Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/04/2022

Những trăn trở quanh ngày 30/4, vết thương vẫn thắm đỏ

Phạm Trần, Nguyễn Hữu Liêm, Phạm Phú Khải, Ngô Thảo

Nếu không có ngày 30/04/1975

Phạm Trần, 27/04/2022

Đôi khi ta tự hỏi : Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao ? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng : Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam - Bắc vẫn xa nhau vời vợi.

thangtu01

Tòa Đô Chính Sài Gòn (1963)

thangtu2

trở thành Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2022)

Người Việt có cùng màu da, cùng tiếng nói và con một mẹ , nhưng nhiều khi chúng ta "bằng mặt nhưng không bằng lòng". Tại sao ? Có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chúng ta chưa thật lòng với nhau. "Kẻ thắng" vẫn "kiêu ngạo cộng sản" không muốn "hòa giải" mà chỉ muốn "người thua trận" phải "hòa hợp" vào với thể chế chính trị cộng sản của mình, là nguyên nhân đã đưa đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn trong 30 năm. Trong khi "Người thua" thì muốn "xóa bài làm lại" từ đầu về một Chế độ được cả hai phía đồng ý qua "trưng cầu dân ý " hay qua "bầu cử tự do-dân chủ" có Quốc tế kiểm soát.

Sự khác biệt ý thức hệ này là nguyên nhân của chia rẽ, sau 47 năm (1975-2022) chiến tranh kết thúc.

Hòa giải và hòa hợp

Đã có những người như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam Nguyễn Đình Binh, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy đã có những nỗ lực "hòa giải" nhưng không thành công.

Nguyên Thủ tướng cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt từng nói : "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu" (Phỏng vấn của báo Quốc Tế, ngày 31/03/2005).

Trong khi đó, nhân dịp 45 năm kỷ niệm ngày 30/04/1975, ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã giải bầy tâm sự của mình trong bài viết kỷ niệm 15 năm ra đời Nghị quyết 36 NQ/TW (26/03/2004 – 26/03/2019) do ông đóng vai chính hình thành.

Ông viết : "Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết 36 NQ/TW đã được thực thi phần nào, được cộng đồng hoan nghênh, tạo ra khá nhiều đổi thay. Nhưng tôi vẫn buồn : vết thương dân tộc thực sự vẫn chưa lành !!! Với các nước ngoài đã từng đô hộ, xâm lược nước ta, gây ra biết bao tội ác tầy trời, biết bao đau thương, mất mát, hậu quả khủng khiếp, nặng nề… mà nhân dân ta vẫn còn phải gánh chịu, với truyền thống khoan dung, hòa hiếu, chúng ta đã gác lại quá khứ, bình thường hóa quan hệ và kết bạn, trở thành những đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện… vì tương lai của mỗi quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Vậy mà, vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau ? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đó đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", thì lại chưa hòa giải được với nhau ?"

Về phần nguyên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, ông đã về Việt Nam lần đầu tháng 01 năm 2003 qua trung gian của ông Nguyễn Đình Bin.

Phát biểu tại cuộc họp "giữa kiều bào và UBND Thành phố Hồ Chí Minh" (15/01/2004), ông Kỳ nói : "Sau 30 năm đất nước được thống nhất thì đây là lúc cần sự hợp tác của tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước để đất nước trở thành một con rồng Châu Á. "Những ai muốn quay về dĩ vãng, thật là không tưởng. Tôi nghĩ rằng, nhiệm vụ của mỗi công dân trên toàn thế giới là đoàn kết nhau lại, hợp sức xây dựng đất nước. Hãy quên quá khứ để nhìn về tương lai" (VnExpress, 16/01/2004).

Tuy nhiên, sau vài cuộc vận động, ông Kỳ đã không thành công. Ông nói : "Tôi nghe dư luận và có cảm tưởng vẫn còn có khoảng cách giữa nói và làm. Cuối năm vừa rồi, Hội nghị Việt kiều (2009 ?) đã thu hút mấy ngàn người về dự. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị đều bày tỏ mong muốn sớm hòa hợp. Điều đó có nghĩa mặc dù chính quyền đã cố gắng, nhưng ở đâu đó vẫn chưa thực sự tích cực".

Phóng viên hỏi : Việc tích cực hàn gắn như ông vừa đề cập, cần được hiểu thế nào ?

Ông Nguyễn Cao Kỳ : "Phải từ hai phía, nhưng cái chính vẫn phải từ phía những người trong nước. Chúng ta có thực sự muốn làm và tích cực làm hay không...

Nói về đoàn kết toàn dân tộc tôi có cảm giác dân tộc mình mỗi lần bị đe dọa đến vận mệnh thì lại đoàn kết. Thời xưa, chống giặc ngoại xâm phương Bắc thời nay đánh Tây, đánh Mỹ là tự khắc cả dân tộc đoàn kết và chiến thắng. Nhưng khi thắng rồi không hiểu làm sao mà tình cảm lại không được như trước

Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này : muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.

Phóng viên : Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hàn gắn với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước ?

Ông Nguyễn Cao Kỳ : Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ.

Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ.

Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau (VietnamNet, ngày 27/04/2010).

Cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ qua đời ở Mã Lai ngày 23/07/2011, thọ 81 tuổi trong khi hoài bão hòa hợp dân tộc của ông còn dở dang.

Lá rụng về cội

Sau ông Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy, khi ấy 86 tuổi cũng về và ở luôn Việt Nam từ ngày 17/05/2005. Ông xin lại quốc tịch và làm thẻ công dân Việt Nam.

Thời đó, ông nói với BBC tiếng Việt : "Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi".

Cuộc trở về quê hương cũ của nhạc sĩ Phạm Duy, một cựu kháng chiến theo Việt Minh rồi lại bỏ hàng ngũ quay về Hà Nội trước khi đất nước chia hai năm 1954, đã gây tranh luận trong và ngoài nước. Nhưng Phạm Duy nói : "Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm". Bởi những người đó vẫn còn nuôi oán thù. Mà tôi chủ trương là sau 30 năm trời, thì phải đến các lúc mà có sự hòa hợp dân tộc. Thì phải thế thôi".

Ngoài Phạm Duy, ba con trai của ông gồm Duy Quang, Duy Cường và Duy Minh cũng đã về ở luôn tại Sài Gòn. Nhưng Duy Quang, sau đó bị ung thư gan phải bay về Mỹ chữa trị rồi qua đời ngày 19/12/2012.

Trả lời câu hỏi : Nguyên nhân nào để ông quyết định trở về ?

Phạm Duy đáp : " Tôi có quyết định về Việt Nam từ năm 1988. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cho thế giới thấy một Việt Nam cởi mở như thế nào. Từ chuyện muốn về nước, nên tôi đã viết ca khúc Hẹn em năm 2000 và khi nhà tôi mất năm 1999, tôi không còn vướng bận chuyện gia đình nữa, càng thôi thúc tôi phải về hơn. Từ đó đến nay, tôi đã về 10 lần, những gì mắt thấy tai nghe đủ cho tôi quyết định về hẳn.

Tôi đi nhiều nước, chưa có dân tộc nào yêu cuộc sống như dân tộc Việt Nam, quyến rũ cả người ngoại quốc. Đời sống của dân mình tôi thấy đã thay đổi hoàn toàn, ngay cả làng mạc nay cũng khang trang, sạch sẽ. Người nông dân tuy còn đi cày, nhưng trên bờ ruộng lại có chiếc Honda, không phải lội bộ như ngày xưa" (BBC, ngày 19/12/2012).

