Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/08/2021

Chống dịch : những chuyện khó quên

Trân Văn-Giang Nguyễn-Diễm Thi

Đi dch nhưng rnh ri !

Trân Văn, VOA, 17/08/2021

Nhng chuyn bt cp liên quan đến hot đng phòng, chng dch ti Vit Nam không còn làm người ta cười, k c cười ma và cười bun.

dich1

Dòng người kéo nhau v quê vào ngày 15/8/2021 sau khi Thành phố Hồ Chí Minh quyết đnh thc hin giãn cách xã hi thêm mt tháng.

Đt dch Covid-19 th tư sp tròn bn tháng nhưng nhng li lm khó hiu, khó chp nhn trong qun tr, điu hành c trên bình din vĩ mô ln vi mô ch tăng ch không gim. Điu đó cho thy không nhng gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến da phương thiếu đ th, t tri thc, vin kiến, thành tâm, thin ý, đến kh năng t điu chnh, ý thc trách nhim và t nht là h quá rnh, thành ra tr nên nông ni. S nông ni tăng thêm tai ha cho c dân chúng ln người tha hành

***

Nhng tình hung d khóc, d cười khi Thành phố Hồ Chí Minh và nhiu tnh phía Nam thc hin các bin pháp kim soát, nhm hn chế đi li trong hai tháng 6 và 7 mà thc tế đã cho thy, không nhng không có hiu qu còn gây ra nhng tác hi nghiêm trng đến dân sinh, vn không th giúp gì cho h thng chính tr, h thng công quyn thành ph Hà Ni. Cũng vì vy, thượng tun tháng này, vic ban hành và hướng dn s dng "mu Giy đi đường" mi (1), buc nhng người cn ra khi nhà phi đi li nhiu hơn, to ra nhng đim tp trung đông người mi, cho dù mc tiêu ca vic ban hành "mu Giy đi đường" mi là đ hn chế đi li, t tp đông người khiến Covid-19 lây lan mnh hơn !

Nếu các viên chc hu trách Hà Ni biết dùng mt đ nhìn, biết dùng tai đ nghe và biết dùng đu đ nghĩ, quan trng hơn là có th nghĩ được nhng gii pháp khác, kh thi hơn trong vic phòng nga Covid-19 lây lan nhm tránh đượcvết xeđã làm uy tín chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiu tnh phía Namđ, chc chn "mu Giy đi đường" và các th tc đi kèm, như phi có xác nhn ca UBND phường nơi làm vic đã không gây náo đng và phn tác dng ti mc phi hi hp, ch đo sa ngay như vy ! Đáng ngi là h thng chính tr, h thng công quyn ca đa phương nào cũng vy, cho nên ch mt tun sau, ti lượt Bình Dương t chc chn quc l xuyên Vit (2) !

T khi h thng chính tr, h thng công quyn trung ương xác đnh lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn các đa phương phi chu trách nhim v tình hình dch bnh ti đa phương ca h, hot đng phòng, chng dch ti các tnh và thành ph ch có mt kiu, bt k hiu qu thc thi và hu qu thế nào ! Ti sao không có nơi nào nghĩ khác, làm khác dù đc đim mi nơi mi khác, thm chí rt khác ? Câu tr li dường như là vì các viên chc hu trách không biết nghĩ khác, không mun hoc không dám làm khác. Lãnh đo mà không cn nhìn, không cn nghe, không cn nghĩ, luôn kiên đnh vi con đường đã được vch sn thì chc chn rt rnh !

Chng riêng lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn đa phương. Lãnh đo các ngành cũng vy. Chuyn ngành công an phi tm ngưng trin khaing dng "kim soát di biến đng dân cư" chính là ví d. Tp chí đin t Lut Khoa va gii thiu mt bài viết phân tích khá đy đ v ng dng va k (3). V lý thuyết,"kim soát di biến đng dân cư" là ng dng giúp kết ni đin thoi thông minh ca cá nhân vikho d liu dân cư ca quc gia đ qun lý c vic đi li ca đương s ln h tr theo dõi dch bnh khi đương s có vic phi ti lui trong thi gian xy ra dch bnh."Kim soát di biến đng dân cư" được qung cáo là tiết kim thi gian, công sc trong khai báo y tế

