UBND Nghệ An đẩy mạnh dự án nghĩa trang với hai lò thiêu bất chấp phản đối của dân
Thanh Trúc, RFA, 22/09/2021
Chủ tịch UBD tỉnh Nghệ An yêu cầu Chủ Đầu tư, các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, gấp rút hoàn thành hai lò hỏa táng trước ngày 30/11/2021. Lý do được đưa ra là vì nhu cầu dân sinh.
Mặt bằng dự án Công viên sinh thái Vĩnh Hằng ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An - Môi Trường và Đô Thị
Đây là tin được báo chí trong nước đăng tải hôm 19/9, sau khi có nhiều phản ánh trên mạng về việc hàng trăm người dân xóm Phúc Điền, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên đêm 12/9 kéo lên núi Đại Huệ yêu cầu Công ty Hợp Lực ngừng thi công khu nghĩa trang sinh thái có lò thiêu ngay trên và cách khu dân cư chỉ1.200 mét.
Lý do phản đối, như RFA đã loan tin trước đó, là vì dự án này nằm ngay đầu gió trên cao và mạch nước ngầm bên dưới, sẽ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt của cư dân xóm Phúc Điền và các xóm lân cận bên dưới.
Người dân địa phương cho rằng phải có điều khuất tất nên chính quyền mới cho khởi công trong đêm, vào khi địa phương đang chấp hành Chỉ thi 16 phòng chống Covid-19.
Một cư dân Giáo xứ Kẻ Gai, anh Nguyễn Văn Ân, cho biết :
"Thực ra công văn này có từ ngày6/9/2021. Tuy nhiên trong những ngày vừa qua, sau khi người dân xã Hưng Tây mạnh mẽ lên tiếng phản đối cũng như tập trung để ngăn không cho nhà thầu thi công, thì khi đó báo chí Nhà Nước cho đăng tải lại chỉ thị của ông Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung"
"Có thể thấy tỉnh vẫn quyết tâm thực hiện bằng được dự án này mặc cho người dân phản đối hay không. Cũng có thể nói họ không quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của dân mà chỉ đạt mục đích cho bằng được".
Tin trên các báo ngày 19/9 cũng nhắc lại quyết định của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Nguyễn Đức Trung, giao cho UBND huyện Hưng Nguyên, các Sở, Ngành, các đơn vị liên quan, rút kinh nghiệm giai đoạn một, tập trung chuẩn bị các điều kiện đề triền khai giai đoạn hai của dự án trong thời gian sớm nhất.
Từ đầu tháng chín, báo mạng Môi Trường và Đô Thị có bài viết về dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng và đài hóa thân tức lò hỏa táng, cho người dân thành phố Vinh cũng như vùng phụ cận. Theo bài báo, đã hơn bốn năm kể từ ngày được chấpthuận chủ trương đầu tư, dự án ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên với vốn đầu tư gần 500 tỉ VNĐ vẫn nằm trên giấy trong lúc người chết vì Covid-19 không có chỗ thiêu.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thì cho rằng nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng với lò thiêu xác tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên là dự án quan trọng, có mục đích phục vụ dân sinh, đáp ứng nhu cầu mai táng của người dân.
Chủ trương thì đúng, hai lò hoặc năm lò hỏa táng ở đâu thì cũng phải tuân thủ qui định không tác hại môi trường sống và sức khỏe của dân cư về lâu về dài, là khẳng định của nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ :
"Vị trí của dự án ấy có thỏa mãn, có phù hợp với yêu cầu sinh thái hay không. Vấn đề người dân đặt ra rất đúng. Tác động của gió, nhất là từ việc thiêu xác người, xác động vật, tạo Dioxin là chất gây ô nhiễm không khí. Rồi nước thấm qua đất đến nguồn nước ăn của dân vùng dưới. Đây là những ảnh hưởng rất tệ, rất xấu.
Tôi cho rằng để cho nhà đầu tư và dân đứng ra tranh luận với nhau là không đúng. Chính quyền phải vào cuộc, phải quyết định ý kiến người dân đúng hay không đúng, ý kiến nhà đầu tư đúng hay không đúng, và chính quyền phải giải quyết sao cho đúng qui định pháp luật về bảo vệ môi trường. Nội dung chính nằm ở đấy.