Nhưng chuyến trở về ở luôn nơi "chôn nhau cắt rốn" của Phạm Duy cũng chỉ kéo dài được 8 năm. Ông qua đời vì bạo bệnh ở Sài Gòn ngày 27/01/2013, thọ 94 tuổi.

Du sinh, một đi không về

Bên cạnh hai chuyến quay về Việt Nam của ông Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy, không thấy có thêm "nhân vật miền Nam cũ" nào muốn về Việt Nam sống luôn, ngoại trừ một số doanh nhân muốn đầu tư vào Việt Nam trong hai ngành du lịch và nhà đất.

Chính quyền cộng sản Việt Nam từng hy vọng sẽ có nhiều trí thức trẻ thuộc thế hệ thứ 3 của người Việt tị nạn ở nước ngoài sẽ về Việt Nam giúp nước, vì họ không bị ràng buộc bởi quá khứ chia rẽ do chiến tranh để lại, nhưng họ đã sai. Có nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính vì phần đông cấp lãnh đạo trong nước vẫn tự kiêu là kẻ chiến thắng nên không sẵn sàng nghe và làm theo ý kiến của con em thuộc thành phần thua trận.

Bên cạnh đó là tư duy cầm quyền độc tài, hẹp hòi, gia trưởng, coi nhẹ các quyền con người, trong đó có các quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngường tôn giáo không được tôn trọng. Những bất công giầu-nghèo trong xã hội và chủ trương "không khoan nhượng" của Nhà nước chống lại những trí thức đòi dân chủ cũng đã làm nhụt chí quay về của những người trẻ ở nước ngoài. Đấy là chưa kể đến tình trạng quan liêu và tham nhũng dầy đặc trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên là những mảng xám đen của chế độ đã bị phơi bầy trước mắt những người muốn quay về giúp nước.

Do đó, hàng năm chỉ có chừng vai trăm, trong số 700.000 trí thức và chuyên viên người Việt ở nước ngoài, muốn về Việt Nam hợp tác mà không muốn quay về lập nghiệp. Con số khiêm nhượng này, trong số 5,5 triệu người Việt ở nước ngoài, cho thấy chính sách hợp tác trong-ngoài giữa Chính quyền và Kiều bào hãy còn cách biệt, nhưng nhà nước lại không muốn thay đổi chế độ chính trị nên xa cách cứ mỗi ngày một giãn ra. Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng đã quy chụp những ai đòi dân chủ, đòi đa nguyên đa đảng, đòi bầu cử tự do là "những kẻ muốn chống phá chế độ", hay "những thế lực thù địch" muốn loại đảng khỏi vị trí cầm quyền.

Bằng chứng này được viết trong Tạp chí cộng sản, cơ quan lý luận hàng đấu của Tuyên giáo Việt Nam : "Đáng chú ý, trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn một bộ phận kiều bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới, nên nhận thức về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ và chính xác. Thậm chí, có những cá nhân do còn thành kiến, mặc cảm đã thể hiện sự bất mãn, tiêu cực, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, tuyên truyền sai sự thật, kích động kiều bào, phá hoại mối quan hệ giữa nước sở tại với Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước…" (Tạp chí Cộng sản, ngày 08/03/2022).

Trong thời đại điện tử hiện nay đâu cần phải về Việt Nam mới thấy những thay đổi của đất nước và con người Việt Nam sống trong chế độ cộng sản độc tài ? Chỉ riêng một chuyện trước mắt : người Việt Nam ở trong nước đã tìm mọi cách, nếu có khả năng và cơ hội, để rời quê hương sống ở nước ngoài cũng đủ để đánh giá ở đâu có tự do và dân chủ thì ở đó có công bằng xã hội thu hút khả năng lao động của con người.

Đó cũng là lý do tại sao cán bộ, đảng viên có chức có quyền và doanh nhân giầu có đã tìm mọi cách gửi con đi du học ở nước ngoài để thành tài rồi tìm cách nhập cư, tạo cầu nối "đoàn tụ" cho cha mẹ, anh em v.v... Theo Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.

"Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam là Úc 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000, Trung Quốc 11.000…" (VOH Radio - Voice of Hochiminh City Radio, ngày 26/07/2020).

Vẫn theo VOH : "Chính phủ Úc luôn dành tặng rất nhiều học bổng cho các du học sinh, đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia được nhận rất nhiều học bổng từ chính phủ Úc, với khoảng 150 suất học bổng  mỗi năm. Du học sinh có thể xin được học bổng từ chính phủ hoặc từ chính các trường đại học. 

Một số trường đại học nổi tiếng ở Úc gồm Monash, Melbourne, Đại học Quốc gia Australia...

Hiện có khoảng 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của nước này.

Úc được xem là một đất nước không quá khó để tìm việc và xin định cư. Theo quy định của pháp luật Úc, thì sau 2 năm làm việc toàn thời gian và đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định cư thì du học sinh sẽ được xem xét quyền định cư".

Sự dễ dãi của Úc không phải là cá biệt mà còn ở các nước khác, kể cả Hoa Kỳ, vì các nước này có chính sách trọng dụng nhân tài để mở mang đất nước, không giống như Việt Nam chỉ biết lấy tiêu chuẩn "hồng hơn chuyên" và "hạt giống đỏ", con cái các đảng viên trung kiên, để được hưởng bổng lộc và tiếp nối cầm quyền.

Đó là lý do tại sao có hiện tượng : "100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam", theo kết quả một nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Liên, thuộc Đại học Công nghệ Sydney (BBC, ngày 24 tháng 9 2019)

BBC viết tiếp : "Sinh viên du học xong, trở về hay không trở về - một đề tài tưởng cũ, nhưng thỉnh thoảng lại được xới lên trên báo chí lẫn trên mạng xã hội.

Nhiều người cho rằng, lựa chọn - về hay ở lại - không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế".

Cũng nên biết tình trạng "đảng hóa xã hội" ở Việt Nam đã khiến cơ hội thăng tiến cho dân thường gặp nhiều khó khăn nên dân đã có câu "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ", phản ảnh trung thực về nạn "con ông cháu cha" quan trọng hơn học vấn trong hệ thống cầm quyền.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2020, kiều bào đã đầu tư trên 360 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn 1,6 tỉ USD.

Theo Ngân hàng Thế giới Việt Nam, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia nhận kiều hồi lớn nhất thế giới. Dự báo lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 18,06 tỉ USD, tương đương 5% GDP của Việt Nam. Phần lớn số tiền này được gửi về giúp thân nhân thoát khỏi cuộc sống khó khăn.

Như vậy, giữa xây dựng đất nước và đoàn kết dân tộc trong ngoài, giữa chế độ một đảng cầm quyền và đòi hỏi dân chủ, nhân quyền của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn một lằn ranh ngăn cách sau 47 năm ngày 30/4/1975.

Ấy là chưa kể thứ ngôn ngữ thù hận của phe Quân đội vẫn thường xuyên mạ lỵ những người không bằng lòng với chế độ. Tiêu biểu như đã thấy trên báo Quân đội Nhân dân của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Báo này viết :

"Cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), những kẻ "lật sử" lại tìm mọi cách để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lịch sử Việt Nam và công cuộc thống nhất đất nước của toàn dân ta.

