun viên lên tiếng ch trích người ph n không chu đi xét nghim nhưng h c tình l đi rng ch khi có lnh ca ngành kim sát hoc khi người ta phm ti qu tang thì chính quyn mi có th vào tư gia ca h.

Gi s người ta đang trong toa-lét thì có phá nt ca vào kéo ra ? Người Anh nói nhà ca tôi là pháo đài có nghĩa là nhà tôi là bt kh xâm phm. Còn my ông quan Vit Nam nói mi nhà là mt pháo đài có nghĩa là nhà dân thành pháo đài ca công, thích vào thích ra là c thn nhiên như đi ch. Đáng ngán na là chính h cũng t quay video đ chng t tinh thn hng v binh ca chính mình. Cp trên ca ông Quan, Bí thư thành ủy Thun An Hunh Th Thanh Phương li cũng có v ng h cp dưới. H đâu có hiu h hành x như th Vit Nam còn năm 1921.

Còn chuyn ngoáy mũi dân thì các chuyên gia và mng xã hi đã bình lun nhiu ri. Người ta cáo buc các công ty Vit Nam li dng lúc dch giã đ mua r bán đt các b xét nghim nhm trc li.

B Y tế, không rõ vì lý do gì, cũng li khng chế giá sàn ca các b xét nghim giá cao ngt tri, gp nhiu ln giá Châu Âu, vn giàu hơn Vit Nam nhiu ln. Thc tế ti Anh, các b xét nghim được chính quyn phát min phí cho người dân. Dân có th yêu cu gi v nhà hay ra hiu thuc ly. Tôi cũng đã tng nói chính quyn Anh không h kêu gi dân đóng góp tin đ mua vc-xin trong khi h cũng phi đi vay mượn tin tiêu nhưng không đè c dân gia mùa dch. Hàng triu người được chính quyn tr ti 70-80% lương và công ty bù đp phn còn li đ nhân viên ngi nhà mà vn hưởng nguyên lương hơn mt năm tri. Cái đt nước không biết bao gi mi tr thành nước "xã hi ch nghĩa" t dưng li gn my t đó vào tên nước làm gì cho xu h. Mà các khon dân đóng góp mua vc-xin đã sao kê’ chưa nh ?

Nhìn li qúa trình chng dch Vit Nam có th thy chng phi h chng dch như chng gic ; chng dch như lũ gic thì đúng hơn. Ch có lũ gic mi giăng dây thép gai khp hang cùng ngõ hm đ người dân phi ép mình như con gián đ bò qua. Ch có lũ gic mi bo bánh mì không phi hàng thiết yếu. Ch có lũ gic mi b đói người dân ti mc người ta phi chui c vào thùng đông lnh ca xe ti đ trn v quê.

Cũng lũ gic dương dương t đc đy đã khiến c vn người chết vì chính sách zero Covid khiến tình trng lây nhim chéo thêm trm trng và người bnh quá đông không chăm sóc ni ; c ngàn tr đã m côi c cha ln m trong có vài tháng.

Cho dù đa s người dân vn s không dám đng lên bo v quyn ca chính mình và ca đng loi trong mt th chế đc đoán, dch Covid phn nào đy h v hướng đu tranh đòi mt chính quyn sch, minh bch và có năng lc. Người ta hiu ra rng s th ơ v chính tr mt ngày kia s biến h tr thành nn nhân ca chính th đ đn mà h ch không ai khác đã góp phn duy trì s t hi ca nó.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 01/10/2021

**********************

Tầm nhìn của "Ai ở đâu ở đó" phải trở thành "Ai ở đâu thì phải được sống tốt ở chính nơi đó"

Trần Lê Minh, RFA, 01/10/2021

Thành phố Hồ Chí Minh tái m ca, nhưng Covid vn còn hoành hành Vit Nam. S người chết mi ngày vn trên dưới 200, t l t vong cao hơn trung bình thế gii đến bn đim phn trăm. Lúc này liu có là xa xôi khi nói đến tm nhìn xây dng nhng thành ph thích ng, bn vng, kiên cường và có kh năng chng chu vi các biến c ?

veque3

Một người lái xe ôm đang ngủ trên chiếc xe máy trước một tấm biển quảng cáo bán nhà mới xây ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/11/2013 - AFP

Một trong những nguyên nhân chính gây lây lan dịch Covid-19 mạnh mẽ ở Thành phố Hồ Chí Minh là điều kiện sống

Các dch hình thành nhanh chóng ti các khu dân cư nghèo, khu tm cư, khu dân cư t phát mi hình thành ven các khu công nghip, khu chế xut, nhng xóm liu trên các bãi đt hoang, hoc các khu dân cư lâu đi nhưng mt đ dân s quá cao, trong các ngõ hm dày đc và sâu thăm thm. đó người dân sng chen chúc, thiếu ánh sáng và dưỡng khí trong các ngôi nhà nh kín ti tăm. Nhà v sinh mt cái dùng cho chc người hoc ch là vài ba viên gch lót nn, vách tôn hay tranh lá quây tm. Hàng ngày h túa ra đường làm thuê, làm công nht, làm th tay ngh thp, buôn bán t do, ch ch là nơi v ng qua đêm. nhng khu tm cư t phát thì còn rách nát ti tàn hơn na, "nhà" ch là các túp lu tm b dng lên gn như trên bãi r ác, điu kin v sinh ti thiu cũng không th đt được.

H là nhng người dân nghèo ít hc, không có ngh nghip chuyên môn, quê không có rung hoc rung đt rt ít, không đ sinh nhai nên lên thành ph mưu sinh bng làm công nhân, bán sp rau hành, vài món thc ăn r tin ven các khu tp trung công nhân hay sinh viên, ra chén thuê, lượm ve chai, ph quán... H sng mt đi sng trôi dt và bp bênh thành th. Nhng người cha làm ph h, th xây, th sơn, đi theo công trình, con cái may mn thì hc lp tình thương, ngày được ngày mt, ti đâu hay ti đó, tương lai gn như lp li kiếp sng ca cha m.

Không th yêu cu giãn cách, 5K vi nhng người dân này, vì h không có điu kin thc hin.

Kh năng nhn thc ca b phn dân cư này cũng rt thp, căn bn h không hiu được nguyên nhân ct lõi ca các yêu cu dch t nên ch thc hin đi phó, kiu như đeo khu trang khi thy công an, còn bình thường thì t tp thường xuyên, thói quen sng qun cư rt náo nhit.

Có l tiêm vc-xin là bin pháp cui cùng đ gi cho t l t vong nhóm dân cư này thp nht có th.

Nhưng hin trng ca Vit Nam là vác rá đi xin vc-xin khp nơi vn không đ nhét k răng nên phi ưu tiên tiêm. Ch khi nào Vit Nam có th ch đng ngun vc-xin, lúc đó câu chuyn mi được nói tiếp.

Nhưng đy mi ch là Covid-19, liu còn nhng trn dch khác na thì sao ?

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chống chịu ra sao với những biến cố bất thần và không thể lường được của tương lai ?

T khong 20-30 năm trước, Chính ph Vit Nam đã đ ra nhng ch trương rt hay. Ví d "Ly nông không ly hương", "Quy hoch vùng đô th"…

Ly nông không ly hương nghĩa là phát trin nông nghip ti ch thun theo thế mnh có sn ca tng đa phương, chuyên nghip và thương mi hóa sn phm nông nghip đ biến nông dân thành người ch, có th sng no m bn vng trên rung đt ca mình t đi này sang đi khác. Con cháu ca h được nuôi dưỡng đy đ, được hc hành và có sinh kế tt ngay ti quê nhà. C như vy bi đp tng đa phương tt lên.

