Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/07/2022

Dựng ‘Tượng đài Cảnh sát nhân dân’ nhằm mục đích gì ?

Nhật Lam - Trân Văn

Tượng đài Cảnh sát Nhân dân Việt Nam sẽ mở lối cho trào lưu dựng tượng đài ngành ?

Nhật Lam, BBC, 25/07/2022

Ngày 17/7/2022, tượng đài Cảnh sát Nhân dân được khánh thành tại Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962 - 20/7/2022) do Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức ở Hà Nội.

tuongdai2

Tượng đài có tên "Công an nhân dân vì dân phục vụ" nằm trên phố Trần Nhân Tông, thẳng trục đường Quang Trung nhìn ra Công viên Thống nhất.

Tượng đài được làm bằng đồng, cao khoảng 7,2 mét, được cấu thành từ hai cụm riêng rẽ gồm cụm cảnh sát giao thông và cụm cảnh sát cứu hỏa đang làm việc. Cụm tượng cảnh sát giao thông khắc họa một cảnh sát giao thông đang điều tiết giao thông và một cảnh sát khác đang dắt một bà cụ sang đường. Trong khi cụm tượng cảnh sát cứu hỏa mô tả hai lính cứu hỏa đang dùng vòi phun nước chữa cháy và một người lính cứu nạn cứu hộ đang ẵm trên tay một em bé bước ra khỏi đám cháy.

Thời gian thi công kỷ lục nhưng chất lượng công trình có đảm bảo ?

Việc công trình được thai nghén, phê duyệt, dựng khối được giữ kín cho đến trước ngày khánh thành tượng đài khoảng hai tuần như một "món quà bất ngờ" với người dân Thủ đô.

Kiến trúc sư Trần Quang Trung, công ty tu bổ và bảo tồn di tích Trung ương cho BBC News tiếng Việt biết : "Về tốc độ xây dựng tượng đài để làm quà tặng bất ngờ cho người dân Hà Nội thì thời gian xuất hiện chỉ trong vòng hai tuần là điều dễ hiểu bởi với phương tiện, thiết bị, kỹ thuật xây dựng như hiện nay thì việc dựng lắp sẽ khả thi nhanh chóng. Còn việc phác thảo, các bước duyệt, dựng khối nhóm tượng và thi công thành phẩm thì đã được chủ trương, khai triển với thời gian kỹ lưỡng ở nơi công xưởng, mọi người không biết được".

Thực tế đã chứng minh, rất nhiều công trình được xây dựng vội vàng, hoặc để đuổi kịp cột mốc nào đó mà xuống cấp chỉ một thời gian ngắn sau đó. Hoặc ở cụm công trình Cảnh sát Nhân dân, người dân chỉ thấy một tượng đài khang trang, sạch sẽ vào ngày khai trương, còn phần sân gạch hai bên bị cày xới, xuống cấp bao năm nay nhưng không được cấp ngành nào để ý tới.

Tượng đài chỉ mang tính tuyên truyền, không mang tính thẩm mỹ ?

Ông Trung cho hay : "Theo tin tức qua mạng, tôi được biết một cán bộ cao cấp của ngành văn hóa nói rằng tượng đài này được ghép hai nhóm tượng lại làm một để tiết kiệm kinh phí nhà nước (!) gồm một khối là của công an giao thông và một của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhìn vào thực tế thấy rõ là về hình khối hai phần này không thể hợp nhất trong một tác phẩm điêu khắc giành cho không gian đô thị được.

Còn về thủ pháp thể hiện, thấy rằng từ các nhân vật với chi tiết hoàn toàn là mô tả tuyết đối theo các ảnh truyền thống mà cảnh sát nhân dân đã đăng tải lâu nay, nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng mà ra phiên bản hình khối. Có thể nói đúng ra là giá trị nghệ thuật về điêu khắc là yếu kém, vụn vặt".

