Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/05/2022

Tra tấn tinh thần : Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào nhà thướng điên

Hoài Nguyễn - VOA - RFA

Tra tấn tinh thần tù nhân chính trị

Hoài Nguyễn, VNTB, 08/05/2022

Sau hơn một năm bị giam cầm về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" mà chưa được xét xử, nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh lại bị chuyển sang viện pháp y tâm thần để chữa trị, theo tin từ gia đình.

trâtn1

Nhiều tù nhân chính trị bị ép vào các nhà thương điên để trị bệnh trong khi bị tạm giam. Ảnh minh họa nhà hành động Nguyễn Thúy Hạnh

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, hôm 6-5, cho truyền thông nước ngoài và một số bè bạn từng làm việc với ông ở báo Thanh Niên, biết rằng Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương sau hai lần giám định vì bị rối loạn trầm cảm cấp tính.

Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử.

Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018 với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" và hiện vẫn chưa được xét xử ; hay nhà văn Phạm Thành, bị bắt vào tháng 5/2020 và hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước".

Phải chăng cả bà Nguyễn Thúy Hạnh cho đến các nhà báo Lê Anh Hùng, Phạm Thành đều bị tra tấn tinh thần trong thời gian chờ xét xử đến mức – nói theo cách dân dã của người Sài Gòn, đó là phải vào các nhà thương điên để trị bệnh ?

Trong quá khứ, truyền thông nước ngoài từng ghi nhận lời kể của bà Lê Thị Công Nhân – một luật sư sinh năm 1979, nói rằng bà chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù. Bà chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với bà.

Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa. Theo bà thì qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, bà rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.

Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt. "Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn thô sơ, man rợ. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn… Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm" – bà Nhân nói.

Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an. "Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi" – bà Nhân lý giải.

Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập. Bà kể lúc mới vào tù, bà đã ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết, thì được trả lời : "Điên à ? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm !"

Một ghi nhận khác của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vào năm 2016, theo đó một báo cáo có tên "Nhà tù trong nhà tù : Tra tấn và ngược đãi tù nhân lương tâm ở Việt Nam" được tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về sự tra tấn thể xác và đối xử nghiêm khắc với các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Chau Hen là một nhà hoạt động vì quyền đất đai của người Khmer Krom. Trong thời gian bị giam cầm bốn tháng, anh ta bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị chích thuốc không rõ nguyên nhân gây mất trí nhớ và khiến anh ta không thể suy nghĩ và nói rõ ràng. Có lần anh bị bệnh nặng vì bị sốt cao, các quan chức đã không gửi anh đến phòng y tế của nhà tù cho đến khi anh quá yếu để đi lại và đã giảm cân rất nhiều.

"Khi tôi đến, bác sĩ nhà tù hỏi tôi có chuyện gì với tôi. Tôi mở miệng đáp lại., nhưng không thể nói. Khi tôi không thể trả lời, bác sĩ đánh vào miệng tôi bằng một miếng cao su tròn. Anh ấy hất hàm tôi ra, bao gồm một chiếc răng khôn. Tôi đã mất rất nhiều máu, tôi lại bất tỉnh" – Chau Hen kể.

Lu, một dân tộc thiểu số người Thượng từ tỉnh Đăk Lăk ở Tây Nguyên, đã phải chịu các phiên tra tấn hàng ngày trong bốn tháng. Anh ta thường xuyên bị cảnh sát đánh đập và khi anh ta đòi ăn, anh ta được cho một bát cơm mà hai con chó bị xích bên ngoài phòng giam của anh ta..

Mai Thị Dung, một cựu tù nhân khác được nêu trong báo cáo, nói 22 trong số các bạn tù của bà đã chết vì không được điều trị y tế và hầu hết trong số họ, "bị đối xử tệ hơn chó".

Đến tháng 6/2016, báo cáo nêu trên cho rằng có ít nhất 86 tù nhân lương tâm ở Việt Nam và những vụ án như Chau Hen và Lu thường phải chịu nhiều hành vi tra tấn. Báo cáo được dựa trên các cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân được thả ra trong năm năm trước đó.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 08/05/2022

***********************

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần

VOA, 06/05/2022

Sau hơn một năm bị giam cầm về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" mà chưa được xét xử, nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh lại bị chuyển sang viện pháp y tâm thần để chữa trị, theo tin từ gia đình.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, hôm 6/5, cho VOA biết rằng Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương sau hai lần giám định vì bị rối loạn trầm cảm cấp tính.

Ông Chênh nói:

"Sau khi đưa đi giám định pháp y thì người ta nói Hạnh đang bị bệnh nên đưa đi chữa. Qua hơn một năm [kể từ khi bị bắt] là đã quá hai lần gia hạn tạm giam thì vẫn chưa có kết luận điều tra.

"Bây giờ hết thời hạn tạm giam thì họ nói có bệnh nên đưa vào viện pháp y tâm thần trung ương.

