Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/04/2022

Liên minh Việt-Nga-Trung đang hình thành ?

Hoàng Trường, Nguyễn Hoàng

‘Liên minh’ Vit – Nga – Trung, mt trái khoáy bi thm ca nn ngoi giao nước nhà

Hoàng Trường, VOA, 21/04/2022

"Tôi đã phi suy nghĩ rt lâu và thu đáo sau khi đc bn ghi nh v cuc đin đàm này. Bi vì kch bn tương t như Ukraine ch có th xy ra trong trường hp Trung Quc quyết đnh can thip vào Vit Nam...".

lienminh1

Hai lãnh đo Nga - Trung Quc gặpmawft.

Vit Nam b phiếu chng li ngh quyết do M khi xướng nhm trc xut Nga ra khi Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc có th s tiến hành cuc tp trn quân s chung vi Nga ti đây, vi tên gi "Liên minh Lc đa 2022" ? Hãng thông tn Nga Sputnik News dn li thông báo ca Quân khu phía Đông hôm 19/4 như vy. Trước đó không lâu, ngày 14/4, Ngoi trưởng Vương Ngh "th tht" vi Hà Ni,rngTrung Quc s"không đ chuyn như Ukraine" xy ra. T nhng diến tiến y, nếu manh nha "liên minh" tay ba Vit Nga Trung, thì đy có phi là mt trái khoáy bi thm ca ngoi giao nước nhà ?

Nga và Vit Nam tp trn chung ?

Đ ngh tp trn chung Nga Vit Nam rõ ràng là mt quyết đnh bt hp lý, gây ngc nhiên cho gii quan sát t khp mi nơi. Trong khi chiến s đang din ra đm máu và ác lit ti Ukraine, Nga và Vit Nam li lên kế hoch cho mt cuc din tp quân s, theo thông tin t truyn thông Nhà nước Nga hôm 19/4. Các nhà phân tích cho rng đây là mt bước đi không thích hp và có th gây ra "nhng cái nhướn mày" trong khu vc cũng như trên quc tế. Thông tin v cuc tp trn được đưa ra đúng vào lúc thế gii đang phn n trước cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine và con s dân thường thit mng do cuc chiến đang không ngng tăng lên tng ngày.Nó cũng trùng hp vi thi đim mà M đang chun b cho Thượng đnh M ASEAN (bao gm c Vit Nam) t ngày 12 đến 13 tháng Năm ti.

Trang tin RIA Novosti ca Nhà nước Nga cho biết, cuc gp ban đu đ chun b cho cuc din tp đã được t chc dưới hình thc trc tuyến gia lãnh đo quân đi Vit Nam và Quân khu min Đông ca Nga. Vit Nam và Nga "đã đng ý v ch đ cho cuc tp trn sp ti, ngày gi và đa đim xác đnh" và đã "tho lun các vn đ v h tr hu cn, y tế, các chương trình văn hoá và th thao", trang RIA Novosti loan tin nhưng không cho biết thêm các chi tiết c th khác. Cuc hp trc tuyến còn cho biết, mc đích ca cuc din tp nhm nâng cao k năng thc hành ca cán b ch huy và tham mưu trong vic t chc hot đng hun luyn chiến đu và qun lý đơn v trong môi trường chiến thut phc tp, cũng như hoàn thin các gii pháp phi tiêu chun khi thc hin nhim v. Cho đến ti ngày 20/4/2022, các t báo Nhà nước Vit Nam vn chưa có bt k thông tin nào v s kin này. Tuy nhiên, các bên đã đ xut,s gi tên cuc din tp ti đây là "Kontinentalnyi Soyuz – 2022" (Liên minh Lc đa 2022).