Lợi dụng tính đại chúng của mạng xã hội, thành phần bất mãn mượn cớ khoa học hay tự xưng là "người cầm bút chân chính" đăng đàn các nội dung cho rằng, có những sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong dịp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cần phải xem xét lại (!). Một số kẻ giở trò "nước mắt cá sấu" để kêu thay, vái đỡ cho nhóm người bất mãn, "bên kia chiến tuyến" với luận điệu "thống nhất đất nước là sai lầm" (!) ; nhiều người đang tha hương, lưu lạc, vì sợ mà không dám trở về quê hương... Dù xảo quyệt đến đâu, ngôn từ có hùng hồn hay tỏ ra bi lụy thì tựu trung lại, chúng đều tỏ rõ bộ mặt thật của những kẻ có mưu đồ bất chính, hòng phủ nhận các giá trị lịch sử dân tộc, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, thống nhất Bắc-Nam một nhà" (Quân đội nhân dân, ngày 20/04/2022).

Viết như thế chẳng khác nào "tự tay vả vào mặt mình", vì ngay ở trong nước cũng đã có nhiều trí thức muốn "viết lại lịch sử đảng cho rõ trắng đen công và tội" của những người cộng sản đối với đất nước và dân tộc, sau 92 năm ông Hồ Chí Minh thành lập đảng.

Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải giải thích cho dân biết tại sao trong sách giáo khoa đã không có những trang sử viết chi tiết về cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam trong suốt 10 năm từ 1979 đến 1989 và hai cuộc chiến đấu hào hùng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974 và cuộc chiến của Hải quân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hải quân Trung Quốc ở Trường Sa ngày 14 tháng 03 năm 1988 ?

Đã có 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ở Hoàng Sa, trong khi ở Trường Sa cũng đã có 64 người lính Hải quân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ mình vì đất nước.

Lý do che đậy lịch sử và ai là người chỉ đạo làm việc xấu xa này cũng cần phải phanh phui và xử phạt nghiêm minh để tạ tội với những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu bảo vệ quê hương.

Ngoài ra, lịch sử cũng muốn biết kẻ lãnh đạo nào trong Đảng cộng sản Việt Nam đã cấm nhân dân không được làm lễ truy điệu hàng năm để ghi ơn những quân và dân đã hy sinh trong 3 cuộc chiến lịch sử này ?

Cuối cùng, ta cũng không thể nào quên được cuộc vượt biển bi hùng và chồng chất đau thương của hàng trăm ngàn "thuyền nhân", đa số ra đi từ Việt Nam đã chết trên Biển Đông trên đường tìm tự do từ sau ngày 30/4/1975.

Theo thống kê của "Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...). Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân" (Theo Bách khoa Toàn thư mở).

Cũng theo tài liệu của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) thì : " Trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995 có 796.310 người từ Việt Nam vượt biên bằng đường biển. Cũng theo số liệu của tổ chức này, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người từ Đông Dương vượt biên bằng đường biển hoặc đường bộ (tính cả người Campuchia). Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người từ Việt Nam và Campuchia tới tá túc trên đảo Galang . Tuy tới từ Việt Nam, nhưng theo thống kê thì 2/3 số người vượt biên là người gốc Hoa".

Với Tất cả những chuyện đau lòng này liệu có xẩy ra nếu không có ngày 30/04/1975 ?

Phạm Trần

(kỷ niệm 30/04/2022)

*******************

Việt Nam : Ngày 30/04, sử mệnh và con người Nam-Bắc trước đây và tương lai

Nguyễn Hữu Liêm, BBC, 25/04/2022

Cách đây đúng 47 năm (2022-1975), tuần này, Quân đội Nhân dân miền Bắc mở đầu các mũi tiến công vào Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến Bắc - Nam đã kéo dài hơn 10 năm. Đất nước thống nhất, nhân dân hai miền thở dài mừng lo khi máu xương nay đã hết đổ.

thangtu3

Dinh Độc Lập trong ảnh chụp ngày 3/05/1975

Định mệnh lịch sử

Chúng ta hãy nhìn lại cuộc chiến Quốc - Cộng 10 năm đó để suy ngẫm ít nhiều về bản sắc nhân văn và con người của hai phía. Hình như ai cũng thấy rằng, miền Nam, phía Quốc gia, trước sau cũng phải thua.

Khi so sánh về bản sắc và tính chất nhân văn của hai miền Nam - Bắc, giữa Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) và Quân đội Nhân Dân (QĐND), thì mặc dầu hai phía trong chiến tranh đều là quân nhân người Việt Nam, nhưng bên QĐND được trang bị nhiều ưu thế, từ tinh thần chiến đấu đến vũ khí, chiến thuật, lãnh đạo, chính trị và thời thế. Số phận Việt Nam Cộng Hòa hình như đã được an bài - không phải như là một mục tiêu chính sách - nhưng là của một định mệnh lịch sử.

Bỏ qua những yếu tố chính trị, lãnh đạo, hay quân sự thì phía miền Bắc có cả một chiều dài lịch sử sau lưng họ. Đó là ý chí độc lập, thống nhất đất nước. Miền Bắc phải hoàn tất thiết yếu tính cho một bản sắc sử mệnh mà thời đại đã giao cho họ.

Còn phía miền Nam thì bị lịch sử bỏ rơi. Nó tiếp nối một gia sản chính trị và tâm lý từ vai trò lệ thuộc ngoại bang. Họ thụ động chiến đấu - mà không hề mang một ý chí hay ý thức về sứ mệnh chiến tranh cho mình.

Người dân miền Nam, và cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã giao hoán lòng yêu nước cho đối phương và vì thế đánh mất luôn linh hồn ái quốc. Chiến tranh đối với phe Quốc gia chỉ là một chuyện cực chẳng đã, một phản ứng tự vệ - họ thụ động tin vào vai trò và tính toán của người Mỹ cho chiến cuộc. Nhưng, chính vì điểm hời hợt và thụ động đó, miền Nam đã vô tình mang một bản sắc chính nghĩa vượt làn ranh Quốc - Cộng. Vì sao ?

Trái với miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vốn tập trung hoàn toàn năng lực tập thể cho mục tiêu chiến tranh, Việt Nam Cộng Hòa, trái lại, từ chính quyền cho đến quần chúng, là hiện thân của một ý chí tự do và nhân bản trên cơ sở cá nhân.

thangtu4

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vận chuyển tiếp tế cho mặt trận gần Sài Gòn bằng xe đạp, năm 1972

Dù trong thời chiến, nhưng văn chương, âm nhạc, thi ca của miền Nam vẫn chỉ nói về tình yêu, về con người và số phận - chứ gần như không hề đề cập đến mối hiểm nguy độc tài áp bức mà họ đang phải đối đầu.

Dù bộ máy tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hòa có cố gắng nhắc nhở về hiểm họa cộng sản, dân miền Nam vẫn không thèm nghe - vì họ coi chuyện đó là một thể loại tuyên truyền hạ đẳng. Dân miền Nam, qua tâm chất ôn hòa và thông thoáng, biểu lộ tinh thần tự do qua tâm lý chán ngấy và nghi ngờ chiến tranh.

Và đó là điểm yếu sinh tử cho họ khi phải đối đầu với một đối phương như là Đảng cộng sản Việt Nam. Trong khi dân miền Nam chỉ có mục tiêu là hòa bình, thì miền Bắc là chiến thắng.

Văn hóa Nam - Bắc : Tâm hồn Hy Lạp đối với khí chất Do Thái

Hiệp định Geneve 1954, chia cắt Việt Nam thành hai phía Nam - Bắc rõ rệt trên bình diện chính trị. Nhưng chính trị ở đây là sự thể hiện và kết thành từ một định mệnh văn hóa. Nó phát xuất từ tâm chất và bản sắc tâm lý của dân hai miền, vốn rất khác biệt nhau.