Sau năm năm, ngn hết khong 9.000 t đng đ xây dngkho d liu dân cư ca quc gia, chưa k va qua, lúc dch đã bt đu lan rng, ngành công an vn triu tp dân chúng đ thc hin cho xong kế hoch chuyn đi căn cước công dân thành dng có th tra cu bng các thiết b đin t nhm gia tăng tin ích cakho d liu dân cư quc gia.Tuy nhiên vic khai thácng dng "kim soát di biến đng dân cư" ti Thành phố Hồ Chí Minh ch din ra trong na ngày vì đã to ra nhng cuc t tp khng l do người dùng phi ngng li rt lâu đ t khai báo đ th, người kim soát phi tiếp cn đương s, đi chiếu c d liu trên đa thoi thông minh ln căn cước !

Không ch chết yu khi đưa ra ng dng ti Thành phố Hồ Chí Minh, t thut ca mt s người có vic phi đi li đường dài, băng qua nhiu đa phương, cho thy thêm, các ng dng h tr "khai báo y tế" theo hướng"công ngh 4.0" kiu như"kim soát di biến đng dân cư" không có giá tr s dng rt nhiu nơi, hoc vì nhng người tham gia kim soát đi li không biết, không thèm bn tâm, hoc không có thiết b. Nhng ngàn t, ri chc ngàn t đã chi cho "chuyn đi s", đc bit là "chuyn đi s" đ gia tăng hiu qu phòng, chng dch, bo đm s thành công ca công cuc phòng chng dch hóa ra là thế !

***

T đu năm ngoái đến gi, lúc thì ch này, khi thì ti ch khác, hết viên chc này đến viên chc khác đưa ra đ loi tuyên b v chun b, v n lc phòng, chng dch. Không may cho h là thc trng dch dã không như h mường tượng. Tuy nhiên cho dù hu qu thm khc thế nào thì thc tế cho thy các viên chc hu trách vn rt rnh, vn cương quyết không dùng mt đ nhìn, không dùng tai đ nghe và không dùng đu đ nghĩ.

Cách nay vài ngày, chính ph t chc phiên hp đu tiên caHi đng Thi đua Khen thưởng nhim k 2021 2026. Th tướng cũng là Ch tch Hi đng này khoe nhiu thành tích mà "ta" đã đt đượcdưới s lãnh đo ca đng, nhà nước, chính ph và chính Th tướng ,bt chp đi dch ! Dường như dân đói, dân chết, tht nghip tràn lan, nông sn i đng, doanh nghip tm ngưng hot đng, doanh nhân phá sn, không nm trong phm vi trách nhim ca Th tướng.

Điu duy nht khiến Th tướng bn tâm là tình hình đòi hi phi c gng, thúc đy, khích l các phong trào thi đua như "bác" - "càng khó khăn thì càng phi thi đua", phi thúc đy "ly cái đp dp cái xu", "ly cái tích cc đy lùi cái tiêu cc" đ có nhng thành qu mi, "đã quyết tâm ri phi quyết tâm hơn, n lc ri n lc hơn, hiu qu ri thì hiu qu hơn" và chính thc phát đngphong trào thi đua đc bit "C nước đoàn kết, chung sc, đng lòng thi đua phòng, chng và chiến thng đi dch" (5).

y viên B Chính tr kiêm Th tướng Vit Nam đã thế thì h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam khó mà khác thế.

Ngoài vic tha nhn :Đi dch Covid-19 vi s xut hin ca các biến chng mi có kh năng lây nhim nhanh hơn, nguy him hơn, tiếp tc din biến phc tp nhiu đa phương, đã nh hưởng nghiêm trng đến kinh tế - xã hi và đi sng ca nhân dân. Dch bnh có th còn kéo dài và đang đt ra thách thc ln cho chúng ta trong công tác phòng, chng dch và nhng n lc phc hi, phát trin kinh tế - xã hi– dường như do không th vch ra bt k gii pháp nào c th, kh thi đ gim thiu hu qu ca đi dch mà thành rt rnh, ri không th không làm gì cho nên mi ch đo thúc đy thi đua, k c phát đng phong trào thi đua đc bit !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/08/2021