Công văn tỉnh không phù hợp, không đúng với nguyện vọng của người dân thì dân tiếp tục có quyền khiếu nại, có quyền mướn luật sư làm đơn lên thẳng Trung ương, mà trong trường hợp này là Bộ Tài nguyên-Môi trường, đồng kính gởi Thanh tra Chính phủ để giải quyết đến cùng ; và có một bản gởi chính quyền tỉnh là trong khi chờ chúng tôi khiếu nại tiếp thì đề nghị tỉnh cho dừng thi công. Không thể vì dịch bệnh mà vi phạm qui định bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân".
Là con dân xóm Phúc Điền, nằm gần nhất dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng và hai lò thiêu sẽ xây trên đó, Luật sư Phạm Hữu Hiền nói ông cảm thấy có trách nhiệm giúp người cùng quê về mặt pháp lý, hai nữa là ông thấy cái sai của dự án này ngay từ đầu :
"Họ đã chọn địa điểm quá gần khu dân cư, trong khi Thông tư Hướng dẫn, Khung 1/2021 của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị Định 40 liên quan đến qui hoạch xây dựng thì khoảng cách vị trí này không đáp ứng được điều kiện. Nếu đặt trên gió, trên nước thì phải nhân năm lần lên, tức là một cây số rưỡi. Tuy nhiên dự án lại cách điểm gần nhất khoảng 200 mét, cách điểm xa nhất khoảng 1.200 mét.
Hai nữa,dự án khởi sự từ 2006-2008 nhân dân đã không chấp nhận nên chủ đầu tư cũ đã bỏ. Tuy nhiên qua một số lần bán chủ trương rồi đến công ty Hợp Lực hiện nay, có thể ông Chủ tịch Nguyễn Đức Trung mới về mấy tháng đã không nắm được, cũng có thể nghe báo cáo sai, nhưng Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An cũng như đặt biệt ông Thái Thanh Quí (ngày xưa là Chủ tịch tỉnh, nay là Bí thư tỉnh) đã xúc tiến như thế. Và tỉnh thì lấy lý do rằng Covid 19 có người chết nên phải đẩy mạnh dự án này.
Thực tế số người chết ở Nghệ An chỉ đếm được trên đầu ngón tay, cỡ mười mấy người, không nhất thiết bắt nhân dân chịu đựng 50 năm trời đối với nghĩa trang này".
Năm 2017, vẫn lời Luật sư Phạm Hữu Hiền, chính quyền địa phương đã tổ chức một cuộc họp tham khảo ý kiến dân nhưng không ai chịu ký vào văn bản thỏathuận vì những nguyên cớ đã nói ở trên :
"Thế mà không hiểu tại sao năm 2019 họ vẫn phê duyệt được dự án tác động môi trường. Đến năm 2021 họ lại phê duyệt mở rộng qui mô lên mà không đánh giá tác động môi trường lại cũng không tham vấn cộng đồng lại. Cho nên bây giờ dân tình nổi sôi lên cái chuyện là không tham vấn cộng đồng. Việc dân phản đối cho thấy chính quyền vô cùng coi thường nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp".
Đây là phản ứng trong ôn hòa để tiếng nói của dân được lắng nghe, Luật sư Phạm Hữu Hiền trình bày tiếp :
"Cách thứ nhất là khai trí, có nghĩa là cung cấp thông tin và pháp lý về những quyết định của Nhà nước để bà con nắm. Cái thứ hai là tìm đến những người có chức sắc trong Nhà nước, những người am hiểu và những người có tư duy tiến bộ. Mình nhận thấy có rất nhiều người đồng tình với ý kiến của bà con , họ cũng đã kiến nghị đặt nghĩa trang này cách thành phố khoảng 15 đến 20 cây số. Họ cũng tư vấn cho nhiều ý kiến rất phù hợp với qui hoạch phát triển của thành phố Vinh đến năm 2030.
Qui mô hoạt động của nghĩa trang này tối thiểu là 50 năm, chắc chắn nó sẽ lọt hẳn trong thành phố và sẽ là vấn đề nhúc nhối sau này. Giống như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội hay mười mấy tỉnhthành hiện tại đang đau đầu về việc di dời nghĩa trang ra khỏi thành phố.
