Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/07/2022

Báo cáo vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Nguyễn Thị Hải Yến

Mục lục

Giới thiệu

Tóm tắt báo cáo

thienam0

1. Các điều khoản liên quan đến "Vụ án Tịnh Thất Bồng Lai"

Tuyên ngôn nhân quyền 

Công ước quyền trẻ em 

Thông cáo Helsinki 1964 về đạo đức y khoa 

2. Vụ án Thiền Am : ông Lê Tùng Vân và đạo Bửu Hương Kỳ Sơn

2.1. Ông Lê Tùng Vân và quá trình tu tại gia

2.1.1 Ông Lê Tùng Vân

2.1.2 Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

2.1.3. Trại dưỡng lão và cô nhi viện Thánh Đức 

2.1.4. Tịnh Thất Bồng Lai, Thiền Am bên bờ vũ trụ (Thiền Am)

2.2. Những thủ đoạn và quá trình đàn áp :

2.2.1. Công cụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

2.2.2. Công cụ truyền thông 

2.2.3. Công an kết hợp xã hội đen 

2.2.4. Cuộc bố ráp cưỡng ép cách ly và lấy máu xét nghiệm "vô tiền khoáng hậu" năm 2020

3. Vụ án Thiền Am : diễn tiến vụ việc

3.1. Khúc dạo đầu (nửa năm cuối 2021)

3.2. Cuộc "bố ráp" bởi 3 "mũi tấn công"

3.3. Khám xét Thiền Am và truyền thông "khởi tố" vụ án (ngày 04/01/2022)

3.4. Công luận phẫn nộ (ngày 07/01/2022)

4. Sự phản kháng của nạn nhân và công luận

4.1. Phản kháng từ cô gái Diễm My

4.2. Phản kháng từ các thành viên Thiền Am

  1. 3.Phản kháng của công luận

5. Những hệ lụy đối với các thành viên của Thiền Am

5.1. Ảnh hưởng của "truyền thông khởi tố và kết án

  1. 2.Biểu hiện sang chấn tâm lý của các bé trong Thiền Am
  2. 3.Cản trở việc đến trường của trẻ và quyền tiếp cận luật sư
  3. 4."Án bỏ túi" bởi nền pháp trị "mạng nhện"

6. Nhìn nhận của các nhà quan sát

6.1. Nhìn nhận của giới trí thức, nhà báo và nghệ sĩ

  1. 2.Nhìn nhận của giới luật sư
  2. 3.Nhìn nhận của giới Tu hành

7. Kết luận

*******************

1. Giới thiệu

Lý do đệ trình bản Báo cáo này : 

Từ năm 2014 người Việt trong và ngoài nước đã biết đến nhóm tu tại gia ở Tịnh Thất Bồng Lai qua chương trình The VoiceKid mùa 2 ở Việt Nam, ấn tượng với giọng hát của cô bé Lê Thanh Huyền Trân, sau đạt giải Á quân cuộc thi năm đó. Tiếp theo, là hai sư thầy Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên hát nhạc Bolero qua chương trình "Tuyệt Đỉnh Song Ca" của Đài truyền hình Long Xuyên. Và hơn tất cả là ấn tượng về 5 chú tiểu (từ 3 đến 6 tuổi) với các tiết mục tranh tài trong chương trình "Thách Thức Danh Hài" hai năm 2018 và 2019 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai sư thầy Hoàn Nguyên - Nhất Nguyên hát nhạc phẩm : Ngàn Dặm Tây Thiên - Dấu Chân Thời Gian

Nhưng song hành với những tài năng của họ trên mạng xã hội thì báo chí có những đợt rầm rộ đăng đàn qui kết tội "giả tu", "trục lợi" rồi "loạn luân" và đặc biệt ngày 04/01/2022 cả mạng xã hội "bật lên như lò xo" khi thông tin "khởi tố vụ án đối với ông Lê Tùng Vân, trụ trì Tịnh Thất Bồng Lai/Thiền Am bên bờ vũ trụ. Tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn thông tin đa chiều về Thiền Am cũng như các thành viên trong Thiền Am. Điều tôi ấn tượng là những tài năng và sự tu luyện để thành công của họ.

Các video clip ca nhạc, diễn kịch, cũng như đời sống hàng ngày của họ cho tôi thấy họ là những người tu tại gia, lấy Phật pháp để nuôi dưỡng trẻ mồ côi theo nguyên lý Chân-Thiện-Mỹ. Nhưng vì họ không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và tài năng của họ được các mệnh thường quân từ Việt Nam và cả hải ngoại giúp đỡ để cải thiện đời sống cho các bé, mà giới chức Phật giáo nhà nước và chính quyền đã phật lòng và ngày càng đàn áp, và đỉnh điểm là khởi tố vụ án với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân, tập thể" mà ở đây hàm ý là "giả tu" "dùng trẻ mô côi để trục lợi" và "loạn luân".

Việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông đàn áp và xâm phạm thông tin cá nhân để nhục mạ họ và không tuân thủ trình tự tố tụng. Tôi thực sự bị chấn thương khi thấy nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp nhóm tu tại gia này trong một thời gian rất dài và rất tinh vi kết hợp chính quyền, truyền thông quốc doanh, truyền thông đen và những kẻ có tiền. Nếu tôi bị trong hoàn cảnh này có lẽ tôi sẽ phải quyên sinh.

Và xét thấy cách hành xử của nhà cầm quyền Việt nam đã vi phạm các điều khoản của Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam đã ký kết năm 1986, vi phạm Công Ước Quyền Trẻ Em 1989 mà Việt Nam ký kết năm 1990 cũng như qui phạm nguyên tắc đạo đức y khoa theo Thông cáo Helsinki 1964. Vì thế, tôi cố gắng tìm thông tin và bỏ ra hàng giờ chỉ để coi một video clip liên quan đến Thiền Am để có những mảnh ghép thông tin chân thật nhất và tổng kết ở Báo cáo này. 

Tóm tắt

Ông Lê Tùng Vân xuất thân từ dòng tu Bửu Sơn Kỳ Hương, dòng tu đặc thù ở vùng Châu Đốc tình An Giang. Ông Lê Tùng Vân ngay từ sau năm 1975 vẫn theo đuổi dòng tu Bửu Sơn Kỳ Hương. Việc ông lên Sài Gòn và khai khẩn mảnh đất vùng Bình Chánh như một triết lý của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, để lập ra nơi tu tại gia như ước muốn. Cùng với việc tu, ông còn nhận nuôi những người già không nơi nương tựa và những trẻ mồ côi. Cơ sở tu tại gia của ông hoàn toàn độc lập về kinh tế bằng các công việc như nuôi cá, làm nhang, làm đá… Trẻ mồ côi thường được ông làm giấy tờ lấy họ "Lê" của ông, và được ông khuyến khích và đào tạo các năng khiếu như thể thao và văn nghệ. Một bé gái 14 tuổi Lê Thanh Huyền Trân đạt giải á quân của chương trình The Voice Kid năm 2014. Năm 2017, hai thanh nhiên Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên nổi tiếng trong cuộc thi "Tuyệt Đỉnh Song Ca". Hai năm liên tiếp 2018 và 2019, năm chú tiều tuổi dưới 10 tuổi đạt giải nhất cuộc thi "Thách Thức Cùng Danh Hài" của các gameshow. Ông Lê Tùng Vân và các thành viên tiếp tục cho ra nhiều nhiều chương trình ca nhạc với những bài hát về Phật Pháp và tình mẫu tử và các chương trình hài kịch trên các kênh youtube. Nhiều người và mệnh thường quân không chỉ "like" cho các chương trình của họ trên youtube mà còn làm từ thiện để giúp thêm phần nuôi dưỡng các bé.  

Sóng gió nổi lên, năm 2007, chính quyền đã xóa sổ "Trại Thánh Đức" của ông, với lý do điều kiện sinh sống không đạt chuẩn. Và năm 2014 thì chính quyền huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thu hồi mảnh đất 1 ha nơi ông khẩn hoang và xây dựng "Trại Thánh Đức". Năm 2015, ông Lê Tùng Vân và những đứa trẻ mồ côi được ông cưu mang đã chuyển về sinh sống tại hộ nhà bà Cao Thị Cúc, huyện Đức Hòa tỉnh Long An với tên gọi là Tịnh Thất Bồng Lai và sau là Thiền Am, và tiếp tục nhận nuôi trẻ mồ côi và những đứa trẻ mà cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn.

Sóng gió lại nổi lên, khi những đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cáo buộc ông Lê Tùng Vân và nhóm tu tại gia này là "giả tu" vì không trực thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việc hô biến từ "không giả tu" thành "giả tu" của ông Thượng tọa Thích Nhật Từ sau khi không vận động được ông Lê Tùng Vân hiến đất làm Chùa và tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đây bắt đầu truyền thông liên tục đưa tin những người tu tại gia ở Tịnh Thất Bồng Lai/Thiền Am là "giả tu". Và nâng cao lên một mức độ là sự hợp tác giữa chính quyền cùng truyền thông nhà nước và các youtubers và facebookers, người kiếm tiền bằng số "view" và "like" còn tung lên mạng những tờ giấy khai sinh của các bé với tên mẹ là các "ni cô" trong Tịnh Thất Bồng Lai. Từ đó định hướng người dân rằng các bé trong Tịnh Thất Bồng Lai không phải là trẻ mồ côi, Tịnh Thất Bồng Lai giả mạo trẻ mồ côi để lừa đảo và trục lợi từ thiện, và là con cháu ruột của ông Lê Tùng Vân là sản phẩm "loạn luân". Tiếp đến là những hành vi bạo lực đàn áp từ những cá nhân là "đại gia" với sự bảo hộ của công an, và xa hơn nữa là việc "cưỡng bức" cách ly và lấy máu xét nghiệm, để rồi tung lên mạng trôi nổi thông tin kết quả giám định DNA và mối liên hệ huyết thống của các thành viên trong Tịnh Thất Bồng Lai bất chấp luật pháp và những chuẩn mực trong y khoa. Để đẩy cao trào sự phẫn nộ của người dân lên nhóm tu tại gia của ông Lê Tùng Vân. Và lấy trớn để chính quyền khởi tố vụ án Thiền Am.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các thông tin thu thập trong báo cáo này đều từ các trang báo quốc doanh và những youtubers và facebookers "kền kền", nhưng nó lại lật tẩy sự thật đằng sau những thông tin chụp mũ kia. 

