Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/12/2021

Vụ xử và kết án Phạm Đoan Trang không yên với dư luận

Y Chan - Trân Văn

Phiên tòa nào kết án được những con người tự do ?

Y Chan, Luật Khoa, 14/12/2021

Từ phiên tòa kết tội Đoan Trang, nghĩ về một phiên tòa kinh điển trong văn học.

Doc sach cung Doan Trang

Kiến trúc sư Howard Roark (ảnh minh họa) và nhà báo Phạm Đoan Trang trong phiên tòa xét xử mình. Ảnh : TTXVN, Warner Bros.

Phiên tòa xét xử nhà báo Phạm Đoan Trang vừa diễn ra và kết thúc cùng ngày.

Cô bị kết án 9 năm tù  vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 [1].

Thứ được chờ đợi nhất trong phiên tòa không phải là cáo trạng  và lập luận định tội của bên truy tố – vốn chỉ là những lời văn mẫu rập khuôn vô hồn cùng các "bằng chứng" hời hợt cẩu thả ; cũng không phải là phần tranh luận trước tòa giữa hai bên luật sư và công tố – một việc chỉ mang ý nghĩa thủ tục trong các phiên tòa chính trị khi phía công tố không có năng lực lẫn sự dũng cảm để đối đáp ; người ta thậm chí cũng không tò mò về mức án – một thứ đã được định sẵn từ trước, vì thế mới có tên gọi "án bỏ túi" [2].

Phần được chờ đợi nhất trong những phiên tòa như thế này luôn là lời nói sau cùng của những người bị kết tội, và họ thường không khiến người khác thất vọng.

Lời nói sau cùng  của Phạm Đoan Trang cũng như vậy [3].

Nó chỉ ra sự phi lý và xuẩn ngốc trong tư duy của những kẻ nắm quyền – muốn áp đặt một khuôn thức y sệt trong một thế giới mà tự nhiên vốn dĩ đã luôn đa dạng, đồng thời bác bỏ thứ tư cách phán xét mà họ dùng bạo lực để tạo ra – "con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được".

***

Những lời sau cùng của Đoan Trang trước tòa khiến tôi liên tưởng đến diễn văn của nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết nổi tiếng "The Fountainhead" (Suối Nguồn) [4].

Roark là một kiến trúc sư. Khác với nhiều người, anh không chấp nhận, hay nói chính xác là không có ý niệm về việc sống lệ thuộc, phục vụ người khác hay bắt người khác phục vụ mình. Những công trình Roark làm ra có giá trị riêng theo tiêu chuẩn của bản thân, ai trầm trồ khen ngợi hay chê bai sỉ vả đều không khiến anh bận tâm.

Không khó hiểu khi Roark không thể tiến thân trong một xã hội coi trọng các mối quan hệ và sự phục tùng. Nhưng với tài năng nổi bật, anh vẫn tồn tại được theo cách riêng của mình, cho đến khi các mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm.

Đỉnh điểm là một công trình mà Howard Roark đồng ý thiết kế với điều kiện người khác không được tự tiện biến đổi – anh không muốn những sản phẩm mình làm ra trở thành thứ méo mó giả cầy đầy rẫy khắp nơi.

Người ta gật đầu với nguyên tắc của anh, để rồi ngay sau đó lật lọng. Roark quyết định phá nổ công trình trước khi nó được hoàn tất, và bình thản chờ đợi chính quyền đến bắt giữ. Anh bị đưa ra xét xử.

Trong lời nói sau cùng tại phiên tòa, Roark chỉ ra sự phi lý khi xã hội áp đặt những người sống trong đó phải tồn tại vì người khác, đồng thời bác bỏ thẩm quyền của những ai muốn kết tội kẻ khác chỉ vì họ sống đúng theo thứ động lực tự nhiên nhất (primary goal) của mình.

***

So sánh trường hợp của Đoan Trang và Howard Roark chắc chắn sẽ khiến không ít người lắc đầu chau mày.

phientoa2

Tác phẩm "Suối Nguồn", bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ảnh : Spiderum.

"Suối Nguồn" là một trong những tiểu thuyết đặt nền móng cho "chủ nghĩa vị kỷ" (egoism) thời hiện đại, và Howard Roark là nhân vật trung tâm đại diện cho nó.

