Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/06/2022

Tự do tôn giáo ở Việt Nam : Việt Nam nói có, Hoa Kỳ nói không

RFA - VOA

Chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát tôn giáo với dự thảo nghị định mới

RFA, 06/06/2022

Với dự thảo nghị định mới nếu được thông qua thì các tổ chức tôn giáo sẽ bị phạt tiền lên đến 60 triệu đồng nếu vi phạm.

tongiao1

Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức (phải) đòi giải tán thánh lễ hôm 20/2/2022 ở giáo xứ Vụ Bản - Ảnh chụp màn hình video

Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm 3 tháng 6 đăng tải thông tin Bộ Nội vụ nước này đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về dự thảo của một nghị định mới.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam, hiện đang trong quá trình xây dựng.

Đúng như tên gọi, nghị định này được tạo ra nhằm cho phép nhà nước xứ phạt hành chính (phạt tiền), đối với các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực tôn giáo nhằm cụ thể hóa Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ban hành năm 2016.

Theo nội dung của nghị định này thì rất nhiều hành vi được thực hiện ở cả mức độ cá nhân, lẫn tổ chức đều có thể bị cho là vi phạm hành chính, và có thể bị xử phạt.

Một điều đáng lưu tâm nữa đó là nhiều điều khoản của nghị định này có nội dung không rõ ràng, và khó định nghĩa.

Đơn cử, điều 6 của văn bản này quy định một cá nhân có thể bị phạt ba triệu đồng nếu "lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc dưới mọi hình thức" đường lối của nhà nước.

Hoạt động của các tổ chức tôn giáo cũng bị kiểm soát gắt gao, từ việc đăng ký hoạt động, tấn phong và điều chuyển chức sắc, tổ chức đào tạo, cho đến cử người đi học ở nước ngoài đều phải được sự đồng ý của nhà nước.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do dưới điều kiện giấu tên vì lý do an toàn, một luật sư nhân quyền ở Việt Nam bình luận về bản dự thảo nghị định trên như sau :

"Nội dung của dự thảo của Nghị định có rất nhiều nội dung mơ hồ chưa được định nghĩa, cụ thể, hành vi nào lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ; hành vi nào trục lợi ; hành vi nào là hành vi chia rẽ dân tộc ; hành vi nào là xâm hại đạo đức xã hội ?

Việc để ngỏ các định nghĩa trên sẽ khiến cho người thực thi công vụ tuỳ ý diễn giải, xử phạt người dân một cách tuỳ tiện mang tính áp đặt".

Ngoài ra, vị luật sư này cũng bình luận về quy định yêu cầu các tôn giáo phải đăng ký thì mới được phép hoạt động, và các quy định can thiệp vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo :

"Việc quy định sinh hoạt tôn giáo phải đăng ký chính quyền sẽ dẫn tới tình trạng xin cho, gây khó khăn cho việc thực hành quyền tự do tôn giáo.

Còn việc tổ chức, phong phẩm, suy cử chức sắc trong tôn giáo vốn dĩ là hoạt động nội bộ của mỗi tôn giáo, chính quyền lại nhúng tay vào can thiệp là thể hiện sự lạm quyền, xâm phạm quyền tự do tôn giáo".

Sau cùng, luật sư này cho rằng chính quyền Việt Nam "đang muốn bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, và muốn các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo chỉ được hoạt động theo ý muốn của nhà cầm quyền", thông qua việc ban hành nghị định mới.

Dự thảo Nghị định cũng giao thẩm quyền xử phạt cho cấp thấp nhất là chiến sĩ công an, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, thanh tra viên trong lĩnh vực tôn giáo hay Ban Tôn giáo Chính phủ.

Chúng tôi cũng phỏng vấn ông Lê Quang Hiển, Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý và là thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, một tổ chức của các tôn giáo độc lập không được Nhà nước công nhận.