Chiến tranh Quốc Cộng đó, bỏ đi yếu tố ngoại bang, là một biểu lộ cho một mâu thuẫn văn hóa và con người Nam Bắc - mà sử mệnh Việt Nam đến lúc cần phải được tiêu hóa và hóa giải. Ba mươi tháng Tư 1975 chỉ là một hồi kịch cuối cùng vốn đã được viết sẵn từ trong bản sắc xung đột văn hóa Bắc - Nam. Như là một tuồng cải lương đầy bi tráng, nó đã đến hồi kết thúc, xả hơi, mà ngay cả phe thua trận cũng đã phải thở phào nhẹ nhõm.

Ta có thể suy rộng ra rằng, trên sân khấu chiến tranh Bắc - Nam thuở đó, phe miền Nam mang bản sắc tâm hồn văn minh Hy Lạp cổ đại, vốn thoải mái với ý chí thẩm mỹ, hài hòa, trật tự, và họ chỉ biết sống với hiện tại kéo dài gần như vô tận. Tức là, chiến tranh đối với họ không cho một mục đích nào cả. Họ chiến đấu để duy trì đời sống yên lành và yên ổn - và mong ước cao nhất vẫn chỉ là chấm dứt chiến tranh. Dân miền Nam hoàn toàn không mang ý chí lịch sử - vì sử hồn của dân tộc đã bị miền Bắc chiếm hữu. Trong khi miền Bắc mang linh hồn tập thể, thì miền Nam chỉ có tâm hồn cá nhân.

Dân Nam bộ muốn vĩnh cửu hóa hiện tại - như một bác xích lô ở Sài Gòn sau khi kiếm được cuốc xe, mua xị đế, đến gốc cây lề đường, ngủ một giấc an lành, không sợ trộm cắp, không màng chi ngày mai. Họ chỉ muốn biến cái hiện tại thuần thưởng ngoạn thành ra một vòng tròn vĩnh cửu bất tận cho đời sống tự nhiên, vô tư của mình. Có nghĩa rằng, họ không mang ý chí hay suy nghĩ về tương lai - dù họ đang mê muội bước dần đến một tương lai kinh hoàng.

Trong khi đó, miền Bắc là hiện thân của một bản sắc từ văn minh Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo khi họ đặt cứu cánh chiến tranh thành chân lý. Chiến thắng là chủ đích lịch sử. Dân Bắc bộ thì muốn xóa hiện tại bằng viễn cảnh tương lai - và chỉ mong cho thời gian phải chấm dứt bằng ý chí chinh phục thế gian.

Miền Bắc thấy ở cuối đường binh biến là một khả thể và cơ hội cứu rỗi khi đất nước thống nhất, khi tổ quốc sẽ sạch bóng quân thù xâm lược, và nhân dân sẽ sống ấm no hạnh phúc trong một trật tự thiên đường mới trên trái đất lãnh đạo bởi đấng cứu thế Hồ Chí Minh và giáo hội Đảng cộng sản Việt Nam.

thangtu5

Một người lính giải phóng ở Sài Gòn ngày 30/04/1975

Chuyển hóa suy thức không gian lên với thời gian

Trước chiến tranh, khi người miền Nam nhìn qua người khác nơi ngõ làng, họ chỉ thấy đó là những anh chị hàng xóm, thân cận với ta. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" là thế. Họ chỉ suy nghĩ trên bình diện không gian.

Người cộng sản miền Bắc thì khác. Họ muốn nâng cái nhìn không gian của dân Nam lên với phạm trù thời gian. Anh hàng xóm không còn là người bên cạnh nhà - mà nay hắn là vô sản, hay là địa chủ, hay là phản động. Tức là, người cộng sản khái niệm hóa cái nhìn mang tâm chất nông dân lên tầm mức ý niệm theo thời gian.

Vì thế, bản sắc siêu hình sâu xa của cuộc chiến vừa qua là cả một trường biện chứng đối nghịch và tiến hóa giữa hai phạm trù không gian và thời gian.

Miền Nam là không gian, miền Bắc là thời gian. Khi người cộng sản miền Bắc tiên phong đi trước nhân dân miền Nam, nắm được ý chí lịch sử với một cơ đồ khái niệm mới qua nghi lễ rửa tội bằng nước thánh ý thức hệ, họ cương quyết phá vỡ lề lối suy nghĩ thuần không gian (bờ cõi, thân xác) của nhân dân. Vì thế, làn ranh chia cắt Bắc - Nam phải được xóa bỏ. Theo đó, dự án lịch sử qua chân lý chiến thắng phải được hoàn tất nhằm thỏa mãn cơn khát khái niệm theo thời gian của những cán bộ cộng sản Việt Nam tiên phong nay đã say men ý thức hệ.

Một đức tin cứu rỗi mới

Có nghĩa rằng đối với người cộng sản Việt Nam thì chủ nghĩa Mác-Lê là một thể loại cứu rỗi luận - eschatology - vốn điều hướng tâm ý nhân gian về một biến cố lịch sử mang tính chất đồng quy của tất cả ước mong bằng một phán xét cuối cùng.

Điều nghịch ngẫu cao độ ở đây là điều rằng, khi chủ thuyết Cộng Sản phủ nhận toàn triệt gia tài và giá trị Thiên Chúa giáo - và người cộng sản hãnh diện tự coi mình đã tiêu diệt hết thần linh - thì chính họ lại hăng say hiện thực hóa bản sắc cứu rỗi luận của Thiên Chúa giáo vốn nay đã không còn hiệu năng. Vì vậy, thành công và chiến thắng của miền Bắc trong cuộc chiến đó là một chiến thắng tôn giáo tự bản chất.

Nhưng sau 1975, lịch sử hậu chiến đã theo thời gian biến hóa và hoán chuyển vai trò Bắc - Nam một cách ngoạn mục. Khi người Bắc chiến thắng vào tiếp quản miền Nam, kẻ mang niềm tin ý thức hệ và chân lý chiến tranh nay được trung hòa và khai mở bởi cái bản sắc vô chân lý, vô sử tính, không giáo điều của dân Nam.

Như một câu chuyện thời chiến kể rằng, trong trận Mậu Thân 1968, có mấy anh bộ đội xung kích mang súng AK và B40, đầu đội nón cối, đi lạc vào một con hẻm ở một thành phố miền Nam, có mấy bà Nam bộ ra chỉ đường cho họ để đến đánh căn cứ quân sự Việt Nam Cộng Hòa nơi mà chồng con, anh em của họ đang đồn trú. Cái hiện tại không cứu cánh của người miền Nam là lý do thất bại ; nhưng cũng với cái tâm ý thuần vô tư đó, nay nó đã trở thành nước thánh mới đang được rắc lên tâm hồn dân Bắc như một ý nguyện cứu rỗi lại cho những anh chị cộng sản kiên cường và khắc nghiệt vốn đã chiến thắng bằng niềm tin cứu rỗi.

Như là di sản văn minh Hy Lạp đã khai hóa văn minh Thiên Chúa giáo thời Trung cổ ở Tây Âu bằng cái đẹp, cái đúng vĩnh cửu, thì bản sắc tâm hồn an nhiên tự tại của dân Nam đã khai hóa khí chất hung hăng và hãnh tiến của người cộng sản Bắc Việt. Miền Bắc đã chiến thắng miền Nam bằng chính trị và quân sự - nhưng miền Nam lại dung hóa và khai thông miền Bắc với tâm hồn chân thật và nhân hậu. Người Bắc nhận ra được giá trị và cứu cánh cuộc đời ở nơi dân Nam.