Trong khi đó, những nhà hoạt động xã hội như Phạm Đoan Trang lại thường được xem là những người "vị tha" nhất – họ hành động với ý muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác, đặc biệt là những người yếu thế.

Tạm để dành những tranh luận triết học rất cần được khơi gợi cho dịp khác, tôi tin rằng chỉ cần đọc hết "Suối Nguồn", bạn sẽ nhận ra phiên tòa kết tội những người như Đoan Trang và phiên xét xử Howard Roark giống nhau nhiều hơn chúng ta tưởng.

Trong lời nói sau cùng trước tòa, Roark dành cho những kẻ độc tài một vị trí đặc biệt : ngồi cùng mâm với bọn ăn cướp lưu manh và những người lợi dụng nhân đạo.

Theo Roark, trái với suy nghĩ thông thường, những kẻ độc tài muốn thống trị người khác không hề vị kỷ.

"Họ không sáng tạo ra thứ gì. Họ tồn tại hoàn toàn thông qua những người khác. Mục đích sống của họ nằm trong các đối tượng mà họ nhắm tới, ở trong hành động biến những người khác thành nô lệ cho mình. Họ phụ thuộc vào người khác cũng giống như những kẻ ăn xin và phường trộm cướp".

Giống như quân ăn cướp, họ là những kẻ "thất kỷ" – không thể tồn tại độc lập, luôn sống phụ thuộc người khác, và thăng hoa bằng cách tạo ra nạn nhân để mình áp đặt sự thống trị.

Bằng cách độc tôn các giá trị tập thể – lợi ích tập thể, trách nhiệm tập thể, tư duy tập thể – những người thất kỷ có thể giấu mình trong đám đông để ký sinh trong đó.

Và có loại ký sinh nào nguy hiểm hơn những nhà cầm quyền độc tài, khi họ nắm bạo lực trong tay, sẵn sàng xóa bỏ mọi dấu hiệu sinh tồn độc lập khác với guồng quay của tập thể ?

Ráp ngữ cảnh của "Suối Nguồn" vào hiện trạng của Việt Nam, có thể thấy từ tương đương với "vị kỷ" chính là "tự do" và "độc lập" – những người tồn tại một mình, không phụ thuộc vào kẻ khác, và tạo ra những giá trị độc lập với đám đông.

Trong lời sau cùng trước tòa, Đoan Trang khẳng định một chân lý mà rất nhiều người đã từng nói : bản chất của thế giới, của sự sống là đa nguyên, và bản chất của con người là hướng tới sự đa nguyên.

Howard Roark trong khi đó khẳng định thứ động lực tự nhiên và chính đáng nhất tồn tại trong mỗi cá nhân chứ không phải ở bất kỳ chủ nghĩa tập thể nào. Nói cách khác, "ta có thể chia thức ăn cho nhiều người, nhưng không thể tiêu hóa nó bằng cái bao tử tập thể, không ai có thể dùng phổi của mình để thở giùm người khác, không ai có thể dùng não của mình để nghĩ thay kẻ khác".

Chính thứ động lực này là cơ sở tạo nên những con người sáng tạo (creators), đối lập với loài sống ký sinh (parasites), và là thứ phân biệt giữa con người và động vật.

Những ai dùng bạo quyền để dập tắt những động lực tự nhiên đó, phủ nhận bản chất đa dạng của sự sống, có khác chi từ bỏ tư cách làm người ?

***

"Suối Nguồn" của tác giả Ayn Rand được xuất bản vào năm 1943. Đó là thời điểm cao trào của Thế chiến II, một cuộc xung đột mà chủ nghĩa tập thể mù quáng của các phe đã dẫn tới các hậu quả thảm khốc chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Gần 80 năm đã trôi qua, điều đáng buồn là đến nay, những biến thái cực đoan nhất của chủ nghĩa tập thể vẫn còn tác oai tác quái.

Những cuộc bắt bớ, những trò tra tấn, và những phiên tòa kết tội những người tự do vẫn còn diễn ra.

Nhưng không ai có thể chối bỏ sự thật : những phiên tòa như vậy chỉ có tác dụng kết tội chính những kẻ áp đặt người khác.