1. Nếu nói cơ sở Trại Thánh Đức không đạt tiêu chuẩn nuôi dưỡng trẻ em, sao trước đó chính quyền vẫn đưa trẻ em từ làng SOS vào cơ sở Trại Thánh Đức. Và sao lại thu hồi đất của ông thay vì theo luật đất đai ông Lê Tùng Vân sẽ được làm thủ tục là chủ. Một mũi tên cho hai mục đích, xóa sổ cơ sở tu tại gia và tịch thu mảnh đất vàng. Những ngày đầu năm 2022 này cũng có một đại gia ông Lê Phước Vũ (em cột chèo của cựu bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Tuấn Anh) cũng đang dùng mọi hình thức quấy nhiễu ngôi chùa do Ni Sư Hải Triều Âm trên Lâm Đồng để chiếm đất. 

2. Việc chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam uyển chuyển cho ông Thích Nhật Từ nói rằng những thành viên trong Tịnh Thất Bồng Lai là "không giả tu" năm 2017 và quay ngược thành "giả tu" năm 2019 tại Long An giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh nó xảy ra song hành cùng vụ thảm sát Đồng Tâm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Phải chăng việc "không giả tu" là việc chính quyền hoãn binh với không khí căng thẳng trong nhân dân. Khi vụ giữ "37 con tin là cảnh sát cơ động" tại nhà văn hóa thôn của nhân dân thôn Hoành năm 2017 xảy ra khi chính quyền muốn thu hồi đất của dân nhưng không theo luật lệ mà lừa người đứng đầu là cụ Kình ra cánh đồng đánh gẫy chân và bể xương chậu. Và phải chăng thời cơ "bàn tay sắt vung ra" vào năm 2019 kết tội Tịnh Thất Bồng Lai là "giả tu" cũng là lúc chính quyền điều 3.000 quân nửa đêm xông vào bao vây toàn bộ dân thôn Hoành và giết cụ Kình ngay trong nhà. 

3. Điểm đáng lưu ý là ảnh hưởng của Covid-19 ở Việt Nam năm 2020 là không đáng kể : "Việt Nam ghi nhận tổng cộng 416 ca Covid-19, trong đó 51 bệnh nhân đang điều trị, 365 người đã khỏi" được Bộ Y tế công bố hôm 25/07/2020, chấm dứt 99 ngày không lây nhiễm trong cộng đồng". Vậy việc cưỡng chế cả người già và trẻ em đi cách ly trong khi tình hình dịch như thế để làm gì ? Và Thiền Am là nơi tu tại gia cách biệt, có cần phải cưỡng bức họ đến trại cách ly để trẻ em phải ăn ngủ dưới sàn nhà như thế ? Và tại sao ông Thắng cha của Diễm My lại có mặt vòng ngoài tại trại cách ly đúng vào thời điểm trại cưỡng bức thành viên Thiền Am ký biên bản thu mẫu máu phục vụ vụ án hình sự ? Vụ án hình sự nào với họ tại thời điểm đó ? Ai có thể cưỡng bức lấy máu bất chấp qui phạm đạo đức y khoa và để lộ thông tin thân tín nếu không có sự đồng ý và tiếp tay của chính quyền. Tương tự, Tuyên Quang : Bắt người H’Mông theo đạo ‘để chống Covid hay trấn áp tôn giáo’ ? đó là nhan đề bài viết trên trang điện tử báo BBC News ngày 29/12/2021.

4. Nếu ông Lê Tùng Vân và bà Cao Thị Cúc hiến đất để làm chùa và nhóm tu tại gia tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nằm dưới sự quản lý của chính quyền, theo như khuyên can của ông Thích Nhật Từ năm 2017 thì có lẽ sẽ không có vụ án Thiền Am. Bửu Sơn Kỳ Hương là một dòng tu có từ trước năm 1975 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay, nhiều dòng tu ở phía Nam trong đó có Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn hoạt động độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thuộc quyền quản lý của Bộ Công an Việt Nam). Cho đến nay những dòng tu không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn thường xuyên bị chính quyền Việt Nam đàn áp bằng cách cho đập phá các nhà chùa và các nhà dòng (như Chùa Liên Trì, Đan viện Thiên An). Số phận ông Lê Tùng Vân gắn liền với đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cùng với cơ sở Thiền Am cũng sẽ có chung một cái kết như những chùa Liên Trì.

5. Phải chăng việc dẹp bỏ Thiền Am bằng vụ án Thiền Am ngày 04/01/2022, một cơ sở tu tại gia không khuất phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam là mở đầu trận càn quét và thanh toán các tôn giáo ngoài quốc doanh. Khi ngay những ngày này lại có vụ giết hại Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh ngày 29/01/2022 vừa qua khi đang ngồi tòa giải tội cho giáo dân ở giáo họ Sa Loong, giáo xứ Đăk Mót (tỉnh Kon Tum).

6. Hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam mới chỉ khởi tố vụ án theo tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự. Nhưng chính họ cũng nói sẽ bổ xung tội danh khi cùng thào luận với Viện Kiểm Sát và Tòa án. Cũng giống hàng loạt các nhà "bất đồng chính kiến" ở Việt Nam khi bị bắt là tội "trốn thuế" (Điều Cày Nguyễn Văn Hải, Luật sư Lê Quốc Quân, mới đây là nhà báo Mai Phan Lợi, Luật sư Đặng Đình Bách, và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh) và tội "hai bao cao su" với Luật sư Cù Huy Hà Vũ nhưng khi ra tòa đều bị qui vào tội "chống nhà nước" theo điều 177, hoặc "lợi dụng quyền tự do dân chủ gây thiệt hại đền nhà nước" như Điều 331. Hiện có khoảng 300 tù nhân chính trị ở Việt Nam đang bị cầm tù vì hai điều luật này. 

Các điều luật liên quan đến "vụ án Tịnh Thất Bồng Lai"

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền 

Điều 2 : Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Điều 5 : Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Điều 7 : Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên ngôn này.

Điều 10 : Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một tòa án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.

Điều 11 :

11.1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.

Điều 15 :

15.1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.

Điều 12 : Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 17 :

17.2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18 : Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo ; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 27 :

27.1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.

Công ước Quyền trẻ em 

Điều 2 :

2.1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.

2.2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em.

Điều 3 :

3.1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

Điều 7 :

7.1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.

Điều 16 :

16.1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

16.2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.

Điều 28 :

28.1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội,

Điều 39 :

Các Quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng nào ; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm nào khác ; hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sự phục hồi và tái hòa nhập đó phải diễn ra trong môi trường giúp cho sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em được phát triển.

Thông cáo Helsinki 1964 về đạo đức y khoa 

Điều 7 : Các nghiên cứu y khoa được yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức để khuyến khích và đảm bảo rằng sự tôn trọng với đối tượng nghiên cứu là con người và để bảo sức khỏe và các quyền của họ.

Điều 8 : Cho dù mục đích cơ bản trong nghiên cứu nghiên cứu y khoa là để có được những kiến thức mới, thì mục tiêu nghiên cứu này cũng không có lý do gì để vượt qua quyền và những lợi ích của các đối tượng được nghiên cứu.

Điều 9 : Nghĩa vụ của thầy thuốc tham gia nghiên cứu y học là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, sự liêm chính, quyền tự quyết, quyền riêng tư và bí mật thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu. Trách nhiệm của các bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác là phải bảo vệ đối tượng nghiên, trách nhiệm này không thuộc về đối tượng nghiên cứu cho dù họ đã đồng ý.

Điều 10 : Các bác sĩ phải xem xét các quy phạm và tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và quy định đối với nghiên cứu liên quan đến đối tượng con người dựa trên tiêu chuẩn ở quốc gia của họ cũng như các quy phạm và tiêu chuẩn của quốc tế. Không được giảm bớt hoặc bỏ qua những tiêu chuẩn cầu về đạo đức, luật pháp hoặc quy định của quốc gia hoặc quốc tế trong việc bảo vệ đối tượng nghiên cứu được nêu trong tuyên bố này.

Vụ án Thiền Am : ông Lê Tùng Vân và đạo Bửu Hương Kỳ Sơn

Ông Lê Tùng Vân

Ông Lê Tùng Vân sinh năm 1932 tại Châu Đốc, An Giang thuộc miền Đồng Bằng Tây Nam Bộ, nơi đã từ lâu rất phát triển các dòng tu theo triết lý Phật pháp như Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

Cha ông là Lê Văn Tất (1917 – 1964) có bút hiệu Thần Liên, từng là bạn thân của Hàn Mặc Tử, về cuối đời ông Lê Văn Tất thành lập "Bạch Hoa Viên" ở Núi Sam, Châu Đốc để sáng tác thơ ca, vẽ tranh và viết một số tác phẩm về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Lê Văn Tất đã để lại nhiều tác phẩm (Sự tích miễu Bà núi Sam 1958 ; Sự tích chùa Tây An và mộ Phật Thầy 1959 ; Đức phật Thầy chuyển kiếp 1960 ; Sự tích Lăng Ông núi Sam ; Pháp môn hành đạo của Đức Phật Thầy 1962 ; Cảm nghĩ của người tàn phế làm thơ 1964 ; Phật Thầy Tây An tức là Đoàn Minh Huyên 1807-1856 là người sáng lập ra tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương) mà đến nay vẫn là tài liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, văn hóa về Bửu Sơn Kỳ Hương (nguồn tt kiểm chứng !!!). 

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lê Tùng Vân từng là tỉnh hội trường hội Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang. Sau năm 1975, ông Lê Tùng Vân muốn xây dựng giáo phái, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn và chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979 gia đình ông phải chạy loạn đến Cần Thơ và hoạt động tôn giáo. Do bất mãn chính quyền cộng sản năm 1988, ông Lê Tùng Vân từng cố vượt biên ở Hà Tiên nhưng bị bắt.

