Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/02/2022

Sợ xã hội dân sự : Hà Nội triệt hạ những người đứng đầu

Nhiều nguồn tin

Có hay không bàn tay của Trung Quốc trong vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường ?

Trần Thọ, RFA, 10/02/2022

Người hùng môi trường bị bắt giữ

Báo chí Việt Nam mới đây cho biết Cơ quan an ninh điều tra của Công an thành phố Hà Nội đã bắt bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) với tội danh trốn thuế.

xhds2

Ba nhà hoạt động môi trường bị bắt về tội trốn thuế (từ trái sáng) : Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách - Photo : RFA

Bà Khanh đã bị bắt giữ từ tháng trước nhưng thông tin bà bị bắt mới được cơ quan công an cung cấp cho báo chí gần đây.

Trang nhà của tổ chức GreenID mô tả về bà Khanh như sau : "Bà Ngụy Thị Khanh là nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào môi trường tại Việt Nam và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, sang hướng tới năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng. Chiến lược đột phá của bà Khanh tập trung vào việc thúc đẩy nền kinh tế năng lượng sạch Việt Nam ; bảo vệ không khí sạch và nước sạch, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và chia sẻ bài học với các đối tác ở Đông Nam Á để mở ra kỷ nguyên năng lượng sạch cho khu vực" (1). Năm 2018, bà Khanh được nhận Giải thưởng Môi trường Goldman, và bà cũng là người Việt Nam đầu tiên được nhận Giải thưởng cao quý này.

Vụ bắt giữ bà Khanh đã gây ra một cú sốc lớn cho những người hoạt động cho môi trường cũng như toàn bộ các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam. Vụ bắt giữ bà Khanh là hành động tiếp theo của cơ quan công an Việt Nam đối với các nhóm xã hội dân sự. Trước đó, cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC), và ngày 11/1/2022, ông Lợi bị tòa án Hà Nội tuyên bốn năm tù (2). Vào ngày 24/1, luật gia Đặng Đình Bách- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) cũng bị tuyên án năm năm tù (3). Điều đáng nói là cả ông Lợi, ông Bách đều bị bắt giữ và tuy tố với tội danh tương tự như của bà Khanh - tội trốn thuế.

Chỉ là cái cớ

Những người ở Việt Nam chắc đều biết, với các quy định rối rắm, chồng chéo cùng với sự tham nhũng trong bộ máy công quyền, rất khó khăn cho việc tồn tại của các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Đối với các tổ chức xã hội dân sự như GreenID thì càng khó khăn gấp bội. Trong một hội thảo gần đây do Trung tâm Stimson (Hoa Kỳ) tổ chức, bà Khanh đã nêu lo ngại vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng, cho nên các tổ chức xã hội dân sự như GreenID rất dễ bị "hình sự hóa các quan hệ dân sự" của mình, dưới con mắt của cơ quan công an Việt Nam.

Chính vì lẽ đó, hầu hết người biết chuyện đều tin rằng, việc bắt giữ bà Khanh hay những người tương tự với tội danh trốn thuế, chỉ là "cái cớ" để cơ quan công an triệt tiêu những người này vì một mục đích nào đó đằng sau.

Thử điểm qua những vụ bị truy tố vì tội trốn thuế có thông tin rộng rãi trên báo chí gần đây, chúng ta sẽ có thể đưa ra nhận định.

Ngoài sự việc liên quan đến ông Lợi và ông Bách, một vụ án trốn thuế cách đây khá lâu liên quan đến Luật sư Lê Quốc Quân - Một người bất đồng chính kiến, có nhiều chỉ trích chính phủ Việt Nam và Đảng cộng sản, chính vì vậy, cơ quan an ninh Việt Nam trong một vụ bắt giữ ồn ào, sau đó đã tuyên án Luật sư Quân với tội danh trốn thuế (4).

Một luật sư khác cũng rất tiếng tăm và đầy ảnh hưởng cũng bị truy tố tội trốn thuế, nhưng cho hưởng án treo, đó là Luật sư Trần Vũ Hải (5).

Trong tất cả các vụ bắt giữ và truy tố về tội trốn thuế này, đều có các vấn đề chính trị đằng sau.

Đối với ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách thì Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) trụ sở tại Paris, Pháp vào ngày 8/7/2021 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành Nhóm Tư vấn trong nước (DAG). Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) (6). Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã "ra tay trước" để ngăn chặn các nhóm này có các hoạt động nhằm chống lại và vạch trần các hoạt động sai trái của họ ra trước công luận quốc tế.

