Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/08/2022

Trung Quốc mất mắt xích Sri Lanka trong "chuỗi ngọc trai" quân sự ?

Thu Hằng

Lẽ ra tầu nghiên cứ theo dõi không gian và vệ tinh Yang Wang 5 (Viễn Vọng 5) cập cảng Hambantota ở Sri Lanka từ ngày 11-17/08/2022 để được tiếp nhiên liệu, sau đó tiếp tục hành trình rà soát vệ tinh, nghiên cứu phần tây bắc Ấn Độ Dương trong tháng 08 và 09. Tuy nhiên, việc chính quyền Colombo đề nghị Trung Quốc hoãn cho tầu cập cảng do áp lực từ Ấn Độ cho thấy New Delhi dè chừng mối đe dọa từ Bắc Kinh.

srilanka1

Ảnh minh họa : Một sĩ quan Hải quân đứng trước quốc kỳ của Ấn Độ và Sri Lanka khi tàu Tuần duyên Ấn Độ Shoor ghé cảng Colombo (Sri Lanka) ngày 02/04/2018. Reuters – Dinuka Liyanawatte

Sri Lanka tránh làm phật lòng "mạnh thường quân" Ấn Độ

New Delhi không giấu quan ngại này trong công hàm gửi đến chính quyền Colombo, theo đó tầu Viễn Vọng 5 cập cảng Sri Lanka có thể là một mối đe dọa cho an ninh Ấn Độ. Cảng Hambantota của Sri Lanka, cùng với một số cảng ở Pakistan và Bangladesh, nằm trong chiến lược hàng hải "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc nhằm kiềm tỏa Ấn Độ, theo trang Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, được Asia News Network trích dịch ngày 10/08.

New Delhi lo Trung Quốc sử dụng cảng Hambantota vào mục đích quân sự ngay tại sân sau, dù trên giấy tờ, đây là một cảng thương mại, nằm trên trục đường hàng hải chính nối Châu Á và Châu Âu. Hơn nữa, Trung Quốc nắm quyền kiểm soát cảng Hambantota trong vòng 99 năm sau khi được chính quyền gia đình trị Rajapaksa "gán nợ" khoản vay 1,5 tỉ đô la từ Bắc Kinh để xây chính hải cảng này.

Việc New Delhi tác động được đến quyết định của Colombo có thể được giải thích theo hai ý. Thứ nhất, phải chăng tân chính quyền Colombo tỏ ra thận trọng với Trung Quốc ? Sri Lanka bên bờ phá sản, tình trạng bất ổn trong nước bắt nguồn từ lạm phát, trong đó Trung Quốc trở thành đối tượng chính bị chỉ trích vì là chủ nợ chiếm đến 10% tổng nợ nước ngoài (5 tỉ đô la). Bắc Kinh chỉ chấp nhận đàm phán song phương về nợ với chính quyền Colombo.

Thứ hai, từ khi Sri Lanka chìm trong trong khủng hoảng chính trị-xã hội, Ấn Độ trở thành "mạnh thường quân" của nước láng giềng với khoản viện trợ kinh tế gần 4 tỷ đô la. Ngoài ra, theo nhật báo Pháp Le Figaro, Ấn Độ vận động để Sri Lanka nằm trong danh sách các nước có thu nhập thấp có thể được ​​tm đình ch n trong giai đon Covid, theo sáng kiến ca các nước G20, cùng vi Qu Tin T Quc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Gii. Trong trường hp này, Sri Lanka có th được hưởng h tr ca IMF, có th lên ti 4 tỷ đô la để đối phó với khủng hoảng.

Vì thế, chính quyền Colombo khó có thể làm phật lòng New Delhi trong thời điểm này, đặc biệt lại liên quan đến vấn đề an ninh của nước làng giềng. Tầu Viễn Vọng 5 được trang bị nhiều ăng ten, hệ thống nghe và thiết bị điện tử hàng đầu để theo dõi tên lửa và roc-ket. Con tàu có thể giám sát xa đến 750 km, có nghĩa là tất cả các điểm chiến lược của Ấn Độ ở bờ đông đều có thể nằm trong tầm quét radar của Viễn Vọng 5.

Trung Quốc dùng con đường tơ lụa mới để dựng mạng lưới quân sự

Lo ngại của New Delhi nằm trong xu hướng chung của Mỹ. Trong báo cáo thường niên năm 2021 về "Những bước phát triển quân sự, an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", Bộ Quốc phòng Mỹ nêu Sri Lanka nằm trong số 14 nước, (trong đó có Cam Bốt, Miến Điện, Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất, Kenya) được quân đội Trung Quốc nhắm đến để mở rộng các "căn cứ và cơ sở hậu cần quân sự". Việc Trung Quốc giúp Cam Bốt cải tạo cảng Ream ở miền nam được cho là nằm trong chiến lược này.

Ngoài ra, căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài hiện nay của Trung Quốc, tại Doraleh ở Djibouti, cũng đã được mở rộng cầu cảng và từ giờ có thể đón một tầu sân bay, theo phát biểu của quan chức Mỹ tháng 04/2021. Tất cả những hoạt động này càng củng cố cho nhận định của Hoa Kỳ về tham vọng của Bắc Kinh phát triển các cảng thương mại và sân bay nước ngoài vào hai mục đích dân sự và quân sự, nhằm đạt đến "khả năng triển khai nhanh chóng lực lượng ở bất kỳ đâu trên thế giới" từ giờ đến giữa thế kỷ 21.

Thỏa thuận hợp tác an ninh với quần đảo Salomon, cũng như hàng loạt hoạt động ngoại giao được Bắc Kinh đôn đáo thực hiện ở Thái Bình Dương từ năm 2019, cũng nhằm giúp Trung Quốc đặt tiền đề lập cơ sở quân sự, dưới danh nghĩa dân sự. Xây dựng một mạng lưới tại khu vực này sẽ giúp Trung Quốc có thể tiến hành các chiến dịch ở vùng biển ngoài "chuỗi đảo thứ hai" kéo dài từ quần đảo Izu của Nhật Bản đến đảo Guam và Papua New Guinea và như vậy, nhanh chóng khống chế được hoạt động của Úc, New Zealand và kể cả Hoa Kỳ.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 11/08/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Hằng
Read 265 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)