Giáo sư Carl Thayer thuc trường Đi hc New South Wales Australia, mt chuyên gia v Vit Nam, nói vi truyn thông quc tế :"Đây là mt quyết đnh không hp lý t phía Vit Nam. Hoa K đang chun b cho Thượng đnh vi lãnh đo khi các nước ASEAN vào tháng Năm. Liu lãnh đo Vit Nam có th nhìn vào mt Tng thng Biden không, trong khi Hoa K đã có lp trường rõ ràng v cuc chiến Ukraine và cuc xâm lăng ca Nga ?". "Đây không phi là cách làm vic vi các cường quc trên thế gii", Giáo sư Carl Thayer bình lun. Vit Nam đã b phiếu chng li ngh quyết do M ch xướng loi Nga khi Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc. Trước đó, Hà Ni đã hai ln b phiếu trng trong các ngh quyết lên án Nga xâm lược Ukraine ti Đi hi đng Liên Hip Quc. Dư lun hoàn toàn có th đt câu hi : Khi nào thì Vit Nam vượt gii hn"kiên nhn chiến lược" ca Hoa Kỳ ?

Chi tiết v cuc tp trn gia Nga và Vit Nam hin vn chưa được Hà Ni công b công khai và mt s nhà quan sát đang bày t nghi ng rng nó có th din ra trong bi cnh hin nay. Nếu hot đng quân s chung do Nga tiết l được thc thi thì điu này s gi mt thông đip sai lc v ý đnh ca Vit Nam là mun hi nhp vi phương Tây và nâng cao v thế trong cng đng quc tế. Đc bit, giai đon hơn mt thp k qua đã chng kiến nhng phát trin đáng k trong quan h gia M và Vit Nam vn cùng có chung quan ngi v nhng hành đng ln lướt ca Trung Quc Bin Đông. Mt nhà phân tích Vit Nam không mun nêu danh tính cho biết, phía Nga tng công b các cuc tp trn tương t trong các năm 2015 và 2017,nhưng ri đu không thc hin được.

Vit Nam và Trung Quc tun tra chung

Trong khi đó, vi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Truyn thông Nhà nước t Hà Ni va loan tin cho biết, đt tun tra chung đu tiên trong năm 2022 ti Vnh Bc B gia Cnh sát Bin hai nước Vit Nam và Trung Quc bt đu t ngày 19/4 và kéo dài đến ngày 21/4. T ngày 17/4 Biên đi tàu Cnh sát Bin 8004 và 8003 thuc Hi đoàn 11, B Tư Lnh Vùng Cnh sát Bin 1 ca Vit Nam xut phát t Hi Phòng đ thc hin công tác va nêu. Đt tun tra ln này được biết tri dài trên phm vi 13 đim, t Đông Bc Đo Cn C 48 hi lý đến Đông Nam Đo Trn 14 hi lý trên đường phân đnh Vnh Bc b. K t sau ngày 30/6/2020 khi Hip đnh Hp tác Ngh cá trong vùng bin Vnh Bc b gia Việt Nam và Trung Quốc hết hiu lc, Cnh sát Bin hai nước vn t chc nhng đt tun tra chung thường niên. Các đt tun tra này nhm góp phn thc thi lut pháp quc tế, các quy đnh trong Công ước Liên hip quc v Lut Bin (UNCLOS) năm 1982, cũng như Hip đnh ký ngày 25/12/2000 gia Vit Nam và Trung Quc vPhân đnh Vnh Bc b, lãnh hi, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca hai nước .

Ngoài các lc lượng vũ trang, các Cơ quan Đi ngoi ca Đảng cộng sản Vit Nam và Đảng cộng sản Trung Quc cũng va gp trc tuyến. Sáng 19/4, ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đi ngoi Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã hi đàm trc tuyến vi ông Tng Đào, Trưởng Ban Liên lc Đi ngoi Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Cuc hi đàm trc tuyến gia hai Ban Đi ngoi Trung ương đã tp trung nhc li các hot đng hp tác qua kênh đng gia hai nước đóng vai trò đnh hướng quan trng chomi quan h tng th gia hai Đng và hai Nhà nước .

