Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/09/2021

AUKUS : liên minh quân sự mới ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ?

Nhiều tác giả

Liên minh AUKUS : Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Phạm Ngọc Phương Đoan, RFA, 21/09/2021

Thiết lp AUKUS đ chng Trung Quc

Mi đây, mt s kin đã khiến dư lun thế gii chn đng, đó là vic M, Anh và Australia va công b hình thành Hip ước an ninh đc bit i tác an ninh ba bên" (AUKUS) gn lin vi n Đ Dương - Thái Bình Dương.

lienminh2

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc gặp trực tuyến với Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson ở Nhà Trắng hôm 15/9/2021 - AP

Mc dù không nêu đích danh Trung Quc, nhưng hu như tt c mi người đu nghĩ rng, nhng din biến dn đến vic hình thành AUKUS phn ln là do Trung Quc. Chính sc ép mà Trung Quc đã to ra đi vi Australia, ví d ni bt nht gn đây là cú đáp tr ca Bc Kinh trước li kêu gi ca Australia tiến hành cuc điu tra đc lp v ngun gc ca Covid-19. Cách thc Bc Kinh "đánh đòn" Canberra đã khiến Australia nhn thy nhu cu cp thiết trong vic tìm cách đy lùi nh hưởng ca Trung Quc.

AUKUS là khuôn kh hp tác đa phương mi nht mà chính quyn Biden đang thúc đy trong bi cnh M ngày càng cnh tranh gay gt vi Trung Quc trong các lĩnh vc t quân s, kinh tế đến công ngh.

Ni dung thỏa thun trong AUKUS gm nhng gì ?

Tha thun liên quan vic chia s thông tin và công ngh trong mt s lĩnh vc, trong đó gm c tin tc tình báo và công ngh lượng t, cũng như vic mua bán tên la.Nhưng tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân là đim then cht. Đim cn lưu ý đây là các tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân ch không s dng vũ khí ht nhân. Th tướng Australia Scott Morrison khng đnh :"Tôi cn phi làm rõ rng Australia không tìm cách có vũ khí ht nhân hoc thiết lp năng lc ht nhân phc v mc đích dân s".

Nhưng ti sao li là tàu ngm ht nhân ? Nói mt cách đơn gin, vn đ đây liên quan đến phm vi hot đng, kh năng tàng hình và sc mnh. Mt tàu ngm diesel không có đ phm vi hot đng hoc sc bn đ đi t Australia đến mt nơi nào đó như Bin Đông hoc eo bin Malacca và duy trì trên bin lâu dài, nhưng mt tàu ngm ht nhân thì có đ nhng kh năng đó. Tàu ngm ht nhân có kh năng tàng hình tt hơn, khó b phát hin hơn vì không phi chy gn b mt đ sc li pin và có tc đ tránh nguy him nếu nguy cơ b phát hin mc cao.Michael Shoebridge, Giám đc Quc phòng, Chiến lược và An ninh Quc gia ti Vin Chính sách Chiến lược Australia, nói :"Mt tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân có năng lc ph òng v ghê gm và do vy có th bao quát được c khu vc. Ch có 6 quc gia trên thế gii có th có tàu ngm ht nhân. Thc s, chúng có kh năng ngăn chn cc k mnh m mà không cn dùng vũ khí ht nhân".

Theo báo cáo ca B Quc phòng M năm 2020 v sc mnh quân s ca Trung Quc, hi quân ca Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) đang vn hành 6 tàu ngm tn công chy bng năng lượng ht nhân và 50 tàu ngm tn công chy bng đng cơ diesel.

Ý nghĩa ca vic thành lp AUKUS

Th nht, AUKUS s có nhng ý nghĩa v mt đa chiến lược vì nó cng c mt cách hu hình các mi quan h đng minh gn gũi nht mà M chia s vi các đng minh c n Đ Dương-Thái Bình Dương và Châu Âu - đc bit là Anh và Australia. mt đng minh Châu Âu ca M đang cùng mt đng minh n Đ Dương-Thái Bình Dương ca M hp tác đ cùng nhau phát trin các năng lc dưới bin và tun tra các vùng bin Thái Bình Dương. Điu này báo hiu cho Trung Quc rng, cũng ging như các đng minh ca M n Đ Dương-Thái Bình Dương, các đng minh Châu Âu ca M cũng đang nghiêm túc nhìn nhn các hot đng quân s mang tính cưỡng ép ca Trung Quc Tây Thái Bình Dương (ví d như chng li Đài Loan và các hot đng quâ n s Bin Đông).

