Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/09/2021

Tại sao chưa đặt lại lư hương dưới tượng đài Đức Thánh Trần ?

Tuấn Khanh - Hiền Vương - Phúc Tiến

Chuyện lư hương Đức Thánh Trần : Đi tìm sự chân thành

Tuấn Khanh, RFA, 20/09/2021

Nước Úc có mt ngày l gây tranh cãi sut nhiu thp niên, đó là ngày 26/1, tên gi ca ngày l này được cũng được đt li vi nhiu ý nghĩa khác nhau.

Khi đu, ngày này được gi chung là ngày l Quc Khánh ca Úc, vì đó là ngày đánh du s kin năm 1788, thuyn trưởng Arthur Phillip đã dng c Anh và tuyên b đây là vùng đt thuc s hu ca đế quc Anh Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).

luhuong1

Đền thờ và tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, nơi lư hương được chuyển về - Tiền Phong

Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là mt li khng đnh v s xâm lược ca nước Anh đi vi mt vùng đt mà th dân Úc đã sinh sng t bao đi. Nhng cuc xung đt xy ra, và khát vng "gii phóng" ca người Anh cũng đã m ra mt thm cnh v vic cách ly hàng ngàn tr em th dân vi cha m và làng quê, đ giáo dc văn minh tách bit, nhm to mt nước Úc có văn hóa nn ca Châu Âu. Câu chuyn tht dài, đy máu và nước mt, là mt góc ca lch s nhân loi nhng thế k trước.

Nhng cng đng th dân Úc phát trin và hi nhp vào cuc sng chung hôm nay, k c người Úc da trng, vn luôn cht vn v ý nghĩa ca ngày Quc Khánh Úc 26/1. Ngày l 26/1 này tng được vn đng gi tên là Ngày Xâm Lược, Ngày Thương Khóc Sai lm t lch s, vn luôn được người dân kêu đòi phi có s nhìn nhn đúng, gi tên đúng và phi có người hôm nay chu trách nhim.

mt quc gia văn minh, quyn được lên tiếng và thm chí ph nhn luôn c ngày Quc khánh, vn không b coi là ti, cũng không ai b khép vào cái nhìn là âm mưu lt đ chế đ hay tuyên truyn chng nhà nước. Bi mt nhà nước văn minh đích thc và vì dân, h biết rng mi hành đng ch trương bo v mình, chng li nhân dân, ch biến h tr thành loi đ t vi nhân quyn và dân ch.

Tháng 2/2008, Th tướng Úc là Kevin Rudd đã chính thc đưa ra li xin li trước toàn quc gia, gi ti nhng người dân bn đa ca Úc, đc bit là nhng thế h b đánh cp mà cuc sng ca h đã b tàn phá bi các chính sách cưỡng bc tr em và đng hóa bn đa trong quá kh rt xa ca nước này.

Li xin li ca ông Kevin Rudd, được tm dch mt phn như sau : "Chúng tôi xin li vì lut pháp và chính sách ca các quc hi và các đi chính ph đã gây ra đau thương, đau kh và mt mát sâu sc cho nhng người Úc trên quê hương chúng ta. Chúng tôi đc bit xin li vì đã loi b tr em th dân và Cư dân trên eo bin Torres khi gia đình, cng đng và đt nước ca h".

Rt nhiu bài báo, hình nh, video ca c thế gii ghi li nhng gi phút đó. Rt nhiu người đã khóc, nhiu người ôm cht ly nhau. S xúc đng không ch vì nhân phm và giá tr nguyên bn ca con người được nhìn nhn đúng trong thế gii văn minh và khát vng hòa gii, mà h còn khóc vì thy mình may mn sng trong mt th chế biết yêu tương lai ca đt nước và con người hơn là gánh nng ca lý tưởng chính tr.

Câu chuyn cũ ca x xa được viết li dài dòng, ch đ nhc rng bài báo tha thiết kêu gi tr li lư hương ca ca Đc Thánh Trn ti tượng đài Bến Bch Đng mi đây, được đăng trên báo Người Đô Th, không phi là tiếng kêu đơn l. Nó là s đau đn ca c mt dân tc v s báng b mt hình tượng vĩ đi trong lch s người Vit. S báng b chưa bao gi xy ra trong mi triu đi Vit đi kháng nhau, mà xưa nay ch có th nm trong tưởng tượng v bn ngoi bang xâm lược hay vong quc.