Các ông đã có những bài học nhãn tiền trên cả nước rồi nhưng các ông vẫn cố đấm ăn xôi, vẫn phê duyệt vẫn còn biểu dân chấp nhận chuyện này. Đó là tư duy vô cùng kém của lãnh đạo tỉnh Nghệ An".
Ông Phan Văn Chương, cư dân xóm Phúc Điền, từng tham gia biểu tình yêu cầu công ty Hợp Lực ngưng san lấp mặt bằng đêm 12/9, cho biết :
"Ngày 18/9 có hai công an mặc thường phục tới nhà, bảo là muốn mời tôi lên huyện, vào trong đấy. Tôi bảo một mình tôi không thể đại diện nhân dân xóm này được. Thứ hai tinh thần là bọn tôi đấu tranh trong hòa bình chứ không bạo lực, nên tôi không đi".
Sau cùng, linh mục Phan Sỹ Phương, ở Giáo họ Thượng Khê cách khu vực dự án không xa, nói rằng ông thông cảm với tâm tư nguyện vọng của giáo dân cũng như mọi người dân khác đang phản đối nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng và hai lò thiêu ngay trên đầu dân Phúc Điền :
"Tôi quê ở đó, mỗi lần lũ lụt là do trên núi chảy xuống mà, bây giờ lò thiêu nếu có làm thì làm sao phải tránh hậu quả đổ xuống đầu dân, nước trên đó đổ xuống đồng ruộng của người ta hết, con cháu nó ăn cái gì trên đất đó ?
Ai cũng biết con người sinh ra rồi phải chết thôi, phải có nghĩa trang phải có lò thiêu. Cái đó không sai nhưng vẫn mong rằng chính quyền của dân, vì dân và do dân phải làm sao để bình an cho người ra đi và để bình an cho người còn sống. Đó là hy vọng. Tôi luôn luôn đứng về phía bà con chứ không thể khác được".
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 22/09/2021
**********************
Nghệ An : Khuất tất trong dự án nghĩa trang và lò thiêu gần khu dân cư
Thanh Trúc, RFA, 17/09/2021
Vào đêm ngày 12/9, hàng trăm người ởxóm Phúc Điền, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, kéo nhau đến một điểm cao trên núi Đại Huệ yêu cầu Công ty Hợp Lực ngưng ngay việc xây khu nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng với một lò thiêu trong đó.
Dự án "Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng" ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng - Báo Nông Nghiệp
Lý do phản đối là vì chính quyền địa phương cho phép chủ đầu tư tiến hành dự án khi chưa có sự đồngthuận của dân về một nghĩa trang với lò thiêu chỉ cách khu dân cư sinh sống 1.200 mét.
Người dân xóm Phúc Điền gần nơi xây dựng nhất còn cho biết chủ đầu tư bảo với họ là đã trao tiền đền bù cho chính quyền nhưng thực tế họ chưa nhận được đồng nào.
Điều khuất tất nữa được nêu ra là tại sao trong lúc địa phương đang chấp hành Chỉ thị 16 về phòng chống Covid-19 thì nhà thầu lại cho người đến san lấp mặt bằng trong đêm như vậy.
Theo một cư dân của giáo xứ Kẻ Gai, anh Nguyễn Văn Ân, điểm đáng nói ở đây là việc cho thi công trong đêm một dự án liên quan đến sức khỏe và môi trường sống của dân, mà chính quyền lại không bàn thảo, không lấy ý kiến dân :
"Trong lúc đang áp dụng Chỉ thị 16 để ngăn chặn dịch bệnh thì chính quyền lại cho tập trung máy móc và công nhân lén lút xây dựng"
Khu vực này từ trước, vẫn lời anh Nguyễn Văn Ân, được chính quyền Nghệ An phê duyệt và cho xây dựng khu công nghiệp Việt Nam-Singapore VSIP hiện đã đi vào vận hành với khí thải và các chất độc hại khác tương đối đã nhiều. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn cho phá ở núi Đại Huệ để làm mỏ đá Phú Nguyên và các mỏ đất để san lấp mặt bằng cho khu công nghiệp VSIP :
"Rồi họ cũng có dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng, tức là nghĩa trang của thành phố Vinh họ sẽ đưa về đó. Bây giờ họ lại tiến hành công trình lò thiêu. Tất cả những dự án này được đặt trên vùng đất giáp ranh hai xóm Phúc Điền và Thượng Khê gần núi Đại Huệ.