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng vào năm 1849 bởi một người có tục danh là Đoàn Minh Huyên (1807–1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) thì được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Hiện có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh : An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương với phương châm :

i) Đơn giản hóa đạo Phật (tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật, trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ, không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh… và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém) ;

ii) Đề cao Tứ ân (là ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại) ;

iii) Cổ vũ khẩn hoang (làm rẫy ruộng để người hành đạo có thể tự túc được lương thực, không phải nhờ vào người khác để mà tu).

Trại dưỡng lão và cô nhi viện Thánh Đức 

Năm 1990, ông Lê Tùng Vân cùng khoảng gần chục tín đồ chuyển lên sinh sống tại đường Lý Chiêu Hoàng, Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh. Ông Lê Tùng Vân đã cùng các đồng môn nhận nuôi các trẻ mô côi bị bỏ rơi như : Lê Thanh Minh Tú (sinh năm 1988), Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990) và Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991) là những trẻ mồ côi đầu tiên được ông Lê Tùng Vân và các đồng môn nhận nuôi. Cũng có nhiều y tá của các bệnh viện tham gia các hoạt động tôn giáo và từ thiện. Và dần dần đa số là các bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bệnh viện Trưng Vương và bệnh viện Quận 6 được nhận về nuôi (thông tin được cung cấp trực tiếp từ ông Nguyễn Minh Tú, trẻ mô côi đầu tiên được ông Lê Tùng Vân nhận nuôi và cũng là trẻ trên giấy tờ theo thủ tục pháp lý được công nhận là con của ông Lê Tùng Vân). 

Năm 1997 (hay 1990 ?) ông Lê Tùng Vân đã thuyết phục mẹ ông là bà Mười bán hết đất ở Châu Đốc, ông cùng em gái thứ tư Lê Thu Vân và em trai thứ năm Lê Thanh Vân đã mua một lô đất rộng ở địa chỉ 109 ấp 2, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng khai khẩn vùng kinh tế mới (Cổ vũ khẩn hoang) và mở một trại lấy tên Thánh Đức để nhận nuôi người già không nơi nương tựa và trẻ mồ côi. Em gái Thu Vân, em trai Thanh Vân và mẹ ông Lê Tùng Vân cùng ở trong khu đất, tuy nhiên họ đều có nhà riêng và công việc riêng chứ không phụ thuộc vào ông Lê Tùng Vân. Bà Thu Vân có nhận nuôi 3 đứa trẻ làm con nuôi gồm hai trai và một gái, trong đó có Lê Thanh Minh Tùng. Người này sau khi ra tù vì tội trộm cắp đã không được ông Lê Thanh Vân là chú nhìn nhận và chia đất (bà Lê Thu Vân đã mất), đã đăng tin tìm cha mẹ ruột. Và người này cũng chính là một trong nhóm youtubers sinh sống bằng nghề kiếm "like" đã vu khống rằng mình là sản phẩm loạn luân giữa ông Lê Tùng Vân và em ruột ông là bà Lê Thu Vân, mẹ nuôi của Lê Thanh Minh Tùng.

Trại Thánh Đức tọa lạc trên mảnh đất rộng gần 1 hecta, trên đó có những căn nhà mái lợp tôn rỉ sét, vách bằng phên tre hoặc được quây bằng những tấm nhựa, mỗi căn rộng trên dưới 100 m2, xung quanh là những ao lớn nuôi cá trê. Thu nhập để mưu sinh của các thành viên tại Trại Thánh Đức chủ yếu dựa vào việc nuôi cá. Trại Thánh Đức hoạt động trên cơ sở pháp lý do Quyết định số 01 của Trung tâm Từ thiện hỗ trợ người cao tuổi – trực thuộc Hội Dân tộc học Thành phố Hồ Chí Minh, do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa là Giám đốc ký ngày 2/1/2004, cho phép thành lập trại dưỡng lão, cô nhi, và Quyết định số 02 – cũng do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký, bổ nhiệm ông Lê Tùng Vân làm Giám đốc Trại.

Năm 2007, Trại Thánh Đức nuôi dưỡng 56 người : trong đó có 22 người dưới 16 tuổi, 4 người từ 17 đến 18 tuổi, 21 người từ 19 đến 50 tuổi và 9 người từ 55 đến 60 tuổi. Sinh hoạt tại Trại Thánh Đức ngoài giờ tu tập và học hành, những người từ 15 tuổi trở lên có nhiệm vụ thu gom đầu cá tại các chợ để đem về chế biến làm thức ăn nuôi cá. Một số người thì ở nhà trông các trẻ nhỏ, nấu ăn và giặt giũ. Trong số các bé được nuôi tại trại Thánh Đức có khoảng 15 cháu được chuyển từ làng SOS sang, và đa số đã ở tuổi thiếu niên. Các bé mồ côi được nuôi dưỡng trong trại Thánh Đức được đi học tại các ngôi trường công trong khu vực (chia sẻ từ ông Lê Thanh Minh Tú).

Trại Thánh Đức bị xóa sổ, hỏa hoạn và mất đất

Để thu hồi mảnh đất mà Trại Thánh Đức tọa lạc, việc đầu tiên của chính quyền là phải tìm lý do giải thể Trại Thánh Đức.

Sau khi trại Thánh Đức bị giải thể năm 2007, chỉ còn lại khoảng 20 trẻ trẻ mồ côi ở lại với ông Lê Tùng Vân trên khu đất của trại. Các hoạt động nuôi cá là kế sinh nhai chính vẫn tiếp tục. Cũng từ thời gian này trại Thánh Đức chịu sức ép của chính quyền về việc thu hồi mảnh đất Trại tọa lạc.

Tuy nhiên, tháng 8/2011 khu vực trại bị họa hoạn. Báo Vietnamnet ngày 17 tháng 8 năm 2011 có bài kêu gọi giúp đỡ sau khi trại Thánh Đức bị cháy, và cho biết rằng sau khi bị cháy, 20 trẻ mồ côi được gửi sang các hộ hàng xóm, các tu sĩ thì cố gắng sống tạm bợ trong khu vực đã bị cháy. Toàn bộ cơ sở vật chất và gạo đã bị thiêu rụi. 

Theo thông tin từ ông Lê Thanh Minh Tú, thì nguồn hỏa hoạn được lan ra từ phòng riêng của ông Lê Tùng Vân vào ban đêm. Có một điều khó hiểu là phòng riêng của ông Lê Tùng Vân không thờ phụng nên không thể xảy ra khả năng do đốt nhang, và phòng ông cũng không có dây điện nên khả năng cháy vì chập điện cũng được loại bỏ. Và toàn bộ giấy tờ tùy thân và giấy tờ nguồn gốc mảnh đất cũng bị thiêu rụi. Sau khi bị cháy các trẻ do trại Thánh Đức nhận nuôi được chuyển ra sống nhờ ở các hộ gia đình ở Ấp 3 và Ấp 4. Các hoạt động nuôi cá vẫn diễn ra, ngoài ra các thành viên tại trại Thánh Đức còn sản xuất và bán nhang và một số hoạt động khác để có thu nhập cung cấp nuôi các trẻ. Đến năm 2015 thì chính quyền huyện Bình Chánh chính thức tịch thu khu đất mà trại Thánh Đức tọa lạc lâu nay.

Tịnh Thất Bồng Lai - Thiền Am bên bờ vũ trụ (Thiền Am)

Tịnh Thất Bồng Lai

Sau khi trại Thánh Đức bị nhà cầm quyền xóa sổ năm 2007. Sau nhiều năm tiếp tục nuôi dưỡng những bé mồ côi còn lại tại mảnh đất của trại Thánh Đức, năm 2015 nhóm tu tại gia của ông Lê Tùng Vân đã chuyển về Long An và lấy tên là Tịnh Thất Bồng Lai. Và ngày 01/01/2020, ông Lê Tùng Vân đã đổi tên Tịnh Thất Bồng Lai thành Thiền Am bên bờ vũ trụ trên cùng địa chỉ ở Long An.

Theo trang báo điện tử Quân đội Nhân dân và báo điện tử Công an Nhân dân thì "năm 2015, trại Thánh Đức chuyển về ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, Đức Hòa, Long An trên mảnh đất 2000 m2 của hộ bà Cao Thị Cúc (năm 2014, bà Cao Thị Cúc từ xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước tỉnh Long An đã mua một mảnh đất rộng khoảng 2000 mét vuông làm điểm tu tại gia). Cơ sở này là một ngôi nhà cũ đã được tu sửa khang trang, và được chuyển một số tượng Phật về". Tại đây, trại Thanh Đức được đổi tên thành Tịnh Thất Bồng Lai. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Minh Tú (là một trong nhũng trẻ mồ côi ban đầu từ Trại Thánh Đức) thì trại Thánh Đức chính thức chuyển về Long An là năm 2017.

Tại Tịnh Thất Bồng Lai, ông Lê Tùng Vân cùng các đệ tử như Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên vẫn nuôi dạy trẻ mồ côi. Hình thức tu của nhóm Tịnh Thất Bồng Lai là tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương như đã trình bày ở phần 1.2. Tại Tịnh Thất Bồng Lai họ học Kinh phật, việc mặc đồ nâu sòng, hay cạo đầu là không bắt buộc (tùy từng cá nhân), không truyền đạo. Họ không lấy danh Phật giáo. Họ không tự nhận là "tu sĩ". Họ chỉ hoạt động như là một đại gia đình. Trong xưng hô, các thành viên gọi ông Lê Tùng Vân là "Thầy Ông Nội" "Thích Tâm Đức". Đó là một danh xưng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Họ hoàn toàn sống tự lực cánh sinh và được mạnh thường quân giúp đỡ, chứ không có sự hỗ trợ nào của Nhà nước

Ông Lê Tùng Vân và nhóm tu tại gia Tịnh Thất Bồng Lai tiếp tục nhận các bé mồ côi và những người muốn nhập gia đình tu tại gia của họ. Các bé được nhận nuôi sẽ được các nữ tu tại đây nhận làm mẹ trên thủ tục giấy tờ để các bé có đủ giấy tờ theo yêu cầu nhập học khi tới tuổi đến trường. Tất cả trẻ mồ côi được ông Lê Tùng Vân nhận đều được đặt tên theo họ của ông là "Lê".