Đi ngoi Đng/Nhà nước phi hp

Ông Lê Hoài Trung, được dn li rng, trong thi gian qua hai Ban Đi ngoi đã phi hp cht ch và tham mưu kp thi cho Trung ương đng mi nước, đc bit là hai đng chí Tng bí thư, đ đnh hướng cho quan h song phương. Nhng vn đ được Vit Nam nêu ti cuc hi đàm ln này là tình trng ách tc hàng hóa ti khu vc biên gii, vic công nhn h chiếu vc-xin Covid-19, yêu cu tuân th ba văn kin pháp lý v qun lý biên gii trên b gia hai nước, duy trì hòa bình, n đnh và x lý tha đáng vn đ trên bin ; phi hp vi các nước ASEAN trong vic thc thi Tuyên b ng x ca các bên ti Bin Đông (DOC) và thúc đy xây dng B Quy tc ng x ca các bên ti Bin Đông (COC). Dp này, các bên đã ký các văn kin :Kế hoch Hp tác gia hai đng giai đon 2021 2025 và Kế hoch Hp tác Đào to Cán b gia hai đng cùng giai đon .

Tuy nhiên, gii phân tích quc tế đt du hi ln v cuc đin đàm gia hai Ngoi trưởng Vit Nam và Trung Quc trước đó, hôm 14/4. Trung Quc có ý đnh gì khi ông Vương Ngh tuyên b s "không đ chuyn như Ukraine" xy ra ? Trong cuc đi thoi vi người đng cp phía Vit Nam, có th hiu, Ngoi trưởng Vương Ngh đã đem tình hình Ukraine ra đ phác ho v hu qu, nếu mi quan h Trung Vit không được x lý khéo léo. Vương Ngh cũng nêu đích danh Hoa K trong cuc đin đàm và cáo buc M đang "xúi gic căng thng và đi đu" khu vc. Ngay sau khi nhc nh v tình hình Ukraine và s can thip ca Hoa K khu vc n Đ Thái Bình Dương, Vương Ngh cũngnhn mnh s tương đng v th chế chính tr gia Vit Nam và Trung Quc .

Trao đi vi đài RFA, Giáo sư Carlyle Thayer chuyên gia trong lĩnh vc an ninh khu vc Châu Á-Thái Bình Dương đã lý gii vic Ngoi trưởng Trung Quc đem chuyn Ukraine ra đ đe do người đng cp Vit Nam : "Tôi đã phi suy nghĩ rt lâu và thu đáo sau khi đc bn ghi nh v cuc đin đàm này. Bi vì kch bn tương t như Ukraine ch có th xy ra trong trường hp Trung Quc quyết đnh can thip vào Vit Nam. Cách Trung Quc xoáy vào đ tài Ukraine có hàm ý, trường hp Vit Nam ng v phía M và làm tn hi ti nhng li ích ct lõi ca Trung Quc, thì Trung Quc s có quyn đáp tr như cách mà Nga làm vi Ukraine. Đây là lý gii duy nht tôi có th nghĩ ra được". Gii quan sát cho rng bn thân lãnh đo Vit Nam cũng thu trit điu này. Li ca Vương Ngh, vì vy,va mang tính nhc nh nhưng cũng có hàm ý đe do .

*

Trong đin đàm vi Ngoi trưởng Bùi Thanh Sơn, ông Vương Ngh vin dn đến th chế xã hi ch nghĩa ca hai nước. Giáo sư Carlyle Thayer phân tích : "Trung Quc vn dng cách nói cũ theo lun điu mi. Đây là ging điu h vn s dng mi khi h cm thy lo s, hoc bn chn v vic Vit Nam ci thin quan h vi Hoa K. Mt ln na, Trung Quc c to nh hưởng lên các phe nhóm Vit Nam, không ch mt mà là nhiu phe, đc bit là nhng k hưởng li t th chế đc đng rng, nếu duy trì quan h vi Trung Quc, thì th chế hin ti s được đm bo, còn nếu ng v phía M, thì chế đ s gp bt n, vì người Vit Nam có th b hp dn bi các giá tr nhân quyn và dân ch". Vy Đng/Nhà nước Vit Nam làm th nào xây dng được liên minh vi các đi tác ng sàng d mng" ? Mt liên minh trái khoáy như vy, không ch phá v các nguyên lý ca nn ngoi giao hi nhp, mà còn chia r sâu sc mi liên h gia chính quyn và người dân. đng lòng dân" nếu b chia tách như vy thì đó mi là h lụy thc s bi thm đi vi chế đ.