Kinh phí xây dựng tượng đài không được công bố

Cho đến nay, báo chí chưa xác định được kinh phí xây dựng tượng đài của ngành công an là bao nhiêu.

Kiến trúc sư Trung nói : "Việc không hay chưa có thông tin về kinh phí xây dựng tượng đài này có thể do chủ trương của lãnh đạo. Dẫu gì thì mọi người trong ngành mỹ thuật cũng đã rõ với các công ty chuyên gia công tượng đài hoành tráng được ưu ái trong cả nước lâu nay rồi".

Kinh phí xây dựng tượng đài từ trước đến nay chủ yếu từ nguồn thuế của nhân dân, nhưng chính nhân dân lại không được biết công trình xây hết bao nhiêu, có phù hợp với ý muốn của họ không. Như vậy có hợp lý hay không ?

Tượng đài Cảnh sát Nhân dân sẽ là công trình tiên phong cho phong trào xây tượng đài ngành ?

Khi phong trào xây dựng tượng đài liệt sĩ, tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng với kinh phí xây dựng khổng lồ đang đi vào giai đoạn thoái trào, nhiều người bắt đầu lo ngại một trào lưu mới sẽ hình thành, đó là trào lưu xây dựng tượng đài ngành.

Ngành này xây được tượng đài thì ngành khác cũng sẽ xây dựng được tượng đài của riêng mình, ngành nào cũng có truyền thống vẻ vang, thành tích huy hoàng, không thể nhất bên trọng nhất bên khinh được. Tượng đài của các ngành sau đây sẽ mọc lên như nấm, đốt hàng núi tiền thuế của dân và hủy hoại thẩm mỹ nghệ thuật của nhiều thế hệ.

Năm 2021, khi đại dịch Covid đang trong thời kỳ đỉnh dịch, đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất xây dựng tượng đài vinh danh ngành y tế. Dù tại thời điểm đó, đề xuất trên gặp phải khá nhiều ý kiến không đồng tình, nhưng sau đây, được đà thắng lợi của công trình ngành công an, rất có thể nên kinh tế đang kiệt quệ sau dịch, vừa nhúc nhắc phục hồi sẽ lại phải gồng gánh thêm những khoản chi phí khổng lồ cho việc xây dựng những tượng đài thiếu tính thực tế.

Nhật Lam (Hà Nội)

Nguồn : BBC, 25/07/2022

**********************

Vừa chiến thắng vừa làm kinh tế - tượng đài siêu cấp VIP Pro

Chan Tương, RFA, 23/07/2022

Giang hồ đang bò lăn ra cười với cái cụm tượng ngành công an trường phái tả thực, điểm đôi chi tiết huyền ảo mới vừa mọc lên ở Hà Nội. Đây chú công an đang dẫn bà cụ qua đường. Kia chú công an đang giơ thẳng tắp cánh tay chỉ đường cho nhân dân đi. Bên cạnh có ba chú cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy đang giương vòi rồng. Ngọn lửa bốc lên đùng đùng phía sau. Một chú ôm đứa bé, chắc vừa cứu ra từ ngọn lửa.

tuongdai3

Tượng đài "Công an nhân dân vì dân phục vụ" ở ngay trung tâm Hà Nội mới xây xong năm 2022 - Bộ Công An

Ấy chỉ có thế thôi. Nguyên cả ngành công an, thế là hết rồi !

Mọi lý thuyết đều màu xám

Giang hồ lắm miệng bảo : Đáng lẽ phải có chú công an chạy xe ngành đưa thí sinh ngủ quên giờ thi tốt nghiệp. Chú công an đang truy bắt mai thúy (ma túy-cách gọi trại hài hước để né kiểm duyệt của dân mạng tiếng Việt). Cô công an hạch sách người dân về giấy tờ hộ khẩu các thứ. Lại còn cả các chú công an đang cần mẫn ngày đêm trên chiến trường báo tin giả, bắt tin tặc với bàn phím là vũ khí chiến đấu.