Ông cho rằng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo này được đưa ra để nhắm đến các tôn giáo độc lập, không chịu sự quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên ông Hiển cũng cho biết là sẽ không tuân thủ các quy định mà ông cho là mang tính đàn áp này :

"Các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam, cũng như là đối với các tôn giáo độc lập không theo hệ thống quốc doanh của nhà nước, thì dù nhà nước cho ra (luật-PV) như thế nào nhưng mà chúng tôi là người có niềm tin tôn giáo, chúng tôi không tuân thủ những gì mà nhà nước nói.

Chúng tôi chỉ làm theo lẽ phải và lương tâm của mình thôi, theo cái đức tin của mình, từ hồi trước tới bây giờ.

Chúng tôi bất chấp tất cả, dù nhà nước muốn đối xử như thế nào cũng được. Nếu mà nhà nước đối xử quá nghiệt ngã thì thế giới sẽ thấy rằng nước Việt Nam không có tự do tôn giáo, những gì nhà nước nói hoàn toàn không đúng sự thật, không tự do tôn giáo, không nhân quyền gì hết".

Chính quyền Việt Nam đến nay vẫn bị cáo buộc là có các chính sách đàn áp tôn giáo.

Ủy Ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) hồi tháng 2 năm nay là năm thứ 15 liên tiếp đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.

Hôm 2 tháng 6, trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân dịp công bố phúc trình tự do tôn giáo năm 2021, Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói rằng chính quyền Việt Nam sách nhiễu các tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo độc lập.

Nguồn : RFA, 06/06/2022

***********************

Các nhóm tôn giáo không đăng ký bị chính quyền bách hại trong mọi sinh hoạt !

Linh mục Đinh Hữu Thoại, RFA, 06/06/2022

Hôm 2 tháng 6 vừa qua, Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo thường niên Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó Việt Nam được nhắc đến là một quốc gia mà luật pháp cho phép chính phủ siết chặt việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo dù quyền tự do tôn giáo và niềm tin được Hiến pháp bảo đảm.

tongiao2

Hội đồng liên tôn Việt Nam trong một buổi phát quà từ thiện ở miền Trung năm 2020 - Facebook Hứa Phi

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn một số chức sắc tôn giáo về báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong phần nói về Việt Nam để thông tin cho bạn đọc về vấn đề thực hành tôn giáo ở mảnh đất hình chữ S.

Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu thế cho biết :

"Đúng như bản báo cáo đã nhận định : ‘Hiến pháp nước này (Việt Nam) qui định mọi cá nhân đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong khi đó Luật Tín ngưỡng-Tôn giáo lại cho phép Chính phủ Hà Nội quyền kiểm soát đáng kể đối với các thực hành tôn giáo theo những điều khoản mơ hồ với lý do an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc.’

Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo 2016 hiện hành kiểm soát đáng kể tôn giáo. Cụ thể khi đăng ký hay thay đổi nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung, chúng tôi gặp rắc rối ở khái niệm ‘Tổ chức Tôn giáo.’ Trong quy định nó đòi phải có ‘văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo’ mà định nghĩa về tổ chức tôn giáo thì mỗi nơi mỗi kiểu. 

Có nơi thì coi Giáo hội Công giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo. Có nơi xem giáo xứ là tổ chức tôn giáo hay ít là ‘tổ chức tôn giáo trực thuộc’ thì họ coi việc đăng ký hay thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuộc thẩm quyền của linh mục chánh xứ. Còn nếu họ cứng nhắc, chỉ xem giáo phận mới là tổ chức tôn giáo, thì họ đòi văn bản của Đức Giám mục, cho dù vị này ở tận Toà Giám mục chứ không ở tại địa phương. 

Riêng đối với những tổ chức/nhóm tôn giáo không đăng ký hay không được đăng ký thì còn bị gây khó dễ nhiều hơn nữa. Chẳng hạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, Cao Đài Chân truyền hay các nhóm Tin lành không chấp nhận sự can thiệp của nhà cầm quyền đều bị bách hại trong mọi sinh hoạt tôn giáo của họ".