Bài báo y có tên "Nhân gi Đc Thánh Trn : cn đt li lư hương và tôn to tượng đài Trn Hưng Đo" ca tác gi Phúc Tiến, xut hin trên trang nhà Người Đô Th vào ngày 17/9-2021, được vài tiếng đng h, đã bt ng b n đi. Đó là mt bài viết tht s hiếm hoi đt vn đ v mt giá tr dân tc tn thương t s cường quyn, nhưng ri cũng chu chung s phn vi mi li ngay thng trước lưỡi gươm kim duyt, hoc bi sĩ din ca mt cá nhân nào đó.

luhuong2

Lư hương Đc thánh Trn v trí cũ ti tượng đài Trn Hưng Đo trước khi chuyn đi.

Nhưng vi nhân dân, tiếng kêu phn ut v hình tượng trang nghiêm ca mt tượng đài lch s b xúc phm, vn không ngng vang lên k t ngày 17-2-2019 ngày mà mi người Vit khp nơi trên đa cu đu sng s thy nhng chiếc xe rác bao vây tượng đài Đc Thánh Trn, và xe cu kéo chiếc lư hương yên v hơn na thế k v mt nơi n khut, ly c là đ sa cha và tôn to khu vc.

Cho ti gi phút này, mi s gii thích ca chính quyn v hành đng cu lư hương ca Đc Thánh Trn luôn mp m và vô nghĩa. Ông Nguyn Thin Nhân, Bí thư thành ph, người chu trách nhim chính v s kin này thì luôn né tránh. Còn bà Trn Kim Yến Bí thư Qun y qun 1 thì tuyên b mt cách vô đo, vô luân thường rng lư hương Trn Hưng Đo được di v đn th trên đường Võ Th Sáu vì "Công viên không phi là nơi th phng, mà vic th phng này nên được đt đình, đn, chùa s đúng hơn. Đó là vic hết sc bình thường. Mình đưa vic th phng v đúng v trí".

Trong mt bài viết phn ng t lúc y, có tên nh lư hương và thói di trá", Giáo sư Hoàng Dũng đã viết rng "Không l Ch tch H Chí Minh thì được phép có lư hương ( công viên), mà Đc Trn Hưng Đo li không ?". Di trá là cách mi người Vit Nam gi tên hành đng và lý l ca nhng k có quyn đã múa lưỡi, nhưng tn cùng, đó là s vong bn nhc nhã khôn xiết trước t tiên mình.

T năm 2019, r lên tin đn v chuyn chính quyn hin nay mun th tiêu các tượng đài, miếu đn do chế đ cũ dng nên, bi mun dt đim quá kh. Chuyn di lư hương và b mc như vy, ch là nm trong chui hành đng. Tht khó tin đó là chuyn có tht, nht là vi mt chế đ trong thi đi văn minh.

luhuong3

Lư hương Đc thánh Trn v trí mi. Hình : Tin Phong

T tiên Vit Nam chưa bao gi phân bit đa con nào th phng mình. Tr li lư hương là cách chng minh nhng li đn ti t đó không có tht, và cũng đ chng minh rng trong chế đ hôm nay, không có chuyn quyn lc cá nhân hay sĩ din ca mt quan chc có th ngi xm trên linh hn t tiên, và ca mt cng đng dân cư đã sng vi giá tr tâm linh đó sut bao nhiêu năm nay.

Qu bóng đang chân nhng người có trách nhim hôm nay. Nhng sai lm hôm qua không có nghĩa là th nht đnh hôm nay buc mi người phi cùng chia nhau vut mt.

Nhng người da trng và th dân nước Úc đã cho nhau cơ hi, cm tay nhau đ gi tên quê hương là ca chung, quc gia chân thành sám hi trước sai lm ca hàng trăm năm, đ cùng đi ti mt giá tr chung.