Chứ tại làm sao chú công an cứ phải đưa bà cụ sang đường mãi thế ? Bà cụ sao không chờ đèn xanh để sang đường, đúng vạch, chả cần chú công an nào đưa ? Hay cụ cậy nhớn tuổi, cụ cứ táng thẳng đường ta ta bước bất chấp đèn đỏ hay vạch sang đường, nên chú công an mới phải tất tả chạy theo hộ tống ?

Rồi đến chú công an giơ tay chỉ đường cũng lạ lắm. Thời xưa, chưa có đèn xanh đèn đỏ, giữa giao lộ chỉ đặt mỗi cái bục tròn để chú công an đứng lên đấy thổi còi toét toét điều khiển giao thông. Chứ bao chục năm nay đèn giao thông sáng lòe, có hẳn bảng điện tử báo lùi giờ thì cần chú đứng giơ tay ở đấy làm gì ? Hay chú "lãng quên vì tuổi tác ?" Hay (người nặn ra chú) "liều một thác cho yên" ? (Mẹ Tơm-Tố Hữu).

Hình dạng cháu bé đang được chú Cứu nạn cứu hộ bế ra cũng gây nhiều câu hỏi lớn không lời đáp, trong đó nhiều nhất là của cánh đốc tờ, học cho lắm những thứ sinh lý học con người, cơ chế quay cổ với những thứ phi nghệ thuật tương tự nên cứ thắc mắc vì sao em bé ngực áp vào trong mà cổ quay ngược ra ngoài đến tận gần 360 độ ?

Mọi lý thuyết đều màu xám

Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi

Cho những ai thắc mắc về chiếc cổ em bé (bọn độc mồm độc miệng nó bảo y như zombie) : hãy đọc lại câu thơ trên. Như thế nào là nghệ thuật ? Nghệ thuật là cây đời xanh tươi - cái cổ quay 360 độ chứng tỏ sự tự do và sáng tạo mà chỉ những ai có tâm hồn trong sáng và hồn nhiên như trẻ em mới có thể nghĩ ra.

Một ví dụ khác cho cặp phạm trù cây đời - lý thuyết là tượng đài Đồng khởi, dân mạng lại được dịp đào ra hôm qua.

tuongdai4

Nhưng đấy là bà mẹ ở chỗ khác. Còn bà mẹ Bến Tre thì ai cũng biết là uống rất nhiều nước dừa. Nước dừa rất giàu vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng. Mẹ uống dừa nhiều năm nên đã đạt được kết quả chống lão hóa, giữ được tuổi xuân căng mọng tuyệt vời. Hãy uống nước dừa như mẹ !

Một tượng đài đỉnh của đỉnh, siêu cấp VIP Pro. Vừa biểu hiện chiến thắng, vừa quảng cáo và tôn vinh thế mạnh kinh tế địa phương !

Anh chiến sĩ, chị công nhân, cháu bé mầm non đất nước

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có khoảng gần 400 tượng đài, chủ yếu là tượng đài chiến thắng. Chia ra mỗi tỉnh có khoảng sáu tượng đài. Tượng đài được xây ở trung tâm các thành thị lớn và nhỏ, thường theo một kiểu giống hệt nhau, cũng thiên về tả thực y như cụm tượng công an nói trên. Nó có một bệ rất cao hình chữ nhật hoặc trụ tròn, trên đó nhất quyết phải đầy đủ anh chiến sĩ quấn vải dù, bồng súng đang lao lên, kế bên có chiến sĩ khác ôm trên vai một em bé, cạnh là cô du kích mặc bộ bà ba quấn khăn rằn nghiêm trang đứng, bà mẹ anh hùng tóc búi tó, mặt rất nhiều nếp nhăn dắt tay mấy em thiếu niên. Ý là toàn bộ mặt trận nam phụ lão ấu đồng lòng sát cánh.