Sự chăm sóc từng bé cũng được phân công cụ thể cho từng người. Các bé đến độ tuổi đi học được đến trường học tại địa phương. Khi trưởng thành, các thành viên có thể quyết định tách ra khỏi đại gia đình này để theo học chuyên môn như ông Lê Thanh Minh Tú (về viễn thông), hoặc quyết định sẽ tiếp tục sống và đảm đương công việc tại Tịnh Thất Bồng Lai cho mục đích cưu mang trẻ mồ côi như Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Huyền Trân (Lê Thanh Huyền Trân, được giải Á quân chương trình thi The Voice Kid năm 2014, đã được nhiều ca sĩ đỡ đầu và khuyên nhủ để tóc và đi hát như một ca sĩ, nhưng Huyền Trân đã từ chối và quay về các sinh hoạt tu tại gia của Tịnh Thất Bồng Lai). Ngoài học kinh Phật, ông Lê Tùng Vân và các đệ tử cũng tìm hiểu tài năng (sáng tác, ca hát và tập luyện thể hình) của từng thành viên và các bé và tạo điều kiện để phát triển các tài năng cá nhân này. Và thành quả : 

Á quân của The Voice Kid năm 2014. Năm 2014, ngay từ vòng giấu mặt cô bé Lê Thanh Huyền Trân 14 tuồi xuất hiện với cái mũ của ni cô với bài hát "Còn tuổi nào cho em" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã làm khán giả cả nước đánh giá là "một hiện tượng" mới cho dòng nhạc Trịnh. Với giọng hát tình cảm tôn vinh các tác phẩm của dòng nhạc Trịnh, Lê Thanh Huyền Trân đã đạt giải Á quân của cuộc thi The Voice Kid năm 2014. Từ đó, mọi người biết đến Tịnh Thất Bồng Lai và sau khi được biết Tịnh Thất Bồng Lai là nơi tu tại gia và đón nuôi nhiều bé mồ côi, nên nhiều người và mệnh thường quân đã có những thiện nguyện để giúp Tịnh Thất Bồng Lai có thêm điều kiện để nuôi dưỡng các bé. Bé Lê Thanh Huyền Trân đã được tài trợ cho chương trình học cấp 3 và cấp đại học (Kênh truyền hình VTV3).

Hai sư Thầy hát Bolero triệu view : năm 2017, trong cuộc thi "Tuyệt Đỉnh Song Ca" của đài truyền hình Vĩnh Long, hai sư Thầy Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên với đồ nâu sòng mang đến cho chương trình giọng hát "đốn tim" khán giả. Tịnh Thất Bồng Lai càng nổi tiếng hơn trước sự cảm phục của mọi người không chỉ trực tiếp coi truyền hình, mà cả trên các trang mạng xã hội. Đó là lý do vì sao Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên được mọi người đặt cho cái tên yêu mến là "hai sư thầy hát Bolero triệu view". (Kênh truyền hình Tuyêt đỉnh song ca, đài truyền hình Vĩnh Long).

Hai năm 2018-2019 liên tiếp quán quân chương trình "Thách Thức Danh Hài" : đó là 5 chú tiều Pháp Tâm, Nghi Tâm, Trí Tâm, Ngọc Tâm, Minh Tâm, từ chưa đi học đến mới chỉ học lớp 3. Với những tiểu phẩm dự thi như "Bao công xử án", "Đường Tăng"… sự thông minh, hài ước và chuyên nghiệp trong diễn xuất, các tiết mục của 5 chú tiểu luôn được khán giả màn hình và khán giả trên mạng đón chờ ngay tại thời điểm phát sóng và cả sau đó (Kênh truyền hình HTV7 của Thành phố Hồ Chí Minh). 

Siêu Liên khúc 17 bài nhạc nối dài của Trịnh Công Sơn – Tuyệt phẩm có 1-0-2 của Việt Nam | Thiền Am by Night

Từ đó Tịnh Thất Bồng Lai càng có nhiều hơn mệnh thường quân giúp đỡ. Và chính các thành viên trong Tịnh Thất Bồng Lai cũng đã được tư vấn để xây dựng các kênh youtube cho các nhóm thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai như "Huyền Trân Offical", "Năm chú tiểu". Các kênh youtube của các thành viên thường có hàng chục ngàn người theo dõi, và có hàng triệu "like" và được nhận các nút "vàng" "nút ‘bạc" của nhà cung cấp youtube. Từ đó, Tịnh Thất Bồng Lai cũng có thêm các khoản thu nhập.  

Sự xuất hiện của cô gái Võ Thị Diễm My vào năm 2019

Diễm My, 21 tuổi, là sinh viên năm thức 3 của Đại hội Vạn Thạnh, là con gái của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai, ngụ quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh). Diễm My đã bỏ nhà đi tu với một bức thư để lại cho ông Thắng và bà Mai. Ông Thắng và bà Mai đã nghi ngờ Lê Thanh Huyền Trân ở Tịnh Thất Bồng Lai dụ dỗ con gái mình đi tu.

Đổi tên từ Tịnh Thất Bồng Lai thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ 

Đầu năm 2020, ông Lê Tùng Vân đã đổi tên Tịnh Thất Bồng Lai thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (Thiền Am). Các sinh hoạt tu tập vẫn diễn ra, đặc biệt là việc nuôi dạy các bé mà Thiền Am đang cưu mang. Các thành viên trong Thiền Am tiếp tục tự sáng tác các bài hát về triết lý Phật pháp và tổ chức tại gia các đêm diễn.

Những công cụ, thủ đoạn và quá trình đàn áp

Công cụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam :

"Tịnh Thất Bồng Lai giả tu"

Năm 2017, sau 2 tập phát sóng của chương trình "Tuyệt Đỉnh Song Ca" của Đài truyền hình Vĩnh Long, hai sư thầy hát Bolero được khán giả mong chờ cho các tập tiếp theo. Tuy nhiên, đã có sự lên tiếng của Hòa thượng Thích Minh Thiện trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Long An cho rằng hai sư thầy là "giả sư", và nhóm người tu tại gia ở Tịnh Thất Bồng Lai là "giả tu" dẫn đến việc Ban tổ chức chương trình Tuyệt Đỉnh Song Ca đã phải cắt những tiết mục của Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên ở các tập phát sóng sau này và thông báo hai sư thầy này xin rút vì lý do sức khỏe.

Tịnh Thất Bồng Lai "không giả tu"

Trước thông tin bị cho là "giả tu", ba thành viên (Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Huyển Trân) của Tịnh Thất Bồng Lai đã đến gặp và xin tư vấn của Thượng tọa Thích Nhất Từ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì Thượng tọa Thích Nhất Từ đã từng mời họ tham gia diễn văn nghệ cho đại hội phật giáo. Tại thời điểm này Thượng tọa Thích Nhất Từ khẳng định rằng các thành viên tại Tịnh Thất Bồng Lai không hề mạo tăng sĩ. Khi trả lời Báo Giác Ngộ Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng các thành viên tu tại gia ở Tịnh Thất Bồng Lai là không "giả tu". Và cũng cho rằng luật Phật không cấm cư sĩ thi thể hình, hát tình ca, và sinh hoạt như người thường. Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng khuyên Tịnh Thất Bồng Lai nên hiến đất và tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai đã không đồng ý ra nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chuyển thành "giả tu" bằng sự nhịp nhàng và nhanh chóng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp 

Vào lúc 18g30 ngày 18 tháng 12 năm 2019, Thượng tọa Thích Nhất từ đã có một bài "thuyết giảng" tại chùa Giác Ngộ do ông là chủ trì về cái gọi là "giả sư" của ông Lê Tùng Vân và Tịnh Thất Bồng Lai, và ông kêu gọi chính quyền phải xử lý việc "giả tu", "dùng trẻ em trục lợi" của những người trong Tịnh Thất Bồng Lai. Ngày 19/12/2019 Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào cuộc với một văn bản yêu cầu Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An làm rõ những vấn đề ở Tịnh Thất Bồng Lai. Ngày 20/12/2019 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An có công văn trả lời Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Công an kết hợp xã hội đen 

Sốc chuyện "300 triệu làm chứng minh thư" (Đó là đầu đề bài báo điện tử Dân trí).

Tháng 4 năm 2018, ba thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai được một tổ chức ở Úc mời sang biểu diễn ca nhạc phục vụ phật tử và sinh viên. Tuy nhiên, cả ba thành viên bị gây khó khăn cho việc làm chứng minh nhân dân trước khi đủ giấy tờ để làm hộ chiếu chuẩn bị cho chuyến đi. Vụ việc bị người của ban tổ chức biểu diễn ca nhạc bên Úc đã thu âm và tố cáo ra công an. Ngày 23 tháng 10 năm 2018, ông Nguyễn Hoàn Khải, Trưởng Công an xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa) bị kỷ luật với hình thức khiển trách sau khi đòi 300 triệu để làm Chứng minh nhân dân cho 3 cá nhân nói trên. Cuối cùng chuyến đi biểu diễn bên Úc đã không thể thực hiện được. 

Bạo lực từ bên ngoài có sự bảo kê của công an

Do nghi ngờ con gái bị dụ dỗ đến tu tại Tịnh Thất Bồng Lai, nên cha mẹ Diễm My đã cùng hơn 50 người xông vào đập phá nhằm tìm kiếm Diễm My mà không có sự can thiệp của công an. Cuộc đập phá và hành hung của nhóm người do cha mẹ Diễm My đã làm thầy Lê Thanh Nhất Nguyên đổ máu. Và cuộc kiện tụng ra tòa cho kẻ gây ra đổ máu là một bản án "bất ngờ". 

