Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/04/2022

Con người Hồ Chí Minh và chính sách toàn trị

Nhiều tác giả nước ngoài

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Lucian W. Pye, 01/1968

Vì Hồ Chí Minh, con người bí hiểm khó hiểu nhất của cộng sản Á Châu, từ trước đến nay là đối tượng của những cảm xúc rất mạnh mẽ, cả khâm phục lẫn căm thù, và vì hôm nay mọi người rất quan tâm đến chiều hướng chiến tranh ở Việt Nam và muốn biết liệu giới lãnh đạo ở Hà Nội đến lúc nào đấy sẽ sẵn sàng đàm phán, cho nên người ta rất quan tâm đến cuốn sách về những bài viết của Hồ này, mà Bernard Fall vừa mới hoàn tất việc biên tập xong chỉ một tuần trước khi ông bị chết thảm tại Nam Việt Nam.

hcm1

Vì thế ta sửng sốt khi khám phá rằng sách này quả thật khiến ta buồn chán nhất và thất vọng nhất trong nhiều năm trời. Trên hết ta lấy làm lo lắng khi biết bao hy sinh anh hùng của những người cộng sản Việt Nam được khích lệ phần lớn bởi vô vàn những điều tầm thường. Khi cuối cùng chúng ta đối diện với tuyển tập lớn những lời của Hồ, điều bí ẩn về lý do ông ít khi xuất hiện trước công chúng không còn là bí ẩn nữa - văn phong công khai của ông là văn phong của một anh ngốc. Lời của ông thiếu khí lực trí tuệ ; chúng hoàn toàn thiếu sự say mê ; câu văn của ông vụng về và không tự nhiên ; và nó đều toàn rất tầm thường và sáo mòn. Điều khiến ta phần nào khó chịu là những bài viết của Hồ chỉ gồm có những hình thức "những lời chào mừng" khoa trương ấy, những lễ kỷ niệm thuộc về nghi lễ, và những dịp khánh thành bình thường các học viện và trường học, mà vốn được coi là chán ngắt trong tất cả các xã hội, và đặc biệt lại càng chán ngắt trong xã hội cộng sản. 

Tiếc thay cuốn sách này ít làm sáng tỏ vấn đề Hồ là người quốc gia hay là người cộng sản ; ông dường không thuộc hẳn về cả hai. Người ta đã nói rằng Hồ trước tiên được khích lệ bởi lòng căm thù mãnh liệt chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên trong những trang sách này ông dường như chỉ là người phàn nàn, chẳng hạn như người viết thư cho các báo bày tỏ sự thất vọng của mình về dịch vụ của công ty điện thoại. Thỉnh thoảng ông viết ra những điều quá đáng về sự độc ác cá nhân của những viên chức Pháp nào đấy đến mức ông dường như xin độc giả thông minh đừng coi trọng lời ông. 

Các báo cáo cho rằng Hô Chí Minh là nhà lý luận xoàng được chứng minh đúng sự thật qua những bài viết của ông, mà giỏi lắm làm cho ông dường như chỉ là một bút nô khác của đảng. Ông giải thích rất ít và dựa rất nhiều vào sáo ngữ để gây sự chú ý. Ví dụ, khi người Pháp bất ngờ biến mất không còn là kẻ thù chính nữa thì họ được thay thế bằng khái niệm trừu tượng gọi là "chủ nghĩa đế quốc Mỹ". 

hcm2

Có lẽ ta sai lầm khi kỳ vọng nhiều vào những bài viết của một nhà lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên bất chấp tất cả những giá trị hạn chế trong các tác phẩm về ý thức hệ Mác-xít, Mao Trạch Đông thường xuyên tìm thấy lời văn sinh động, Khrushchev có văn phong trần tục, và trên hết dĩ nhiên, cả Lenin và Stalin đều có những tư tưởng và giá trị riêng biệt. Tuy nhiên, với Hồ Chí Minh chúng ta có ấn tượng về một nhà lãnh đạo không thể nào vượt lên trên trình độ bình thường của cán bộ tuyên huấn của đảng. Hay phải chăng có thể đầu óc ông chỉ chứa toàn những điều tầm thường ? Có lẽ vì thế quyển sách này đặc biệt khiến ta quá thất vọng. 

Lucian W. Pye

Nguyên tác : "The Thoughts of Ho Chi Minh", in The Problems of Communism,  tháng 01/1968, trang 41. Trích từ sách "Ho Chi Minh On Revolution", Bernard Fall, Ed. Selected Writings, 1920-1966, New York, F.A. Praeger, 1967". 

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Chân dung Hồ Chí Minh

Seymour Topping, The Washington Post, 15/07/1951

15 tháng Bảy, 1951

Sài Gòn, Đông Dương - Hôm nay từ mạng lưới giăng phủ đầy bao bí mật và đồn đại, Hồ chí Minh hiện ra như nhân vật cộng sản số 1 ở Đông Á.

hcm3

Con người gầy gò má hóp với chòm râu thưa này đã trở thành nhân vật chủ chốt trong chính trường toàn cầu vì Đông Dương đã trở thành cửa ngõ tự nhiên cho cộng sản thâm nhập vào Đông Nam Á. Trong cuộc đấu tranh gian khổ để giành quốc gia yết hầu này, Hồ Chí Minh đã đóng vai trò trội nhất.

Hồ Chí Minh kiểm soát lực lượng quân sự theo cộng sản lớn nhất ở Đông Á. Quân đội Việt Minh gồm 100.000 quân chính quy do cộng sản lãnh đạo lại được hàng ngàn quân du kích ủng hộ đã chiến đấu từ năm 1946 đến nay để đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương. Là chủ tịch nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được Liên Xô công nhận, ông cai trị 24 triệu người ở nửa cõi Đông Dương.

Trong suốt hơn 25 năm trời, dưới nhiều bí danh khác nhau, Hồ Chí Minh đã hoạt động trong bóng tối của phong trào bí mật của cộng sản quốc tế. Ngay cả hôm nay các hoạt động của ông cũng được bao phủ trong màn bí mật. Ông chỉ huy cuộc chiến tranh chống người Pháp từ tổng hành dinh bí mật trong núi ở phía bắc Đông Dương.

Hàng chục tin đồn và tin tức tuyên truyền nói ông đã chết vì bệnh lao, bị những người cộng sản cực đoan hành hình, bị giết chết trong cuộc dội bom của Pháp. Còn những tin đồn khác cho là ông đã bị truất phế, bị tước quyền lực, bị giam cầm.

Tuy nhiên những bằng chứng đáng tin cậy chứng tỏ Hồ Chí Minh vẫn còn sống và đương nắm quyền lãnh đạo.

Ngày nay, ở tuổi 59, Hồ Chí Minh là người gầy gò, yếu ớt chưa bao giờ bình phục hoàn toàn từ cơn bệnh lao nặng ông mắc phải vào năm 1931. Đôi mắt rất sáng dưới vầng trán rộng, cao càng lộ rõ vẻ mặt khổ hạnh. Ông ăn mặc giản dị, thường là áo đại cán cổ cao giống như Stalin.

Hồ Chí Minh ít khổ hạnh như tiếng tăm truyền tụng. Tuy không bao giờ kết hôn, nhưng một cựu phụ tá của ông nói rằng Hồ Chí Minh có đứa con gái với tình nhân vào năm 1945. Ông thích hút thuốc lá Mỹ. Thỉnh thoảng ông dùng chung cơm với cá khô của những người phục vụ riêng của ông, nhưng ông cũng thường xuyên ăn những món cao lương mỹ vị Đông Phương đắt tiền.

Lúc trò chuyện Hồ Chí Minh giọng khàn khàn được cho là nói năng truyền cảm và thuyết phục, nhưng ông không được xem như là người nói hay trước công chúng. Người ta nói sự am hiểu ngoại ngữ của ông đã sút giảm sau thời gian dài sống trong nội địa Đông Dương nhưng họ nói ông đã từng nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Quảng Đông và biết chút ít tiếng Nhật và tiếng Bồ Đào Nha thêm vài thổ ngữ Đông Dương.

Cách cư xử tình cảm và nồng nhiệt che giấu tính cách tàn bạo của nhà cách mạng cộng sản chuyên nghiệp từng trải. Ông thường chào các phụ tá bằng cách ôm họ và gọi họ là "chú".

Ông thường biểu lộ sự thương yêu dành cho trẻ em. Nhiều người Việt Nam gọi ông là "Bác Hồ". Người ta biết ông khóc khi chuẩn y các bản án tử hình do "các tòa án nhân dân" của ông áp đặt lên những người tù chính trị.

Giống như hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh trước tiên là sản phẩm của sự mâu thuẫn giữa ảnh hưởng của nền văn minh Pháp và các chính sách thực dân của đế quốc Pháp già cỗi.

Hồ Chí Minh đến Paris vào khoảng năm 1916 lúc 24 tuổi. Trong bốn năm, ông làm công trên tàu thủy Pháp mà đã đưa ông từ Sài Gòn đến Hoa Kỳ, Anh, Đức và cuối cùng Pháp. Người ta ít biết đến cuộc đời thiếu thời của ông ngoại trừ ông tên Nguyễn Tất Thành, sinh ra ở miền bắc An Nam, con của một viên quan nhỏ.