Tiếp đến là tượng đài công-nông-binh. Y như tên gọi, nhất quyết phải có một anh công nhân vạm vỡ mặc áo xanh, tay cầm búa gác ngang ngực, một em gái xinh như mộng vác chiếc liềm, tay ôm bó lúa nặng quằn bông, một chiến sĩ đang giương súng.

Cho đến tận hôm nay, ngay trên quảng trường trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn từ UBND quận 1 chạy dài xuống Đường Sách, rồi dọc theo đường Đồng Khởi ra tận gần Phố đi bộ, tất cả hình ảnh pa-nô tuyên truyền cho những đợt lễ, các ngày kỷ niệm… vẫn y chang motif này, không sai mảy may. Tuy nhiên thế kỷ 21 rồi nên có bổ sung thêm một thành phần là Trí (trí thức). Anh trí thức mặc áo trắng và nhất quyết phải đeo kính. Một điểm khác, rất thời thượng giải phẫu thẩm mỹ là mắt của tất cả các anh chị, cụ già, em bé đều hai mí dày sắc nét như Tây.

tuongdai5

Một áp phích cổ động. Hình: Bộ Tư Pháp

Và tuy được dựng ở khắp cả nước từ miền núi đến miền xuôi, 64 dân tộc, để tuyên truyền cho chính sách chung của Đảng và Nhà nước, nhưng hình ảnh trên tượng đài, pa-nô cổ động luôn luôn hoặc trong tuyệt đại trường hợp là nét mặt và y phục của dân tộc Kinh.

Nói về cái xấu của tượng đài, trên báo chí Việt Nam, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân cho rằng nó "xấu đều", "na ná nhau" và chất lượng nghệ thuật mới dừng lại ở mức "tranh cổ động bằng khối".

Nhưng chất lượng xấu đều như thế mà số lượng tượng đài vẫn tăng. Chi phí thì ít nhất hàng tỷ đến hàng trăm tỷ hoặc hơn (tượng đài Điện Biên Phủ dưới đây có chi phí 400 tỷ đồng, nứt, rỉ và hư hỏng sau khi khánh thành). Thậm chí, huyện nghèo miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) tuy đói ăn nhưng vẫn quyết xây tượng đài chiến thắng 48 tỷ đồng vào năm 2019. Huyện nghèo Phước Sơn (Quảng Nam) xây tượng đài 14 tỷ năm 2020. Tỉnh Đắc Nông nghèo nhất nhì cả nước, hàng năm vẫn phải xin Chính phủ cho gạo cứu đói nhưng cũng năm 2020 quyết xây tượng đài 167 tỷ.

Trích báo Tiền Phong ngày 12/8/2020 :

"Công trình Di tích lịch sử Nam Nung (tại xã Nam Nung, huyện Krông Nô) được xây dựng gần 30 tỷ đồng sau khi được Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch công nhận khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đang có dấu hiệu trở thành phế tích với nhiều hạng mục hư hỏng nghiêm trọng.

Cách trung tâm thành phố Gia Nghĩa khoảng 60km, huyện Đắk Mil mới khánh thành tượng đài ở trung tâm thị trấn, chi phí xây dựng hơn 11 tỷ đồng (chủ yếu từ ngân sách huyện và xã hội hóa). Trước đây, tại vị trí này từng có một tượng tài, tuy nhiên, chính quyền phát hiện tượng đài cũ, biểu tượng (với tên gọi "cánh chim sắt", hay "đôi bàn tay đan chặt", làm bằng kim loại trị giá gần 3,6 tỷ) là "sao chép" ý tưởng từ một công trình khác ở một địa phương phía Nam nên đã phá đi xây lại".

Tại làm sao nghèo tới nỗi vác rá đi xin gạo mà người ta vẫn khoái xây tượng đài trăm tỷ dữ vậy ?

Câu trả lời thì ai cũng biết rõ.