Đối với Luật sư Lê Quốc Quân thì vụ bắt giữ và tuyên án một người bất đồng chính kiến như Luật sư Quân, đó là việc "bịt miệng dư luận" trước các ý kiến phản biện lại Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản nên an ninh Việt Nam đã ra tay.

Đối với Luật sư Trần Vũ Hải, bởi vì ông ta nhận lời bào chữa cho Phạm Nhật Vũ (em trai của tỉ phú Phạm Nhật Vượng) trong vụ án tham nhũng AVG, nên Luật sư Hải đã có rất nhiều chứng cứ dính líu của các "sếp bự", cho nên, để ngăn chặn việc Luật sư Hải có thể công bố các thông tin này, cơ quan an ninh Việt Nam lại "ra tay" để đe dọa trước.

xhds3

Biểu tình phản đối phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội hôm 18/2/2014. AFP

Bàn tay của Trung Quốc ?

Vậy đối với bà Ngụy Thị Khanh, mục đích nào thực sự để dẫn tới việc bắt giữ bà Khanh ? Khi chúng ta biết được tội trốn thuế chỉ là "cái cớ" để cơ quan an ninh Việt Nam "trừng phạt" bà Khanh.

Bà Khanh và tổ chức của bà - GreenID, khác với các nhân vật khác, không liên quan đến chính trị. Bà Khanh cũng là người có nhiều mối quan hệ đối với các cơ quan công quyền Việt Nam. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, bà Khanh và tổ chức của bà đã liên tục hoạt động để chống lại các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, tiêu biểu là các nhà máy nhiệt điện than.

Trong rất nhiều bài báo, bài trả lời phỏng vấn, các hội thảo hoặc trên trang nhà của GreenID và trên FB cá nhân của mình, bà Khanh và tổ chức GreenID đã kiên quyết lên án và chống lại việc tiếp tục xây dựng và hoạt động của các nhà máy điện than ở Việt Nam. Thậm chí, bà Khanh và GreenID đã chỉ thẳng ra rằng, đằng sau các dự án điện than ồ ạt ở Việt Nam, chính là do các doanh nghiệp và tổ chức của Trung Quốc (7).

xhds4

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận. AFP

Điều này cũng không lạ gì đối với giới hoạt động môi trường quốc tế. Bà Isabella Suarez, nhà phân tích ở Philippines thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA), nói : "Rõ ràng, Trung Quốc là nhà đầu tư chính cho than ở Đông Nam Á. Nếu bạn nhìn vào hồ sơ đầu tư ở nước ngoài của than Trung Quốc, thì Indonesia, Việt Nam đứng thứ hai và thứ ba trên thế giới" (8).

Các tổ chức tài chính của Trung Quốc bao gồm Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), được xếp vào những tổ chức đứng đầu danh sách 11 tổ chức cung cấp tài chính cho nhiệt điện than và 10 tổ chức hàng đầu cung cấp tài chính cho việc khai thác than. Đó là kết quả của báo cáo có tựa đề "Banking on Climate Chaos" (Tạm dịch : "Những ngân hàng gây xáo trộn vấn đề khí hậu") do liên minh các tổ chức phi chính phủ quốc tế công bố vào cuối tháng 3 năm ngoái (9). 

Bà Khanh cũng đã đưa ra nhiều bất bình trên FB của bà ta trước sự thay đổi đột ngột của Quy hoạch Điện 8, vốn quay trở lại với điện than cho dù đã muốn từ bỏ trước đó. Bà Khanh cũng là một trong các đại diện các nhóm hoạt động môi trường gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Việt Nam trước sự "tráo trở" của cơ quan công quyền thông qua Quy hoạch Điện 8 (10).

Như vậy, có thể có hai khả năng xảy ra : Một là các nhóm lợi ích đứng đằng sau các dự án điện than tại Việt Nam (có liên quan đến Trung Quốc) ra tay "trừ khử" những kẻ ngáng chân họ "làm ăn" ở đất nước này ; Hai là không loại trừ chính những kẻ ở Bắc Kinh đã "giật dây" cho công an Việt Nam tiêu diệt những "người hùng môi trường" nhưng phá bĩnh lợi ích của chúng trong công cuộc làm ăn thông qua Vành đai Con đường (BRI) của họ.