Quy hoch vùng là ch trương ln bao trùm. Trong đó các vùng đa lý được đnh hướng phát trin phù hp vi s trường kinh tế và đc đim đa lý-dân cư. Mc đích cũng vn nhm to ra ngun tài chính ch đng và bn vng, tm ví như lp tht nhiu đng cơ mnh cho mt b máy to ln. Ví d vùng lõi là Thành phố Hồ Chí Minh được dành đ làm trung tâm giao thương, đu mi xut nhp khu... Các vành đai bên ngoài là vùng giáo dc vi h thng các trường đi hc va đào to nhân lc cho toàn vùng và cho c nước, đc bit cho vùng, đng thi là các trung tâm nghiên cu. Các đô th v tinh trong vùng tùy thế mnh mà làm dch v cng, du lch, xut nhp khu, cung cp nông sn, thy hi sn (thế mnh là xây dng nhà m áy ngay ti vùng nguyên liu), khu công nghip, khu chế xut phù hp... Mi khu vc trong vùng đu có chc năng phù hp vi v trí và din tích, nhân lc, đ b sung cho nhau và thúc đy nhau phát trin.

Bnh vin ca vùng có th cung cp dch v chăm sóc y tế cho người dân quanh vùng vi năng lc tương đương nhau, mà không phi là người dân tn Cà Mau ho st cũng phi nm xe đò nguyên đêm lên Thành phố Hồ Chí Minh đ cha bnh như hin ti.

Nói cách khác, ly nông không ly hương hay quy hoch vùng tc là thc hin trên din rng và chiu sâu ch trương đang được nêu cao thi Covid-"Ai đâu thì đó". Không phi ai đâu thì b nht đó mà là "Ai đâu thì phi được sng tt chính nơi đó" !

veque4

Khu nhà chut bên kênh Xuyên Tâm Thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Nếu nhng ch trương này thc hin hoàn chnh, b xôi rung mt ca đt nông nghip phi được gìn gi. Các thành ph phi khng chế phát trin xây dng nhà theo chiu cao, đ không xy ra tình trng thành th hóa nông thôn mt cách ngu ngc như hin ti. Đó không phi là thành th hóa mà là gm nhm đt canh tác-ngun tư liu sn xut quan trng và quý giá theo kiu tm ăn ri lem nhem, ba bãi, không h có tính toán, biến chúng thành nhng khu dân cư ln xn.

Vì đt canh tác teo nh và mt dn, nhiu thế h nông dân đã chu cnh đi này nghèo hơn đi trước. Khi 13 tnh min tây rng ln và trù phú trong thâm tâm luôn b coi là ngun nhân lc d tr cho Sài Gòn thì bao nhiêu tinh hoa các lĩnh vc đu nhp nhm chy v Sài Gòn sinh sng và làm vic. Nông thôn khp các tnh đu thiếu nhân lc gii và gn bó vi nông nghip. Vi nhiu gia đình, con cái tr li được Thành phố Hồ Chí Minh là hy vng mãnh lit, xem như đi đi. Còn cha m già li vùng quê chăm sóc rung đt vi m kiến thc cũ k lc hu, căn bn là không th đt phá.

Đó đã là nhng ch trương rt hp thi đi.

Tiếc thay, nhìn lại cho đến giờ, chỉ thấy những bước thụt lùi liên tiếp

Vì các ch trương nói trên đi lin vi nhim k ca các lãnh đo c th. Khi h ri nhim s, nó cũng chết theo.

Nhưng đó đây không ch là tm nhìn cá nhân ca vài v lãnh đo được tha nhn nhìn xa trông rng. Đó là xu thế tt yếu ca nhng đt nước đang phát trin hng hc nhưng t phát, thiếu c đnh hướng ln nn tng.

Sau mt thi gian bùng cháy đt các thành tích tăng trưởng nóng, hu qu ca s phát trin thiếu nn tng s bc l không th che giu được.

Đó chính là giai đon này.

Mt min Tây rng ln di dào sn phm t đt đai nhưng không được quy hoch đúng đn, ch biết kêu khóc khi tc biên xut khu hay tc đường lưu thông hàng hóa lên Thành phố Hồ Chí Minh, tr thành nơi cung cp công nhân chưa được đào to cho nhng khu công nghip, khu chế xut Bình Dương, Long An, Tin Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mt Thành phố Hồ Chí Minh đa linh nhân kit nhưng không được quy hoch đúng đn khiến tr thành vùng trũng ca c vùng, nhn ly tt c cái tt ca nhân lc, cht xám đến on lưng chu tt c gánh nng dân cư, lao đng, y tế, văn hóa, giáo dc, an ninh, giao thông, dch bnh... ca c vùng đ v.

Các đa phương ct ri, mnh ai ny làm, b máy chính quyn các cp đu quan liêu xa dân. Chính quyn trung ương không có thc quyn, rt nhiu d án to ln mang danh phát trin ch nhm rút lõi ngân sách hoc chiếm đóng các tài nguyên li ích béo b. Thi gian đ vơ vét vn vn bn năm năm, h chng sc nào quan tâm đến đi sng người dân hoc s phát trin bn vng ca đt nước, ca đa phương.

Chng ai ng mt cơn đi dch như bão lc thc qua, tc toàn b mái nhà mc nát nhưng được sơn son thếp vàng lp lánh ca b máy chính quyn các cp và các đa phương, phơi bày không thương tiếc nhng bt cp, đim yếu chí mng ca nó.

Đi dch này đang lng dn và có th s qua đi khi đt được min dch cng đng. Thành ph li m ca, li đón khách du lch, li làm ăn sôi đng. Nhưng có l s không có bài hc sâu sc nào v quy hoch được rút ra. Sâu trong nn tng ca Thành phố Hồ Chí Minh, tuy rng đã chng cht vết nt, nhưng mi th s vn như cũ. Nhiu ngàn người trong các khu chut nhim bnh chết đi, nhưng nhng khu chut y vn kiên cường tn ti. Min Tây vn b nhìn nhn là ít hc, cm tính, ci lương, đàn ông ham nhu, con gái ham tin, nghĩ ngn. Min Đông, Tây Nguyên thì khù kh, kém văn minh, "trên núi xung". Vn là cái ngun tiếp tế ngun nhân lc bc thp cho Thành phố Hồ Chí Minh, còn nhân lc bc cao thì b Thành phố Hồ Chí Minh nut hết.

Quy hoch là mt khoa hc. Cũng như các ngành khoa hc khác, mc đích ti thượng ca chúng là phc v và tôn vinh con người.

Nhưng nhng phn người cùng kh lượm ve chai dưới nhng pa-nô khng l v các khu hiu vĩ đi do dân vì dân kia, s không bao gi hiu vì sao h li phi trôi dt lên Sài Gòn đ sng và chết đi trong đi dch này. Cuc sng và cái chết ca h- tt c đu ti tăm và vô đnh, dường như không có bt c ý nghĩa nào.