Một ngày nào đó sẽ có một chủ nhà, ví dụ, gốc Hải Phòng, nhìn thấy một chàng ăn trộm trên mái nhà của anh đành lên tiếng nghiêm trang nhưng ôn hòa khuyên người lạ mặt kia hãy cẩn thận kẻo té bị thương và bắc thang cho người ấy leo xuống đất an toàn - sau khi đã gọi cho công an đến xử lý. Đức tính nhân từ mang tính chất Nam bộ của vị chủ nhà sẽ cứu vớt kẻ trộm, biểu dương tinh thần ôn hòa và trọng pháp, với một nhân sinh quan đức độ ngay cả đối với kẻ đối nghịch nguy hiểm. Đối với chủ nhà này, cứu rỗi nằm ngay trong hiện tại, nơi những tác hành bình thường mà khi hành động ông đã không biểu lộ lòng hung dữ, thù hận, hay mong cầu điều gì cho mình.

Về lâu về dài, mẫu người và văn hóa miền Bắc sẽ - hãy nên - là một phiên bản của tâm chất người Nam. Khi quốc gia đi về phía Nam, hướng ra Biển Đông, ra thế giới thì cần một niềm tin mới - một đức tin không tôn giáo, không ý thức hệ chính trị, một hoài vọng nhân bản về một khả năng cứu rỗi từ văn hóa cho dân tộc hai miền - khi mà tất cả những di sản đau thương của chiến tranh Bắc Nam thế kỷ trước sẽ chỉ còn là một ký ức nhẹ nhàng đi vào quên lãng.

Nguyễn Hữu Liêm

Nguồn : BBC, 25/04/2022

Tiến sĩ triết học, luật gia Nguyễn Hữu Liêm cư ngụ tại San Jose, California.

*************************

Vài cm nghĩ nhân ngày 30 tháng Tư

Phạm Phú Khải, VOA, 25/04/2022

Bi vì không th chng đc tài toàn tr bng tư duy đc tài toàn tr khác. Nó va phn khoa hc và va phn tác dng.

thangtu6

Dân ch hóa cũng là con đường và tiến trình đ g b nhng cái xu, cái không hiu qu. Hình minh ha.

Người Vit đã lưu lc đến nhng phương tri xa l, tn Châu Phi, Châu M, Châu Âu, Châu Á, và nht là Trung Quc ln n Đ, t trăm năm đến c ngàn năm qua. Nhưng chưa bao gi s người Vit lưu vong nhiu như bây gi. Và ngày càng gia tăng.

Sng xa quê hương mà vn còn gi được truyn thng và bn sc dân tc, đc bit là ngôn ng, là điu quý hiếm, nht là đi vi thế h th hai và ba tr đi.

Gn 47 năm k t 30 tháng Tư năm 1975, người Vit lưu vong đã rt thành công v nhiu mt, nht là khía cnh cá nhân, nhưng bên cnh đó cũng đi din vi nhiu th thách ln, nht là khía cnh tp th. Mt, nn phân hóa trong hot đng nhóm, cng đng. Hai, thế h kế tha phn ln xa lánh hay chưa đ tích cc đ nhn lãnh trách nhim chung. Ba, các hot đng chính tr đ thay đi Vit Nam thiếu s liên minh, phi hp điu hướng và không to được s nh hưởng đáng k lên vn nn đc tài ti Vit Nam.

Đu tiên, v nn phân hóa, nhng đng phái chính tr, t chc hi đoàn, và Cng Đng (tc Ban Điu Hành các t chc cng đng người Vit) ln lượt chia năm x by. Gn 47 năm sau, hiếm có mt t chc nào vn còn nguyên vn. Thc ra, bt đng ý kiến đưa đến phân rã cũng là điu bình thường trong sinh hot chính tr, kinh tế, văn hóa hay xã hi dân s đi vi mi sc dân, không riêng gì người Vit Nam. Cái khác đây, mà có th tránh hay gim thiu phn nào, theo tôi là ba yếu t sau. Mt, phn ln các t chc đu thiếu nhng yếu t cu thành ca thiết/đnh chế (institution). Vì thế nên khi có bt đng mà không gii quyết mt cách hp tình hp lý, không công bng và minh bch, nó có nguy cơ gây phân rã. Hai, quy trình ly quyết đnh hay gii quyết công vic chung có khi quan trng hơn chính quyết đnh hay kết qu đưa ra. Nhng t chc có nn tng thiết chế s c gng xây dng nhng giá tr ca mình thành văn hóa đ ăn sâu vào trong cách cư x và hành đng. Các t chc Vit Nam nên tìm hiu và hc hi t phương thc điu hành và gii quyết xung đt. Ba, cách giao tiếp (communication) gia người Vit d có vn đ vi nhau. Trong khía cnh này, nó bao gm c cm xúc, t ng s dng, kh năng t ch (self-control), cng vi thói quen không nói thng nói tht mà nói quanh co, hay nói xu sau lưng, cũng như tung tin đn nhm. Nhng tính cách này dn đến tình trng nghi k ln, gây tn thương cho nhau, ri coi nhau như k thù nghch. Mc du nhng s bt đng ban đu không ln đến đ không th ngi xung lng nghe và gii quyết vi nhau.

Kế đến, v thế h kế tha, nhìn mt cách tng quát thì hin nay gii tr Vit Nam tham gia chính tr vào dòng chính mch ti M, Úc, Canada, có v thành công hơn là tham gia vào sinh hot trong cng đng Vit Nam. Ngoài thành công phn nào v hot đng chính tr, càng ngày càng cho thy, gii tr Vit Nam đang đi nhng bước vng chc vào nhiu lĩnh vc văn hóa, ngh thut hay t thin v.v Đây là điu rt tích cc và đáng hãnh din. Nhưng s tham gia ca h trong cng đng Vit Nam rt gii hn. Điu này làm cho chúng ta đt câu hi vì sao người tr Vit Nam, có tài năng và nhit huyết, li không mn mà hay tránh tham gia vào các sinh hot ca cng đng người Vit ? Theo kinh nghim ln quan sát ca tôi, nht là qua mt thi gian dài làm vic vi người tr, tôi cho rng ba yếu t v thiết chế, quy trình và giao tiếp mà đã nói trên đã nh hưởng nhiu lên vic tham gia và s cam kết ca gii tr trong các hot đng cng đng Vit. Nhưng yếu t quan trng nht là tính cách dân ch trong sinh hot. Người tr không thy rng ý kiến ca mình, hay cá nhân mình, được tôn trng trong môi trường hot đng ca người Vit.

Ba, vi căn cước t nn, điu t nhiên là nhiu t chc hi nhóm và cng đng Vit Nam đã hot đng chính tr mnh m k t sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 vi ước mong thay đi Vit Nam. N lc liên minh gia các t chc cũng có, nhưng cho đến nay cũng ch gii hn và ngn hn. Chiến lược đường dài, và nhân s chuyên môn đ thc hin, khá khan hiếm. Trong công cuc này, biết người biết ta là điu vô cùng quan trng. Đánh giá đi th không chính xác hay đánh giá kh năng ca chính mình mt cách sai lch, t ti hay t cao, đu có h qu ca nó.

Ngay c cho đến gn đây, mt s người, k c vài nhà hot đng ti Vit Nam, lc quan cho rng chế đ cm quyn sm mun gì cũng phi sp đ. Mt lý do ph biến thường đưa ra là mc n ca nhà nước Vit Nam. Có người bin lun nhà nước Vit Nam đang n nn chng cht và ngày càng gia tăng, nên mc n cng vi nn tham nhũng tàn phá s không th duy trì được chế đ, như bài viết caNguyn Vũ Bình  vào tháng 11 năm 2016. Nếu vy thì kh năng Nhà nước Nht sp đ phi là cao nht, vì t l n quc gia so vi tng sn lượng GDP ca Nht là trên 200% t nhiu năm qua. Kh năng Nhà nước M sp đ cũng cao v.v

TheoStatista  thì năm 2021, t l này ca Nht là 256,86%, và s còn trên 250% đến năm 2026. Vit Nam thì n quc gia  là 174,46 t năm 2021, và đến năm 2026 thì ước đoán lên đến 291,58 t. T ln quc gia so vi GDP  thì năm 2021 là 47,8% và năm 2025 là 45,25%. Như thế, t l n quc gia so vi GDP ca Vit Namthuc hng rt thp  so vi đa s các nước khác.