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhắc đến việc nhà nước Việt Nam từ chối trả lại những bệnh viện, phòng khám, trường học mà chính quyền địa phương lấy từ Giáo hội Công giáo nhiều năm trước đây. Khi được hỏi về việc này, linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết :

"Giáo hội Công giáo và các Dòng tu tại Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trưng thu, chiếm dụng, mượn nhưng không trả hàng trăm cơ sở là các tu viện, trường học, nhà thương, trại mồ côi … từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam.

Các chủ sở hữu của các cơ sở này liên tục yêu cầu trả lại theo lẽ công bằng và theo luật pháp văn minh, nhưng con số các cơ sở được trả lại rất ít.

Có một nghịch lý đang diễn ra hiện nay, đó là nhà cầm quyền tự cho mình cái quyền cấp đất cho các cơ sở tôn giáo, dù đất đó do chính các tôn giáo bỏ tiền ra mua, nhưng phải làm thủ tục trả lại quyền sử dụng đất, sau đó nhà nước cấp đất đó cho tôn giáo.

Nhưng tại sao nhà nước lại không dùng quyền của họ để lấy lại các cơ sở tôn giáo bị trưng dụng trả lại cho chủ sở hữu, mà cứ để vấn đề này kéo dài chưa biết lúc nào kết thúc".

Theo linh mục Dòng Chúa Cứu thế này thì báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn thiếu khi không đề cập đến vấn đề tự do đi lại của nhiều chức sắc tôn giáo. Ông nói :

"…Một số chức sắc tôn giáo, trong đó có bản thân tôi, bị cấm xuất cảnh trái pháp luật. Các chức sắc này không hề được pháp luật bảo vệ mà ngang nhiên bị công an tuỳ tiện ra quyết định cấm xuất cảnh không có thời hạn.

Bản thân tôi bị cấm xuất cảnh từ năm 2010 tới nay, tức gần 12 năm mà không hề có dấu hiệu họ trả lại hộ chiếu cùng với quyền tự do đi lại của tôi".

Ông Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài Chân truyền, cho biết ông bị tịch thu hộ chiếu từ năm 2014 và vẫn chưa được cấp lại, khiến ông không thể ra nước ngoài để tham dự hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á.

Ông nói những nhóm tôn giáo độc lập đều bị chính phủ Việt Nam hạn chế về quyền thực hành tự do tôn giáo, và chính phủ yêu cầu phải đăng ký mới được tự do hành đạo. Các nhóm tôn giáo đều có lịch sử lâu đời, nhưng vẫn bị chính quyền gây khó khăn trong việc hành đạo.

Ông cho biết nhiều tổ chức tôn giáo và người theo đạo bị bách hại trong những ngày lễ của tôn giáo đó, và công an địa phương luôn theo dõi sát sao việc di chuyển của ông trong những ngày lễ của đạo Cao Đài, khiến ông không thể tự do đi thực hiện việc hành đạo ở một số địa phương trong nước.

Thêm nữa, ông Hứa Phi và nhiều chức sắc của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam bị ngăn cản trong việc tiếp xúc với phái đoàn ngoại giao nước ngoài khi họ đến tìm hiểu về tự do tôn giáo ở khu vực. 

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ đại diện của Đại Sứ quán nước này ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự ở thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên nêu quan ngại về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam với các quan chức chính phủ Hà Nội vả đảng Cộng sản Việt Nam. 

Linh mục Đinh Hữu Thoại cũng cho biết, cộng đồng quốc tế và chính phủ các quốc gia văn minh cần sử dụng đòn bẩy kinh tế để gây sức ép lên nhà nước Việt Nam để buộc Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Chúng tôi gửi email đến Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ với đề nghị bình luận của hai cơ quan này về báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng không được trả lời ngay. 

Nguồn : RFA, 06/06/2022

**********************

Ngoi trưởng M lên án chính quyn Vit Nam sách nhiu tín đ tôn giáo thuc nhóm chưđăng ký

VOA, 03/06/2022

Phát biu khi công b báo cáo t do tôn giáo 2021 hôm 2/6/2022, Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken nói rng chính quyn Vit Nam sách nhiu các tíđ thuc các nhóm tôn giáđc lp.

nhanquyen1

Ngoi trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biu công b phúc trình t do tôn giáo năm 2021, ngày 2/6/2022.