Trần Lê Minh

Nguồn : RFA, 01/10/2021

Published in Diễn đàn

Chạy đến vô cùng

Tuấn Khanh, RFA, 31/07/2021

Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.

chay1

Đoàn người rời bỏ Sài Gòn về quê vì dịch bệnh Covid-19 - Facebook

Có người đi đến 800 cây số để về miền Trung, và có người đi gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Và còn rất nhiều đích đến nữa. Ngoài những nhóm xe máy, người ta còn thấy cả những gia đình đi bằng xe đạp, thậm chí là liều lĩnh đi bộ. Tất cả đều là người nghèo Việt Nam, những con người cần lao từ mọi miền đã đổ về Sài Gòn, tìm một công việc để dựng đời mình, hoặc để kiếm chút ít dư dả gửi cho cha mẹ ở quê.

Lý do họ rời bỏ Sài Gòn, bởi không còn tin tưởng vào các chính sách chống dịch của nhà cầm quyền, và cũng không đủ sức để cầm cự thêm nữa khi mất việc, không còn gì để sống tiếp nay mai. Hẳn nhiên, chính quyền Hồ Chí Minh đang nợ những con người này một lời xin lỗi, vì đã không cưu mang họ được, qua những tháng ngày này, bất chấp việc tuyên truyền nói dối rằng luôn lo đủ cho mọi người gặp khó khăn.

Nhưng không phải vì chính quyền hết khả năng trong đại dịch. Bản tin tài chính cuối tháng 7-2021 của Ủy ban thành phố Hồ Chí Minh khoe rằng bất chấp đại dịch khó khăn, ngân sách vẫn bội thu. Ước tính sức người 10 triệu dân và sản vật, giao thương ở Sài Gòn vẫn làm ra mỗi ngày 1.500 tỷ đồng để nộp cho ngân sách Trung Ương theo chỉ tiêu được giao. Con số thu được đang tăng nhanh, nên chỉ sáu tháng thôi, đã đạt 54,42% trên tổng thu theo kế hoạch.

Vậy đó, mà từng hộp cơm cho người nghèo, từng cọng rau cho kẻ khó hầu hết là các cuộc tự nuôi, tự cứu nhau đầy khó khăn của người dân. Không chỉ ngăn chặn con người ra đường vì lệnh giãn cách, mà các lực lượng kiểm tra, ngăn chặn đủ thành phần của nhà nước còn ngăn cản cả rau, thịt, sữa thậm chí là cả tã trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ, cũng như là tiền mặt được vận chuyển của ngành ngân hàng. Sài Gòn như một người phụ nữ bị ép vào trò chơi trừ tà thời mông muội, phải chịu đói khát, phải bị trói buộc, kiệt sức không biết xoay trở ra sao lúc này. Dĩ nhiên, những dân cư yếu ớt nhất, dễ tổn thương nhất của vùng đất này đành phải chọn dứt áo ra đi.

Không được hứa hẹn gì một cách thực tế từ người cầm quyền, và cũng lao đao vì không đảm đương nổi bản thân, hàng ngàn con người đã gói ghém tư trang và lên đường. Họ ngủ vật vạ dọc đường, tránh né các sự chận bắt của các chốt kiểm tra trên quốc lộ. Có người chở vợ đang mang thai. Có gia đình chở 3-4 người trên một chiếc xe máy nhỏ. Có cả người mẹ đơn thân chở lùm xùm đồ đạc, phía sau là đứa con chỉ mới hơn 10 tuổi, ôm giữ em nhỏ của mình.

chay2

Một gia đình với con nhỏ đi xe máy đường xa rời bỏ Sài Gòn vì dịch bệnh. Hình : Facebook

Sài Gòn, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, là nơi con người tìm đến chứ không phải rời bỏ, nhưng đây là lần đầu tiên xuôi tay nhìn thị dân từ giã mình. Buồn hơn nữa, Con người bị những nơi chôn rau cắt rốn của mình từ chối tiếp nhận. Từ ngày 1/8, nhiều tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng tuyên bố sẽ không nhận người của mình trở về, vì sợ có dịch, cho dù những người này đã có giấy xét nghiệm âm tính (có thời hạn ba ngày). Sợ không về được nhà, nhiều người chạy thâu đêm, mệt lả và vất xe lăn lóc giữa đường. Cha mẹ, con cái ôm nhau trên con đường quốc lộ cố dành sức để đến nơi, lách được vào mà không bị từ chối.

Trên con đường Bình Phước dẫn về Đắk Nông, có nhiều gia đình để nước, thức ăn nhanh trước cửa để đón những chuyến xe bơ phờ như vậy. Có một cụ già tóc bạc phơ, cứ cầm chai nước vẫy vẫy, đưa cho những chiếc xe sà vội vào nhận rồi lại lên đường. Vội đến mức chỉ còn nhìn nhau, gật đầu, chứ không còn thì giờ để kéo khẩu trang xuống nói lời cảm ơn. Nhìn những điều như vậy – và cả những câu chuyện phát cơm từ thiện, lăn xả giúp nhau của người dân bao lâu nay – là những chương sách đời cảm động, ấm lòng khôn cùng trong thời phong tỏa. Nhưng có ai đó đã nói nhỉ ? Trong một xã hội vận hành, đôi khi, điều ấm lòng nhìn thấy cũng có giá trị như cáo trạng đầy câu hỏi về thời đại, về chế độ.

chay3

Thùng tiền của người dân ủng hộ những người phải rời bỏ Sài Gòn đi hàng trăm cây số về quê vì dịch bệnh. Hình : Facebook

Người miền Nam được hai lần nhìn thấy những cuộc di tản tự phát của người dân. Lần nào cũng có thể rơi nước mắt, dù có hướng ngược nhau.

Lần một, đó là dòng người chạy tránh những ngày kết thúc cuộc chiến năm 1975. Họ lìa bỏ mọi thứ, chấp nhận mất hết và chạy về phía Sài Gòn : một chỉ dấu của người dân vẫn chọn chạy về phía chế độ cầm quyền của mình, dù cho ngày thường họ có ghét hoặc không yêu đi nữa. Hình ảnh của dòng người tất tả chạy với đủ loại phương tiện, đến giờ vẫn làm người ta nao lòng, và thậm chí xen lẫn sự cảm kích trước sự giúp đỡ trong khả năng cuối có thể của một chế độ đang tàn lụi, vẫn ước muốn che chở công dân của mình.

Lần hai, năm 2021, dòng người đó lại tháo chạy khỏi Sài Gòn. Cuộc di tản không phải tìm về miền đất hứa, mà chỉ tháo chạy như một bầy kiến tán loạn ra khỏi nơi ngụ cư của mình, bởi một cú đập mạnh của công cuộc "chống dịch như chống giặc". Những con vi-rút vô hình trước mắt, giờ lại như được biểu trưng bằng hình ảnh con người. Họ chỉ có vài con đường : vào trại cách ly, gồng mình chờ cứu giúp ở nhà trọ, hoặc chấp nhận bị giam nhốt ở nơi làm việc với chính sách duy ý chí có tên "3 tại chỗ" : ăn một chỗ, ở một chỗ và làm việc cũng ở đó.

Những con người ấy, vượt ngoài tầm các kế hoạch của chỉ thị 16 hay đợt phong tỏa với quân đội, trở thành chuyện khó của những người cầm quyền ở Sài Gòn, nên họ được cho phép rời đi. Nhưng rồi trớ trêu là lại bị chặn giữ, ngăn cản ở nơi họ muốn tìm về. Những con kiến-thân phận đó loay hoay chạy từ trên miệng chén rồi lại xuống dưới, mệt nhoài trong những lời tuyên bố an dân vẫn lấp lánh kiêu hãnh trên hệ thống truyền thông.