Không phiên tòa nào có thể kết án những con người tự do.

Y Chan

Nguồn : Luật Khoa, 14/12/2021

Chú thích :

1. Luật Khoa tạp chí, Tường thuật trực tiếp phiên tòa sơ thẩm vụ án Phạm Đoan Trang

2. Trịnh Hữu Long (2021, October 18), Tóm tắt cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang, Luật Khoa Tạp Chí, Retrieved 2021

3. Facebook Luật Khoa, Lời nói sau cùng tại phiên tòa của Phạm Đoan Trang

4. Ayn Rand, Leonard Peikoff, The Fountainhead, 9780451191151 Amazon.com : Books (2021), Amazon Retrieved 2021.

*********************

Phm Th Đoan Trang ‘d’ hay đng yếu nên s gió ?

Trân Văn, VOA, 14/12/2021

Theo t Công an nhân dân thì Phm Th Đoan Trang, 42 tui, chưa lp gia đình, t nh ti ln ch hc, ri viết lách hoc phát biu nhưngnh hưởng rt nghiêm trng đến an ninh, trt t ! Mt nhân vt rt"d(1) !

phientoa3

Nhà báo Phm Th Đoan Trang. Photo thevietnamese.org

Người ph n đã nh thó li còn b tàn tt sau vài ln b lc lượng Công an nhân dân dn mt đã cũng như vtrc tiếp thành lp và tham gia điu hành nhiu hi, nhóm.Ti sao nhiu trí thc tr, văn ngh sĩ biết nhng hi, nhóm đó bt hp pháp mà vn b lôi kéo ?

C như t Công an nhân dân, s dĩ trí thc tr, văn ngh sĩ không tham gia nhng hi, nhóm hp pháp mà chn đng hành vi Trang là vì h mun chng đi ? Tuy nhiên Công an nhân dân li không gii thích vì sao trí thc tr va có kiến thc, va nhit huyết, còn văn ngh sĩ vn mn cm li mun chng đi, bt k điu đó đng nghĩa vi vic chuc v vào người và Trang hc sinh mt trong nhng trung hc tt nht (Amsterdam Hà Ni), sinh viên mt trong nhng đi hc tt nht (Ngoi thương) Vit Nam chính là ví d !

C Kết lun điu tra ca Công an nhân dân v v án"Tuyên truyn chng nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam", ln đ ngh truy t Phm Th Đoan Trang ca Vin Kim sát đu không gii thích được, vì sao h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam - trước nay vn t nhn có mi liên h máu tht vi nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ng h và bo vli có th b Trang làm cho "nh" ? Nếu"máu tht, tin yêu, ng h, bo v" có tht thì vì sao ai cũng có th kích đng chng đi, biu tình, lt đ ?

***

Hôm nay, cách t chc phiên x sơ thm Phm Th Đoan Trang"Tuyên truyn chng nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam– 14/12/2021 – thêm mt ln na khng đnh, h thng chính tr, h thng công quyn, h thng tư pháp ti Vit Nam đã run s ti mc không dám tin nhân tâm, dân ý vn đang đng cùng phía vi h. Công khai kim soát tt c mi th (2), bt chp n lc kim soát y chng t nim tin vào kh năng kim soát mi th ca nhng h thng này đã lung lay ti tn gc, rõ ràng là rt thm !

Ti 18 gi chiu 14/12/2021, Hi đng xét x sơ thm Phm Th Đoan Trang"Tuyên truyn chng nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Namđã công b hình pht đi vi Trang là chín năm tù, còn bn bè Trang đã công b li sau cùng ca cô trước tòa (3) :

Đc Đt Lai Lt Ma th 14, lãnh t tinh thn ca Pht giáo Tây Tng, tng nói mt câu đi ý : Chúng ta hãy th tưởng tượng mt thế gii trong đó c sáu t người đu theo cùng mt tôn giáo thì khi đó điu gì s xy ra ? Chc chn là trước sau cũng có mt nhóm người thy rng tôn giáo đó không còn mang li li ích cho h na, thế là h tách ra và thế gii có thêm mt nhóm tôn giáo khác hoc mt nhóm người không theo tôn giáo nào.