Ở Paris, nơi ông sống bằng nghề sửa ảnh, Hồ Chí Minh nghiên cứu hàng giờ liền ở Thư viện Quốc gia. Ông bắt đầu say mê chính trị và chẳng bao lâu trở thành nhân vật quen thuộc trong giới cánh tả Pháp.

Đến năm 1919, ông là đảng viên Đảng cộng sản Pháp và ít nhiều cũng có tiếng tăm để yêu cầu Đông Dương được độc lập trước Hội nghị Hòa bình Versailles.

Ông đến Mạc Tư Khoa vài lần mà lần đầu tiên vào năm 1923 với tư cách đại biểu Đảng cộng sản Pháp tham dự Krestintern (Hội nghị Quốc tế Nông dân). Ông ở lại Mạc Tư Khoa hai năm, học hỏi lý thuyết chính trị Xô-viết và các phương pháp cách mạng.

Từ năm 1925 đến năm 1927, ông tham gia hoạt động cách mạng với tư cách nhân viên thuộc bộ phận báo chí của lãnh sự Nga tại Quảng Đông. Khi Quốc Dân Đảng đoạn tuyệt với cộng sản Trung Quốc, ông trốn qua Mạc Tư Khoa.

Năm sau ông lại hoạt động với tư cách nhân viên chủ chốt của cục Viễn Đông thuộc Quốc tế cộng sản ở Thượng Hải. Tại Hong Kong vào năm 1930 ông thành lập Đảng cộng sản Đông Dương nhưng rồi ngay sau đó ông bị người Anh bắt giam hai năm về tội khích động chính trị bất hợp pháp.

Vào năm 1940, tại thành phố Thanh Khê ở miền nam Trung Quốc, ông thành lập Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội). Thời ấy, cũng như bây giờ, tổ chức này là tập hợp các phái quốc gia dưới sự lãnh đạo của cộng sản.

Rồi Hồ Chí Minh lại bị tù, lần này bị người Trung Quốc bắt giam 13 tháng. Ra khỏi tù, ông đi làm thông dịch cho Văn phòng Thông tin Chiến tranh Hoa kỳ ở Côn Minh.

Nhờ Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh vượt biên giới vào Đông Dương vào cuối năm 1944 cùng với vài trăm du kích Việt Minh và thiết lập căn cứ ở miền núi. Ông hợp tác với những toán giải cứu phi công của Không Lực thứ 14 Hoa Kỳ và bất ngờ tấn công chớp nhoáng người Nhật vài lần. Đáp lại, các sĩ quan OSS Mỹ giúp đỡ ông và họ thả dù các vũ khí cho quân du kích ông.

Khi người Nhật đầu hàng, Hồ Chí Minh đắc thắng tiến vào Hà Nội và vào ngày 2 tháng Chín, 1945 tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" của ông. Khi các cuộc thương lượng nhằm giành độc lập cho Việt Nam với người Pháp đã quay trở lại thất bại vào tháng Mười Hai, 1946, Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc chiến tranh chống Pháp.

Ngày nay, Hồ Chí Minh thống trị nhà nước hoạt động bình thường được khối Xô-viết công nhận mà có hầu như tất cả những biểu hiệu chủ quyền được chấp nhận. Ông thực thi sự kiểm soát hành chính với tư cách chủ tịch "cộng hòa" và là người đứng đầu Tổng bộ, ủy ban hành chính trung ương của chính quyền.

Câu hỏi người ta thường hay hỏi là : Hồ Chí Minh chủ yếu là ai, người Quốc gia hay người Cộng sản ?

Người ngoại quốc thường quan tâm đến câu hỏi này hơn chính cả người Việt. Người Việt thường bảo bạn : "Giành được độc lập là vấn đề đầu tiên ; còn cộng sản là vấn đề thứ hai". Hồ Chí Minh hứa hẹn hoàn toàn độc lập.

Về những vấn đề nội bộ, Hồ Chí Minh có lẽ không nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Mạc Tư Khoa, mặc dù một tin tức quả quyết rằng một người Nga Xô-viết tên Kharkov, và một người Tàu cộng tên Bảo, đều là ủy viên Tổng bộ.

Mối quan hệ trực tiếp vững chắc nhất của Hồ Chí Minh chính là với Bắc Kinh, nơi ông duy trì sứ quán. Trung Cộng đã cung cấp cho quân đội thiện chiến miền bắc của Hồ Chí Minh phương tiện huấn luyện và quân nhu. Tình báo quân đội Pháp cho biết những chuyên gia Trung Cộng nằm ở trong hàng ngũ quân đội Việt Minh.

Cơn ác mộng khiến Tây Phương không ngừng lo lắng là Hồ Chí Minh sẽ "rước" Trung Cộng vào và như thế có thể làm bùng nổ cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Cộng. Sự kiểm soát phần lớn khu vực biên giới phía bắc Đông Dương của Việt Minh sẽ cho phép các "chí nguyện quân" Trung Cộng vào Việt Nam không bị cản trở.

Hiện nay, việc Trung Cộng xâm lăng Đông Dương dường như chưa có thể xảy ra, nhưng tuyên truyền của Việt Minh đang chuẩn bị quân đội của Hồ Chí Minh cho cuộc chiến tranh hao mòn trường kỳ chống Pháp, và nếu tình thế bất lợi cho ông, Hồ Chí Minh có thể yêu cầu Trung Cộng can thiệp.

Seymour Topping

Nguyên tác : "Frail, Secretive Ho Chi Minh Is No. 1 Red of Asia Gateway", The Washington Post, 15/07/1951. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Giấc mơ bất tử của Hồ là cơn ác mộng bất tận của bao thế hệ người Việt

Richard M. Nixon, The Lewiston Daily Sun, 01/04/1985

Hội nghị Geneva năm 1954 giải quyết tạm thời vấn đề ai sẽ là người thay thế người Pháp. Hội nghị tuyên bố chia Việt Nam thành hai nước, Bắc Việt cộng sản và Nam Việt độc lập. Nhưng số phận lâu dài của Việt Nam và của Mỹ tại Việt Nam đan quyện vào số phận của hai nhà lãnh đạo : Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.

hcm4

Nếu hình ảnh nổi tiếng của Hồ Chí Minh là một chỉ dấu thì ông ắt hẳn có tổ chức tuyên truyền tốt nhất thế giới phục vụ ông. Đường lối điển hình của Hồ thường là như thế này : tuy là cộng sản nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người quốc gia.

Thật ra, Hồ Chí Minh là kẻ lừa gạt rất khéo mà suốt đời giả vờ là con người hoàn toàn ngược lại với con người thật của mình. Ông chỉ là người quốc gia theo nghĩa ông không thể thiết lập nhà nước cộng sản ở Việt Nam nếu Việt Nam là một phần của đế quốc Pháp. Ông chỉ trung thành với việc đoạt được quyền lực cho bản thân và ý thức hệ của ông.

Các lực lượng chiếm đóng hậu chiến Anh, Hoa Kỳ, và Trung Hoa sắp rời Việt Nam, còn Pháp quay trở lại. Mặc dù các tổ chức quốc gia từ chối hợp tác với người Pháp, nhưng Việt Minh cộng sản lại quyết định cộng tác. Hồ ký cái gọi là hiệp định ngày 6 tháng Ba đã đưa quân đội Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam.

Hồ và người Pháp cùng nhau sát hại hàng trăm nhà lãnh đạo và hàng ngàn thành viên thường của các tổ chức quốc gia. Người Pháp cấp cho Việt Minh các thiết bị quân sự, binh lính, và yểm trợ cả pháo để thực hiện điều này. Vào tháng Bảy 1946, những lực lượng của Hồ bất ngờ tấn công vào các trụ sở của tất cả các tổ chức quốc gia còn sót lại trong khi các thiết vận xa Pháp cô lập các khu vực chung quanh. Hầu hết vài nhà lãnh đạo đối lập còn sót lại đã bị bắt và sau đấy bị giết. Khi người Pháp bất ngờ tấn công Việt Minh vào tháng Mười Một 1946, chẳng phải ngẫu nhiên Hồ trở thành nhà lãnh đạo kháng chiến quan trọng duy nhất. Ông đã giết hầu hết tất cả những người khác.

Ý tưởng cho rằng Hồ chí Minh chủ yếu là người Việt quốc gia thực ra không có cơ sở. Thay vì hợp tác với những người quốc gia để giành độc lập, ông dành cả đời người tiêu diệt tất cả những người quốc gia độc lập, cho dù điều này có nghĩa là công khai cộng tác với thực dân Pháp. Mặc dù ông nói hay về chủ nghĩa dân tộc, nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người cộng sản toàn trị. Ông dùng chủ nghĩa dân tộc để phục vụ chủ nghĩa cộng sản thay vì ngược lại.

Sự chọn lựa duy nhất khác với Hồ và cộng sản là ở Miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm đã xây dựng nên nhà nước căn bản là tự do nhưng, theo tiêu chuẩn Mỹ, không hoàn toàn tự do. Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo hậu thuộc địa, ông cầm quyền theo cách thức mà nhận được sự khích lệ một phần từ các mô hình nghị viện Châu Âu, một phần từ các mô hình Châu Á truyền thống, và một phần do hoàn cảnh bắt buộc

Khác với Hồ, Diệm là người quốc gia chân chính. Ông xuất thân từ một gia đình quyền thế ở kinh đô Huế và nổi tiếng là người chống chủ nghĩa thực dân Pháp mãnh liệt.