Dù khả năng nào xảy ra đi chăng nữa, cũng đều đưa đến kết quả tàn phá môi trường của đất nước Việt Nam. Và hành động bắt giữ nhà hoạt động môi trường này phải được coi là tội ác khi tiếp tay cho việc hủy hoại tương lai của đất nước Việt Nam.

Trần Thọ

Nguồn : RFA, 10/0/2022

Tham khảo : 

1. http://greenidvietnam.org.vn/ba-nguy-thi-khanh-duoc-nhan-giai-thuong-nam-2019-cua-climate-breakthrough-project.html

2. https://tuoitre.vn/ong-mai-phan-loi-lanh-48-thang-tu-vi-tron-thue-20220111122007425.htm

3. https://www.vietnamplus.vn/giam-doc-trung-tam-lpsd-bi-phat-5-nam-tu-ve-toi-tron-thue/769985.vnp

4. https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/Lê-Quốc-Quân-bị-phạt-30-tháng-tù-về-tội-%22Trốn-thuế%22-577982/

5. https://tuoitre.vn/truy-to-vo-chong-luat-su-tran-vu-hai-cung-2-bi-can-toi-tron-thue-20191011200945703.htm

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/head-of-civil-society-green-id-arrested-on-tax-evasion-charge-02092022065629.html

7. https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/nhung-con-so-tu-than-va-bong-dang-trung-quoc-quanh-nhung-du-an-nhiet-dien-than.html

8. https://energyandcleanair.org/wp/wp-content/uploads/2021/06/VN-version_CH-Overseas-Coal_FINAL.pdf

9. https://www.ran.org/bankingonclimatechaos2021/

10. http://greenidvietnam.org.vn//app/webroot/app/webroot/upload/admin/files/161021_Tam-thu-gui-thu-tuong_Final.pdf

**********************

Bắt các lãnh đạo khối xã hội dân sự vì lợi ích nhóm bị đụng chạm và để đe dọa !

RFA, 11/02/2022

Vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường, Giám đốc tổ chức xã hội dân sự Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - Green ID- bà Ngụy Thị Khanh, là vụ mới nhất mà Chính quyền Hà Nội ra tay đối với các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký ở Việt Nam. 

xhds1

Ba nhà hoạt động Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách và Ngụy Thị Khanh trong một hội thảo của các CSOs. Gia đình các đương sự cung cấp cho RFA

Hồi tháng bảy năm ngoái, hai người khác bị bắt và đã bị xét xử là ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC). Ông bị tuyên bốn năm tù vào ngày 11/1. Người thứ hai là luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) bị án năm năm tù hôm 24/1, với cùng tội danh ‘trốn thuế’.

Một người luôn đồng hành cùng với luật gia Đặng Đình Bách trong các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD), yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, nói với RFA tối hôm 10/2 rằng việc lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự được Nhà nước Việt Nam cấp phép, bị khởi tố trong thời gian gần đây đã tạo ra một nỗi lo sợ bao trùm lên các tổ chức NGOs khác ở trong nước, và rằng "trốn thuế" chỉ là cái cớ để chính quyền Việt Nam tiến hành bắt giam những nhà hoạt động hàng đầu vì có động chạm đến lợi ích nhóm.

Đụng chạm lợi ích nhóm ?

Người này phân tích, cả ba tổ chức MEC, LPSD và Green ID đều thuộc Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA). Mục tiêu của liên minh này là thúc đẩy năng lượng tái tạo, giảm ô nhiễm không khí bằng cách giảm nhiệt điện than, và vận động chính sách ra Luật bảo vệ môi trường, Luật quy hoạch điện VIII :

"Tôi hiểu rằng tội trốn thuế là một cái cớ. Còn nguyên nhân thực tế thì tôi cho rằng ba tổ chức này đều liên quan đến EVFTA và liên quan đến hoạt động của Liên minh năng lượng bền vững trong việc vận động mạnh mẽ bỏ nhiệt điện than, thì nó có tác động đến lợi ích nhóm".

Ngoài ra, người này nhận định, đối với vụ án xảy ra ở tổ chức LPSD thì không giống với các vụ trốn thuế thông thường, trong quá trình tố tụng hình sự có nhiều sai phạm.

Thứ nhất, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử có ghi rõ đây là một phiên tòa công khai, nhưng trên thực tế thì không một thân nhân nào của bị can, là luật gia Đặng Đình Bách được vào toà. Nếu chỉ là một vụ trốn thuế đơn thuần, vì sao phải ngăn chặn người thân tham dự phiên xét xử.