Hôm 2/6, B Ngoi giao Hoa K công b phúc trình v tình hình t do tôn giáo Vit Nam 2021 trong đó ghi nhn s sách nhiu liên tc ca chính quyđi vi các nhóm tôn giáđc lp và các nhóm không được nhà nước công nhn.

Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken phát biu vi s hin din cĐi s Lưđng v T do Tôn giáo Quc tế Rashad Hussain.

" Vit Nam, chính quyn sách nhiu các thành viên ca các cng đng tôn giáo chưđăng ký".

Báo cáo viết v Vit Nam cóđon : "Trong sut năm qua, chính quyn Vit Nam không công nhn bt k t chc tôn giáo mi nào".

"Mt s thành viên ca mt s nhóm tôn giáo tiếp tc báo cáo rng mt s chính quyđa phương và chính quyn tnh đã s dng vic không tuân th các th tđăng ký bt buđ trì hoãn, gây khó khăn vàđàáp các hođng tôn giáo ca các nhóm chng li s qun lý cht ch ca chính quyđi vi vai trò lãnh đo ca các chc sc, ging dy giáo lý, và các hođng khác", báo cáo viết.

nhanquyen2

Ngoi trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Đi s Lưđng v T do Tôn giáo Quc tế Rashad Hussain.

Báo cáo cũng ghi nhn vic chính quyđãiđng" các thành viên thuc các nhóm tôn giáđược công nhn gây ra các v hn chiến nhm tráp hođng ca các nhóm chưđăng ký.

Báo cáo ca B Ngoi giao M nhđến v chính quy Tuyên Quang bt giam 56 tíđđo Dương Văn Mình vào tháng 12/2021 khi các tíđ t tp cho tang l ca nhà sáng lđo này mà lý do chính quyđưa ra là hđã"t tđông người""vi phm an toàn phòng chng dch bnh Covid-19".

Báo cáo cũng đ cp v 21 tín hu Tin lành Đăk Lăk b câu lưu t ngày 16-18/7 hay 3 chc sc Cao Đàđc l Tin Giang b câu lưu và thm vn hàng gi vào tháng 9 vì các hođng tôn giáo ca h.

Chính quyn Vit Nam chưa lên tiếng v báo cáo mi này ca phía Hoa K.

Trướđó, Hà Ni nói rng các báo cáo ca Hoa Kưa ra mt s nhđnh thiếu khách quan da trên nhng thông tin không chính xác v tình hình thc tế ti Vit Nam".

**********************

Ngoại trưởng Mỹ lên án chính quyền Việt Nam sách nhiễu tín đồ tôn giáo thuộc nhóm chưa đăng ký

Youtube, VOA, 03/06/2022

Phát biểu khi công bố báo cáo tự do tôn giáo 2021 hôm 2/6/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng chính quyền Việt Nam sách nhiễu các tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo độc lập.

Hôm 2/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam 2021 trong đó ghi nhận sự sách nhiễu liên tục của chính quyền đối với các nhóm tôn giáo độc lập và các nhóm không được nhà nước công nhận.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu với sự hiện diện của Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain. "Ở Việt Nam, chính quyền sách nhiễu các thành viên của các cộng đồng tôn giáo chưa đăng ký".

Báo cáo viết về Việt Nam có đoạn : "Trong suốt năm qua, chính quyền Việt Nam không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào".

"Một số thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và chính quyền tỉnh đã sử dụng việc không tuân thủ các thủ tục đăng ký bắt buộc để trì hoãn, gây khó khăn và đàn áp các hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền đối với vai trò lãnh đạo của các chức sắc, giảng dạy giáo lý, và các hoạt động khác", báo cáo viết.