Điu Đc Đt Lai Lt Ma nói là đ chúng ta thy rng bn cht ca thế gii này, bn cht ca cuc sng là đa nguyên và bn cht ca con người là hướng ti s đa nguyên. Ch có nhng k ngu xun mi đi tranh cãi v s đa nguyên và ph đnh s đa nguyên. Ch nhng k đc ác mi tiêu dit s đa nguyên. Và ch có nhng chính quyn cc k đc ác và ngu xun mi tiêu dit s đa nguyên bng cách đàn áp, cm tù nhng người bt đng chính kiến, người viết sách, viết báo, người phn bin xã hi, người hot đng dân ch, nhân quyn.

Trong mt xã hi dân ch, nếu có mt công dân viết sách, viết báo hoc tr li phng vn báo chí nước ngoài nói lên nhng điu chính quyn không mun nghe thì cách hành x văn minh có th là gì ? Văn minh nht là chính quyn đó không làm gì c bi vì con người văn minh là phi biết cách tôn trng quan đim và li ích ca người khác. Trong trường hp t hơn, nếu chính quyn đó có máu đc tài và thy rng nhng điu công dân đó nói là không th chp nhn được, thì chính quyn có th ch đơn gin là viết lên nhng cun sách, nhng bài báo phn bác li quan đim ca công dân đó, thm chí mnh dn liên h trc tiếp vi cơ quan báo chí nước ngoài đ xin h b trí cho mt cuc phng vn trong đó người ca chính quyn có th nói lên nhng quan đim ca mình, phn bác quan đim ca công dân kia. Nhưng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam đã không làm như thế mà chn mt cách làm hèn h, ngu xun và đc ác hơn rt nhiu, đó là bt b cm tù công dân ca mình ch vì công dân đó viết sách, viết báo và tr li phng vn báo ch í nước ngoài.

Ngày hôm nay, các anh, ch kết án tôi, có th b tù tôi nhiu năm nhưng không sao c bi vì như nhân vt Nguyn Trãi trong v kch "Bí mt vườn L Chi" đã nói : "Con thú có th cn chết con người nhưng vn là con thú. Con người mang trong mình l phi có th b sát hi vì l phi, nhưng bo v l phi mãi mãi vn là thiên chc ca con người".

Nhng bn án càng dài thì càng chng t bn cht đc tài, phi dân ch, phn dân ch ca Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam. Các anh, các ch có th b tù tôi và h hê đc thng vì đã xóa b được mt cái gai trong mt các anh ch nhiu năm nay nhưng mãi mãi các anh ch không xóa b được tiếng xu, đc tài, phi dân ch, phn dân ch. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao gi có th tr thành người được

***

T Công an nhân dân đã gii thiu hàng lot tác phm ca Phm Th Đoan Trang đ lên án cô. Bn nên tìm đc đ t phân đnh đúng sai. T Công an nhân dân còn gii thiu hàng lot trang web mà Trang cùng thân hu to lp, ví d như Lut khoa Tp chí (4), bn cũng nên ch đng tìm đc đ t kết lun v Phm Th Đoan Trang. Nếu không th trèo qua tường la, bn có th theo dõi ni dung nhng trang web y trên facebook (5). Cho đến gi này, mt s nhng n lc ca Trang như Lut khoa Tp chí đã đi được mt quãng đường khá dài.

Hãy đc và nếu bn tán thành, hãy tiếp sc như nhiu người thuc nhiu gii đã làm (6) đ nhng n lc ca Trang (các cun sách cô đã viết, Lut khoa Tp chí...) không ung phí. Đó cũng là cách đ b phiếu xác nhn đi tượng nào mi là thù đch, phn đng.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 14/12/2021

Chú thích :

(1) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/ngay-14-12-xet-xu-pham-thi-doan-trang-ve-toi-tuyen-truyen-chong-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam--i637855/

(2) https://www.facebook.com/luatkhoa.org/posts/3080975092171340

(3) https://www.facebook.com/luatkhoa.org/posts/3081212372147612

(4) https://www.luatkhoa.org/

(5) https://www.facebook.com/luatkhoa.org/

(6) https://www.facebook.com/luatkhoa.org/posts/3078178212451028

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Y Chan, Trân Văn
Read 363 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)