Th hai, AUKUS s có ý nghĩa quân s quan trng, giúp tăng cường kh năng ca các liên minh do M dn đu trong vic ngăn chn các hành đng cưỡng ép quân s ca Trung Quc ngay c khi các năng lc ca Trung Quc tiếp tc phát trin nhanh chóng.

Th ba, Peter J. Dean - thành viên cp cao ti Trung tâm Scowcroft, Giám đc Vin Quc phòng và An ninh ca trường Đi hc Tây Australia- cho rng AUKUS là mt bước tiến ln đi vi tt c các bên. Ông cho rng mc dù Australia là nước s được h tr phát trin tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân, nhưng quyết đnh này còn th hin chính quyn Biden sn sàng trao quyn cho các đng minh ch cht bng công ngh quân s tiên tiến mà cho đến nay M vn chưa sn sàng chia s. Đây là ln th hai M chia s công ngh ht nhân vi mt quc gia khác sau ln đu là vi Anh vào năm 1958.Mt quan chc M cho biết vic chuyn giao công ngh như vy khó có th xy ra mt ln th ba. H gii thích : "Đây là công ngh cc k nhy cm. Có th nói nói, đây là mt ngoi l đi vi chính sách ca M nhiu kh ía cnh", đng thi nhn mnh rng quá trình trang b cho Lc lượng Hi quân Hoàng gia Australia (RAN) các tàu ngm ht nhân s va là thách thc va là đim nhn quan trng.Tuy nhiên, Australia hin không có cơ s h tng ht nhân ni đa. Dù chính ph Australia đã cam kết s phát trin cơ s ht nhân trong nước theo hướng này nhưng đây s phi là mt n lc bn b trong nhiu năm.

Thi đim ký tha thun AUKUS cũng có ý nghĩa đc bit quan trng. Tha thun được đưa ra ch mt tháng sau khi M rút quân khi Afghanistan, khiến cho có nhng nghi ng v cam kết ca M đi vi Châu Á.Anh cũng st sng mun tham gia nhiu hơn vào Châu Á-Thái Bình Dương, đc bit sau khi nước này rút khi Liên minh Châu Âu (EU), còn Australia thì ngày càng lo ngi v mc đ nh hưởng ca Trung Quc.

Guy Boekenstein, Giám đc cp cao ca b phn quc phòng và an ninh quc gia ca chính quyn Vùng lãnh th Bc Australia, nói : "Đây là mt‘chuyn ln’ bi nó thc s cho thy c 3 quc gia này đang vch ra ranh gii nhm bt đu đi phó vi nhng hot đng hung hăng ca Đng cộng sản Trung Quc khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương. Nó cũng công khai cho thy quan đim chung ca chúng tôi v vn đ này và s cam kết đi vi mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương n đnh và an toàn, điu trong vòng 70 năm qua đã đem li s thnh vượng cho toàn khu vc, bao gm c s phát trin kinh tế ca Trung Quc".

Trong khi đó, Thượng ngh sĩ Đng Cng hòa Ben Sasse cho biết tha thun này"gi đi mt thông đip rõ ràng v sc mnh ti Ch tch Tp Cn Bình". Ông nói :"Tôi s luôn hoan nghênh nhng bước đi c th đ chng li Bc Kinh và đây là mt trong s đó".

lienminh3

Tàu ngm ca Trung Quc Bin Đông hôm 12/4/2018. Reuters

AUKUS tác đng gì đến bin Đông và Vit Nam ?

Tha thun AUKUS cho thy M, Australia và Anh coi Bin Đông là đa đim chính cho cuc cnh tranh vi Trung Quc.