Là vì có xây thì mới có "cất".

Tượng đài ở tỉnh Đắc Nông vừa xây xong bệ thì bị thanh tra phát hiện. Tòi ra vụ mới riêng bệ tượng đã bị ăn bớt đến một nửa nguyên vật liệu : tải trọng chỉ chịu được 1.000 tấn trong khi theo thiết kế phải là 2.000 tấn.

Vụ tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ còn dơ hơn. Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin kiêm Trưởng ban quản lý dự án đi tù vì ăn hối lộ. Chỉ riêng phần đồng đúc tượng, đám này chia chác rút ruột hết một nửa (gần 100 tấn đồng) trong tổng số hơn 200 tấn theo thiết kế.

Những nhà điêu khắc đều biết rõ việc thông đồng bán thầu, sao chép bản thiết kế làm tượng ở nhiều nơi, rút ruột công trình, đánh tráo vật liệu, ăn chia tiền tác quyền, ăn chia kinh phí xét duyệt, ăn chia kinh phí thi công tượng đài… Còn phía nghệ sĩ ? Họa sĩ Trần Lương nói tận từ năm 2007 : "Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng cả nghệ sĩ và hội đồng nghệ thuật cùng lo "kiếm ăn" trên thân xác các tượng đài".

Cho nên bỏ qua vụ tượng xấu đi. Người vẽ biết nó xấu. Vẫn vẽ ! Người duyệt biết nó xấu. Vẫn duyệt ! Ai cũng biết nó xấu, nhưng họ vẫn làm. Thế thì câu hỏi cho thời điểm này phải là đứa nào, quên, là ai đã duyệt cho xây tượng đài kiểu đó ? Đứa xây "cất" một thì đứa "duyệt" cất mấy ? Cái lò của cụ Tổng đã đốt củi đến lĩnh vực này chưa ?

Theo quy định của pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý cấp phép xây dựng tượng đài cấp quốc gia. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt cấp phép xây dựng tượng đài ở địa phương.

Chan Tương

Nguồn : RFA, 23/07/2022

Tham khảo :

https://nld.com.vn/thoi-su/huyen-ngheo-mien-nui-hoan-thanh-cong-trinh-tuong-dai-48-ti-dong-20210311101836239.htm

https://tienphong.vn/tinh-ngheo-xay-tuong-dai-tram-ty-post1265242.tpo

https://vov.vn/phap-luat/ket-thuc-xet-xu-vu-rut-ruot-tuong-dai-dien-bien-phu-164788.vov

https://thanhnien.vn/canh-bao-chat-luong-tuong-dai-post686707.html

**********************

Từ chuyện ‘Tượng đài Cảnh sát nhân dân’

Trân Văn, VOA, 21/07/2022

"Tượng đài Cnh sát nhân dân" được khánh thành ti L k nim 60 năm Ngày truyn thng lc lượng Cnh sát nhân dân (20/7/1962 20/7/2022) do Đng y Công an Trung ương và B Công an t chc Hà Ni.

tuongdai1

Tượng đài Cnh sát nhân dân

***

"Tượng đài Cảnh sát nhân dân" gii thiu hai nhóm ngh nghip được xem là tiêu biu cho lc lượng cnh sát : Cnh sát Giao thông và Cnh sát Phòng cháy cha cháy Cu h cu nn, có chiu cao 8,5 mét, làm bng đng. Ngoài hai Cảnh sát giao thông (mt đang vung gy ch huy giao thông, mt đang nm tay người khác thong th bước ti), ba Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn nhng tư thế khác nhau (chy, qu, đng), tượng đài còn có mt ph n ln tui, mt đa tr, mt tr đèn giao thông và biu tượng đám cháy.