Diệm được lòng dân phần lớn nhờ những chương trình xã hội và cải cách rộng lớn mà ông đã lập ra với sự giúp đỡ về tài chánh và kỹ thuật của Mỹ. Trường học mọc lên khắp nơi ở miền quê. Ruộng đất được chia cho tá điền. Phun thuốc trừ sâu để diệt sốt rét. Sản xuất gạo tăng vọt. Xây dựng nhiều cầu đường. Đầu tư ngoại quốc gia tăng. Công nghiệp nhẹ bất ngờ xuất hiện quanh Sài Gòn. Mặc dù các chương trình của ông thường tạo ra gánh nặng lên khả năng hành chánh còn thiếu thốn của chính quyền nhưng kết quả của chúng mang lại lợi ích rất lớn.

Khi hai nhà lãnh đạo này được so sánh bên cạnh nhau, ý kiến gợi ý rằng Hồ sẽ thắng phiếu Diệm trong cuộc tranh cử trực tiếp dường như thật nực cười. Tuy nhiên trong chiến tranh nhiều người chỉ trích nỗ lực cứu Miền Nam Việt Nam của Mỹ lại bàn đến chính điểm này. Họ nói Tuyên bố Geneva năm 1954 về mặt pháp lý buộc chính quyền của Diệm và Hoa Kỳ phải thống nhất hai miền Việt Nam thông qua bầu cử và tất yếu cuối cùng Hồ sẽ thắng cử. Họ sai cả hai.

Cho dù họ nói bất kỳ điều gì chăng nữa về bầu cử, hành động của họ vẫn phơi bày ý định của họ : họ đã thiết lập hai chính quyền, cho phép hai lực lượng quân đội riêng, và tổ chức cho người tỵ nạn đi lại giữa hai miền. Thật là ngu dại khi đã trải qua tất cả bao khó nhọc này vào 1954 rồi chỉ để đảo ngược lại và xóa bỏ nó sau bầu cử vào 1956.

Dù thế nào đi nữa toàn bộ ý tưởng ấy cực kỳ không thực tế. Thống nhất được cho là được quyết định qua cuộc bầu cử tự do. Vì bầu cử ở Bắc Việt sẽ không tự do. Nam Việt có thể phản đối một cách chính đáng việc tổ chức bầu cử. Bế tắc là tất yếu.

Khi đã đến lúc thảo luận bầu cử vào 1956, Diệm từ chối tham dự, và Hoa Kỳ ủng hộ ông. Chúng ta không sợ tổ chức bầu cử ở Việt Nam, miễn là bầu cử được tổ chức theo những điều kiện tự do thật sự như Tuyên bố Geneva yêu cầu. Nhưng chúng ta biết rằng những điều kiện này sẽ chỉ tồn tại ở Nam Việt. Sau khi dành hai năm nghiền nát tất cả những tàn tích của tự do ở Bắc Việt, những nhà lãnh đạo Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép những cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát quốc tế để quyết định số phận của họ. Sau những cuộc thương nghị về sau, Liên Xô đồng ý rằng không thể thực hiện được cuộc trưng cầu dân ý.

Hồ sẽ không thể thành công trong cuộc bầu cử công bằng. Vào 1954 cứ trong 13 người Miền Bắc có một người đào thoát ra khỏi nước hơn là phải sống dưới ách cai trị của ông. Cái gọi là chương trình cải cách ruộng đất của ông làm kinh động cả nước, gây ra nạn thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, và châm ngòi cho những cuộc nổi dậy lớn của nông dân mà bắt đầu từ tỉnh quê hương của Hồ rồi lan ra ít nhất hai tỉnh khác. Tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ, về sau thừa nhận rằng để dẹp tan cuộc nổi dậy ấy chính quyền ông đã giết 50,000 người. Đến 1956, Hồ hầu như không phải là người đứng đầu danh sách ứng cử viên.

Diệm, lúc ấy rất được lòng dân, sẽ thắng chắc chắn. Chỉ có một lý do duy nhất tại sao những nhà lãnh đạo Bắc Việt không bao giờ dám tổ chức những cuộc bầu cử tự do thật sự : Họ biết họ sẽ thua.

Thật là phi lý về pháp lý, xuẩn ngốc về chiến lược, nực cười về đạo lý nếu Hoa Kỳ buộc Nam Việt tổ chức bầu cử mà gian lận trắng trợn để bảo đảm cộng sản chiến thắng.

Hồ không bao giờ dao động trong quyết tâm thống nhất hoàn toàn Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Không bao giờ có vấn đề ông sẽ cố gắng chiếm Nam Việt hay không, mà chỉ có vấn đề ông sẽ cố thực hiện điều ấy vào khi nào và bằng phương tiện gì.

Theo những tài liệu bị tịch thu và theo những lời khai của những người cộng sản cấp cao đã đào thoát, quyết định chiếm Nam Việt của Bắc Việt có liền ngay sau Hội nghị Geneva. Hồ chờ một vài năm trước khi bắt đầu tấn công. Ông cần củng cố quyền lực ở Bắc Việt trước, và ông tiên liệu chính quyền của Diệm sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn ngay sau khi phân chia đất nước để rồi tự sụp đổ.

Nhưng ông bắt đầu chuẩn bị tấn công Miền Nam trước khi chữ ký của các đại biểu của ông còn chưa ráo mực trên hiệp định ngừng bắn ở Geneva. Ông đã cam kết ngưng gia tăng quân số của quân đội ông, nhưng trong vòng bốn tháng lực lượng Bắc Việt mở rộng từ bảy sư đoàn đến hai mươi sư đoàn. Trong khi đó, Nam Việt cho giải ngũ 20.000 quân. Vào tháng Năm 1959 tại đại hội mở rộng lần thứ mười lăm, Đảng cộng sản Bắc Việt ra lệnh bắt đầu tấn công.

Đến tháng Chín, cuộc xâm nhập trên diện rộng của các du kích cộng sản vào Nam Việt bắt đầu, tổng cộng lên đến 4.000 người chưa đến hai năm. Hầu hết những binh lính này là người Miền Nam đã tập kết ra Bắc vào 1954. Nhưng lý lịch của tác giả cuộc xâm nhập này rất rõ ràng. Như Tướng Giáp tuyên bố vào tháng Một 1960, "Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn cho quân đội chúng ta". Với Miền Bắc phục vụ như là tuyến sau, thì tuyến đầu của mặt trận ở đâu khác ngoài trong Nam ?

Nếu chiến tranh thường bắt đầu trong đầu của con người thì Chiến tranh Việt Nam bắt đầu trong đầu Hồ Chí Minh. Suốt trong 30 năm, ông đã tàn bạo theo đuổi mục tiêu thống nhất Việt Nam dưới chế độ cai trị toàn trị của ông. Giấc mơ bất tử của ông là cơn ác mộng bất tận đối với hàng triệu người Việt. Ông tưởng người Pháp giao Việt Nam cho ông qua hiệp định ngày 6 tháng Ba 1946. Ông tưởng Liên Xô và Trung Cộng giao Việt Nam cho ông trên bàn hội nghị ở Geneva vào 1954. Ông tưởng Nam Việt rơi vào tay ông sau một thời gian tạm gián đoạn ngắn ngủi dưới quyền Tổng thống Diệm. Ông có lẽ còn hy vọng thắng Nam Việt qua cuộc bầu cử thống nhất mà có thể là sự gian lận rành rành.

Vào 1959, sau khi tất cả những mơ tưởng này không thành, Hà Nội bắt đầu gây chiến tranh.

Richard M. Nixon

Nguyên tác : "Ho Chi Minh’s Goal : Rule All Vietnam", The Lewiston Daily Sun, 01/04/1985. Tựa đề của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Gian hùng gặp anh hùng

Time, 04/04/1955

Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến và theo sau hậu quả của cuộc chiến, người Nhật, người Pháp và phe cộng sản của Hồ Chí Minh tất cả đều đánh lẫn nhau vì Đông Dương ; tất cả họ đều muốn đạt được sự ủng hộ của Diệm người Quốc Gia nhưng ông từ chối tất cả bọn họ vì chẳng ai trong họ ủng hộ "nền độc lập thực sự".

hcm5

Vào năm 1945, quân cộng sản của Hồ đánh vào dòng họ Ngô Đình phe Quốc Gia, bất ngờ tấn công vào dinh thự của họ ở Huế và đốt cháy toàn bộ bộ sưu tập sách gồm 10.000 cuốn của Diệm. Quân cộng sản bắt Diệm ; họ giam cầm người anh đáng kính của ông là Ngô Đình Khôi và chôn sống anh ông. Nhưng chỉ bốn tháng sau đó Hồ Chí Minh quyết định ông cần sự ủng hộ của nhiều người quốc gia thuần túy, cho nên đưa Diệm từ trong tù đến gặp ông.

Hồ nói với Diệm : Ông hãy đến ở chung với tôi trong phủ.

Diệm : Ông giết anh tôi. Ông là tội phạm.

Hồ : Tôi chẳng biết gì về anh ông Ông buồn phiền và tức giận. Ông hãy đến ở với tôi. Chúng ta phải cùng nhau đấu tranh chống Pháp.

Diệm : Tôi không tin ông hiểu tôi là loại người như thế nào. Ông hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là người sợ hãi không ?

Hồ : Không.

Diệm : Tốt. Vậy tôi đi ngay.