Nhưng Vit Nam, nếu vn có nhng người vn im lng trá ngy, ôm cht s hy dit nhng điu thiêng liêng nht trong lòng dân tc, bt chp tiếng kêu gào tc gin không thôi ca dân chúng, thì tư cách nào đ chúng ta gi nhau là đng bào ?

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 20/09/2021

*********************

Vì sao cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn ?

Hiền Vương, VNTB, 19/09/2021

Chính quyền quận 1 đã đề xuất chi 3,5 tỷ đồng để cải tạo tượng đài Trần Hưng Đạo, và chi 29 tỷ đồng để sửa sang khu vực công viên Mê Linh quanh tượng đài này. Dự án không thấy đề cập đến việc phải thỉnh trả lư hương về lại tượng đài Trần Hưng Đạo.

gio4

Trong lúc dịch giã như vầy, có lẽ thích hợp đến mức cần kíp, đó là hãy trả lại lư hương trước tượng Đức Thánh Trần.

 Dự kiến, với tượng đài Trần Hưng Đạo, phần thân tượng sẽ đục bỏ lớp vữa trát hiện hữu, bơm xử lý các vết nứt bê tông, quét chống thấm, làm mới vữa trát, phù điêu và sơn bảo vệ. Quận 1 đề xuất thay mới toàn bộ lớp đá trang trí bề mặt đã bong tróc ; xử lý chống thấm, bảo vệ bề mặt tường bao và khung bệ đỡ. Hệ thống dây dẫn và đèn chiếu sáng được đề xuất thay mới toàn bộ.

Kinh phí cải tạo tượng dự kiến khoảng 3,5 tỷ đồng.

Trong lúc dịch giã như vầy, có lẽ thích hợp đến mức cần kíp, đó là hãy trả lại lư hương trước tượng Đức Thánh Trần.

Bà Nguyễn Thế Thanh, cựu Tổng biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh : "Tất cả các tượng Đức Thánh Trần trên đất nước đều có lư hương".

Lư hương đặt trước tượng để những người đến chiêm bái có thể thắp nhang – một nghi thức tưởng nhớ theo truyền thống dân tộc. Chính vì thế, việc di dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đi nơi khác, cho dù nơi đó là một ngôi đền, đã trở thành một việc làm không thể nào hiểu nổi.

Đây là cách hành xử thiếu thận trọng liên quan đến một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.

Và một khi đã làm một việc nào đó thì phải trả lời được trước dân bằng những giải thích thỏa đáng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng : "Ở ta, đa số tượng đài đều được coi là tượng thờ".

Ở phương Tây, dưới chân tượng đài ở ngoài trời người ta không thắp hương, chỉ đặt vòng hoa. Do ảnh hưởng văn hóa phương Tây, ta cũng có tượng đài. Song ở ta, đa số tượng đài đều được coi như tượng thờ. Việc khu biệt không rạch ròi, là vì đây thuộc về phạm trù văn hóa, nếu chọn theo văn hóa nào thì sẽ có cách thức, nghi lễ khác nhau.

Tượng thờ trước đây để ở trong nhà, sau này mới có phong trào đưa Phật Quan Âm ra lộ thiên và thắp nhang, nhưng đó là trong khuôn viên nhà chùa.

Tượng đài để trong nghĩa trang thì người ta có quyền thắp nhang. Nói chung trong môi trường thờ tự thiêng liêng thì mọi người có thể thắp nhang trước tượng đài. Còn tượng đài để ở giữa đường thì không nên thắp nhang mà chỉ nên đặt vòng hoa. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, tượng đài Thích Quảng Đức thì nên thắp nhang vì ông được tôn xưng là Bồ Tát. Còn những tượng đài khác thì thôi.

Nhưng trong trường hợp dời lư hương nói trên hơi rắc rối một chút vì Trần Hưng Đạo vừa là danh nhân lịch sử, vừa là Đức Thánh Trần, nên người ta thắp nhang.