Kế hoạch "dắt thỏ về vườn", sự phối hợp giữa công an và cha mẹ Diễm My

Sau 2 tháng gây bạo loạn tại Tịnh Thất Bồng Lai, cha mẹ Diễm My vẫn không biết con gái đang tu tại đâu. Và họ thường xuyên livestream đi tìm con gái. Bỗng nhiên tháng 12 năm 2019, Diễm My bất ngờ xuất hiện, báo tin đã được cha mẹ chấp thuận cho đến tu tại Tịnh Thất Bồng Lai và được nhà cầm quyền chấp thuận. Tuy nhiên, ngay sau đó "ngày 12/12/2019, Công an huyện Đức Hòa mời bà Cao Thị Cúc (chủ căn hộ Tịnh Thất Bồng Lai sinh sống) và cô Võ Thị Diễm My với vợ chồng ông Võ Văn Thắng lên làm việc. Khi cơ quan Công an yêu cầu bà Cúc giao cô Võ Thị Diễm My cho gia đình ông Thắng đưa về nhà để điều trị bệnh…". Trong quá trình làm việc công an Long An đã tống Diễm My lên một xe cứu thương và chở về nhà ông Thắng và bà Mai trước sự ngỡ ngàng của phía Tịnh Thất Bồng Lai. Trước tình hình đó, để phù hợp luật pháp, bên Tịnh Thất Bồng Lai phản đối việc bắt người vô cớ bởi cô Diễm My đã đăng ký tạm trú hợp pháp tại Tịnh Thất Bồng Lai, và yêu cầu bên công an và gia đình ông Thắng phải xác nhận đã đưa Diễm My ra khỏi Tịnh Thất Bồng Lai, để tránh sau này bên gia đình Diễm My cũng như công an không thể bắt Tịnh Thất Bồng Lai liên đới tới bất cứ tình trạng nào của Diễm My. Tuy nhiên, bên công an không chấp nhận và cuộc tranh cãi của Tịnh Thất Bồng Lai đòi công an thực thi pháp luật đã xảy ra tại trụ sở công an. Phải chăng, mục đích là tìm và bắt con đem về của cha mẹ Diễm My, và sâu xa hơn nữa là sẽ đẩy Tịnh Thất Bồng Lai vào phiền toái của pháp luật.

Cuộc bố ráp cưỡng ép cách ly và lấy máu xét nghiệm "vô tiền khoáng hậu" năm 2020

Cưỡng ép cách ly 

Sau một thời gian dài truyền thông quốc doanh và mạng xã hội đưa tin về mối liên quan huyết thống giữa các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai bằng những tờ giấy khai sinh. Ngày 26/07/2020, đồng loạt các trang báo đều đưa tin, công an Long An đã cho một xe khách cỡ lớn đến Thiền Am và chở 19 (có báo nói 17) thành viên trong Thiền Am đi cách ly vì "tiếp xúc" với một ca F0 là Đinh Thanh Hải. Ông Hải là người công an nói vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/07/2020 để tặng quà cho Thiền Am, và đã được đưa đến nhập viện và cách ly tại Khoa nhiễm, Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa tỉnh Long An. Cảm thấy có nghi ngờ, nên Thiền Am đã cho trích xuất dữ liệu camera ở Thiền Am. Kết quả cho thấy không hề có ai đến thăm Thiền Am vào sáng hôm đó. Nhưng công an Long An vẫn cưỡng ép tất cả những thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai lên xe và đưa vào khu cách ly cách Thiền Am khoảng 100 km. Và thực tế là : danh sách những người điều trị cách ly ở khu vực Hậu Nghĩa không có ai tên Đinh Thanh Hải.

Cưỡng ép ấy máu xét nghiệm Covid-19 nhưng cho mục đích vụ án hình sự

Tại trại cách ly, tất cả các thành viên của Thiền Am đều bắt buộc lấy mẫu máu, dịch hầu họng. Ngày 11/08/2020 sau khi 2 lần test Covid-19 âm tính và hết thời hạn cách ly, nhóm thành viên Thiền Am được trở về lại Thiền Am. Lúc này các thành viên Thiền Am đã có một video clip kể lại những gì xảy ra trong suốt qua trình cách ly. Trong đó, các thành viên được yêu cầu ký vào những tờ biên bản có đề cập việc lấy mẫu máu phục vụ cho vụ án hình sự. Riêng cụ Lê Tùng Vân ban đầu không chịu ký thì còn bị nhân viên hành chính tại trại cách ly bóp cổ. Và cũng trong video này các thành viên Thiền Am còn quay được cảnh ông Thắng cha của Diễm My cùng xe ô tô đứng bên ngoài trại cách ly trong suốt quá trình ồn ào tranh cãi giữa những người của Thiền Am và ban quản lý trại về việc ký và không ký vào biên bản thu mẫu máu cho vụ án hình sự trước khi được ra khỏi trại cách ly. Lưu ý là thời gian đó dịch bệnh Covid19 không thực sự nghiêm trọng ở Việt Nam.

Hình sự hóa bằng phóng sự điều tra kết tội Thiền Am

Sau hai đợt truyền thông để báo chí thỏa mái đăng tin về tung tích các bé trong Thiền Am, và Thiền Am trục lợi, thì bản tin ngày 9 tháng 10 năm 2020 trên trang báo điện tử Công an Nhân Dân chính thức cho biết : công an Long An phối hợp các cơ quan liên quan đã điều tra và đã cho phát một phòng sự "Sự thật về Tịnh thất Bồng Lai" vào ngày 22 tháng 9 năm 2020, trong đó kết luận Tịnh Thất Bồng Lai là giả tu, trẻ trong đó không phải trẻ mồ côi mà có mẹ ở cùng, Tịnh Thất Bồng Lai dùng trẻ để lừa đảo và trục lợi từ thiện. Nhiều đứa trẻ là con ông Lê Tùng Vân cùng sinh sống trong đó.

Truyền thông quốc doanh và các youtubers và facebookers "kền kền"

Truyền thông kết tội "giả tu" và loạn luân

Mặc dù các trang báo thường khai thác và đưa tin bất lợi về các thành viên trong Tịnh Thất Bồng Lai, nhưng sự tổng lực của tất cả các báo, đài với cùng nội dung sẽ diễn ra khi chính quyền chuẩn bị hoặc có những hành động thiết chế Tịnh Thất Bồng Lai.

Ngay từ cuối tháng 12 năm 2019, sau khi có sự phối hợp giữ Thượng tọa Thích Nhật Từ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An bằng những văn bản cụ thể và khẳng định những người trong Tịnh Thất Bồng Lai là "giả tu" và "lừa đảo" vì trẻ em có mẹ ở cùng mà nói là trẻ mồ côi để trục lợi từ thiện, và nhiều trẻ trong đó là con cháu ruột của ông Lê Tùng Vân cùng với các "ni cô" trong đó. Thì dày đặc các trang báo cùng đưa tin về Tịnh Thất Bồng Lai với nội dung như thế. Có những báo về chuyên ngành luật pháp như báo Công lý xã hội còn đưa tin giật tít đầu đề "Đại "gia đình" giả sư đẻ con thật !" chi tiết trẻ nào có mẹ là những "ni cô" trong Tịnh Thất Bồng Lai là cùng với những tờ giấy khai sinh thông tin thân nhân cụ thể.

Sau khi một số facebookers "kền kền" thoải mái tung lên mạng những tờ giấy khai sinh của một số bé trong Thiền Am để vu khống rằng những đứa trẻ trong Thiền Am không phải là trẻ mồ côi. Bước tiếp theo của chính quyền là cưỡng bức cách ly và lấy mẫu máu trên danh nghĩa "test Covid-19" vào tháng 07/2020, và bắt đầu trên mạng các facebookers lại lan truyền kết quả test DNA của nhóm thành viên tại Thiền Am. Vào tháng 9 năm 2020 đồng loạt báo chí quốc doanh đăng đàn đưa tin rằng ông Lê Tùng Vân quan hệ với trẻ vị thành niên và trẻ bị bệnh tâm thần, đa số trẻ em ở đó là con ruột và cháu của ông Lê Tùng Vân. Thiền Am "giả tu", lừa đảo vì trẻ con có thân nhân nhưng nói là trẻ mồ côi để trục lợi từ thiện và có yếu tố loạn luân.

Truyền thông tổng tấn công khởi động vụ án

Mặc dù vẫn thường xuyên đưa tin bất lợi về Thiền Am, nhưng sự rầm rộ nhất và lôi kéo được người xem nhất là những tháng nửa cuối năm 2021. Một bài viết tổng hợp của trang báo RFA ra ngày 08 tháng 1 năm 2022 : "Cuộc đàn áp Tịnh Thất Bồng Lai hiện nay là cuộc đấu tố theo kịch bản cũ nhưng được nâng lên tầm cao mới với quy trình chặt chẽ, quy mô hoành tráng chưa từng có tiền lệ". Đó là cuộc đấu tố một bên yếu thế là nhóm tu tại gia của Thiền Am và một bên là của nhà cầm quyền gồm có :

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam : đại diện là "Hòa thượng Thích Minh Thiện và Thượng tọa Thích Nhật Từ đã phát động quần chúng lên án Tịnh Thất "giả sư trục lợi", giả sư đi thi ca hát là ảnh hưởng đến uy tín Phật giáo, tu không đăng ký là phạm pháp"’

- Truyền thông quốc doanh : "Báo chí cách mạng bao gồm đủ loại hình báo giấy, truyền hình, báo mạng, đồng loạt dẫn lời vu cáo, trích dẫn ý kiến của các cán bộ Nhật Từ, Minh Thiện giống như pháp quan dẫn chiếu chỉ của thánh hoàng để ban án tử hình".

- Luật sư lưu manh Trần Quốc Dũ : người vu khống cho cô Kim Xuân, một thành viên tu tại Thiền Am, là chửi cha mẹ, không chồng mà có chửa. Cô Kim Xuân đã phải lập vi bằng và tố cáo Trần Quốc Dũ ra công an quận Gò Vấp. Nhưng công an đã không đọc lệnh với Trần Quốc Dũ mà cố tình để cho qua thời hạn. 