Hồ thả ông ra.

Time

Nguyên tác : The Beleaguered Man", tạp chí Time, số 14, bộ 65, ra ngày 4 tháng Tư 1955. Tựa đề tiếng Việt của người dịch

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Con rơi của Hồ Chí Minh

Hans S. Nichols, Insight on the News, 28/5/2001

Tin đồn đã đưa Nông Đức Mạnh lên làm người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người nói tài năng chính trị của ông không phải là điều duy nhất mà giống Bác Hồ kỳ lạ.

hcm6

Chủ tịch Hồ Chí Minh đút cơm cho một em bé khi đến thăm trại trẻ chiến khu Việt Bắc, năm 1950 (Ảnh : Lưu trữ TTXVN)

Vào năm 1931 trong khi đang lùng bắt các gián điệp cộng sản ở các hải cảng Châu Á trong đế quốc của mình, người Anh đã xông vào căn hộ của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông và bắt ông đang ở trên giường với một phụ nữ Trung Quốc. Đối với những người Xô Viết ủng hộ tài chánh cho ông, những người đã bác bỏ yêu cầu được kết hôn của ông vào mấy tháng trước đấy, điều này chẳng có gì lạ.

Nhưng hiện nay đối với những kẻ thần thánh hóa ông, những người đang bảo vệ huyền thoại Hồ Chí Minh, điều này đồng nghĩa với xúc phạm. Đối với những kẻ thêu dệt huyền thoại về ông ở trung ương đảng Bác Hồ là vị thánh cộng sản, đã thoát ra khỏi những ham muốn trần tục, và suốt đời chỉ gắn bó với cách mạng. Điều này và những bằng chứng khác từ hồ sơ cảnh sát Pháp và hồ sơ lưu trữ Liên Xô cho thấy Bác Hồ còn có những quan tâm khác. Hồ sơ hé lộ trong một chuyến đi ngang qua Liên Xô cũ ông bắt đầu quan hệ tình dục với một phụ nữ Nga có chồng. Trước khi mối quan hệ tình dục qua đường ở Nga này, nhà ái quốc người Việt đáng ngờ này còn say đắm trước sắc đẹp Pháp. Từ cuộc ái tình vụng trộm ấy loan ra những tin đồn về đứa con người Pháp.

Trong khi phải dồn hết mọi suy nghĩ và sức lực vào sự nghiệp cách mạng quốc tế, Hồ đã nhờ một người bạn phiến loạn cộng sản tìm cho ông một người vợ trong thời gian ông lưu lại miền duyên hải Trung Quốc vào cuối thập niên 1920. Hồ không biết người đồng chí của mình là gián điệp nhị trùng làm việc cho mật vụ Pháp. Trong lúc gián điệp này dành ra thời gian để tìm bạn gái cho Hồ y cũng báo cáo hết mọi chuyện về Paris.

Còn bây giờ đến bằng chứng chắc chắn nhất về lối sống phóng túng của Hồ : người con trai, Nông Đức Mạnh, trở thành tổng bí thư mới của Đảng cộng sản Việt Nam một cách mờ ám.

Từ lâu trước khi ông có tên là Bác Hồ, ông có thể là Cha Minh. Hồ sơ tình báo cho thấy vào thời điểm người ta nghĩ ông trở thành cha Nông Đức Mạnh ông thậm chí chẳng phải là Hồ Chí Minh. Vào thời đó, ông vẫn còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc và thật ra chỉ là một gián điệp cộng sản mờ nhạt - người thích mô tả về mình như là "người yêu nước đã phục vụ tổ quốc từ bao lâu nay".

Frederick Brown ở trường đại học John Hopkins nói với Insight rằng "Việt Nam là xứ sở tin đồn và huyền thoại". Sự thật về người lãnh đạo mới của Việt Nam vẫn ở đâu đó đằng sau lớp sương mù ban mai dâng lên trên mặt nước đầm lầy nông cạn tù đọng của vùng châu thổ sông Mekong. Dù theo như họ nói, "Tất cả chúng tôi đều là con Bác Hồ", nhưng các nguồn tin Việt Nam và các học giả Mỹ tin Mạnh chính là con ruột : một trong vài đứa con rơi của Hồ Chí Minh.

Hầu hết các bài báo đăng tin Mạnh trở thành người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đều viết ông là người dân tộc Tày, mặc dù không có tài liệu về cha mẹ ông, những người mà Mạnh nói đã chết khi ông còn rất bé. Tại hội nghị của các chuyên gia về Việt Nam vào cuối tháng Tư ở Houston, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ chín chính thức bầu Mạnh vào chức vụ tổng bí thư đảng, mọi người đều hỏi nhau về nhân thân cha mẹ ông. Ngay ở Hà Nội, người ta cũng bàn tán râm ran bóng gió rằng một trong những đứa con rơi của Hồ Chí Minh đã trở thành người lãnh đạo mới của Việt Nam.

William Duiker, tác giả sách tiểu sử đáng tin cậy nhất về Hồ Chí Minh có thể là người đầu tiên tính toán. Nếu Mạnh sinh vào tháng Chín 1940 thì như vậy vào lúc thọ thai Minh phải ở miền nam Trung Quốc. Duiker kiểm tra lại những ghi chép của mình : ông không thể nào không nghĩ đến khả năng người lãnh đạo mới của Việt Nam có thể mang nửa dòng máu Tàu.

Nếu Hồ là cha thì hoặc là Mạnh mang nửa dòng máu Tàu hay ngày sinh của ông bị khai man. Vì gốc gác và lý lịch mờ ám của Mạnh mà do Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra không được minh bạch cho nên hoặc là một hay cả hai khả năng này đều có thể đúng.

Huyền thoại hiếm khi tự nhiên mà sinh ra. Khi hồ sơ Liên Xô được bạch hóa thì càng có nhiều bằng chứng rằng hình ảnh được xây dựng cẩn thận về Bác Hồ là nhà cách mạng khổ hạnh, chỉ gắn bó với sự nghiệp nước Việt Nam độc lập luôn luôn chỉ là nhiều huyền thoại hơn sự thực. Hilaire Du Berrier, một người Mỹ hoạt động bí mật cho cả Pháp và Mỹ chống lại người Nhật trong vùng này, chế giễu : "Hình ảnh ấy luôn luôn dối trá". Nhưng như Zachary Abuza, giáo sư tại trường đại học Simmons ở Boston và là chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam, nhận xét : "Đảng cộng sản Việt Nam làm hết sức mình để phổ biến huyền thoại này". Chắc chắn như thế.

Ước gì thói trăng hoa của Bác Hồ chỉ là thú vui tao nhã ; ước gì Việt Nam có thể tồn tại chỉ bằng huyền thoại thôi.

Có nhiều rủi ro mất mát ở đây hơn thanh danh của nhà cách mạng và thanh danh của những phụ nữ Trung Quốc, Pháp và Nga mà ông đã tằng tịu : "Đến hôm nay đảng vẫn còn sử dụng Hồ để làm cho chế độ chính danh vì họ chắc chắn không đạt được sự chính danh nào về hoạt động kinh tế", Abuza gợi ý.

"Dù các tin đồn này đúng hay không", Carl Thayer ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu nói, "rõ ràng chúng vẫn có lợi cho Mạnh". Tuy nhiên tổng bí thư đảng mới phải cẩn thận không khai thác quá xa gốc gác bí ẩn của mình vì, nếu ông ta là con của lãnh tụ cộng sản thì Bác Hồ không phải là người đẹp đẽ gì như đảng từ lâu đã khẳng định. Còn nếu bản thân Hồ đã hủ hóa với phụ nữ thì phải chăng về những phương diện khác ông đã phản bội lại niềm tin được đặt trọn vào ông ?

Nếu khó lần theo nguồn gốc của huyền thoại thì nguồn gốc của tin đồn lại càng khó lần hơn. Câu chuyện Mạnh là con của Bác Hồ lần đầu tiên lan rộng ra khoảng độ cách đây tám hay chín năm. "Mọi người, đặc biệt là người Việt Nam, nói ông ta là con của Hồ Chí Minh" Duiker nói. Duiker từng công tác với sở ngoại vụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào thập niên 60 và trở lại Việt Nam vài lần để tìm tài liệu cho cuốn sách của mình.

"Chính Mạnh chẳng làm gì để dập tắt tin đồn, mà còn láu lỉnh trả lời một cách lảng tránh, "Tất cả mọi người Việt Nam đều là con của Bác Hồ". Tuy nhiên một khi đã chắc chắn lên làm lãnh đạo đảng ông cố gắng tuyên bố ông không quan hệ gì với tin đồn. Không đưa ra lời phủ nhận hoàn toàn, ông tuyên bố ông mới đây đã về thăm mộ cha mẹ mình ở quê ông thuộc tỉnh Bắc Cạn. Và mọi người biết, như tùy viên báo chí ở tòa đại sứ Việt Nam ở Washington giải thích, nơi an nghỉ cuối cùng của Bác Hồ là ở Hà Nội.

Nhưng nếu Mạnh là đứa bé mồ côi ở bộ tộc thiểu số người Tày miền núi thì làm thế nào ông thăng tiến nhanh đến như thế ? "Người này vô danh tiểu tốt", William Turley học giả nghiên cứu về Việt Nam ở đại học Southern Illinois nhận xét. "Vậy ai là người đỡ đầu ông ?".