Nếu đã thắp nhang tại lư hương thì coi như đó là tượng thờ. Vì không phân biệt rạch ròi nên người ta có những ứng xử không đúng. Khi dời lư hương đi tức người ta đã thay đổi một tập quán thì rất khó. Còn theo thông thường, nếu phân biệt rạch ròi, tượng Trần Hưng Đạo nhìn ra Bến Bạch Đằng ở quận 1 chỉ là tượng đài, không phải là tượng thờ. Chỉ những bức tượng trước Đền Đức Thánh Trần thì mới nên thắp nhang.

‘Phó thường dân’ Nguyễn Văn Sơn : "Đừng vì sợ người dân biểu tình mà mang đi cất lư hương ở tượng Đức Thánh Trần".

Có lẽ nên đi thẳng vào địa chỉ của câu chuyện, đó là cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân. Nếu không có ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân, tin chắc chẳng ai dám ‘giải tỏa’ cái lư hương ở tượng đài Đức Thánh Trần.

Ông Nguyễn Thiện Nhân lo sợ các nhân sĩ đến trước tượng đài Đức Thánh Trần để thắp nhang tưởng niệm tiền nhân, hồn thiêng sông núi, rồi sau đó có thể đưa đến những cuộc biểu tình như từng diễn ra trong quá khứ.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là một đảng viên khoa bảng, từng là giảng viên Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, từng là Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, từng là phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từng là Phó Thủ tướng.

Tiếc là với vô số chức danh "từng là" đó, ông Nguyễn Thiện Nhân lại hạ tiện đến mức ‘cưỡng chế’ lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần, vì sợ hãi "đám đông nhân sĩ tụ tập".

Và nếu gác qua lăng kính chính trị, câu chuyện chiếc lư hương ở đây không thể so với hàng cây cổ thụ hay tòa nhà làm "vướng chân" dự án nào đó. Tại sao không chọn cách tu bổ lại vị trí đặt lư hương để nơi này trang trọng, nghiêm cẩn hơn, khi nó đã thuộc về niềm kính ngưỡng tốt đẹp của các thế hệ người dân Sài Gòn ?

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 19/09/2021

************************

Nhân Giỗ Đức Thánh Trần : Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo

Phúc Tiến, Người Đô Thị, 18/09/2021

Ngày Giỗ Đức Thánh Trần sắp đến – Chủ nhật 26/9 là "cơ hội vàng" sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an. 

gio1

Tượng đài Trần Hưng Đạo - Ảnh minh họa

Tục ngữ có câu "Tháng tám giỗ Cha" để nhắc nhớ ngày giỗ Anh hùng Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch), người được coi không những là Cha mà còn là Đức Thánh được nhân dân thờ phụng từ nhiều thế kỷ.

Tại Sài Gòn, từ lâu đã có Đền Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu (quận 1) và tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường Mê Linh dọc Bến Bạch Đằng. Hai tuần trước ngày giỗ Đức Thánh Trần, khi đến viếng địa điểm tượng đài, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy quang cảnh tại đây vắng lặng, không lư hương, không hương khói. Chân và thân tượng bên trên cùng các bức phù điêu bên dưới loang lổ, bong tróc. Nền gạch chung quanh nhiều chỗ sụp lún, xuống cấp…

55 năm tượng đài anh hùng chống xâm lăng

Tượng Đức Thánh Trần ở quảng trường Mê Linh do họa sĩ Phạm Thông (1943-2016) tạo tác, được xây dựng từ năm 1966-1967. Đây chính là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước.

Bức tượng cao 6 mét, được thiết kế theo hình tượng lưu truyền trong sử sách, tướng quân ra trận chỉ tay xuống dòng sông, nêu lời thề đanh thép : Đánh trận lần này nếu không thắng giặc sẽ không bao giờ trở về bến sông này nữa ! Thần thái của bức tượng thể hiện dáng uy vũ của một anh hùng và qua đó là khí phách của cả một dân tộc. Hình ảnh bức tượng oai phong đã ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ và có nhiều phiên bản được dựng lại nhiều nơi trong và ngoài nước.

gio2

Bệ đặt tượng và chiếc hồ bán nguyệt dưới chân tượng cũng là một thiết kế tuyệt đẹp, làm nên khu vực tượng đài độc đáo. Bức tượng Trần Hưng Đạo được đặt trên một khối tam giác cao khoảng 10 mét. Mỗi mặt tam giác đều có các bức phù điêu lớn màu gạch son, kể lại điển tích ba lần nước Đại Việt đánh đuổi quân Nguyên Mông.