- Những Youtubers, côn đồ mạng như Nguyễn Sin, Nguyễn Trường Giang, Lê Thanh Minh Tùng và những Youtubers khác kiếm tiền bằng "lượt like" : người luôn đánh phá những nhà hoạt động dân chủ trên cộng đồng mạng. Đã tung lên mạng giấy khai sinh của các bé được cưu mang trong Thiền Am, và kết quả thử DNA của các thành viên trong Thiền Am và kết luận họ loạn luân. Nhân phẩm con người và nhất là trẻ em bị chà đạp nhưng nhà cầm quyền vẫn im lặng một cách có chủ đích.

- Đình đám nhất là cái gọi là truyền thông nhân dân : chính quyền đã tiếp tục im lặng một cách có chủ đích khi để một bà đại gia cuồn cuộn CEO nghìn tỷ Nguyễn Phương Hằng cùng với đám youtubers kền kền livestream nhiều tháng liên tục tấn công vu cáo Tịnh Thất Bồng Lai : mặc dù "Đang mùa dịch bệnh Covid, cuồn cuộn dẫn đoàn quân kền kền đến bao vây dưới sự bảo vệ của hai đại tá công an và có lực lượng công an địa phương bảo vệ. Những đứa bé trong Tịnh Thất Bồng Lai hoảng hốt, bé Đức Tâm bật khóc. Cuộc an cư của người Việt quá mong manh trước thể chế cường quyền". 

Khởi tố vụ án Thiền Am

Khúc dạo đầu (nửa năm cuối 2021)

Bạo lực liên tục và dai dẳng

Sau nhiều tháng thoải mái livestream trên mạng gây chiến với những câu nói "giả tu" "loạn luân" đối với ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Thiền Am, ngày 04/11/2021, bà CEO Phương Hằng chủ công ty du lịch Đại Nam (người cầm đầu) cùng nhiều youtubers kéo đến gây sự với Tịnh Thất Bồng Lai trước sự chứng kiến của công an Long An.

Cuộc "bố ráp" bởi 3 "mũi tấn công"

Sau khi để truyền thông một chiều thoải mái tung và dẫn dắt dư luận rằng nhóm tu tại gia Thiền Am là "lừa đảo", là "trục lợi", là "loạn luân", thời điểm "hợp lòng dân" để nhà cầm quyền chính thức "hành động" "cât vó" nhóm tu tại gia này. 

Mũi tấn công số 1 : Kết tội ‘giả tu" và "trục lợi" vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngày 29/10/2021 trên báo điện tử Thanh tra, Hòa thượng Thích Minh Thiện đã chính thức kết tội giả tu và lợi dụng việc nuôi trẻ em trục lợi từ thiện của Thiền Am làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo quốc tế và Phật giáo Việt Nam : "Tịnh thất Bồng Lai" chỉ là mạo xưng, những người ở đây không phải là tu sĩ Phật giáo, không do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý. Lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo, lợi dụng hình thức cơ sở của giáo hội, lợi dụng hình thức nuôi những người cơ nhỡ làm từ thiện để trục lợi cho mình. Đó là vi phạm về pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của Tổ chức Phật giáo thế giới và gần nhất là tổ chức Phật giáo của Việt Nam".

Mũi tấn công số 2 : Chính quyền chính thức "bật nắp" vụ án

Và ngay ngày 5/11/2021 "trong buổi họp báo định kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin, cho rằng Thiền Am là cơ sở tu giả mạo, việc họ nói các trẻ là mồ côi nhưng thực tế 6 trong 8 trẻ có mẹ cùng ở, và 2 trẻ thủ tục nhận con nuôi chưa được chính quyền chấp nhận, và Thiền Am đã gọi những đứa trẻ này là mồ côi để lừa đảo và trục lợi. ""Vụ việc này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Mặc dù bà Cúc khẳng định chỉ thờ tượng Phật tại gia, không phải sinh hoạt tôn giáo", ông Nguyễn Tiến Trọng nói và khẳng định, sẽ tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng tỉnh Long An xác minh, làm rõ các nội dung liên quan để xử lý theo quy định".

Mũi tấn công số 3 : Truyền thông được phép "bật hết công suất" "kết tội" Thiền Am.

Sau khi chính quyền vào cuộc, thì ngay lập tức cùng ngày truyền thông quốc doanh được bật hết công suất với với những cái tít giật và với cùng nội dung giống nhau kết tội ông Lê Tùng Vân "loạn luân".

Trong khi đó, các tài liệu không rõ nguồn gốc về kết quả test DNA và cây phả hệ mối liên quan huyết thống của các thành viên và ông Lê Tùng Vân, được các fabookers và youtubers thì tung lên mạng chóng mặt. Một facebooker Lê Thanh Minh Tùng là con nuôi của bà Lê Thu Vân (em gái ông Lê Tùng Vân) đã cùng bà Phương Hằng livestream, dựng chuyện mình chính là sản phẩm loạn luân giữa ông Lê Tùng Vân và bà Lê Thu Vân. Mặc dù trước đó Facebooker này đã lên mạng tìm kiếm cha mẹ ruột. Và ngay cả cô diễn viên Elly Trần cũng chia sẻ cây phả hệ chi tiết từng thành viên ở Thiền Am. Tờ Pháp luật online, đại diện tiếng nói pháp luật, cũng đăng hình ảnh tài liệu kết quả xét nghiệm ADN của các thành viên ở Thiền Am.

Khám xét Thiền Am và truyền thông "khởi tố" vụ án

Ngày 04/01/2022 đồng loạt các tờ báo quốc doanh đều đăng tin "Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã đến khám xét và tống đạt quyết định khởi tố vụ án liên quan đến những lùm xùm tại "tịnh thất Bồng Lai".

Ngày 5/1/2022, Công an tỉnh Long An thông tin khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Lê Tùng Vân 3 tội gồm : 1) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ; 2) lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, và 3) Loạn luân. Ngay lập tức, tất cả các kênh truyền hình và các trang báo quốc doanh đồng loạt đưa tin vụ án Thiền Am. Ví dụ kênh VTC4. Và thậm chí ngày 6/1/2022 trang báo điện tử 2sao.vn còn nay lập tức định lượng mức án "bị khởi tố cùng lúc 3 tội danh, Lê Tùng Vân ngồi tù đến 120 tuổi ?".

Và đây là danh sách các trang báo, các kênh truyền hình, các trang facebooks và youtubes ngày 05/01/2022 cùng đưa tin công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Lê Tùng Vân về các tội gồm : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ; lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và Loạn luân.

Đây là danh sách các tổ chức cá nhân đồng loạt đăng tin : các báo (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật, Tiền Phong, Dân Trí, Dân Việt, VOV, VTV, VTC, Sức Khỏe và Đời Sống, Sen Vàng Tivi, ANTV, Truyền Hình Nhân Dân, VnExpress, Lao Động, Người Lao Động, Kênh 14, Doanh Nghiệp và Tiếp Thị, Công An Nhân Dân, TV24h, Techz, Vietnamnet, CafeBiz, Soha, Vietnamplus, Giadinhnet, Truyền Hình Công Luận, Tinmoi, Truyền Hình Đồng Tháp, Long An TV, Báo Long An v.v. Các youtubers và facebookers đưa tin sai sự thật mà tôi biết (vì quá nhiều nên tôi không coi hết được) có : Trần Quốc Dũ, Nguyễn Trường Giang (Thám Tử Cao, Giải U Mê, và nhiều nick khác), Gấc Việt, Lê Thanh Minh Tùng 1985, Trần Long Ẩn, Nguyễn Sin, Nguyễn Thị Thanh Tuyền (CEO Nguyễn Phương Hằng), cùng rất rất nhiều cá nhân tự xưng "Chính Nghĩa" khác (như trong link đính kèm đơn này). Ngoài ra, còn có những cá nhân có địa vị xã hội lợi dụng địa vị của mình để trả lời báo chí những nội dung nhằm làm nhục Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (Tịnh Thất Bồng Lai) gồm có một số luật sư, đại biểu quốc hội, đặc biệt là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam -Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Ban Trị sự Giáo hội (được một người dân tổng kết, khi người này muốn kiện họ về tội đưa tin bậy bạ và xâm phạm thông tin về thân tín). 

Ngày 12/01/2022 sau khi công an tỉnh Long An cung cấp thông thi cho báo giới một số hình ảnh khám xét tại Thiền Am, thì ngay lập tức với cùng một giọng điệu hàng loạt các trang báo quốc doanh và các facebookers và youtubers đã nhanh chóng phao tin rằng quyển sổ ở Hình 18 là quyển sổ Thị Tẩm của ông Lê Tùng Vân.

Cho đến ngày 06/01/2022 ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, thương binh và xã hội) trả lời báo dân trí là cần phải bảo vệ trẻ em, và sẽ có chế tài với những cá nhân hay tổ chức nào vi phạm quyền thân nhân của trẻ em. 

Ngay sau đó cũng các trang báo trước đây đưa tin vụ án 3 tội danh với ông Lê Tùng Vân đã đăng đàn chỉnh sửa mà không còn đưa tin trực tiếp thông tin các bé và tội loạn luân. Ví dụ, ngày 06/01/2022, trên trang điện tử kenh24.vn : "Người đứng đầu cơ sở được gọi là Tịnh thất Bồng Lai – ông Lê Tùng Vân vừa vi phạm giáo lý nhà Phật, vừa vi phạm luật pháp Việt Nam. Vụ án đã được khởi tố để điều tra về nhiều tội danh".

Sau 3 ngày tung tin định hướng dư luện, nhưng trước sự phẫn nộ của cộng đồng dùng mạng internet, ngày 07/01/2022 đại tá Văn Công Minh (phó giám đốc công an tỉnh Long An) cho biết nội dung khởi tố vụ án chỉ còn một tội, "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân". Nhưng thay vì chỉ mình ông Lê Tùng Vân, khởi tố thêm ông Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), ông Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991) và ông lê Thanh Trùng Dương (SN 1995). Và hàng loạt các báo kể cả báo thuộc cơ quan Công an Nhân dân và báo của cơ quan Kiểm sát Nhân dân đều đồng loạt đưa tin.