Mặc dù vấn đề thân nhân cha mẹ của Mạnh không thể được giải quyết trong tương lai gần, nhưng các chuyên gia ở Quốc hội và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang cố gắng điền vào những chỗ trống trong tiểu sử của ông. Lý lịch khác biệt về việc ông ở đâu trong suốt thời gian từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70. Tiểu sử chính thức của đảng nói ông học lâm nghiệp ở Liên Xô từ năm 1966 đến 1971, rồi trở về một tỉnh miền bắc để áp dụng học vấn của mình. Nhưng nguồn Quốc hội Hoa Kỳ chứng tỏ Mạnh vẫn còn học ở Hà Nội từ năm 1966 đến 1971 và chỉ dành một năm ở rừng Nga. Trong một lý lịch khác, Mạnh ở Liên Xô hầu như trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, đến năm 1975 mới trở về nước. Khi bị thúc ép phải giải thích những sự khác biệt này, các nhà ngoại giao Phương Tây ở Hà Nội và Washington đều quy cho bản lý lịch chính thức của đảng.

Đối với một số người ở Quốc hội Mỹ, vấn đề về tiểu sử của Mạnh chỉ là kết quả khác của sự cả tin của Bộ ngoại giao và tình báo kém cỏi. Họ cho rằng các nhà ngoại giao đã bị lừa gạt rất lâu và cộng đồng thương mại thiện cảm đang đánh giá thấp vai trò của Mạnh trong chiến tranh. "Họ không biết người này là ai", Al Santoli, trợ lý trưởng về ngoại vụ cho dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc Đảng Cộng hòa, bang California, nói.

Bây giờ 60 tuổi, lúc chiến tranh kết thúc Mạnh 34 tuổi. Cho dù ông tham gia vào chiến tranh như thế nào chăng nữa, điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam không nhắc đến vai trò của người lãnh đạo mới trong "cuộc chiến tranh chống Mỹ". Phải chăng Việt Nam muốn mở ra chương mới trong mối quan hệ với Hoa Kỳ ? Santoli, chẳng hạn, không tin : "Ông ấy là cộng sản, và đấy mới chính là điều quan trọng".

Vào năm 1986 khi Mạnh bất ngờ được nổi tiếng và được bầu vào Ủy ban Trung ương, đại hội lần thứ sáu quyết định đã đến lúc mở cửa kinh tế Việt Nam và phát động chương trình canh tân kinh tế gọi là đổi mới. Ngày nay, thu nhập trung bình của người Việt khoảng độ 370 đô la Mỹ -trong khu vực chỉ có Lào là nghèo hơn- đổi mới không thể nào được coi là thành công lớn. Trong khi Việt Nam nhìn thấy các nước Châu Á khác hưởng tiến bộ kinh tế thì nền kinh tế của họ lại đầy rẫy yếu kém và tham nhũng. Đảng cộng sản từ lâu đã tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể vực dậy nền kinh tế trì tệ, giống như Bác Hồ giải phóng Việt Nam ra khỏi sự thống trị của thực dân.

Dân biểu Earl Blumenauer, thuộc Đảng Dân chủ, bang Oregon, từng đến Việt Nam với Bill Clinton vào tháng Mười Một năm 2000. Blumenauer nhận xét, "Giới trẻ rất náo nức muốn có cơ hội tham gia vào kinh tế. Tất cả họ đang đòi hỏi điện thoại di động". Tuy cái ấy có vẻ tầm thường, nhưng niềm hy vọng bây giờ của họ về kinh tế phát triển đặt vào Mạnh, một người lãnh đạo được đặt đủ tên từ "ứng cử viên thỏa hiệp" đến "nhà cải cách kín đáo".

Điều này không có nghĩa rằng Mạnh tin vào dân chủ hay thị trường tự do. Nếu những người theo dõi tình hình Việt Nam đồng ý về một điều, đó là ông là người cộng sản kiên định. Về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, họ nghĩ chính sách Việt Nam chỉ có vài thay đổi.

Dù sao đi nữa, Mạnh đã nhận được điểm cao trong tư cách chủ tịch Quốc hội, đã lèo lái đảng ông hiện lãnh đạo. Quả thật, tài năng chính trị của Mạnh giống kỳ lạ tài năng chính trị của Bác Hồ, bậc thầy về nghệ thuật làm cho phái này chống phái kia và rồi mình ở giữa lãnh đạo. Ta có thể nói như thế về chuyện Mạnh trở thành người đứng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam.

À đúng rồi, còn một điều giống nhau nữa, chẳng có báo cáo nào trên truyền thông Phương Tây về vợ con của ông. Phải chăng cha con cộng sản giống hệt nhau ?

Hans S. Nichols

Nguyên tác : "Ho Chi Minh’s Love Child", Insight on the News, số ra ngày 28/5/2001, trang 14-15.

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Ai là Hồ ?

Neal Stanford, 28/04/1954

Washington, 28/4/1954

Không chỉ là sự suy đoán vu vơ, tức những tin đồn nhà lãnh đạo phiến loạn Đông Dương, Hồ Chí Minh, đã chết. Những người giữ những chức vụ trách nhiệm và thạo tin ở Washington nghĩ có thể nhà lãnh đạo Việt Minh tài giỏi được đào tạo ở Mạc Tư Khoa này đã bị thay thế bởi một người khác giống hệt ông thay cho ông tại những vùng xa xôi mù sương ở Đông Dương.

hcm7

Ai là Hồ ?

Nhiều sự việc xảy ra dường như củng cố giả thuyết như thế - mặc dù người ta đồng ý chúng hầu như không chứng minh được giả thuyết ấy. Thật ra một lý do mà phái thuộc quan điểm chính thức ở Washington muốn người Đông Dương phiến loạn này được mời đến Geneva khi cuộc hội đàm ở đấy đến lúc phải bàn về Đông Dương là thật sự để xem Hồ có phải là Hồ. Họ không nói ông ta không phải là Hồ. Nhưng họ không chắc chắn ông ta là Hồ.

Trước tiên, người ta công nhận Hồ Chí Minh là quyền lực và lực lượng trên toàn cõi Đông Dương-ngay cả trong những vùng những người phiến loạn không chiếm đóng. Ông là người đầu tiên tổ chức phong trào độc lập dân tộc sau Đệ Nhất Thế Chiến và nhiều người Đông Dương vẫn coi ông là nhà lãnh đạo chống thực dân. Ông trở thành điểm quy tụ cho tất cả tinh thần chống Pháp nhờ lòng tận tụy phi thường của ông với công cuộc phá tan ách cai trị của người Pháp.

(Nếu có cuộc trưng cầu dân ý ở Đông Dương vào ngày hôm nay) thì Washington sẽ không thích nhưng chẳng ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh giành được sự ủng hộ của đa số nhân dân. Đối với nhiều người Đông Dương ông chống thực dân hơn thân cộng - thật ra chính vì những người bản xứ ý thức về thực dân hơn tỉnh thức trước cộng sản cho nên họ coi Hồ là nhà lãnh đạo quốc gia thay vì là nhà cách mạng cộng sản. Cho nên chính vì Hồ có tiếng tăm và uy tín lớn đến mức những người phiến loạn thấy cần thiết phải tạo ra một Hồ khác nếu Hồ thật biến mất. cộng sản cần một Hồ, người thật hay, rất có thể, người giả, như một biểu tượng, vừa để đứng đầu phong trào của họ và là điểm quy tụ cho những người Đông Dương.

Thứ hai, Hồ Chí Minh, trong thời gian dài, đã không xuất hiện cả trên tin tức và trên ảnh tin tức. Có những tin đồn ông đang ở Bắc Kinh, ông trở lại Mạc Tư Khoa, ông đang ẩn náu tại Vân Nam. Ông không biến mất khỏi tin tức, nhưng ông tan biến vào miền quê Châu Á xa xôi và suốt trong nhiều tháng trời chỉ còn là một cái tên. Rồi mùa xuân hay mùa đông vừa qua này Hồ - hay người nào đấy Việt Minh gọi là Hồ - xuất hiện ở Bắc Kỳ và nhân danh chế độ phiến loạn bắt đầu ra những tuyên bố và ra mặt nhiều lần. Sự biến mất của nhà lãnh đạo Việt Minh, sự vắng mặt lâu của ông, và sự xuất hiện trở lại bất ngờ của ông, tự chúng sẽ không chứng minh được giả thuyết rằng đây là Hồ giả người mà đã trở lại như là biểu tượng chống thực dân Pháp và nhà lãnh đạo cộng sản đầy mưu mẹo. Nhưng người ta còn nhận thấy những điều khác.

Điều thú vị và có thể quan trọng là những hình mới đây của Hồ - những hình chụp ông kể từ khi ông xuất hiện trở lại - không giống hệt lắm những hình chụp trước khi ông biến mất. Nghiên cứu những hình hiện nay và vừa qua cho thấy những sự khác nhau về diện mạo mà sẽ thật khó giải thích khi chỉ mới có nhiều tháng trôi qua. Ít nhất dưới mắt của những người đã quen biết Hồ trong quá khứ và bây giờ xem xét những hình hiện nay của ông, họ cũng có sự hoài nghi thật sự là người đã biến mất chính là người xuất hiện trở lại trên báo chí và hình ảnh. Về Hồ mới này là ai - nếu đúng là một Hồ mới - ta chỉ có thể suy đoán. Có thể biết đâu là anh hay em của Hồ - nhưng không có tài liệu nào nói ông có anh hay em rất giống ông. Có thể biết đâu là một người giả có vẻ mặt khá giống với người thật để đánh lừa hầu hết mọi người và như thế duy trì huyền thoại Hồ Chí Minh.

