Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN có thể thúc đẩy sự tham gia của Hoa Kỳ ở tiểu vùng Mekong
Hoa Kỳ tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Mỹ-ASEAN trong hai ngày 12 và 13/5, nhân kỷ niệm 47 năm quan hệ và thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á.
Một thuyền du khách trên sông Mekong, giữa biên giới Lào và Thái Lan
Đây là cơ hội tìm hiểu cách Hoa Kỳ có thể mở rộng vai trò của mình trong việc cung cấp các giải pháp bền vững, giải quyết những thách thức khu vực như đại dịch, biến đổi khí hậu, phát triển vững chắc và phát triển nguồn nhân lực cho các quốc gia tiểu vùng Mekong, cũng là các nước thành viên ASEAN.
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến do Viện nghiên cứu Stimson, Hoa Kỳ, tổ chức hôm 10/5 vừa qua, Đại sứ Bilahari Kausiakan, Chủ tịch Viện Trung Đông Đại học Quốc gia Singapore, 47 năm làm việc trong Bộ Ngoại giao Singapore, đề cao vai trò của hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN sắp tới :
"Cuộc họp (Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN) là một thông điệp ý nghĩa vào khi chiến tranh vẫn đang hoành hành ở Ukraine. Thoạt đầu một số nhận định hời hợt cho rằng cuộc chiến đang làm lệch hướng quan tâm của Mỹ đối với vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và cụ thể khu vực Đông Nam Á nói riêng".
"Những quan điểm như vậy không đúng, vì cuộc chiến Ukraine cho thấy những tính toán sai lầm của Nga, đặc biết đối với điểm khó giải nhất là Trung Quốc. Tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN vào thời điểm này nhấn mạnh rõ rằng Washington thực tế có khả năng xử lý nhiều nan đề cùng một lúc mà không bị phân tâm".
"Cũng từng có dự kiến là khá nhiều vấn đề cơ bản trong chương trình nghị sự Mỹ-ASEAN mà chúng ta tất thảy đều quen thuộc, đặc biệt những vấn đề liên quan đến pháp lý, không có khả năng được nêu bật.Tôi hy vọng sẽ được chứng tỏ là tôi sai trong vài ngày tới. Từ nhiều tháng trước tôi được thông báo rằng chính quyền Biden đang tiến tới một sáng kiến tuyệt với là Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Nhưng tại sao chúng ta cần nhiều hơn là một thông điệp, bởi chính quyền Obama đầu tiên, tôi nghĩ, đã phát động Sáng kiến Hạ lưu Mekong, điều rất được hoan nghênh. Thế nhưng nhiệm kỳ Obama thứ hai chừng như đã mất hứng thú với dự án của riêng mình, và chỉ trong những tháng cuối cùng chính quyền Trump mới tỏ ra quan tâm đến sông Mekong".
Chỉ Hoa Kỳ mới có thể đề chiến lược kèm sự chú ý nhất quán, mức độ cao, ông Đại sứ Bilahari Kausikan nhấn mạnh.
"Những gì chúng ta cần từ Hoa Kỳ là sự quan tâm cao và nhất quán. Tiền bạc có thể giúp nhưng chiến lược sông Mê Kông mới là tầm quan trọng chủ yếu Mỹ phải nhìn ra".
Vẫn theo lời ông, bạn không thể mong đợi đối tác của bạn tự đưa ra tiền mà bạn phải cho thấy sự đoàn kết trong các yêu cầu của mình. Vấn đề lớn, ông nói, Mỹ có xu hướng coi Mekong chỉ là một mảng trong nhóm các vấn đề về môi trường hoặc chức năng như quản lý nước, biến đổi khí hậu.… Đại diện Mỹ trong ASEAN, bà Kate Rebholtz, nói :
"Sông Mê Kông là chiến lược và sự toàn diện trong chiến lược chung của Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hiện giờ Mỹ rất chú trọng tới Biển Đông, đơn giản vì những tuyên bố và những hành vi hung hăng từ Trung Quốc. Có thể nói quan trọng nhất là một chiến lược về lâu dài, trong đó nước sông Mekong là nguồn tài nguyên chiến lược".
"Các vấn đề sông Mê Kông trước nay thường chỉ được thảo luận ở cấp tiểu vùng. Tôi nghĩ khó có thể đạt tiến bộ trong việc xem xét chiến lược của Mỹ hoặc bất kỳ nước đối thoại nào cho đến khi cả khối ASEAN cùng hành động chung với nhau. ASEAN cần đặt mình vào vị trí chiến lược thích hợp luôn có sự quan tâm đặc biệt của thế giới" - ông Bilahari Kausikan kết luận.
