Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/09/2021

Khả năng sản xuất máy bay không người lái của Trung Quốc gây lo ngại

Thu Thủy

Trung Quốc khoe "máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh"

Thu Thủy, VietTimes, 04/09/2021

UAV tàng hình GJ-11 (hay còn gọi là UAV Lợi Kiếm) của Trung Quốc được biết đến là đối tác vàng của máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Sự ra đời của nó được cho là đã khiến Mỹ và Anh kinh ngạc.

uav1

Máy bay không người lái GJ-11 trên xe kéo trình làng tại lễ diễu binh kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019 (Ảnh : Xinhua).

Theo trang tin Dwnews ngày 3/9, GJ-11 (Công Kích-11) là máy bay không người lái tấn công tốc độ cao cánh dơi tàng hình đầu tiên trên thế giới đã chính thức được đưa vào sử dụng. Nó có thể mang nhiều bom dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương. GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập, hóa thân thành một máy bay ném bom tàng hình ; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một "người bạn sát cánh trung thành" để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu "bầy sói" và giành quyền khống chế trên không. Vì vậy, GJ-11 được coi là "thanh kiếm sắc bén" số một trong hệ thống UAV của quân đội Trung Quốc (PLA).

GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. Đồng thời, nó được lắp động cơ phản lực WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời lượng bay liên tục hơn 6 giờ.

Máy bay không người lái GJ-11 xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/2019), cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội. Video phát trên CCTV của Trung Quốc cho biết, khi đó, Đài truyền hình quốc gia Nga nói rằng hình dạng độc đáo của đôi cánh khiến máy bay không người lái GJ-11 gần như vô hình trước sóng radar, còn người dẫn tin tức của Anh thì đã thốt lên "Really amazing" (thật đáng kinh ngạc).

uav2

GJ-11 diễu hành cùng các mẫu UAV quân sự khác. Kích thước GJ-11 rất lớn so với các mẫu UAV khác (Ảnh : Dwnews).

Ngoài ra, tạp chí khoa học hàng không vũ trụ Tri thức hàng không của Trung Quốc ngày 3/9 đã đăng bài có tiêu đề "Đây là đối tác vàng của J-20 chăng ? Máy bay không người lái tàng hình GJ-11 đã gần đạt tới sự hoàn hảo". Bài báo viết : "Chiếc máy bay không người lái tấn công này một lần nữa gây chấn động thế giới khi nó ra mắt. Nó đã được đưa vào phục vụ trước các máy bay không người lái tương đương của Mỹ và châu Âu, khiến người Mỹ buộc phải đưa ra chỉ trích, nói rằng số bom đạn mà nó mang theo là quá lớn, vi phạm công ước quốc tế".

Theo bài báo, về khả năng tấn công, GJ-11 chủ yếu hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất và có thể mang nhiều loại tên lửa không đối đất hoặc bom có ​​tính n phá cao. Nhưng do phi có thêm tính năng tàng hình, nên khoang vũ khí phi đặt bên trong máy bay. Nó cũng có kh năng mang tên la không đối không. Do hiện nay là thời đại chiến trường kết nối mạng nên GJ-11 mang tên lửa không đối không có thể được sử dụng như một bệ phóng cơ động trên không, sử dụng khả năng tàng hình của nó để phục kích hoặc tấn công lén các máy bay chiến đấu của đối phương với sự dẫn đường của các máy bay chiến đấu khác hoặc từ dưới mặt đất.

Bài báo của Tri thức Hàng không chỉ ra rằng, GJ-11 có thể mang nhiều vũ khí nên nếu cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các máy bay chiến đấu như J-20 hay J-16, nó có thể phóng tên lửa dưới sự điều khiển của phi công chiếc máy bay tiêm kích. Một mặt, phương thức tấn công như vậy làm tăng mật độ hỏa lực của một cuộc tấn công ; mặt khác, nó cũng có thể trực tiếp nâng cao sự an toàn chocác phi công của máy bay chiến đấu có người lái.

Theo phán đoán, với đôi cánh có thể gập lại của GJ-11, nhiều khả năng nó có khả năng được đưa lên tàu chiến. Khi GJ-11 được triển khai trên tàu, nó sẽ có hai kiểu tác chiến. Thứ nhất là chiến đấu một mình. Với khả năng tàng hình tốt, nó có thể trực tiếp đột phá các lớp mạng lưới phòng thủ của đối phương. Kiểu tác chiến thứ hai là phối hợp với máy bay cất cánh từ tàu sân bay hoặc máy bay ném bom H-20, hỗ trợ hỏa lực mạnh nhất khi hoạt động với vai trò máy bay yểm trợ.