Thứ hai, tòa không triệu tập kế toán trưởng và giám định viên cục thuế. Hành vi trốn thuế của một doanh nghiệp không thể nào giám đốc thực hiện một mình được mà không có sự liên đới của kế toán. Tòa đưa ra phán quyết chỉ căn cứ vào những con số do giám định viên đưa ra, nhưng lại không triệu tập giám định viên vào tòa để chất vấn. Đó là điều vô lý.

Thứ ba, LPSD là một tổ chức phi lợi nhuận, không thuộc tổ chức phải đóng thuế. Sau khi kết thúc các dự án, tổ chức này luôn thu thập các lá thư của nhà tài trợ và đối tác xác nhận rằng LPSD đã sử dụng số tiền tài trợ đúng mục đích.

Thứ tư, nếu đơn giản là vụ án trốn thuế, vì sao gia đình xin nộp tiền khắc phục hậu quả để được tình tiết giảm nhẹ, mà tòa án lại không xem xét.

Từ những lý do trên, người này kết luận rất có khả năng là tòa án đã thông đồng với giám định viên cục thuế và kế toán trưởng để đổ hết tội cho luật gia Đặng Đình Bách, cáo buộc trốn thuế chỉ là điều ngụy tạo.

Lá đơn đề nghị luật sư bào chưa do luật gia Đặng Đình Bách viết từ 8/7/2021 khẳng định lý do ông bị bắt theo lời ông là : "làm việc với một số dự án liên quan đến Thủy điện Sơn La, nên tôi bị đưa vào một vụ án khác… Tôi xác định mình vô tội và là nạn nhân của một vụ án khác" - ông Bách viết trong lá đơn.

Nỗi lo sợ, căng thẳng bao trùm các tổ chức khác

Nhân vật giấu tên mà RFA phỏng vấn cho biết đã nỗ lực liên hệ với gia đình của ông Mai Phan Lợi và bà Ngụy Thị Khanh khi hai người này bị bắt, nhưng tất cả đều e ngại tiếp xúc với truyền thông :

"Tôi đã tìm cách đến gia đình của anh Lợi cũng như gia đình của chị Khanh nhưng mọi người không muốn chia sẻ với truyền thông bất cứ một thứ gì, mọi người vẫn rất là sợ.

Bởi vì thứ nhất là người thân của các anh chị đó không hiểu về tính chất công việc của người nhà mình. Họ vì không hiểu cho nên có một nỗi sợ, mọi người sợ bị sách nhiễu nên là mọi người rất là e ngại. Vậy nên tôi cảm thấy rất là đơn độc".

Người này nói mình cảm nhận được nỗi sợ hãi đang bao trùm lên giới NGOs trong nước. Đã bắt một, hai rồi ba người thì không có lý do gì phải e ngại bắt tiếp nhiều người khác :

"Mọi người có hỏi thăm đến gia đình tôi, thì tôi có cảm nhận được nỗi sợ hãi nó đã bao trùm lên tâm lý của tất cả những người đứng đầu của các tổ chức NGOs khác.

Vì họ sợ không biết đến khi nào thì chính quyền sẽ sờ đến mình, cho nên họ không dám có bất kỳ một hành động cụ thể nào để lên tiếng cho những người đã bị bắt oan, đã bị kết tội oan. Như thế họ sống trong sự hoang mang và lo lắng nó bao trùm lên hết".

Vào tháng 12/2021, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về các quyền tự do hội họôn hòa và hiệp hội và Báo cáo viên Đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt đã gởi một thư ngỏ cho Chính phủ Việt Nam.

Một trong các nội dung của bức thư này lưu ý rằng Việt Nam đã hạn chế các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cũng như bày tỏ quan ngại về những hạn chế pháp lý đối với việc tiếp cận nguồn tài trợ nước ngoài.