Cu Th tướng Australia Kevin Rudd lưu ý chính ph ca Th tướng Scott Morrison cn làm rõ xem liu M có yêu cu các tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân ca Australia s được trin khai đ h tr M trong bt k cuc xung đt nào liên quan đến Đài Loan hoc Bin Đông hay không. V câu hi này, ngày 17/9 M khng đnh không đưa ra yêu cu"có đi có li".

Phn ng ca các quc gia Đông Nam Á khá khác nhau trước vn đ này. Các quc gia có quan đim tích cc v vn đ bin Đông như Vit Nam, Philippines, Singapore cm thy vic ngăn chn nh hưởng ca Trung Quc là điu đáng mng, cho dù h không công khai bày t như vy.

Tuy nhiên, mt s nước Đông Nam Á khác lo ngi rng tha thun AUKUS là mt tín hiu rõ ràng cho thy phương Tây s có lp trường cng rn hơn vi Trung Quc bng cách kết np Australia vào"câu lc b ht nhân".

C Indonesia (nhà lãnh đo không chính thc ca ASEAN) và Malaysia đu lo ngi AUKUS cũng s dn đến mt cuc chy đua vũ trang ln khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Đây cũng s là thách thc nhưng cũng là cơ hi cho Vit Nam, quc gia luôn khng đnh vic không chn bên nào gia M và Trung Quc. Vit Nam đang c gng cân bng quan h gia M và Trung Quc. Mi quan h gia hai Đng cng sn, hai chính quyn Vit - Trung đã được thiết lp t lâu, còn M đã tng là cu thù. Tuy vy, quan h gia Vit Nam và M đã nhanh chóng phát trin. Đc bit, người dân Vit Nam t rõ thái đ "thích M, ghét Trung". Điu này cũng phn nào tác đng lên chính sách đi ngoi ca Vit Nam. Mt quan chc M đã phát biu rng, AUKUS s sm thúc đy quan h vi các đi tác tim năng, mà Vit Nam s là mt đi tác như vy. Nhng tác đng mà AUKUS mang li s khiến có nhng dch chuyn trong trt t toàn cu. Trong mt thế gi i phc tp như hin nay, điu duy nht đm bo Vit Nam duy trì được v thế ca mình, ngoài vic cân bng gia các cường quc, thì đim then cht phi là nâng cao sc mnh ca chính mình.

Cu B trưởng kế hoch và đu tư Võ Hng Phúc mi đây có chia s trên Facebook ca ông ta v mt k nim hi năm 1993 vi Th tướng Singapore Lý Quang Diu. Ông Lý Quang Diu đã nói vi ông Phúc năm đó là :"Bao gi mà các nhà đu tư t Hoa K, Tây Âu, Nht Bn gi v trí là nhà đu tư hàng đu Vit Nam thì các ông mi thành công ! Mun thế thì các ông phi có mt môi trường đu tư thun li, minh bch !..Mun vy các ông phi có mt chính quyn mnh t cp lãnh đo cho đến người thc thi ! Mun vy thì chính quyn ca các ông phi gm nhng người gii và sch s nht".

Cho đến gi, nhng nhn đnh ca ông Lý Quang Diu vn đúng cho Vit Nam, nhưng Vit Nam vn chưa làm được nhng gì ông Lý Quang Diu đã góp ý.

Phạm Ngọc Phương Đoan

Nguồn : RFA, 21/09/2021

*********************

AUKUS : Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO Châu Á đang thành hiện thực ?

Trọng Nghĩa, RFI, 21/09/2021

Dư luận Pháp đến nay chủ yếu tập trung vào việc Paris mất đi một hợp đồng đóng tàu ngầm kếch xù cho Úc mà hầu như không chú ý đến liên minh chiến lược Anh-Mỹ-Úc vừa được chính thức khai sinh ngày 15/09/2021. Đối với giới chuyên gia địa lý chính trị, việc liên minh AUKUS được hình thành là một ác mộng đối với Trung Quốc, vì đây có thể là tiền thân của một "NATO Châu Á" mà Bắc Kinh đang lo sợ.

aukus1

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến từ Nhà Trắng (Washington-Hoa Kỳ) với thủ tướng Úc Scott Morrison (trái) và thủ tướng Anh Boris Johnson (phải), nhân buổi công bố việc thành lập liên minh AUKUS ngày 15/09/2021.  AP - Andrew Harnik

AUKUS là một liên minh quân sự bao gồm ba đồng minh truyền thống : Úc, Anh và Hoa Kỳ, mà tên gọi lấy từ các chữ cái đầu tiên trong tên gọi bằng tiếng Anh của ba quốc gia liên quan, xếp theo thứ tự alphabet (A Australia - UK United Kingdom - US United States).