GJ-11 là kiểu máy bay tấn công không người lái tàng hình cỡ lớn được thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay (AVIC) Thẩm Dương và được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Đô (Hongdu) chế tạo ; có bố cục cánh dơi và cửa lấy khí tàng hình. Người thiết kế chính của GJ-11 là Lưu Chí Mẫn, Phó giám đốc Viện AVIC Thẩm Dương

Dự án máy bay chiến đấu không người lái mang tên "Lijian" (Lợi Kiếm, tên tiếng Anh là Sharp Sword) được khởi động vào năm 2009 và chiếc đầu tiên được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày 13/12/2012, sau đó bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất. Cổng nạp khí tàng hình phản bức xạ thấp tiên tiến của máy bay đã được thử nghiệm trên bệ xe trong hơn một tháng trong quá trình chạy thử nghiệm phối hợp với động cơ.

13 giờ ngày 21/11/2013, chiếc máy bay cường kích chiến đấu không người lái Lijian đầu tiên đã thực hiện thành công chuyến bay tại một trung tâm bay thử nghiệm ở Tây Nam Trung Quốc. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Anh thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu không người lái chuyên dụng.

Vào ngày 24/5/2016, cơ quan truyền thông chính thức của AVIC Tin tức Hàng không Trung Quốc đã đưa tin dự án "đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc, đã đột phá một số công nghệ quan trọng trong lĩnh vực máy bay không người lái và lấp đầy khoảng trống trong nước". Người bình luận quân sự của mạng Guancha cho rằng máy bay được chấp nhận có nghĩa là dự án này chính thức kết thúc và chuyển sang dự trữ kỹ thuật. Có tin nói rằng Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20, có một số tính năng kỹ thuật tương tự như B-2 của Mỹ ; một phần công nghệ của Lijian cũng có thể được áp dụng vào loại máy bay ném bom chiến lược này.

Vào cuối tháng 12/2017, một bức ảnh về mô hình Lijian dưới dạng quà lưu niệm được nhân viên nội bộ của AVIC tung lên mạng Internet, mô hình này có tất cả các chi tiết ngoại hình của máy bay thật. Có thể thấy đây là phiên bản cuối cùng với cửa phụt ở đuôi đã không thể nhìn thấy được.

Lần đầu tiên Lijian xuất hiện trước công chúng là trên xe kéo tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 70 năm 2019 với tên gọi GJ-11, cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội.

Thu Thủy

******************

Máy bay không người lái quân sự – cuộc ganh đua quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ

Sau khi Trung Quốc giao một lô CH-92A cho Serbia vào tháng 7/2020, gần đây báo chí lại đưa tin rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu 48 UAV YL-2 cho Pakistan. Điều này cho thấy công nghệ UAV quân sự của Trung Quốc đã có thực lực và ngày càng được nhiều quốc gia công nhận. Có vẻ Trung Quốc đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trong lĩnh vực UAV quân sự.

uav3

Ông Tập Cận Bình đến thị sát cơ sở thí nghiệm, dạy học và đào tạo người điều khiển UAV ở Đại học Hàng không (Ảnh : Đa Chiều).

Ngày 16/8, trang tin Hoa ngữ Đa Chiều đăng bài cho biết, hôm 23/7, trước ngày thành lập PLA (1/8), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn tới thị sát Trường Đại học Hàng không Không quân và đến phòng thí nghiệm máy bay không người lái (UAV), kiểm tra cơ sở dạy, học UAV và tìm hiểu về đào tạo sĩ quan vận hành UAV. Ông nói : "Hiện nay một số lượng rất lớn các hệ thống UAV đang xuất hiện, tác chiến UAV đang làm thay đổi sâu sắc diện mạo chiến tranh". Ông lập tức đưa ra các yêu cầu như "tăng cường nghiên cứu tác chiến UAV, tăng cường xây dựng nghiệp vụ UAV và tăng cường giáo dục, huấn luyện thực chiến".

Trong chuyến thị sát này, ông Tập Cận Bình cho thấy trong bối cảnh thời đại hiện nay UAV đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự ; ở cấp quốc gia, Trung Quốc rất coi trọng UAV quân sự và có thể đoán trước tới đây sẽ đầu tư mạnh mẽ các nguồn tài nguyên và tinh lực, để phát huy vai trò then chốt của nó trong triển vọng phát triển quân sự.

uav4

UAV CH-5 của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

Tuy nhiên, đối với cả Trung Quốc và Mỹ, sự phát triển của UAV quân sự đều đang ở giai đoạn thăng hoa, vừa có khả năng không giới hạn lại có nhiều tính không xác định. Liệu hai quốc gia ai sẽ chiến thắng trong tương lai, hiện khó đoán trước được.