Các Báo cáo viên đặc biệt kêu gọi Việt Nam đảm bảo rằng các hiệp hội, dù đăng ký hay không, đều có thể tìm kiếm, nhận và sử dụng tài trợ và các nguồn lực, dù là nội địa, nước ngoài hay quốc tế, mà không phải phê duyệt trước hay phải chịu những cản trở không đáng có, bao gồm từ các cá nhân, hiệp hi, quỹ hay các tổ chức xã hội dân sự khác…

Bình luận của Tổ chức nhân quyền quốc tế

Bình luận với Đài Á Châu Tự do qua email vào hôm 10/2, ông Phil RobertsonGiám đốc khu vực Á Châu của tôt chức Human Rights Watch cho rằng :

"Việt Nam tuyên bố rằng họ quan tâm đến môi trường toàn cầu và các cam kết COP26, tuy nhiên hành động của họ chứng minh rõ nét hơn là lời nói. Đây là một Chính phủ mà Bộ trưởng tham dự hội nghị COP26 đã bị quay lại cảnh ăn tối với món bò dát vàng trị giá 20 ngàn đô-la, tại một quán ăn cao cấở London. Và bây giờ, Chính phủ đó lại đang bắt giữ bà Ngụy Thị Khanh, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng nhất của họ, theo một cách hoàn toàn ngụy tạo và có động cơ chính trị, với cáo buộc tội trốn thuế. Đối với Chính phủ Việt Nam, rõ ràng là sự đàn áp và tham nhũng luôn được đặt lên trên hết, còn nhân quyền và môi trường thì đứng sau cùng.

Cả ba nhà hoạt động bị bắt gần đây, hai trong số họ đã bị kết án, đều liên quan đến việc giám sát Hiệđịnh Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam (EVFTA), từ khía cạnh môi trường. Vì vậy, những vụ bắt giữ này có thể xem là cú tát của Việt Nam vào mặt của EU về vấn đề giám sát và tuân thủ EVFTA, và chờ xem liệu Brussels có đủ can đảm để làm điều gì đó hay không. Đó là một thách thức trực tiếđối với những quan ngại đã được EU tuyên bố về tính độc lập của xã hội dân sự, hành động vì môi trường và giám sát chuỗi cung ứng bền vững ở Việt Nam.

Bây giờ, Hà Nội đã hoàn tất việc bỏ tù tất cả những người bất đồng chính kiến, trong lúc thế giới đang bị phân tâm bởi Covid-19. Giờ đây bộ máy đàn áp của Nhà nước này lại đang chuyển hướng nhắm vào các tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trường và xã hội. Chúng ta hãy hy vọng rằng thế giới sẽ đấu tranh mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo xã hội dân sự hơn là những gì họ đã làm đối với những người bất đồng chính kiến. Nhiều người trong số đó hiện đang phải chịu án tù dài hạn vì chỉ đơn giản là lên tiếng chống lại vi phạm các quyền và tham nhũng".

Nguồn : RFA, 11/02/2022

*************************

Chuyên gia môi trường xanh Ngy Th Khanh b bt vì ‘trn thuế

VOA, 10/02/2022

Bà Ngụy Th Khanh, người đu tiên nhn gii thưởng môi trường Goldman danh giá ca Vit Nam, đã b chính quyn Hà Ni bt giam vì ti "trn thuế".

xhds1

Bà Ng y Th Khanh, Giám đ c Trung tâm Phát tri n và Sáng t o Xanh (GreenID) Hà N i, ngày 6/2/2020.

Báo Tui tr loan tin rng Văn phòng Cơ quan Cnh sát Điu tra Công an Hà Ni hôm 8/2 ra thông báo cho biết cơ quan này đã khi t nhà hot đng môi trường ni tiếng 46 tui, v ti "trn thuế" theo Điu 200 ca B lut Hình s.

Người sáng lp Trung tâm Phát trin và Sáng to Xanh (GreenID) đã b bt gi vào tháng trước, nhưng vic giam gi bà đã được truyn thông nhà nước loan tin hôm 9/2. Bà Khanh, người đot gii Goldman và là hc gi Eisenhower, là nhà vn đng đ Vit Nam áp dng các chiến lược năng lượng xanh hơn.

Bà Ngụy Th Khanh là mt trong s ít tiếng nói Vit Nam lên tiếng phn đi kế hoch tăng đin than đ cung cp nhiên liu cho phát trin kinh tế ca đt nước, theo trang AFP.

T chc GreenID ca bà, t chc phi chính ph v môi trường ni tiếng nht Vit Nam, đã thuyết phc chính ph gim mt s mc tiêu v than và khơi mào mt cuc đi thoi quc gia v tình trng ô nhim nước và không khí đang gia tăng.