Trên các trang mạng xã hội, thậm chí là báo chí Nhà nước, có không ít hình ảnh mô tả về cuộc di tản lạ lùng này. Có ảnh những đôi vợ chồng tựa vào nhau ngủ vùi chốc lát trên đường chạy. Có ảnh những đứa nhỏ ngủ mà tay vẫn bấu chặt lấy anh chị của mình như sợ thức dậy sẽ không còn thấy ai. Những gương mặt vô danh ấy quá đỗi nhọc nhằn trên cung đường chạy đến vô cùng. Trong số ấy, chắc cũng không ít người đã đóng góp cho những con số bội thu của Hồ Chí Minh hàng năm, vẫn được đọc lên trong những tràng vỗ tay của giới quan chức mừng tổng kết thu ngân sách thắng lợi.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 31/07/2021

Tham khảo thêm :

https://vnexpress.net/6-thang-tp-hcm-thu-ngan-sach-hon-198-000-ty-dong-4332561.html ?fbclid=IwAR392-1Rw3BVAsKMepsKgCcyAYXYUFG6CidnrdYQHMz1CGkvjxQe7qhlEx8

https://vtv.vn/xa-hoi/mot-so-tinh-dung-tiep-nhan-cong-dan-tro-ve-tu-vung-dich-20210730052400596.htm

*********************

Sài Gòn trng thương

Nguyn Văn Châu, VOA, 30/07/2021

Khi dch bt đu bùng lên đt 4, cô em kiến trúc sư "trách" nh : sao không t chc ph cho bà con như các năm trước ?

chay4

(Hình : Nguyn Văn Châu)

Thú tht là mi năm tôi vn thường t chc các chương trình thin nguyn này cùng bn bè, gia đình và hc trò trong lp võ ca tôi. Nhưng năm nay thy dch hoành hành kinh quá nên có chút "nhát tay." Mi đu thì tính gii lao, nhưng gi được "giao nhim v" nên vô thế ri - Xn tay áo lên làm thôi.

Vic đu tiên tôi nghĩ đến là mình giúp được gì cho bà con. Thế là mt lot các món quà như các năm hin ra trong đu, nhưng tôi gt đi hết. Ln này bà con không nhng thiếu thn đ điu mà còn b cách ly. Thiếu ăn là quan trng nht ; và càng quan trng hơn vi người không đ điu kin, như người vô gia cư, hay người trong khu cách ly.

Nh li các món má tôi thường hay nu, tôi chn ngay : Ruc s.

Món này có s, ti, t, tht... toàn nhng th có dược tính, có th dùng trong nhiu ngày mà không lo lng v chuyn bo qun.

Món ăn đã có, gi đến đi tượng tng quà. Bn bè tôi đa s khi ng h đu nhn nh là giúp người vô gia cư. Tôi còn nhm thêm đến nhng người khiếm th bán vé s, massage.

Tôi may mn có người bn khiếm th có kh năng rt đc bit. Ngi cafe vi mình mà hi đường thì anh ch ngay hướng - dù không thy gì. Thm chí ch anh đi gn đến nơi là anh nói luôn còn bao nhiêu mét là đến.

Ln này tôi nh anh kết ni vi 3 người 3 đa bàn khác nhau và tôi đến tn nơi trao quà đng thi nh h chuyn thông tin cho người khiếm th đng cnh ng nhn tin h tên, s đin thoi, đa ch và hoàn cnh đ tôi cp nht danh sách. Vi suy nghĩ đơn gin là hàng, quán ngưng hot đng thì các bn này ch còn loay hoay trong nhà, không ai giúp được cho h. Tôi làm cu ni, tp hp danh sách người tht, vic tht đ nhóm ca tôi giúp khi có dp và nếu có các nhà ho tâm khác thì tôi s kết ni.

Thế là t hôm đó đến nay tôi liên tc nhn được các tin nhn và âm thm cp nht danh sách theo tng phường, qun, thm ch tnh thành khác cũng có. Nhóm s chn hướng đi sao cho phát được nhiu người nht và ít gp các cht nht.

Ngày 27/7/2021, chúng tôi đi theo l trình Tân Bình, Bình Tân, qun 11, qun 10... Ti mt xóm lao đng đang b cách ly Bình Tân, khong hơn 3 gi chiu, tôi nhìn thy các cháu nh không khu trang vn vô tư chơi trong khu vc phía sau si dây cách ly. Lòng tht bun.

Sau đó, đng t xa hi tìm người khiếm th đang tr trong hm. Chúng tôi trao quà xong, không đành lòng quay đi khi nhìn thy bà con đang đng đông chung quanh. Nhóm tôi ly thêm ruc ra tng cho mi người mt phn đ h dùng trong vài ngày ti.

chay5

(Hình : Nguyn Văn Châu)

Đim cui ca l trình là trên Qun 10. Đến đu hm thì dây đã giăng kín, như vi các hm khác, tôi gi đin thoi gi các bn đi b ra nhn quà t bên trong. Cuc trao đi nhanh và tôi như mt thn sut trên đường v nhà.

"Sài Gòn b trng thương, vt vã kit sc.

Dường như Sài Gòn vn c mm cười qua ging tr li nhè nh bun ca cô gái mù trong khu phong ta : "Em và m em đu b dương tính F0 mi hôm qua, trong nhà không được gp ai hết tr lc lượng y tế mà em gi báo vn chưa xung. Cm ơn anh vì đã tìm em đ gi quà... Nhưng..."

Tôi chào em trong nghn ngào, lòng thm nói : Em ơi, mù và nghèo, li không may y tế rơi vô dòng hong lon vì corona thì ch có 1 t sng, 2 s chết. Cu nguyn cho gia đình em và cho Sài Gòn mau tr li bình yên."

Nguyễn Văn Châu

Nguồn : VOA, 30/07/2021

*********************

Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch, chắc chắn thua

Nguyễn Lâm Phong, RFA, 30/07/2021

Tròn hai tháng kể từ khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu lệnh giãn cách xã hội (sau đó là cách ly và giới nghiêm), cùng với 18 tỉnh thành miền Nam trở thành vùng dịch nặng nề, gần hai năm Việt Nam trải qua đại dịch Covid-19, cho mãi đến 0h đêm 30/7/2021, những điểm nghẽn trầm trọng trong lưu thông phân phối hàng hóa trên toàn quốc mới được tháo gỡ một phần.

chay6

Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch - AP

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Trong văn bản hỏa tốc ban hành chiều tối 29/7 để khẳng định văn bản cũng ban hành hỏa tốc bốn ngày trước đó (25/7), Phó thủ tướng Lê Văn Thành một lần nữa yêu cầu từ thời điểm nêu trên, việc vận tải hàng hóa trên toàn quốc sẽ trở lại gần như trước khi có dịch. Tức là các xe chỉ cần chở hàng hóa không thuộc hàng cấm (chứ không phải quy định chi ly về hàng thiết yếu nữa) sẽ được lưu thông bình thường, không bị cảnh sát dừng lại kiểm tra. Tài xế chỉ cần khai báo y tế, QR code, và giấy xét nghiệm Covid âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ là đủ.