Từng bức phù điêu khắc họa nhiều chi tiết lịch sử được khảo cứu công phu. Thật xúc động khi người xem trông thấy hình ảnh các chiến sĩ đời Trần tự viết lên cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Thát) trước khi ra trận.
Kế đến, là cảnh các bô lão đại diện cho toàn dân dự hội nghị Diên Hồng hô to lời quyết chiến. Và rồi, hình ảnh trận Bạch Đằng hào hùng, các con thuyền nhỏ của quân ta dẫn dụ tàu chiến địch sa vào bãi cọc ngầm. Kết thúc là cảnh tượng đầy khí thế hào hùng, quân ta đuổi quân giặc tháo chạy.

Đặc biệt nhất, có một tấm phù điêu khắc họa đơn giản hình ảnh một đỉnh đốt trầm và một cây gươm, đi cùng một cuộn văn bản xưa đang tung mở. Chỉ vậy thôi, không cần ghi lời mà người xem có thể liên tưởng ngay đến Hịch Tướng Sĩ, một áng hùng văn đã đi vào tâm khảm của dân tộc. Này đây, nỗi thao thức của một hào kiệt trước vận mệnh đất nước : 

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa… Này đây, những lời cảnh báo giá trị cho muôn đời trước họa xâm lăng rình rập : Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc…

Trước mặt chính tượng đài, hướng ra bờ sông Sài Gòn, ngay từ khi xây dựng đã có một lư hương to lớn, chạm khắc rồng, đặt uy nghi trên bệ riêng. Đây là nơi dâng hương– không thể thiếu để tưởng nhớ Đức Thánh trong các ngày lễ trọng và cho khách thập phương thăm viếng.

Ngày ấy, quanh lư hương không để các chậu cây kiểng như bây giờ. Trước tượng đài và lư hương dọc theo lề đường còn có nhiều cột cờ cao sơn trắng, làm tăng vẻ đẹp cao thượng và tôn nghiêm của một tượng đài tôn vinh đại anh hùng dân tộc.

Đặt tượng đài Trần Hưng Đạo bên bờ sông Sài Gòn ở một giao lộ lớn ngay bên cạnh trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân là một việc làm rất ý nghĩa. Nhắc nhớ trận Bạch Đằng cùng oai vũ và mưu trí của Trần Hưng Đạo là cảm hứng và nguồn sức mạnh quý báu của Hải quân Việt Nam và cả dân tộc.

Càng lý thú hơn nữa, chính tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng ở khu vực vào thời Pháp thuộc từng có tượng đài Rigault De Genouilly – viên Đô đốc chỉ huy cuộc xâm lược Đà Nẵng năm 1858 và Sài Gòn năm 1859. Việc thay thế tượng đài tướng giặc bằng tượng đài danh tướng Việt Nam – người chỉ huy đánh đuổi quân xâm lăng hùng mạnh, là một việc làm rất đáng trân quý !

Đừng vô lễ nữa với tiền nhân

Rất tiếc, chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị dời đi một cách "kỳ lạ", cách đây hai năm – đúng vào ngày kỷ niệm 40 năm quân dân ta đánh trả cuộc xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Nó được dời về đền Trần Hưng Đạo, đặt trên lối vào trước một lư hương đã có trên sân đền.

Sau khi đi thăm tượng đài, chúng tôi liền đến đền Trần Hưng Đạo để xem hiện trạng chiếc lư hương. Chúng tôi rất mừng khi thấy lư hương cùng bệ vẫn còn đặt trên sân và có mái che nắng mưa tạm. Tuy nhiên, việc đặt hai chiếc lư hương bên nhau với kích cỡ và kiểu dáng khác biệt đã cho thấy một hình ảnh khập khiễng và quan niệm thờ phụng lạ lùng.

Song quan trọng hơn cả, việc dời lư hương từ tượng đài Trần Hưng Đạo đến đấy đã vi phạm các nguyên tắc về kính lễ tổ tiên và anh hùng, liệt sĩ.