Nhưng cho du t l đó cao đi na, nó chưa phi là lý do duy nht hay trng yếu làm sp đ mt chế đ.

Hin nay nhà nước Vit Nam đang tp trung vào phát trin kinh tế, n đnh xã hi, và có l ch trương dn dn chuyn đi chính tr mt cách tim tiến theo quy trình và ch đng ca h. TheoNgân hàng Thế gii  thì vi mc phát trin trung bình khong 5%, trong 25 năm ti, Vit Nam mong mun đt được nn kinh tế vi mc thu nhp cao (dù ch là thp trong vòng cao đó, lower high income economy). V mt chính tr và xã hi, lc lượng dân ch và xã hi dân s chưa đ mnh đ có th thách thc chế đ hin nay, tuy vn nn và h qu t chính sách và cung cách cm quyn ca chế đ có rt nhiu bt cp và tai hi. Trong hai năm qua, nhà cm quyn tiếp tc ch trương bàn tay sc đi vi tt c nhng nhà hot đng dân s, t nhng người hot đng dân ch đến làm báo đến môi trường. Không gian xã hi dân s ngày càng b xiết li. Ch trongnăm 2021 , chế đ đã kết ti 32 người bt đng chính kiến và kết án 26 người khác vì quan đim chính tr. Hin có hơn150 tù nhân chính tr  ti Vit Nam. Nhưng chế đ sn sàng chp nhn s phê phán ca nhng t chc nhân quyn và các chính quyn dân ch, t M Anh Úc đến Liên Hiệp Châu Âu. H tính toán rng nếu ni lng không gian này, mt lúc nào đó h s không còn kh năng kim soát. "Giết t trong trng nước" hay "giết lm còn hơn b sót" vn là ch trương không thay đi.

Hoàn toàn chưa có du hiu gì cho thy h s t b đc đng và chuyn đi sang dân ch.

Mt cách khách quan, da trên nhng thông tin d kin đang có hin nay, các hot đng ca người Vit trong và ngoài nước nhm tác đng lên tiến trình dân ch hóa ti Vit Nam trong thi gian qua là không đáng k.

Mun có tác đng và to thay đi, trước hết là nhu cu phi ci t chính mình. Bt đu bng tư duy, ri hành đng. Sau đó là nhu cu cn ci đi quan h mt cách sâu sc vi các t chc bn và cng đng quc tế.

Nói mt cách ngn gn, trong vòng ba ch, là "dân ch hóa". Nó là chìa khóa cho quan h "ta bn thù". Dân ch hóa s giúp cho t chc mình mnh hơn, liên minh được vi các t chc bn. Như vy, chúng ta mi có thế và lc đ đi din vi thù. Dân ch hóa cũng s là yếu t nn tng đ hóa gii, mt phn ln, nn phân hóa và vn đ thế h kế tha, như có trình bày trên. Khi đã ci t chính t chc ca mình (nếu không thì cũng b đào thi như nhiu đng chính tr đã có ti Vit Nam trước đây), và chu ngi li vi nhau trong thế liên minh chung, nó va là th thách va là cơ hi đ làm quen môi trường đa nguyên dân ch, vi bao tiếng nói quan đim khác bit. Mt khi thế và lc t liên minh các t chc vi nhau, trong ln ngoài nước, được hình thành và phát trin, đây s là cơ hi đ thúc đy và áp lc chế đ cm quyn. L ra xây dng thế liên minh phi được thc hin lâu ri, nhưng thà bây gi còn hơn là sau này. Khi đã b l cơ hi, vc dy tinh thn là vic làm khó khăn. Nếu như tiếp tc trong tình thế hin nay, mi t chc c hot đng riêng l, thì hi u qu rt gii hn và s mi mt qua thi gian s không gt hái được như thành qu mong đi.

Dân ch hóa cũng là con đường và tiến trình đ g b nhng cái xu, cái không hiu qu. Trong văn hóa dân ch đích thc, nhng sai lm hay nhng vic làm vô hiu qu s được chnh sa. Nó là cơ hi đ xác đnh li nguyên tc, giá tr, mc đích và nhim v ca mình. Thay đi tư duy và t làm mi mình đ thích hp vi bi cnh mi là cn thiết. Hiu rng chế đ cm quyn ti Vit Nam hin nay chưa bao gi là cng sn, và s không bao gi là cng sn. Vì vy, vic chng cng, và chng mt cách mù quáng, cung nhit có khi li đi sai mc đích, đi lm đường. T trước đến nay nhà cm quyn Vit Nam luôn luôn là mt chế đ đc tài toàn tr, không chp nhn hay chia s quyn lc vi bt c ai. Đ chng cng, ch có thế lc dân ch và con đường dân ch hóa mi đ kh năng và chính nghĩa đ huy đng sc mnh hu thay đi. Trên bình din thế gii, M và khi t do đã chiến thng đc tài toàn tr Liên Xô. Trên bình din quc gia, các nước Đông Âu đã chiến thng nhng chế đ cm quyn đc tài toàn tr bên trong nước mình. Nht Bn, Nam Hàn v à Đài Loan là nhng ví d thành công đin hình. Xu hướng đc tài s tr li, bng cách này hay cách khác, đ thách thc dân ch, cho nên ch khi nào mm mng dân ch tht s vng chc thì mi đng vng lâu dài.

Vit Nam cũng phi đi qua con đường này đ dân ch hóa hu canh tân Vit Nam.

Bi vì không th chng đc tài toàn tr bng tư duy đc tài toàn tr khác. Nó va phn khoa hc và va phn tác dng.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 25/04/2022

****************************

Cho ngày 30-4 : Chuyện bây giờ mới kể

Ngô Thảo

Thời gian là cỗ máy mài vô tình và tàn nhẫn đối với ký ức cá nhân. Trong biển thông tin hỗn loạn và nhiều kênh hôm nay, ký ức lại càng gặp nhiều thách thức thường trực và dữ dội. Một cách cổ sơ và thủ công cưỡng chống lại sự bào mòn vô tình và tàn nhẫn ấy là tìm dịp nhắc lại, thường xuyên nhắc lại.

thangtu7

Lễ bàn giao cờ cho Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tại Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra trước khi tiến vào Sài Gòn đầu tháng 4/1975. Ảnh tư liệu

Trong dịp tháng 4 này, là người còn lại của đội hình đông đảo những người lính làm văn nghệ đồng hành cùng các Binh, Sư đoàn ào ạt lao về phương Nam mùa Xuân 1975, giờ nhìn lại, một số rất nhiều những con người tài hoa dạo ấy đã thành người thiên cổ.