Báo cáo cũng ghi nhận việc chính quyền đã "điều động" các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo được công nhận gây ra các vụ hỗn chiến nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm chưa đăng ký.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc đến vụ chính quyền ở Tuyên Quang bắt giam 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình vào tháng 12/2021 khi các tín đồ tụ tập cho tang lễ của nhà sáng lập đạo này mà lý do chính quyền đưa ra là họ đã "tụ tập đông người", "vi phạm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19". Báo cáo cũng đề cập vụ 21 tín hữu Tin lành ở Đăk Lăk bị câu lưu từ ngày 16-18/7 hay 3 chức sắc Cao Đài độc lập ở Tiền Giang bị câu lưu và thẩm vấn hàng giờ vào tháng 9 vì các hoạt động tôn giáo của họ. Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về báo cáo mới này của phía Hoa Kỳ. Trước đó, Hà Nội nói rằng các báo cáo của Hoa Kỳ "đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam". ---

*******************

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ : Việt Nam vẫn kiểm soát đáng kể tôn giáo

VOA, 03/06/2022

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích luật pháp Việt Nam đang cho phép Chính phủ siết chặt việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng dù các quyền này được Hiến pháp đảm bảo.

tongiao3

Hình minh hoạ : Người đi lễ chùa ở chùa Cầu Đông, Hà Nội hôm 26/5/2021 - AFP

Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào ngày 2/6 nêu rõ Hiến pháp nước này qui định mọi cá nhân đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng; trong khi đó Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo lại cho phép Chính phủ Hà Nội quyền kiểm soát đáng kể đối với các thực hành tôn giáo theo những điều khoản mơ hồ với lý do an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra những vụ việc cụ thể tại những địa phương khác nhau liên quan tình hình tôn giáo- tín ngưỡng ở Việt Nam trong năm qua.

Đơn cử, vào tháng 12 năm ngoái, giới chức ở tỉnh Tuyên Quang bắt giữ ít nhất 56 người H’mong theo đạo Dương Văn Mình khi họ đến dự tang lễ của người sáng lập với cùng tên.

Hồi tháng 9/2021, cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang triệu tập các chức sắc Cạo Đài không theo phái Nhà nước để thẩm vấn họ về hoạt động thực hành tín ngưỡng.

Vào ngày 16/7/2021, Công an tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên bắt giữ ít nhất 21 người. Số này thuộc hai giáo phái Tin Lành lâu nay bị chính quyền nhắm đến. Trước khi bị bắt họ có tham gia khóa huấn luyện về xã hội dân sự do một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ hướng dẫn.

Từ tháng sáu đến tháng 10/2021, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không theo phái Nhà nước tường trình việc cơ quan chức năng và nhóm do Nhà nước lập nên đã nại lý do cần xây chùa mới ủng hộ việc phá An Hòa Tự đã 100 năm tuổi, thay vì trùng tu lại. Đây là một trong những ngôi của do Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập đạo xây dựng nên.

Báo cáo dẫn tường trình của tổ chức BPSOS cho thấy trong năm 2021, Công an tại Phú Yên và Đắk Lắk đã thẩm vấn ít nhất 30 người thuộc các giáo phái Tin Lành chưa được cho đăng ký.

Các nhóm Tin Lành và giáo hội Công giáo tiếp tục cho biết những giới hạn và mơ hồ về pháp lý đối với các cơ sở y tế, giáo dục do các tôn giáo vận hành khác hẳn những tuyên bố của chính phủ rằng Nhà nước hoan nghênh sự tham gia của các nhóm tôn giáo vào lĩnh vực y tế, giáo dục và từ thiện.

Đại diện giáo hội Công giáo cho biết Chính phủ từ chối trả lại những bệnh viện, phòng khám, trường học bị trưng thu vào những năm 1945 và 1975.

Báo cáo nêu rõ đại diện của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên nêu quan ngại về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam với các quan chức chính phủ Hà Nội vả đảng cộng sản Việt Nam.

Đại diện phía Hoa Kỳ nhấn mạnh sự thiết yếu của tiến bộ về các quyền tự do tôn giáo và nhân quyền của Hà Nội trong việc tăng tiến mối quan hệ song phương Mỹ- Việt.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 327 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)