Nhưng trong khi được quc tế khen ngi, bà cũng tr thành mc tiêu ca các chiến dch bôi nh trên các trang truyn thông do nhà nước hu thun và thường xuyên b tn công bi nhng k ch trích công vic ca bà trên Facebook, trang AFP cho biết.

Tương t, trang The Gurdian cho biết rng nhng tiếng nói ca bà khiến bà phi đi đu vi tham vng ca đt nước trong vic thúc đy sn xut than.

Tuy nhiên, t chc ca bà Khanh cũng đã thành công trong vic thuyết phc chính ph Vit Nam loi b 20.000 MW đin than khi quy hoch năng lượng quc gia vào năm 2030, theo AFP.

Mc tiêu ca bà trong nhng năm ti là đ Vit Nam thu hp quy mô các kế hoch than đy tham vng đ có thêm các la chn năng lượng tái to.

xhds2

Bà Ng y Th Khanh

Trong mt cuc phng vn năm 2020 vi AFP, bà cho biết có nhng ri ro xut phát t các hot đng tích cc ca bà.

Bà nói vi hãng tin AFP : "Khi chúng tôi được toàn cu công nhn, các nhóm li ích được trao quyn nhn ra k thù ca h là ai và h rt mnh".

Năm 2018, bà Ngy Th Khanh là người ph n Vit đu tiên nhn gii thưởng Môi trường Goldman, gii thưởng ln nht thế gii dành cho các nhà hot đng môi trường cơ s, tôn vinh bà vì n lc giúp Vit Nam loi b được 115 triu tn khí thi carbon dioxide mi năm.

Năm 2019, bà Khanh tr thành hc gi ca chương trình mang tên cu Tng thng Hoa Kỳ Eisenhower, chương trình dành cho các nhà lãnh đo đi mi thông qua tri nghim mang tính chuyn đi, các tác nhân thay đi năng đng, cam kết to ra mt thế gii hòa bình, thnh vượng và công bng hơn.

Tháng trước, văn phòng và nhà riêng ca bà đã b khám xét, đng thi tch thu tài liu và thiết b, theo trang The Guardian.

Bà Khanh là nhà hot đng mi nht b chính quyn bt gi vì liên quan đến ti "trn thuế".

Vào tháng 1/2022, ông Đng Đình Bách, Giám đc Trung tâm Nghiên cu Pháp lut và Chính sách Phát trin Bn vng (LPSD), đã b kết án 5 năm tù v ti "trn thuế" ; trong khi nhà báo Mai Phan Li, lãnh đo Trung tâm Truyn thông Giáo dc Cng đng, b tuyên án 4 năm tù vi cùng ti danh.

***********************

Việt Nam bắt giữ người từng được xem là 'anh hùng môi trường'

BBC, 09/02/2022

Công an Thành phố Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế.

xhds3

Năm 2018, bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman,

Thông tin công bố sáng ngày 9/2, nói Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi "trốn thuế", quy định tại điều 200 bộ luật Hình sự.

Năm 2018, bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman, giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở.

Truyền thông Việt Nam từng gọi bà là "anh hùng môi trường" qua công tác về kết nối mạng lưới môi trường, từ năng lượng xanh đến ô nhiễm không khí.

Giải thưởng Goldman ghi nhận họ trao giải cho bà vì nỗ lực giúp Việt Nam loại bỏ được 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.

Trả lời báo chí, bà Khanh từng giải thích : "Con số 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mà Ban Chấm giải ước tính là lượng phát thải tránh được khi Chính phủ cắt bỏ 20.000 MW nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Kết quả này không chỉ là nỗ lực của tôi mà còn của các đồng sự tại Green ID, nhiều chuyên gia và Bộ, ngành cùng cởi mở trao đổi đi đến đồng thuận".

"Nhưng có lẽ tôi và GreenID được nhắc đến là bởi chúng tôi đã theo đuổi đến cùng mục tiêu này và cũng là nhóm duy nhất đưa ra con số mục tiêu cần cắt giảm".

Theo tiểu sử, bà Ngụy Thị Khanh sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Bắc Am, một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.

Giải Goldman nói lớn lên gần một nhà máy nhiệt điện than, bà Khanh đã phải chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư.

Bà Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao.

Tuy nhiên, bà đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.

Năm 2011, bà thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh.

Bà đồng thời là thành viên sáng lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực.

Bà Ngụy Thị Khanh sinh năm 1976. Vào thời điểm bị bắt, bà vẫn đang là Giám đốc GreenID.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Tho, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 400 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)