Đồng thời, do hệ thống cấp QR code cho phương tiện vận tải vừa bị hack sập trong vòng hơn một ngày khiến đình trệ việc cấp QR code, nên các phương tiện vận tải chưa được cấp mã hoặc mã đã hết hạn cũng vẫn được lưu thông, cùng với điều kiện dịch tễ như kể trên.

Trong gần một tháng qua, kể từ khi Thành phố Hồ Chí Minh và 10 tỉnh thành Nam Bộ áp dụng cách ly nghiêm ngặt cách ly từng địa phương một, chuỗi phân phối hàng hóa đã bị đứt gãy. Xe chở hàng từ vùng sản xuất (miền Tây và miền Đông) không vào được vùng tiêu thụ lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh vì phải ngoài việc cấp mã lưu thông, xét nghiệm tài xế thì còn phải "vạch" hàng hóa ra kiểm tra xem có phải là hàng thiết yếu hay không.

Cách hiểu sai cơ bản về hàng thiết yếu, quy định "loạn sứ quân" mỗi nơi một kiểu của những người trực tiếp thực hiện (là cảnh sát, công an…) khiến doanh nghiệp khóc ròng và gây tốn kém, thiệt hại khôn xiết.

Về giấy xét nghiệm âm tính, có nơi cho vỏn vẹn một ngày, có nơi cho ba ngày, có nơi bảy ngày. Có nơi vừa xét nghiệm ở đầu đi, đến địa phương lại xét nghiệm tiếp. Cùng một quốc lộ, có địa phương đóng cửa không cho xe vào (nếu không có xét nghiệm), có địa phương cho.

Yêu cầu buộc tài xế phải cách ly 14 ngày sau khi lái xe từ vùng có dịch về khiến doanh nghiệp đói tài xế trầm trọng.

"Chúng tôi đang ở trong tình trạng kiệt quệ, hơn một năm chịu tác động dịch bệnh, doanh thu suy giảm, chi phí tăng lên. Chẳng hạn một công ty có 150 lái xe, hiện hằng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Đây là một chi phí khủng khiếp"- ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nói trong một cuộc họp ngày 27/7.

Cắn răng gồng chi phí để hoàn thành đơn hàng, có những doanh nghiệp phải thuê thêm lái xe để thay tài lái vào địa phận địa phương, hoặc tháo dỡ hàng lên xe khác, còn xe từ vùng dịch không chạm bánh vào. Nhưng có những loại hàng hóa không thể tháo dỡ bằng tay mà phải dùng máy cẩu chuyên nghiệp, không thể sang tải được, tài xế lại phải lái hàng trăm km trở về lại nơi xuất phát. Đồng nghĩa với đơn hàng trì hoãn không lối thoát.

Khó khăn trong công việc và nỗi sợ dịch bệnh đã khiến tài xế bỏ việc và tạm ngưng việc hàng loạt. Doanh nghiệp lại phải bỏ tiền thuê thêm tài xế và lo nơi sinh hoạt tập trung để giảm nguy cơ đi lại nhiều nơi dễ dính dịch.

"Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày".

Ối đọng nông sản miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên. Dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hàng đi siêu thị từ 5 giờ sáng

Ông Lê Thanh Tùng – Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8, các tỉnh miền Nam thu hoạch 700.000 ha lúa và 3,8 triệu tấn gạo. Về rau, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ quả ở các tỉnh phía Nam, nhưng nhu cầu chỉ khoảng 500.000 tấn nên phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm : Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.

Số lượng này trong các năm là phân phối toàn quốc và xuất khẩu, nay hầu hết chỉ còn tiêu thụ trong nước.

Thế nhưng mặc dù vùng nông sản dồi dào này chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh dài nhất là mười mấy tiếng chạy xe, còn nếu chở bằng đường thủy còn nhanh hơn rất nhiều thì gần một tháng nay, người dân Sài Gòn nhiều nơi vẫn chịu cảnh xếp hàng chờ mua thực phẩm trước siêu thị từ 5 giờ sáng. Bị giới hạn bởi lệnh giới nghiêm vào 18 giờ, nhiều siêu thị chỉ đến 9 giờ sáng thì đã hết sạch.

Do ngăn sông cấm chợ, giá rau củ quả, thịt trứng, hải sản đều tăng, móc sạch túi người dân vốn đã không còn việc làm khi thành phố phong tỏa.

Doanh nghiệp phải nghĩ ra đủ cách để lưu thông. Có những nhà xe đã nghĩ ra cách giấu trái cây ở dưới, phủ rau lên trên che lấp vì chốt kiểm soát nói chỉ có rau củ mới là hàng thiết yếu, còn trái cây thì không phải.

Câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng không chỉ diễn ra với nông sản. Hàng hóa mọi mặt đều bị ách tắc và đẩy giá.

"Đi giao hàng đã khổ, về lại khổ lần nữa. Không ít ý kiến từ các nhà cung ứng cho biết nhiều khi còn phụ thuộc vào sự vui buồn của cán bộ ở trạm kiểm soát", bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nói.

Chính trị hóa chống dịch

Nguyên nhân của tất cả sự việc này có phần lớn từ sự chính trị hóa việc chống dịch của Chính phủ Việt Nam

Trong các văn bản và cuộc họp cấp quốc gia, từ khi có dịch đến giờ luôn luôn có một câu "đe dọa" rằng lãnh đạo địa phương nào để xảy ra dịch trên địa bàn mình sẽ bị kỷ luật.

Trước nguy cơ mất chén cơm, lãnh đạo phải tìm mọi cách rào chặn địa phương mình. Sự bất chấp đến an sinh của người dân, bao gồm doanh nghiệp được biện minh bằng khẩu hiệu chống dịch như chống giặc.

Nên, mạnh ai nấy làm, từ thành thị đến thôn xã, chính quyền các cấp đặt ra mọi rào cản ngăn cấm lưu thông. Từ các thành lũy vật lý bằng đất đá, kéo barrier, kéo dây thép gai tạo chướng ngại vật, từ chối nhận người dân của tỉnh mình đi làm ăn xa ở vùng dịch về lại quê nhà, cho đến những thành lũy vô hình bằng các văn bản chứa quy định pháp quy như đã kể trên.

Biện pháp rào làng, vây thành phố xuất phát từ tư duy quản lý làng xã đã trở thành thâm căn cố đế, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ đã là những đô thị lớn.

chay7

Tấm biển kêu gọi chống dịch như chống giặc ở Thành phốHồ Chí Minh hôm 9/7/2021. AFP

Sự khác nhau tuyệt đối giữa nông thôn và thành phố là nông thôn có các địa giới tự nhiên. Giữa các làng, xã, huyện, tỉnh… đều có những cánh đồng, bãi đất, khu rừng làm khu đệm, làm ranh giới. Do vậy, phong tỏa một xã hay một huyện, một tỉnh nông thôn rất dễ, nhưng ở thành phố thì hầu như không thể được.

Thành phố bản chất chỉ là một vùng dân cư và địa lý đồng nhất, nhưng cực lớn. Bên này đường là quận này, bên kia đường là quận khác. Một con đường chạy vắt ngang ba quận. Hai nhà cạnh nhau, mỗi nhà một quận. Muốn vào các quận trung tâm, phải chạy xuyên hai ba quận khác mới đến. Do đó, nó không thể chia cắt.

