Thau là cách người Việt gọi một loại hợp kim giữa đồng và kẽm. Tuy thau cũng có màu vàng như vàng nhưng không phải là vàng, giá trị thua xa vàng.
Vương Đình Huệ : Nguồn tiền, vàng trong dân còn rất lớn. Hình minh họa.
Không phải tự nhiên mà cổ nhân cảm thán ví von : Vàng – thau lẫn lộn mỗi khigiả đột nhiên được xem, mang giá trị nhưthật !
***
Chỉ mười ngày sau khi Quốc hội Việt Nam khóa 15 kết thúc kỳ họp thứ hai (13/11/2021), hôm 22/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông báo ý định triệu tập một kỳ họp bất thường vào tháng sau để giải quyết những vấn đề cấp bách và đột xuất, cấp thiết cho quốc kế dân sinh. Tuy nhiên các bộ phận hữu trách không chuẩn bị kịp chokỳ họp bất thường này vào tháng tới, thành ra Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phải chờ đến thượng tuần tháng Giêng năm tới (1).
Tại sao Quốc hội phải tổ chứckỳ họp bất thường giữa kỳ họp thứ hai (11/2021) và kỳ họp thứ ba (5/2022) ? Bốn trong năm vấn đề mà theo dự kiến sẽ là nội dung để các đại biểu quốc hội thảo luận trongkỳ họp bất thường vừa đề cập đều liên quan đến kiếm tiền và dùng tiền (2). Trong đó bàn về Đề ánxây dựng cơ chế, chính sách tài khóa- tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vốn là điều đã được nói đi, nói lại đã vài năm, đặc biệt là suốt vài tháng vừa qua.
***
Cách nay hơn một tháng, nửa năm sau khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát khiến kinh tế và sinh hoạt xã hội ở Việt Nam tê liệt rồi tuột dốc, khi thảo luận về việc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, ông Vương Đình Huệ lặp lại sự thèm khát mà nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam từng bày tỏ :Nguồn tiền, vàng trong dân còn rất lớn.Giống như các đồng chí của mình, ông Huệ trăn trở :Phải làm sao để dân yên tâm chi tiền đầu tư, kinh doanh (3) !
Vào thời điểm đó (trung tuần tháng 10), các viên chức hữu trách trong Quốc hội Việt Nam đã thảo luận sôi nổi về việcphải huy động được nguồn lực từ dân thì mới bàn đến chuyện phân bổ và sử dụng.Ngoài việc giao cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để mở rộng năng lực thị trường vốn (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp), ông Huệ tiết lộ :Bộ Tài chính đang tính toán phát hành thêm công trái thông qua dân như ngày xưachứ không phải thông qua kênh "bán buôn" cho các tổ chức tín dụng.
Một tháng sau (trung tuần tháng này – 12/11/2021), khi cùng Thống đốc Ngân hàng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 15, ông Hồ Đức Phớc (Bộ trưởng Tài chính) đã cụ thể hóa được mục tiêuhuy động nguồn lực trong dân : Phát hành Trái phiếu Chính phủ để huy động từdân số tiền khoảng 180.000 tỉ trong vònghai năm (3). Đó là một trong những điểm chính về chính sách tiền tệ và tài khóa của chiến lược tổng thểnhằm giúpkinh tế hồi phục và phát triển.
***
Cứ như những gì mà các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tuyên bố thì sau một thời gian dài để cho chính phủ tổ chức bán sỉ (bán buôn) trái phiếu cho các tổ chức tài chính - tín dụng, hệ thống ngân hàng, kể cả các quỹ thuộc bảo hiểm xã hội (BHXH) do doanh giới và người lao động đóng góp để thực hiện và duy trì chính sách an sinh xã hội - có thời điểm trái phiếu chính phủ "hút" đến 90% các nguồn quỹ thuộc BHXH (5) – chính phủ đang chuẩn bị trái phiếu để bán lẻ cho từng công dân.
Sau khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đề cập đến việc bán lẻ trái phiếu chính phủ, nhiều người lập tức ôn lại những kỷ niệm liên quan đến công trái ngày xưa,kể cả những câu chuyện cười ra nước mắt đã từng được các cơ quan truyền thông chính thức nêu ra như lúc gửi tiết kiệm, số tiền tương đương với giá trị một căn nhà nhỏ ở Hà Nội nhưng 20 năm sau, cộng cả vốn lẫn lãi chỉ đủ để thanh toán ba tô phở và một cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khuyên nên ráng chịu bởi đó là rủi ro thời cuộc(6).
***
Hạ tuần tháng 8 năm 2018, tại Diễn đàn về Thị trường vốn – tài chính, ông Alwaleed Fareed Alatabani, nhân vật lúc đó là Trưởng nhóm chuyên gia về Thị trường Tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, nhận định : Việt Nam là một trong những quốc gia mà tỉ lệ tích lũy của dân chúng rất cao, số tiền dân chúng Việt Nam tích lũy có thể đến 60 tỉ USD (7). Trước đó đã từng có những ước đoán, số vàng mà dân chúng Việt Nam tích lũy có thể đến 500 tấn, xấp xỉ 20 tỉ USD.
Kể từ khi vay ngoại quốc (cả trực tiếp lẫn qua phát hành trái phiếu) càng lúc càng khó, chính quyền Việt Nam bắt đầu gia tăng vay các nguồn trong nước để chi tiêu – tỉ trọng nợ trong nước/nợ công tăng từ 38,9% vào năm 2011 lên 60,1% vào năm 2019 (8). Mức độ trầm trọng trong mất cân đối thu – chi ngân sách càng lớn thì sự sốt ruột huy động được nguồn lực từ dân càng cao. Nay, dường như đã đến thời điểm cấp bách không thể trì hoãn thêm nữa.
Theo dõi các diễn biến liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ nhận ra ngay điều vừa kể và một điều khác, đó là các viên chức hữu trách nghĩ rất nhiều, tính được rất nhanh các con số liên quan tới huy động nguồn lực từ dân nhưng bàn hoài vẫn không ra phương thức hữu hiệu làm sao để dânchúng yên tâm bỏtiền túi để đầu tư, kinh doanh, thay vì "đổ" vào nhà cửa, đất đai, vàng bạc, gửi tiết kiệm… Chẳng lẽ đó là một đặc thù của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 23/11/2021
Chú thích
(1) http://tienphong.vn/quoc-hoi-se-hop-bat-thuong-xem-xet-5-noi-dung-quan-trong-post1395028.tpo
(5) https://ndh.vn/tai-chinh/90-quy-bhxh-au-tu-vao-trai-phieu-chinh-phu-1127107.html
(6) https://tuoitre.vn/nguyen-thong-doc-ngan-hang-noi-gi-vu-gui-tiet-kiem-20-nam-719492.htm
(7) https://petrotimes.vn/hu-vang-500-tan-cua-dan-can-day-nhung-lay-ra-the-nao-512269.html