Thật vậy, trên cả nước hiện đang có nhiều quảng trường, công viên hoặc điểm công cộng có đặt tượng đài Trần Hưng Đạo từ Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng đến Nha Trang, Quy Nhơn và các đảo lớn ở Trường Sa. Tại những nơi này đều có lư hương để cắm nhang tưởng nhớ, vậy mà vì sao lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên của cả nước lại bị "bốc dỡ" ?

gio3

Vốn dĩ, theo thiết kế truyền thống Á Đông, lư hương là một phần quan trọng không thể không có trong cảnh quan của các đền đài, tượng đài, bia kỷ niệm người mất, đặc biệt là các danh nhân và thần thánh. Ở phương Tây, các tượng đài không có lư hương theo kiểu phương Đông nhưng luôn có nơi đặt hoa tưởng niệm và nhất là ngọn lửa vĩnh cửu – tượng trưng cho niềm thương nhớ các liệt sĩ.

Chúng tôi cho rằng việc dời lư hương của tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường Mê Linh không những làm mất đi phương tiện tỏ lòng tưởng niệm vị anh hùng mà còn làm giảm đi sự tôn nghiêm cần thiết của không gian này.

Hơn thế nữa, việc di dời lư hương ở một tượng đài đã ổn định hơn 50 năm mà không hỏi ý kiến và nghe phản hồi của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các hội đoàn chuyên môn về lịch sử và kiến trúc, cũng như đại diện của người dân sở tại là việc làm không đúng luật.

Theo các Luật Xây dựng (Điều 10, 14, 16, 17), Luật Kiến trúc (Điều 11) và Luật Quy hoạch đô thị (Điều 68), công viên và tượng đài là những địa điểm công cộng, khi xây dựng và sửa chữa đều phải tuân theo các nguyên tắc và trình tự nhất định. Mặt khác, lư hương và tượng đài tại đây đều là tài sản công, do vậy theo điều 6 của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, chúng cần được quản lý theo tinh thần "công khai, minh bạch, chống lãng phí, chống tham nhũng và đúng pháp luật".

Thiết nghĩ, việc đem lư hương của tượng đài Đức Thánh Trần sang nơi khác cần phải xem xét lại và sửa đổi kịp thời. Được biết vào tháng 6 năm nay, UBND quận 1 đã đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh việc chỉnh trang quảng trường Mê Linh và tượng đài Trần Hưng Đạo, với kinh phí dự kiến khoảng 32,5 tỷ đồng. Chúng tôi đề nghị việc cần chỉnh trang đầu tiên và không tốn kém nhiều kinh phí – chính là đưa trả lại lư hương và khảo sát ngay các hư hỏng nơi thân tượng và các bức phù điêu. Sau đấy, chính quyền hãy thu thập ý kiến rộng rãi để tôn tạo khu vực quảng trường và tượng đài Trần Hưng Đạo.

Nếu biết tôn tạo đầy đủ và đúng cách, nơi đây sẽ là địa điểm rất phù hợp cho các sự kiện học hỏi và tiếp nối truyền thống dân tộc, đề cao tinh thần độc lập bất khuất của Việt Nam. Đồng thời, đó còn là một điểm đến hấp dẫn cho người dân thành phố và du khách, để thư giãn và thưởng ngoạn không gian lịch sử hay đẹp.

Ngày Giỗ ĐứcThánh Trần sắp đến – Chủ nhật 26/9 là "cơ hội vàng" sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an. Hội Sử học cùng các hội đoàn xã hội đều có thể chung tay góp sức với chính quyền thực hiện nghi lễ thiêng liêng này. Chúng ta cần phải có nghĩa vụ sửa chữa các sai phạm vô lễ với tiền nhân, để bản thân và con cháu luôn ghi nhớ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từ lâu đã là đạo lý của dân tộc.

Phúc Tiến

Nguồn : Người Đô Thị, 18/09/2021 (Bài đã bị gỡ)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tuấn Khanh, Hiền Vương, Phúc Tiến
Read 668 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)