Hình ảnh văn bản ngày 04/01/2022 về kết quả giám định làm cơ sở khởi tố ông Lê Tùng Vân và 3 thành viên ở Thiền Am về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân" của công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được tung lên mạng. Với những kết luận giám định tử các video clip của Thiền Am như : 1) tội "trục lợi" từ tiền "lì xì" năm mới ; 2) tội "giả tu" do mặc áo "hậu hoàng" ; 3) tội "vu khống báo chí do đưa tin sai" trong một vở hài kịch của 5 chú Tiểu.

Sự phản kháng của các nạn nhân

Trước những thông tin sai lệch và bịa đặt của truyền thông, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các youtubers, facebookers, Tịnh Thất Bồng Lai đã có một số phản kháng.

4.1. Sự phản công của cô gái Diễm My 

Bất bình trước hành động của cha mẹ đối với Tịnh Thất Bồng Lai, tối ngày 30 tháng 10 năm 2019 trên kênh YouTube mang tên "5 Chú Tiểu – Nhóm Bồng Lai", Diễm My khẳng định cô đã đã trên 18 tuổi và việc đến tu tại Tịnh Thất Bồng Lai là do tự nguyện và cũng đã đăng ký tạm trú hợp pháp. Diễm My nói "Vì con muốn đi tu, nhưng gia đình cứ bắt ép con, giam cầm con, con sống mà con không có quyền tự do của một con người nên con chỉ muốn đi tu thôi nhưng ba mẹ cứ bắt ép không muốn cho con đi tu. Con cũng muốn thanh minh cho con là con không có theo trai, con cũng không có làm gái, con cũng không có bỏ nhà đi mà con đi là con đã để lại lá thư cho gia đình".

Sau 8 tháng bị cha mẹ nhốt trong nhà, Diễm My đã nhảy lầu xuống mái nhà của hàng xóm để thoát thân khỏi cha mẹ. Cha mẹ Diễm My lại một lần nữa truy lùng con gái. Và tháng 10 năm 2020, trước những lời vu khống của phóng sự của đài truyền hình Long An trước đó, Diễm My đã có một video clip tố cáo âm mưu của liên minh gồm công an Long An, cặp vợ chồng ông Thắng và bà Mai, và ông Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng như ông Hòa thượng Thích Minh Thiện và các phóng viên và youtubers. Bởi những nhân vật này thường tụ tập đến nhà cha mẹ Diễm My bàn bạc về Thiền Am, không ai phỏng vấn cô để biết sự thật.

4.2 Thiền Am "phản pháo" "giả tu" bằng định nghĩa "Tu" 

Sau một thời gian dài bị tấn công của các sư trụ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự tăng cường đàn áp của truyến thông và nhà cầm quyền về "giả tu", ngày 15 tháng 11 năm 2020, chú tiểu 5 tuổi Pháp Tâm thay mặt Thiền Am chính thức có Video clip để định nghĩa "tu thật" và "giả tu", như một sự phản kháng về quyền được tự do tôn giáo.

Thông tin về các bé và sinh hoạt và sinh kế trong Thiền Am 

Trước thông tin của Phóng sự đài Truyền hình Long An cho rằng, một số bé trong Thiền Am không có giấy tờ hợp lệ. Ngày 11/02/2020 trả lời phóng viên báo 1thegioi.vn bà Cúc (chủ khu nhà Thiền Am) cho biết 2 bé mới nhận nuôi (do cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn và muốn gửi vào Thiền Am) Thiền Am đang làm thủ tục cho nhận con nuôi theo qui định của pháp luật.

Ngày 05/11/2021 trên bản tin Đài phát thanh và truyền hình Long An, ông Hồ Trường Ca (Chủ tịch xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An) đã xác nhận địa phương đã làm giấy khai sinh cho 3 bé trong Thiền Am, cụ thể : Lê Thanh Mẫu Nhi và Lê Thanh Pháp Vương (mẹ là Lê Thanh Kỳ Duyên), và Lê Thanh Minh Triết (mẹ là Lê Thanh Huyền Trang). Cả Lê Thanh Kỳ Duyên và Lê Thanh Huyền Trang đều là "ni cô" trong Thiền Am. Trả lời phóng viên của kênh.vn và Soha.vn ngày 06/11/2021 Lê Thanh Nhất Nguyên người đại diện Tịnh thất Bồng Lai cho biết các sinh hoạt và xưng hô trong Thiền Am.

Phản ứng của cô Ngọc Xuân (pháp danh Chơn Ngọc Xuân)

Trước những video clip vu khống bôi nhọ của luật sư Trần Quốc Dũ và truyền thông đối với bản thân và gia đình, cô Ngọc Xuân đã gửi thông điệp trang cá nhân Chơn Ngọc Xuân bằng một bài thơ "Người ta chửi tôi ngu, Thanh xuân đẹp đẽ đi tu phí đời, Nếu tu chùa lớn Trâm ơi, Thiền Am cái chỗ người đời rẻ khinh, Người ta không phải là mình, Làm sao họ biết nội tình ở trong, Thiền Am mà tội chất chồng, Thiền Am mà ác đừng hòng tôi tu, Tôi sống cùng bậc Chơn Sư, Ai tu thật giả tôi dư tỏ tường". Đồng thời cô Ngọc Xuân cũng gửi đơn tố cáo luật sư này lên công an quận Gò Vấp. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì công an Gò vấp không triệu tập ông luật sư lên được cho đến khi hết thời hạn.

Ngoài ra những ngày 31/10/2021 khi trả lời phóng viên báo Soha Lê Thanh Nhất Nguyên cũng khẳng định sẽ kiện Lê Thanh Minh Tùng vì tội vu khống. Và tháng 11/2021 ông cũng đưa ra một lá đơn kiện youtuber Nguyễn Trường Giang (một cựu cán bộ an ninh) với cùng tội danh.

Công luận phẫn nộ (ngày 07/01/2022)

Trước cách làm bất minh và tung tin bất tín về các tội danh của Công an Long An và truyền thông đối với ông Lê Tùng Vân, nhất là thông tin về kết quả test DNA và cây phả hệ kết tội loạn luân, cũng như việc vụ án vừa mới khởi tố, mà các thông tin về vụ án đã tung lên mạng và các trang báo. Các facebookers trên mạng xã hội bao gồm nhiều luật sư như Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Lê Luân, Luật sư Ngô Anh Tuấn đã lên tiếng phản ứng việc làm sai lệch thủ tục tố tụng và đi ngược lại quyền bí mật thân nhân, cũng như quyền trẻ em. Cũng nhiều chia sẻ của bạn đọc trên các trang facebooks của các luật sư, nhiều ý kiến phẫn nộ về việc truyền thông quốc doanh đã vi phạm quyền bảo mật thông tin cá nhân, cũng như nghi ngờ qui trình bất hợp pháp khi thu mẫu máu xét nghiệm DNA. Ngày 05/01/2022, sau 1 ngày thông điệp luật của sư Lê Luân phản đối việc truyền thông vi phạm luật thông tin thân tín trên trang facebook của luật sư, số lần "like" là 2500, số lần "bình luận’ là 269 lượt và số lần "chia sẻ" là 92.

Những hệ lụy đối với của thành viên của Thiền Am

Ảnh hưởng đến kinh tế

Ảnh hưởng của "truyền thông khởi tố và kết án" đến lượt tương tác trên youtube 

Trước sự việc truyền thông giật tít những tin về tội danh "lừa đảo" "trục lợi" và "loạn luân" trong đó trục tiếp ghi tên các bé đã tham gia cuộc thi "Thách thức danh hài" đã làm cho các kênh youtube về hài kịch của các bé bị tụt giảm nghiêm trọng số lượt coi cũng như mất rất nhiều mục quảng cáo đi kèm. Tờ báo danviet.vn đã theo dõi và tinh toán khá chi tiết về sự sụt giảm lượng coi trong các kênh youtube của các bé trong Thiền Am (một phần nguồn thu nhập để giúp Thiền Am nuôi dưỡng các bé).

Mất nguồn lao động chủ chốt

Hiện 3 thành viên chủ chốt về mọi mặt của Thiền Am đã bị tống đạt và bắt giam. Bên cạnh sự mong chờ vì thiếu vắng những thành viên này của 9 đứa bé, Thiền Am còn mất đi nguồn lao động có thu nhập để phục vụ 30 người lớn bé trong đó.

Biểu hiện sang chấn tâm lý của các bé trong Thiền Am

Cảnh tượng bà CEO Phương Hằng cùng hàng trăm youtubers và facebookers kéo đến uy hiếp Thiền Am, đã làm cho các bé trong Thiền Am quá sợ hãi, hai cậu bé 3 tuổi Đức Tâm và Pháp Tâm bật khóc nức nở.

Việc khám xét Thiền Am và bắt người lên đồn công an, cùng với việc phong tỏa kéo dài nhiều ngày trong khi và sau khi khám xét, không ai vào được và cũng không ai từ Thiền Am được ra ngoài. Điện Thoại và các đồ điện tử của các thành viên trong Thiền Am cũng bị thu giữ, chính bản thân ông Lê Thanh Minh Tú (là con chính danh trên giấy tờ của ông Lê Tùng Vân, hiện đang là người thay mặt Thiền Am về mọi thủ tục pháp lý của vụ án Thiền Am), cũng không thể tiếp cận được với các thành viên trong Thiền Am.

Mặc dù, công an chỉ cung cấp một số bức ảnh cảnh khám xét Thiền Am. Nhưng cuộc khám xét tại Thiền Am trước mặt các bé đã làm các bé sợ hãi và có biểu hiện sang chấn tâm lý. Trong video clip tối ngày 23/01/2022 (sau gần 20 ngày Thiền Am bị khám xét) trên kênh Nhị Nguyên, các bé đã thỉnh thoảng nói ra những câu như "cô mặc áo xanh nói dối, là chỉ giữ các Thầy vài phút thôi rồi sẽ trả cho các con,và còn giật điện thoại của các Cô" hoặc khi bé khóc do họ bắt người thì các cô công an nói "chỉ đi một chút rồi trả về, mà mãi đến giờ chưa thấy sư phụ, đại ca và thầy Trùng Dương về", và hầu hết các bé đều nói các bé năm mơ các Thầy được về…(120).