Đã có sự gia tăng bạo lực và khủng bố trong vùng Việt Minh chiếm đóng mà chứng tỏ Tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành quyền lực thực sự trong những người phiến loạn. Ông và các đồng nghiệp của ông đàn áp đối lập, ngay cả khuyết điểm nhỏ nhặt nhất, một cách tàn bạo mà chứng tỏ một chế độ quân phiệt mà về mức độ nào đấy không hợp với tính cách của Hồ Chí Minh.

Cho đến bây giờ không viên chức Mỹ nào có bằng chứng nhà lãnh đạo phiến loạn, Hồ, không phải là Hồ, hay bằng chứng ông hoặc đã chết, bị thủ tiêu, hay bị thay thế. Nhưng họ thật sự tin họ có đủ chứng cứ gián tiếp để nêu lên một nghi ngờ hợp lý về lý lịch của Hồ hiện nay. Có lẽ nếu có thể đồng ý rằng Hồ Chí Minh tham gia vào cuộc hội đàm Geneva với tư cách đại biểu của Việt Minh thì người ta có thể kiểm tra xem có đúng Hồ hiện nay là Hồ thật. Còn bây giờ ta chỉ có thể nói có sự hoài nghi -mơ hồ, không chắc chắn- những vẫn là sự hoài nghi về lý lịch của ông.

Washington, 28/4/1954

Neal Stanford

Nguyên tác : "Who is Ho ?", The Christian Science Monitor, Washington, 28/04/1954, trang 18.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Bác mỉm cười trước lúc đi xa

Tân Hoa Xã, 03/09/1979

Hôm nay cả hai tờ Nhân Dân Nhật Báo và Bắc Kinh Nhật Báo đều đăng các bài báo và ảnh tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc, mất cách đây đúng mười năm.

hcm8

Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Moskva năm 1924.

Một bài báo dài trên Nhân Dân Nhật Báo nhớ lại nhiều chuyến đi sang Trung Quốc của Hồ Chí Minh. Vào năm 1924, Hồ Chí Minh lúc ấy 35 tuổi đã đi từ Pháp sang Liên Xô và từ đấy sang Quảng Châu nơi ông huấn luyện nhiều nhà cách mạng Việt Nam. Ông dùng Quảng Châu làm cơ sở để thắp lên ngọn lửa cách mạng trong tổ quốc đau khổ của ông. Vào năm 1938 ông trở lại Diên An với kế hoạch dùng Trung Quốc làm cơ sở để thực hiện cách mạng ở Việt Nam.

Bài báo này cũng kể về cuộc gặp gỡ giữa Mao Chủ tịch và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1965 khi hai nhà cách mạng kỳ cựu trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng. Khi Hồ Chí Minh bày tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn, Mao Chủ Tịch thốt lên "Tuyệt vời, tuyệt vời". Và nguyên tắc được quyết định ở cuộc họp ấy được thể hiện qua việc đưa 300.000 người Trung Quốc sang chiến đấu sát cánh với người anh em Việt Nam trên các chiến trường Việt Nam.

Bài báo trên tờ Bắc Kinh Nhật Báo kể lại nhiều chuyện chứng tỏ mối quan tâm của Thủ tướng Chu Ân Lai và những nhà lãnh đạo Trung Quốc dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sức khỏe của ông suy yếu, và đồng thời cũng chứng tỏ tình thương yêu của Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Trung Quốc. Các thành viên trong tổ y tế hồi tưởng khi ông vừa tỉnh lại sau cơn hôn mê, Hồ Chí Minh nói ông muốn nghe bài hát Trung Quốc. Ông mỉm cười khi các cán bộ y tế làm theo lời yêu cầu của ông. Hóa ra đây là nụ cười cuối cùng của ông.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các cán bộ y tế và những nhân viên Trung Quốc khác làm việc với ông tấm kính ghi "Tình hữu nghị Việt Nam Trung Quốc đời đời bền vững".

Bắc Kinh Nhật Báo cũng đăng bức ảnh chụp ông với Phó Chủ tịch Đồng Tất Vũ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dưỡng bệnh tại nhà nghỉ mát Hoàng Sơn.

Tân Hoa Xã (Bắc Kinh)

Nguyên tác : "Beijing Papers Mark Anniversary of Ho Chi Minh’s Death", Vietnam Center And Archive, Texas Tech University. Dịch từ bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã. Tựa đề của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Khi bức màn hạ xuống 

P.J. Honey, 16/04/1975

Đảng cộng sản Việt Nam không phải là nhóm nông dân chân đất lý tưởng chiến đấu bằng vũ khí thô sơ tự chế để giải phóng Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của ngoại bang, hay là những người yêu chuộng hòa bình phải miễn cưỡng xử dụng bạo lực chống lại những đồng bào thối nát, được đồng đô la Mỹ nuôi dưỡng, đang đày đọa nước Việt Nam. Buồn thay ta cần phải bày tỏ điều này vì rất nhiều người ở Phương Tây chấp nhận không suy nghĩ hình ảnh ấy mà cộng sản và những kẻ thân cộng ra sức truyền bá bất chấp tất cả sự thật.

hcm9

Họ là phong trào xâm lược bành trướng đã kiểm soát Bắc Việt và phần lớn ba nước láng giềng Lào, Cambodia, và Nam Việt. Họ là những người Phổ ở Đông Nam Á, tuy cực lực lên án người Nam Việt chấp nhận viện trợ Mỹ, nhưng chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ về quân sự và kinh tế tế từ Nga, Trung Quốc, và các nước còn lại trong khối cộng sản.Họ áp đặt lên nhân dân Bắc Việt một trong những mức sống thấp nhất trên thế giới để quân đội họ có thể tiến hành xâm chiếm nước ngoài. 

Trước tiên, chế độ ở Bắc Việt là toàn trị. Hay chính xác hơn toàn bộ quyền lực đều thuộc về một đảng chính trị duy nhất, tức đảng Lao Động hay đảng Cộng sản, mà kiểm soát chính quyền, lực lượng vũ trang, công an, báo chí, phát thanh và truyền hình, kinh tế, lao động, sự đi lại của dân chúng và nhiều thứ khác. Công dân Bắc Việt không được tự do rời khỏi nước hay thậm chí không được đi lại trong nước nếu không được phép. Nhiều nhu yếu phẩm hạn chế, có cưỡng bách quân dịch và có thể có cưỡng bách lao động bất kỳ khi nào nhà cầm quyền cộng sản muốn. Bắt giam tùy tiện và không có việc khiếu nại bắt giam, trong khi ấy các bản án thường rất nặng, như trong trường hợp một thanh niên bị kết án 14 năm tù và bị tước quyền công dân vì chơi nhạc Phương Tây. Một số viên chức cấp cao, những người như Trần Đại Nghĩa, chủ nhiệm các ủy ban nhà nước hay phó hiệu trưởng trường đại học tổng hợp Hà Nội, tiến sĩ Lê Văn Thiêm, đều tích cực ủng hộ Hitler. 

Chế độ đặt dưới sự lãnh đạo của 11 người lập thành Bộ chính trị của ủy ban trung ương Đảng cộng sản và chỉ những người này trong họ mới cùng nhau ra mọi quyết định chính. Ủy ban trung ương, mà nhóm họp định kỳ, ngoan ngoãn phê chuẩn những quyết định này còn chính phủ chỉ là tổ chức hành pháp thực hiện những quyết định này. Ở Việt Nam chỉ có một đảng cộng sản mặc dù một đảng khác chỉ hư danh, đảng Nhân Dân Cách Mạng thành lập cho Nam Việt vào năm 1962 là để khiến cho những người ngoại quốc ngây thơ tưởng lầm rằng Việt Cộng ở miền Nam không lệ thuộc vào cộng sản Bắc Việt. Lúc sinh thời của Hồ Chí Minh bộ chính trị chấp nhận dễ dàng sự lãnh đạo của ông nhưng sau khi ông chết những sự khác biệt giữa các thành viên bộ chính trị trở nên rõ ràng. Những sự khác biệt này chỉ về cá tính và cách thức, vì không có sự bất đồng về mục tiêu cuối cùng. 

Đảng cộng sản Việt Nam là sáng tạo của Hồ Chí Minh, và đảng vẫn còn biểu hiện những đặc trưng mà ông đã giáo dục cho đảng. Hầu như không có gì giả dối cho bằng hình ảnh nổi tiếng của Hồ như một người yêu nước thánh thiện, sống giản dị chỉ quan tâm đến công cuộc giải phóng dân tộc ông ra khỏi thân phận nô lệ ngoại bang. Là cộng sản tự phong, Hồ tàn nhẫn đến mức bán đứng lãnh tụ quốc gia Phan Bội Châu cho nhà cầm quyền Pháp ở Thượng Hải để loại trừ một địch thủ và dùng tiền thưởng ấy làm nguồn tài chính cho các hoạt động chính trị của mình. Ông đã rất cố ý khi chọn mặc áo quần nông dân giản dị và chọn phong cách hiền lành khi ông nhận thấy tác động chính trị của Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Hồ có sự nhạy bén chính trị khi lợi dụng lòng yêu nước của người Việt cho những mục tiêu cộng sản của ông, và ông làm cho ý thức hệ cộng sản trở nên dễ chấp nhận hơn bằng cách diễn đạt nó bằng tiếng Việt bình dân thay vì bằng thuật ngữ Mác-Lê không tự nhiên. 