"Họ nói rằng khi chữa hết bệnh thì sẽ đưa ra tòa", ông Chênh cho VOA biết thêm.

Trước đó, trong cùng ngày, ông Chênh loan báo trên Facebook: "Hạnh được đưa vào viện pháp y vào cuối tháng 4/2022, nhưng bây giờ là ngày 6/5/2022, tui mới được chính thức thông báo".

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, 59 tuổi, một người tranh đấu bảo vệ nhân quyền và là người sáng lập Quỹ 50K để hỗ trợ đời sống cho gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày 7/4/2021, với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, với mức án có thể tới 20 năm tù.

Gia đình bà Hạnh cho biết rằng các luật sư bào chữa vẫn chưa được phép tiếp xúc với bà.

Nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng việc bà Hạnh bị bắt.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng việc bắt bà Hạnh có "động cơ chính trị" và là hành động "vi phạm nhân quyền trắng trợn" của chính quyền Hà Nội.

Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và kêu gọi trả tự do "ngay lập tức" cho bà.

Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử.

Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018 với cáo buộc "‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" và hiện vẫn chưa được xét xử, hay nhà văn Phạm Thành, bị bắt vào tháng 5/2020 và hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước".

Nguồn : VOA, 06/05/2022

*********************

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị chuyển từ trại tạm giam tới bệnh viện tâm thần

RFA, 06/05/2022

Cơ quan an ninh điều tra kết luận nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội gặp vấn đề tâm thần nghiêm trọng và cần phải đi điều trị, đây là trường hợp mới nhất về việc một người bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam bị đưa đi viện tâm thần chữa trị không thời hạn. 

thuyhanh2

Bà Nguyễn Thúy Hạnh trong một lần biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội -  Facebook Nguyen Thúy Hanh

Hôm 6 tháng 5, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, cho biết phía cơ quan công an thông báo đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh trầm cảm bắt buộc từ cuối tháng 4, sau khi tổ chức khám và giám định tâm thần cho nhà hoạt động nhân quyền này. 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh - Nhà sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt tạm giam hồi năm ngoái với cáo buộc "phán tán tài liệu chống nhà nước". 

Trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự do ngay sau khi kết thúc buổi làm việc với cơ quan công an, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết thông tin cụ thể :

"Họ thông báo về quyết định tạm đình chỉ tạm giam đối với Nguyễn Thúy Hạnh và bắt buộc đi chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương".

Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, bà Nguyễn Thúy Hạnh vốn đã mắc bệnh trầm cảm nặng và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt. 

Tuy nhiên theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trong buổi làm việc sáng hôm nay, đại diện phía công an đã nói rằng bệnh tình của bà Hạnh lúc trước khi bị bắt không đủ nghiêm trọng để được miễn trách nhiệm hình sự. 

Và phải đến khi bị bắt tạm giam thì bệnh trầm cảm của nhà hoạt động này mới trở nặng, do vậy mới được đưa đi chữa bệnh. 

Phía cơ quan an ninh điều tra cũng cho biết sau khi chữa trị xong thì bà Hạnh vẫn sẽ phải đối diện với việc bị truy tố. Nhưng thời gian chữa trị thì không được tiết lộ, ông Chênh nói : 

"Tôi có hỏi việc đó những bên cơ quan điều tra họ cũng không biết luôn, họ nói đó là chuyện của khoa học, viện pháp y mới trả lời được chứ họ chỉ biết là khi nào hết bệnh thì họ lại đưa về để truy tố ra toà. Họ đã có kết luận điều tra rồi, bây giờ chỉ chờ hết bệnh là xử thôi".

Ông Huỳnh Ngọc Chênh vốn là một blogger được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Google trao giải thưởng Công dân mạng năm 2013 cũng bày tỏ lo lắng trên Facebook cá nhân, về việc bà Hạnh sẽ bị đưa đi chữa trị vô thời hạn như blogger Lê Anh Hùng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA. 

Ông Lê Anh Hùng bị bắt hồi tháng 7 năm 2018 vì bị cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ", và đến tháng 4/2019 thì bị đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để điều trị mà đến giờ vẫn chưa được xét xử. 

Đáng chú ý là trong quá trình "điều trị bắt buộc", ông Hùng đã nhiều lần lén cho người nhà biết ông bị nhân viên y tế đánh đập và ngược đãi. 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh từng là một người phụ nữ thành đạt trước khi dấn thân vào con đường hoạt động nhân quyền. 

Hồi năm 2016, người phụ nữ sinh năm 1963 này đứng ra tranh cử trong kỳ Bầu cử Quốc hội với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ, trong đó có lời hứa khi trúng cử sẻ đề nghị Quốc hội thống nhất và giao cho Chính phủ trình và ký Hồ sơ Kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 1/1974.

Nguồn : RFA, 06/05/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoài Nguyễn - VOA - RFA
Read 389 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)