Không có bt k thông tin nào v chi phí dng tượng đài nhưng da trên các thông tin liên quan đến tượng đài Vit Nam (1) cũng như quy mô và cht liu (đng đt hơn nhiu so vi bê tông, đá) thì khon tin mà B Công an rút t công qu đ đu tư vào tượng đài s nm trong khong t vài trăm t đến c ngàn t. Trước nay, tin chi cho công an nhân dân, tuy do nhân dân phi tr nhưng theo "truyn thng", nhân dân không có quyn biết là bao nhiêu, được dùng vào nhng vic gì, có đúng ý h hay không.

"Tượng đài Cảnh sát nhân dân" không ch khiến công chúng bt bình khi kinh tế - xã hi Vit Nam đang như đã biết mà chính ph vn phung phí bc t đ"K nim 60 năm Ngày truyn thng lc lượng Cảnh sát nhân dân".Trong mt cuc trò chuyn vi t Tin Phong, ông Nguyn Anh Tun - Giám đc Trung tâm Ngh thut Heritage Space bo rng, tượng đài va đ cp "không phi đi tượng đ bàn v giá tr ngh thut" vì "có rt nhiu yếu kém v to hình, cách khái quát và chuyn hóa mt hình tượng sang ngôn ng ngh thut" và trào lưu s dng s hoành tráng đ tuyên truyn "ch còn là bóng m ca quá kh". Mt điêu khc gia yêu cu n danh nhn mnh vi Tin Phong, "Tượng đài Cảnh sát nhân dân" không đáng đ ông quan tâm và ông tin loi chuyn này :Đã đến mc đ không ai còn mun bàn lun và nhìn nhn na. Đó là trách nhim ca ngườiqun lý văn hóa đô th, trách nhim ca ch đu tư(B Công an), ca Hội đồng Nghệ thuật. Còn Ch tch Hội đồng Nghệ thuật thì phân bua v vic phi chiu theo ch đu tư (2).

Còn dân chúng nghĩ gì ? H thng thn hơn, k c khi bày t trên nhng trang facebook ca các cơ quan truyn thông chính thc như VTC 14, ví d ti đó NamSon Tran ma mai :Chiu chiu các c ra thp vài nén nhang na là hp lý !

Cũng đã có mt s người t ra lc quan như Phương Nguyn. Sau khi ngm và ngm v "Tượng đài Cảnh sát nhân dân", Phương cho rng :Có l cn phi có đnh hướng thm m cho nhân dân th đô (và c nước) v ngh thut to hình thế k 21, có thế nhân dân mi hiu được v đp và ý nghĩa ca tượng đài mi tinh này th đô.

Không ít người thích thú, chia s phân tích ca Phương Nguyn v phong cách ngh thut ca "Tượng đài Cảnh sát nhân dân" (3) : Đây là phong cách nn tò he đương đi, kết hp vi t thc xã hi ch nghĩa",đng thi nhc nh : Các anh các ch lúc bé nghèo khó, nhìn cái ông nn tò he B H hay công viên Lê Nin mà có tin mua đâu, thèm r rãi ra. Nay mi ln đi hi ch hay l hi mà có tò he, toàn bt con ra mua đ thưởng thc. Gi nhà nước làm hn cái tượng đài phong cách tò he đ các anh ch ngm, mà các anh ch li chê, thế là sao.

Còn v tư tưởng, theo hình dung ca Phương :Nhân vt thm lng mà ni bt nht là bà c già. Bà c già là biu tượng cho Đng quang vinh ca chúng ta. Tay bà xách cái làn đi ch, tượng trưng cho kinh tế th trường. Ý nghĩa đây là Đng không ph nhn kinh tế th trường, Đng đi cùng nó, nhưng ch cm bng tay trái.Bà c Đng c qun khăn rn. Nhiu anh ch phàn nàn là tượng Th đô mà li khăn rn. Các anh ch phi hiu, khăn rn đây gi nh đến câu nói ca Ch tch HChí Minh vĩ đi : Min Nam trong trái tim tôi. Bà c đang đi đâu ? Tt nhiên là đang trên đường đi đến ch nghĩa xã hi. Đi đâu thì cũng phi qua đường. Qua đường đây hàm ý là "quá đ" (Hán Vit có nghĩa là quá mt quãng đường). Ti sao li phi có chiến sĩ công an dn qua đường. Đó là vì công an là lc lượng thanh gươm lá chn, "còn Đng, còn mình". Công an dn Đng qua đường, chun quá còn gì. Quá đ có lên chủ nghĩa xã hội hay khô ng là nh các anh công an c. Đng sau bà c là anh công an ch đường. Bà c đi qua đường, thng nào l trái tp ngay qua mt bên ăn cái th pht. Đnh ngáng đường bà c là ăn ngay đèn đ. Đó là ý nghĩa ca nhóm đèn đ cm gy ch đường.