Chú thích

(1) https://baotintuc.vn/ha-noi/ha-noi-thuc-hien-dong-bo-cac-giai-phap-de-phat-huy-hieu-qua-giay-di-duong-20210807203044665.htm

(2) https://nld.com.vn/thoi-su/vi-sao-binh-duong-dung-be-tong-chan-quoc-lo-1-gay-un-tac-nhieu-km-20210814190649264.htm

(3) https://www.luatkhoa.org/2021/08/he-thong-di-bien-dong-dan-cu-cua-bo-cong-an-hoat-dong-ra-sao/

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10219318143975577&id=1569759542

(5) https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-phat-dong-phong-trao-thi-dua-dac-biet-20210814131129217.htm

*****************

Dân tự tổ chức giúp nhau mùa dịch Covid

Giang Nguyễn, RFA, 17/08/2021

Vào cuối tháng 7, anh Trần Hữu Tài, một doanh nhân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện anh đã trở thành một trong hơn 150.000 người tại Việt Nam, bị lây nhiễm virus corona. Khi anh bắt đầu thấy triệu chứng như bị cảm sốt, anh đã lập tức cho cả gia đình gồm vợ, bốn đứa con nhỏ và cả bố mẹ anh đi xét nghiệm. Kết quả là cả ba thế hệ trong nhà đều dương tính với Sars-CoV-2.

dan1

Anh Trần Hữu Tài của tổ chức thiện nguyên 'Việt Nam ơi cố lên" - Courtesy of Việt Nam ơi cố lên

Tình hình lây lan nhanh chóng mặt của vi-rút corona và biến thể Delta trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam khiến số ca lây nhiễm cho đến ngày 17 tháng 8 lên gần 300 nghìn người, số ca tử vong gần 6,5 nghìn người. Cơ sở y tế, bệnh viện quá tải, dịch bệnh tác động tiêu cực đến hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân và lao động bị mất thu nhập do giãn việc, mất việc.

Anh Tài đã may mắn khi cả gia đình anh sau nhiều ngày chiến đấu với con vi-rút ‘khủng khiếp’ đó đã vượt qua được cơn bệnh. Với kinh nghiệm sống còn, trong khi bao nhiêu người xung quanh vẫn bị dịch hoành hành, anh đã đi đến quyết định :

"Minh đã trải nghiệm hết 14 ngày chiến đấu với con vi-rút đó và mình đã vượt qua và mình đang chia sẻ và giúp đỡ cho rất nhiều người Việt Nam khác vì mình đã vượt qua rồi và mình đã có kháng thể, có hệ thống miễn dịch (immune system) nên hiện không có ngại để mà đi giúp đỡ, đi cứu trợ, đi từ thiện đến các bệnh viện".

Những cảnh bệnh nhân chồng chất, chết chóc, bác sĩ và bệnh viện quá tải đã làm anh xúc động. Anh cùng một vài bằng hữu đã thành lập ra tổ chức thiện nguyên với tên đặt là ‘Việt Nam ơi ! Cố lên !’.

Tổ chức rất bài bản và hiệu quả, từ một nhóm nhỏ vài người nay đã trở thành một đội thiện nguyện viên lên hàng chục người. Anh Tài cho biết, nhóm được mạnh thường quân, kể cả người ở nước ngoài hỗ trợ tiền bạc, nhưng cũng có người nông dân, không bán được nông phẩm thì lại đóng góp cho nhóm, như một tấn bắp, 100 kg gạo, 50 kg khoai lang.

"Nhóm của Tài hiện nay đang liên kết với hơn sáu nhà bếp ở khắp nơi và liên kết với gần hơn mười mấy bệnh viện. Mỗi ngày tụi tôi nấu hơn 3-4.000 phần ăn, nấu bữa trưa, buổi chiều, đem vào cho các bác sĩ để họ có thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng để họ ăn, để họ còn có thể làm việc nữa. Nhóm của Tài là chuyên về cái việc ấy, cũng như là khi mà bác sĩ mà có kêu thiếu khẩu trang, ví dụ như 3M, loại N95, thì cũng sẽ gửi cho họ. Đôi khi họ thiếu nước suối, dầu tấm.v.v rât tội nghiệp cho khâu tuyến đầu, những bác sĩ làm việc sáng trưa, chiều tối với số ca hiện nay rất đông".