Hoàng Trường

Nguồn : RFA, 21/04/2022

************************

Tập trận và tuần tra chung giữa những kẻ "đồng sàng dị mộng"

Nguyễn Hoàng, RFA, 21/04/2022

Việt Nam làm thế nào xây dựng được liên minh với các đối tác "đồng sàng dị mộng" ? Một liên minh đầy mâu thuẫn như vậy, không chỉ phá vỡ các nguyên tắc của nền ngoại giao hội nhập, mà còn chia rẽ sâu sắc mối liên hệ giữa chính quyền Việt Nam và người dân trong nước.

lienminh2

Các sĩ quan quân đội Việt Nam đứng xem xe tăng T-90MS của Nga tại một triển lãm kỹ thuật quân sự ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm 23/8/2020 - AP

Hình thành liên minh tay ba ?

Theo thông tin từ phía Nga đưa ra, một cuộc họp video trực tuyến vừa diễn ra giữa phía Moscow là Thiếu tướng Sergei Lagutkin, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát khu vực và Đại tá Ivan Taraev, Trưởng phòng Hợp tác quân sự quốc tế với phía Quân đội Nhân dân Việt Nam là Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh và các cán bộ các cơ quan quân sự. "Phía Nga và Việt Nam đã nhất trí về chủ đề các cuộc diễn tập quân sự sắp tới, xác định ngày giờ và địa điểm tổ chức". Lần đầu tiên tại trụ sở Quân khu phía Đông đã tổ chức và tiến hành Hội nghị lập kế hoạch diễn tập quân sự chung Nga – Việt (1). Cuộc họp trực tuyến khẳng định, mục đích của cuộc diễn tập nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của cán bộ chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu và quản lý đơn vị trong môi trường chiến thuật phức tạp, cũng như hoàn thiện các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ. Cho đến tối ngày 20/4/2022, các tờ báo Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào về sự kiện này. Tuy nhiên, các bên đã đề xuất có thể đặt tên cho cuộc diễn tập là "Kontinentalnyi Soyuz – 2022" (Liên minh Lục địa – 2022).

Được biết, vào tháng 6 năm ngoái, Thượng tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điện đàm với Đại tướng Sergey Kuzhugetovich Shoigu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Thượng tướng Giang vào thời điểm bấy giờ nhấn mạnh : "Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên bang Xô Viết, trong đó có Liên bang Nga đóng vai trò then chốt, luôn sát cánh cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Việt Nam luôn ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình, to lớn và hiệu quả của các đồng chí, nhiều thế hệ cán bộ của Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô trước đây và Liên bang Nga đã trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam". (2)

Trong khi đó, với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Truyền thông Nhà nước vừa cho biết, đợt tuần tra chung đầu tiên trong năm 2022 tại Vịnh Bắc Bộ giữa Cảnh sát Biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ ngày 19/4 và kéo dài đến ngày 21/4. Từ ngày 17/4 Biên đội tàu Cảnh sát Biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11, Bộ Tư Lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 của phía Việt Nam xuất phát từ Hải Phòng để thực hiện công tác vừa nêu. Đợt tuần tra lần này được trải dài trên phạm vi 13 điểm. Kể từ sau ngày 30/6/2020 khi Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vùng biển Vịnh Bắc bộ giữa hai nước hết hiệu lực, Cảnh sát Biển hai nước vẫn tổ chức những đợt tuần tra chung thường niên tại khu vực này. Đợt tuần tra chung nhằm góp phần thực thi luật pháp quốc tế, đặc biệt các quy định trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cũng như Hiệp định ký ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ, phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước (3). 