Có lẽ kinh nghiệm chấn thương tâm lý nhất trong cuộc đời sống thọ của Hồ, và kinh nghiệm tạo ra ấn tượng không thể nào quên được đối với ông là việc Quốc Dân Đảng bất ngờ quay sang chống lại người cộng sản hợp tác với họ vào năm 1927, khi nhiều người cộng sản Trung Quốc bị giết chết còn bản thân Hồ thoát được chỉ nhờ ông có hộ chiếu Nga. Từ đấy về sau ở Việt Nam ông không bao giờ chịu chia xẻ quyền lực với những người không cộng sản và ông khiến cho toàn đảng lây nhiễm nỗi sợ hãi gần như bệnh hoạn về điều này. Những trung tâm quyền lực đối thủ tiềm tàng, dù thể chế hay cá nhân, đều luôn luôn bị tiêu diệt tàn bạo. 

Đặc trưng của việc Hồ cướp quyền lực ở Hà Nội là sự sát hại hàng loạt những đối thủ chính trị bao gồm Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, và các phong trào quốc gia khác, còn những viên chức Nhà Nước như Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi, anh của Ngô Đình Diệm, đều bị giết chết cũng như Tạ Thu Thâu trốt-kít. Vào năm 1954, cái gọi là cải cách ruộng đất với khẩu hiệu là "Thà giết lầm mười người còn hơn bỏ sót một kẻ thù", đã gây ra cái chết của độ 100.000 người và châm ngòi cho cuộc nổi đậy công khai của những người nông dân tay không. 

Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cuồng tín, kiên định, và nhất quán trong công cuộc theo đuổi mục đích của họ. Họ coi cuộc đấu tranh trường kỳ của họ là một chiến dịch tổng hợp bao gồm cả quân sự lẫn chính trị và chúng phải phục vụ cho lợi ích lẫn nhau. Vì vậy, khi Bắc Việt đồng ý tổ chức hội nghị ở Paris trong suốt năm 1968, họ dùng chính trị để giảm bớt áp lực quân sự cho quân đội bại trận của họ và để ngừng cuộc ném bom Bắc Việt, không phải để thương lượng một giải pháp mang tính thỏa hiệp nhằm kết thúc chiến tranh. Cố Tổng thống Johnson đã không hiểu điều này. 

Một lần nữa, khi Lê Đức Thọ nhượng bộ tiến sĩ Kissinger vào tháng Mười, 1972, Thọ làm vậy để giải tỏa áp lực cho quân đội cộng sản đang tháo lui. Về sau, những tính toán sai lầm của Hà Nội đã gây ra cuộc ném bom vào tháng Mười Hai, 1972, nhưng theo thỏa thuận cuộc ném bom ngừng lại để chấp nhận bản dự thảo hiêp định ngừng bắn. Qua giải pháp Paris Bắc Việt có được sự rút lui của Mỹ và quyền hiện diện quân sự hợp pháp ở Nam Việt. Đúng ra, Bắc Việt đã đồng ý rút quân ra khỏi Lào và Cambodia và cam kết không tiến hành xâm lăng quân sự ở Miền Nam, nhưng những cam kết này chỉ là những nhượng bộ mang tính chiến thuật của phong trào mà về lâu dài Bắc Việt không có ý định tôn trọng. Như thế giới đã thấy, Đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm mọi điều khoản của hiệp định ngừng bắn Paris như vào lúc ký hiệp định tôi nói họ sẽ vi phạm. 

Cho dù Quốc hội Hoa Kỳ có thể hợp lý hóa như thế nào chăng nữa ; cho dù những người biện hộ cho cộng sản trong thế giới tự do có thể biện hộ như thế nào chăng nữa ; cho dù các đài phát thanh Hà Nội hay "Giải Phóng"có thể phát đi những lời hứa hẹn hòa giải gì chăng nữa thì chiến thắng của cộng sản ở Nam Việt sẽ gây ra những cuộc giết người trên phạm vi lớn. Toàn bộ hồ sơ trong quá khứ của giới lãnh đạo cộng sản, sát hại hay bắt cóc 5.800 thường dân ở Huế trong 26 ngày cộng sản chiếm đóng vào năm 1968, trong suốt nhiều năm cộng sản không ngừng ám chỉ đến "những món nợ máu" phải trả, đến "tội ác" của "bọn ác ôn" hay "bè lũ tay sai", những sự kiện kinh hoàng diễn ra theo sau cuộc tiếp quản của cộng sản ở Bắc Việt, và những lời chứng của những người được Bắc Việt phái đi thực hiện cuộc tiếp quản ấy khiến ta không còn nghi ngờ gì mữa. 

Đầu tiên đảng cộng sản sẽ yêu cầu những người ngoại quốc phải rời khỏi Việt Nam và rồi, đằng sau biên giới bị đóng lại, họ sẽ thanh toán tất cả những người nào, những nhóm nào và thể chể nào mà họ tin sẽ gây đe dọa cho chế độ. Họ sẽ trả thù "những kẻ có tội", mà tội của những người này là phục vụ Chính quyền Nam Việt được thiết lập hợp pháp hay chống cộng sản ở mọi cấp, địa phương, tỉnh hay toàn quốc. Nếu cuộc tắm máu xảy ra, nó không phải là cái cớ cho những người chẳng làm gì để ngăn cản nó nói rằng họ đã không biết. Tất cả những ai mà cho rằng cộng sản Việt Nam sẽ không trả thù đang làm bộ không biết đến những bằng chứng rất nhiều và không thể tranh cãi. Những người này đang đánh cược ý kiến cá nhân của họ trên sinh mạng có lẽ của hàng triệu người Miền Nam Việt Nam. 

P.J. Honey

Nguyên tác : Dịch từ báo Anh London Daily Telegraph số ra ngày 16 tháng Tư, 1975. Bài báo được một dân biểu Mỹ đề cập đến ở Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng Tư, 1975, trang 11121 & 11122. Tựa đề tiếng Việt của người dịch. 

Trần Quốc Việt dịch

**********************

Làm thế nào để độc quyền cai trị một dân tộc

P. J. Honey, Royal United Service Institute ,1969

Luân Đôn, tháng Hai, 1969

Năm ngoái một nhà cách mạng cộng sản Nam Mỹ thăm viếng Bắc Việt và có một loạt các cuộc phỏng vấn dài với Hoàng Quốc Việt, một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Việt. Trong nhiều câu hỏi ông ta hỏi có câu hỏi này : "Ông đã thực hiện thành công cuộc cách mạng ở Việt Nam : Chúng tôi đã cố gắng nhiều lần ở Nam Mỹ, nhưng lần nào chúng tôi cũng thất bại. Tại sao ? Nền tảng thành công của ông là gì ?"

Những câu trả lời của Hoàng Quốc Việt được tóm tắt trong rất nhiều ghi chép mà tôi hiện đang có, và những ghi chép này làm sáng tỏ rất nhiều điều. Ông nói :

"Trước tiên, để tiến hành một cuộc cách mạng thành công, ông phải làm cho toàn dân tham gia. Thật vô ích khi chỉ có một mình Đảng cộng sản cố gắng thực hiện cách mạng. Để cho toàn dân tham gia ông phải nghĩ ra một cương lĩnh cách mạng bao gồm những mục tiêu mà sẽ lôi cuốn toàn dân. Điều này bắt buộc phải phân loại dân chúng theo giai cấp, nghiên cứu quyền lợi của mỗi giai cấp, và xây dựng một cương lĩnh từ những gì chung cho tất cả các giai cấp. 

Cương lĩnh bắt nguồn từ đấy hầu như không có chủ nghĩa Marx-Lenin cho nên là người cộng sản cách mạng ông có thể không thích điều này, nhưng ông phải thực hiện cương lĩnh ấy nếu ông còn có chút hy vọng thành công. Đây sẽ được gọi là Cương lĩnh Tối thiểu. 

Trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam hình thành một cương lĩnh không khó. 'Cương lĩnh tối thiểu' của chúng tôi kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Pháp và thiết lập nền độc lập dân tộc, nhờ vậy đã lôi cuốn được tất cả mọi người". 

hcm10

Ở Bắc Việt giai đoạn đầu tiên này đã hoàn thành qua chiến dịch cải cách ruộng đất, và giai cấp địa chủ bị tiêu diệt. 

"Cương lĩnh tối thiểu" giành được sự ủng hộ của quần chúng và rồi cách mạng có thể bắt đầu, dưới sự chỉ huy và kiểm soát bí mật của Đảng cộng sản nhưng làm ra vẻ là cuộc khởi nghĩa toàn quốc tự phát. Theo Hoàng Quốc Việt, khi cách mạng đã đạt đến một giai đoạn nào đấy thì Đảng cộng sản cần thiết phải công khai nắm quyền kiểm soát phong trào. Đảng thực hiện điều này bằng cách chuyển từ "cương lĩnh tối thiểu" sang "cương lĩnh tối đa" mà có nghĩa là chỉ cần thêm vào những mục tiêu cộng sản không thể lầm lẫn được vào "cương lĩnh tối thiểu" ban đầu. 