Quy định cấm shipper giao hàng liên quận của Thành phốHồ Chí Minh đã thất bại. Thất bại thứ nhất, nhu cầu thực tế của người dân khiến họ nghĩ ra đủ cách thức để giao hàng liên quận, âm thầm vô hiệu hóa quy định. Thất bại thứ hai : do mất quá nhiều công sức để chốt chặn ngăn cản giao thương, nên chính quyền bỏ lơ kiểm soát các yêu cầu chống dịch, vì vậy nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn tồn tại ở chính nơi không ngờ đến.

Không thể "rào làng chặn ấp" trong thành phố

Lịch sử quản lý nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ mới bắt đầu cách đây gần 80 năm (1945-2021). Thời đó hầu như cả nước đều là nông thôn, khắp nơi đều là làng xã. Tổ chức chính quyền xã-huyện/tỉnh thời điểm ấy là phù hợp. Nhưng khi đã hình thành những đô thị lớn và cực lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì bê nguyên mô hình tổ chức hành chính cũ vào là hoàn toàn sai lầm.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không thể ngang cấp với Ủy ban nhân dân bất cứ tỉnh thành nào, quận không giống huyện (huyện có huyện trồng lúa, có huyện nuôi hải sản nhưng quận thì tất cả như nhau), phường khác hoàn toàn với xã. Đơn giản vì nó cực lớn, có khả năng làm ra tiền không những nuôi chính mình mà còn nuôi hơn 1/3 cả nước.

Từ cách đây gần 30 năm, tiền thân của Bộ Nội vụ là Ban tổ chức cán bộ Trung ương đã quyết liệt xây dựng, đề xuất và bảo vệ mô hình chính quyền đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội có cơ chế thủ đô). Theo đó, người đứng đầu Thành phố là Thị trưởng, có toàn quyền điều hành trên Thành phố, chỉ phải tuân theo pháp luật. Chỉ có cấp Hội đồng nhân dân cấp Thành phố, không có cấp quận và phường. Mô hình này nhằm đảm bảo Ủy ban nhân dân các quận và phường chỉ là chân rết của Ủy ban nhân dân thành phố để thực hiện các quyết định của Thành phố cho thống nhất.

Sau gần 30 năm, cuối cùng chủ trương này cũng được thông qua.

chay8

Một phụ nữ chở thịt gà tại một chợ ở Hà Nội hôm 29/7/2021. AFP

Có lẽ quá xoay vần với đại dịch nên không mấy người biết rằng Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được thực hiện mô hình chính quyền đô thị kể từ 01/07/2021, tức đã tròn một tháng.

Thế nhưng, so với chiếc áo mới đẹp đẽ, bộ máy quản lý quá thấp bé. Các lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chưa thẩm thấu kịp nguyên tắc vận hành của một đô thị - điều mà các doanh nghiệp tư nhân có thể không biết lý thuyết là gì nhưng lại hiểu rất rõ và ứng dụng rất tốt.

Doanh nghiệp thấu hiểu Thành phố chỉ là một khối thống nhất về dân cư và hành chính. Không thể cấm shipper giao hàng trong một quận. Cũng như thế trên bình diện quốc gia. Hiện giờ đã chỉ còn rất ít vùng nông thôn thực sự, không thể cấm việc lưu thông hàng hóa, dựng biên giới cứng và mềm, bo bo giữ thân, hy vọng con vi-rút bị giam chân ở tỉnh khác/ngành khác chứ không chạy đến được mình.

Chính vì thế những nhà đã cắt vụn quốc gia và thành phố thành nhiều mảnh để lập "pháo đài" chống Covid, khi lẽ ra chính sách phải liên kết, thống nhất và xuyên suốt. Ít nhất phải tính toán chính sách trên quy mô một vùng.

Chính việc tự xé lẻ đi ngược với bản chất vùng và xu thế hợp nhất của vùng đã gây hao tốn tài nguyên và các nguồn lực còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả như đã thấy là thất bại thảm thương.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với Hà Nội, các thành phố khác và toàn quốc gia.

Nguyễn Lâm Phong

Nguồn : RFA, 30/07/2021

Tham khảo :

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/32975/tu-01-7-2021-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-bo-hdnd-quan-phuong

https://tuoitre.vn/ha-noi-cam-shipper-cong-nghe-giao-hang-va-cho-khach-grab-phan-ung-20210725073851372.htm

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6255

http://cand.com.vn/Thi-truong/Khong-de-dut-gay-chuoi-cung-ung-hang-hoa-trong-moi-tinh-huong-650709/

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Thieu-nhat-quan-trong-thuc-hien-quy-dinh-doanh-nghiep-van-tai-kho-tram-be/440034.vgp

**********************

Nhìn nhau như đồng loại

Tuấn Khanh, RFA, 28/07/2021

Những ngày phong tỏa Sài Gòn trở nên căng thẳng nhất, có cả sự tham gia của quân đội, đã diễn ra không ít những điều quái gở. Sự sợ hãi con virus vô hình trong mắt, đã khiến cho toàn bộ hệ thống chính trị "chống dịch như chống giặc" được tự do lựa chọn những gì họ nhìn thấy được, là thứ cần phải chận lại, bao gồm cả miếng ăn và nhu yếu phẩm đời thường của con người.

chay9

Trong vài ngày, sự trớ trêu diễn ra ở khắp mọi nơi.

Những chiếc xe chở sữa, thức uống hoặc tả, hoặc băng vệ sinh của phụ nữ đi giao hàng cũng bị bắt quay đầu vì lý do là hàng không thiết yếu. Sự hoang mang của người dân tràn trên các mạng xã hội, không phải vì Covid, mà vì một xã hội bất an do ngôn ngữ và suy nghĩ con người không thể giao tiếp được với nhau.

Nhất định những mặt hàng như sữa hay băng vệ sinh, chắc chắn phải gợi nhớ cho những "chiến sĩ" đang trực chốt kiểm tra, nhớ về mẹ, chị hay con cái của họ. Và cũng không có ai kiểm chứng được là với các "chiến sĩ" ấy, những mặt hàng như vậy không thể nào chui lọt vào nhà của họ.

Trên tiktok, hay video youtube ngắn, xuất hiện câu chuyện một người chở rau muống đi giao hàng cho công ty đến các quận trong thành phố. Anh bị chốt kiểm tra chận lại. Hai thanh niên trẻ, trắng trẻo mặc quân phục là người kiểm tra, đã loay hoay không thể xác định được rau muống có là mặt hàng thiết yếu hay không.

Người giao hàng điềm tĩnh nói nếu anh không được giao mặt hàng này, xin hãy ghi vào đơn hàng của anh, lý do rõ ràng là không cho đi vì là không thiết yếu. Trong video, một thượng sĩ và một đại uý cứ bối rối không quyết định được rau có thiết yếu hay không. Thậm chí sau đó, họ phải gọi điện thoại để xin ý kiến cấp trên.

Video đó, chỉ là một câu chuyện nhỏ được ghi lại ở Sài gòn, mà một ngày có vô số câu chuyện như vậy xảy ra trong phong tỏa. Nó có thể gây cười cho một số người và quên đi. Nhưng với nhiều người khác, ắt phải có câu hỏi được đọng lại : Thật sự những con người đó không đủ khả năng để nhận biết rau có thiết yếu hay không trong đời sống con người ?