Ngoài các lực lượng vũ trang, các Cơ quan Đối ngoại hai đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc cũng vừa gặp trực tuyến. Sáng 19/4, ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã hội đàm trực tuyến với ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Cuộc hội đàm trực tuyến giữa hai Ban Đối ngoại Trung ương của hai Đảng tập trung nhắc lại các hoạt động hợp tác qua kênh đảng giữa hai nước đóng vai trò định hướng quan trọng cho mối quan hệ tổng thể giữa hai Đảng và hai Nhà nước (4)

Trung Quốc vừa nhắc nhở, vừa đe doạ

Thời gian qua, hai Ban Đối ngoại Trung ương cũng đã phối hợp chặt chẽ và tham mưu kịp thời cho Trung ương đảng mỗi nước, đặc biệt là hai ông Tổng bí thư, để định hướng cho mối quan hệ song phương. Những vấn đề được Việt Nam nêu tại cuộc hội đàm là tình trạng ách tắc hàng hóa tại khu vực biên giới, việc công nhận hộ chiếu vắc-xin Covid-19, yêu cầu tuân thủ ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới trên bộ, duy trì hòa bình, ổn định và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển ; phối hợp với ASEAN trong việc thực thi Tuyên bố DOC và thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc COC (5). Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế đặt dấu hỏi lớn về cuộc điện đàm ngày 14/4 giữa hai Ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đã có ý gì khi tuyên bố, "không để chuyện như ở Ukraine xảy ra" với Việt Nam ? Trong cuộc đối thoại với người đồng cấp phía Việt Nam, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đem tình hình ở Ukraine ra để phác họa về hậu quả nếu việc mối quan hệ hai nước không được xử lý khéo léo. Vương Nghị nêu đích danh Mỹ và cáo buộc nước này đang "xúi giục căng thẳng và đối đầu" ở khu vực (6). 

Trao đổi với đài RFA, Giáo sư Carlyle Thayer – chuyên gia trong lĩnh vực an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – lý giải việc Ngoại trưởng Trung Quốc đem chuyện Ukraine ra để doạ người đồng cấp Việt Nam : "Tôi đã phải suy nghĩ rất lâu và thấu đáo sau khi đọc bản ghi nhớ về cuộc điện đàm này. Bởi vì kịch bản tương tự như Ukraine chỉ có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc quyết định can thiệp vào Việt Nam. Cách Trung Quốc xoáy vào đề tài Ukraine có hàm ý, trường hợp Việt Nam ngả về phía Mỹ và làm tổn hại tới những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ có quyền đáp trả như cách mà Nga làm với Ukraine. Đây là lý giải duy nhất tôi có thể nghĩ ra được". Giới quan sát cũng cho rằng bản thân lãnh đạo Việt Nam thấu hiểu điều này. Lời của Vương Nghị, vì vậy, vừa mang tính nhắc nhở nhưng cũng có hàm ý đe doạ (7). 

Nói cách khác, Trung Quốc đang áp dụng chính sách "cây gậy và củ cà rốt", với "cây gậy" là lời đe doạ về kịch bản Ukraine, nếu Việt Nam ngả theo Mỹ, còn "củ cà rốt" là sự đảm bảo về thể chế chính trị, nếu Việt Nam chọn duy trì mối quan hệ với Trung Quốc. Giáo sư Thayer cho rằng, thông điệp của Trung Quốc sẽ được đón nhận bởi những thành phần thủ cựu ở Việt Nam, vốn lo ngại về các kịch bản cách mạng màu, lật đổ vị thế thống trị của Đảng cộng sản. Lời lẽ của cuộc điện đàm được phía Trung Quốc sử dụng, theo Giáo sư Thayer, là nhằm cảnh báo và tạo ảnh hưởng lên Việt Nam, trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây tại thủ đô Washington (8). 