Riêng anh Tài có nhiệm vụ nhận, giao vật liệu. Qua đó, anh đã chứng kiến những hoàn cảnh vừa làm anh ‘nổi da gà’, vừa thương xót. Anh chia sẻ :

"Hàng ngày trước khi vào bệnh viện được thì phải đợi những chiếc xe cứu thương đi ra. Những chiếc xe cứu thương đi ra không phải là chiếc xe cứu thương bình thường. Bởi vì sau lưng đó là rất nhiều khói. Mình thắc mắc tại sao trong bệnh viện hút thuốc như vậy hơi kỳ lạ ? Nhưng thật sự không phải là khói thuốc mà là khói nhang. Tại vì đó là những chiếc xe mà chở những xác người đã không may qua đời, và sau lưng là những người thân, không có nhiều như bình thường cho những dịp này, họ phải thắp nhang vừa đi vừa khóc phía sau".

Ngoài đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, tổ chức ‘Việt Nam Ơi ! Cố Lên’, cũng như hàng chục nhóm thiện nguyện tự phát khác đã giúp đỡ mang thực phẩm đến người trong hoàn cảnh khó khăn, không đủ lương thực.

Báo chí Nhà nước Việt Nam hôm 17 tháng 8 đưa tin gần một nửa triệu người tại bốn tỉnh miền Nam thiếu ăn đang chờ gạo, chờ gói hỗ trợ từ chính phủ. Đó chỉ là con số được Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau yêu cầu Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ.

Cô Cao Vĩnh Thịnh, một người phụ nữ sống tại Hà Nội, cũng như nhiều người dân trên khắp nước đã tự phát bắt tay vào việc cứu trợ trong khi còn chờ đợi những gói hỗ trợ từ chính phủ.

Cô chia sẻ cô đã tận dụng mạng xã hội trong lúc Hà Nội vẫn còn bị phong tỏa, đầu tiên cô đăng thông tin trên trang Facebook cá nhân của mẹ cô ở Thành phố Hồ Chí Minh.

"Em ghi trên Facebook là tặng 100 suất, mỗi suất trị giá 5 kg gạo thôi. Mà không ngờ nhiều người cần giúp đỡ khẩn thiết đến như thế. Nhiều trường hợp sau khi nhận được 100.000 đồng tương đương với 5 kg gạo thì họ liên lạc, họ nhắn tin riêng, họ cảm ơn. Họ

Cô Thịnh nói, ban đầu cô ngại cứu trợ bằng số tiền mà cô cho là quá nhỏ. Sau khi thấy có quá nhiều người kêu cứu chỉ xin 100.000 đồng, hoặc 5 kg gạo, cô mới hiểu được tình trạng cấp bách của họ.

Ở Sài Gòn, cô và mẹ đã giúp được khoảng hơn 1.000 người theo lời cô kể, sau đó thì thấy nhu cầu ở Hà Nội lại tăng, cô chuyển sang địa bàn Hà Nội để cứu trợ, ngay cả lập trang Facebook để qua đó những ai cần giúp có thể inbox cho biết thông tin.

Trên Facebook những nhóm cứu trợ tương tự cũng xuất hiện như ‘Giúp Nhau Mùa Dịch’, ‘Hội Thiện Nguyện Sài Gòn’

Trong trang cô Thịnh lập với tên ‘Miền Bắc – Tương Hỗ Trợ Nhau trong Mùa Dịch’, đích thân cô xem qua từng hoàn cảnh, từng lời kêu cứu và quyết định chuyển tiền qua ngân hàng, đặc biệt rất nhiều trường hợp những người yếu thế như người mù, người bị tàn tật, khuyết tật vốn đã khó khăn trong thời bình, lại càng khốn khổ khi nhiều nơi bị phong toả. 