Dĩ nhiên là mọi người trực chốt kiểm tra đều biết. Vì chính trẻ con cũng nhận biết ngay đó là thứ ăn được. Những thứ giúp người ta không bị đói. Chẳng phải trong lịch sử, nhà cầm quyền sau năm 1975, từng ca ngợi rau muống như là một loại lương thực có thể đem lại bổ dưỡng như thịt bò, và khẳng định rau muống sẽ giúp cho con người vượt qua được tất cả mọi cảnh đói kém trong thời gian đó hay sao ?

Chỉ có một cách giải thích duy nhất về chuyện rau – hay bất kỳ loại thực phẩm nào đang bị dán nhãn là không thiết yếu – bị đối xử lạnh nhạt trên đường đi đến với con người : Đó là sự tuân lệnh mù quáng dẫn đến sự ngu hóa, thậm chí quên luôn cả bản năng làm người của mình.

Với những người trực chốt kiểm tra từng từ chối bánh mì, rau hay bất kỳ loại nhu yếu phẩm nào, hoàn toàn không có nghĩa là trong đời sống của họ hoàn toàn vắng bóng những thứ đó. Họ cũng có thể đang thụ hưởng những thứ như vậy, nhưng mệnh lệnh cùng quyền lực tạm thời được giao phó, khiến họ trở nên chai lì, hủy hoại cả những cảm xúc nhận biết mang tính người bình thường.

Sài Gòn đang đứng trước một màn trình diễn khổng lồ đầy ức chế như vậy : Quyết ý của chính quyền nhưng lại không đồng hành cùng lòng dân. Đặc biệt khi người dân phải tự gồng gánh, tự lo miếng ăn, cuộc sống của mình nhưng cứ bị từ chối là "không thiết yếu".

Trên mạng facebook, có tin kể rằng anh shipper mang giao cục sạc điện thoại, và bị cảnh sát giao thông từ chối vì đó là hàng không thiết yếu. Phía dưới bản tin ấy có lời bình luận của một phụ nữ "Gặp mình thì cũng không biết phải trình bày như thế nào. Vì mình đang bị cách ly, nhưng củ sạc điện thoại bị hư, May mà mình mượn được của người phòng bên cạnh. Nếu không, chẳng thể nào liên lạc được với nhân viên trực cách ly, cũng như với người nhà".

À, hóa ra trong muôn vạn điều "thiết yếu" của cuộc đời, quả có rất nhiều góc cạnh của nó. Sẽ chẳng có danh sách nào đơn giản lập ra để cho và từ chối, trong tình huống đại dịch quá mới mẻ với từng gia đình và cả với với một chính quyền như hôm nay. Có làm gì đi nữa thì cũng mọi thứ cũng phải nằm trong sự nhận biết, và thấu hiểu của con người.

Nhà báo Võ Văn Tạo kể rằng ông chở vợ đi mua thuốc uống định kỳ. Khi bị anh thanh niên xung kích chận lại, ông chỉ mớ thuốc vừa mua và giải thích. Người mang sắc phục xung kích ấy chỉ tay, nói ""Cứ cầm cái vỏ hộp thuốc như thế này là đi lung tung được hả ?". Ông Tạo giải thích và nói rằng mình già rồi, chẳng muốn nói dối để ra đường lúc này làm gì, thì tay xung kích trẻ ấy, quát "Muốn lập biên bản hả ?".

Đối diện với mệnh lệnh chính trị trở thành độc đoán do quyền lực được phân cấp, mọi giá trị thiết yếu của người dân chỉ là cá nằm trên thớt. Vợ của ông Tạo muốn cho qua chuyện, bèn nói xuôi với tay xung kích ấy vài câu để đi về cho nhanh. Chứ không khéo lại nộp oan tiền triệu. Ông Võ Văn Tạo là một nhà báo có hơn 30 năm kinh nghiệm và là trí thức làm việc trong ngành kinh tế. Nhưng tất cả những vốn liếng quý báu ấy của ông, dễ dàng trở thành vô nghĩa trước một tình trạng ngu hóa và vô tâm vì mệnh lệnh như vậy.

chay10

Đại dịch là một thảm họa. Không có chính quyền hay người dân nào đủ kinh nghiệm để đối phó trong đời mình. Chắc chắn trong cách chỉ huy việc đối đầu với đại dịch, mọi quốc gia đều cần những mệnh lệnh tập quyền, Nhưng trong sâu thẳm mọi quyết định, vẫn là yếu tố con người đối xử với con người.

Chỉ cần có như vậy thôi, sẽ không bao giờ có những chốt chặn bối rối về những mặt hàng nào là thiết yếu. Và cũng sẽ không có bất kỳ một nhân viên nào của nhà nước phải vào vai bất nhân trong việc từ chối nhu cầu của người khác. Đơn giản thôi, vì ngoài mệnh lệnh khô cứng, mọi thứ chỉ cần được suy xét từ góc nhìn của một con người với chính đồng loại của mình.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 27/07/2021tk

Published in Diễn đàn
vendredi, 30 juillet 2021 06:51

Hành hương về tứ phía

Ở miền Nam trước năm 1975 có dăm ba cuốn sách nói về những cuộc hành trình của các cá nhân, tập thể hay dân tộc đi về những nơi chốn thiêng liêng theo niềm tin của họ. Như cuốn ‘Hành trình về miền Đất hứa’ (The Exodus) của Leon Uris là một bi hùng ca của người Do Thái tìm về miền đất hứa Jerusalem. Như cuốn ‘Hành trình về phương Đông’ (Journey to the East) của Baird T. Spalding do Nguyên Phong dịch nói về những trải nghiệm về năng lượng, tâm linh, thiền định yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu hành Ấn Độ đắc đạo. Hoặc giả cuộc hành hương hàng năm của các tín đồ Hồi giáo về Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia.

Công nhân hành hương về quê bằng xe gắn máy, Tuổi Trẻ Online, 28/07/2021

Nhưng chỉ có Việt Nam ta trong thời đại a còng 4.0 mới có hiện tượng ‘hành hương về tứ phía’ do Đảng cộng sản Việt Nam viết còn dang dở. Có hy vọng tác phẩm sẽ hoàn tất sau đại dịch và để lại một trang sử bi hài cho hậu thế như là một trong những việc, mà theo bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng nói, là thế giới chưa ai làm được. Khác chăng những cuộc hành hương về cội nguồn trên thế giới thường được làm bằng tàu bay hay tàu bò, người Việt ta làm bằng xe chân và xe gắn máy.

Thật vậy, từ khi Chỉ thị 16 do thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành ở Sài Gòn và những biện pháp tùy tiện, tùy lúc, cả tùy hứng của quan chức địa phương chống giặc Covid-19 đã xảy ra hiện tượng người dân nghèo hành hương về tứ phía trên đất nước Việt Nam. Tuyệt đối những người phải làm cuộc hành hương chạy đói đến từ các tỉnh thành đã đổ dồn về Sài Gòn tìm cuộc sống mới sau khi miền Nam bị giải phóng. ‘Một bộ phận không nhỏ’ người từ miền Trung địa linh nhân kiệt nơi có bác Hồ giáng thế. Từ Sài Gòn sau nhiều ngày bị đói đã có những đoàn người đi xe máy đèo nhau về Long An, Tiền giang, quê hương Bến tre đồng khởi và Đồng Tháp đẹp lắm bông sen. Khốn nạn là khi về tới Long An thì đoàn hành hương bị lực lượng lá chắn chận lại vì đã vi phạm chỉ thị giãn cách xã hội, tức là cái chỉ thị đã khiến họ lên xe về lại cội nguồn !