Cạnh tranh quyết liệt về UAV quân sự

Phương tiện không người lái, hay UAV, theo nghĩa rộng, dùng để chỉ phương tiện không có người lái trên mặt đất, phương tiện bay không người lái, phương tiện dưới nước không người lái và phương tiện không người lái trên không gian vũ trụ, v.v. ; theo nghĩa hẹp là dùng để chỉ các phương tiện bay không người lái. Máy bay không người lái quân sự là một đường đua hấp dẫn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Trung Quốc và Mỹ.

UAV của quân đội Mỹ có công nghệ tiên tiến nhất, chủng loại đa dạng nhất và danh tiếng cao nhất. Loại RQ-4A Global Hawk đã giữ kỷ lục về ba chỉ số thời gian bay, khoảng cách và độ cao trong nhiều năm. Loại X-47B mới cất và hạ cánh trên tàu sân bay và UAV tấn công MQ-1 Predator, phiên bản nâng cấp của UAV MQ-1 Predator là MQ-9 Reaper và RQ-11 Raven với khả năng chiến đấu ưu việt và được trang bị quy mô lớn...dường như là những mẫu tốt nhất đang hoạt động trong lĩnh vực UAV quân sự, chúng cũng là đại diện của thế giới UAV về các mục đích cụ thể.

Nhiều mẫu UAV này đã từng tham chiến và nổi tiếng từ lâu, ví dụ như UAV MQ-1 Predator bay lần đầu vào năm 1994, RQ-4 Global Hawk bay lần đầu năm 1998 và loại RQ-11 Raven trinh sát bay chuyến đầu năm 2001.

So với Mỹ, các UAV quân sự của Trung Quốc được trang bị muộn hơn ít nhất 10 năm. Ví dụ, chuyến bay ban đầu của UAV YL-1 tương tự như MQ-1 Predator, chuyến bay đầu tiên là vào năm 2007, muộn hơn 13 năm ; chiếc UAV Xianglong tương tự như RQ-4 Global Hawk được bay lần đầu tiên vào năm 2012 và chiếc CH-4 tương tự như loại MQ-1 Predator bay lần đầu vào năm 2013.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng UAV quân sự của Trung Quốc đã cho thấy có sự phát triển đáng kể sau khi bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Cả Xianglong và CH-4 đều ra đời từ thời kỳ này và chỉ vài năm sau, đã lần đầu tiên bay thử một chiếc máy bay không người lái tàng hình cỡ lớn Lijian và cho ra đời CH-5 một phiên bản nâng cao của CH-4.

uav5

UAV kiểu MQ-9 Reaper của Mỹ (Ảnh : Đa Chiều).

Xu hướng phát triển nhiều loại UAV

Từ CH-4 đến CH-5, phản ánh xu hướng phát triển của UAV quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực ứng dụng này. Cải tiến chính của CH-5 là thân được mở rộng, lớn gấp đôi CH-4, dẫn đến cải thiện toàn diện về tính năng. Tầm bay, tốc độ và khả năng mang vũ khí đều tăng lên nhiều. Thời gian bay có thể tăng từ 30 giờ lên hơn 100 giờ, tốc độ tối đa tăng từ dưới 250 km/h lên 400 km/h và trọng lượng cất cánh tăng từ dưới 1,4 tấn lên hơn 3 tấn, phạm vi trinh sát, chiến đấu đã được tăng từ 20 lên 80 km.

CH-4 và CH-5 đều là UAV nhất thể hóa trinh sát - chiến đấu, tức có cả chức năng trinh sát và tấn công, cấu hình của thân máy bay có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu khác nhau. Những cải tiến về chức năng từ CH-4 lên CH-5 thể hiện một xu hướng phát triển quan trọng của UAV tấn công, đó là hiệu quả trinh sát độc lập và hiệu suất chiến đấu tốt hơn.