Giới hạn của "tình bạn không giới hạn"

Khi Moscow và Bắc Kinh đều cảm thấy áp lực từ phương Tây, họ có xu hướng muốn ủng hộ nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng không thể tạo cú hích chuyển đổi trạng thái quan hệ song phương. Thay vì tham gia vào một liên minh quân sự chính thức, nhiều khả năng Moscow và Bắc Kinh chỉ nâng cấp hợp tác an ninh và cải thiện khả năng tương tác mà không có bất kỳ khuôn khổ hợp tác ràng buộc nào. Nga không muốn tham gia vào nhiều những toan tính của Trung Quốc ở Châu Á và muốn duy trì lập trường trung lập. Về phần mình, Bắc Kinh không muốn can thiệp sâu vào mâu thuẫn giữa Nga – NATO. Bắc Kinh coi trọng hợp tác kinh tế với Châu Âu, Mỹ và không muốn bị cuốn vào cuộc xung đột Ukraine. Bắc Kinh lên tiếng tán thành chính sách của Moscow đối với NATO và phương Tây, chủ yếu là do những quan ngại chung về chính sách của Mỹ. Tuyên bố chung giữa Nga – Trung Quốc ngày 4/2/2022 nhấn mạnh mối quan hệ song phương vượt trên một liên minh và "không có giới hạn" trong các lĩnh vực hợp tác (9). 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng quân sự ở Ukraine đặt Trung Quốc vào tình thế khó khăn khi nước này cố gắng tránh làm "phật ý" Nga. Bắc Kinh nêu bật giải pháp hòa bình, kiềm chế chỉ trích Nga, phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hiện nay vẫn cần phải xem mức độ hỗ trợ kinh tế mà Trung Quốc sẵn sàng cung cấp cho Nga dựa trên sự cân nhắc về tầm quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh với phương Tây và thách thức từ các lệnh trừng phạt, điều mà Bắc Kinh muốn tránh. Không thiếu gì dẫn chứng để nhớ lại, "Liên minh" Nga – Trung vào những năm 1950 đã nhanh chóng tan vỡ. Hơn nữa, ban lãnh đạo Trung Quốc ngay từ năm 1982 đã đề ra đường lối không tham gia liên minh với các cường quốc. Họ giải thích rằng những liên minh như vậy "có thể sẽ làm suy yếu ý chí chống lại các hành động tiêu cực của các đối tác của Trung Quốc, những âm mưu sử dụng Trung Quốc gây thiệt hại cho chính lợi ích của Trung Quốc" (10). 

*

Sau hai lần phiếu trắng là lá phiếu chống của Việt Nam bảo vệ Nga và tuân thủ theo lá phiếu của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc. Nay lại thêm các cuộc tập trận chung với Nga, các cuộc tuần tra trên biển với Trung Quốc và các cuộc điện đàm của giới ngoại giao ba nước (11). Giới quan sát có phần giật mình, liệu tình hình này có thể manh nha để đi tới hình thành một "Liên minh" tay ba Việt – Trung – Nga trong tương lai ? Nếu quả thật có chuyện đó thì Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có dịp đưa ra lời giải thích cho ASEAN và Hoa Kỳ trong cuộc gặp Thượng đỉnh vào tháng tới tại Washington. Với ASEAN, các thành viên vẫn quan tâm đến tuyên bố "không chọn phe" của Thủ tướng Việt Nam. Mặc dù trên thực tế, Việt Nam đã bỏ phiếu ngược lại với tám thành viên trong khối. Với Hoa Kỳ, nước Mỹ vẫn chưa từ bỏ quyết tâm nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên tầm đối tác chiến lược. Nhưng với những động thái ngoại giao như đã liệt kê, chắc chắn sứ mệnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tháng tới ở Mỹ không đơn giản chút nào (12).