Trung Quốc : Đối tượng trong tầm nhắm của AUKUS

Thông cáo chung về việc thành lập liên minh khẳng định mục tiêu của khối này là "củng cố và hỗ trợ" lợi ích của ba thành viên trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, thông qua việc "tăng cường chia sẻ thông tin và công nghệ" và "hội nhập sâu hơn các lãnh vực khoa học, công nghiệp và chuỗi cung ứng".

Sáng kiến ​​đầu tiên được công b ca liên minh AUKUS chính là việc Mỹ và Anh sẽ "hỗ trợ" Úc để có được tàu ngầm hạt nhân trong vòng 18 tháng tới đây, sử dụng năng lực công nghiệp Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Tuy nhiên, liên minh AUKUS không đơn thuần là quân sự, mà còn bao gồm các lĩnh vực khác nhau chủ yếu liên quan đến kỹ thuật số như mạng tin học, trí tuệ nhân tạo và thậm chí cả tin học lượng tử.

Đối với giới quan sát, dù không được nêu đích danh, nhưng Trung Quốc chính là đối tượng mà liên minh AUKUS nhắm tới. Cả ba thành viên liên minh đều đã từng cho thấy quyết tâm ngăn chặn đà bành trướng Bắc Kinh.

Mỹ : Nền tảng của liên minh

Theo ghi nhận của báo Pháp Les Echos ngày 18/09, Hoa Kỳ, nền tảng của liên minh AUKUS đã cho thấy rõ quyết tâm đối đầu với Trung Quốc, và liên minh mới hình thành này nằm trong chiến lược đa phương, liên minh với các đối tác truyền thống trong một mặt trận thống nhất, trái hẳn với cách làm đơn phương thời Donald Trump.

Úc : Thành viên nhiệt tình nhất

Úc được cho là nước hăng hái nhất trong liên minh, vào lúc quan hệ Canberra - Bắc Kinh ngày càng căng thẳng. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặc biệt là kể từ khi họ tung ra sáng kiến "Con Đường Tơ Lụa Mới" vào năm 2013.

Les Echos nhắc lại rằng năm 2015, Canberra đã nhượng lại cảng Darwin ở miền Bắc Úc cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng chiến lược này nằm trên lộ trình của Con Đường Tơ Lụa Mới và tiếp giáp với một căn cứ Mỹ.

Peter Dutton, bộ trưởng quốc phòng Úc, gần đây cho biết sẵn sàng chấm dứt hợp đồng cho thuê cảng Darwin, và việc xây dựng một cảng thứ hai, cho Hải quân Úc và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hoạt động, đang được tiến hành.

Liên minh AUKUS do đó cũng nằm trong chiến lược chống Trung Quốc của Úc. Vào tháng 6 năm 2020, thủ tướng Úc Scott Morrison đã công bố ngân sách 270 tỷ đô la trong vòng 10 năm để cải thiện quân đội Úc, trong đó có việc mở rộng khả năng tấn công của hậu quản.

Anh : Phát huy chiến lược Global Britain

Luân Đôn rất muốn lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế sau khi rời Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt lịch sử, Anh rất gần với Mỹ và Úc, và liên minh AUKUS là một cách để Boris Johnson tái khẳng định chiến lược "Nước Anh Toàn Cầu - Global Britain" của ông, dựa trên việc tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, hiệp ước giữa Mỹ, Anh và Úc là một sự kiện địa chính trị rất quan trọng, cụ thể hóa quyết tâm của chính quyền Biden đối phó với Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, cơn ác mộng về sự hình thành một liên minh theo kiểu NATO ở Châu Á nhằm bao vây Trung Quốc có thể là đã bắt đầu trở thành hiện thực.