Các UAV MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ là các mẫu ban đầu, các UAV Trung Quốc vừa nêu có vị trí tương tự như 2 loại này và hướng phát triển của chúng cũng tương tự. CH-5 là phiên bản nâng cao của CH-4, giống như MQ-9 Reaper là phiên bản nâng cao của MQ-1 Predator.

uav6

UAV tàng hình Lijian của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

UAV tàng hình Lijian (Kiếm Sắc) đại diện cho một hướng phát triển khác của UAV quân sự và vị trí then chốt của nó là khả năng tàng hình. Các loại tương tự bao gồm X-47B ở Mỹ, Neuron của châu Âu và UAV Thor của Vương quốc Anh đều đi sau Trung Quốc một bước. Trên thực tế, tàng hình cũng là một cuộc ganh đua không mệt mỏi về máy bay chiến đấu có người lái. Liệu loại UAV này có thể thay thế máy bay chiến đấu có người lái trong tương lai hay không, liệu nó có xung đột với việc phát triển tên lửa hay không và liệu tính năng tàng hình của nó có thể được sử dụng để tham khảo cho các loại UAV khác hay không, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, hoặc có nhiều khả năng.

Máy bay trinh sát RQ-4 Global Hawk nổi tiếng của quân đội Mỹ và UAV Xianglong của Trung Quốc chỉ tập trung vào trinh sát tầm cao. Trong tương lai, chúng dự kiến sẽ phát triển hơn về trinh sát, chỉ huy và các chức năng khác ; trong đó nhất thể hóa trinh sát và tấn công sẽ xuất hiện sự phân hóa ngày càng rõ nét. Tất nhiên, cũng sẽ có hình thành sự phân công giữa 2 chức năng. Máy bay trinh sát ở trên cao sẽ thuận tiện hơn khi đóng vai trò liên lạc, chỉ huy điều khiển từ xa giữa người và máy bay ; còn UAV trinh sát - tấn công nhất thể hóa sẽ thuần túy chú trọng nâng cao khả năng tấn công, có thể trở thành một vũ khí vừa nguy hiểm hơn lại rẻ tiền hơn.

Máy bay trinh sát không người lái kiểu RQ-11 Raven đại diện cho một hướng ứng dụng khác của UAV quân sự. Đây là loại drone có thân hình nhỏ với sải cánh dài 1,37 mét, trọng lượng tối đa khoảng 1,81 kg, đơn giá chỉ 30.000 USD. Những phương tiện bay không người lái như vậy đã được trang bị số lượng lớn cho quân đội, với sản lượng gần 20.000 chiếc. Tác dụng của nó chủ yếu là trinh sát tầm thấp, giám sát và xác định mục tiêu trên chiến trường, là công cụ phụ trợ đắc lực cho quân đội hai bên trong hoạt động cận chiến. Chức năng của nó không thể thay thế được cho loại RQ-4 Global Hawk rất đắt, nhưng nó cũng có thể hướng đến sự phát triển của máy bay không người lái tích hợp trinh sát – tấn công. Nếu xuất hiện số lượng lớn UAV tấn công giá rẻ có điều khiển, được cho là sẽ thay đổi đáng kể mô hình chiến tranh liên quan đến sự tham gia quy mô lớn của binh sĩ trong lịch sử nhân loại. Trên thực tế, hiện đã có những dấu hiệu của sự phát triển như vậy.

uav7

UAV Xianglong của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

Vào tháng 1/2017, Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ tiết lộ một thử nghiệm hệ thống cụm máy bay không người lái mà họ đã hoàn thành vào ngày 26/10/2016. Ba máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet đã phóng 103 máy bay không người lái siêu nhỏ, tạo thành một đám đông bay trên không trung như một đàn cào cào vượt biên. Loại UAV này được gọi là Perdix, có sải cánh 30 cm, có thể tự bay, nhưng có thể cùng được một máy tính điều khiển.

Ông Roper, Giám đốc Văn phòng Năng lực Chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói rằng Perdix không phải là một cá thể trải qua một hành động phối hợp được lập trình sẵn, mà giống như một quần thể chim trong tự nhiên, cùng phối hợp hành động với nhau qua một não bộ. Ông nói : "Bởi vì mỗi chiếc Perdix có thể tự liên lạc và phối hợp với một Perdix khác, cả đám drone không có thủ lĩnh và mỗi chiếc có thể được phép vào hoặc rời nhóm rất thuận lợi".