"Vấn đề là vùng đất trên núi này nằm ở đầu gió và nguồn nước ngầm, cho nên nó có thể gây ô nhiễm trầm trọng. Người dân Phú Điền, Thượng Khê, Kẻ Gai cũng như một số vùng phía dưới đang dùng nguồn nước ngầm ở đây để ăn uống sinh hoạt, rất nguy hiểm".
Người dân tập trung phản đối dự án Đài hoá thân Hoàn Vũ Nghệ An vào tháng 9/2021. Hình : Báo Nông Nghiệp
Một nhà báo ở Nghệ An, yêu cầu được giấu tên, cho RFA biết diễn biến liên quan dự án từ năm 2008 và sự phản đối của người dân địa phương :
"UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án lò hoả táng tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, với diện tích hơn 83 hectares, có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng"
"Một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh đã nhảy vào làm dự án, nhưng hơn ba năm sau đã rút lui không kèn không trống. Tiếp đến, một doanh nghiệp ở Sài Gòn vào làm chủ đầu tư, nhưng cũng ra đi như đơn vị trước. Đầu năm 2021, doanh nghiệp ở TP Vinh vào tiếp quản rồi dậm chân tại chỗ"
"Tất cả là vì dân không đồngthuận nên không giải phóng được mặt bằng. Đã nhiều lần dân đòi đối thoại trực tiếp với UBND tỉnh nhưng do dịch bệnh kéo dài không thực hiện được".
Câu hỏi của nhà báo ẩn danh là trong dự án không nói đến việc phá núi Đại Huệ mà chỉ đề cập phía Đông Nam giáp núi Lưỡi Hái, phía Bắc giáp xã Nam Giang, huyện Nam Đàn.
Tại sao lại ẩn đi núi Đại Huệ, rồi lại lén cho công nhân phá núi Đại Huệ khiến nhân dân quanh vùng hết sức bức xúc, có điều gì không minh bạch chăng, là vấn đề nhà báo đặt ra.
Anh Nguyễn Văn Ân thì xác nhận trong những ngày vừa qua không chỉ người dân hai xóm Phúc Điền và Thượng Khê mà cả các vùng lân cận đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối, yêu cầu nhà cầm quyền Nghệ An cũng như xã Hưng Tây ngừng cho thi công dự án này :
"Ngày 12/9 thì xã Hưng Tây gởi thư mời dân lên để thông qua ý kiến. Nhưng họ lấy lý do dịch nên chỉ mời 20 hộ dân thôi. Hai mươi hộ dân họp thay cho cả ngàn hộ dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án này".
RFA liên lạc được với hai ngườithuộc xóm Phúc Điền, đã trực tiếp tham gia buổi tập hợp để ngăn chận việc thi công tại núi Đại Huệ tối 12/9 vừa qua.
Người thứ nhất, ông Nguyễn Văn Kỷ, cho biết :
"Chỉ thị 16 là ở đâu yên đấy, nhưng công ty Hợp Lực lên làm cả đêm, dân phải ùa lên ngăn cản lại. Bởi vì mấy cuộc họp trước đây rồi mà dân chưa đồng tình, nhưng cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh vẫn ký cho Công ty Hợp Lực làm nên khoảng 150 người dân lên cản"
"Rồi Công ty Hợp Lực gọi điện, huy động công an xã, huyện và tỉnh mà cũng không thể có giải pháp cho dân. Từ hôm đó tới giờ họ vẫn lén lút khi làm ban ngày khi làm buổi đêm, hành tội dân mất ăn mất ngủ, đang thời ký thuhoạch lúa mà vẫn cứ phải chạy lên canh giữ".
Người thứ hai, ông Phan Văn Chương, nói rằng, theo chỗ ông nhìn thấy thì phải đến 200 người hoặc hơn kéo đến yêu cầu Công ty Hợp Lực ngưng thi công tối 12/9.