Tiếp lời diễn giả chính Bilahari Kausikan, ông Satu Lamaye của East-West Center, Tổ chức Đông-Tây, Hoa Kỳ, nhận định sông Mekong là bản chất của một vấn đề đa phương. Nguồn nước suy giảm, sự xâm nhập mặn tại đồng bằng, là những vấn đề đa nhân quả và đòi hỏi nhiều giải pháp tức thời.
"Nhưng với tôi, dường như vấn đề thiệt hại chính ở thượng nguồn và kiểm soát nước cũng như tác động của biến đổi khí hậu đến từ một quốc gia to lớn mà tôi nghĩ chúng ta không thể thoát khỏi. Chúng ta cần ưu tiên cảnh giác điều đó".
"Theo tôi, nhân tố thực sự tác động đến biến đổi khí hậu cũng nhiều phần từ quốc gia đó. Vì vậy, điểm đầu tiên của tôi là chắc chắn có một yếu tố phức tạp, đa nhân quả của những thách thức trong khu vực Mekong, nhưng chúng ta cũng có thể định vị một số vấn đề một cách rõ ràng. Vấn đề thứ hai liên quan đến những gì chúng tôi nêu ra, đó là một chiến lược đưa chúng ta và Mekong lên bản đồ không chỉ trong ASEAN mà còn trên toàn cầu".
"Theo tinh thần đa phương thì thứ nhất chính các tổ chức đa phương của Mê Kông như MRC tức Ủy ban Sông Mê Kông, các viện nghiên cứu, nỗ lực Hợp Tác Sông Mê Kông, phải phát huy chức năng cụ thể trong một khu vực rộng mở hơn. Thứ hai, đa phương là số lượng đồng minh và đối tác Hoa Kỳ phải ngày càng tăng, hệt như sự gia tăng rõ ràng rõ ràng, dứt khoát với Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam. Sau cùng, một điều chúng ta thường bỏ qua, với tôi có vẻ kỳ lạ, là tầm quan trọng chiến lược, là vai trò, nỗ lực của các quốc gia ASEAN tại diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu".
Hình minh hoạ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chụp hình cùng ngoại trưởng các nước ASEAN tại hội nghị cấp bộ trưởng Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong hôm 1/8/2019 tại Bangkok, Thái Lan. AFP
Nêu thí dụ về nỗ lực của các thành viên đã từng hay sẽ ngồi vào ghế chủ tịch luân phiên ASEAN như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, thậm chí như Việt Nam gần đây là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông Satu Lamaye cho rằng :
"Quan điểm của tôi khi nhấn mạnh ba điều của đa phương sông Mekong là ASEAN phải tạo cho được chiến lược quan trọng cho khu vực liên quan các vấn đề từng nước. Họ đã không làm được theo quan điểm và sự đánh giá của tôi".
"Tôi đề nghị ASEAN nên cùng các đồng minh và các đối tác tạo một nỗ lực phối hợp cho sông Mekong, bắt đầu với Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…cả về yếu tố tài trợ và cả về kỹ thuật, nhằm giải quyết mọi tranh cãi, xung đột".
Tham dự buổi hội luận trực tuyến từ Bangkok, Tiến sĩ Romyen Kosaikanont, chia sẻ quan điểm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm một chuyên gia Tiểu vùng Mekong, nhân hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN ngày 12 tới, nói về nội lực của ASEAN, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng cho sở cho Tiều vùng Mê Kông :
"Dịch Covid -19 cho thấy các nước ASEAN đã cố gắng nâng cấp, thiết kế hạ tầng, kỹ thuật số, đặc biệt cơ sở hạ tầng mềm. Tuy nhiên các chương trình liên quan, đáp ứng nhu cầu tương lai của ASEAN ít nhiều đã bị gián đoạn".
"Thứ hai, nâng cao năng lực con người cho ASEAN là cần thiết trên hai cấp độ lãnh đạo và thừa hành. Khủng hoảng y tế, cùng lúc với khủng hoảng giáo dục cao, là hai vấn đề được đặt ra. Một ví dụ ngắn gọn mà tôi có thể chia sẻ là dự án lãnh đạo bốn năm mà chúng tôi cộng tác, với 18 kiểm toán và trao đổi học thuật tập trung vào lãnh đạo cấp cao. Dự án nâng cao lãnh đạo trong tiêu đề Horizon Đông Nam Á đẩy biên giới nghiên cứu bền vững đã được đồng tạo ra, sử dụng phương pháp hành động có định hướng mà đã tạo khá nhiều tác động như bạn thấy".