Khác vi nhiu người, Phương Nguyn không xem cm nhân vt phía bên phi tượng đài đơn thun là vinh danh Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn :Các anh các ch nói là Phòng cháy chữa cháy là nhm hết c. Cnh sát cha cháy thường s xông vào la, đng này la sau lưng. Ý nghĩa ca la đây là đt lò. Bà Đng tuy không có l trái ngáng đường, li được chiến sĩ công an dt tay, tha h đi lên chủ nghĩa xã hội nếu như không vướng ci. Nên có chiến sĩ công an rình rình thy ci là nht quăng ngay vào lò. Còn mt anh cm sn vòi cu ha, ci nào cháy to v bình thì xt luôn. Đó là ý nghĩa ca cm nhân vt bên phi tượng.

Tương t, trong khi nhiu người ch trích đa tr được mt Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn m trên tay mc li nghiêm trng v to hình, Phương khen :Có l đây là biu tượng cao đp nht toát ra t bc tượng : Tính nhân văn ca lò, dù ci vào lò thế nào thì thái t ci ngây thơ vô ti tt lành cũng s được cu ra. Phương Nguyn nhn mnh :Bng phong cách tò he đương đi, kết hp ch nghĩa ý nim hin thc xã hi ch nghĩa, khéo léo pha trn các metaphor ý nh đy tính nhân văn và dân gian, cm tượng đài mi góp phn nâng cao thm m và nhn thc ca nhân dân th đô v vai trò ca các chiến sĩ công an trong vic dn đng qua đường an toàn đ đến chân tri xã hi ch nghĩa tươi sáng.

***

Bt chp dư lun như trên, ông Th tướng Phm Minh Chính tuyên b : Vi s khiêm tn và tt c nim t hào, chúng ta có th khng đnh, lc lượng Cảnh sát nhân dânVit Nam thc s xng đáng là đi quân anh hùng ca nhân dân Vit Nam anh hùng, ca dân tc Vit Nam anh hùng và yêu cu : ...Mi hot đng ca lc lượng công an nhân dân nói chung, Cảnh sát nhân dân nói riêng phi quán trit sâu sc, bo đm s lãnh đo tuyt đi, trc tiếp v mi mt ca Đng mà đng đu là Tng bí thư Nguyn Phú Trng, s thng lĩnh ca Ch tch nước, s thng nht qun lý nhà nước ca chính ph, Th tướng, s ch huy, qun lý trc tiếp ca B trưởng B Công an...

Rõ ràng ông Chính đã chn phía ngược li vi suy nghĩ và mong mun ca nhân dân.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/07/2022

Chú thích

(1) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tuong-dai-tuong-nganh-mot-cau-chuyen-buon-802470.ldo

(2) https://tienphong.vn/tuong-dai-cong-an-sap-khanh-thanh-nguoi-trong-cuoc-noi-gi-post1454008.tpo

(3) https://www.facebook.com/hoang.xuan.79/posts/pfbid0ms8eoBzteQFG4Dn3iqWHsmBZAyRjgjxhAcaGYTS4mrQLYQvo7ugq1QVh4PgL39nGl

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn
Read 273 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)