"Theo qui định của bên Tài Nguyên-Môi Trường thí ít nhất phải 1.500 mét trở lên mới đủ khoảng cách an toàn để bảovệ môi trường. Nhưng đổ lại đây chỉ mới 1.200 mét nên chưa đạt tiêu chuẩn. Nếu lò thiêu đấy đi vào hoạt động thì trước hết là mạch nước ngầm, rồi khói sẽ theo hướng gió thổi xuống phía dưới làng. Ở đây đã có một mỏ đá rồi, bụi bặm thường xuyên bay về, cộng thêm xe cộ này kia ảnh hưởng rất lớn đến người dân"
"Lúc dân vừa lên yêu cầu đình chỉ thì đại diện chủ đầu tư là phó giám đốc đang ở hiện trường tuyên bố không ngưng. Người dân ra đứng trước máy đề không cho hoạt động. Khoảng một tiếng sau khi dân kéo lên càng lúc càng đông thì máy ngưng".
"Bên chủ đầu tư còn tuyên bố rõ ràng là toàn bộ hơn 82 hectares họ đã đền bù bốn mươi mấy tỷ rồi. Nhưng đổ lại tiền đó chưa được nhận, chưa ai ký, chính quyền chưa họp dân cũng chưa thống nhất ý kiến mà đã triển khai làm trong đêm".
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân Hoàn Vũ Nghệ An (thuộc Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực) đã khẩn trương điều động phương tiện, máy móc đến hiện trường vào tháng 9/2021. Hình : Báo Nông Nghiệp
Đây là khu vực có nhiều giáo dân thuộc Giáo xứ Kẻ Gai, ông Phan Văn Chương nhấn mạnh,thế nhưng cư dân không Công giáo cũng nhập cuộc đông không kém, chứng tỏ việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cộng đồng :
"Nói chung cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, không bạo lực. Sau đó chủ đầu tư có bảo đây là chỉ đạo của tỉnh, Chủ tịch tỉnh ký duyệt. Nói thật, dân đa số 70 - 80% là phản đối việc làm ảnh hưởng môi trường và cảnh quan sinh thái. Mới một mỏ đá mà suốt ngày bụi bẩn, giờ còn cái nghĩa trang và lò thiêu về đây thì dân còn khổ thế nào nữa".
Đường dây viễn liên của RFA được nối về số của ông Phan Văn Lịch, Trưởng xóm Phúc Điền :
"Cái đó xin hỏi cấp huyện hay cấp tỉnh chứ xã không biết và xóm cũng không biết. Trưởng xóm nhưng họ không thông qua, họ không cho biết cái chi cả. Bản thân không đồng ý và xóm không đồng ý nhưng mà xóm không thể nói được, không đủ quyền lực. Hỏi chủ tịch huyện, không thì hỏi chủ tịch xã Hoàng Văn Long".
Chúng tôi đã gọi qua số của Chủ tịch xã là ông Hoàng Văn Long, ông đã bắt máy nhưng dập máy liền sau đó.
Ông Phan Văn Chương cho biết, Trưởng xóm mà bảokhông có quyền và không biết là không đúng :
"Xóm bảo không có quyền, huyện xã cũng bảo không có quyền, bảo cái này là chỉ đạo từ trên tỉnh và họ chỉ làm theo lệnh từ trên. Nhưng nếu dưới không quản lý thì trên sao làm được việc ?. Cấp này đùn cấp khác như thế là không đúng, là thiếu trách nhiệm với người dân".
Còn theo phóng viên không muốn nêu danh tính, một điều cần hiểu thêm là đối với người Nghệ An, núi Đại Huệ, mà chính quyền địa phương muốn xây nghĩa trang sinh thái và lò thiêu trên đó, là ngọn núi mang bao chứng tích lịch sử, nơi yên nghỉ của vua Cảnh Thịnh, con trai Hoàng Đế Quang Trung.
Trên núi còn có một ngôi miếu tuổi đời khoảng 600 năm, mà các sử gia đang cất công nghiên cứu. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng năm Âm lịch, người dân các xóm dưới theo thông lệ lên núi Đại Huệ thắp hương cầu mưathuận gió hòa, con cháu học hành tấn tới, đỗ đạt.