Đến lúc này phần lớn dân chúng đã một lòng quyết tâm theo cách mạng, nhưng những người khác có thể không muốn đấu tranh cho những mục tiêu cộng sản. Để duy trì sự ủng hộ của họ, những mục tiêu ban đầu của cách mạng phải được duy trì. Nhiều người chống chủ nghĩa cộng sản tất yếu sẽ rời bỏ phong trào, nhưng thiệt hại có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách chỉ ra rằng cách mạng vẫn còn cố gắng đạt được những mục tiêu ban đầu và bằng cách kêu gọi họ không giúp đỡ kẻ thù. 

Khi chiến thắng quân sự đạt được, như chống Pháp ở Điện Biên Phủ, mặt trận dân tộc thống nhất vẫn còn tồn tại. Những thành phần kết thành mặt trận đã được đánh giá về mặt giai cấp xã hội, và Đảng cộng sản nắm quyền cũng đã biết nguyện vọng của mỗi giai cấp. Rồi những phần tử chống đối tiềm ẩn trong mặt trận dân tộc thống nhất bị thanh trừng theo từng giai đoạn. Đầu tiên, toàn thể mặt trận chống lại giai cấp nguy hiểm nhất, mà ở Bắc Việt là giới địa chủ bóc lột. Mặc dù họ đã chiến đấu trung thành trong suốt toàn bộ cuộc cách mạng, nhưng bây giờ họ bị bêu xấu và bị chụp mũ là kẻ thù. Toàn thể mặt trận còn lại được vận động chống lại họ. Ở Bắc Việt giai đoạn đầu tiên này đã hoàn thành qua chiến dịch cải cách ruộng đất, và giai cấp địa chủ bị tiêu diệt. 

Giai cấp kế tiếp lên thớt là giới tư sản bóc lột, chủ các hiệu buôn lớn và chủ các nhà máy. Những cuộc thanh trừng liên tiếp này đều do mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện cho đến khi tất cả các giai cấp mà biết đâu có thể chống đối ách cai trị cộng sản đều đã bị loại bỏ ra khỏi dân chúng. Đến lúc này những cuộc thanh trừng chấm dứt và rồi chỉ còn lại một mình chế độ cộng sản độc quyền cai trị dân chúng ngoan ngoãn.

P. J. Honey

Nguyên tác : Trích dịch từ bài phát biểu của giáo sư P.J. Honey trong cuộc hội thảo do viện Royal United Service Institute của Anh tổ chức vào tháng Hai, 1969, trang 15994-15995. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

P. J. Honey (1922-2005) là học giả Anh chuyên nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Ông từng sống ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và rất thông thạo tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm của học giả Trương Vĩnh Ký, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), sang tiếng Anh.

********************

Tai họa dân tộc 

C.L. Dancey, Peoria Journal Star, 5/9/1969

Vào những ngày này thế giới đang tạo ra vài loại "anh hùng" và huyền thoại kỳ lạ, như được phản ánh qua những lời "khen ngợi" công khai dành cho "Bác Hồ" mới chết, trong đó có nhiều lời khen từ các nhà bình luận và phóng viên Mỹ "nhân đạo" và "cấp tiến" của chúng ta.

Ông được xem là "người quốc gia" và "nhà ái quốc" lớn đã làm được nhiều điều lớn lao cho đất nước mình.

mienbac3

Cải cách ruộng đất 1954 tại các tỉnh miền Bắc

Thời ấy là thời những đế quốc Pháp và Anh trên đường tan rã, đế quốc này thì bằng bạo lực và đế quốc kia thì qua thương lượng, nhưng tất cả các đế quốc đều không còn. Cho nên không thể nào có chuyện nếu không có Hồ Chí Minh và nếu không có chiến tranh ở Việt Nam thì quốc gia ấy ngày nay vẫn còn thuộc về đế quốc Pháp. Tất nhiên sẽ không có chuyện đó. Và cũng chẳng có chuyện gì hết.

Không, nếu như không vì Hồ và vì thú đam mê khủng bố và bạo lực và cai trị toàn trị của ông thì ngày nay Việt Nam đã là một nước tự do không có người Pháp, không có người Trung Quốc, không có người Nga, không có người Mỹ, và có lẽ đã thống nhất.

Ông là tai họa ghê gớm nhất từ xưa đến nay từng giáng xuống Đông Nam Á.

Bác Hồ đã áp đặt lên nhân dân ông chế độ chuyên chế mới, 25 năm chết chóc và tàn phá, và sự chia cắt đất nước hiện nay - khi chưa đến 25 năm bằng phương tiện ít đổ máu hơn họ có thể có tự do, thống nhất, và hòa bình giống như một số nước ở phía nam Tunisia.

(Ngoại lệ duy nhất đối với điều này trong toàn bộ đế quốc Pháp sẽ phải là Algeria nơi cuộc đấu tranh có lẽ không thể nào tránh khỏi do dân số Pháp đông đảo ở đấy và sự gắn bó mật thiết về kinh tế, địa lý và chính trị với Pháp.)

Xét về kết quả, Hồ Chí Minh không phải là thành công cho nước ông mà là thảm họa tước đoạt của họ sự thành công thật sự.

Xét về con người, đây là loại anh hùng gì ?

Chẳng hạn, George Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu ông phát động cuộc khởi nghĩa chống người Anh bằng một cuộc tàn sát bí mật được tổ chức rộng rãi và tùng xẻo thường dân, hầu hết là phụ nữ và trẻ em-tạo ra sự bất ngờ bằng cách tiến hành "đàm phán" cho tới đúng cái "Đêm Hành Quyết" ? Nếu Washington rồi bắt đầu "tổ chức" nhân dân ở nông thôn bằng cách chặt tay phải của trẻ em ở những gia đình nào từ chối gia nhập bộ đội và từ chối cung cấp lương thực cho bộ đội thì sao ?

Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu ông từ bỏ "liên minh chính trị" bao gồm tất cả các đảng phái dân chủ cho tới khi người Anh bỏ cuộc, và rồi ám sát Thomas Jefferson, Ben Franklin, Sam Adams, John Adams, John Hancockm, James Madison, và những người khác để thiết lập chế độ độc tài toàn trị phi dân chủ bao trùm lên toàn bộ đời sống của quần chúng ?

Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu sau đấy ông đưa hàng ngàn quân vượt qua biên giới Canada để giết các viên chức Canada ở mỗi làng và thành thị, qua khủng bố và tra tấn buộc nông dân phải hợp tác trong cuộc chiến tranh du kích chống lại nhà cầm quyền Canada, và tiến hành cuộc chiến tranh vô tận như thế trong suốt 25 năm trời để thống nhất "các thuộc địa Mỹ" ?

Phải chăng chúng ta đã trở nên mù quáng, thần kinh, hay mất trí ? 

Nếu hoạt động của một người xấu xa không thể nào tả được thì chúng ta không nói. Nói ra chẳng danh giá gì. Khi nói ra sự thật rất xúc phạm đến đạo lý thì việc nói thật ấy chẳng xứng với hình ảnh của nhà bình luận. Vì vậy chúng ta tán dương ông, chúng ta nói rằng chỉ những người tuyên truyền chuyên về những tuyên bố cực đoan mới nói đến những hành vi dã man như thế, và che giấu sự thật rằng một số người trong xã hội chúng ta, giống như Bác Hồ, làm những hành động rất quá khích và rất dã man mọi rợ với những người thực sự bằng xương bằng thịt đang sống đang thở !

Tội ác tồn tại ở Mỹ. Tội ác chắc chắn tồn tại ! Một năm mười ba ngàn vụ giết người- những hành vi cá biệt mang tính cá nhân của những tội phạm hay những người bị bệnh tâm thần nặng, chứ không phải chính sách của nhà nước.

Và tội ác mà tồn tại trong những khu vực chiến tranh cũng là những hành vi cá biệt do nhầm lẫn, hoảng sợ, suy sụp tinh thần-chứ không phải chính sách của nhà nước.

Nhưng "Cụ Hồ, Bác Hồ tốt" đã mưu tính, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức và ra lệnh tàn sát và sát hại tập thể nhằm mục đích đã dự trù là khủng bố để cuối cùng áp bức đồng bào Việt Nam mình.

Và loại "chiến tranh" ông thích là chiến tranh chống lại thường dân, như ông thường xuyên chứng tỏ.

Ông bắt đầu cuộc "chiến tranh" của ông bằng những cuộc tấn công vào thường dân-và đưa cuộc chiến lên cao nhất qua việc xử dụng đạn pháo Nga dồi dào để pháo kích vào các khu vực dân cư, chứ không phải các mục tiêu quân sự.

Anh hùng như thế đấy !

Yêu nước như thế đấy !

Con người như thế đấy !

C.L. Dancey

Nguyên tác : "Ho Goes to Heaven", Peoria Journal Star, 05/09/1969, trang 25490 và 25491. Bài báo được dân biểu Mỹ Robert H. Michel trình bày trước Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 15/09/1969. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lucian W. Pye, Seymour Topping, Richard M. Nixon, Time, Hans S. Nichols, Neal Stanford, Tân Hoa Xã, P.J. Honey, C.L. Dancey, Trần Quốc Việt
Read 699 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)