Trả lời phỏng vấn của báo Les Echos, ông Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS, cho rằng AUKUS cụ thể hóa sự chuyển hướng chiến lược của Washington qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, khiến Bắc Kinh thêm lo ngại trước nguy cơ bị bao vây.

Công nghệ tàu ngầm hạt nhân : Úc trước, các nước khác sau ?

Theo chuyên gia Bondaz, quyết định của Washington chuyển giao công nghệ động cơ tàu ngầm hạt nhân cho Úc rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên sau 70 năm mà Mỹ làm điều này. Trường hợp Úc có thể làm tiền lệ cho Nhật Bản, Hàn Quốc và trong tương lai xa hơn là Indonesia hoặc Việt Nam.

Chính quyền Trung Quốc, theo ông Bondaz, chắc chắn là đang hết sức lo lắng trước nguy cơ bị Mỹ bao vây về mặt chiến lược. Trái với Washington, vốn có rất nhiều đồng minh, Bắc Kinh hầu như bị cô lập về mặt quân sự. Trung Quốc không có đồng minh quân sự nào, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Nga và Pakistan hiện chỉ là đối tác chứ không hoàn toàn là đồng minh.

AUKUS rồi QUAD, rồi Five Eyes...

Đối với chuyên gia Bondaz, điều mà Bắc Kinh lo ngại hơn cả là về lâu về dài, một NATO Châu Á sẽ hình thành. Với AUKUS, Washington đã thành công trong việc gắn kết hai đồng minh Anh và Úc.

Sắp tới đây, Hoa Kỳ sẽ cố gắng thể chế hóa quan hệ đối tác quốc phòng của họ, bằng cách thúc đẩy việc chính thức hóa nhóm QUAD, tức là Bộ Tứ, bao gồm 4 nước Mỹ, Úc Nhật và Ấn nhân hội nghị thượng đỉnh tại Washington.

Mỹ cũng đang cố gắng mở rộng liên minh tình báo Ngũ Nhãn Five Eyes (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, New Zealand và Úc), để kết nạp thêm hai đối tác Châu Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mối lo ngại của Trung Quốc trước khả năng hình thành một "NATO Châu Á" lại càng gia tăng trong bối cảnh khối NATO đang tăng cường quan hệ với 4 đối tác chính thức trong vùng Châu Á Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, để bảo vệ "trật tự quốc tế dựa trên luật pháp".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 21/09/2021

********************

Châu Á-Thái Bình Dương : Căng thẳng Pháp-Mỹ có lợi cho Trung Quốc ?

Trọng Nghĩa, RFI, 20/09/2021

Với quan hệ Pháp - Mỹ đột nhiên căng thẳng trong vụ "khủng hoảng tàu ngầm", các nhà phân tích cho rằng tình hình này, nếu kéo dài, có khả năng tác hại đến liên minh giữa Mỹ với Pháp nói riêng và với Châu Âu nói chung.

aukus1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham quan một tàu ngầm với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, Sydney, Úc, tháng 5/2018.  Brendan Esposito Pool /AFP/File

Trước mắt, đây là một sự cố làm dấy lên mối hoài nghi về mặt trận thống nhất mà Washington đang cố thành lập nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, một mặt trận trong đó Châu Âu có thể đóng một vai trò không nhỏ.

Trả lời hãng tin Anh Reuters ngày 18/09/2021, ông Benjamin Haddad, giám đốc Trung tâm Châu Âu, thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, đã không ngần ngại tự hỏi : "Vào thời điểm mà chính quyền Biden muốn tập hợp Châu Âu trong một mặt trận chung xuyên Đại Tây Dương để đẩy lùi sự quyết đoán của Trung Quốc, tại sao không kết nạp thành viên chủ chốt của Liên Âu ?".

Thành viên chủ chốt ở đây chính là nước Pháp, luôn được đánh giá là một trong hai đầu tầu chính thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu tiến lên, và là một trong số ít quốc gia Châu Âu có đủ thực lực để can dự vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, góp sức cho chính quyền Biden trong đối sách Trung Quốc của Mỹ.