Việc làm này không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý. Cô Thịnh tâm sự :

"Đối với cả hai miền thì đều có những cảm xúc khác nhau. Với Sài Gòn thì thực sự là em bị stress trong tuần đó vì số lượng người xin quá nhiều mà em nghĩ số tiền 10 triệu mà mình có thì quá ít. Bởi vì cũng do cái tính bướng không thích đăng public trên tài khoản để kêu gọi gì cả, nên cứ hết tiền thì lại phải đi xin bạn bè hoặc người thân của em. Thường mọi người cũng cho. Em xúc động vì điều đấy. Việc thứ hai nữa là cảnh ở trong Sài Gòn, đa phần là những người lao động tự phát, tự do, không có tiền tích lũy. Khi bị phong tỏa, không có công ăn việc làm thì nhiều trường hợp họ bị bi quan. Họ bảo là một là chờ đến chết đói, hai là họ tự tử. Em nghe em rất sốc".

dan0

Các thiện nguyện viên chia sẻ rằng khoảng thời gian phong tòa, giãn cách kéo dài nay đã hơn hai tháng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nhiều người. Lĩnh vực này còn ‘bỏ trống’ chưa được quan tâm nhiều khi mà lương thực, thiết bị y tế, những nhu cầu căn bản vẫn chưa thể nào đáp ứng hết trong tình thế hiện nay. 

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 17/08/2021

********************

"Ai ở đâu thì ở đó" - dân sống làm sao ?

Diễm Thi, RFA, 17/08/2021

Giãn cách nối tiếp giãn cách

Hôm 15 tháng 8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký công văn khẩn số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.

ai1

Bệnh nhân Covid-19 đang được thở oxy tại Bệnh viện dã chiến số 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh được chụp vào ngày 8 tháng 8 năm 2021. AFP

Công văn nêu rõ, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0 giờ ngày 16 tháng 8 đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2021 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".

Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giãn cách xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9 tháng 7. Đến ngày 22 tháng 7, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã ký Chỉ thị khẩn số 12 yêu cầu các khu phong tỏa, thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình". Một ngày sau, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong ký tiếp văn bản tiếp tục thực hiện giãn cách đến ngày 1 tháng 8. Sau đó, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thêm 14 ngày, tức đến ngày 16 tháng 8.

Trong thời gian giãn cách, thành phố yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân thành phố an tâm "ai ở đâu ở đấy".

Bà Th. Phó giám đốc một công ty dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ suy nghĩ của bà qua Facebook :

"Người Sài Gòn còn tiền cũng đói vì thiếu bầu không khí, thiếu nhịp thở sống sôi động của Sài Gòn. Đói vì thiếu hơi ấm người thân, bạn bè.

Người Sài Gòn thiếu tiền thì trông ngóng từng ngày được đi làm, được mưu sinh sớm nhất. Người Sài Gòn sống nhờ con cá, gánh rau mỗi ngày mong có ngày được trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất.

Sài Gòn, có một giờ sớm nhất trong ngày cho mọi người từ 6h-7h sáng, vừa qua giới nghiêm. Khắp những phố nhỏ, người buôn bán, treo đầy hàng trên xe máy : từ mớ rau, túi đậu, bịch bún, con cá lóccái gì cũng có. Mua bán nhanh gọn không lựa chọn nửa cân hay một lạnggói sẵn, không trả giá". 

Bà giải thích thêm rằng, khoảng thời gian ‘tự do’ từ 6 giờ đến 7 giờ sáng là thời điểm giao ca của lực lượng quản lý. Do người dân không được ra đường từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau nên nhóm "canh giữ" ban đêm hết giờ làm việc lúc 6 giờ sáng, trong khi nhóm tiếp theo 7 giờ mới bắt đầu làm việc.

Nhà nước nói hỗ trợ, dân nói không nhận được

Đầu tháng 7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, những người bị mất việc ở thành phố do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sẽ nhận được 1.500.000 đồng, không cần phải có xác nhận thường trú.

Cô Tuyết, một người dân Tây Ninh lên Thành phố Hồ Chí Minh thuê nhà làm công nhân nói với RFA :

"Người dân than quá trời. Chính phủ nói cho dân mỗi người một triệu rưởi mà hai đợt rồi có thấy đồng nào đâu. Tổ trưởng nói có gì thì dân cứ gửi kiến nghị đi chứ bây giờ Nhà nước lấy tiền mua vắc xin chích cho dân hết rồi đâu còn tiền mà cho dân.