Trên trang báo điện tử 24h.com.vn cũng đã tóm lược một số thông tin của video clip này. Hình 22 : là hình các bé sau 20 ngày khám xét Thiền Am. Một video clip quay cảnh các bé trước khi ngủ ngày 28/01/2022. Cậu bé Đức Tâm 3 tuổi, không ngủ, và khóc nức nở khi không thấy 3 thầy về với con, và chỉ sợ các Thầy đi luôn không về, và chất vấn Thầy Nhị Nguyên khi nào các Thầy về. Không ai có thể cầm được nước mắt khi coi clip này. Trẻ em ở Thiền Am hiện đã bị ám ảnh rất trầm trọng.

Cản trở việc đến trường của trẻ và quyền tiếp cận luật sư

Sau 9 ngày, các bé đã không thể tiếp tục việc học, và phải bỏ lỡ kỳ thi học kỳ. Ngày 12/01/2022, trên Facebook của Lê Thanh Minh Tú đã có một bài chia sẻ kêu gọi nhà cầm quyền can thiệp để các bé được đi học.

Cũng trên trang facebook cá nhân của ông Lê Thanh Minh Tú đã đăng bản khiếu nại của Luật sư Đặng Đình Mạnh, người được Thiền Am mời làm luật sư bào chữa, đã không được cơ quan công quyền cho phép. Nghĩa là sau 9 ngày từ lúc khám xét, không ai được tiếp cận những người kể cả trẻ em ở Thiền Am, chính luật sư Đạng Đình Mạnh được ông Lê Thanh Minh Tú đại diện Thiền Am mời tham vấn pháp lý cho các thành viên Thiền Am cũng bị cơ quan công quyền tỉnh Long An cản trở. Hình 24 là 2 trang văn bản khiếu nại của Luật sư Đặng Đình Mạnh về quyền được tiếp cận thân chủ.

"Án bỏ túi" bởi nền pháp trị "mạng nhện" (tư pháp không độc lập)

Ngày 14/01/2022, hàng loạt các trang báo quốc doanh, các kênh truyền hình trung ương và địa phương, cũng như trang thông tin của Quốc hội Việt Nam, và trang Nhanquyenvn.org đồng loạt đưa tin của đại diện công an Long An, Đại tá Văn Công Minh – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An thông tin rằng công an, viện kiểm sát và tòa an đang cùng nhau điều tra và xác định tội danh. Như vậy, vụ án mới khởi tố những xem ra đã có bản án định sẵn vì cả 3 cơ quan đại diện hành pháp, Tư pháp, và Lập pháp đã cùng làm việc ngay từ nhửng ngàu đầu khởi tố vụ án. 

Nhìn nhận của giới quan sát

Nhìn nhận của giới trí thức, nhà báo và nghệ sĩ

Nhà báo Trần Thu Hà 

Ngày 08/01/2022, chia sẻ trên Doanh nghiệp & tiếp thị, nhà báo Trần Thu Hà – một cây bút nổi tiếng chuyên viết về trẻ em và cảm thấy rất xót xa cho các bé.

Cựu nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, hiện đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Những tháng cuối năm của năm 2021, trước sự vu khống của những người đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và truyền thông quốc doanh khi cho rằng ông Lê Tùng Vân và những thành viên trong Thiền Am là "giả tu", ngày 28/10/2021 nhà báo Lê Đại Anh Kiệt đã có bình luận trên trang facebook cá nhân, và dẫn chứng rằng ngay trong một ngôi chùa cũng có hai dòng tu. Và cựu nhà báo cũng cảnh báo truyền thông và mạng xã hội khi gây sức ép bắt ông Lê Tùng Vân phải đi xét nhiệm DNA chứng minh mình trong sạch.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Ngày 07/01/2022, ngay sau khi nhà cầm quyền khởi tố vụ án với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", và việc đại tá Văn Công Minh trả lời báo chí : "Chúng tôi đang điều tra, phối hợp cùng Viện kiểm sát, Tòa án để thống nhất và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra chỉ mang yếu tố chủ quan, cần thống nhất các tội danh với Tòa án, Viện kiểm sát. Khi có kết quả cuối cùng sẽ cung cấp thông tin với báo chí". Trao đổi với đài RFA, nhạc sĩ Tuấn Khanh lo lắng và lên án cách thực thi qui trình tố tụng đó là dùng truyền thông bôi nhọ, đàn áp và định hướng cho việc kết án những người ở Thiền Am, và những mập mờ về tội danh trước khi khở tố vụ án. 

Bác sĩ Phan Xuân Trung, tại Trung tâm Y Khoa MEDIC

Ngày 04/01/2022 thì đã phải thốt lên rằng "nghĩ hoài không ra" vì sao nhóm thành viên tu tại gia ở Thiền Am lại bị kết tội loan luân, lừa đảo và giả tu.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thành Nam Chủ nhiệm Khoa các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội

Trả lời báo Vietnamnet ngày 08/01/2022 cho rằng chúng ta cần thận trong đưa tin, để tránh làm ảnh hưởng tâm lý và cuộc sống của trẻ, nếu không sẽ làm trái pháp luật. Trong câu chuyện này, bất luận thế nào, trẻ em cũng là nạn nhân.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

Hiện là giáo sư y khoa tại Đại học New South Wales, giáo sư và giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney, đồng thời kiêm nhiệm ngành dịch tễ học tại Đại học Notre Dame Australia. Ngày 07/01/2022 đã có một bài chia sẻ rất dài trên trang blog cá nhân, dưới sự phân tích về góc nhìn đàn áp tôn giáo bằng cách vu cáo tội cho những người tu hành không trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là sự lặp lại "câu chuyện Tu Viện Bát Nhã", cũng như việc thu mẫu xét nghiệm DNA mà không có sự đồng ý của người đó là vi phạm nhân quyền và đạo đức y khoa.

Nhìn nhận của giới luật sư

Bạn Rin Phạm

Từng học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Ngày 05/01/2022 ngay sau khi hàng loạt các trang báo quốc doanh đưa tin vụ án Thiền Am với thông tin dày đặc về "loạn luân" và liên quan đến các trẻ mồ côi trong Thiền Am đã trích dẫn các điều luật của Việt Nam để lên án truyền thông.

Luật sư Đặng Bá Kỹ

Vấn đề thô thiển của báo giới Việt Nam đã bị Ls. Đặng Bá Kỷ viết một bài lên án vào ngày 07/02/2022 trên trang facebook của ông. Như một lời tố cáo tình trạng không có tự do báo chí, mà toàn bộ truyền thông chỉ làm nhiệm vụ theo định hướng của tuyên giáo của nhà cầm quyền.

Luật sư Đặng Đình Mạnh và Luật sư Ngô Anh Tuấn

Trên trang báo của BBC ngày 12/01/2022, hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Ngô Anh Tuấn đã cho biết ý kiến của họ về mặt pháp luật là truyền thông đã vi phạm pháp luật khi đưa tin về thân nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của nhóm tu tại Thiền Am.

Nhìn nhận của giới Tu hành

Phật tử Chu Hồng Quý (Pháp danh Chơn Tâm)

Phật tử Chu Hồng Quý sinh sống tại Diễn Châu, Nghệ An. Có thời gian làm việc tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thời gian 1995-2000, học Đại học Kinh tế Quốc dân niên khóa 1990 /1995, làm việc tại Đảo Trường Sa Lớn thời gian 1987-1990. Ngày 20/01/2022 Phật tử Chu Hồng Quỳ đã có bài chia sẻ trên trang facebook cá nhân để phản bác việc kết tội "giả tu" của chính quyền đối với nhóm tu tại gia ở Thiền Am, và yêu cầu chính quyền tôn trọng thủ tục tố tụng.

Thầy Thích Thanh Thắng trụ trì Tịnh Cốc Trà

Ngày 14/01/2022 trên trang facebook cá nhân thầy Thích Thanh Thắng, trụ tri Tịnh Cốc Trà đã có bài chia sẻ về sự đa dạng của các hình thức tu để phản bác những áp đặt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhà cầm quyền.

Thầy Thích Chân Tính

Trên kênh Kênh PHÁP THOẠI KHAI TÂM, ngày 18/01/2022, thầy Thích Chân Tính có một bài giảng Phật pháp và lên tiếng về Thiền Am một cách rất công minh, về tên đặt Tịnh Thất, Thiền Am. Về cách sinh hoạt của các thành viên tu tại Thiền Am để giải mã việc áp đặt "giả tu" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.

Tu sĩ Thích Đồng Long 

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/01/2022 trao đổi vớ ban Việt ngữ BBC tu sĩ Thích Đồng Long ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (không được nhà nước công nhận), khẳng định rằng "vụ án Thiền Am" là đàn áp tôn giáo của chính quyền Việt Nam.

Kết luận

Sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với nhóm tu tại gia ở Thiền Am trên nhiều góc độ và ở nhiều khía cạnh liên quan đến các Điều khoản mà tôi đã trích ra từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền 1986, Công ước Quyền trẻ em 1989, và Thông cáo Helsinki về Đạo đức Y khoa 1964. Nhưng điển hình và rõ nét nhất là chính quyền Việt Nam vi phạm trầm trọng các Điều 12 và Điều 18 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền, và Điều 16 của Công ước Quyền trẻ em. Việc chính quyền kết hợp bên y tế thu mẫu để làm test Covid nhưng lại sử dụng cho mục đích test DNA của các thành viên tu tại gia của Thiền Am, không chỉ dừng lại ở sự đàn áp man rợ mà còn qui phạm vào điều thiêng liêng trong y đức ở các Định chế 7,8,9 và 10 của bản Thông cáo Helsinki 

Điều 12 : Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 18 : Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo ; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 16.

16.1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

16.2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.

Dr. Nguyễn Thị Hải Yến (Cộng hòa liên bang Đức)

Nguồn : VNTB, 22/07/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Thị Hải Yến
Read 381 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)