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 21/04/2022

Tham khảo :

1. https://vn.sputniknews.com/20220419/nga-va-viet-nam-se-tien-hanh-dien-tap-quan-su-14809501.html

2. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61149529

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-chinese-coast-guard-ships-participate-in-joint-patrol-in-gulf-of-tonkin-04192022080628.html

4. https://vov.vn/chinh-tri/truong-ban-doi-ngoai-trung-uong-hoi-dam-voi-truong-ban-lien-lac-doi-ngoai-trung-quoc-post938120.vov

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-central-foreign-affairs-committee-met-with-chinese-peers-04192022080138.html

6. https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/202204/t20220415_10668407.html

7. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/what-does-china-s-hint-by-saying-not-to-let-similar-ukraine-war-happen-in-vn-04182022081121.html

8. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-foreign-minister-reaffirms-no-ukraine-crisis-be-repeated-in-the-region-04162022193653.html

9. https://www.eastasiaforum.org/2022/03/23/the-limits-to-russia-and-chinas-no-limits-friendship/

10. https://en.wikipedia.org/wiki/Evgeny_P._Bazhanov

11. https://baochinhphu.vn/bo-truong-ngoai-giao-bui-thanh-son-dien-dam-voi-bo-truong-ngoai-giao-nga-va-ukraine-102220317083810951.htm

12. https://www.voatiengviet.com/a/phieu-ung-ho-cua-viet-nam-cho-nga-va-he-luy-moi-quan-he-voi-my/6533298.html

*******************

Đề nghị tập trận chung Nga - Việt Nam : quyết định bất hợp lý, gây ngạc nhiên

RFA, 19/04/2022

Trong khi chiến sự đang diễn ra khốc liệt tại Ukraine, Nga và Việt Nam lại lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập quân sự, theo thông tin từ truyền thông Nhà nước Nga hôm 18/4. Các nhà phân tích cho rằng đây là một bước đi không thích hợp và có thể gây ra "những cái nhướn mày" trong khu vực.

lienminh3

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự ở Hà Nội hôm 23/1/2018 - AP

Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra vào khi thế giới đang phẫn nộ trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và con số dân thường thiệt mạng do cuộc chiến đang không ngừng tăng lên. Nó cũng trùng hợp với thời điểm mà Mỹ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN (bao gồm Việt Nam) từ ngày 12 đến 13 tháng năm tới.

Trang tin RIA Novosti của Nhà nước Nga cho biết cuộc gặp ban đầu để chuẩn bị cho cuộc diễn tập được tổ chức dưới hình thức trực tuyến giữa lãnh đạo quân đội Việt Nam và Quân khu miền Đông của Nga.

Hai bên "đã đồng ý về chủ đề cho cuộc tập trận sắp tới, ngày và địa điểm xác định" và đã "thảo luận các vấn đề về hỗ trợ hậu cần, y tế, các chương trình văn hoá và thể thao", trang RIA Novosti đưa tin nhưng không nêu thêm chi tiết cụ thể.

Đại tá Ivan Taraev, người đứng đầu Ban Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân khu miền Đông được trích lời cho biết, cuộc tập trận chung nhằm mục đích "nâng cao kỹ năng thực hành của các chỉ huy và đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo tác chiến và quản lý đơn vị trong các tình huống chiến thuật khó cũng như đưa ra các giải pháp không quy ước khi thực hiện các nhiệm vụ".

Hai bên cũng thảo luận tên gọi cho cuộc tập trận. Một đề nghị đưa ra cho cuộc tập trận là "Liên minh Lục địa - 2022".

"Quyết định không hợp lý"

Báo chí Việt Nam hiện vẫn chưa đưa tin gì về cuộc gặp và đề nghị tập trận. Các giới chức Việt Nam hiện cũng chưa đưa ra bình luận gì.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales ở Australia, một người theo dõi tình hình Việt Nam, nói với RFA :

"Đây là một quyết định không hợp lý từ phía Việt Nam. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh với lãnh đạo khối các nước ASEAN vào tháng năm. Liệu các lãnh đạo Việt Nam sẽ có thể nhìn vào mắt Tổng thống Biden không trong khi Hoa Kỳ đã có lập trường rõ ràng về cuộc chiến ở Ukraine và cuộc xâm lược của Nga ?"