Thông tin do quân đội Mỹ tiết lộ đã ngay lập tức khơi dậy sự chú ý và cảnh giác mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Tờ Giải phóng quân báo đã phân tích trong một bài báo vào tháng 4/2020 nhan đề "Làm thế nào để chống lại hoạt động tác chiến bầy đàn của UAV", phân tích rằng : "Với sự phát triển của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, vi cơ điện tử, thông tin vệ tinh, 5G ; nó có các ưu điểm của tác chiến cụm UAV như mạnh mẽ, chi phí thấp, hiệu quả chiến đấu cao, có thể thực hiện các cuộc đột kích đa điểm và đa hướng phân tán trên diện rộng, đang ngày càng trở thành lực lượng chính của chiến trường không gian vũ trụ, "tiên phong" của tác chiến tinh nhuệ và bất ngờ giành chiến thắng, đặt ra thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ truyền thống và đề ra biện pháp đối phó hiệu quả với mối đe dọa từ các hoạt động tác chiến kiểu bầy ong của UAV".

uav8

UAV RQ-4A Global Hawk của Mỹ (Ảnh : US Air Force).

Ai sẽ thắng trong cuộc ganh đua UAV tương lai ?

Có quan điểm cho rằng màn phô trương sức mạnh đó của quân đội Mỹ là phản ứng trước sự kiện "67 UAV bay thành bầy" tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 17/11/2016. Tuy nhiên, có chuyên gia phân tích rằng sự xuất hiện của bầy đàn UAV quân sự của Mỹ cho thấy có một khoảng cách rất lớn giữa Trung Quốc và Mỹ trên con đường này, trình độ kỹ thuật của Mỹ hiện vượt xa so với Trung Quốc.

Cụm UAV của quân đội Hoa Kỳ có khả năng tự tổ chức theo cơ chế tự nhiên. Trong điều kiện không có sự chỉ huy và kiểm soát tập trung, nhiều UAV có thể tạo ra hiệu quả tổng thể thông qua giao tiếp thông tin lẫn nhau và đạt được mức độ tự chủ hợp tác ở trình độ cao, từ đó hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ dự kiến với rất ít sự can thiệp của con người, bước đầu đạt được ba chỉ số quan trọng về "không có trung tâm", "tự chủ" và "tự trị".

Ngược lại, cụm máy bay không người lái của Trung Quốc có nhược điểm rõ ràng. Ví dụ, cụm máy bay không người lái tại triển lãm hàng không Chu Hải khi đó chỉ thể hiện khả năng đồng bộ hóa trong quá trình bay biểu diễn : tất cả các máy bay lần lượt phóng ra từ máy phóng mặt đất để cất cánh, sau đó xếp thành đội hình trên không trung, bay cùng nhau một khoảng cách nhất định rồi hạ cánh theo trình tự xuống mặt đất. Đối với các tính năng kỹ thuật chính như tự tập hợp không có trung tâm và tập hợp thành bầy, đều được thể hiện bằng hình động trên máy tính.

Tóm lại, vị trí, chức năng và chủng loại của UAV quân sự rất đa dạng, mặc dù UAV quân sự của Trung Quốc có thể được coi là "ngôi sao đang lên", nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn so với "ngựa đầu đàn" là Mỹ. Nhưng dù trong trình độ công nghệ hay mức độ được chào đón trên thị trường UAV quân sự quốc tế, đều thể hiện xu hướng đuổi theo mạnh mẽ.

uav9

Trung Quốc thử nghiệm UAV quân sự tác chiến kiểu bầy ong năm 2018 (Ảnh : Đa Chiều).

Như tờ Giải phóng quân báo viết, sự phát triển của UAV liên quan đến các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử vi mô, liên lạc vệ tinh và 5G. Sự phát triển của công nghệ UAV quân sự Trung Quốc và Mỹ không chỉ liên quan đến quốc phòng quân sự mà còn liên quan đến ngành công nghiệp của hai nước, là kết quả của sự phát triển của hệ thống công nghiệp và sức mạnh công nghệ, thậm chí là sức mạnh tổng thể của quốc gia.

Đa Chiều nhận định, liên quan đến các công nghệ cụ thể cần thiết cho sự phát triển của UAV, Trung Quốc đang có lợi thế trong lĩnh vực 5G. Với việc ứng dụng hệ thống định vị Beidou, công nghệ liên lạc vệ tinh của họ cũng không kém Mỹ. Sự phát triển của các công ty tư nhân như Huawei và DJI là động lực làm nổi bật sự phát triển của công nghệ UAV. Nhưng mặt khác, công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc rõ ràng là kém hơn so với Mỹ, và chiến tranh thương mại Trung-Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty Huawei và DJI, trở thành những nhân tố hạn chế sự phát triển của UAV quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Đối với định hướng phát triển tương lai của máy bay không người lái quân sự ở Trung Quốc và Mỹ, hiện đang có quá nhiều biến số.

Thu Thủy

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy
Read 770 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)