Ông tổ trưởng nói là Nhà nước lo cho người dân vậy rồi, bây giờ từ từ, có gạo thì ăn, có gì thì ăn cái đó đi, đừng có đòi hỏi nữa. Trong khi đó người ta đi thuê nhà làm sao họ có tiền đóng tiền nhà ?

Chủ nhà cũng khó khăn, họ cũng sống nhờ tiền nhà đó làm sao họ giảm nhiều cho mình được. Người lao động thì làm ngày nào ăn ngày đó.

Dân khu này kêu gào mà chẳng thấy chính quyền nói gì hết. Tổ trưởng thì nói vậy, chính phủ thì đâu cứu trợ gì cho dân chỉ trợ cấp rau, củ quả lâu lâu một lần. Mà khi chở đến thì rau củ nó bầm dập tan nát hết rồi". 

Để bảo đảm cho người dân không bị đói, mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang nỗ lực cung cấp các gói hỗ trợ ngắn hạn và có gói hỗ trợ cho điều trị F0. Trước mắt các gói sẽ kéo dài ba, năm đến bảy ngày để đảm bảo người dân cho thể duy trì cuộc sống. Thành phố cố gắng chuẩn bị một triệu gói như vậy để hỗ trợ người dân. Trung tâm an sinh điều phối, ghi nhận nhu cầu và phối hợp với các quận huyện thực hiện cho phù hợp. 

Bà Hạnh, tổ trưởng dân phố và cũng là thành viên của ‘tổ Covid cộng đồng’ ở một chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết : 

"Tất cả phải đăng ký qua tổ trưởng. Khi có thông báo của ủy ban đưa qua cho tổ trưởng thì mình sẽ thông báo lại qua Zalo. Nhưng cũng tùy tổ trưởng có tâm hay không. Trong thời điểm này quan trọng nhất là tổ trưởng vì họ là người liên lạc được với ủy ban và các đơn vị khác. Tôi có thông báo có gói cứu trợ nhưng không thấy ai đăng ký.

Chung cư của tôi bị phong tỏa, không có ai cứu trợ mà tự thân vận động. Những người dân có tiền thì họ lên app họ mua rồi giao tại nhà. Còn những người không có tiền do dịch bệnh không thể ra ngoài kiếm sống thì phải chịu thôi. Dân trong chung cư giúp nhau".

Ngoài những tuyên bố cứu trợ dân về tài chánh, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ người mắc Covid-19 để thành phố vượt qua giai đoạn rất khó khăn này. 

Bác sĩ Quỳnh Kiều, Chủ tịch tổ chức Project Vietnam, đã hoạt động 27 năm qua giúp đỡ người Việt trong nước nêu quan điểm của bà : 

"Tôi thấy "ai ở đâu ở đó" thì cũng hợp lý. Trên nguyên tắc họ làm vậy để dễ cho khoanh vùng nhưng thực tế là nó chỉ có hiệu quả nếu mình có những đội ngũ đã được chủng ngừa và có sự hiểu biết, có kiến thức y khoa để đi đến những nơi có nhu cầu một cách nhanh chóng. Như ở huyện Hóc Môn có năm đội phản ứng nhanh, mỗi đội năm người gồm một bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, kể cả sinh viên y khoa. Họ có một số trang thiết bị để giúp người bệnh thở trong vài tiếng đồng hồ trong lúc chờ xe cấp cứu đến.

Những người bệnh khi trở bệnh không kịp đến bệnh viện nên cần những đội ngũ phản ứng nhanh có thể đến nhà bệnh nhân nhanh nhất. Có những trường hợp gọi xe cấp cứu nhưng đợi mãi không ai tới vì bệnh viện tràn ngập bệnh nhân hết rồi, mà ai cũng đang trong tình trạng đợi để thở oxy, không có giường. Do đó, Bộ y tế nên đào tạo đội ngũ có thể đến chữa tại nhà". 

Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện bảy ngày "ai ở đâu thì ở đó" để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Trả lời với truyền thông Nhà nước về những khó khăn người dân gặp phải, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nói : Việc áp dụng triệt để các biện pháp "ai ở đâu phải ở đó" sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, rất mong nhân dân thông cảm, chia sẻ, đồng thuận với các biện pháp này ; thành phố đã có phương án cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong bảy ngày.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 17/08/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Giang Nguyễn, Diễm Thi
Read 511 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)