Đối với nhiều chuyên gia, Trung Quốc đã vươn lên thành trọng tâm đối ngoại chính của chính quyền Biden, nhưng quan hệ lạnh nhạt với Paris có thể gây tác hại nghiêm trọng đến chiến lược rộng lớn này.

Trước mắt, thỏa thuận tàu ngầm ba bên Úc - Anh - Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ khi phải đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng thiệt hại xuất phát từ sự tách rời của Pháp có thể lớn hơn mối lợi trước mắt đó.

Theo chuyên gia Pháp François Heisbourg, cố vấn cấp cao về Châu Âu tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS, "Trung Quốc chắc hẳn đang phải cười nôn ruột". Lý do là vì Bắc Kinh thấy "có hy vọng loại bỏ nguy cơ Châu Âu sát cánh bên cạnh Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Theo giới quan sát, mặc dù quan hệ Mỹ - Úc mạnh mẽ hơn sẽ khiến chính phủ Trung Quốc lo ngại, nhưng Pháp, cường quốc quân sự hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu, vẫn có lập trường mạnh mẽ trong việc thúc đẩy một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc, trong khi các nước Liên Âu khác như Đức có vẻ chú ý hơn đến việc không làm xáo trộn quan hệ thương mại với Bắc Kinh.

Đối với chuyên gia Heisbourg, mối lợi lớn đối với Trung Quốc là khả năng "Châu Âu về cơ bản sẽ ở bên lề và không đóng vai trò tích cực ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung". Theo chuyên gia này, trong tương lai, Pháp có thể thu hẹp trọng tâm chú ý để chỉ tập trung vào các lợi ích cụ thể của mình ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay vì nỗ lực đẩy lùi Trung Quốc trên bình diện rộng hơn.

Điều trớ trêu đối với những ai quan tâm đến việc đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc là một ngày sau khi thỏa thuận tàu ngầm Úc - Anh - Mỹ được loan báo, Liên Hiệp Châu Âu đã công bố chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và chống lại Trung Quốc. Nhưng theo ông Heisbourg, với việc Pháp bớt hăng hái, nỗ lực của Châu Âu có nguy cơ chết yểu, hoặc nếu tồn tại thì cũng sẽ trở nên rời rạc hơn nữa.

Bên cạnh các suy đoán kể trên, một số nhà phân tích khác tin rằng nhu cầu bắt buộc để chống lại Bắc Kinh sẽ giúp các nước phương Tây thu hẹp bất đồng của mình.

Ông Greg Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS tại Washington, đã ví von : "Mức độ lo lắng ngày càng tăng trên toàn cầu về Trung Quốc là thủy triều đang nâng tất cả các tàu thuyền trong vụ này. Tôi khá tin tưởng rằng sẽ có một vài tháng khó khăn ở phía trước, nhưng Paris sẽ vượt qua được, bởi vì các lợi ích chiến lược của Pháp buộc họ phải vượt qua".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 20/09/2021

*************************

Liên minh AUKUS : Trung Quốc đổi kế hoạch dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Thanh Hà, RFI, 20/09/2021

Theo thông báo của phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 20/09/2021, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phát biểu qua video trong ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 21/09/2021, thay vì cử một giới chức cao cấp đến New York theo dự trù ban đầu. Theo giới phân tích, có lẽ liên minh quân sự Anh - Mỹ - Úc (AUKUS) đã khiến Trung Quốc thay đổi kế hoạch.

aukus3

Một thành viên đội bảo vệ danh dự đi ngang qua tấm áp phích in hình chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, gần lối vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, ngày 18/09/2021. AP – Mark Schiefelbein

Thông tín viên đài RFI tại New York Carrie Nooten giải thích về tầm mức quan trọng của sự thay đổi vào giờ chót từ phía Bắc Kinh :

"Lẽ ra Trung Quốc chỉ phát biểu vào Thứ Bảy tới đây trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thế nhưng khi chọn giải pháp để chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua video, Bắc Kinh đốt cháy giai đoạn đến 4 ngày trong lịch làm việc của Liên Hiệp Quốc. Như vậy, lãnh đạo Trung Quốc sẽ phát biểu ngay trong ngày đầu tiên, tức là ngày mai.