"Đây không phải là cách bạn làm việc với các cường quốc trên thế giới". - Giáo sư Carl Thayer nói.

Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ chủ xướng loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó, Hà Nội đã hai lần bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Ian Storey, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof ở Singapore, nói với RFA :

"Trong khi Nga là đối tác gần trong khu vực, Việt Nam muốn cho thấy là họ (Nga) vẫn có một người bạn chắc chắn ở Đông Nam Á.

Nhưng cuộc tập trận chung này có thể sẽ gây ra những nhướn mày (ngạc nhiên) trong khu vực".

Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ lịch sử lâu dài bắt đầu từ thời kỳ Liên Xô trước kia.

Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và hiện là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bên cạnh hai nước khác là Ấn Độ và Trung Quốc. Nga là nước tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam cho đến trước khi khối Xô Viết và Đông Âu sụp đổ.

Hoàng Thị Hà, một chuyên gia Việt Nam ở Viện ISEAS - Yusof Ishak, viết :

"Cách tiếp cận của việt Nam với cuộc chiến Nga - Ukraine và việc (Việt Nam) từ chối chỉ đích danh Nga xâm lược cho thấy cái nhìn của Hà Nội đối với các tính toán về chính sách ngoại giao và quốc phòng của mình".

Chuyên gia Hoàng Thị Hà nói rằng cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine "cho thấy một lựa chọn khó khăn cho Hà Nội giữa việc duy trì nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ quyền độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ với việc duy trì mối quan hệ tốt với Nga - nhà cung cấp vũ khí quan trọng và đối tác khai thác dầu khí chính ở Đông Nam Á".

lienminh4

Xe tăng T-90MS của Nga tại một triển lãm quân sự hàng năm ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm 23/8/2020. AP

Thông điệp chính trị

Điều này lý giải các bước đi của Việt Nam nhưng có những khác biệt giữa việc bỏ phiếu ở LHQ và việc tổ chức các hoạt động quân sự chung. Hoạt động quân sự chung sẽ gửi một thông điệp sai về ý định của Việt Nam là làm việc với phương Tây và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, các nhà phân tích nhận định.

Đặc biệt, giai đoạn hơn một thập kỷ qua đã chứng kiến những phát triển đáng kể trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vốn cùng có chung quan ngại về những hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chi tiết về cuộc tập trận giữa Nga và Việt Nam hiện vẫn chưa được công bố công khai và một số nhà quan sát đang bày tỏ những nghi ngờ rằng nó có thể diễn ra.

Một nhà phân tích Việt Nam không muốn nêu danh tính vì không được phép nói chuyện với báo chí nước ngoài nói rằng phía Nga đã từng công bố các cuộc tập trận tương tự trong quá khứ nhưng đều không thực hiện được.

Cơ quan báo chí thuộc Quân khu miền Đông Nga cũng cho biết hồi năm 2015 rằng một cuộc tập trận song phương đầu tiên giữa Nga và Việt Nam sẽ được tiến hành vào năm 2016 ở lãnh thổ của Việt Nam.

Cuộc tập trận dự kiến diễn ra vào năm 2017 nhưng cuối cùng đã không diễn ra.

Việt Nam, tuy thế, vẫn tham gia một số cuộc diễn tập quân sự đa bên với Nga. Cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên gần đây nhất giữa Nga và các nước ASEAN diễn ra vào tháng 12 năm ngoái.

Quân khu miền Đông với đại bản doanh tại Khabarovsk, là một trong năm quân khu chiến lược của lực lượng vũ trang Nga, chịu trách nhiệm khu vực miền viễn đông của Nga. Quân khu này được thành lập theo chỉ thị của tổng thống và được Tổng thống Dmitry Medvedev ký ban hành hồi tháng 9 năm 2010.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Trường, Nguyễn Hoàng, RFA tiếng Việt
Read 323 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)