Ba chủ đề nghiên cứu này, chuyên gia Thái Lan Romyen Kosaikanont nói tiếp, không chỉ quan trọng và có liên quan đến khu vực mà chúng còn thúc đẩy sự hợp tác tốt nhất, góp phần vào kết quả cập nhật và các khuyến nghị chính sách. Vì vậy, hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN phải cam kết thực hiện cho được những sáng kiến trong khối 10 quốc gia này :
"Câu hỏi của tôi là Hoa Kỳ có thể làm gì nhiều hơn để giúp ASEAN giải quyết nhu cầu nhân lực và năng lực cho riêng Tiểu vùng Mekong ? Tôi hy vọng Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC có thể trả lời những câu hỏi đó".
"Thứ ba, chia sẻ các nguồn lực sẵn có và thực tiễn tốt nhất để hỗ trợ các nỗ lực của Sáng kiến Hợp Tác Mekong. Việc giám sát và chia sẻ dữ liệu về nguồn nước và dòng chảy Mekong phải là sự chia sẻ đa phương chứ không chỉ song phương, góp phần hữu hiệu vào hợp tác lẫn phát triển bền vững cho khu vực".
Ông Lê Đình Tỉnh, Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết :
"Tôi có năm điểm muốn trình bày. Thứ nhất là mục tiêu mong muốn mà chúng ta đang làm việc chăm chỉ hầu đạt được cho khu vực. Tôi không nghĩ chúng ta có sự hiểu biết chung về vai trò tối ưu của Tiểu vùng Mê Kông. Nếu chúng ta nói chuyện với các bên liên quan khác nhau đã cống hiến cho khu vực này thì ít nhất phải có đồng thuận về một cơ chế vĩ mô, hòa bình, kết nối và bền vững".
"Điểm thứ hai, trên nguyên tắc tranh luận về một Mekong đa phương, tôi nghĩ chúng ta cũng cần phát triển nhiều hơn. Bạn biết đấy, các quy tắc và nguyên tắc chi phối hoạt động trong Tiểu vùng Mê Kông, và cũng phải tính đến thực tế là không dễ dàng để làm như vậy. Vì thế, tôi nghĩ cũng rất quan trọng để áp dụng các phương pháp tốt nhất và thậm chí yêu cầu đảm bảo bền vững, công bằng cho tất cả mọi người trong Tiểu vùng".
"Điểm thứ ba, về các sắp xếp thể chế, chúng tôi tin rằng bất kỳ cơ chế hiện có trong Tiểu vùng sẽ góp phần vào kiến trúc khu vực tổng thể. Vậy cơ chế hiện tại là các khối xây dựng để làm việc với một sự sắp xếp khu vực toàn diện nhưng cởi mở hơn, là một phần rất quan trọng của nỗ lực xây dựng cộng đồng. Với sự góp phần này, ASEAN mong giữ vai trò trung tâm trong việc quản lý và cộng tác giữa các cơ chế hiện có.
"Từ 2008-2020, Việt Nam đã cố gắng đưa Mekong vào chương trình nghị sự ASEAN. Đáng tiếc đại dịch Covid 19 khiến nỗ lực của ASEAN bị gián đoạn".
"Tôi nghĩ ASEAN thực sự muốn đóng một vai trò trung tâm, thế lực lượng đáng nể về mặt nguồn lực. Việt Nam đáp ứng ít nhất 35 tỷ USD để thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng".
Có một danh sách dài những việc cần làm, để đảm bảo một Tiểu vùng Mê Kông bền vững, thịnh vượng và hòa bình. Sau hết, để sông Mekong đạt được những mục tiêu mong muốn đó, thì bước đột biến phải thực sự là đa chiều, có nghĩa không loại trừ lẫn nhau hay bất kỳ loại cạnh tranh nào. Thảo luận và tranh cãi cùng đối tác để phát huy năng lực vì lợi ích chung cho Tiểu vùng là điều phải làm, ông Lê Đình Tỉnh nhấn mạnh.
Giám đốc Chương trình Châu Á của Stimson Center, ông Brian Eyler, tác giả tập The Mighty Mekong Dòng Mê Kông Toàn Năng, đúc kết rằng Mỹ có quá nhiều điều cần học để hỗ trợ xây dựng năng lực, và hơn lúc nào hết, một ý thức trách nhiệm để giải quyết những vấn đề thuộc khu vực Mê Kông, trong đó có Campuchia, Lào, Việt Nam từng là những chiến trường có sự tham chiến của người Mỹ trong qua khứ.