Cần biết rằng, tại Liên Hiệp Quốc, thứ tự đại diện của 193 thành viên phát biểu được quy định tùy theo cấp bậc. Một vị nguyên thủ quốc gia được ưu tiên phát biểu trước một vị thủ tướng và thủ tướng thì được quyền phát biểu trước một vị bộ trưởng. Cho nên chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên tiếng cùng ngày với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và như vậy có thể trực tiếp đáp lời lãnh đạo Nhà Trắng.

Có rất nhiều khả năng Bắc Kinh đã quyết định thay đổi chương trình để phản đối liên minh Anh – Mỹ - Úc (AUKUS). Chính hiệp ước an ninh này đang khiến Paris phẫn nộ. Đương nhiên, Trung Quốc không phản đối vì những lý do tương tự như Pháp. Rất có thể Bắc Kinh phản đối chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và lên án một khối gồm 3 nước phương Tây chống lại Trung Quốc. Qua hành động này, Bắc Kinh đưa công luận trở lại với vấn đề cơ bản, vào lúc mà từ nhiều ngày qua mọi người chỉ chú ý đến khủng hoảng giữa Pháp với Hoa Kỳ chung quanh hợp đồng bán tàu ngầm cho Úc".

Thanh Hà

**********************

Ngoại trưởng Trung Quốc : Liên minh tình báo Five Eyes là một sản phẩm "lỗi thời"

Thanh Hà, RFI, 15/09/2021

Trong ngày làm việc tại Seoul hôm nay 15/09/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mạnh mẽ chỉ trích ý định của Hoa Kỳ muốn kết nạp thêm Hàn Quốc vào liên minh tình báo Five Eyes. Theo ông, liên minh hiện tại bao gồm 5 quốc gia, Anh, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand, là một "sản phẩm hạng hai chiến tranh lạnh để lại". 

aukus4

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đón tiếp tại phủ tổng thống, Seoul, ngày 15/09/2021.  Reuters - Jonhap News Agency

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap lưu ý là tuyên bố của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Hạ Viện Mỹ chuẩn bị một dự luật kêu gọi tổng thống Biden mở rộng liên minh tình báo, còn được gọi là nhóm "Ngũ Nhãn" (Five Eyes), đến một số các đồng minh Châu Á của Washington. Sáng kiến này nhằm liên kết các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sau việc rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ sẽ rảnh tay đối phó với Trung Quốc và tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông. 

Ngoài ra, trả lời báo chí sau buổi làm việc với đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong, ông Vương Nghị đã kêu gọi Seoul cùng hợp tác với Bắc Kinh vì nghĩa vụ đối với cộng đồng trước những thay đổi to lớn trên sân khấu chính trị. Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc cũng cho rằng Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia "không thể tách rời nhau. Đôi bên cần có một mối bang giao tốt đẹp hơn, ổn định, toàn diện và thẳng thắn, cần mở rộng những lĩnh vực mà đôi bên cùng có những quyền lợi chung, cần tìm kiếm những điểm có thể hợp tác". 

Về phần ngoại trưởng Hàn Quốc, Chung Eui Yong bày tỏ hy vọng Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của chính quyền Seoul vì hòa bình. 

Theo một số nhà quan sát, chuyến công tác tại Seoul lần này là dịp để ngoại trưởng Vương Nghị thăm dò ý định của đối tác kinh tế ở đông bắc Á trên một loạt các hồ sơ nhậy cảm, vào lúc Hoa Kỳ, đồng minh chiến lược của Hàn Quốc, thành lập một mặt trận chung để đương đầu với Trung Quốc trên nhiều hồ sơ : luật an ninh quốc gia Hồng Kông do Bắc Kinh áp đặt, các biện pháp trừng phạt việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và quan hơn nữa là về căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.

Thanh Hà 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Ngọc Phương Đoan, Trọng Nghĩa, Thanh Hà
Read 664 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)