Sau tết Ất Mão, Văn nghệ Quân đội được mật lệnh cử các nhà văn xuống các đơn vị, chuẩn bị cho tình hình mới. Từ nhiều năm, mỗi nhà văn đã có những đơn vị thân quen như gia đình, họ từng đi về trong nhiều chiến dịch lớn : Hồ Phương & Hữu Mai, Nguyên Ngọc & Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Xuân Thiều, Thu Bồn và Phạm Ngọc Cảnh, Nam Hà và Xuân Sách, Mai Ngữ, Hải Hồ, Ngô Văn Phú, Văn Thảo Nguyên, Vương Trí Nhàn, Lê Thành Nghị… Cầm trịch ở nhà chỉ còn Chủ nhiệm Vũ Cao và Phó là nhà văn Từ Bích Hoàng. Nhà thơ Thanh Tịnh những ngày này trầm lặng trong tâm trạng khá nặng nề.

Cuộc hội ngộ lịch sử đầu tiên là cuối tháng 3, khi Thành phố Huế vừa được giải phóng. Theo trực thăng bay dọc Quốc lộ 1, chúng tôi chứng kiến quang cảnh hào hùng của những đoàn quân đi trên nhiều phương tiện khác nhau như dòng nước chảy một chiều về hướng Nam. Cùng chuyến bay là Hồ Phương, Phạm Ngọc Cảnh, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hồng Duệ. Những người theo các đơn vị có mặt sớm hơn là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải… Cả đội hình theo các đơn vị vượt đèo Hải Vân còn đầy dấu tích các trận chiến đấu, và quân tư trang vất ngổn ngang, để vào Đà Nẳng vừa được giải phóng. Nguyên Ngọc là người được gặp lại bà mẹ và gia đình sớm nhất. .Bửa tiệc đúng nghĩa đầu tiên là được tổ chức ở nhà mẹ Nhà văn, cũng là lần đầu tiên, các nhà văn miền Bắc biết mùi vị đặc biệt, tuyệt vời của món Mì Quảng. Cũng ở đây, có cuộc hội ngộ của Văn nghệ Quân đội với các bạn văn của Quân khu V do Nguyễn Chí Trung làm thủ lĩnh (nhà văn Nguyên Ngọc đã được điều ra Bắc từ cuối 1974 , Thu Bồn đưa vợ con ra từ 1969) : Bùi Minh Quốc, Nguyễn Bảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Phục, Thái Bá Lợi, Trần Vũ Mai, Cao Duy Thảo, Ngô Thế Oanh, Ngân Vịnh, Từ Quốc Hoài, Thanh Quế,Vũ Thị Hồng… Những năm trước, Khu V đã có mấy văn nghệ sĩ hy sinh : Dương Thị Xuân Quý (8/3/1969 – vợ Bùi Minh Quốc), Chu Cẩm Phong – Trần Tiến 1/5/1071), Phương Thảo. Nguyễn Mỹ, Nguyễn Hồng, Hà Xuân Phong…. Trung Trung Đỉnh bấy giờ đang ở với đơn vị bộ đội địa phương trong rừng Tây Nguyên, phải sau giải phóng cả tháng mới biết tin để tìm về.

Đạo quân văn nghệ đông đảo bám xe các cánh quân hầu hết đã có mặt ở thành phố Sài Gòn trong ngày 30-4. Hợp lưu ở đây còn có cánh Văn nghệ Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, gồm những Nguyễn Trọng Oánh, Thanh Giang, Võ Trần Nhã, Triệu Bôn, Văn Lê, Trần Mạnh Hảo, Trần Ninh Hồ, Nguyễn Ngọc Mộc, Phạm Đình Trọng…Ngoài ra còn một lực lượng đông dảo các văn nghệ sĩ dân sự và thuộc các quân binh chủng như Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo... các đơn vị ở Trung ương Cục Miền Nam.

Trong ngày vui lớn của dân tộc, các nhà văn quê miền Nam gặp lại gia đình, người thân, vẫn không quên những đồng đội không trở về. Nhà văn Nguyên Ngọc giữ lời hứa với người bạn cùng trở lại chiến trường hơn 12 năm trước, đi tìm cháu Nguyễn Trang Thu, người con gái của nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi với chị Bình Trang, sinh 1954, ngày nhà văn lên tàu tập kết, bấy giờ đang ở với bà ngoại... Rồi Trang Thu đã gặp lại người mẹ từ miền Bắc trở về. Nhưng cuộc đoàn tụ hình như không êm đềm như ao ước. Nhiều chuyện buồn liên tục xảy ra trong gia đình nhà văn Liệt sĩ - Anh hùng. Có một lần, nhà văn Thanh Giang đã mời bà Thành Thị Du, mẹ nhà văn từ Nam Định vào Sài Gòn. Nhưng chuyến xích lô đưa người mẹ ôm bó hoa đi theo những con phố mà bà nghĩ là in dấu chân cuối cùng của con trai, nhưng hoa héo mà không biết đặt ở đâu. Cho đến nay, nơi hy sinh của nhà văn vẫn không xác định được. Nấm mộ trong nghĩa trang Liệt sĩ là mộ gió, ghi ngày hy sinh 24/5/1968, cùng ngày với Lê Anh Xuân- Ca Lê Hiến ! Gia đình nhỏ của Nguyễn Thi -bút danh lấy tên người con trai này- nhiều năm vẫn tồn tại trong khó khăn, và không bao giờ đoàn tụ được với những người thân.

Trở lại những cuộc hội ngộ nhờ ngày 30/4 năm ấy. Sau những phút giây bàng hoàng, ngây ngất như trong mơ, một giấc mơ dài của hàng mấy chục năm xa cách, là một hiện thực trần thế, với biết bao hệ lụy phải đối diện, và cần ngay cách cách xử lý. Thời gian xa cách quá lâu, hoàn cảnh sống quá khác. Những người mẹ, người con, người vợ bao năm vì người ra đi mà bị truy bức, o ép, thậm chí tù đày, tra tấn, không phải ai cũng giử được kiên trung. Giờ người đó trong phe chiến thắng trở về, với hai bàn tay trắng, vài bộ áo quần cũ trong ba lô. Nếu chẳng may có vài bà con từng làm việc cho phía bên kia, cũng không thể có cách gì cứu đỡ. Nhìn nhau, gặp lại, cay đắng trong bất lực. Rõ ràng, chỉ riêng tình cảm là không thể níu giữ, khi trong xa cách đã hy vọng và tin tưởng, mọi khó khăn vật chất trong cuộc sống sẽ được giải quyết ngay khi người chiến thắng trở về. Sau niềm vui ngày tái ngộ, cả hai phía, bỗng bàng hoàng nhận ra, một điều gì đó thật thiêng liêng, đã giúp họ vượt lên mọi nghịch cảnh chiến tranh vừa cất cánh bay biến khỏi cuộc sống hiện thực. Cũng trong tâm thế đó mà có hàng vạn đôi lứa chứng kiến những cái chết khác nhau của những tình yêu ngỡ rất lý tưởng, mà lỗi không phải tại một bên.

Thanh Tịnh là nhà thơ tiền chiến duy nhất suốt phần đời còn lại chung thủy với màu áo lính, 30 năm "ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân", năm 1946, từ Huế về họp Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập, rồi ở lại, lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, về hưu với quân hàm Đại tá. Ngày ấy ra đi để lại người vợ trẻ và hai người con, có đủ trai gái. Nhưng từ mấy năm trước, đã biết, để bảo vệ con, bà đã tái giá với một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Phảng phất dư âm, bài thơ Mòn mỏi từng được in trong Thi nhân Việt Nam : Ngựa hồng đã đến bên hiên/ Chị ơi, trên ngựa chiếc yên vắng người. Hai người con phải mấy năm sau mới gặp lại. Nhà thơ lại trở về Hà Nội sống cho đến cuối đời.