Trĩu vai vác quạt cây, nồi cơm điện rời Sài Gòn về quê tránh dịch Covid-19 – Thanh Niên Online, 27/07/2021

Cuộc hành hương đầy xúc động về phương Bắc bắt đầu bằng 4 mẹ con thay phiên nhau đạp 2 chiếc xe đạp thổ tả từ tỉnh Đồng Nai quyết tâm vượt hơn 1300 cây số về Nghệ An quê hương của Bác. Nếu Ủy ban Thế Vận Hội Tokyo 2020 biết đến thành tích đạp xe marathon này, chắc chắn đội 4 mẹ con sẽ lãnh huy chương vàng. Sau đó là từng đoàn người khốn khổ đi bộ, đạp xe đạp, đi xe máy, đáp xe đò lũ lượt hành hương về cội nguồn. Công an đã sáng tạo ra sự nhân đạo khác thường bằng cách cung cấp xăng miễn phí cho người đi xe máy trên đường chạy giặc. Bi hài khác là rất nhiều người hành hương ngủ lê la lăn lóc dọc đường gió bụi có mọi rủi ro bị quỷ tha ma bắt mà mồm vẫn mang khẩu trang chỉ vì sợ chỉ thị 16.

4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An vì thất nghiệp do Covid-19 – Thanh Niên Online, 20/07/2021

Vào tối ngày 23/7, Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành về phòng chống dịch Covid-19. Ông Phạm Minh Chính đã có yêu cầu các cấp chính quyền phải khắc phục 6 hạn chế từ những bất cập trong việc thi hành chỉ thị 16. Ông liệt kê sáu hạn chế như :

1. Hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số nơi, cơ quan, đơn vị ; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách.

2. Tại nhiều nơi, tổ Covid cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí chưa có, đây là điều phải khắc phục ngay.

3. Một số địa phương đã chia sẻ, làm tốt việc đón người từ vùng dịch trở về ngay tại bến cảng, sân bay, ga tàu..., xét nghiệm và cách ly theo quy định, nhưng nhiều nơi khác cần phải rút kinh nghiệm. "Phải làm thật nghiêm khâu này để dịch bệnh không lây lan ra các địa phương khác".

4. Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy nhiều nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện "4 tại chỗ", để xảy ra thiếu hụt thiết bị y tế, bị động, lúng túng.

5. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng.

6. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay.

(VnExpress, 23/7)

Nhận xét, ông thủ tướng vẫn chưa thấy hậu quả thảm khốc của chỉ thị 16 vì đã thiếu dự liệu một kế hoạch an sinh hợp lý cho người dân. Ông Chính đổ lên đầu các cấp thừa hành. Ông Chính đánh bùn sang ao. Ai cũng biết các quan chức địa phương không thể tạo ra sự khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở Sài Gòn bằng cách bẻ gẫy khâu vận chuyển thực phẩm. Cán bộ cơ sở không thể dồn những người bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng và con cái họ vào những tụ điểm thiếu phương tiện y tế để trở thành ổ dịch. Thuộc cấp của ông không thể có ngân sách để hỗ trợ an sinh cho người dân yên tâm hợp tác với nhà cầm quyền trong đại dịch.

Mất việc, 30 người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi tránh dịch - VTC14, 22/07/2021

Trong cuộc họp trực tuyến ông Phạm Minh Chính cũng đã ngụy biện cho sự yếu kém năng lực của nhà nước khi nói rằng ‘Công tác phòng chống dịch lần này chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội".

Đổ thừa chưa có tiền lệ là ngụy biện. Đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới không cứ gì ở Việt Nam. Trong khi những chính phủ khác đã bình tĩnh dự trù những trường hợp khẩn cấp dù chưa xảy ra để sắp đặt trước những biện pháp đối phó khi cần thiết, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn kiêu ngạo mình đồng da sắt trước đại dịch. Những câu nói tự sướng ngớ ngẩn của các lãnh tụ cộng sản trước đại dịch cho thấy họ hoàn toàn vô cảm với thực tế. Đến khi bị Covid-19 tấn công, đảng như bị rơi từ trời xuống đá nện. Cái Chỉ thị 16 và những biện pháp chống dịch vội vã đã làm tan hoang Sài Gòn hiện nay. Đó không phải vì chưa có tiền lệ mà là hiện tượng ‘chưa thấy quan tài mắt chưa đổ lệ’ của ông Chính.

Khi ông Chính nói rằng vì chưa có tiền lệ nên phải vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì đây cũng là ngụy biện. Nội hàm của việc vừa học vừa làm phải chấp nhận những tai nạn trong tiến trình luyện tay nghề nhưng không thể chấp nhận trên tầm mức quốc gia. Sự sai lầm của nhà cai trị có thể đưa đến sự thiệt hại tài sản nghiêm trọng và cả sinh mạng oan uổng của muôn vạn sinh linh. So với những nhà nước dân cử trên thế giới họ không hề có được cái xa xỉ vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Ngay sau khi đắc cử các chính phủ phải bắt tay ngay vào việc trọng trách điều hành quốc gia, đối đầu ngay với những khó khăn trong đó có những tai họa chưa từng xảy ra như đại dịch Covid-19. Nhiệm kỳ 3,4 năm quá ngắn để vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại sao đảng cộng sản có đến 50 năm cai trị mà vẫn vừa học vừa làm ?

Bệnh thì phải uống thuốc chứ không phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh mà qua khỏi được. Biện pháp hữu hiệu nhất chống Covid-19 là vaccine. Những chính quyền có năng lực đã chuẩn bị mua vaccine và tổ chức chích ngừa nhanh nhất cho những người dân theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Trước đó các chính quyền đã nghiên cứu tỉ mỉ những phương cách hỗ trợ an sinh giúp cho người dân yên tâm chấp hành các biện pháp chống dịch. Chuỗi cung ứng thực phẩm được bảo đảm, những người bị mất việc được trợ cấp tài chánh trang trải cuộc sống như trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Các cơ quan, hãng xưởng, công ty, thương nghiệp, dịch vụ đều được nhà nước hỗ trợ để khi đại dịch qua đi có thể tái hoạt động như chưa hề bị gián đoạn. Tuyệt đối không có ai phải đi hành hương cả. Xem thế ta thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội đều được áp dụng đồng loạt tại mọi quốc gia nhưng các biện pháp chống dịch hoảng loạn bất nhất chỉ riêng là sự thất bại bẽ bàng của Đảng cộng sản Việt Nam. Khốn nạn thay, nạn nhân không ai khác hơn là 90 triệu người Việt Nam.

Hiện tượng hành hương về tứ phía phải được quy trách hoàn toàn vào cái chế độ không có năng lực xứng đáng với trọng trách quản trị đất nước. Lịch sử đã bị lp lại. Ngày 30/4/75 đã làm hàng triệu con người phải bỏ nước ra đi, ngày 30/4 bắt đầu đại dịch Covid-19 năm nay đã làm hàng chục ngàn phải mở một cuộc tháo chạy ra khỏi Sài Gòn tránh đói. Ngày 30/4 phải được ghi nhận là ngày Đại dịch thay vì Đại thắng như để nhắc nhớ một giai đoạn đáng xẩu hổ trong lịch sử.

Sơn Dương

(30/07/2021)

Published in Quan điểm