Nhà văn Nguyễn Khải đã tìm gặp được người cha với gia đình bà vợ cả đã di cư từ 1954. Bóng dáng cuộc gặp, theo lối viết bám rất sát chuyện thực, được thể hiện trong vở kịch Cách mạng được đoàn kịch Điện ảnh và Kịch nói Quân đội dàn dựng. Nhưng thay vì được hàn gắn, nhiều nhân vật thấy bóng dáng mình trong kịch lại thấy mặc cảm nặng nề hơn. Khoảng cách trong gia đình không dễ khỏa lấp. Nguyên Ngọc, Thu Bồn có mẹ già, nhưng là những người lính tại ngũ, với nhiều nhiệm vụ tiểu phỉ Phun Rô, tham gia sản xuất ở Tây nguyên, Quảng Nam, chiến đấu ở hai đầu biên giới, nên cũng không có điều kiện gần gũi, săn sóc những bậc sinh thành, đã một đời chờ đợi. Mối tình đẹp được gìn giữ và nhiêu người bồi đắp trong chiến tranh giữa Thu Bồn và nữ bác sĩ Đỗ Thị Thanh Thu, với kết quả là hai người con trai có vóc dáng thật đẹp đã dần nguội lạnh, hai con trai nhiễm chất độc da cam, Hà Thảo Nguyên phải bẻ gập chân tay bó bột để khỏi dị tật ngay khi sinh trong rừng, cũng chính Bác sĩ ấy đã chăm sóc cho cháu những phút cuối 16 năm sau ở Bệnh viện Trung ương Quân đội. Hà Thảo Nguyên sinh ở Làng Ho – Quảng Bình 1969, cũng bị tâm thần phân liệt, không có khả năng lao động. Nhà thơ có thêm hai lần chung sống dài ngày với hai người nữa, nhưng không dám (hay không thể) có con.

Trong tập Dĩ vãng phía trước (2012), tôi có ghi lại lời kể của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân chứng hiếm hoi còn lại của thế hệ chống Pháp, năm nay vào tuổi 90, chuyện của một nhà điêu khắc, bạn ông, nhưng mang tâm trạng của không chỉ một người : Cậu ấy là nghệ sĩ thôi, chẳng chính trị gì đâu, nhưng nói nghe thật đau : Mấy mười năm xa cách mẹ và em gái, mình đã luôn nhớ và nghĩ về họ với biết bao yêu thương đằm thắm. Tưởng gặp lại nhau, sẽ là những ngày đoàn tụ ấm áp, đầy tình yêu thương. Anh đã về, mọi việc diễn ra đúng như ao ước. Mấy mẹ con ôm nhau mà khóc. Nhưng ở với mẹ chỉ đầm ấm trọn ngày thứ nhất. Sang ngày thứ hai đã thấy khó chịu. Có những điều trái ý nhau. Chẳng hạn, bà cụ không thể chịu được, khi con trai đã có tuổi mà ra đường mặc bộ áo quần cháo lòng, không được là kỹ. Và quan trọng hơn, bà không thể hình dung được đứa con được học hành tử tế, mấy chục năm đi làm cách mạng, giờ về chỉ là anh cán bộ không chức, không quyền, không quân lính. Mà bà cụ là cơ sở của ta đấy. Cô em gái cũng thất vọng về ông anh. Họ quen đánh giá con người bằng chức vụ, của cải. Cả hai, người nghệ sĩ là anh đều không có. Có một sự vỡ mộng thật sự về nhau. Mà đau đớn là mẹ và em, cũng như hàng triệu người thân ở lại miền Nam, chịu đựng tù tội, truy bức, chờ đợi và hy vọng như thế là phải, là quá bình thường. Sự đoàn tụ thực tế là như thế đó. Ngày chiến thắng, niềm vui chung là lớn lao, nhưng ngay những người còn được trở về cũng có niềm đau, không nói nên lời. Đã có lúc, anh nghĩ, giá như trong mấy mươi năm chia cách, Mẹ và Em có mệnh hệ nào, ngày về, không được gặp, hẳn mình sẽ đau đớn vô cùng. Nhưng đó là nỗi đau có thể gào khóc thật to mà không xấu hổ ; không nói chính trị đâu, niềm đau ấy có thể chen cảm giác tự hào, vì họ đã hy sinh cho ngày thống nhất. Nhưng đằng này, người thân thì gặp, nhưng đã trở nên xa lạ. Mẹ mình như đã được thay bằng một người khác. Nhiều lần tôi tự hỏi : Có phải đây là người mẹ xưa của mình không ? Và em gái nữa ? Có lẽ không phải. Nhưng dứt khoát được như thế đã là may. Không, mà vẫn phải. Một gia đình, còn thế, nói gì cả quốc gia.

thangtu8

Có một sự vỡ mộng thật sự về nhau. Mà đau đớn là mẹ và em, cũng như hàng triệu người thân ở lại miền Nam, chịu đựng tù tội, truy bức, chờ đợi và hy vọng như thế là phải, là quá bình thường.

Trong hồi ký Đường Trần của nhà báo Trần Tố Nga, người nổi tiếng vì là nạn nhân chất độc da cam nhờ mấy mươi năm nay là công dân nước Pháp, nên khi hàng triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam đã chịu thua trong mấy lần khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ, thì riêng chị, với sự trợ giúp pháp lý của nước Pháp, và mấy luật sư tự nguyện, đã mấy lần buộc một số công ty hóa chất Mỹ phải cử luật sư tham gia đối chất. Cuốn Đường Trần cũng như cuốn sách viết bằng tiếng Pháp trước đó được xuất bản với mục đích có tiền theo đuổi vụ kiện. Qua hồi ký, người đọc được biết cuộc đời một học sinh miền Nam được tập kết ra Bắc, học xong Đại học, tự nguyện trở về Miền Nam tham gia chiến đấu. Do nhiệm vụ yêu cầu, dầu học khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội, chị trở thành nhà báo chiến trường. Lấy chồng, sinh con, cũng như một số đồng đội, có gia đình trong vùng Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, gửi con về cho bà ngoại nuôi. Mà không phải chỉ nuôi con cho một cháu. Chị bị bắt, sinh con trong tù, Bà ngoại cũng vào thăm nuôi. Bởi gia đình bà có nhiều con cháu tham gia phía kháng chiến. Con gái bà - tức mẹ của Trần Tố Nga là Chủ tịch Hội Phụ nữ Giải phóng, mất tích trong một trận càn lớn. Cha chị đã mất trong kháng chiến chống Pháp. Vậy mà ngày Giải phóng trở về, các cơ sở làm ăn chỉ để thăm nuôi con cháu tù tội đều bị tịch thu, cải tạo. Cả một đàn con cháu trở về, để giữ vững lập trường, đã không ai đứng ra bảo vệ được. Cay đắng hơn, sau mấy mươi năm chịu đựng nghi ngờ, mẹ và cha Trần Tố Nga mới được xác minh là hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Không tìm thấy sự bình yên sau nhiều năm tận tụy và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao - có thời là Hiệu trưởng trường Marie Curie – Trần Tố Nga đã định cư và lập lại gia đình mới ở Pháp. Việt Nam, vẫn là chốn đi về, và làm nhiều việc thiện cho những người Việt còn nghèo khổ. Đâu phải chỉ người phía bên kia mới phải tìm nơi định cư ở nước ngoài.

Vấn đề thống nhất sẽ còn nhiều khó khăn là vì thế. Một cái gì thật là của Việt Nam, thật là của văn học, mà sao những người viết cứ né tránh mãi !

Ngô Thảo

Nguồn : Viet-studies, 21/04/2022 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Trần, Nguyễn Hữu Liêm, Phạm Phú Khải, Ngô Thảo
Read 582 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)